Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chọn lọc ổn định ba dòng gà lông màu TP4, TP2, TP3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

CAO BÁ CƢỜNG

NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC ỔN ĐỊNH
BA DÒNG GÀ LÔNG MÀU TP4, TP2, TP3

Chuyên ngành

:

Chăn nuôi

Mã số

:

62 62 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHÙNG ĐỨC TIẾN
PGS. TS. NGUYỄN HUY ĐẠT

HÀ NỘI - 2017



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

CAO BÁ CƢỜNG

NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC ỔN ĐỊNH
BA DÒNG GÀ LÔNG MÀU TP4, TP2, TP3

Chuyên ngành

:

Chăn nuôi

Mã số

:

62 62 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHÙNG ĐỨC TIẾN
PGS. TS. NGUYỄN HUY ĐẠT

HÀ NỘI - 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, các kết quả nêu trong Luận án là trung thực do tôi khảo sát nghiên cứu,
có sự tham gia của cán bộ, viên chức Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy
Phƣơng. Các số liệu này chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
NGHIÊN CỨU SINH

Cao Bá Cƣờng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và triển khai thực hiện đề tài luận án, tôi đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học,
cán bộ, viên chức, ngƣời lao động của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy
Phƣơng; Viện Chăn nuôi Quốc gia và Phòng Đào tạo Thông tin; Tôi xin bày
tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phùng Đức Tiến và
PGS.TS Nguyễn Huy Đạt - những thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho
tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, lãnh đạo
Khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Phòng Công tác Chính trị - Học sinh,
sinh viên, Đoàn trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!


TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS. Cao Bá Cƣờng


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CS

:

Cộng sự

Cv

:

Coefficient of variation (Hệ số biến dị)

ĐVT

:

Đơn vị tính

h2

:


Heritability (Hệ số di truyền)

HSDT

:

Hệ số di truyền

h2S+D

:

HSDT từ thành phần phƣơng sai của cả bố và mẹ

KL

:

Khối lƣợng

NST

:

Năng suất trứng

NT

:


Ngày tuổi

NXB

:

Nhà xuất bản

SE

:

Standard Error (Sai số chuẩn)

TB

:

Trung bình

TH

:

Thế hệ

TL

:


Tỷ lệ

TLĐ

:

Tỷ lệ đẻ

TT

:

Tuần tuổi

TTTĂ

:

Tiêu tốn thức ăn

ƢTL

:

Ƣu thế lai

X

:


Giá trị trung bình


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ........................ iii
MỤC LỤC.................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ....................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................4
1.1. Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lƣợng .................................4
1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trƣởng của gia cầm .......................6
1.2.1. Khối lƣợng cơ thể ............................................................................... 6
1.2.2. Tốc độ sinh trƣởng ........................................................................... 10
1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm .......................... 11
1.3.1. Tuổi đẻ .............................................................................................. 11
1.3.2. Năng suất trứng................................................................................. 12
1.3.3. Khối lƣợng trứng .............................................................................. 14
1.3.4. Khả năng ấp nở của trứng gà ........................................................... 17
1.4. Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm.................................................... 18
1.5. Cơ sở khoa học của chọn lọc giống gia cầm ................................... 19
1.5.1. Các phƣơng pháp chọn lọc .............................................................. 19
1.5.2. Nguyên lý của chọn lọc.................................................................... 21
1.5.3. Chọn lọc tính trạng khối lƣợng cơ thể và năng suất trứng............. 23
1.5.4. Sử dụng chỉ số chọn lọc ở gà ........................................................... 26
1.5.5. Cở sở của nguyên lý chọn lọc ngắn hạn trứng gia cầm ................. 28

1.6. Cơ sở khoa học của công tác lai tạo và ƣu thế lai ........................... 28


v
1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ...................................... 31
1.7.1. Một số kết quả chọn lọc và lai tạo gia cầm trên thế giới................ 31
1.7.2. Một số kết quả chọn lọc và lai tạo gia cầm trong nƣớc ................. 40
1.8. Giới thiệu về các dòng gà TP4, TP2, TP3 ....................................... 45
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................ 48
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................. 48
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................... 48
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 48
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 49
2.2.1. Đặc điểm ngoại hình của 3 dòng gà TP4, TP2, TP3 và gà bố mẹ. 49
2.2.2. Chọn lọc ổn định năng suất ba dòng gà TP4, TP2, TP3 ................ 49
2.2.3. Khả năng sản xuất của gà bố mẹ ..................................................... 49
2.2.4. Khả năng sản xuất của tổ hợp lai gà thƣơng phẩm 2 dòng,
3 dòng .......................................................................................................... 49
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 49
2.3.1. Phƣơng pháp chăm sóc, nuôi dƣỡng ............................................... 49
2.3.2. Phƣơng pháp chọn lọc ...................................................................... 50
2.3.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ........................................................ 50
2.3.4. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu theo d i ................................... 53
2.3.5. Phƣơng pháp tính số liệu.................................................................. 56
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 60
3.1. Chọn lọc ổn định năng suất 3 dòng gà TP4, TP2, TP3 ................... 60
3.1.1. Dòng gà trống TP4 ........................................................................... 60
3.1.2. Kết quả chọn lọc dòng mái TP2 ...................................................... 73
3.1.3. Kết quả chọn lọc dòng mái TP3 ...................................................... 85

3.2. Khả năng sản xuất của gà lai TP32 và TP23 ................................... 94
3.2.1. Đặc điểm ngoại hình ........................................................................ 94


vi
3.2.2. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................. 96
3.2.3. Khả năng sinh trƣởng ở các tuần tuổi ............................................. 97
3.2.4. Lƣợng thức ăn tiêu thụ ..................................................................... 99
3.2.5. Tuổi thành thục sinh dục .................................................................. 99
3.2.6. Khả năng sinh sản...........................................................................101
3.2.7. Hiệu quả sử dụng thức ăn ..............................................................103
3.3. Khả năng sản xuất của gà thƣơng phẩm TP43, TP42.................... 104
3.3.1. Đặc điểm ngoại hình ......................................................................104
3.3.2. Tỷ lệ nuôi sống ...............................................................................105
3.3.3. Khả năng sinh trƣởng .....................................................................106
3.3.4. Tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của gà lai TP43,
TP42...........................................................................................................109
3.3.5. Tiêu tốn thức ăn ..............................................................................111
3.4. Khả năng sản xuất của gà lai thƣơng phẩm TP423, TP432........... 113
3.4.1. Đặc điểm ngoại hình ......................................................................113
3.4.2. Tỷ lệ nuôi sống ...............................................................................114
3.4.3. Khả năng sinh trƣởng .....................................................................116
3.4.4. Tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của gà thịt
thƣơng phẩm .............................................................................................118
3.4.5. Tiêu tốn thức ăn ..............................................................................123
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................. 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 132
PHỤ LỤC



vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ số di truyền của tính trạng năng suất trứng ...............................12
Bảng 1.2. Khối lƣợng trứng của gà Sasso qua các thời điểm khảo sát............15
Bảng 1.3. Khối lƣợng trứng của một số giống gà............................................15
Bảng 1.4. Một số công thức lai tạo đã đƣợc công bố gần đây .........................30
Bảng 2.1. Chế độ nuôi dƣỡng, chăm sóc gà sinh sản ......................................49
Bảng 2.2. Chế độ dinh dƣỡng nuôi gà sinh sản ...............................................50
Bảng 2.3. Chế độ dinh dƣỡng nuôi gà thịt ......................................................50
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi nuôi sống và lƣợng thức ăn tiêu thụ ở các thế hệ
chọn lọc của gà TP4.........................................................................63
Bảng 3.2. Kết quả chọn lọc khối lƣợng cơ thể gà TP4 ở 8 tuần tuổi ..............65
Bảng 3.3. Kết quả chọn lọc năng suất trứng gà TP4 ở 38 tuần tuổi ................68
Bảng 3.4. Tuổi đẻ, khối lƣợng gà, khối lƣợng trứng của dòng gà TP4 ...........69
Bảng 3.5. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng qua các thế hệ của dòng gà TP4 ........72
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu ấp nở của gà TP4 ....................................................73
Bảng 3.7. Tỷ lệ nuôi nuôi sống và lƣợng thức ăn tiêu thụ đối với dòng
P2 ................................................................................................................ 75
Bảng 3.8. Kết quả chọn lọc khối lƣợng cơ thể gà TP2 ở 8 tuần tuổi ..............77
Bảng 3.9. Kết quả chọn lọc năng suất trứng ở 38 tuần tuổi của dòng TP2 .....79
Bảng 3.10. Tuổi đẻ, khối lƣợng trứng qua các thế hệ của dòng TP2 ..............81
Bảng 3.11. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng qua các thế hệ của dòng TP2 ............82
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu ấp nở của gà TP2 ..................................................84
Bảng 3.13. Tỷ lệ nuôi nuôi sống và lƣợng thức ăn tiêu thụ đối với dòng
TP3 .......................................................................................................... 87
Bảng 3.14. Kết quả chọn lọc khối lƣợng cơ thể lúc 8 tuần tuổi của dòng
TP3 .............................................................................................................. 88
Bảng 3.15. Kết quả chọn lọc năng suất trứng lúc 38 tuần tuổi của dòng

TP3 .......................................................................................................... 89


viii
Bảng 3.16. Tuổi đẻ, khối lƣợng trứng ở các thế hệ của dòng TP3 ..................90
Bảng 3.17. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng qua các thế hệ của dòng TP3 ............92
Bảng 3.18. Một số chỉ tiêu ấp nở của gà TP3 ..................................................94
Bảng 3.19. Tỷ lệ màu lông gà mái của gà TP32 và TP23 (%) ........................95
Bảng 3.20. Tỷ lệ nuôi sống gà mái giai đoạn gà con, dò, hậu bị (%) ..............96
Bảng 3.21. Khối lƣợng cơ thể gà mái giai đoạn gà con, dò, hậu bị (g/con) ....97
Bảng 3.22. Lƣợng thức ăn tiêu thụ/con/giai đoạn gà con, dò, hậu bị (g) ..... 99
Bảng 3.23. Tuổi thành thục sinh dục ............................................................ 100
Bảng 3.24. Tỷ lệ đẻ của gà TP32, TP23 (%) ................................................ 101
Bảng 3.25. Năng suất trứng của gà TP32, TP23 .......................................... 102
Bảng 3.26. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg) ................................................... 103
Bảng 3.27. Tỷ lệ nuôi sống của gà TP43, TP42 (%) .................................... 105
Bảng 3.28. Khối lƣợng cơ thể trung bình của gà TP43, TP42 qua các
tuần tuổi ........................................................................................ 108
Bảng 3.29. Tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối của gà TP43, gà TP42 .................. 109
Bảng 3.30. Tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối của gà TP43, gà TP42 (%) ......... 110
Bảng 3.31. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể (kg) ....................... 112
Bảng 3.32. Tỷ lệ nuôi sống của gà TP432, TP423 (%) ................................ 114
Bảng 3.33. Khối lƣợng cơ thể gà lai qua các tuần tuổi ................................ 117
Bảng 3.34. Sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày) ............................................ 119
Bảng 3.35. Sinh trƣởng tƣơng đối của gà lai 3 dòng (%) ............................. 120
Bảng 3.36. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể (kg) ....................... 112


ix
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Gà TP4 một ngày tuổi và 24 tuần tuổi .............................................61
Hình 3.2. Gà TP2 01 ngày tuổi, 8 tuần tuổi, 20 tuần tuổi ................................74
Hình 3.3. Gà TP3 ở các giai đoạn khác nhau ..................................................85
Hình 3.4. Gà TP23 một ngày tuổi và gà sinh sản ............................................95
Hình 3.5. Gà TP32 một ngày tuổi và gà sinh sản ............................................96
Hình 3.6. Gà TP43 01 ngày tuổi và 9 tuần tuổi ............................................ 104
Hình 3.7. Gà TP42 01 ngày tuổi và 9 tuần tuổi ............................................ 104
Hình 3.8. Gà TP423 1 ngày tuổi và 9 tuần tuổi ............................................ 114
Hình 3.9. Gà TP432 01 ngày tuổi và 9 tuần tuổi .......................................... 114


x
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà TP4 ở các thế hệ ......................................62
Đồ thị 3.2. Kết quả chọn lọc về tính trạng khối lƣợng cơ thể .........................66
Đồ thị 3.3. Tỷ lệ đẻ của gà TP4 qua các thế hệ ...............................................71
Đồ thị 3.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà TP2 ...........................................................74
Đồ thị 3.5. Năng suất trứng của đàn quần thể và đàn chọn ở 38 tuần tuổi
của dòng TP2 ...................................................................................78
Đồ thị 3.6. Tỷ lệ đẻ của gà TP2 qua các thế hệ ...............................................83
Đồ thị 3.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà TP3 qua các thế hệ chọn lọc .....................86
Đồ thị 3.8. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng qua các thế hệ của dòng TP3 ............93
Đồ thị 3.9. Tỷ lệ nuôi sống của gà TP43, TP42 ở các tuần tuổi (%) ............ 106
Đồ thị 3.10. Khối lƣợng cơ thể ở của gà TP43, TP42 ở các tuần tuổi ........ 107
Đồ thị 3.11. Tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối của gà TP43, TP42 .................... 110
Đồ thị 3.12. Biểu diễn tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối của gà TP43,
TP42 .............................................................................................. 111
Đồ thị 3.13. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể của gà TP43, TP42 (kg)..... 113
Đồ thị 3.14. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi của gà TP432, TP423 (%) .. 115
Đồ thị 3.15. Khối lƣợng cơ thể của gà lai 3 dòng qua các tuần tuổi (g) ....... 116

Đồ thị 3.16. Sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày)........................................... 119
Đồ thị 3.17. Tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối của gà lai 3 dòng (%) ................ 121
Đồ thị 3.18. Tiêu tốn thức ăn của gà thịt thƣơng phẩm ba dòng (kg) .......... 123


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, các giống gà lông màu đang đƣợc nhiều quốc gia trên thế
giới chú trọng phát triển. Gà lông màu có thịt trứng thơm ngon, sức đề
kháng cao, ít dịch bệnh, có thể tận dụng đƣợc các loại phụ phẩm của nông
nghiệp để chăn thả nên có hiệu quả kinh tế cao, giá bán sản phẩm thƣờng
gấp đôi so với gà công nghiệp.
Ở Việt Nam, các giống gà lông màu địa phƣơng nhƣ: Ri, Mía, Đông
Tảo, Hồ… có chất lƣợng thịt, trứng thơm ngon nhƣng năng suất thấp và
chƣa đƣợc chọn lọc chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, trong những năm qua nƣớc ta
đã phải chi nhiều ngoại tệ để nhập giống nhƣng chỉ nhập đƣợc con thƣơng
phẩm, bố mẹ hoặc ông bà một giới tính. Kết hợp với phƣơng thức nuôi chủ
yếu trong điều kiện thông thoáng tự nhiên, thức ăn chƣa đƣợc kiểm soát
thƣờng xuyên nên năng suất chỉ đạt 80-85% so với giống nguyên sản. Để
phát triển gà lông màu trong những năm trƣớc đây, nƣớc ta đã nhập gà Tam
Hoàng 882 (năm 1993), gà Tam Hoàng Jiangcun (năm 1995) là các giống
gà lông màu của Trung Quốc, năng suất trứng đạt 145-155 quả/mái/năm,
khối lƣợng cơ thể 77 ngày tuổi đạt 1,4-1,7kg/con (Đặng Thị Hạnh, 2007).
Sau một thời gian nuôi thích nghi đã phát triển ở nhiều địa phƣơng trong cả
nƣớc. Sau đó phát triển chậm lại do không đáp ứng đƣợc đòi hỏi của ngƣời
chăn nuôi về năng suất. Tiếp tục đến năm 1998, nƣớc ta đã nhập giống gà
Lƣơng Phƣợng. Đây là giống gà có sản lƣợng trứng đạt 165-170
quả/mái/năm, khối lƣợng cơ thể lúc 70 ngày tuổi đạt 1,7-1,9kg/con, màu sắc
lông đa dạng phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng (Vũ Ngọc Sơn và cs,

1999). Những năm gần đây, do nhu cầu thị trƣờng về con giống năng suất
cao, thời gian nuôi ngắn (56-63 ngày tuổi) các giống gà lông màu Sasso,
ISA đƣợc nhập từ cộng hòa Pháp; gà Kabir nhập từ Israel. Tuy nhiên, các


2
giống gà này có màu sắc lông nâu đỏ đồng nhất và khả năng thích nghi
kém, chất lƣợng thịt chƣa cao nên phát triển trong phạm vi hẹp. Nhƣ vậy,
thực tiễn sản xuất luôn luôn đòi hỏi phải có những giống gà có các ƣu điểm
về màu sắc lông, năng suất, chất lƣợng sản phẩm cao phù hợp với phƣơng
thức nuôi tập trung và chăn thả.
Xuất phát từ thực tiễn trên, từ năm 2006 - 2010 Trung tâm nghiên
cứu gia cầm Thụy Phƣơng đã chọn tạo thành công 8 dòng gà lông màu chăn
thả, năng suất, chất lƣợng cao. Trong đó, có 3 dòng gà TP4, TP2 và TP3 với
các tính trạng về sinh trƣởng, sinh sản đạt tƣơng đƣơng với các giống gà thịt
lông màu cao sản nhập nội nuôi tại Việt Nam (Phùng Đức Tiến, 2010).
Dòng trống TP4 có khối lƣợng con trống ở 56 ngày tuổi đạt 1,9-2,0kg, dòng
mái TP2 và TP3 có năng suất trứng/mái/68TT đạt lần lƣợt là 176-178 quả
và 182-183 quả. Gà lai thƣơng phẩm nuôi thịt giữa dòng trống và dòng mái
có tốc độ sinh trƣởng nhanh, màu sắc lông đa dạng, dễ nuôi, mỏ, chân, da
màu vàng phù hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng, khối lƣợng cơ thể đạt 2,3-2,4
kg/con, tiêu tốn thức ăn thấp.
Tuy rằng, trong quá trình chọn tạo 3 dòng gà này đã tƣơng đối ổn
định về đặc điểm ngoại hình, các tính trạng về năng suất đạt đƣợc yêu cầu
đề ra. Song một số chỉ tiêu năng suất vẫn chƣa thật sự ổn định, hệ số biến
dị cao, hệ số di truyền về khối lƣợng cơ thể và năng suất trứng còn biến
động. Xuất phát từ vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu chọn
lọc ổn định ba dòng gà lông màu TP4, TP2, TP3”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Chọn lọc ổn định ngoại hình, năng suất 3 dòng gà lông màu TP4,

TP2, TP3 ở thế hệ 4, 5, 6. Trong đó:
+ Dòng trống TP4: Lông màu nâu cánh gián, khối lƣợng cơ thể 56
ngày tuổi đạt: 2,0-2,1 kg/con (con trống); 1,5-1,6 kg/con (con mái).


3
+ Dòng mái TP2: Lông màu vàng xám tro, cƣờm cổ, năng suất trứng
đạt 176-178 quả/mái/68TT.
+ Dòng mái TP3: Lông màu nâu xám tro, cƣờm cổ, năng suất trứng
đạt 182-183 quả/mái/68TT.
- Từ 3 dòng gà trên sẽ tạo con thƣơng phẩm có màu sắc lông vàng
xám tro, khối lƣợng cơ thể lúc 63 ngày tuổi đạt 2,4-2,5kg/con; tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lƣợng 2,4-2,5kg.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Chọn lọc ổn định kiểu hình, năng suất 3 dòng gà TP4, TP2, TP3;
Đánh giá khả năng sản xuất của gà lai TP23, TP32, TP43, TP42, TP423,
TP432.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu khoa học có giá trị giúp cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy sau này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài đã ổn định đƣợc ngoại hình,
năng suất của 3 dòng gà TP4, TP2, TP3 để tạo ra con lai thƣơng phẩm có
năng suất cao phục vụ sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời
chăn nuôi.


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lƣợng
Khi nghiên cứu các tính trạng về năng suất của gia cầm, đƣợc nuôi
trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu đặc điểm di truyền của các
tính trạng số lƣợng và ảnh hƣởng của môi trƣờng lên các tính trạng đó. Hầu
hết các tính trạng về năng suất của gia cầm nhƣ: khối lƣợng cơ thể, khả
năng sản xuất thịt, khả năng sản xuất trứng,… đều là các tính trạng số lƣợng
(Đặng Vũ Bình, 2002).
Tính trạng số lƣợng có thể xác định bằng các dụng cụ đo lƣờng, là
những chỉ tiêu kinh tế quan trọng nên đƣợc sử dụng để đánh giá phẩm chất
giống. Những tính trạng số lƣợng do nhiều gen tƣơng tác quy định nên có
hệ số di truyền thấp, chịu ảnh hƣởng nhiều bởi tác động ngoại cảnh, vì vậy
chúng có khoảng dao động lớn. Có nhiều gen cùng quy định một tính trạng
số lƣợng, ví dụ nhƣ năng suất trứng. Trong chăn nuôi gia cầm, các tính
trạng số lƣợng rất đƣợc quan tâm, chú ý khi chọn lọc (Nguyễn Thị Mai và
cs, 2009).
Nguyễn Văn Thiện (1995) cho biết các tính trạng số lƣợng do giá trị
kiểu gen và sai lệch môi trƣờng quy định. Giá trị kiểu gen do các gen có
hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhƣng khi tập hợp nhiều gen thì có ảnh hƣởng r
rệt đến tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và át gen. Tính
trạng số lƣợng chịu tác động lớn của các tác động ngoại cảnh.
Theo Conner và Hartl (2004) để biểu thị các đặc tính của các tính
trạng số lƣợng ngƣời ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để
đánh giá các tính trạng số lƣợng. Các giá trị thu đƣợc khi đánh giá một tính
trạng ở con vật gọi là giá trị kiểu hình của cá thể đó.
Giá trị kiểu hình của một cá thể đƣợc xác định bởi kiểu gen của cá
thể đó và môi trƣờng (các hiệu ứng phi di truyền tác động lên kiểu hình):


5
P=G+E

Trong đó:

P (Phenotype value): Giá trị kiểu hình
G (Genotypic value): Giá trị kiểu gen
E (Environmental deviation): Sai lệch ngoại cảnh

Theo Nguyễn Văn Đức và cs (2006) cho biết: các gen cùng alen có
tác động trội-D (Dominence); các gen không cùng alen có tác động át chế-I
(Epistatique interaction) và sự đóng góp của tất cả các gen gọi là hiệu ứng
cộng tính-A (Additive effect). Tác động của D và I gọi là hiệu ứng không
cộng tính (non-additive effect), hiệu ứng cộng tính A đƣợc gọi là giá trị
giống thông thƣờng (General breeding value) có thể xác định đƣợc qua giá
trị bản thân hoặc họ hàng, nó có tác dụng đối với chọn lọc nâng cao tính
trạng số lƣợng ở gia súc thuần chủng, D và I là giá trị giống đặc biệt
(Special breeding value) không thể xác định đƣợc, chỉ có thể xác định qua
thực tế, nó có ý nghĩa trong lai giữa các dòng, giống. Nhƣ vậy kiểu di
truyền G đƣợc xác định:
G=A+D+I
Ngƣời ta cũng phân tích ảnh hƣởng của môi trƣờng E thành 2 phần:
E = Ec + Es
Ec: Môi trƣờng chung (Common environment) tác động tới tất cả các
cá thể trong quần thể.
Es: là môi trƣờng đặc biệt (Special environment) tác động tới một số
cá thể trong quần thể.
Nếu bỏ qua mối tƣơng tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì kiểu hình
P sẽ đƣợc thể hiện nhƣ sau:
P = A + D + I + Ec + Es
Nhƣ vậy, năng suất giống vật nuôi phụ thuộc vào các yếu tố di truyền
và ngoại cảnh. Vật nuôi nhận đƣợc khả năng di truyền từ bố mẹ, nhƣng sự
thể hiện khả năng đó ở kiểu hình lại phụ thuộc vào ngoại cảnh môi trƣờng



6
sống (nhƣ chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng, quản lý…). Đây là cơ sở để tạo lập
một điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng
di truyền của các giống vật nuôi, đặc biệt là gia cầm. Do đó để đạt đƣợc
năng suất, chất lƣợng cao trong chăn nuôi (giá trị kiểu hình nhƣ mong
muốn) cần phải có giống tốt và tạo ra môi trƣờng thích hợp để phát huy hết
tiềm năng của giống.
1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trƣởng của gia cầm
Về mặt sinh học, sinh trƣởng đƣợc xem nhƣ quá trình sinh tổng hợp
protein nên ngƣời ta thƣờng lấy việc tăng khối lƣợng làm chỉ tiêu đánh giá
quá trình sinh trƣởng. Để đánh giá đặc điểm về khả năng sinh trƣởng ngƣời
ta hay dùng các chỉ tiêu khối lƣợng cơ thể, tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối và
tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối, tốc độ mọc lông.
1.2.1. Khối lượng cơ thể
Khối lƣợng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình sinh
trƣởng của vật nuôi. Theo Ogbu (2012) nghiên cứu trên gà bản địa
Nigeria, cho biết hệ số di truyền về khối lƣợng cơ thể sẽ tăng cao đến 20
tuần tuổi (dao động từ 0,24 - 0,59) và thấp ở 39 tuần tuổi (dao động từ
0,13 - 0,25). Theo Marks (1983), chọn lọc nâng cao khối lƣợng cơ thể ở
gà thịt sẽ có hiệu quả nhất ở 4 - 8 tuần tuổi và từ 4 - 20 tuần tuổi ở gà
trứng (Oluyemi, 1979) bởi vì thời kỳ này hệ số di truyền của các tính
trạng này cao.
Bằng phƣơng pháp giới hạn tƣơng đồng tối đa (REML - Restricted
Maximum Likelihood), Kuhlers và McDaniel (1996) đã cho biết hệ số di
truyền của tính trạng khối lƣợng cơ thể 7 tuần tuổi trên giống gà thịt là 0,5.
Hệ số di truyền tính trạng khối lƣợng cơ thể 8 tuần tuổi của giống gà
Creode (Mexico) đã đƣợc Prado-Gonzlez và cs (2002) công bố là 0,21 khi
sử dụng phƣơng pháp REML. Theo Chambers (1990) hệ số di truyền về

khối lƣợng cơ thể ở 42 ngày tuổi của gà thịt vào loại cao: h2S = 0,4; h2D =


7
0,6; h2S+D = 0,5. Theo Niknafs và cs (2012) xác định hệ số di truyền về khối
lƣợng cơ thể của giống gà bản địa ở Mazandaran (Iran) ở các tuần tuổi: 1
tuần tuổi, 8 tuần tuổi và 12 tuần tuổi và lúc thành thục sinh dục. Kết quả, hệ
số di truyền dao động từ 0,24 - 0,47. Oni và cs (1991) đã xác định hệ số di
truyền về khối lƣợng cơ thể của gà Rhode Island ở 16 tuần tuổi và 20 tuần
tuổi tƣơng ứng là 0,41 và 0,38. Byung Don Sang và cs (2006) đã xác định
hệ số di truyền về khối lƣợng cơ thể ở 270 ngày tuổi trên 5 giống gà bản địa
của Hàn Quốc dao động 0,3 - 0,67. Bahmanimehr (2012) cho biết hệ số di
truyền của gà ở 1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và 12 tuần tuổi tƣơng ứng là: 0,56;
0,44; 0,51.
Nhƣ vậy, trên cùng một tính trạng, các ƣớc tính về hệ số di truyền có
sự khác nhau không chỉ do các phƣơng pháp khác nhau, mà còn phụ thuộc
vào quần thể đó là giống thuần hay giống lai.
Ở Việt Nam, Trần Long và cs (1994) đã công bố kết quả nghiên cứu
về hệ số di truyền một vài tính trạng sản xuất của các dòng gà thịt Hybro HV85 bằng phƣơng pháp phân tích ANOVA, cho thấy hệ số di truyền khối
lƣợng 42 ngày tuổi nhƣ sau: dòng V1 gà trống h2D = 0,312, gà mái h2D =
0,394; dòng V3 gà trống h2S = 0,154, h2D = 0,396, h2S+D = 0,275; dòng V3 gà
mái h2S = 0,240, h2D = 0,280, h2S+D = 0,260.
Khối lƣợng cơ thể phụ thuộc vào loài, giống và dòng, các giống gà
chuyên thịt có khối lƣợng cơ thể lớn hơn gà kiêm dụng và gà chuyên trứng,
gà dòng trống có khối lƣợng cơ thể lớn hơn gà dòng mái. Kết quả nghiên
cứu trên trên gà LV1, LV2 lúc 7 tuần tuổi cho thấy: dòng trống LV1 con
trống có khối lƣợng 1233g, con mái có khối lƣợng 1024g/con, dòng mái
LV2 con trống có khối lƣợng 1190g/con, con mái có khối lƣợng
1086g/con (Trần Công Xuân và cs, 2004); kết quả nghiên cứu chọn tạo gà
LV qua 4 thế hệ ở 8 tuần tuổi: dòng trống LV4, con trống có khối lƣợng là

1795g/con, con mái là 1196,33g/con; ở dòng mái LV5 khối lƣợng của gà


8
trống là 1648g/con và khối lƣợng của gà mái là 1165g/con (Phùng Đức
Tiến và cs, 2010).
Giới tính và tuổi cũng có ảnh hƣởng r rệt đến khối lƣợng cơ thể. Gà
trống có khối lƣợng cơ thể lớn hơn so với gà mái 24-32%. Những sai khác
này cũng đƣợc biểu hiện về cƣờng độ sinh trƣởng, đƣợc qui định không phải
do hormone sinh học mà do các gen liên kết với giới tính. Sự sai khác về mặt
sinh trƣởng còn thể hiện r hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các
dòng phát triển chậm (Chambers.J.R, 1988).
Theo North (1990): lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi
càng tăng sự khác nhau càng lớn; ở 2 tuần tuổi là 5%, 3 tuần tuổi >11%, 5
tuần tuổi >17%, 6 tuần tuổi > 20%, 7 tuần tuổi > 23%, 8 tuần tuổi > 27%.
Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Văn Lƣu (2006) gà Hồ có khối lƣợng cơ thể
lúc 12 tuần tuổi ở đạt 1297,21g/con (con trống) và 1124,51g/con (con mái).
Kết quả nghiên cứu của Đào Văn Khanh (2002) về khả năng sinh trƣởng đến
12 tuần tuổi của gà Lƣơng Phƣợng và gà Tam Hoàng ở vụ xuân cho thấy: gà
Lƣơng Phƣợng, con trống có khối lƣợng 2662,75g/con, con mái
2036,37g/con; gà Tam Hoàng: con trống 2339,31g/con, con mái
1766,26g/con.
Ngoài ra, chế độ dinh dƣỡng, các điều kiện môi trƣờng nhƣ nhiệt
độ, ẩm độ, chế độ chiếu sáng, phƣơng thức nuôi, mật độ nuôi cũng ảnh
hƣởng đến quá trình sinh trƣởng từ đó ảnh hƣởng đến khối lƣợng cơ thể
của vật nuôi.
Theo Đào Văn Khanh (2002) đã nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của
gà Kabir nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên. Kết quả
cho thấy: Ở 9 tuần tuổi, gà Kabir nuôi ở vụ hè, vụ thu, vụ đông và vụ xuân,
gà trống và gà mái lần lƣợt có khối lƣợng: 1895,09g/con, 1534,64g/con;

1943,55g/con, 1533,09 g/con; 1946,50g/con (trống), 1643,83g/con và
1953,60g/con (trống), 1631,66g/con.


9
Theo Niknafs và cs (2012) giữa khối lƣợng cơ thể ở 8 và 12 tuần tuổi
tƣơng quan di truyền nhƣng rất thấp với sản lƣợng trứng. Còn theo Hagger
(1994) tƣơng quan di truyền giữa khối lƣợng cơ thể và sản lƣợng trứng là
tƣơng quan nghịch.
Trong di truyền có hiện tƣợng liên kết gen, sự tƣơng quan giữa hai
tính trạng do liên kết gen là tƣơng quan di truyền, trong đó có tƣơng quan
thuận và tƣơng quan nghịch, đây là cơ sở để áp dụng các mối tƣơng quan
này vào công tác chọn lọc.
Theo Trần Long và cs (1994) đã nghiên cứu trên các dòng gà Hybro HV85 và cho biết hệ số tƣơng quan di truyền, tƣơng quan ngoại cảnh và
tƣơng quan kiểu hình giữa tính trạng khối lƣợng cơ thể 42 ngày tuổi và sản
lƣợng trứng tƣơng ứng là -0,152, -0,189 và -0,184; của cặp tính trạng khối
lƣợng cơ thể 42 ngày tuổi và khối lƣợng trứng tƣơng ứng là 0,330, - 0,021
và -0,184.
Theo Niknafs và cs (2012) khối lƣợng cơ thể ở các độ tuổi khác nhau
có tƣơng quan thuận với tính trạng khối lƣợng trứng ở 1, 12, 28, 30, 32 tuần
tuổi và dao động từ 0,30 đến 0,59.
Theo Bahmanimehr (2012) cho biết sự tƣơng quan di truyền giữa
khối lƣợng cơ thể và khối lƣợng trứng là tƣơng quan dƣơng, trong đó tƣơng
quan di truyền giữa khối lƣợng cơ thể 1 ngày tuổi với khối lƣợng trứng ở 30
tuần tuổi là 0,64 (rG=0,64). Từ đó ông đƣa ra kết luận: việc chọn lọc các
tính trạng về khối lƣợng cơ thể trƣớc tuổi trƣởng thành sẽ làm tăng các tính
trạng khối lƣợng trứng và nó sẽ hữu ích trong các kế hoạch nhân giống.
Nhƣ vậy, có thể sử dụng khối lƣợng cơ thể ở giai đoạn 6 - 8 tuần tuổi
để tiến hành chọn lọc, đồng thời khối lƣợng cơ thể có tƣơng quan nghịch
với tiêu tốn thức ăn, nên trong chọn giống thƣờng sử dụng chọn lọc tăng

khối lƣợng cơ thể để làm giảm chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn, theo Foomani và cs
(2014) tƣơng quan di truyền giữa tiêu tốn thức ăn và khối lƣợng cơ thể ở 28
ngày tuổi là tƣơng quan nghịch với giá trị rG = -0,49.


10
1.2.2. Tốc độ sinh trưởng
Sinh trƣởng theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đƣờng (1992) là
cƣờng độ tăng các chiều của cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong chăn nuôi gia cầm để đánh giá sinh trƣởng ngƣời ta sử dụng 2 chỉ số
đó là: Sinh trƣởng tuyệt đối và sinh trƣởng tƣơng đối.
- Sinh trƣởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc của
cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát, sinh trƣởng tuyệt đối
thƣờng tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối
có dạng parabol. Giá trị sinh trƣởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế
càng lớn.
- Sinh trƣởng tƣơng đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lƣợng,
kích thƣớc trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Đồ thị sinh trƣởng
tƣơng đối có dạng hypebol. Gà còn non có tốc độ sinh trƣởng cao, sau đó
giảm dần theo tuổi.
Theo Giang Hồng Tuyến (2013) gà Chọi nuôi theo phƣơng thức thả
vƣờn tại Hải Phòng có tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối ở 2 tuần tuổi đạt
15,92g/con/ngày, tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối cao nhất ở 11 tuần tuổi đạt
34,46g/con/ngày, đến 14 tuần tuổi chỉ còn 12,36g/con/ngày.
Theo Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Văn Lƣu (2006), tốc độ sinh trƣởng
tuyệt đối của gà Hồ tăng dần từ 1 - 11 tuần tuổi sau đó giảm dần; đạt cao
nhất ở tuần 11: 23,1g/con/ngày (gà trống), gà mái: 22,18g/con/ngày) và
thấp nhất ở 1 tuần tuổi: 3,08 g/con/ngày (gà trống: 3,27 g/con/ngày; gà mái:
2,89 g/con/ngày).
Nguyễn Văn Dũng (2008) tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối của gà Ross

308 thấp nhất ở 1 tuần tuổi đạt 11,27g/con/ngày, cao nhất ở 7 tuần tuổi đạt
45,89g/con/ngày; tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối thì giảm dần qua các tuần
tuổi (1-8 tuần tuổi): cao nhất ở 1 tuần tuổi (99,44%), thấp nhất ở 9 tuần tuổi
(15,01%).


11
1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm đƣợc thể hiện thông qua các tính
trạng số lƣợng nhƣ: Tuổi đẻ, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi và
tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng.
1.3.1. Tu i đ
Ở gia cầm, tuổi thành thục về tính đƣợc tính từ khi gia cầm mái đẻ
quả trứng đầu tiên đối với từng cá thể hoặc trên đàn quần thể là lúc tỷ lệ đẻ
đạt 5%. Tuy nhiên, tính toán tuổi đẻ của gia cầm dựa trên số liệu của từng
cá thể trong đàn là chính xác nhất. Phƣơng pháp nghiên cứu này phản ánh
đƣợc độ lớn cũng nhƣ mức độ biến dị của tính trạng.
Tuổi thành thục về tính chịu ảnh hƣớng của giống và môi trƣờng. Các
giống gia cầm khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Có
giống gia cầm thành thục về tính rất muộn: đến tận 200 ngày hoặc có khi
lâu hơn nữa, do vậy chu kỳ đẻ trứng cũng ngắn hơn.
Tuổi đẻ là một tính trạng có hệ số di truyền thấp. Theo Byung Don
Sang và cs (2006) đã xác định hệ số di truyền trên 5 giống gà địa phƣơng
của Hàn Quốc: Gà nâu đỏ, gà nâu vàng, gà xám nâu, gà đen và gà trắng. Kết
quả hệ số di truyền về tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của 5 giống gà gà nâu đỏ,
gà nâu vàng, gà xám nâu, gà đen và gà trắng lần lƣợt là: 0,24; 0,27; 0,12,
0,32 và 0,18.
Một số kết quả nghiên cứu về tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: Theo
Munisi và cs (2015) gà đen Australorp có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 187
ngày; gà White Leghorn là 175,2 ngày, gà Baladi Ả Rập là 167,6 ngày

(Theo Khalil và cs, 2004); gà Ri là 137 ngày (Hồ Xuân Tùng, 2009); gà
H’mông là 138-141 ngày (Phạm Công Thiếu và cs, 2011). Trong khi đó
tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà địa phƣơng Nigeria qua 3 thế hệ chọn lọc
sản lƣợng trứng tƣơng ứng là 159,47 ngày, 168,47 ngày, 164,78 ngày
(Vivian Oleforuh-Okoleh, 2011).


12
Trong chăn nuôi, ngƣời ta rất chú trọng đến chƣơng trình chiếu sáng.
Các nhà chăn nuôi thƣờng áp dụng chƣơng trình chiếu sáng giảm dần trong
giai đoạn nuôi hậu bị. Trƣớc thời gian đẻ vài ngày, ngƣời ta thƣờng tăng
thời gian chiếu sáng để kích thích phát dục và sau đó chiếu sáng theo quy
trình chăn nuôi gia cầm đẻ để ánh sáng tăng dần tới 15-16 giờ chiếu
sáng/ngày.
1.3.2. N ng su t tr ng
Năng suất trứng là số lƣợng trứng đẻ ra của gia cầm trong một
khoảng thời gian nhất định, đây là một trong những chỉ tiêu sản xuất quan
trọng nhất của gia cầm và là một tính trạng số lƣợng chịu ảnh hƣởng lớn
của các điều kiện ngoại cảnh, hệ số di truyền của tính trạng này thấp.
Bảng 1.1. Hệ số di truyền của tính trạng năng suất trứng
Giống gà
White Leghorn

h2

Tác giả và năm công bố

0,29-0,32

Veronica và cs (2005)


0,2-0,33

Francesch (2013)

0,21

Younis và cs (2014)

Penedesenca Negra
Prat Lleonada
Empordanesa Roja
Dokki-4 (3 tháng đẻ đầu)

Theo Fairfull và Gowe (1990), sản lƣợng trứng của gà là kết quả tác
động của nhiều gen lên các quá trình sinh hóa học diễn ra trong cơ thể. Khi
điều kiện môi trƣờng thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dƣỡng…), rất
nhiều gen tham gia điều khiển tất cả các quá trình liên quan đến sản xuất
trứng hoạt động cho phép gia cầm phát huy đƣợc đầy đủ tiềm năng di
truyền của chúng. Năng suất trứng chịu ảnh hƣởng của các yếu tố: khối
lƣợng cơ thể, tuổi đẻ.
1.3.2.1. Khối lượng cơ thể
Khối lƣợng cơ thể là một trong những yếu tố chính ảnh hƣởng đến
kích cỡ trứng và kích cỡ cơ thể (Robinson và Sheridan, 1982). Sự thay đổi


13
về khối lƣợng cơ thể trong một quần thể có thể do biến dị di truyền hoặc do
các yếu tố môi trƣờng tác động lên cơ thể (Ayorinde và Oke, 1995). Du
Plessi và Erasmus (1972) đã chỉ ra rằng gà mái lớn hơn trong một dòng đẻ

trứng to hơn những con có khối lƣợng nhỏ hơn, nhƣng năng suất trứng lại
thấp hơn. Điều đó có nghĩa là khối lƣợng gà tƣơng quan thuận với khối
lƣợng trứng nhƣng lại tƣơng quan nghịch với năng suất trứng.
Một số giống gà nội, khối lƣợng gà mái tƣơng quan nghịch với năng
suất trứng. Theo Nguyễn Chí Thành và cs (2007) cho biết khối lƣợng cơ thể
gà mái ở 20 tuần tuổi và năng suất trứng (quả/mái/năm) của gà Hồ, gà Đông
Tảo, gà Mía lần lƣợt là: 1886,4g/con và 51,27 quả, 1860,37g/con và 67,09
quả, 1647,33g/con và 96,2 quả.
Các dòng trống, có khối lƣợng lớn hơn dòng mái nên năng suất trứng
cũng thấp hơn. Theo Nguyễn Thị Hải và cs (2009), gà Sasso bố mẹ đến 20
tuần tuổi, khối lượng cơ thể con trống là 2780,75 g; con mái là 2254,18 g;
năng suất trứng đến 68 tuần tuổi đạt 177,32 quả/mái (dòng ông), 193,37
quả/mái (dòng bà).
Ngoài ra, Telloni và cs (1973) lại chỉ ra rằng gà mái mang gen lùn
(dw) lại đẻ trứng ít hơn gà mái mang gen bình thƣờng (dwB) mặc dù khối
lƣợng là nhƣ nhau.
Nhƣ vậy, để nâng cao năng suất trứng của các giống gà, cần thiết
lập bản chất của mối quan hệ giữa khối lƣợng cơ thể và các thông số
năng suất trứng.
1.3.2.2. Tuổi đẻ
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà có ảnh hƣởng đến năng suất trứng
trong vòng đời của nó. Việc chọn gà đẻ thƣờng dựa trên từng giai đoạn; cải
thiện năng suất phần lớn xảy ra giai đoạn đầu tiên của chu kỳ đẻ. Khalil và
cs (2004) phát hiện ra rằng việc chọn gà mái có tuổi đẻ ở quả trứng đầu tiên
sớm sẽ cải thiện đƣợc năng suất trứng.


×