Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiến tạo nơi chốn an cư hấp dẫn cho các khu dân cư đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.88 KB, 6 trang )

QUY HOẠCH

KIẾN TẠO NƠI CHỐN AN CƯ HẤP DẪN
CHO CÁC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ
& TÁC GIẢ

TS.KTS. TrN MINH TNG,
ThS.KTS. NGUYỄN THNH HƯNG

Đặt vấn đề

Đô thò hóa đã giúp các thành phố trên thế giới phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, trở thành những
“đô thò hiện đại” với cách tiếp cận được đánh giá là (1) Phân khu chức năng quá mức khiến người dân cả
ngày phải di chuyển từ khu này sang khu khác; (2) Đô thò trở nên buồn chán, bò các đại lộ chia cắt, không
có phố phường; (3) Công năng đô thò yếu kém, nhiều người bỏ ra ở dọc các đường ngoại thành; (4) Truyền
thống văn hóa và lòch sử bò xem nhẹ do chủ trương triệt hạ các khu đô thò cũ để xây mới; (5) Khuyến khích
công trình kiến trúc mang tính tượng đài, xa rời môi trường chung quanh và tầm vóc con người; (6) Nhà ở lắp
ghép, đơn điệu; khu nhà ở bố trí như doanh trại, thiếu công năng hỗn hợp, đi lại dựa vào xe hơi; (7) Mạng
giao thông gồm các đại lộ và đường nhánh tạo ra tắc nghẽn giao thông [1].
Các đô thò Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó, thậm chí do ảnh hưởng của chế độ kinh tế tập trung bao
cấp trước đây, còn được quy hoạch chủ yếu theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, thiếu vắng các yếu tố xã hội
[2]. Hiện nay, những quan điểm đó đã bắt đầu dần thay đổi, thế giới mong muốn đô thò là những nơi chốn tập
trung dân cư thể hiện qua những giá trò mang tính cảm xúc và tinh thần của đô thò như bản sắc, lòch sử, đa
dạng, thân thiện, sống tốt... Những đô thò, thay vì chỉ đơn thuần là sự kiến tạo vật chất không ngừng, cần trở
nên “con người” hơn - của con người, do con người và vì con người - điều tưởng chừng là tất nhiên nhưng lại
vô cùng khó thực hiện tại các thành phố vốn đang đề cao sự tăng trưởng đô thò. Thành phố trở thành những
“bộ sưu tập” các nơi chốn an cư của mỗi cư dân, mỗi cộng đồng mà vẻ đẹp, tính hấp dẫn đô thò không chỉ
đến từ những công trình, những không gian mà còn đến từ tinh thần, cảm giác mà nơi chốn đó mang lại.
Nhiều khu dân cư mới ồ ạt được thiết lập dưới hình thức các dự án nhà ở số lượng lớn, hướng đến mục tiêu
cung cấp bất động sản cho thò trường thể hiện qua những con số về diện tích, tầng cao, mật độ... nhiều hơn
là cung cấp một nơi chốn an cư hấp dẫn và đáng sống cho người dân bởi sự thiếu thốn và không đồng bộ


các hạ tầng kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội, bởi những thiết kế không xuất phát từ các yếu tố hay tỷ lệ nhân văn
phù hợp với con người, bởi những môi trường cư trú đôi lúc mang lại sự bất an cho những người sống ở đó.
Do đó, bài viết này nhằm tổng kết các khái niệm về nơi chốn cũng như các cách thức đònh lượng, các tiêu chí
đánh giá tính hấp dẫn nơi chốn cư trú, rút ra các vấn đề quan trọng trong việc kiến tạo nơi chốn để từ đó có
thể học tập, thích ứng và áp dụng cho việc thiết kế những khu dân cư hấp dẫn và đáng sống tại các thành
phố của Việt Nam.

“... Khi ta ở chỉ là nơi đất ở.
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn...”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

72

SË 94 . 2018


Quy h o πc h &

Các khái niệm dẫn nhập

Nơi chốn - là “đòa điểm đã được gán nghóa” [3]. Theo Tuan Y-F.
(1997) [4], nguyên gốc từ place có hai nghóa: (1) Vò thế trong xã hội;
(2) Vò trí trong không gian. Tuy nhiên, ông thấy rằng nơi chốn vượt lên
trên cả hai nghóa đó, với sự độc đáo riêng và có những quy luật riêng.
Nơi chốn cư trú, còn gọi là chốn ở - đòa điểm nơi mà con người cư
trú. Nơi chốn cư trú thường mang hàm ý xác đònh một phạm vi không
gian nhất đònh để đảm bảo mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ giữa tiểu môi
trường bên trong căn nhà (nhà ở) với đại môi trường cư trú bên ngoài
(không gian cộng đồng, công cộng...) ở các cấp độ cao hơn đủ để
người dân có cảm giác (về) nơi chốn hay ý thức được tinh thần (của)

nơi chốn, ví dụ như khu phố, khu đô thò, thành phố...
Kiến tạo nơi chốn - tạo ra một nơi nào đó với một bản sắc riêng biệt
với các không gian sôi động mang lại hạnh phúc, niềm vui và nguồn
cảm hứng. Thành công của việc kiến tạo có thể được đo bằng mức
độ cải thiện cuộc sống, cảm giác hạnh phúc hơn và giá trò tài sản
nâng cao hơn [5].
Cảm giác (về) nơi chốn - trải nghiệm đặc biệt của một người trong một
môi trường đặc biệt [6] hay là mối quan hệ giữa con người và nơi chốn
với sự khác nhau về cường độ, sự tinh tế và cách diễn đạt [5], có thể
mang tính thẩm mỹ, xúc giác, hoặc tình cảm.

t∏ c gi ∂

(1) Nơi chốn thứ nhất: Nơi ở - sự khác nhau về vò trí đòa lý, các điều kiện
cảnh quan, kiến trúc, cơ sở vật chất... cũng như số lượng dân cư, kiểu
dân cư... tạo nên tính chất và hồn nơi chốn riêng cho mỗi khu dân cư.
(2) Nơi chốn thứ hai: Nơi làm việc/học tập - những điểm đến tập trung
đông người hàng ngày, ngoài nhà ở của người dân với thời gian sử
dụng, tần suất và mức độ tập trung người thay đổi theo thời điểm.
(3) Nơi chốn thứ ba: Nơi vui chơi, giải trí, giao lưu, công cộng - thỏa
mãn nhu cầu tiếp xúc, giao lưu, giải trí giữa con người với nhau, là động
lực phát triển các không gian đô thò mạnh mẽ.
Cách làm đô thò trước đây chủ yếu của Việt Nam là tổ chức phân vùng
theo những công năng tách biệt. Tuy nhiên, hiện nay việc tách biệt nơi
chốn này ngày càng có tính tương đối. Để tăng cường tính tiện nghi
ngày càng cao của cuộc sống, tuy nơi chốn cư trú vẫn là quan trọng
nhất, nhưng đã được tích hợp thêm nhiều yếu tố của hai nơi chốn kia
thông qua tổ chức cấu trúc không gian thành phần dựa trên việc sử
dụng đất đai hỗn hợp, đa năng hóa các không gian, đang trở thành
một xu thế trong kiến tạo các khu dân cư đô thò tại Việt Nam, giúp các


Tinh thần (của) nơi chốn - sự kết hợp của các đặc tính mang lại cho một
số đòa điểm cảm giác hoặc tính cách đặc biệt [5].
Mối quan hệ với nơi chốn - những liên quan vô hình hay hữu hình giữa
con người với một nơi chốn, thường xảy ra nhất với nơi chốn cư trú và
sẽ là khác nhau với những nơi chốn cư trú khác nhau.

Nơi chốn hấp dẫn và hấp dẫn nơi chốn nhìn từ các khu
dân cư đô thò

Đô thò luôn được xem là nơi quần cư của con người với các hoạt động
tam giao - giao tiếp, giao thương và giao thông - diễn ra trong quá trình
sinh sống, làm việc, vui chơi, giải trí... Tuy nhiên, với sự xuất hiện của
các thiết bò hỗ trợ, các thiết bò giải trí cá nhân, sự trực tiếp trong mối
quan hệ tam giao này ngày càng giảm. Internet với các mạng xã hội ảo
lại thành một nơi thường xuyên lui tới của người dân đô thò nhiều hơn là
các không gian thực tế. Thậm chí, sự phụ thuộc internet của con người
còn nghiêm trọng đến mức các nhà nghiên cứu chia ra sự tiến hóa giao
tiếp của con người chỉ thành hai thời kỳ: (1) Kỷ nguyên giao tiếp tiền
Internet với kiểu giao tiếp truyền thống phổ biến mặt-đối-mặt; và (2)
Kỷ nguyên giao tiếp phụ thuộc internet với kiểu giao tiếp hiện đại từ-xa
[8]. Điều này khiến cho người dân đô thò lãng quên dần thực tế, mải mê
chăm lo các không gian ảo thay vì là những không gian ngoài đời thực
làm cho các khái niệm về nơi chốn trong tâm thức người dân bắt đầu
nhạt dần, người ta có thể ngắm nghía, trầm trồ, bình luận không ngớt
về một nơi thông qua những bức ảnh chụp đã được thêm thắt hiệu ứng
cũng như chỉnh sửa theo ý đồ của tác giả, trở thành những chuẩn mực
cho cuộc sống thay vì là hưởng thụ trực tiếp không khí tại đòa điểm đó
với các hoạt động sống phong phú.
Đối với đô thò Việt Nam, V.V. Anh (2016) đưa ra ba nơi chốn quan

trọng [9]:
SË 94 . 2018

73


nơi chốn cư trú hoàn thiện hơn, lôi kéo và “đẩy” con người ra khỏi nhà,
ít nhất là có thể cảm nhận được cảm giác của không gian ngay xung
quanh, bên ngoài ngôi nhà của mình, thay vì chỉ gia tăng tiện nghi bên
trong ngôi nhà càng khiến con người lười ra ngoài và lười xây dựng
những mối quan hệ xã hội trực tiếp kiểu tam giao truyền thống. Ngoài
ra, một số nơi chốn khác cũng mang ý nghóa quan trọng trong cuộc
sống của người Việt Nam, chẳng hạn như các không gian tâm linh,
không gian ký ức hoài niệm, không gian di sản... gắn liền với với quá
trình tạo dựng các chốn ở cũng là các yếu tố hiện đang bò mai một qua
quá trình phát triển mở rộng đô thò hiện nay.
Vậy điều gì làm nên tính hấp dẫn của nơi chốn? Mulliner E., Maliene
V. (2011) đã đưa ra một số tổng kết từ những nghiên cứu khác nhau,
chẳng hạn như: (1) Sự hấp dẫn của một khu (cư trú) đô thò dường như
tập trung vào chất lượng cuộc sống của người sử dụng; (2) Để nâng
cao chất lượng cuộc sống, các nguyên tắc thiết kế đô thò, quy hoạch,
tái sinh và các cộng đồng bền vững cần được quảng bá rộng rãi; (3)
Thiết kế đô thò tốt là trọng tâm để tạo ra những nơi sinh sống và chất
lượng cao; (4) Môi trường sống được hoạch đònh tốt, được thiết kế tốt
và được quản lý tốt có thể tạo ra chất lượng cuộc sống vượt trội so với
những người sống ở những nơi khác. Từ đó, các tác giả cũng hệ thống
hóa chín yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tính hấp dẫn của nơi chốn
cư trú đô thò [10]:
(1) Thiên nhiên và cảnh quan - Cảnh quan được coi là một phần trung
tâm của bất kỳ hoạt động phát triển nào vì đó là điều cần thiết cho

cuộc sống đô thò, làm cho các khu dân cư trở nên duyên dáng, mềm
mại hơn để sinh sống.
(2) Đa dạng hóa kiểu loại kiến trúc - Các khu đô thò hấp dẫn cung cấp
nhiều loại tòa nhà, phong cách và kiểu dáng, thậm chí các tòa nhà bất
thường cũng có thể xem như các điểm mốc kiến trúc.
(3) Khả năng tiếp cận nội khu - Một hệ thống giao thông công cộng,
mạng lưới đường bộ tăng cường khả năng đi bộ, đi xe đạp là những
yếu tố quan trọng để tạo ra một nơi chốn hấp dẫn, đảm bảo an toàn
cho người dân.
(4) Phát triển chức năng hỗn hợp - Các khu vực nhà ở, làm việc, công
trình công cộng, vui chơi giải trí... của khu dân cư nếu ở gần nhau, giảm
thiểu việc di chuyển trên nguyên tắc khả năng đi bộ sẽ là nền tảng cho
thành phố bền vững với ba cấp độ bán kính phục vụ cơ bản (200m,
400m và 800m).
(5) Khu phố văn hoá và quảng trường công cộng - Những nơi này
thành những không gian kết hợp các hoạt động, xây dựng hình thái đặc
trưng và ý nghóa, một điểm gặp gỡ, một nơi giao lưu hay phục vụ cho
các sự kiện cộng đồng, sự kiện xã hội.
(6) An toàn - Tội phạm và sự sợ hãi tội phạm có thể làm nản lòng
người dân. Các biện pháp kiểm soát cưỡng bức (cổng, tường rào,
nhân viên canh gác hay camera an ninh...) tuy cần thiết nhưng về
lâu dài, cần có những biện pháp giám sát tự nhiên và bền vững.
(7) Ánh sáng - Ánh sáng chất lượng, tự nhiên hay nhân tạo, cả ngày lẫn
đêm có thể đóng góp đáng kể cho sự hấp dẫn của một khu vực, mang
lại những lợi ích về sức khỏe cũng như cảm giác hạnh phúc.

74

SË 94 . 2018


(8) Nhà ở - Các khu dân cư cần tạo ra nhiều lựa chọn nhà ở để đáp ứng
nhu cầu đa dạng và thay đổi theo vòng đời của các gia đình, thúc đẩy
sự đa dạng xã hội, tránh những khu nhà ở biệt cư.
(9) Khả năng sinh kế - Việc tạo ra các khu vực cư trú hấp dẫn sẽ lôi
kéo dân cư, làm gia tăng mật độ đô thò, tăng thêm cơ hội sinh kế cho
cư dân thông qua sự đa dạng hóa các ngành nghề, đa dạng hóa
nguồn thu nhập của người dân.

Đònh lượng tính hấp dẫn của nơi chốn cư trú và chuyển
hóa vào (tái) thiết kế khu dân cư tại các thành phố
Việt Nam

Sự hấp dẫn nơi chốn là một yếu tố vô hình và phụ thuộc nhiều vào
cảm giác hay cảm nhận chủ quan của mỗi người. Lượng hóa được
tính hấp dẫn của nơi chốn sẽ rất cần thiết để đoán đònh được cảm
giác con người trong việc (tái) kiến tạo nơi chốn, thiết kế các khu
dân cư và đô thò.
Một trong những cách đònh lượng tính hấp dẫn chính dựa trên cảm
giác trải nghiệm của con người tại nơi chốn đó. Người đại diện điển
hình hiện nay cho việc theo đuổi cách thức đònh lượng này là Jan
Gehl với “Thành phố dành cho con người” (Cities for People) để (tái)


Q u y h o πc h &

kiến tạo cảnh quan thành phố theo tỉ lệ con người (human scale)
[11]. CBRE (2017) [5] đã sử dụng cách đònh lượng này (bảng 2).
Bảng 2. Các yếu tố đònh lượng cảm giác nơi chốn của một không
gian (công cộng) theo trải nghiệm của con người


t ∏c gi ∂

Berkeley Group - một tập đoàn chuyên xây dựng bất động sản của
Anh, dưới góc độ là một chủ thể xây dựng trực tiếp các nơi chốn cư
trú mới, năm 2014, đã đề xuất một bộ công cụ phục vụ cho việc kiến
tạo thành công các nơi chốn cư trú trở thành các chuẩn mực cho
những dự án dân cư của họ [12] (bảng 3).
Bảng 3. Bộ công cụ phục vụ kiến tạo nơi chốn thành công

Nguồn: [5]
Nguồn: [12]

Trong tương lai, Việt Nam cần có hệ thống tiêu chí riêng của mình
nhằm giúp các nhà thiết kế kiến trúc đô thò chuyển hóa vào thiết kế các
dự án xây dựng mới hoặc tái cấu trúc các khu dân cư hiện hữu nhằm
điều chỉnh các không gian chức năng thành phần, gia tăng tính hấp
dẫn và đáng sống của nơi chốn cư trú. Việc xây dựng hệ thống tiêu chí
đònh lượng này cần phải đảm bảo hướng đến những yếu tố quan trọng
nhất sau đây:
(1) Thiết kế cảnh quan - Nâng cao hình ảnh của khu vực cư trú và
khuyến khích tạo ra một cảm giác đặc biệt của nơi chốn thay vì chỉ
cung cấp bất động sản đơn thuần như một số dự án nhà ở hiện nay
ở Việt Nam. Một thiết kế cảnh quan tốt sẽ phải dựa trên: (1) Những
nguyên tắc và mục tiêu đề xuất; (2) Các cuộc khảo sát cùng những
phân tích cảnh quan của đòa điểm; (3) Đề xuất thiết kế cảnh quan hợp
lý; (4) Các cách thức quản lý và bảo trì trong tương lai.
(2) Các không gian mở - Các khu dân cư hiện tại của Việt Nam cũng
đã chú ý đến các không gian mở này, tuy nhiên mới chỉ trên phương
diện số lượng, còn chất lượng vẫn là một vấn đề. Do đó, việc thiết kế
các không gian mở phải đảm bảo: (1) Cung cấp tiện nghi cho người

SË 94 . 2018

75


dân; (2) Tăng cường sức hấp dẫn thò giác cho chính không gian lẫn
khu vực; (3) Tăng cường các biện pháp, giải pháp an toàn, đặc biệt
đối với trẻ nhỏ.

mong muốn chạy xuyên qua, nhưng vẫn đảm bảo sự tiếp cận của các
phương tiện này khi sự cố, hỏa hoạn, kết hợp với việc bố trí các bãi đỗ
xe ngoại biên hợp lý.

(3) Các không gian dòch vụ, tiện ích công cộng cơ sở - Việt Nam cũng
đã đưa ra các quy đònh về các không gian dòch vụ, tiện ích công cộng
cơ sở cho các khu dân cư mới dưới hình thức “đơn vò ở”. Các không
gian dòch vụ, tiện ích công cộng cơ sở này cần được đề xuất ngay ở
giai đoạn đầu trong quá trình lập kế hoạch, lập dự án - với sự tham
vấn của các nhà cung cấp dòch vụ và cộng đồng đòa phương.

(7) Các trang thiết bò, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và đô thò - Gia tăng
tiện nghi cho môi trường cư trú thông qua các hạ tầng kỹ thuật thiết yếu
của khu dân cư và đô thò cũng như các trang thiết bò đường phố, đồng
thời đề xuất các biện pháp lẫn tài chính cho việc vận hành và bảo trì
đi cùng.

(4) Nhà ở - Là mối quan tâm lớn nhất của người Việt Nam, nhà ở
không chỉ là một không gian vật chất đơn thuần, mà còn được xem
như một biểu tượng thể hiện vò thế, đẳng cấp, thẩm mỹ của chủ nhà.
Mạng lưới nhà ở được thiết kế đa dạng tạo ra một cộng đồng cân

bằng, cung cấp nhiều sự lựa chọn nhất, với nhiều hình ảnh và sự
quan tâm của cư dân

Thông qua những cách thức đònh lượng tính hấp dẫn của một nơi chốn
cư trú, người thiết kế sẽ chuyển hóa vào trong cách thức kiến tạo, tổ
chức không gian hướng đến những môi trường cư trú hấp dẫn:
■ Đối với các khu phố, khu dân cư cũ hiện hữu - Phát hiện các “chìa
khóa” tạo nên sự hấp dẫn đang có, đồng thời là những nguy cơ gây
tổn tại đến tính hấp dẫn nhằm có những điều chỉnh, những cải thiện
khôi phục lại.

Thay lời kết

(5) Các không gian giao thông công cộng và giao thông nhẹ - Giao
thông nội khu dân cư Việt Nam hiện vẫn dựa trên các phương tiện cá
nhân có động cơ dùng xăng dầu. Các khu dân cư hoặc liên khu dân
cư cần thiết lập các không gian giao thông công cộng và giao thông
nhẹ hợp lý, thuận tiện để giúp giảm bớt việc sử dụng xe ô tô, khuyến
khích đi bộ và đi xe đạp.

■ Đối với các khu phố, khu dân cư đang đònh hình - Giúp điều chỉnh
cách thức kiến tạo các không gian hay tổ chức các hoạt động cho người
dân, giúp chủ dự án hay chính quyền có thêm những cơ sở để chuyển
đổi hay tăng cường tính thân thiện cho những không gian thường mang
tính “hấp dẫn chủ quan” bởi quá trình thiết kế và người thiết kế.

(6) Mạng lướng đường giao thông - Các khu dân cư Việt Nam cần hạn
chế tối đa số lượng và tốc độ các phương tiện giao thông cơ giới không

■ Đối với các khu phố, khu dân cư sẽ phát triển trong tương lai - Tạo ra

các đònh hướng, chiến lược phát triển các dự án thu hút dân cư nhanh

76

SË 94 . 2018


Q u y h oπch &

t∏c gi ∂

hơn nhằm rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng và thu hồi vốn, giúp thành phố có thêm nhiều dự
án hấp dẫn, tạo dựng hình ảnh mới cho thành phố.
Tiếp cận xã hội từ kiến tạo nơi chốn cư trú là một cách làm đang được xem là phù hợp cho sự
phát triển nhân loại hiện nay, đặc biệt là tại các không gian đô thò, ngày càng trở nên to lớn, vượt
quá tỉ lệ con người cả trên quy mô diện tích lẫn quy mô dân cư. Mỗi nơi chốn an cư hấp dẫn sẽ
là một trải nghiệm tốt và trở thành những mẫu hình cho những phát triển tiếp theo, giúp thành
phố trở thành một nơi chốn đáng sống hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Jacobs, J. (1961), The Death and Life of Great American Cities, New York: Vintage Books, 480p.
[2] PADDI (Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thò), Cơ quan Quy hoạch đô thò Lyon (2012), Làm thế nào để quy hoạch
đô thò ở Việt Nam hiệu quả hơn? Trường hợp TP. Hồ Chí Minh, Tài liệu trình bày và thảo luận trong diễn đàn “Đô thò
hóa bền vững vùng ven ở các thành phố của Việt Nam” do ADETEF và AFD tổ chức 03/2012 tại Hà Nội, truy cập ngày
30/04/2018 từ />de_quy_hoach_do_thi_o_Viet_Nam_hieu_qua_hon.pdf.
[3] Relph, E. (1976), Place and Placelessness, London: Pion, 174p.
[4] Tuan, Y-F. (1979). Space and place: Humanistic pespective. p.387-427 in Gale, S., Olsson, Gunnar (Eds.) (1979).
Philosophy in Geography. Michigan: D. Reidel Publishing Company, 469p.
[5] CBRE (2017). Placemaking: Value and the public realm. CBRE Research, Retrieved April 30, 2018 from https://edco.
on.ca/resources/Documents/Global%20Placemaking.pdf.
[6] Fritz, S. (1981). The Sense of Place. Boston: CBI Publishing Company Inc.

[7] Cross, J.E. (2001). What is sense of place?. Prepared for the 12th Headwaters Conference, Western State
College, November 2-4, 2001, Retrieved April 30, 2018 from cross_
headwatersXII.pdf.
[8] Jordan, T. (2014). Internet, Society and Culture: Communicative Practices Before and After the Internet. New York:
Bloomsbury Academic, 176p.
[9] Vũ Việt Anh (2016). Sự kết hợp giữa Kiến tạo nơi chốn và TOD - Mô hình phát triển không gian đô thò gắn với đường sắt
đô thò TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam), 257:09/2016, trang 22-26.
[10] Mulliner, E., Maliene, V. (2011). An introductory review to the special issue: Attractive places to live. Urban Design
International, (2011) 16, p.147-152.
[11] Gehl, J. (2010). City for people. Washington, D.C.: Island Press, 288p.
[12] Berkeley Group (2014). Creating successful places: A toolkit. 24p. Retrieved April 30, 2018 from https://www.
berkeleygroup.co.uk/media/pdf/l/h/berkeley-social-sustainability-toolkit.pdf.

SË 94 . 2018

77



×