Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Quy trình phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong các cuộc hội họp đông người khi có đang có dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.64 KB, 48 trang )

QUY TRÌNH
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG CÁC
CUỘC HỘI HỌP ĐÔNG NGƯỜI KHI CÓ ĐANG CÓ DỊCH
I. MỤC ĐÍCH

Phòng chống lây truyền dịch bệnh COVID-19 khi hội họp đông người.
II. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

Tuân thủ các quy định về phòng ngừa lây nhiễm của Bộ Y tế và của Cục
Quân y.
III. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI ÁP DỤNG

- Đối tượng: Toàn bộ đại biểu tham dự hội họp và người phục vụ hội họp.
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các cuộc hội họp trong quân đội khi đang
có dịch bệnh COVID-19.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH

1. Chuẩn bị trước hội họp
Khi có dịch, hạn chế tối đa các cuộc hội họp đông người không cần thiết.
Trường hợp bắt buộc phải hội họp thì thực hiện các biện pháp phòng chống lây
nhiễm COVID-19 như sau:
Thực hiện lau khử trùng phòng hội họp, bàn ghế, dụng cụ phục vụ hội họp
(như máy tính, âm thanh, máy chiếu…) trước hội họp một ngày. Phun hoặc lau
khử trùng bằng dung dịch có Cloramin hoạt tính nồng độ 0,05%.
Cách pha dung dịch cloramin hoạt tính như sau:
Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch
cần pha (%) x số lít cần pha
Lượng hóa chất (gam) = -------------------------------------------------- x 1000 (gam)
Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất
sử dụng (%)


(Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng được nhà sản xuất ghi
trên nhãn hoặc trên hướng dẫn sử dụng)
Ví dụ: để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột
Cloramin B 25% cần: (0,05 x 10/25) x 1000 = 20 gam.
Các dung dịch có clo hoạt tính sau khi pha sẽ giảm nhanh tác dụng theo
thời gian nên chỉ pha đủ lượng cần dùng và dùng ngay sau khi pha. Tốt nhất
dùng ngay trong ngày và không nên pha sẵn. Dung dịch đã pha cần để nơi khô,
mát, đậy kín và tránh ánh sáng mặt trời.
2. Sàng lọc hành vi nguy cơ
Ban tổ chức yêu cầu các đại biểu tự khai báo về hành vi nguy cơ lây
nhiễm COVID-19 của mình như có đi vào vùng dịch không, có tiếp xúc với
1


người mắc bệnh COVID-19 hoặc người nghi mắc bệnh COVID-19 không…
Nếu có, thời gian tiếp xúc gần nhất là thời điểm nào. Nếu có đại biểu có hành vi
nguy cơ (ít nhất có 01 câu trả lời là có, trong tổng số 07 câu hỏi sàng lọc nhanh)
thì đề nghị người chủ trì hội họp hoặc người có thẩm quyền không cho đại biểu
này tham gia và thực hiện giám sát, cách ly theo quy định của Cục Quân y và
của Bộ Y tế.
3. Tầm soát nhiệt độ
Tầm soát nhiệt độ hàng ngày (nếu cuộc họp kéo dài nhiều ngày) vào đầu
buổi sáng với toàn bộ các đại biểu tham dự. Sử dụng máy đo nhiệt độ điện tử từ
xa, không dùng các loại nhiệt kế đo bằng phương pháp áp sát trực tiếp vào cơ
thể như các nhiệt kế thủy ngân.
4. Rửa tay
Chuẩn bị đủ dung dịch rửa tay có cồn đặt ở cửa ra vào phòng họp và yêu
cầu tất cả đại biểu và những người phục vụ hội họp phải rửa tay trước khi vào
phòng họp.
5. Phổ biến một số quy định về phòng chống dịch trong quá trình

hội họp
- Đề nghị các đại biểu không bắt tay trong suốt quá trình hội họp.
- Các đại biểu tự chuẩn bị khăn giấy sạch dùng một lần để khi hắt hơi, ho
thì dùng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy. Nếu
không có khăn giấy thì dùng khuỷu tay che miêng khi ho, hắt hơi; không dùng
tay che miệng.
6. Đeo khẩu trang y tế
Khi đang có dịch, nếu các đại biểu đến từ 1 cơ quan, có thể kiểm soát
được hành vi nguy cơ thì không cần đeo khẩu trang.
Nếu cuộc họp có nhiều đại biểu đến từ nhiều cơ quan, đơn vị ở nhiều khu
vực khác nhau thì phải đeo khẩu trang y tế trong suốt quá trình hội họp. Mỗi
khẩu trang y tế sẽ được phát cho đại biểu dùng 1 lần vào buổi sáng và 1 khẩu
trang y tế dùng 1 lần vào buổi chiều. Hướng dẫn đại biểu cách đeo và sử dụng
khẩu trang đúng cách.
Chuẩn bị đủ khẩu trang theo số lượng đại biểu và số ngày họp. Chuẩn bị
các thùng rác có nắp đậy để yêu cầu đại biểu cuối buổi sáng hoặc cuối buổi
chiều (khi kết thúc hội họp) bỏ khẩu trang vào thùng rác và đem đi xử lý theo
quy định.
7. Giữ thông thoáng phòng họp
Mở thông thoáng cửa sổ phòng hội họp để đảm bảo thông khí và cho ánh
nắng mặt trời chiếu vào. Tốt nhất là đảm bảo lưu thông ít nhất 160 lít không
khí/1 người/1 giờ.
Không nên sử dụng điều hòa. Nếu dùng điều hòa thì để nhiệt độ từ 26 độ
trở lên.
2


8. Vệ sinh phòng họp
Nếu hội nghị tiến hành trong 1 buổi hoặc trong 1 ngày thì thực hiện lau
khử trùng phòng hội họp, bàn ghế, dụng cụ phục vụ hội họp (như máy tính, âm

thanh, máy chiếu…) vào cuối buổi (nếu hội nghị tiến hành trong 1 buổi) hoặc
vào cuối ngày (nếu hội nghị tiến hành trong 1 ngày). Cách thực hiện như ở trình
bày trong mục 1. Đóng kín cửa phòng họp sau khi lau khử trùng.
Nếu hội nghị tiến hành trong nhiều ngày thì thực hiện lau khử trùng
phòng hội họp, bàn ghế, dụng cụ phục vụ hội họp (như máy tính, âm thanh, máy
chiếu…) vào cuối mỗi ngày, hoặc vào đầu ngày họp mới, trước khi hội nghị bắt
đầu ít nhất 30 phút. Cách thực hiện như ở mục 1. Trước khi lau khử trùng cần vệ
sinh sạch sẽ rác thải có trong phòng họp và đóng kín cửa sau khi đã lau khử
trùng phòng họp.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 181/QĐ-BYT ngày 21/01/2020 của Bộ Y tế về việc Ban
hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp
do chủng mới của vi rút Corona;
2. Quyết định số 345/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế về việc Ban
hành Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh
viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV);
3. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 của Bộ Y tế về việc Ban
hành hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do
vi rút corona 2019 (Covid-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
4. Hướng dẫn số 232/HD-QY ngày 02/02/2020 của Cục Quân y về Giám
sát và phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV);
5. Hướng dẫn số 445/HD-QY ngày 13/02/2020 của Cục Quân y về Cách
ly y tế tại khu cách ly tập trung.

3


Phụ lục
PHIẾU SÀNG LỌC HÀNH VI NGUY CƠ

PHÒNG CHỐNG BỆNH COVID-19
Để góp phần ngăn chặn thành công đại dịch COVID-19, xin đồng chí
dành chút ít thời gian trả lời phiếu sàng lọc nhanh hành vi nguy cơ dưới đây.
Họ và tên:…………………………………………………………………..
Cấp bậc:…………………………………………………………………….
Đơn vị:……………………………………………………………………..
Trong vòng 14 ngày tính từ hôm nay, đồng chí có những hành vi nào
dưới đây không (tick vào ô thích hợp):
1. Đồng chí có đi học tập, công tác hoặc du lịch từ vùng có dịch COVID19 không (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, Iran…)?
Có:
Không:
2. Đồng chí có sống cùng nhà, cùng phòng, cùng nơi lưu trú; hoặc cùng
làm việc, học cùng lớp với người đã xác định mắc bệnh hoặc người nghi ngờ
mắc bệnh COVID-19?
Có:
Không:
3. Đồng chí có cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với
người đã xác định mắc bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19?
Có:
Không:
4. Đồng chí có tiếp xúc gần (≤ 2m) với người đã xác định mắc bệnh hoặc
người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 ở bất kỳ tình huống nào?
Có:
Không:
5. Đồng chí có di chuyển trên cùng chuyến xe, toa tàu hỏa, máy bay với
người đã xác định mắc bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19?
Có:
Không:
6. Đồng chí có trực tiếp chăm sóc, hoặc thăm khám, điều trị cho người đã
xác định mắc bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19?

Có:
Không:
7. Đồng chí có đến thăm, gặp người đã xác định mắc bệnh hoặc người
nghi ngờ mắc bệnh COVID-19?
Có:
Không:
Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng./.
NGƯỜI TRẢ LỜI
(Ký, ghi rõ họ và tên)

4


QUY TRÌNH
PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM COVID-19 TẠI CÁC CƠ SỞ
CÁCH LY TẬP TRUNG
I. MỤC ĐÍCH

Ngăn chặn sự lây nhiễm COVID-19 tại cơ sở cách ly và ra cộng đồng.
II. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

- Đảm bảo các biện pháp phòng ngừa chuẩn cho đối tượng cách ly và
nhân viên chăm sóc.
- Phân loại các đối tượng cách ly theo nhóm.
- Phát hiện sớm, cách ly các trường hợp mắc/nghi ngờ mắc COVID-19.
III. ĐỐI TƯỢNG

Là các đối tượng thuộc diện cách ly tập trung bắt buộc theo quy định của
Bộ Y tế và Cục Quân y.
IV. CHUẨN BỊ


- Khu vực tiếp đón.
- Khu nghỉ cho nhân viên.
- Các khu cách ly theo nhóm dịch tễ.
Không tổ chức phòng ăn tập trung, đảm bảo ăn tại giường
+ Giường cách giường hơn 1m, không nằm giường tầng, nếu sử dụng
giường tầng thì không để người được cách ly nằm tầng trên
+ Bố trí đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân, các dung dịch rửa tay
nhanh, xà phòng...
+ Phòng ở thông thoáng, hạn chế dùng điều hòa.
- Nhân lực: sử dụng nhân lực là cán bộ, công nhân viên hiện có của đơn
vị, nòng cốt là quân y đơn vị.
V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Nhân viên quân y mang bộ quần áo phòng dịch dùng 1 lần, khẩu
trang y tế; người được cách ly mang khẩu trang.
Bước 2: Tổ chức tiếp đón và lập danh sách, thông tin của người được
cách ly. Thông báo yêu cầu, mục đích, thời gian của việc cách ly. Đo thân nhiệt
cho tất các đối tượng đến khu cách ly, nếu có sốt, ho, khó thở thì chuyển người
bệnh đến cơ sở y tế theo phân tuyến.
Bước 3: Sắp xếp người được cách ly vào khu vực cách ly, nam, nữ ở
riêng. Những người đi về từ cùng vùng dịch; cùng thời điểm; cùng chuyến
bay...vào cùng một phòng hoặc một khu. Không để người đến trước ở cùng với
người đến sau.

5


Bước 4: Hướng dẫn người được cách ly các biện pháp vệ sinh cá nhân,
đeo khẩu trang (1), vệ sinh tay (2). Thu gom chất thải, rác thải (3); xử lí đồ vải(4);

giữ vệ sinh môi trường(5).
Bước 5: Nhân viên quân y kiểm tra thân nhiệt, triệu chứng hô hấp, tình
hình sức khỏe của người được cách ly 2 lần/ngày (sáng, chiều). Nếu phát hiện
đối tượng có sốt, ho, khó thở thì chuyển đến cơ sở điều trị theo quy định.
Bước 6: Quản lí các đối tượng cách ly không cho ra khỏi khu vực cách ly,
tiếp xúc với các đối tượng ở khu vực khác. Xử lí dụng cụ ăn uống của người
được cách ly(6).
Bước 7: Vệ sinh, khử khuẩn các phương tiện vận chuyển bằng dung dịch
khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính(7).
Bước 8: Thu gom rác thải, chất thải ít nhất 01 lần/ngày; vệ sinh, khử
khuẩn toàn bộ khu vực cách ly lần cuối bằng cách phun dung dịch khử khuẩn có
chứa 0,1% Clo hoạt tính sau khi kết thúc nhiệm vụ(5).
VI. KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Thủ trưởng các đơn vị triển khai các cơ sở cách ly có nhiệm vụ theo dõi,
kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y
tế, Cục Quân y.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 344/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng chống dịch
bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV).
2. Quyết định số 345/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV).
3. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do
vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch

COVID-19.
* Chú thích
(1) Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân – tr27/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(2) Vệ sinh tay – tr34/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(3) Xử lý chất thải – tr54/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(4) Xử lý đồ vải – tr43/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(5) Vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường – tr48/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(6) Xử lý dụng cụ ăn uống – tr46/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(7) Vệ sinh phương tiện vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19–
tr52/Quyết định số 468/QĐ-BYT.

6


QUY TRÌNH
PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN MẮC/NGHI NGỜ MẮC COVID-19
I. MỤC ĐÍCH

Ngăn chặn, hạn chế lây nhiễm COVID-19 tại cơ sở điều trị và ra cộng đồng.
II. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

- Đảm bảo phân loại, nhận biết sớm và kiểm soát nguồn lây.
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn cho tất cả các bệnh nhân và
nhân viên y tế.
- Đảm bảo an toàn môi trường khu vực điều trị.
III. ĐỐI TƯỢNG

- Người bệnh mắc/nghi ngờ mắc COVID-19.
- Nhân viên y tế.

IV. CHUẨN BỊ

1. Tùy theo số lượng người bệnh tổ chức khu vực điều trị, lực lượng
a) Bố trí khu vực điều trị cách ly đặc biệt đảm bảo 1 chiều, cuối hướng
gió gồm:
- Khu vực làm việc và nghỉ ngơi của nhân viên y tế.
- Khu vực thuốc, trang bị, vật tư; thay quần áo, tắm giặt của nhân viên y tế.
- Khu vực điều trị bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19.
- Khu vực điều trị bệnh nhân chẩn đoán xác định mắc bệnh COVID-19 có
diễn biến nặng.
- Khu vực điều trị bệnh nhân chẩn đoán xác định mắc bệnh COVID-19
nhẹ, vừa.
- Khu vực điều trị bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 đã khỏi bệnh, chuẩn bị
ra viện.
- Giường cách giường phải hơn 1m.
b) Lực lượng: Bố trí lực lượng nhân viên y tế phù hợp theo quy định.
2. Có biển cảnh báo đỏ “Khu vực cách ly đặc biệt”.
3. Bảo đảm đủ các dụng cụ, phương tiện: Phương tiện phòng hộ cá
nhân; dung dịch vệ sinh tay; hóa chất khử khuẩn; thùng thu gom chất thải, rác
thải, đồ vải theo quy định.
V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Nhân viên y tế mang phương tiện phòng hộ cá nhân(1); tiếp nhận,
phân loại người bệnh vào các khu theo quy định.
Bước 2: Hướng dẫn người bệnh mang khẩu trang y tế(1), vệ sinh tay(2), thu
gom chất thải, rác thải(3), giữ vệ sinh môi trường(4).
7


Bước 3: Thực hiện thăm khám, đánh giá, chăm sóc, điều trị người bệnh

theo quy định. Xử lý dụng cụ khám bệnh(5); xử lý tử thi(6).
Bước 4: Hàng ngày thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bề mặt(4); thu gom, xử
lý chất thải, rác thải(3); xử lý đồ vải(7); dụng cụ ăn uống của người bệnh(8).
Bước 5: Tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân(1), thực hiện vệ sinh tay(2).
Bước 6: Báo cáo tình hình diễn biến người bệnh theo quy định.
VI. KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch; phòng Kế hoạch tổng hợp; phòng điều
dưỡng; khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát, theo dõi việc quản lý, điều trị và
cách ly người bệnh theo quy định.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công văn số 96/KCB-ĐD&KSNK ngày 24/02/2020 của Cục Quản lý
khám chữa bệnh, Bộ Y tế về việc phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi
cấp do vi rút Corona trong bệnh viện.
2. Quyết định số 322/QĐ-BYT của ngày 06/02/2020 của Bộ Y tế về việc
ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng
vi rút corona mới (2019-nCoV).
3. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do
vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
* Chú thích
(1) Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân – tr27/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(2) Vệ sinh tay – tr34/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(3) Vử lý chất thải – tr54/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(4) Vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường - tr48/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(5) Xử lý dụng cụ - tr38/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(6) Xử lý thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm covid-19- tr68/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(7) Xử lý đồ vải - tr43/Quyết định số 468/QĐ-BYT.
(8) Xử lý dụng cụ ăn uống - tr46/Quyết định số 468/QĐ-BYT.


8


QUY TRÌNH
KHÁM, SÀNG LỌC NGƯỜI MẮC/NGHI NGỜ MẮC
COVID-19 TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
I. MỤC ĐÍCH

Phát hiện người bệnh mắc/nghi ngờ mắc COVID-19 để đưa vào khu vực
cách ly, chẩn đoán và điều trị.
II. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

- Phát hiện sớm, không bỏ sót các trường hợp mắc/nghi ngờ mắc COVID-19.
- Không làm lây nhiễm cho nhân viên y tế, người khác và môi trường
bệnh viện.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG

- Tất cả người bệnh, người đi cùng người bệnh đến khám.
- Nhân viên y tế làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh.
- Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong Quân đội.
IV. CHUẨN BỊ

1. Nơi khám
Các cơ sở khám chữa bệnh phải tổ chức nơi khám, sàng lọc người có triệu
chứng viêm đường hô hấp cấp (sốt, ho, khó thở...), người có yếu tố dịch tễ liên
quan đến COVID-19 và bố trí thành ba khu vực:
- Khu vực khai báo y tế và đo thân nhiệt nhanh: Trước cửa Khoa (phòng)
Khám bệnh, Khoa Cấp cứu, các khoa lâm sàng.
- Khu vực khám vực khám người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp

cấp (sốt, ho, khó thở...) và/hoặc người có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID19 (sau đây gọi tắt là “Khu C”). Khu C phải có luồng đi riêng được chăng dây
bằng dải băng đỏ/vàng (có thể có dây phản quang), chiều rộng khoảng 0,8 1,2m và có ít nhất 3 phòng:
+ Phòng C1: Đo thân nhiệt và khai thác yếu tố dịch tễ chi tiết.
+ Phòng C2: Khám người bệnh không có yếu tố dịch tễ liên quan đến
COVID-19.
+ Phòng C3: Khám người bệnh có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19.
+ Hành lang: Bố trí ghế cho người bệnh ngồi chờ khám, ghế cho nhân
viên y tế điều tra nhanh yếu tố dịch tễ; đảm bảo ghế cách ghế lớn hơn 1m.
- Khu vực cửa Khoa Khám bệnh, Khoa Cấp cứu; các khoa lâm sàng.
2. Vật tư, trang bị
- Phương tiện phòng hộ cá nhân:
+ Bộ quần áo phòng hộ theo tiêu chuẩn Châu Âu: EN 13795-2011 hoặc
theo Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM F2407-06.
+ Bộ quần áo chống dịch dùng 01 lần.
9


+ Khẩu trang N95, khẩu trang y tế.
+ Găng khám dùng 01 lần.
- Các hóa chất, phương tiện vệ sinh, khử khuẩn:
+ Dung dịch rửa tay chứa cồn; dung dịch xà phòng.
+ Bình phun áp lực chứa dung dịch sát khuẩn 0,1% Clo hoạt tính.
+ Thùng rác y tế, túi rác thải nguy hại.
- Phương tiện vận chuyển (tùy thuộc điều kiện từng đơn vị).
- Xe lăn dùng riêng được đánh dấu.
- Phương tiện, vật tư y tế phục vụ khám, cấp cứu (chú ý đảm bảo các
trang bị cấp cứu người bệnh có khó thở).
+ Nhiệt kế hồng ngoại.
+ Nhiệt kế thủy ngân.
+ Mẫu biểu, sổ sách, máy tính... phục vụ cho công tác khám phân loại,

sàng lọc người bệnh.
+ Hồ sơ bệnh án, phiếu khai báo y tế nhanh, phiếu khai báo y tế chi tiết, tờ
rơi tuyên truyền.
+ Bàn, ghế, bút...
3. Hệ thống biển bảng, hướng dẫn người bệnh và nhân viên y tế chủ
động xác định khu vực khám sàng lọc người bệnh mắc/nghi ngờ mắc COVID-19.
- Biển 1: Đặt trước cửa Khoa Khám bệnh và Khoa Cấp cứu, nội dung:
“Người bệnh sốt, ho, khó thở; đến/ở/về từ vùng dịch; tiếp xúc gần với người
mắc/nghi ngờ mắc COVID-19: Xin mời khám tại khu C”.
- Biển 2: Đặt ngay lối vào Khoa Khám bệnh, Khoa Cấp cứu và các khoa
lâm sàng; nội dung “Khu vực khai báo y tế và đo thân nhiệt nhanh”.
- Nếu bệnh viện có từ 2 cổng trở lên, phải có biển, bảng để hướng dẫn
người bệnh đến khu C.
- Các biển khác: Biển phòng, sơ đồ hướng dẫn tại khu C.
Các biển, bảng hướng dẫn người bệnh phải để ở vị trí dễ nhìn thấy.
4. Nhân lực
- Tùy số lượng người bệnh đến khám để bố trí nhân lực hợp lý. Riêng khu
C phải đảm bảo tối thiểu 02 bác sĩ và 04 điều dưỡng/50 bệnh nhân/24 giờ
- Các nhân viên y tế được đào tạo về kỹ năng sử dụng phương tiện phòng
hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn, khai thác tiền sử dịch tễ, đánh giá nguy cơ
người bệnh mắc/nghi ngờ mắc COVID-19.
V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Tại khu vực khai báo y tế và đo thân nhiệt nhanh
- Điều dưỡng mặc trang phục y tế, mang khẩu trang y tế.
- Nhiệm vụ:
+ Yêu cầu và hướng dẫn người bệnh mang khẩu trang đúng cách.
10



+ Hướng dẫn người bệnh thực hiện khai báo y tế nhanh (Phụ lục III).
+ Đo thân nhiệt người bệnh bằng nhiệt kế hồng ngoại.
+ Hướng dẫn người bệnh có sốt, ho, khó thở và/hoặc có yếu tố dịch tễ liên
quan COVID-19 đến khu C.
2. Tại Khu C
Mỗi phòng chỉ có một bàn khám, không được khám 2 người cùng một
thời điểm.
a) Tại cửa vào
- Điều dưỡng mặc bộ quần áo chống dịch dùng 01 lần, mang khẩu trang y tế.
- Nhiệm vụ:
+ Tiếp nhận người bệnh tự đến và người bệnh đến từ khu vực khai báo y
tế và đo thân nhiệt.
+ Hướng dẫn người bệnh tự đến khai báo y tế nhanh, đo thân nhiệt bằng
nhiệt kế hồng ngoại.
+ Hướng dẫn người bệnh có yếu tố dịch tễ vào phòng C3.
+ Hướng dẫn người bệnh không có yếu tố dịch tễ vào phòng C1.
b) Tại phòng C1
- Điều dưỡng mặc bộ quần áo chống dịch dùng 01 lần, mang khẩu trang y tế.
- Nhiệm vụ:
+ Đo lại thân nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân.
+ Khai thác và hoàn thiện phiếu khai báo y tế chi tiết theo mẫu (Phụ lục IV).
+ Đưa người bệnh có yếu tố dịch tễ đến phòng C3.
+ Đưa người bệnh không có yếu tố dịch tễ đến phòng C2.
c) Tại phòng C2
- Bác sĩ và điều dưỡng mặc mặc bộ quần áo chống dịch dùng 01 lần,
mang khẩu trang y tế.
- Nhiệm vụ: Khám, kết luận hoặc chuyển khám chuyên khoa khi cần thiết.
d) Tại phòng C3
- Bác sĩ và điều dưỡng mặc quần áo phòng hộ theo tiêu chuẩn Châu Âu:
EN 13795-2011 hoặc theo Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM F2407-06, mang khẩu trang N95.

- Nhiệm vụ của bác sỹ: Khám, phát hiện các trường hợp mắc/nghi ngờ
mắc COVID-19, nếu:
+ Người bệnh không có yếu tố dịch tễ, chuyển khám phòng C2.
+ Người bệnh có yếu tố dịch tễ, phải cách ly theo quy định của Bộ Y tế:

Có chỉ định nhập viện, cách ly, điều trị:
 Cơ sở khám chữa bệnh được giao nhiệm vụ điều trị người bệnh mắc, nghi
ngờ mắc COVID-19: Yêu cầu điều dưỡng thông báo vào khu điều trị, sẵn sàng
tiếp nhận người bệnh, tổ chức vận chuyển.
11


 Cơ sở khám chữa bệnh không được giao nhiệm vụ điều trị người bệnh
mắc/nghi ngờ mắc COVID-19: Cách ly tạm thời, báo với Ban chỉ đạo phòng
chống dịch của cơ sở khám chữa bệnh để liên hệ với đơn vị, Trung tâm y tế dự
phòng/CDC và bệnh viện (gần nhất) được phân công/giao nhiệm vụ điều trị
COVID-19 để chuyển tuyến đúng, đảm bảo không lây nhiễm trong quá trình
chuyển viện.

Không có chỉ định nhập viện: Liên hệ với đơn vị, Trung tâm y tế dự
phòng/CDC địa phương để cách ly theo quy định.
+ Người bệnh có yếu tố dịch tễ, nhưng không phải cách ly theo quy định
của Bộ y tế:

Nếu không có triệu chứng: Tư vấn người bệnh theo dõi tình hình
sức khỏe, thực hiện các biện pháp vệ sinh, phòng dịch.

Nếu có triệu chứng: Kê đơn, điều trị hoặc nhập viện.
- Nhiệm vụ của điều dưỡng.
+ Giúp bác sĩ khám bệnh, làm bệnh án.

+ Gọi điện thông báo cho khoa điều trị và đội vận chuyển.
+ Hộ tống người bệnh vào khoa điều trị.
+ Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bề mặt, phương tiện, trang bị trong phạm
vi bán kính 2m tính từ vị trí người bệnh sau mỗi lần khám người bệnh mắc/nghi
ngờ mắc COVID-19.
3. Tại các phòng khám của Khoa Khám bệnh, Khoa Cấp cứu và các
khoa lâm sàng
- Tại các phòng khám của Khoa Khám bệnh, Khoa Cấp cứu: Nếu phát hiện
người bệnh có yếu tố dịch tễ liên quan COVID-19, đưa người bệnh đến khu C.
- Tại các khoa lâm sàng: Nếu phát hiện người bệnh có yếu tố dịch tễ liên
quan COVID-19 mời Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện khám, giải quyết.
* Tiêu chuẩn đánh giá ca bệnh nghi ngờ bao gồm lâm sàng và dịch tễ
được cập nhật theo quy định của Bộ Y tế.
VI. KIỂM TRA GIÁM SÁT

Cơ quan thường trực phòng, chống dịch của cơ sở khám chữa bệnh theo
dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của nơi khám, sàng lọc người có triệu chứng
viêm đường hô hấp cấp (sốt, ho, khó thở...), người có yếu tố dịch tễ liên quan
đến COVID-19 và báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch của bệnh viện.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 322/QĐ-BYT của ngày 06/02/2020 của Bộ Y tế về việc
ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng
vi rút corona mới (2019-nCoV).
2. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do
vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
12



3. Quyết định số 963/QĐ-BYT ngày 18/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19.
4. Công văn số 1385/BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia
phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona
gây ra về việc rút kinh nghiệm tổ chức phân luồng, cách ly người nghi viêm
đường hô hấp cấp tại cơ sở y tế và gửi hình ảnh đã thực hiện.

13


Phụ lục I
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ KHU VỰC KHÁM BỆNH, CẤP CỨU CỦA ................

Nơi đặt
biển (1)

1
CỔNG VÀO KHOA KHÁM BỆNH,
KHOA CẤP CỨU

1

1

KHU C: Khu vực khám người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp (sốt,

ho, khó thở...) và/hoặc người có yếu tố dịch tễ liên quan COVID-19

Cửa khu C


KHU CHỜ KHÁM

Phòng C1
Đo thân nhiệt và
khai thác tiền sử dịch tễ
chi tiết

Hướng đi khoa khám bệnh, khoa cấp cứu

Phòng C2
Khám người bệnh không
có yếu tố dịch tễ liên quan
đến COVID-19

Hướng đi người bệnh có sốt, ho ,khó thở

Phòng C3
Khám người bệnh
có yếu tố dịch tễ liên
quan đến COVID-19

Hướng đi người bệnh đến/ở/về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người mắc/nghi ngờ mắc COVID-19

2

Người bệnh:
- Sốt, ho, khó thở.
- Đến/ở/về từ
vùng dịch.
- Tiếp xúc gần với

người măc/nghi
mắc COVID-19.
Xin mời khám tại
khu C

Nơi đặt biển (2)
Khu vực khai báo y tế
và đo thân nhiệt

KHU VỰC KHAI BÁO Y TẾ

2

VÀ ĐO THÂN NHIỆT

KHU VỰC KHOA KHÁM BỆNH, KHOA CẤP CỨU

14


Phụ lục II
SƠ ĐỒ KHÁM, SÀNG LỌC NGƯỜI BỆNH MẮC/NGHI NGỜ MẮC
COVID-19 TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
Người đến khám

Khu vực khai báo y tế
và đo thân nhiệt nhanh

Theo các bảng
hướng dẫn, chủ

động đến

Có sốt, ho,
khó thở
và/hoặc có
yếu tố dịch tễ

Khu C

Tại lối vào khu C
điều dưỡng điều tra
nhanh về yếu tố dịch tễ

Không sốt, không ho,
không khó thở và
không có yếu tố dịch tễ

(+)
Không có
YTDT

Có YTDT
Vào KKB hoặc
khoa Cấp cứu

Có chỉ định nhập
viện, cách ly, điều trị

Chuyển khu
cách ly, điều

trị của BV
hoặc chuyển
tuyến

Báo BCĐ
để phối hợp
giải quyết

Phòng C3
Bác sĩ khám
người bệnh

Không có chỉ
định cách ly (F3)

Phòng C1
Hoàn thành phiếu
điều tra dịch tễ
chi tiết

(+)

(-)

(-)

Phòng C2
Khám, kê đơn hoặc
chuyển khám CK khác


- Nếu không có triệu chứng: Tư vẫn biện pháp vệ
sinh, phòng dịch.
- Nếu có triệu chứng: Kê đơn, điều trị hoặc nhập viện

(+): Có yếu tố dịch tễ.
(-): Không có yếu tố dịch tễ.

15


Phụ lục III
PHIẾU KHAI BÁO Y TẾ NHANH
Họ và tên:.........................................................; năm sinh:.................
Địa chỉ:................................................................................................
Số điện thoại:.......................................................................................
rong v ng

ngà

a ng à

có:

1. Sốt, ho, khó thở không?
□ Có

□ Không

2. Đến/ở/về từ nước ngoài, tiếp xúc với người đến/ở/về từ nước ngoài; đến/ở/về từ
vùng dịch, tiếp xúc với người đến/ở/về từ vùng dịch COVID-19 trong nước.

□ Có

□ Không

3. Tiếp xúc gần (trong vòng 2m) với:
- Người mắc/nghi mắc COVID-19
hoặc
- Các trường hợp liên quan đến COVID-19?
□ Có

□ Không

Nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp trên mời ông/bà đến nhà C.
Tôi cam kết các thông tin trên là đúng sự thực và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước
pháp luật./.

Ngà .........tháng.........năm 20.....
NGƯỜI KÊ KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

16


Phụ lục IV
PHIẾU KHAI BÁO Y TẾ CHI TIẾT
Họ tên:..............................................; Sinh năm: ..................; Giới: ..............;
Địa chỉ đơn vị:..........................................................................................
Số điện thoại:............................................................................................
rong v ng
ngà ng à . có:

1. Ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người?
□ Có
□ Không
Nếu có ghi rõ triệu chứng:………………………………………………..
2. Đến/ở/về từ nước ngoài?
□ Có
□ Không
Nếu có ghi rõ tên nước, thời gian..……………………………..…………
3. Tiếp xúc với người đến/ở/về từ nước ngoài?
□ Có
□ Không
Nếu có ghi rõ tên nước, thời gian, tình trạng bệnh lý của người đã tiếp xúc:
…….......... …………………….…………………………………………………
4. Đến/ở/về từ vùng xác định có trường hợp mắc bệnh COVID-19?
□ Có
□ Không
□ Không biết
Nếu có ghi rõ địa chỉ: ……………………………………………………..
5. Tiếp xúc với người đến/ở/về từ vùng xác định có trường hợp mắc bệnh
COVID-19?
□ Có
□ Không
□ Không biết
Nếu có ghi rõ tên, địa chỉ người tiếp xúc: ……….………………………
6. Tiếp xúc gần (trong vòng 2m) với:
- Người mắc/nghi mắc COVID-19?
hoặc
- Các trường hợp liên quan đến COVID-19?
□ Có
□ Không

Nếu có ghi rõ họ tên:…………………………………...…………………
7. Có sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đến chỗ đông
người, chỗ có nguy cơ lây nhiễm trong vòng 2 tuần qua nhưng không đeo khẩu
trang hoặc không sát khuẩn tay?
□ Có
□ Không
8. Tiền sử dịch tễ khác (nếu có, ghi rõ)…………………………………..
……………………………………………………………………………..
NGƯỜI BỆNH/
NGƯỜI ĐẠI ĐIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngà .........tháng.........năm 2020
BÁC SĨ KHÁM BỆNH/
BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

17


QUY TRÌNH
SÀNG LỌC, PHÁT HIỆN SỚM NHỮNG TRƯỜNG HỢP MẮC/
NGHI NGỜ MẮC COVID-19 TRONG CÔNG TÁC TUYỂN QUÂN
I. MỤC ĐÍCH

- Phát hiện sớm các thanh niên nhập ngũ mắc/nghi ngờ mắc COVID-19 tại
nơi giao - nhận quân để giao địa phương cách ly, theo dõi.
- Phát hiện sớm các tân binh mắc/nghi ngờ mắc COVID-19 tại đơn vị để
cách ly, chẩn đoán, điều trị tránh lây lan trong đơn vị.
II. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN


- Không để dịch COVID-19 xâm nhập và lây lan vào các đơn vị Quân đội.
- Hoàn thành kế hoạch tuyển quân.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG

- Thanh niên nhập ngũ.
- Tân binh.
- Lực lượng khung tuyển quân.
- Y tế địa phương.
- Quân y các đơn vị.
IV. CHUẨN BỊ

1. Tại khu vực giao - nhận quân
a) Địa phương giao quân
Xây dựng kế hoạch giao quân, kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và
chuẩn bị:
- Các khu giao - nhận quân tập trung có diện tích phù hợp với số lượng
thanh niên nhập ngũ bàn giao cho từng đơn vị nhận quân; có lối vào - ra riêng và
có hướng dẫn cụ thể. Mỗi khu giao - nhận quân cho từng đơn vị phải bố trí trí
thành 4 khu vực:
+ Khu A: Khu tiếp đón và khai báo y tế bắt buộc do địa phương giao quân
phụ trách, quân y đơn vị nhận quân phối hợp.
+ Khu B bố trí thành hai khu vực do quân y đơn vị phụ trách:
 Khu B1: Khu thanh niên không có yếu tố dịch tễ liên quan COVID19; không có sốt, ho, khó thở (Nhóm 1).
 Khu B2: Khu thanh niên có yếu tố dịch tễ liên quan COVID-19;
không có sốt, ho, khó thở (Nhóm 2).
+ Khu C: Khu thanh niên có sốt, ho, khó thở; có yếu tố dịch tễ liên quan
COVID-19 do y tế địa phương quản lý (Nhóm 3).
+ Khu D: Khu thanh niên có sốt, ho, khó thở; không có yếu tố dịch tễ liên
quan COVID-19 do y tế địa phương quản lý (Nhóm 4).

18


- Bố trí đủ nhân viên y tế để cùng quân y đơn vị nhận quân sàng lọc, phát
hiện thanh niên nhập ngũ nghi ngờ nhiễm COVID-19.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân (bộ quần áo chống dịch dùng một lần, khẩu
trang y tế, khẩu trang N95), dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
- Bàn ghế, tờ khai y tế, bút, cọc tiêu, dây màu, pano, áp phích.
b) Đơn vị nhận quân
Xây dựng kế hoạch nhận quân, kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và
chuẩn bị:
- Nhiệt kế điện tử hồng ngoại, nhiệt kế thủy ngân, phương tiện phòng hộ cá
nhân (Bộ quần áo chống dịch dùng một lần, khẩu trang y tế, khẩu trang N95), dung
dịch sát khuẩn tay nhanh.
- Sổ sách các loại.
2. Tại đơn vị nhận quân
a) Chuẩn bị vật chất:
- Nhiệt kế điện tử hồng ngoại, nhiệt kế thủy ngân, phương tiện phòng hộ cá
nhân (Bộ quần áo chống dịch dùng một lần, khẩu trang y tế, khẩu trang N95), dung
dịch sát khuẩn tay nhanh.
- Tờ khai y tế, bút, pano, áp phích.
b) Phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận) nắm chắc tình hình dịch
COVID-19 tại địa phương giao quân và trên đường hành quân.
c) Bố trí khu vực đo thân nhiệt, khám sàng lọc bệnh hô hấp cho các đối
tượng thuộc nhóm 1 (thanh niên không có yếu tố dịch tễ liên quan COVID-19;
không có sốt, ho, khó thở).
d) Bố trí khu vực cách ly cho các đối tượng thuộc nhóm 2 (thanh niên có yếu
tố dịch tễ liên quan COVID-19; không có sốt, ho, khó thở).
đ) Bố trí khu vực cách ly, điều trị cho tân binh có sốt, ho, khó thở; không có
yếu tố dịch tễ tại bệnh xá (sau khi đo thân nhiệt, khám sàng lọc hô hấp cho nhóm 1

tại đơn vị).
e) Bố trí khu vực cách ly, theo dõi cho tân binh có sốt, ho, khó thở; không có
yếu tố dịch tễ (nhóm 4), đã được điều trị khỏi sau 7 ngày tại địa phương.
V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

TT

Nội dung thực hiện

Trách nhiệm

Biểu mẫu

I. Tại nơi giao-nhận quân (sơ đồ theo Phụ lục II)
1

Sàng lọc, phân nhóm
Tại khu A: Gọi tên thanh niên nhập
ngũ theo danh sách; phát và yêu cầu
đeo khẩu trang; phát, hướng dẫn điền
thông tin trong tờ khai y tế bắt buộc:

- Địa phương Tờ khai y tế (quân
giao quân
y đơn vị quản lý)
- Đơn vị nhận
quân.
- Thanh niên
19



TT

Nội dung thực hiện
Trách nhiệm
- Thanh niên nhập ngũ khai báo y tế nhập ngũ.
bắt buộc theo mẫu (Phụ lục I)
- Quân y đơn vị nhận quân thu tờ
khai y tế, đo thân nhiệt, quan sát
thanh niên nhập ngũ và phân thành
4 nhóm:
+ Nhóm 1: Thanh niên không có
yếu tố dịch tễ liên quan COVID-19;
không có sốt, ho, khó thở: Đưa vào
khu B1.
+ Nhóm 2: Thanh niên có yếu tố
dịch tễ liên quan COVID-19; không
có sốt, ho, khó thở: Đưa vào khu
B2.
+ Nhóm 3: Thanh niên có sốt, ho,
khó thở; có yếu tố dịch tễ liên quan
COVID-19: Đưa vào khu C.
+ Nhóm 4: Thanh niên có sốt, ho,
khó thở; không có yếu tố dịch tễ liên
quan COVID-19: Đưa vào khu D.

Biểu mẫu

- Địa phương Danh
giao quân

nhóm
- Đơn vị nhận
quân.
- Thanh niên
nhập ngũ.

sách các

2

Thực hiện giao – nhận quân
- Bàn giao cho địa phương:
+ Nhóm 3: Cho đi điều trị tại cơ sở
y tế và bù đổi tại chỗ.
+ Nhóm 4: Bàn giao cho địa
phương, cách ly, điều trị, theo dõi
trong 7 ngày.
- Tiếp nhận các thanh niên thuộc
nhóm 1 và 2.

3

Cán bộ đơn vị,
Danh sách tân binh
Vận chuyển tân binh về đơn vị
- Nhóm 1 đi xe thông thường.
nhân viên quân (nhóm 1 và nhóm
2).
y, tân binh
- Nhóm 2 đi xe cách ly:

+ Lái xe, cán bộ, nhân viên quân y
đi cùng mặc phương tiện phòng hộ.
+ Bố trí tân binh phải ngồi cách
nhau > 1m, đeo khẩu trang.
- Yêu cầu tất cả tân binh thực hiện
vệ sinh tay trước khi lên xe.
20


TT

Nội dung thực hiện

Trách nhiệm

Biểu mẫu

4

Vệ sinh, khử khuẩn:
- Khu vực khám, cách ly.
- Phương tiện vận chuyển.

- Địa phương
- Quân y, lái xe.

5

Sau 7 ngày đơn vị nhận quân phối
hợp với địa phương kiểm tra lại các

trường hợp nhóm 4:
- Nếu hết sốt, ho, khó thở đưa về
đơn vị, cách ly thêm 7 ngày.
- Nếu chưa hết sốt, ho, khó thở: Bù
đổi theo quy định.

- Địa phương Danh sách tân binh
giao quân
bổ sung.
- Đơn vị nhận
quân.
- Thanh niên
nhập ngũ.

II. Tại đơn vị nhận quân (Sơ đồ theo Phụ lục III)
1

Chỉ huy, quân y
Đối với nhóm 2
- Cách ly, khai thác kỹ yếu tố dịch đơn vị, tân binh
tễ; hướng dẫn các quy tắc vệ sinh nhóm 2
tay, vệ sinh cá nhân; theo dõi thân
nhiệt, triệu chứng hô hấp ít nhất 2
lần/ngày.
- Trong quá trình cách ly phát hiện
có sốt, ho, khó thở chuyển bệnh
viện điều trị theo quy định.
- Nếu không có sốt, ho, khó thở
cách ly đủ 14 ngày.
* Các hoạt động kiểm tra, theo dõi,

chăm sóc, khám phúc tra sức khỏe
tân binh phải đảm bảo quy định về
dự phòng lây nhiễm tại khu vực
cách ly.

2

Đối với nhóm 1
- Quân y đơn vị triển khai khu vực Cán bộ phụ
đo thân nhiệt, khám sàng lọc bệnh trách, quân y
lý hô hấp và phân nhóm:
đơn vị, tân binh
+ Nhóm 1A: Không sốt, ho, khó
thở: Tiến hành khám phúc tra sức
khỏe tân binh theo quy định, tiếp tục
theo dõi thân nhiệt, triệu chứng hô
hấp đủ 14 ngày.
+ Nhóm 1B: Có sốt, ho, khó thở:
Cách ly tại bệnh xá đơn vị, khai thác

- Danh sách nhóm
2.
- Hồ sơ theo dõi sức
khỏe.

- Danh sách nhóm
1.
- Hồ sơ theo dõi sức
khỏe nhóm 1B.


21


TT

Nội dung thực hiện
kỹ tiền sử dịch tễ; hướng dẫn các
quy tắc vệ sinh tay, vệ sinh cá nhân;
theo dõi thân nhiệt, triệu chứng hô
hấp ít nhất 2 lần/ngày.

Nếu không có yếu tố dịch tễ
(nhóm 1B1): Điều trị đến khỏi, cách
ly đủ 14 ngày kể từ ngày nhập ngũ
 Nếu phát hiện có yếu tố dịch tễ
liên quan COVID-19 (nhóm 1B2):
Chuyển bệnh viện điều trị theo quy
định, đồng thời cách ly, theo dõi sức
khỏe các trường hợp tiếp xúc gần.

Trách nhiệm

Biểu mẫu

3

Quân y đơn vị nắm tình hình chẩn Chỉ huy, quân y Danh sách ca bệnh
đoán ca bệnh nghi ngờ tại bệnh đơn vị, tân binh nghi ngờ.
viện:
+ Nếu ca bệnh thuộc nhóm 1 và

nhóm 2 xét nghiệm COVID-19
dương tính: Tiếp tục cách ly và theo
dõi các tân binh đã tiếp xúc gần với
ca bệnh đủ 14 ngày kể từ lần tiếp
xúc cuối cùng.
+ Nếu ca bệnh thuộc nhóm 1 xét
nghiệm COVID-19 âm tính: Thôi
cách ly các tân binh thuộc nhóm 1
đã tiếp xúc gần với ca bệnh.
+ Nếu ca bệnh thuộc nhóm 2 xét
nghiệm COVID-19 âm tính: Tiếp
tục cách ly các tân binh thuộc nhóm
2 đủ 14 ngày kể từ ngày nhập ngũ.

4

- Báo cáo theo quy định.
Chỉ huy, quân y Biểu mẫu báo cáo
- Vệ sinh, khử trùng khu vực khám, đơn vị, lái xe, ca bệnh theo quy
tân binh
định CQY
cách ly, phương tiện vận chuyển.
VI. KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Lãnh đạo địa phương giao quân và chỉ huy đơn vị nhận quân giám sát, theo
dõi việc thực hiện quy trình này.

22



VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn số 232/HD-QY ngày 02/02/2020 của Cục Quân y về việc
giám sát và phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona
(nCoV).
2. Hướng dẫn số 238/HD-QY ngày 03/02/2020 của Cục Quân y về việc
phòng chống lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona
(nCoV) trong Quân đội.
3. Công văn số 253/QY-KH ngày 04/02/2020 của Cục Quân y về việc thực
hiện kiểm tra thân nhiệt và khai báo y tế trong tiếp nhận chiến sỹ mới năm 2020
theo hướng dẫn số 214/HD-QY ngày 31/01/2020.
4. Công văn số 214/HD-QY ngày 31/01/2020 của Cục Quân y về Hướng
dẫn phòng, chống dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV)
trước, trong và sau tiếp nhận chiến sỹ mới năm 2020.
5. Quyết định số 345/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV).
6. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi
rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

23


Phụ lục I
TỜ KHAI Y TẾ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI TÂN BINH
1. Họ và tên (viết chữ in hoa)………………………………………………………
2. Năm sinh…………………………………………Giới tính: nam
nữ
3. Số CMND/Căn cước công dân …………………………………………………

4. Nơi ở hiện tại……………………………………………………………………
5. Điện thoại…………………………………Email………………………………
rong v ng
ngà đồng chí có:
1. Ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người?
□ Có
□ Không
Nếu có ghi rõ triệu chứng:…………………..............……………………………..
2. Đến/ở/về từ nước ngoài?
□ Có
□ Không
Nếu có ghi rõ tên nước, thời gian..……………............………………..…………
3. Tiếp xúc với người đến/ở/về từ nước ngoài?
□ Có
□ Không
Nếu có ghi rõ tên nước, thời gian, tình trạng bệnh lý của người đã tiếp xúc:
…….......... …………………….………………..…………………………………
4. Đến/ở/về từ vùng xác định có trường hợp mắc bệnh COVID-19?
□ Có
□ Không
□ Không biết
Nếu có ghi rõ địa chỉ: ……………………………............………………………..
5. Tiếp xúc với người đến/ở/về từ vùng xác định có trường hợp mắc bệnh COVID-19?
□ Có
□ Không
□ Không biết
Nếu có ghi rõ tên, địa chỉ người tiếp xúc: ………..............………………………
6. Tiếp xúc gần (trong vòng 2m) với:
- Người mắc/nghi mắc COVID-19?
hoặc

- Các trường hợp liên quan đến COVID-19?
□ Có
□ Không
Nếu có ghi rõ họ tên:…………………………………...……………..……………
7. Có sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đến chỗ đông người, chỗ
có nguy cơ lây nhiễm trong vòng 2 tuần qua nhưng không đeo khẩu trang hoặc
không sát khuẩn tay?
□ Có
□ Không
8. Tiền sử dịch tễ khác (nếu có, ghi rõ)………………….………………………..
……………………………………………………………….……………………..
Ngà
tháng ..năm 2020
NGƯỜI KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ, tên)
24


Phụ lục II
SƠ ĐỒ SÀNG LỌC THANH NIÊN NHẬP NGŨ
NGHI NGỜ NHIỄM COVID-19 TẠI NƠI GIAO - NHẬN QUÂN

ĐỊA PHƯƠNG

THANH NHIÊN NHẬP NGŨ

KHAI BÁO Y TẾ
ĐO THÂN NHIỆT

NHÓM 1: KHÔNG CÓ

YẾU TỐ DỊCH TỄ;
KHÔNG CÓ SỐT, HO,
KHÓ THỞ.

KHU B1

ĐƠN VỊ

NHÓM 2: CÓ YẾU TỐ
DỊCH TỄ; KHÔNG CÓ
SỐT, HO, KHÓ THỞ.

NHÓM 3: CÓ SỐT,
HO, KHÓ THỞ; CÓ
YẾU TỐ DỊCH TỄ

KHU B2

KHU C: GIAO TRẢ

XE CÁCH LY

HẾT TRIỆU CHỨNG
SAU 7 NGÀY

KHU CÁCH LY/ĐƠN VỊ

NHÂN VIÊN QUÂN Y

ĐỊA PHƯƠNG, BÙ

ĐỔI

NHÓM 4: CÓ SỐT,
HO, KHÓ THỞ;
KHÔNG CÓ YẾU TỐ
DỊCH TỄ

KHU D: BÀN GIAO
ĐỊA PHƯƠNG CÁCH
LY, ĐIỀU TRỊ 7 NGÀY

KHÔNG HẾT TRIỆU
CHỨNG SAU 7
NGÀY, BÙ ĐỔI

THEO DÕI, CÁCH LY TIẾP
7 NGÀY TẠI BỆNH XÁ
ĐƠN VỊ

25


×