Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 93 trang )

1

Bộ giáo dục v đo tạo

bộ y tế

Trờng đại học y h nội
.***.

Nguyễn thị vân bình

NGHIÊN CứU HìNH THáI thiểu sản vnh tai
V đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình

Chuyờn ngnh: Tai Mi Hng
Mó s

60.72.53

LUN VN TT NGHIP BC S NI TR

NGI HNG DN KHOA HC :
PGS.TS. PHM TUN CNH

H nội - 2012


Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
2
LờI CảM ƠN


Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới:
- Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Tai Mũi
Họng Trờng Đại học Y Hà Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
- Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ơng đã dành
cho chúng tôi những sự u ái nhất trong suốt quá trình học tập và thực tập tại
Bệnh viện.
- PGS. TS Phạm Tuấn Cảnh - Phó chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng,
Trởng khoa Phẫu Thuật Chỉnh Hình, ngời thầy đã tận tình hớng dẫn tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
- PGS. TS Nguyễn Tấn Phong, PGS. TS Lơng Th Minh Hơng cùng
toàn thể các thầy cô trong bộ môn Tai Mũi Họng đã nhiệt tình chỉ bảo, dạy dỗ,
dìu dắt tôi theo chuyên nghành Tai Mũi Họng.
- Các Phó giáo s, Tiến sỹ trong hội đồng chấm Luận văn đã đóng góp
những ý kiến quý báu cho luận văn này.
- Các anh chị trong khoa Phẫu Thuật Chỉnh Hình - Bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung ơng đã ủng hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè của tôi đã ủng hộ, cổ vũ,
động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng kính yêu đến cha mẹ và những ngời thân trong gia
đình đã dành cho tôi tình thơng vô bờ để tôi có điều kiện học tập và trởng
thành nh ngày hôm nay.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012

Nguyễn Thị Vân Bình


3


Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Hà nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân Bình


Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

BA

: Bệnh án

CDVT

: Chiều dài vành tai

TK

: Thần kinh


TW

: Trung ương



: Giai đoạn


5

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương I: TỔNG QUAN ............................................................................. 14
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu ............................................................... 14
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................... 14
1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 15
1.2. Đặc điểm giải phẫu vành tai ................................................................ 16
1.2.1. Phôi thai học................................................................................... 16
1.2.2. Giải phẫu vành tai .......................................................................... 18
1.2.3. Cấu trúc của vành tai...................................................................... 19
1.2.4. Mạch máu và thần kinh vành tai .................................................... 20
1.2.5. Vị trí của vành tai ........................................................................... 22
1.2.6. Chức năng của vành tai .................................................................. 24
1.3. Hình thái học và phân loại thiểu sản vành tai....................................... 25
1.3.1. Đặc điểm hình thái học của thiểu sản vành tai............................... 25
1.3.2. Phân loại thiểu sản vành tai............................................................ 28
1.4. Các phương pháp tạo hình vành tai thiểu sản....................................... 31
1.4.1. Kế hoạch phẫu thuật....................................................................... 31

1.4.2. Kỹ thuật của Brent với 4 giai đoạn ................................................ 32
1.4.3. Kỹ thuật của Nagata với 2 giai đoạn .............................................. 36
1.5. Biến chứng............................................................................................ 38
1.5.1. Biến chứng tại vị trí lấy sụn sườn ở ngực ...................................... 38
1.5.2. Biến chứng tại vị trí vành tai tái tạo............................................... 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 40
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ..................................................... 40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân........................................................ 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 41


Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
6
2.3. Các thông số nghiên cứu....................................................................... 41
2.3.1. Đặc điểm hình thái của thiểu sản vành tai ..................................... 41
2.3.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình................................ 42
2.4. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................ 45
2.5. Địa điểm nghiên cứu............................................................................. 46
2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu ............................................................ 46
2.7. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 47
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu. ................................................................... 47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 48
3.1. Đặc điểm hình thái của bệnh nhân thiểu sản vành tai trong nghiên cứu .... 48
3.1.1. Phân bố giới tính ............................................................................ 48
3.1.2. Phân bố nhóm tuổi của thiểu sản vành tai theo phương pháp
phẫu thuật ..........................................................................49
3.1.3. Liên quan giữa thiểu sản vành tai và các dị tật trên khuôn mặt..... 49
3.1.4. Đánh giá hình thái khuôn mặt của bệnh nhân thiểu sản vành tai... 50

3.1.5. Vị trí vành tai bị thiểu sản .............................................................. 51
3.1.6. Phân độ thiểu sản vành tai.............................................................. 52
3.1.7. Các đơn vị giải phẫu của vành tai bị thiểu sản............................... 53
3.1.8. Kích thước của vành tai thiểu sản .................................................. 54
3.1.9. Đánh giá ống tai ngoài trên phim chụp CT scan xương thái dương.......... 55
3.1.10. Đánh giá hệ thống xương con trên phim chụp CT scan xương
thái dương ...........................................................................56
3.2. Kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình vành tai....................................... 56
3.2.1. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng.......................................... 56
3.2.2. Thời gian điều trị............................................................................ 57
3.2.3. Biến chứng tại vị trí lấy sụn sườn ở ngực ...................................... 58
3.2.4. Biến chứng tại vị trí vùi khung sụn................................................ 59
3.2.5. Kết quả liền vết thương .................................................................. 60


7

3.2.6. Biến chứng muộn ........................................................................... 60
3.2.7. Hình thái vành tai tạo hình ............................................................. 61
3.2.8. Kết quả điều trị gần ........................................................................ 63
3.2.9. Kết quả điều trị xa .......................................................................... 64
Chương 4 : BÀN LUẬN................................................................................ 66
4.1. Đặc điểm hình thái của bệnh nhân thiểu sản vành tai trong nghiên cứu .. 66
4.1.1. Giới................................................................................................. 66
4.1.2. Độ tuổi............................................................................................ 66
4.1.3. Hình thái khuôn mặt của bệnh nhân thiểu sản vành tai ................ 68
4.1.4. Vị trí vành tai bị thiểu sản .............................................................. 69
4.1.5. Phân độ thiểu sản vành tai.............................................................. 69
4.1.6. Các đơn vị giải phẫu của vành tai bị thiểu sản............................... 70
4.1.7. Kích thước của vành tai thiểu sản .................................................. 70

4.1.8. Kết quả chụp CT scan xương thái dương....................................... 71
4.2. Kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình..................................................... 72
4.2.1. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng trên bệnh nhân ................. 72
4.2.2. Thời gian điều trị............................................................................ 72
4.2.3. Biến chứng tại vị trí lấy sụn sườn ở ngực ...................................... 74
4.2.4. Biến chứng sớm tại vị trí vùi sụn và cách xử trí ............................ 75
4.2.5. Biến chứng muộn ........................................................................... 78
4.2.6. Hình thái vành tai sau phẫu thuật................................................... 78
4.2.7. Kết quả điều trị gần ........................................................................ 80
4.2.8. Kết quả điều trị xa .......................................................................... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các hệ thống phân loại thiểu sản vành tai ...................................... 29
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới .......................................................... 48
Bảng 3.2. Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân thiểu sản vành tai theo phương
pháp phẫu thuật ............................................................................. 49
Bảng 3.3. Liên quan giữa thiểu sản vành tai và dị tật trên khuôn mặt............ 49
Bảng 3.4. Hình thái khuôn mặt của bệnh nhân thiểu sản vành tai ................. 50
Bảng 3.5. Phân độ thiểu sản vành tai của bệnh nhân được phẫu thuật cấy sụn
tạo hình.......................................................................................... 52
Bảng 3.6. Các đơn vị giải phẫu của vành tai bị thiểu sản .............................. 53
Bảng 3.7. Chiều dài của vành tai thiểu sản so với vành tai bình thường........ 54

Bảng 3.8. Chiều rộng của vành tai thiểu sản so với vành tai bình thường ..... 55
Bảng 3.9. Hình ảnh ống tai ngoài trên phim CT scan xương thái dương............... 55
Bảng 3.10. Hình ảnh hệ thống xương con trên phim chụp CT scan xương thái
dương............................................................................................. 56
Bảng 3.11. Thời gian điều trị .......................................................................... 57
Bảng 3.12. Các biến chứng tại vị trí lấy sụn sườn ở ngực .............................. 58
Bảng 3.13 . Các biến chứng tại vị trí vùi khung sụn....................................... 59
Bảng 3.14. Kết quả liền vết thương ................................................................ 60
Bảng 3.15. Biến chứng muộn.......................................................................... 60
Bảng 3.16. Trục của vành tai tạo hình ............................................................ 61
Bảng 3.17. Chiều dài của vành tai tạo hình so với vành tai bình thường ....... 62
Bảng 3.18. Độ lồi lõm của vành tai tạo hình................................................... 63


9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ...................................................... 48
Biểu đồ 3.2. Vị trí vành tai bị thiểu sản .......................................................... 51
Biểu đồ 3.3. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng ...................................... 56
Biểu đồ 3.4. Màu sắc vạt da của vành tai tạo hình.......................................... 61
Biểu đồ 3.5. Kết quả điều trị gần .................................................................... 63
Biểu đồ 3.6. Kết quả điều trị xa ...................................................................... 64


Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
10
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sự phát triển của tai ngoài............................................................... 17

Hình 1.2: Mặt trước của tai ngoài bên phải .................................................... 18
Hình 1.3: Quan niệm bốn mặt phẳng, ba tầng thiết kế vành tai...................... 20
Hình 1.4: Mạch máu của vành tai ................................................................... 21
Hình 1.5 : Các góc của vành tai ...................................................................... 23
Hình 1.6: Vị trí, hướng và kích thước của vành tai ........................................ 24
Hình 1.7: Trẻ mắc hội chứng Goldenhar ........................................................ 26
Hình 1.8: Hội chứng Treacher – Collins......................................................... 27
Hình 1.9: Tai phải bị thiểu sản vành tai độ 1 .................................................. 30
Hình 1.10: Tai trái bị thiểu sản vành tai độ 2.................................................. 30
Hình 1.11: Tai phải bị thiểu sản vành tai độ 3 – vành tai hạt đậu .................. 31
Hình 1.12: Lấy mẫu vành tai và xác định các mốc giải phẫu ......................... 32
Hình 1.13: (A) Vị trí rạch da lấy sụn sườn, (B) Xác định kích thước khung
sụn 6 – 7 ........................................................................................ 33
Hình 1.14: Chế tạo khung sụn vành tai từ sụn sườn ....................................... 33
Hình 1.15 : Xoay dái tai về đúng vị trí............................................................ 34
Hình 1.16: Nâng vành tai tạo hình mới và tạo rãnh sau tai ............................ 35
Hình 1.17: Tạo hình bình tai ........................................................................... 35
Hình 1.18: (A). Lấy sụn sườn 6, 7, 8, 9 cùng bên, tạo hình khung sụn vành tai
từ sụn sườn .................................................................................... 36
Hình 1.9: Vùi khung sụn dưới vạt da, xoay dái tai về đúng vị trí và tạo hình
bình tai........................................................................................... 37
Hình 1.20: Nâng khung sụn và tạo rãnh sau tai .............................................. 38
Hình 2.1: Mảnh phim để xác định các mốc giải phẫu của tai bình thường .... 45
Hình 2.2: Dụng cụ phẫu thuật tại phòng mổ Bệnh viện Tai Mũi Họng TW .. 46


11

Hình 3.1. Thiểu sản xương hàm bên phải ....................................................... 50
Hình 3.2. Thiểu sản vành tai phải độ 2, thiểu sản vành tai trái độ 3............... 51

Hình 3.3. Phẫu thuật cấy phần sụn tạo nên gờ luân ........................................ 57
Hình 3.4. Hình ảnh Xquang xẹp phổi, tràn dịch – tràn khí màng phổi........... 58
Hình 3.5. Hình ảnh hoại tử vạt da, viêm lộ sụn .............................................. 59
Hình 3.6. Kết quả điều trị gần của bệnh nhân................................................. 64
Hình 3.7. Kết quả điều trị xa của bệnh nhân................................................... 65


Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
12
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiểu sản vành tai (microtia) là tình trạng khiếm khuyết bẩm sinh của
vành tai, dao động với các mức độ từ bất thường một phần cấu trúc của vành
tai đến hoàn toàn không có vành tai (anotia). Bệnh có thể biểu hiện như một
dị tật bẩm sinh đơn độc hoặc phối hợp với các dị tật khác và thường đi kèm
với suy giảm thính lực. Vì vậy, bệnh nhân cần điều trị cả về tạo hình vành tai
và khiếm thính [18].
Thiểu sản vành tai có tỷ lệ mắc bệnh khoảng từ 1/7000 – 1/8000 trong
dân số. Bệnh thường gặp ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ khoảng 2/1. Tai bên phải
gặp nhiều hơn so với tai bên trái – gấp khoảng 2 lần. Thiểu sản vành tai ở cả
hai tai ít gặp hơn thiểu sản vành tai một bên, chỉ chiếm 10% trong các trường
hợp thiểu sản vành tai. Ở người gốc Tây Ban Nha và người châu Á, thiểu sản
vành tai gặp nhiều hơn so với người da đen và da trắng. Nguyên nhân của
thiểu sản vành tai cho tới nay chưa được hiểu rõ nhưng người ta nhận thấy có
mối liên quan mật thiết giữa yếu tố môi trường và di truyền trên những bệnh
nhân này [55].
Thiểu sản vành tai gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của bệnh nhân và
gia đình; bắt nguồn từ sự kỳ thị, trêu chọc, phân biệt đối xử của người xung
quanh; sự mặc cảm về khiếm khuyết và gánh nặng phải trải qua nhiều lần
phẫu thuật [25]. Thêm vào đó, hơn 90% trường hợp bệnh nhân thiểu sản vành

tai có sự mất mát về sức nghe, gây ảnh hưởng tới giao tiếp xã hội, đặc biệt khi
bệnh nhân bắt đầu đi học [44]. Mặc dù, không có những đánh giá gần đây về
chi phí y tế trung bình trong việc điều trị thiểu sản vành tai và các vấn đề sức
khỏe liên quan nhưng các chi phí dự kiến sẽ là đáng kể.
Trên thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu
về hình thái giải phẫu, chức năng, các phương pháp tạo hình lại các tổn


13

thương khuyết vành tai mắc phải cũng như các tổn thương khuyết vành tai
bẩm sinh và đã thu được những kết quả nhất định.
Ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về hình thái, phương pháp
điều trị các tổn thương khuyết vành tai và có những tiến bộ đáng kể. Nguyễn
Thị Minh đã ứng dụng hoàn thiện phương pháp tạo hình các tổn thương
khuyết rộng và toàn bộ vành tai có sử dụng vạt cân cơ thái dương nông [5].
Nguyễn Thái Hưng đã nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả tạo hình
tổn thương khuyết vành tai [4]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu
về tổn thương khuyết vành tai nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về
hình thái, phương pháp điều trị các tổn thương khuyết vành tai bẩm sinh.
Từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu hình
thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình” với
hai mục tiêu sau :
1.

Mô tả hình thái thiểu sản vành tai.

2.

Đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình của vành tai thiểu sản.



Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
14
Chương I
TỔNG QUAN

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Thiểu sản vành tai hay tật tai nhỏ – microtia là thuật ngữ xuất phát từ
tiếng Latin với micro - nhỏ, otia - tai. Tuy nhiên trên thực tế, không có sự
đồng thuận về các thuật ngữ được sử dụng cho những dị tật tai ngoài. Một số
tác giả thích sử dụng thuật ngữ "microtia" [31]. Trong khi những người khác
sử dụng "microtia - anotia" (tai nhỏ - không có tai) hoặc "microtia / anotia"
(tai nhỏ / không có tai) [17]. Trong nghiêm cứu này, chúng tôi dùng thuật ngữ
"microtia" bao gồm cả không có tai ngoài - anotia là biểu hiện nghiêm trọng
nhất của dị tật tai ngoài.
Phẫu thuật tạo hình vành tai thời kì ban đầu tập trung chủ yếu ở nhóm
bệnh nhân có khiếm khuyết mắc phải ở vành tai như : chấn thương do chiến
tranh, do tai nạn. Đến cuối thế kỷ XIX, các bác sĩ phẫu thuật đã bắt đầu quan
tâm tới việc đánh giá đặc điểm và giải quyết các khuyết tật bẩm sinh.
Năm 1920, Gillies khởi đầu quan trọng trong chỉnh sửa dị vật vành tai bẩm
sinh bằng việc vùi một mảnh sụn sườn đã được khắc gọt vào dưới da ở vùng
xương chũm, sau đó tách rời mảnh ghép sụn này cùng với một vạt da cổ.
Năm 1948, Young và Peer đã chuyển sang sử dụng mảnh ghép sụn sườn
tự thân mà họ khéo léo cắt nhỏ đặt vào trong một khuôn hình tai vitallium
dưới da bụng [15].
Năm 1959, một bước đột phá lớn khi Tanzer sử dụng sụn sườn tự thân
làm mảnh ghép. Ông đã chế tác khung sụn vành tai từ sụn sườn và kết quả đạt

được là mảnh ghép sụn tự thân tồn tại được trong nhiều năm [49].


15

Năm 1966, để tránh những cuộc phẫu thuật phức tạp, Cronin đã sử dụng
silicone làm khung vành tai nhưng ông nhận thấy rằng, cũng giống như các vật
liệu cấy ghép vô cơ khác (như polyethylene, lưới nylon, Marlex, polyester, và
Teflon) khung vành tai bằng sillicone có tỷ lệ thải loại cao [13].
Năm 1974, Brent đã xây dựng hoàn thiện kỹ thuật tạo hình vành tai từ
sụn sườn tự thân gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1: tạo khung vành tai từ mảnh
ghép sụn sườn. Giai đoạn 2: xoay dái tai sai vị trí về đúng vị trí. Giai đoạn 3:
nâng vành tai tái tạo hình mới và tạo rãnh sau tai. Giai đoạn 4: tạo hình hố
thuyền và bình tai [13].
Năm 1985, Nagata đã xây dựng quy trình phẫu thuật mới gồm 2 giai
đoạn. Giai đoạn 1 : ông gộp giai đoạn 1, 2, 4 của Brent thành giai đoạn 1. Giai
đoạn 2 : nâng vành tai tái tạo hình mới, tạo hình rãnh sau tai vào giai đoạn 2
để rút ngắn số lần và thời gian phẫu thuật [38].
Sau đó, kỹ thuật tạo hình vành tai từ sụn sườn tự thân tiếp tục được nhiều
tác giả nghiên cứu và phát triển.
Đến nay, hầu hết các tác giả đều có chung kết luận : sụn sườn tự thân là
vật liệu đáng tin cậy nhất, cho kết quả tốt với biến chứng ít nhất trong tạo
hình vành tai.
Gần đây, nhiều tác giả lại đang dành sự quan tâm đến khái niệm "prefabricated" - "tiền - chế tạo" (tạo ra một khuôn khổ từ sụn tự sinh trước) đã được
nhen nhóm nhờ kỹ thuật mô hiện đại : kỹ thuật mà trong đó các tế bào sụn được
nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, sau đó các tế bào này được gieo trên một
khung tổng hợp có hình dạng tai người rồi được cấy dưới da chuột [55] .
1.1.2. Ở Việt Nam
Các tổn thương khuyết vành tai đã được nghiên cứu từ những năm 1970.
Năm 1979, Nguyễn Huy Phan đã nghiên cứu các phương pháp xử trí các

tổn thương khuyết vành tai do chấn thương.


Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
16
Năm 1994, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Tài Sơn nghiên cứu vai trò của
vạt cân thái dương nông trong kỹ thuật tạo hình vành tai một thì. Đến năm
1995, Nguyễn Thị Minh nghiên cứu điều trị các tổn thương khuyết rộng và
toàn bộ vành tai bằng phẫu thuật tạo hình [5].
Năm 2006, Nguyễn Thái Hưng đã mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá
kết quả tạo hình tổn thương khuyết vành tai [4].
Trong các nghiên cứu này, tổn thương khuyết vành tai bao gồm cả các
trường hợp tổn thương khuyết vành tai bẩm sinh và tổn thương khuyết vành
tai do nguyên nhân khác.
Tuy nhiên, việc mô tả riêng về hình thái lâm sàng, phân loại thiểu sản
vành tai - tổn thương khuyết vành tai bẩm sinh và điều trị thì chưa được
nghiên cứu nhiều và chưa có đề tài nghiên cứu riêng.
1.2. Đặc điểm giải phẫu vành tai
1.2.1. Phôi thai học
- Tai ngoài phát triển từ khe mang thứ nhất và những phần nằm kề khe
mang này của cung hàm dưới và cung xương móng. Vành tai bắt đầu phát
triển muộn hơn các thành phần khác của tai. Vành tai được hình thành từ 6 gò
lồi (còn gọi là gò His) tụ tập ở khe mang thứ nhất. Vào tuần lễ thứ 5 của thời
kỳ bào thai, 3 gờ lồi phát sinh từ cung hàm dưới (gờ lồi 1, 2, 3) và 3 gờ lồi
còn lại từ cung xương móng (gờ lồi 4, 5, 6) ở phần đối diện của khe mang thứ
nhất [24], [37].
- Những gờ lồi này có mối liên quan đặc hiệu với những cấu trúc đặc biệt
của vành tai. Ba gờ lồi thuộc cung hàm dưới góp phần tạo thành bình tai, rễ
luân nhĩ và loa tai. Những gờ lồi thuộc cung xương móng thì góp phần hình

thành hầu hết các phần của vành tai người lớn. Gờ lồi thứ nhất và thứ sáu thì
giữ nguyên vị trí hằng định, đánh dấu vị trí hình thành lần lượt của bình tai và
gờ đối bình. Gờ lồi thứ 4 và thứ 5 thì phát triển lan rộng và xoay ngang qua


17

đầu sau của khe mang thứ nhất, từ đó phát sinh ra phần trước và trên của luân
nhĩ và phần kế cận của thân vành tai. Mặc dù được phần lớn các tác giả công
nhận nhưng vẫn chưa có những bằng chứng xác định về nguồn gốc của các
trụ luân nhĩ và phần trên luân nhĩ. Vành tai đạt được hình dạng chính của
người lớn vào khoảng tuần thứ 18, dù nó vẫn tiếp tục phát triển cho đến tuổi
trưởng thành [44].

(A)

(B)

(C)

Hình 1.1: Sự phát triển của tai ngoài [29]
(A) : Giai đoạn sớm của thời kỳ bào thai : gờ lồi 1, 2, 3 phát sinh từ
cung hàm dưới, gờ lồi 4, 5, 6 phát sinh từ cung xương móng.
(B) : Giai đoạn sau của thời kỳ bào thai
(C) : Khi mới sinh ra : 1. Bình tai, 2. Rễ luân nhĩ, 3. Gờ luân nhĩ,
4, 5. Gờ đối luân, 6. Đối bình tai
Các bất thường trong quá trình phát triển của tai ở thời kì phôi thai là
một trong các nguyên nhân dẫn tới thiểu sản vành tai. Một số giả thiết về sự
phát triển bất thường này đã được đưa ra như : do bất thường các mạch máu
cung cấp cho khu vực xung quanh tai trong thời kỳ phôi thai, do sự chết bất

thường của các tế bào của khe mang thứ nhất hay những phần nằm kề khe
mang này của cung hàm dưới và cung xương móng, do sự di cư bất thường
của các tế bào mào thần kinh, hay do các gò lồi hình thành nên vành tai không
phát triển…Tất cả những giả thiết này vẫn còn không chắc chắn. Trên thực tế,
những trường hợp bệnh nhân bị thiểu sản vành tai chỉ có một số ít trường hợp
có yếu tố di truyền gây ra được tìm thấy [17], [24], [45].


Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
18
1.2.2. Giải phẫu vành tai

Hình 1.2: Mặt trước của tai ngoài bên phải [58]
1. Rễ luân; 2. Gờ luân; 3. Rễ trên của gờ đối luân; 4. Rễ dưới của gờ đối
luân; 5. Gờ đối luân; 6. Hố tam giác; 7. Rãnh luân (Scapha) ; 8. Bình tai; 9.
Lòng thuyền loa tai; 10. Đối bình tai ; 11. Khuyến gian bình, 12. Khuyết gờ
đối luân, 13. Khuyết trước tai; 14. Lòng thuyền vành tai; 15. Vòm loa tai;
16. Dái tai.
* Mặt trước vành tai : gồm những chỗ lồi và chỗ lõm
• Những chỗ lồi (tính từ chu vi về trung tâm) : gờ luân, gờ đối luân,
đối bình tai và bình tai [2], [7] :
- Gờ luân : chiếm 2/3 trên bờ tự do của vành tai và xuất phát từ phía trước
và phía dưới, tiếp theo rễ của nó, rễ này từ ống tai ngoài kéo dài ra theo
hướng nằm ngang (phía ngoài và phía sau). Từ chỗ xuất phát gờ luân tiếp
tục đi lên phía trên rồi lại cong xuống phía dưới để tận cùng tiếp nối với
dái tai.
- Gờ đối luân : nằm phía trong, đồng tâm với gờ luân, xuất phát từ phía
trên bởi hai rễ: rễ dưới (trước) và rễ trên (sau), hai rễ này hợp nhất thành



19

một tạo nên gờ đối luân. Gờ này nằm ngăn cách giữa gờ luân ở phía sau
và bờ của loa tai ở phía trước.
- Đối bình tai : là một gờ nhỏ ở phía trước dưới của gờ đối luân, đối diện
với bình tai.
- Bình tai : có hình tam giác, nghiêng ra phía sau ngoài và tạo nên thành
trước của ống tai. Giữa bình tai và đối bình tai có một khuyết nhỏ khuyết gian bình.
• Những chỗ lõm : rãnh luân, hố tam giác, loa tai và cửa tai [7], [8] :
- Rãnh luân (Scapha): nằm giữa gờ luân và gờ đối luân.
- Hố tam giác: là một hố thấp, nông, nằm giữa rễ trước và rễ sau của gờ
đối luân .
- Loa tai: tiếp giáp với gờ đối luân ở phía trên sau, phía trước đáy của loa
tai nối liền với ống tai ngoài và liên quan với bình tai, phía sau dưới giới
hạn bởi gờ đối bình.
• Dái tai : tiếp nối phía trên với gờ luân và ở phía dưới loa tai, thể hiện
nhiều mức độ phát triển khác nhau với hình dáng thay đổi ở từng
người, chiếm khoảng 1/5 chiều cao của vành tai [10].
* Mặt sau vành tai : gồm có hai bờ
- Bờ trước dính chặt với thành bên của đầu.
- Bờ sau là bờ tự do.
1.2.3. Cấu trúc của vành tai
Vành tai có cấu trúc gồm hai phần : phần trên là một cái loa bằng sụn
được bao bọc bên ngoài bởi da, phần dưới là dái tai không có sụn mà chỉ có
mỡ và da.
Da của vành tai rất mỏng, không có lớp mỡ dưới da mà dính chặt vào bề
mặt sụn. Lớp da phủ mặt trước vành tai mỏng dính chắc vào sụn, trong khi ở
phía sau (mặt sau) thì da di động dễ dàng.



Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
20
Sụn của vành tai không giống với sụn ở bất cứ nơi nào khác trong cơ thể.
Nó không có mạch máu và chỉ gồm duy nhất một khối nguyên vẹn. Sụn vành
tai rất mỏng và khá đồng đều về độ dày mỏng. Hình dáng của vành tai lệ
thuộc vào cốt sụn của vành tai. Những đặc tính riêng biệt của sụn vành tai
cộng với những gờ nổi, nếp gấp tạo cho vành tai có hình dáng phức tạp [37].
Khung của vành tai gồm có ba tầng sụn, hình thành nên bốn mặt phẳng,
xoắn vặn một cách tinh tế, đó là các tầng sau: phức hợp loa tai, phức hợp gờ
đối luân - gờ bình tai và phức hợp gờ luân. Tất cả những mặt phẳng này nối
tiếp với nhau lần lượt theo những góc vuông và hình thành một mặt trước
(phía lõm) với những thành phần lồi lõm phức tạp và một mặt sau (phía lồi)
bằng phẳng hơn [42]. Vì vậy, bất kỳ tổn thương nào của vành tai khi phục hồi
cần tuân theo đặc điểm cấu trúc này.

Hình 1.3: Quan niệm bốn mặt phẳng, ba tầng thiết kế vành tai [27]
1. Sàn vành tai

3. Phức hợp hố thuyền – gờ đối luân

2. Thành vành tai

4. Gờ luân nhĩ

1.2.4. Mạch máu và thần kinh vành tai
- Động mạch : vành tai được cung cấp máu bởi hai nguồn : động mạch
thái dương nông và động mạch tai sau. Đó là những ngành bên của động
mạch cảnh ngoài. Các nhánh xuất phát từ động mạch thái dương nông gọi là

các động mạch tai trước, các nhánh xuất phát từ động mạch tai sau gọi là các
động mạch tai sau [2], [6].


21

• Các động mạch tai trước : thường có 3 nhánh.
+ Nhánh dưới : phân chia cấp máu cho nửa trước của bình tai và dái tai.
+ Nhánh giữa : đi vào nửa dưới của phần lên gờ luân và đi xuống cấp
máu cho loa tai theo rễ của gờ luân.
+ Nhánh trên : cấp máu cho nửa trên phần lên của gờ luân.
• Các động mạch tai sau : có 3 hoặc 4 nhánh tách ra từ thân động mạch tai
sau, một số nhánh đi ở dưới cơ tai sau, một số nhánh đi ở trên cơ này.
Ngay sau chỗ xuất phát các nhánh này đi tới mặt trong của vành tai và
phân nhánh ở mặt này theo hướng chếch lên trên và ra trước. Như vậy,
các nhánh này đi từ phần dính của vành tai ra bờ tự do. Phần lớn các
nhánh nhỏ tận hết ở mặt trong của vành tai. Một số nhánh nhỏ nữa gọi là
nhánh viền đi quanh bờ tự do và tận hết ở phần tương ứng của gờ luân.
Một số nhánh khác – nhánh xiên từ trong ra ngoài chọc qua lá sụn và cấp
máu cho một phần mặt ngoài vành tai.

Hình 1.4: Mạch máu của vành tai [58]
Hình (A) : 1. Động mạch thái dương nông , 2. Động mạch tai sau,
3. Các nhánh của động mạch tai trước, 4. Các nhánh xiên
5. Cơ nhị thân, 6. Góc hàm
Hình (B) : 1. Cơ sau tai, 2. Động mạch tai sau, 3. Các nhánh xiên


Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi

22
- Tĩnh mạch: giống như động mạch. Các tĩnh mạch của vành tai phân
chia thành các tĩnh mạch tai trước và tai sau [2], [6] :
+ Các tĩnh mạch tai trước : đổ vào tĩnh mạch thái dương nông và sau
đó vào tĩnh mạch cảnh ngoài.
+ Các tĩnh mạch tai sau : đổ vào tĩnh mạch cảnh ngoài. Tuy nhiên,
một số tĩnh mạch sau lại đổ vào tĩnh mạch liên lạc. Tĩnh mạch này
chui qua lỗ chũm để đổ vào xoang tĩnh mạch bên.
- Các dây thần kinh : chi phối cho vành tai gồm hai loại [2], [6]
+ Các nhánh vận động : xuất phát từ dây thần kinh mặt.
+ Các nhánh cảm giác : do những nhánh sau và nhánh trước của dây
thần kinh tai lớn chi phối, được tăng cường thêm bởi dây thần kinh
tai - thái dương.
1.2.5. Vị trí của vành tai
- Vành tai nằm ngay sau khớp thái dương hàm và vùng tuyến mang tai,
phía trước xương chũm, phía dưới vùng thái dương [9].
- Vành tai là một mảnh mỏng đính với thành bên của đầu ở 1/3 giữa về
phía trước. Phần tự do của vành tai mở ra phía sau, chéo với bề mặt ngoài của
xương chũm thành một góc gọi là góc vành tai – xương chũm khoảng 20 - 30o
và tương ứng khoảng cách giữa bờ sau của gờ luân và mặt ngoài xương chũm
lúc này là khoảng 15 – 25 mm. Góc vành tai – xương chũm khác nhau giữa
nam và nữ. Ở nam từ 10 - 30o, trong khi đó ở nữ là 2 - 20o. Góc tạo bởi loa tai
và bề mặt ngoài xương sọ bình thường khoảng 90o. Góc tạo bởi hố thuyền –
loa tai bình thường từ 90o - 120o [42], [58].
Phẫu thuật tạo hình lại vành tai bắt đầu bằng sự đánh giá tỉ mỉ của các
góc, cấu trúc bị biến dạng. Nếu góc giữa loa tai – bề mặt ngoài xương sọ lớn
hơn 90o hoặc góc giữa vành tai – xương chũm lớn hơn 40o sẽ cho thấy sự vượt
quá mức về kích thước của loa tai. Nếu góc giữa loa tai – hố thuyền lớn hơn



23

120o cho thấy sự vắng mặt của gờ đối luân. Nếu khoảng cách giữa gờ luân và
hộp sọ lớn hơn 20 mm có thể là kết quả của sự vượt quá mức về kích thước
của loa tai hoặc sự vắng mặt của nếp gờ đối luân [47].

(A)

(B)

Hình 1.5 : Các góc của vành tai [47]
( A) : Góc giữa vành tai – xương chũm : 20 - 30o và tương ứng với
khoảng cách giữa gờ luân và mặt ngoài xương chũm là 15 – 20 mm
Góc giữa loa tai – bề mặt ngoài xương sọ khoảng 90o
Góc giữa loa tai – hố thuyền khoảng 90 - 120o
(B) : Góc giữa loa tai – bề mặt ngoài xương sọ và góc giữa loa tai – hố
thuyền đều tù và lớn hơn 120o.
Bất thường góc giữa vành tai – xương chũm > 40o và tương ứng
khoảng cách giữa gờ luân và mặt ngoài xương chũm > 25 mm
- Vành tai được giới hạn bởi [58] :
+ Phía trên: nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua lông mày.
+ Phía dưới: nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua chân mũi.
+ Trục dọc của vành tai là đường thẳng qua đỉnh cao nhất của vành tai
và điểm thấp nhất của dái tai, song song với trục của sống mũi. Trục
dọc của vành tai làm với phương thẳng đứng 1 góc 15 - 20o.
+ Trục phía trước của vành tai trùng với bờ sau của ngành lên xương hàm dưới.


Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi

24
+ Phần giữa vành tai kẻ ngang phải trùng với đường kẻ ngang của giữa mũi.

Hình 1.6: Vị trí, hướng và kích thước của vành tai [58]
1. Trục dọc của vành tai, 2. Giới hạn dưới: nằm trên đường thẳng kẻ
ngang qua chân mũi, 3. Giới hạn trên : nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua
cung mày, 4. Đường thẳng đứng dọc đi qua bờ ngoài ổ mắt và cách bờ trước
của rễ luân nhĩ 65 – 70 mm, 5. Trục sống mũi, PF : đường thẳng đi qua rễ
luân nhĩ và bờ trước của dái tai.
- Vành tai trung bình dài 6,5cm và rộng 3,5cm, tỷ lệ chiều dài và chiều
rộng gần bằng 2/1 , hay ở nam ≈ 63,5 mm và ở nữ ≈ 59 mm [11]. Theo Lê
Gia Vinh và cộng sự thì ở Việt Nam, chiều dài trung bình 6,2 ± 0,6 cm, rộng
3,3 ± 0,3cm ở nam và ở nữ dài 5,7 ± 0,5 cm, rộng 3,1 ± 0,3 cm. Còn chiều dài
của dái tai ở nam 1,7 ± 0,2 cm, ở nữ 1,6 ± 0,2 cm [10].
1.2.6. Chức năng của vành tai
Vành tai với vị trí và cấu trúc đặc biệt có tác dụng thu, hứng lấy các sóng
âm trong không khí vào ống tai ngoài. Ngoài ra, vành tai còn giúp chúng ta
định hướng âm, thí dụ như phân biệt được tiếng động ở bên phải hoặc bên
trái, ở phía trước hoặc phía sau [8], [10].
Ngày nay, người ta đã biết nghe rõ bằng hai tai có ưu thế hơn nghe bằng
một tai vì: nghe rõ hơn, khu trú được nguồn âm tốt hơn, phân biệt được lời
nói trong môi trường ồn ào.


25

Ngoài ra vành tai còn có chức năng thẩm mỹ tạo sự cân đối cho khuôn mặt.
Tất cả các chức năng này đều quan trọng nên khi xử trí cần đảm bảo cả về
giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.
1.3. Hình thái học và phân loại thiểu sản vành tai

1.3.1. Đặc điểm hình thái học của thiểu sản vành tai
Thiểu sản vành tai có thể xảy ra như một dị tật bẩm sinh đơn độc chiếm
60 – 70% hay là một phần của một hội chứng liên quan tới cấu trúc phát triển
từ khe mang thứ nhất và thứ hai [17]. Các dị tật như : hẹp hoặc tịt ống tai
ngoài, thiểu sản sọ mặt một bên, liệt dây thần kinh VII và nụ thừa trước tai là
các dị tật đi kèm rất hay gặp ở bệnh nhân thiểu sản vành tai. Ngoài ra còn có
các dị tật khác đi kèm ít gặp hơn như : u mỡ trên bề mặt nhãn cầu, rung giật
nhãn cầu, lác, hở môi – vòm miệng. Thiểu sản vành tai còn có thể đi kèm với
các dị tật ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Các dị tật về cấu trúc của các
cơ quan như : đường tiết niệu (thiểu sản thận một bên), tim mạch (khuyết tật
vách ngăn tâm thất bẩm sinh) , xương sườn, cột sống (đốt sống kém phát triển
ở một bên, vẹo cột sống) cần được đánh giá đầy đủ trên bệnh nhân thiểu sản
vành tai [46].
Hầu hết các trường hợp thiểu sản vành tai thường xuất hiện lẻ tẻ, khoảng
2% bệnh nhân thiểu sản vành tai có tiền sử gia đình liên quan [17]. Tỷ lệ thiểu
sản vành tai gặp cao hơn ở những bà mẹ lớn tuổi, bị đái tháo đường, sử dụng
các thuốc gây dị tật thai trong thời kỳ mang thai (thalidomide, accutane,
retinoic acid). Mặt khác, thiểu sản vành tai có liên quan tới một số các rối
loạn di truyền khác như trong hội chứng Goldenhar, hội chứng Klippel-Feil,
hội chứng Treacher – Collins, hội chứng Nager [46].
1.3.1.1. Thiểu sản vành tai một bên
Thiểu sản vành tai một bên thường gặp phổ biến hơn, chiếm 70% các
trường hợp với bên phải gặp nhiều hơn và ưu thế ở nam giới [11].


×