Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Xây dựng giải pháp phát triển bền vững dân cư đô thị Hà Nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.87 KB, 40 trang )

Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
Lời mở đầu
Phát triển xã hội đô thị là quá trình tạo ra những thay đổi tích cực về mối quan
hệ qua lại giữa người với người (bao gồm cả mối quan hệ trong cộng đồng) và
phương thức sinh hoạt của con người ở khu vực đô thị cùng với sự mở rộng không
gian đô thị, mở rộng quy mô hành chính, tăng mật độ và quy mô dân số. Tiền đề của
phát triển xã hội đô thị là sự phát triển kinh tế đô thị, nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng,
tăng cường ảnh hưởng của đô thị với khu vực xung quanh. Phát triển xã hội đô thị và
phát triển bền vững dân cư đô thị có những nội dung song trùng và mục tiêu thống
nhất nhau đó là xây dựng một xã hội văn minh lấy mục tiêu phát triển con người làm
trọng tâm. Phát triển xã hội đô thị có ảnh hưởng tích cực đối với phát triển kinh tế đô
thị chức năng đô thị, và toàn bộ nền kinh tế, đồng thời đó cũng là mục tiêu của các
quốc gia. Tuy nhiên trong quá trình phát triển xã hội đô thị cũng như phát triển bền
vững dân cư đô thị có nhiều vấn đề bất cập nảy sinh, các nhà quản lý cần lường trước
để hạn chế hậu quả xấu của nó.
Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước,
các mối quan hệ kinh tế, xã hội diễn ra sôi động và vô cùng phức tạp. Hơn nữa, việc
Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính vào ngày 1-8-2008, khiến diện tích
tăng lên gấp 3,6 lần và dân số vượt ngưỡng 6 triệu người, càng làm cho xã hội đô thị
thêm phức tạp. Đặc biệt, việc diện tích và dân số quá lớn, gây khó khăn và áp lực về
mọi mặt cho sự phát triển đô thị Hà Nội. Vì vậy để phát triển một đô thị bền vững ta
cần nghiên cứu và có những chính sách phát triển dân số bền vững.
Chính từ những lý do trên mà em chọn đề tài: “Xây dựng giải pháp phát triển
bền vững dân cư đô thị Hà Nội” với hi vọng đem đến cái nhìn sâu sắc hơn về vấn
đề dân số Hà Nội, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển bền
vững dân số. Do thời gian và kiến thức chuyên môn có hạn nên đề án của em còn có
nhiều thiếu sót. Em mong thầy đóng góp để bài làm của em được tốt hơn. Em xin chân
thành cảm ơn thầy
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
1
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn


I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ BỀN VỮNG
1. Đô thị và phát triển đô thị bền vững.
1.1 Khái niệm và đặc trưng đô thị.
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm
việc theo kiểu thành thị (Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến trúc, Hà Nội).
Theo thông tư số 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây dựng và Ban tổ
chức cán bộ của chính phủ: Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu
là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay
trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
của một miền lãnh thổ hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.
Khái niệm về đô thị cũng có tinh tương đối do có sự khác nhau về trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư của mỗi nước. Do đó mà mỗi nước lại có tiêu
chuẩn và quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình.
Đặc trưng của đô thị
Theo như khái niệm trên thì đô thị là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
của vùng và của cả nước, có vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Vì vậy một đô
thị luôn có những đặc trưng sau:
- Các vấn đề xã hội luôn luôn tiềm ẩn: Tội phạm, tệ nạn xã hội, thiên tai, hỏa
hoạn, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…
- Thách thức về kinh tế luôn được đặt ra: Cung cấp dịch vụ, đất đai, nhà ở, đảm
bảo công ăn, việc làm, giao thông đi lại…
- Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh đã hoặc đã được quy hoạch và hoàn chỉnh từng
phần, mật độ các công trình cao là những đặc trưng cơ bản của đô thị. Cơ sở hạ tầng,
mật độ dân số cao, quy mô dân số là những yếu tố tạo ra những lợi thế, hiệu quả kinh
tế về tính tập trung của đô thị.
- Cơ cấu lao động, sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa cao là
tiền đề cơ bản của việc nâng cao năng suất lao động, là cơ sở đời sống kinh tế - xã
hội đô thị.
- Cấu trúc xã hội: Xã hội công nghiệp khác làng, xã, người dân đô thị gắn với
cuộc sống thương mại, công nghiệp.

SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
2
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
1.2 Phát triển đô thị bền vững
Cơ sở để các tổ chức quốc tế và các trung tâm nghiên cứu đô thị đưa ra các
quan niệm về phát triển bền vững đô thị chính là khái niệm phát triển bền vững được
công bố bởi Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN
với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới
phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác
động đến môi trường sinh thái học". Hiểu theo nghĩa chung nhất "Phát triển bền vững
là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Như vậy khái niệm phát triển bền
vững, về cơ bản bao hàm 3 phương diện: Môi trường bền vững, kinh tế bền vững và
xã hội bền vững. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh
tế ổn định; thực hiện kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã
hội và bảo vệ tốt môi trường; gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; bảo đảm
dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển toàn diện con người.
Phát triển đô thị bền vững là con đường duy nhất để để tránh được các thách
thức do quá trình đô thị hóa tạo ra. Nhưng quan niệm về sự bền vững đô thị cũng
đang là vấn đề tranh luận trên nhiều diễn đàn hội nghị.
Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP – 1990: Một thành phố là
bền vững trong bản thân nó có sự bền vững đồng thời của các mặt quan hệ kinh tế, xã
hội và môi trường.
Trung tâm về định cư con người của Liên Hợp Quốc (The United Nations
Centre for Human Settlements): Một thành phố bền vững khi nó đạt được sự thiết lập
khuôn khổ về phát triển các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội. Khuôn khổ đó phù
hợp với những nguồn tài nguyên thiên nhiên (đối với chúng ta như là sự cung cấp bền
vững) mà phát triển bị phụ thuộc và khuôn khổ này cũng bảo vệ, tránh những rủi ro
từ môi trường có thể đe dọa đến những mục đích phát triển (trừ những rủi ro có thể
chấp nhận). Việc quy hoạch và quản lý phát triển thành phố bền vững đòi hỏi sự thỏa

thuận và hợp tác hành động của mọi thành phần xã hội, nhà nước, tư nhân và cộng
đồng; mọi cấp độ: địa phương, thành phố và quốc gia.
Tổ chức phi chính phủ Ấn Độ: Các phương án phát triển (Development
Alternatives India) cho rằng: Thành phố bền vững là sự quan hệ khăng khít giữa môi
trường, kinh tế và các vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cuộc
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
3
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
sống tối thiểu cho người dân, trong đó cần hạn chế sự ô nhiễm không khí, sự gia tăng
dân số quá nhanh và phát huy các mặt tích cực, các khu vực xanh của thành phố. Sự
bền vững của thành phố phụ thuộc vào chất lượng môi trường, năng lực kinh tế và
khả năng tìm kiếm việc làm của người dân.
Tổng quan về phát triển bền vững đô thị từ nhiều quan niệm khác nhau, nhưng
chúng đều có đặc điểm cốt lõi sau:
Phát triển bền vững thống nhất cả 3 mặt kinh tế - xã hội – môi trường trong một
khuôn khổ.
- Nâng cáo chất lượng cuộc sống.
- Không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.
- Quan hệ mật thiết với môi trường.
- Sự thống nhất trong kế hoạch, hành động và tính công bằng.
- Quy hoạch và quản lý thống nhất, đồng thuận ở mọi cấp.
- Rủi ro về môi trường có thể chấp nhận được trong mục đích phát triển.
2. Phát triển bền vững dân cư đô thị
2.1 Khái niệm dân cư đô thị và đặc điểm dân cư đô thị
Dân cư là tập người sống trên cùng một lãnh thổ được đặc trưng bởi những mối
liên hệ về mặt xã hội, cũng như quan hệ qua lại về mặt kinh tế trong đó có việc phân
công lao động, cư trú theo lãnh thổ nhất định.
Dân số theo quan điểm thống kê là số người sống trên một lãnh thổ nhất định
vào thời điểm nhất định và dân số đô thị là bộ phận dân số sống trên lãnh thổ được
quy định là đô thị.

Dân số của một đô thị luôn luôn biến động do các yếu tố sinh, chết, đi, đến. Do
đó khi nói đến dân số đô thị cần phân biệt rõ dân số thường trú và dân số hiện có vào
những thời điểm nhất định của đô thị.
Để phản ánh quy mô đô thị của một quốc gia, trình độ đô thị hóa của một vùng
hay một quốc gia, các nhà kinh tế sử dụng tỷ trọng dân số đô thị trong tổng dân số.
Đặc điểm dân cư đô thị
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
4
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
Dân số là xuất phát điểm của mọi vấn đề trong đô thị. Muốn nghiên cứu đô thị
và đưa ra các chính sách phát triển dân số đô thị, trước tiên cần phải nắm rõ đặc điểm
của dân cư đô thị.
- Dân số đô thị vừa là người sản xuất, lại vừa là người tiêu thụ sản phẩm ngay
trên địa bàn đô thị. Vì thế dân số chính là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển
kinh tế đô thị vì nó vừa tác động đến phía cung, vừa tác động đên phía cầu sản phẩm
dịch vụ đô thị.
- Một trong những đặc điểm cơ bản của đô thị là dân số tập trung với mật độ
cao. Mật độ dân số là một trong các chỉ tiêu để phân biệt nông thôn và thành thị. Mật
độ dân số là dân số thường trú (hoặc hiện có) tính bình quân trên một đơn vị diện
tích. Mật độ dân số ở các đô thị cũng rất khác nhau. Có những thành phố có mật độ
dân số cao như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng có những thành phố có
mật độ dân số tương đối thấp như thành phố Đà Lạt,…
- Đặc điểm quan trọng nhất của dân số đô thị cần phải nghiên cứu đó là cơ cấu
tuổi – giới của dân số vì nó có liên quan đên rất nhiều vấn đề của dân số, đặc biệt là
sự phát triển bền vững trong tương lai. Tiếp đó là cơ cấu lao động, ngành nghề của
dân số.
2.2 Khái niệm phát triển bền vững dân cư đô thị.
Phát triển dân cư đô thị bền vững là sự phát triển hài hoà các yếu tố quy mô dân
cư - chất lượng sống - tốc độ phát triển kinh tế - công bằng xã hội. Quy mô dân cư đô
thị luôn có xu hướng tăng, chất lượng cuộc sống có xu hướng được nâng cao, kinh tế

tăng trưởng và phát triển, xã hội ngày càng văn minh hơn. Phát triển dân cư đô thị
bền vững là điều kiện để phát triển kinh tế. Tuy nhiên việc tăng quy mô dân số không
tương xứng với tăng quy mô các ngành kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) sẽ
dẫn đến sự mất cân đối cung - cầu về việc làm, nhà ở, khả năng đáp ứng về CSHT, và
các dịch vụ đô thị khác. Sự tăng dân số quá mức cần thiết được xem như sự quá tải
về dân số sẽ gây ra sự quá tải trên tất cả các lĩnh vực khác của đô thị. Biểu hiện rõ
nhất là sự quá tải về CSHT như tắc nghẽn giao thông, thiếu nhà ở, trường học, bệnh
viện, thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm v.v… và hậu quả cuối cùng là chất lượng
sống của dân cư đô thị bị giảm sút.
Để dân cư đô thị có chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì quy mô dân cư cần
ở mức hợp lý, kinh tế phải có tốc độ tăng trưởng và phát triển cao, bền vững, người
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
5
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
lao động có đủ việc làm, thu nhập ngày càng tăng, môi trường tự nhiên và xã hội tốt,
xã hội công bằng, văn minh. Trong đó tăng trưởng và phát triển kinh tế là tiền đề hay
điều kiện cơ bản cho việc phát triển xã hội. Kết quả của sự bền vững thể hiện ở kết
quả kinh tế như GDP bình quân đầu người, thu nhập, chi tiêu bình quân đầu người, tỷ
lệ thất nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo giảm, v.v… Tuy nhiên trên thực tế tốc độ phát triển của
các yếu tố rất khác nhau. Trong thời kỳ bùng nổ dân số đô thị thì chất lượng cuộc
sống, tốc độ phát triển kinh tế đô thị không theo kịp tốc độ tăng dân số và phân hoá
giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội gia tăng v.v…
3. Hệ thống tiêu chí về phát triển bền vững dân cư đô thị.
Phát triển dân số bền vững là vấn đề cốt lõi và là mục tiêu cuối cùng của mọi
quá trình phát triển. Tuy nhiên để đánh giá sự phát triển dân cư của một đô thị không
phải là vấn đề đơn giản. Phát triển bền vững dân cư được thể hiện trên rất nhiều khía
cạnh. Vì vậy để có thể đánh giá quá trình phát triển dân cư của một đô thị chúng ta
cần xây dựng một hệ thống các tiêu chí trên tất cả các khía cạnh của đời sống dân cư.
Cơ sở để xây dựng các tiêu chí từ khái niệm, bản chất, sự biểu hiện của sự phát triển
dân cư bền vững đã trình bày ở phần trên.

Nhóm 1. Mức độ phát triển kinh tế, xã hội (3 tiêu chí, 9 chỉ tiêu )
Tiêu chí stt Chỉ tiêu
Tiêu chí 1. Dân số đô thị hợp lý 1 Quy mô dân số và mật độ hợp lý
2 Tỷ lệ hộ nghèo thấp
Tiêu chí 2. Lao động đô thị
3 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao
4 Tỷ lệ thất nghiệp thấp
Tiêu chí 3. Phát triển kinh tế đô
thị
5 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm cao
6 Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
cao
7 GDP bình quân đầu người cao
Nhóm 2. Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội (3 tiêu chí, 3 chỉ tiêu)
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
6
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
Tiêu chí 4 . Nhà ở đô thị
8
Diện tích nhà ở bình quân đầu người cao
(m2/người)
Tiêu chí 5. Y tế đô thị 9 Số cơ sở y tế/1000 dân cao
Tiêu chí 6. Giáo dục ở đô thị 10 Số cơ sở giáo dục /1000 dân cao
Nhóm 3. Mức độ phát triển CSHT kỹ thuật (5 tiêu chí, 7 chỉ tiêu)
Tiêu chí 7. Giao thông đô
thị
11
Tỷ lệ đất giao thông đô thị theo TC
Tiêu chí 8. Cấp nước đô thị
12

Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch cao
13
Lượng nước cấp bình quân ngày /người theo
tiêu chuẩn
Tiêu chí 9. Cung cấp điện
và chiếu sáng đô thị
14
Cấp điện sinh hoạt bình quân ng/năm (Kw-
h/người/năm) cao
Tiêu chí 10. Bưu điện
thông tin liên lạc,
15
Số điện thoại cố định/100 dân cao
Tiêu chí 11. Vệ sinh môi
trường đô thị
16 Tỷ lệ rác thải thải được thu gom và xử lý cao
17 Diện tích cây xanh bình quân đầu người cao
Nhóm 4. Trình độ quản lý đô thị (1 Tiêu chí, 4 chỉ tiêu )
Tiêu chí 12. Trình độ quản
lý đô thị
18 Quy hoạch đầy đủ và đồng bộ
19 Bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa lịch sử
20
Tỷ lệ cán bộ quản lý đô thị có trình độ đại học
trở lên cao
21 Trình độ áp dụng tin học trong quản lý cao
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
7
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DÂN

CƯ ĐÔ THỊ HÀ NỘI
1. Thực trạng phát triển dân cư đô thị Hà Nội
1.1 Mức độ phát triển kinh tế, xã hội
Dân số đô thị:
- Về quy mô dân số: Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng
mạnh mẽ trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, thành phố có 53 nghìn
dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích
lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ
đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm
1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 921 km², nhưng dân số vẫn ở mức
hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần
được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm
1999; 3,4 triệu vào cuối năm 2007. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng
8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân. Năm 2009, dân số Hà Nội có
6.448.837 người, chiếm 7,51% dân số cả nước, xếp thứ 2 về số dân sau thành phố Hồ
Chí Minh.
- Tỷ lệ tăng dân số khu vực thành thị bình quân mỗi năm trong thời kỳ 1999 –
2009 là 3,76%, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 1,12%. Quận Hà Đông,
huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy là những nơi có tỷ lệ tăng dân số cao nhất trong
thành phố. Đây là những nơi có đông người lao động làm ăn sinh sống và sinh viên
lên trọ học. Điển hình là Từ Liêm, từ năm 1999 đến nay, dân số của huyện này đã
tăng lên gấp đôi (hiện đang giữ ở mức 371.247 người)
- Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành
chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành
phố, mật độ dân cư trung bình 1.875 người/km² nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên
tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn,
Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km². Sự khác biệt giữa nội ô và còn
huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục...
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
8

Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
Bảng. Diện tích và dân số đô thị Hà Nội giai đoạn 1954 - 2009
Năm
Diện tích
(km2)
Tổng dân
(1000 người)
Mật độ dân số
(người/km2)
1954 152 53 348,68
1961 584 91 155,82
1978 2136 2500 1170,41
1991 921 2350 2551,57
1999 921 2672,122 2901,32
2007 921,8 3289,3 3570,28
2008 3344,6 6116,2 1828,68
2009 3344,6 6472,2 1935
Nguồn : Số liệu thống kê Việt Nam 1930-1984, NXB Thống kê 1985 và Niên giám
thống kê hàng năm từ 1991 đến 2009.
- Tỷ lệ hộ nghèo: Giai đoạn 2005 – 2008, Hà Nội áp dụng chuẩn nghèo là thu
nhập đầu người 300000đ/ tháng ở khu vự thành thị và dưới 270000đ/tháng ở khu vực
nông thôn (Theo quyết định 6673/QĐ–UB ngày 28/9/2005 của UBND thành phố
HN). Tính đến 2007, nội thị Hà Nội có khoảng 42300 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo có sự
chênh lệch khá lớn giữa các quận trong thành phố, trong đó quận Đống Đa có số hộ
nghèo lớn nhất (8800 hộ), tiếp đến Hai Bà Trưng (6700 hộ), Ba Đình (5400 hộ),
Hoàng Mai (4700 hộ), Hoàn Kiếm (4200 hộ), Cầu Giấy (3400 hộ), Tây Hồ (2700 hộ).
Tỷ lệ hộ nghèo thành phố giảm từ 3% năm 2006 xuống còn 2,4% năm 2008
Theo chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội (áp dụng từ giữa năm 2009) là
dưới 500000đ/tháng ở khu vực thành thi và dưới 330000đ/tháng ở khu vực nông thôn
(theo quyết định số 1592/ QĐ–UBND ngày 7/4/2009 của UBND thành phố Hà Nội).

Tỷ lệ hộ nghèo tăng lên đến 6,04%, ước tính năm 2010 giảm xuống còn 5,4%.
Lao động đô thị: Mất cân đối cung cầu rõ nét đặc biệt sau khi mở rộng địa giới
hành chính, chất lượng cung lao động qua đào tạo giảm (năm 2007, tỉ lệ lao động qua
đào tạo đạt 53%, năm 2008, sau hợp nhất chỉ còn 23%). Cơ cấu lao động trong các
ngành tiếp tục bất hợp lý, năng suất lao động trong một số ngành thấp (lao động nông
nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, song sự chuyển dịch trong nội bộ ngành và sang các ngành
khác còn chậm). Lao động thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên gần 30000 người,
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
9
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
lao động nông thôn bị mất việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lớn (trên 40000
người)
Phát triển kinh tế đô thị: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội luôn nằm trong
tốp đầu của cả nước. Nếu như năm 2000, GDP của Hà Nội mới chỉ đạt 39.944 tỷ
đồng, chiếm 9,04 tổng GDP của cả nước thì đến năm 2009 đã là 205.890 tỷ đồng,
chiếm 12,41%. Dự kiến tốc độ tăng GDP năm 2010 là 8% - 8,5%, đưa tốc độ tăng
trường trung bình thời kì 2006 – 2010 đạt khoảng 9,85% ( cả nước 6,96%).
Thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đã tăng lên bình quân 33,2%, (cả
nước 29%) mỗi năm trong 10 năm qua. Dự báo năm 2010, thu nhập bình quân có thể
lên đến 35 – 36 triệu đồng, tăng 10% – 13 % so với năm 2009. Hiện tại thu nhập bình
quân của Hà Nội cao gấp 64,8% mức trung bình cả nước.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực trình độ
cao, chất lượng cao và sản phẩm mũi nhọn.
Biểu đồ cơ cấu kinh tế Hà Nội theo ngành năm 2000, 2009
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
10
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
11

Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
1.2 Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội
Nhà ở đô thị: Hà Nội là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, giá bất
động sản không thua kém các quốc gia giầu có. Điều này đã khiến những cư dân Hà
Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu
tiện nghi. Năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3m2 một người. Chỉ
khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở. Đến năm 2009, số
người có nhà ở tăng lên đến 99,6 %, và diện tích nhà ở là 7 – 7,5m2/ người. Tuy
nhiên thì tình trạng nhà ổ chuột trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều.
Y tế đô thị: Năm 2009, thành phố Hà Nội có 651 cơ sở khám chữa bệnh trực
thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 41 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575
trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 10.066 giường, chiếm khoảng
một phần hai mươi số giường bệnh toàn quốc; tính trung bình ở Hà Nội 643
người/giường bệnh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh có
đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp. Điều kiện chăm sóc y tế giữa
nội ô và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng địa
giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng, thể hiện qua các chỉ số y tế
cơ bản. Nếu như tại địa phận Hà Nội cũ, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 9,7%, thì ở
Hà Tây, con số lên tới 17%. Tương tự, tuổi thọ trung bình tại khu vực Hà Nội cũ khá
cao, 79 tuổi, nhưng sau khi mở rộng, con số này bị kéo xuống còn 75,6 tuổi.
Giáo dục ở đô thị: Hà Nội là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009,
Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học
phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Hệ thống các trường cao đẳng, đại
học trên địa bàn thành phố trên 50 trường, trong đó có những trường đầu ngành của
cả nước, đào tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng
Hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp
học xóa mù chữ. Sau khi Hà Tây được sát nhập vào thành phố, Hà Nội hiện đứng đầu
Việt Nam về số lượng người không biết chữ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đạo
tạo Việt Nam năm 2008, toàn thành phố có gần 235.000 người mù chữ trên tổng số
1,7 triệu người của cả quốc gia.

SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
12
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
1.3 Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật
Giao thông đô thị: Năm 2010, thành phố có khoảng 8489 km đường giao thông
nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại trước sự phát triển đô thị và sự gia tăng nhanh
chóng của các phương tiện giao thông. Tỉ lệ quỹ đất dành cho giao thông ở Hà Nội là
6,7% diện tích đất đô thị. Các tuyến đường vành đai đều chưa được hoàn chỉnh theo
quy hoạch. Diện tích đất dành cho các bãi đỗ xe thiếu trầm trọng, mới chỉ đạt 1,2%
diện tích đất đô thị (theo quy hoạch là 5%–6%)
Số phương tiện tăng quá nhanh 10%/ năm–15%/ năm. Hàng năm, thành phố
dành nhiều tỷ đồng để xây dựng, mở mang thêm nhiều tuyến phố nhưng vẫn không
tương xứng với nhu cầu đi lại của người dân. Giao thông công cộng mà chủ yếu là xe
buýt chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu đi lại.
Ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận không nhỏ người dân còn
hạn chế trong khi đó các chế tài xử lý các vi phạm về trật tự giao thông chưa đủ răn
đe, giáo dục. Năng lực tổ chức giao thông, quản lý nhà nước về giao thông còn nhiều
bất cập.
Cấp nước đô thị: Hệ thống ao hồ Hà Nội ô nhiễm nặng, nguồn nước sinh hoạt
ngày càng trở nên thiếu hụt, người dân Hà Nội vẫn phải sống chung với nước “bẩn”
và tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra. Năm 2009, toàn TP Hà Nội hiện mới
được cấp nước bằng hệ thống cấp nước đô thị đạt 38,5%. Tỷ lệ dân sử dụng nước
máy chiếm 46% chủ yếu tại Hà Nội cũ, Hà Đông và Sơn Tây, tiêu chuẩn 100-120
l/ng.ngđ và 54% dân số sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa và ao hồ.
Khu vực nông thôn, cấp nước đô thị chiếm 1,4%, còn lại sử dụng nước giếng khoan
hoặc giếng đào.
Cung cấp điện và chiếu sáng đô thị: Trong mấy năm trở lại đây nhu cầu tiêu thụ
điện ở Hà Nội tăng cao, trung bình gần 12%/năm, đặc biệt vào mùa hè (tháng 7-
2006) thành phố tiêu thụ sản lượng cao nhất tới 16,592 triệu kWh/ngày tăng hơn 1,8
lần so với mức tiêu thụ điện cao nhất của năm 2000 là 9,15 triệu kWh. Tiêu thụ điện

bình quân trên đầu người của Hà Nội đạt khoảng 1.258kWh/người, cao gấp 2,3 lần so
với tiêu thụ điện bình quân của cả nước. Năm 2009, sản lượng tiêu thụ tăng tới 20%
so với 2008, trung bình mỗi ngày Hà Nội đang tiêu thụ khoảng 23,5 triệu kWh, đỉnh
điểm vào những ngày Hà Nội đã sử dụng tới 39 triệu kW, vượt 10 triệu kW so với
con số tập đoàn điện lực Việt Nam cho phép. Tình trạng thiếu điện và cắt điện luân
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
13
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
phiên thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. Để chống quá
tải, công ty Điện lực Hà Nội đã có kế hoạch nâng cấp cải tạo các tuyến đường dây
nhưng tiến độ thực hiện còn chậm. Vì vậy, trong nhưng năm tới sẽ rất khó đảm bảo
an toàn cung cấp điện cho thủ đô.
Bưu điện thông tin liên lạc: Viễn thông Việt Nam nói chung và Hà Nội nói
riêng đang có những bước phát triển vượt bậc. Số điện thoại cố định liên tục tăng lên.
Năm 2005 là 1337 nghìn cái, năm 2006 là 1350 nghìn cái, năm 2007 là 1380 nghìn
cái.
Vệ sinh môi trường đô thị: Tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố
vào khoảng 2.800 tấn/ngày, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế
khoảng 2.000 tấn/ngày. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
các loại: khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 1/4 và lượng chất thải phân
bùn bể phốt là 5%. Nhưng thực tế, việc thu gom và tiêu huỷ rác thải tại Hà Nội còn
nhiều khó khăn. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng
95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%. Lượng CTR công nghiệp
được thu gom đạt 85%-90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60%-70%.
1.4 Trình độ quản lý đô thị
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị còn bộc lộ nhiều yếu kém. Tình
trạng quy hoạch thiếu đồng bộ, quy hoạch treo chưa được giải quyết triệt để. Hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị và nông thôn phát triển chưa đồng bộ,
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành còn bộc lộ những yếu kém,

khuyết điểm; có bộ phận, lĩnh vực còn trì trệ, kém hiệu quả. Một bộ phận cán bộ,
công chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, trình độ, năng lực hạn chế, né
tránh trách nhiệm, nhất là những việc khó, nổi cộm, bức xúc.
Hiện nay, số cán bộ quản lý đô thị không có chuyên môn về xây dựng còn khá
lớn; hầu hết được thuyên chuyển hoặc tuyển dụng từ cán bộ chuyên môn kỹ thuật và
không được trang bị kỹ năng quản lý nói chung và kỹ năng trong quản lý đô thị nói
riêng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý đô thị cấp phường, thị trấn, thị xã
Hà Nội sau sát nhập, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chồng chéo. Tỷ lệ cán bộ
có trình độ đại học ít và khả năng ứng dụng trong quản lý đô thị còn hạn chế.
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
14
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
Công tác bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa, lịch sử ngày càng được chú trọng và
đầu tư. Hà Nội là nơi tập trung nhiều công trình văn hóa lớn, tiêu biểu trong cả nước
và đặc sắc trong khu vực. Hệ thống di sản vật thể, phi vật thể được bảo tồn, phát triển
và phát huy có hiệu quả.
2. Dự báo xu thế phát triển dân cư đô thị Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050
Theo số liệu thống kê đã nêu trong bảng, và dùng phương pháp dự báo dân số
bằng phương pháp thống kê , chúng ta có thể dự báo dân số Hà Nội trong tương lai.
Với tỉ lệ gia tăng trung bình 2,11%/ năm thì dự kiến đến năm 2015, quy mô dân số
Hà Nội sẽ vào khoảng 7,7 triệu người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức 1,10-
1,15%. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên ở mức 5%. Phấn đấu giảm dần mất cân bằng giới
tính khi sinh. Năm 2020 khoảng 8 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 54%- 55%.
Năm 2030 khoảng 9,4-9,5 triệu người, trong đó thành thị khoảng 6,4 triệu người,
nông thôn khoảng 3 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa 68,8%. Phân bổ dân cư đô thị hạt
nhân khoảng 4,41triệu người, trong đó các quận nội đô cũ phía Nam sông Hồng
khoảng 1,69 triệu người; khu phát triển mới cả phía Bắc và Nam khoảng 2,72 triệu
người; 5 đô thị vệ tinh khoảng 1,77 triệu người; Các đô thị sinh thái và các thị trấn
hiện hữu khoảng 0,26 triệu người.

Tới năm 2050 dân số Hà Nội khoảng trên 10 triệu người. Dân số Hà Nội sẽ phát
triển theo 3 giai đoạn. Hà Nội là “cực hút” lớn, thế nên, từ nay tới năm 2020, thành
phố sẽ phải kiềm chế và kiểm soát chặt chẽ dân nhập cư vào Hà Nội vì giai đoạn này
hạ tầng còn rất thiếu thốn, không đủ sức phục vụ dân cư. Trong 10 năm tới, ước tính,
số dân nhập cư chỉ cho phép trong 25 vạn người. Trong 10 năm tiếp theo (2020-
2030), khi các đô thị vệ tinh đã tương đối hoàn chỉnh, Thủ đô đủ khả năng tiếp nhận
thêm khoảng 1 triệu dân nhập cư. Tuy thế, 20 năm tiếp đó (2030-2050), Hà Nội đi
vào giai đoạn ổn định nên lượng người nhập cư phải giảm dần. Tính ổn định lúc đó
được đề cao, nếu tiếp tục tăng dân, Hà Nội sẽ trở thành siêu đô thị với những bất ổn
rất khó kiểm soát.
Từ nay đến năm 2015, Ủy ban Nhân dân trình Hội đồng Nhân dân thành phố ra
nghị quyết chuyên đề về công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình. Hiện Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội đang tập trung mọi nỗ lực phấn đấu đến năm 2015
đạt quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý; nâng cao chất lượng dân số và
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
15
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đoàn
đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện
đại hóa...
3. Định hướng phát triển đô thị Hà Nội theo quy hoạch chung đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam hiện đang trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và mạnh
mẽ. Dự kiến tăng trưởng kinh tế quốc gia giai đoạn 15 năm tới sẽ duy trì 7% mỗi
năm. Dân số đô thị sẽ tăng từ xấp xỉ 30% hiện nay lên trên 50% vào năm 2025. Đảng
và Chính phủ đã chỉ đạo yêu cầu đô thị hoá và phát triển đô thị phải đáp ứng được
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội theo hướng CNH-HĐH và phân bố dân cư hài hoà
và bền vững. Hiện nay, Chính phủ đang có chương trình chiến lược ưu tiên phát triển
Hà Nội thành một Thủ đô có quy mô lớn, tầm cỡ quốc tế, là trung tâm chính trị –
hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao
dịch quốc tế. Ngày 29/05/2008 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết

15/2008/QH12 về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, gồm Thành phố
Hà Nội cũ với tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân,
Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Có thể nói
đây là lần điều chỉnh mở rộng có quy mô lớn nhất, tính chất và ý nghĩa đặc biệt nhất
trong suốt chiều dài 1000 năm hình thành, xây dựng và phát triển của Thăng Long,
Hà Nội. Hà Nội là một trong những thủ đô có quy mô và dân số lớn trên thế giới, mở
ra triển vọng to lớn để thành phố phát triển nhanh, toàn diện và bền vững trong tương
lai. Nhưng bên cạnh những thuận lợi thì thành phố cũng phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thử thách không thể xem thường như khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế
toàn cầu…những vấn đề bức xúc của quá trình đô thị hóa nhanh và phải giải quyết
mộ khối lượng công việc khổng lồ sau khi hợp nhất. Đồng thời thành phố cũng phải
vươn lên khắc phục những hạn chế, bất cập trên một số lĩnh vực như: Quản lý quy
hoạch, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, môi trường, quản lý
dân cư. Từ những đặc điểm, điều kiện nêu định hướng phát triển đô thị Hà Nội với
mục tiêu từng bước xây dựng hoàn chỉnh chùm đô thị, có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã
hội và kĩ thuật hiện đại, môi trường đô thị trong sạch , được phân bổ và phát triển
hợp lý, đảm bảo cho mỗi đô thị vệ tinh, theo vị trí, chức năng của mình phát huy
được đầy đủ các thế mạnh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đưa Hà Nội lên xứng
tầm với thủ đô, là đầu tàu của cả nước, lôi kéo các vùng phụ cận cùng phát triển.
SVTH: Đỗ Thị Hương Lớp: KT&QL Đô Thị
16

×