Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tóm tắt luận án tiên sĩ nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi và yếu tố nguy cơ hpv u nhú mũi xoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.86 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN QUANG TRUNG
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU HOẠT
CHẤT QUINALPHOS LÊN SINH LÝ, SINH HÓA
VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ CHÉP
(Cyprinus carpio Linnaeus, 1758)
Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: 62.62.03.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cần Thơ, tháng 11 năm 2013
Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến
Thủy sản, Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn: PGs.Ts. Đỗ Thị Thanh Hương - Trường Đại học
Cần Thơ
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại:
………………………………………………………………………
Vào lúc: giờ ngày tháng năm
i
MỤC LỤC
VÀO LÚC: GIỜ NGÀY THÁNG NĂM I
MỤC LỤC II
DANH SÁCH HÌNH V
VI
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Giới thiệu 1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa của luận án 2
1.5 Điểm mới của luận án 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Hóa chất sử dụng 3
3
2.2 Cơ chế tác động của thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ 3
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
3.1 Thời gian và địa điểm thưc hiện 5
3.2 Vật liệu thí nghiệm 5
ii
3.3 Sinh vật thí nghiệm 5
3.4 Thuốc thí nghiệm 5
3.5 Nguồn nước thí nghiệm 5
3.6 Thức ăn 5
3.7 Phương pháp nghiên cứu 5
3.7.1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu ở thành phố Cần Thơ 5
3.7.2 Xác định giá trị LC50-96 giờ của quinalphos đối với cá chép 5
3.7.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên sinh lý hô
hấp của cá chép 6
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức là đối chứng, 10%, 20% , 50% và 75%
giá trị LC50-96 giờ với 6 lần lập lại. Ngưỡng oxy được xác định bằng
phương pháp bình kín. Mật độ 4 cá/bình kín 2 L, 6 lần lập lại. Bố trí
thuốc gồm hai trường hợp là bố trí gây nhiễm trước 24 giờ và bố trí trực
tiếp 6
3.7.4 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos đến độ nhạy
cảm và ngưỡng ức chế ChE ở cá chép 6
3.7.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên các chỉ tiêu
huyết học, hoạt tính ChE, một số enzyme tiêu hóa và tăng trưởng của cá

chép nuôi trong bể 7
3.7.5.2 Ảnh hưởng của quinalphos lên các chỉ tiêu huyết học, hoạt tính
ChE, một số enzyme tiêu hóa và tăng trưởng của cá chép nuôi trong bể 7
3.7.6 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên hoạt tính
ChE và tăng trưởng của cá chép nuôi trong ruộng 8
3.8 Các phương pháp phân tích mẫu 8
3.8.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu huyết học 8
3.8.2 Phương pháp xác định tiêu hao oxy 9
3.8.3 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh hóa 9
3.8.4 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu tăng trưởng 9
3.8.5 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 10
3.8.6 Phương pháp phân tích dư lượng thuốc trừ sâu 10
3.9 Phương pháp xử lý số liệu 10
GIÁ TRỊ LC50 ĐƯỢC TÍNH TOÁN BẰNG PHÂN TÍCH
PROBIT. SO SÁNH TRUNG BÌNH GIỮA CÁC NGHIỆM
iii
THỨC BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
INDEPENDENT T-TEST, ONE WAY ANOVA VÀ TWO
WAY ANOVA VÀ PHÉP THỬ DUNCAN VỚI MỨC Ý
NGHĨA P<0,05, SỬ DỤNG PHẦN MỀM SPSS 11.5 10
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 11
4.1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu ở thành phố Cần Thơ 11
4.1.1 Thông tin chung 11
4.1.2 Thông tin về vụ lúa hè - thu 11
4.1.3 Thông số kỹ thuật về mô hình lúa cá 11
4.1.4 Hiệu quả kinh tế của vụ lúa đơn và lúa-cá 11
4.1.5 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu 11
4.2 Độ độc cấp tính của thuốc trừ sâu quinalphos lên cá chép 12
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 12
4.2.2 Độ độc cấp tính của thuốc trừ sâu quinalphos lên cá chép 12

4.3 Ảnh hưởng của quinalphos lên sinh lý hô hấp ở cá chép 12
4.3.1 Tiêu hao oxy 12
4.3.2 Ngưỡng oxy 12
4.4 Ảnh hưởng của quinalphos đến độ nhạy cảm và ngưỡng ức chế ChE
ở não cá chép 13
4.4.1 Các yếu tố môi trường trong 96 giờ 13
4.4.2 Sự nhạy cảm cholinesterase (ChE) ở cá chép 13
4.4.3 Ngưỡng ức chế ChE ở cá chép 13
4.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên các chỉ tiêu
huyết học, hoạt tính ChE, một số enzyme tiêu hóa và tăng trưởng của
cá chép nuôi trong bể 13
4.5.1 Ảnh hưởng thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên các chỉ tiêu
huyết học và hoạt tính các men ở cá chép (Cyprinus carpio) 13
4.5.1.1 Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 13
4.5.1.2 Ảnh hưởng của quinalphos lên các chỉ tiêu huyết học ở cá chép14
4.5.1.3 Ảnh hưởng của quinalphos lên hoạt tính các men ở cá chép 14
4.5.2 Ảnh hưởng thuốc trừ sâu quinalphos lên các chỉ tiêu huyết học,
hoạt tính ChE, các men tiêu hóa và tăng trưởng của cá chép nuôi ở bể 17
4.5.2.1 Các yếu tố môi trường và sự tồn lưu quinalphos trong nước 17
iv
4.5.2.2 Ảnh hưởng của quinalphos lên các chỉ tiêu huyết học ở cá chép17
4.5.2.3 Ảnh hưởng thuốc trừ sâu quinalphos lên hoạt tính cholinesterase
và hoạt tính một số men tiêu hóa ở cá chép 18
4.6 Ảnh hưởng thuốc trừ sâu quinalphos lên hoạt tính men ChE và tăng
trưởng của cá chép nuôi trong ruộng lúa 20
4.6.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 20
4.6.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu quinalphos lên hoạt tính men ChE. .20
4.6.3 Ảnh hưởng của hoạt chất quinalphos lên tăng trưởng, tỉ lệ sống và
năng suất cá chép nuôi trong ruộng 20
4.7 Thảo luận chung 21

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
4.1 Kết luận 23
4.2 Kiến nghị 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 28
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.9: Tỷ lệ chết của cá chép khi tiếp xúc quinalphos 11
Bảng 4.25: Tăng trưởng ở cá chép …………………… 18
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.3: Cơ chế tác động của thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ 3
Hình 4.1: Biến đổi hoạt tính ChE ở não sau 28 ngày ………… 13
Hình 4.2: Mức độ ức chế ChE ở não sau 28 ngày……………. 13
Hình 4.3: Biến đổi hoạt tính ChE ở cơ sau 28 ngày………… 13
v
Hình 4.4: Mức độ ức chế ChE ở cơ sau 28 ngày……………… 13
Hình 4.5: Biến đổi hoạt tính ChE ở mang sau 28 ngày……… 14
Hình 4.6: Mức độ ức chế ChE ở mang sau 28 ngày………… 14

vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos thuộc gốc lân hữu cơ được sử
dụng rộng rãi trong canh tác nông nghiệp ở Ấn Độ và một số nước
khác trong đó có Việt Nam (Chebbi et al., 2009). Các thông số huyết
học như hemoglobin, hematocrit, số lượng hồng cầu,…có thể được sử
dụng để tìm phản ứng sinh lý ở cá khi môi trường bị ô nhiễm (Dethloff
et al, 2001). Sự ức chế hoạt động của AChE gây tác động lên sự hô hấp,
hoạt động bơi lội, bắt mồi và tập tính của động vật sống trong nước bởi
sự mất phương hướng, sự co giật và thậm chí tử vong (Peakall, 1992).
Enzyme tiêu hóa phản ánh mức độ cho ăn và khả năng tiêu hóa ở cá, do

đó hoạt động của enzyme tiêu hóa có thể được sử dụng như chỉ thị sinh
học về các chỉ số tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá (Debnath et
al., 2007; Suarez et al., 1995; trích dẫn của Li et al., 2010). Trong khi đó,
hoạt động của enzyme tiêu hóa có thể được sử dụng như chỉ thị sinh
học về các chỉ số tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá (Debnath
et al., 2007; Suarez et al., 1995; trích dẫn của Li et al., 2010).
Cá chép (Cyprinus carpio) là đối tượng nuôi ghép phổ biến nhất
trong ruộng lúa ở ĐBSCL và Cần Thơ (Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2001;
Vromant et al., 2002; Phan Văn Thành, 2008). Thuốc trừ sâu
quinalphos được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp và sự tồn lưu của
quinalphos trong môi trường có thể ảnh hưởng đến cá (Das et al.,
2000). Nhằm tìm hiểu tác động của thuốc trừ sâu đến một số chỉ tiêu
sinh lý, sinh hóa và tăng trưởng ở cá trong điều kiện thí nghiệm ở bể và
ruộng lúa thì nghiên cứu này được thực hiện tại Khoa Thủy sản –
Trường Đại học Cần Thơ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu lâu dài: Tìm ra các dẫn liệu khoa học về độc tính của
thuốc trừ sâu đến động vật thủy sản để làm cơ sở cho việc khuyến cáo
nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng phù hợp.
- Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu
quinalphos đến sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý (các chỉ tiêu huyết học
và sinh lý hô hấp), sinh hóa (hoạt tính các enzyme) và tăng trưởng của
cá chép. Từ đó có thể sử dụng các chỉ tiêu sinh lý hay sinh hóa như là
chỉ thị sinh học đối với thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ như quinalphos
trong môi trường nước.
1
1.3 Nội dung nghiên cứu
a) Khảo sát tình hình sử dụng và kinh doanh thuốc trừ sâu trong
sản xuất lúa ở thành phố Cần Thơ.
b) Xác định giá trị LC

50
-96 giờ của thuốc trừ sâu hoạt chất
quinalphos lên cá chép.
c) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên sinh lý
hô hấp của cá chép.
d) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos đến độ nhạy
cảm và ngưỡng ức chế của men cholinesterase (ChE).
e) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên các chỉ
tiêu huyết học, hoạt tính ChE, một số enzyme tiêu hóa và tăng trưởng
của cá chép nuôi trong bể.
f) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên hoạt tính
ChE và tăng trưởng của cá chép nuôi trong ruộng lúa.
1.4 Ý nghĩa của luận án
Kết quả luận án là cơ sở khoa học để khuyến cáo nông dân sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu một cách phù hợp trên đồng ruộng.
1.5 Điểm mới của luận án
Luận án đã xác định thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos làm thay đổi
một số chỉ tiêu huyết học và một số chỉ tiêu sinh lý hô hấp (tiêu hao oxy
và ngưỡng oxy). Thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos ức chế đáng kể
hoạt tính men ChE ở não, cơ, mang và gan ở cá chép khi tiếp xúc các
nồng độ dưới ngưỡng gây chết đối với các thí nghiệm cấp tính (96 giờ)
và thí nghiệm nuôi dài ngày (28 và 60 ngày) ở bể và 44 ngày ở ruộng
lúa. Thời gian phục hồi hoạt tính ChE là ít nhất 21 ngày (bể) và 14 ngày
(ruộng lúa). Men GST ở cá chép không đóng vai trò quan trọng trong
phân giải độc chất. Thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos làm thay đổi
đáng kể hoạt tính một số men tiêu hóa. Luận án đã xác định não là cơ quan
nhạy cảm nhất ở cá chép. Sự ức chế ChE làm thay đổi hành vi bơi lội ở cá và
mức độ ức chế ChE gây chết cá là 95%.
Luận án đã xác định thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos ảnh hưởng
đến các chỉ số tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và tỷ lệ

sống của cá chép nuôi ở bể; ở nồng độ chỉ dẫn đã ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng, năng suất và tỷ lệ sống của cá chép nuôi trong ruộng. Dư
lượng thuốc trừ sâu quinalphos trong nước giảm dần theo thời gian.
Luận án kết luận rằng có thể sử dụng hoạt tính ChE để xác định ảnh
hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos (gốc lân hữu cơ) lên cá
chép nuôi trên ruộng lúa.
2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Hóa chất sử dụng
- Tên thương mại: Kinalux 25EC
- Tên hóa học: 0,0-diethyl 0–2 quinoxalin
phosphorothioate
- Tên hoạt chất: Quinalphos
- Nhóm hóa học: Lân hữu cơ (organophosphorus)
- Công thức phân tử: C
12
H
15
N
2
O
3
PS Khối lượng phân tử: 298,3
g/mol
- Công thức hóa học:
2.2 Cơ chế tác động của thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ
Acetylcholinesterase là enzyme (men) có chức năng thủy phân
nhanh chóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine (ACh) chuyển
thành choline và acetate. Khi AChE bị bất hoạt bởi tác động thuốc trừ
sâu gốc lân hữu cơ thì emzyme không còn khả năng thủy phân ACh

Kết quả là tồn dư một lượng lớn acetylcholine (AchE). Khi nồng độ
ACh vẫn duy trì ở mức cao và tiếp tục kích thích các cơ hay sợi dây
thần kinh dẫn đến co cơ và làm sinh vật tê liệt (Richard and David,
2008) (Hình 2.3).
3
Hình 2.3: Cơ chế hoạt động của AChE (A) và cơ chế tác động của
thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ (B) (Nguồn: Richard and David, 2008)
4
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thưc hiện
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 05/2009 đến tháng 7/2012 tại
Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ và xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ,
TP.Cần Thơ.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
Nghiên cứu sử dụng một số phương tiện chính như sau:
- Bể composite 500 L, 2 m
3
, 4 m
3
, bể kính 84 L.
- Máy so màu quang phổ; máy ly tâm lạnh; máy nghiền,…
3.3 Sinh vật thí nghiệm
Cá chép Cyprius carpio (8-12 g) được thu mua từ các trại cá
giống ở Cần Thơ và thuần dưỡng trong bể composite trước khi
bố trí.
3.4 Thuốc thí nghiệm
Thuốc trừ sâu Kinalux 25 EC có hoạt chất là quinalphos thuộc gốc lân
hữu cơ được mua từ đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở Cần Thơ.
3.5 Nguồn nước thí nghiệm
Nguồn nước thí nghiệm là nước máy của thành phố Cần Thơ, nước

được bơm vào các bể thí nghiệm.
3.6 Thức ăn
Cá ăn thức ăn viên nổi hiệu Cargill có hàm lượng đạm 30% và cho
ăn theo nhu cầu, cho ăn 2 lần/ngày.
3.7 Phương pháp nghiên cứu
3.7.1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu ở thành phố Cần Thơ
- Thông tin thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua
các báo cáo của cơ quan quản lý địa phương.
- Thông tin sơ cấp: Tổng số 105 mẫu đã được khảo sát gồm 45 hộ
trồng lúa, 45 hộ lúa-cá và 15 đại lý kinh doanh thuốc BVTV ở các
huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh.
3.7.2 Xác định giá trị LC
50
-96 giờ của quinalphos đối với cá chép
Thí nghiệm được tiến hành trong bể kính 50 lít nước, bố trí 10
cá/bể, có khối lượng 8-10 g. Trong thời gian thí nghiệm thì không thay
nước, không sục khí và không cho ăn. Gồm 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm xác định khoảng gây độc: Thí nghiệm được bố trí với
10 nồng độ từ 0-4,0 mg/L. Ghi nhận số cá thể chết trong 96 giờ và tính
toán khoảng gây độc để tiến hành thí nghiệm xác định giá trị L
C5
0.
5
Thí nghiệm xác định giá trị LC
50
: Thí nghiệm được tiến hành với 7
nghiệm thức từ 0-1,8 mg/L, được lặp lại 3 lần. Ghi nhận số cá chết tại
các thời điểm trong 96 giờ. Nhiệt độ, pH, oxy theo dõi 2 lần/ ngày.
3.7.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên sinh lý
hô hấp của cá chép

3.7.3.1 Tiêu hao oxy
a) Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức là đối chứng, 10%, 20% , 50% và
75% giá trị LC
50
-96 giờ với 6 lần lập lại. Mật độ là 2 cá/bình kín 2 L. Tiêu
hao oxy được xác định bằng phương pháp bình kín. Bố trí thí nghiệm gồm
hai trường hợp là bố trí gây nhiễm trước 24 giờ và bố trí thuốc trực tiếp.
3.7.3.2 Ngưỡng oxy
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức là đối chứng, 10%, 20% , 50% và
75% giá trị LC
50
-96 giờ với 6 lần lập lại. Ngưỡng oxy được xác định bằng
phương pháp bình kín. Mật độ 4 cá/bình kín 2 L, 6 lần lập lại. Bố trí thuốc
gồm hai trường hợp là bố trí gây nhiễm trước 24 giờ và bố trí trực tiếp.
3.7.4 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos đến độ
nhạy cảm và ngưỡng ức chế ChE ở cá chép
3.7.4.1 Độ nhạy cảm ChE
a) Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp 2 nhân tố là thời
gian (nhịp thu mẫu) và nồng độ gồm đối chứng, 1%, 10%, 20%, 50%
và 75% giá trị LC
50
-96 giờ với 3 lần lập lại. Mật độ là 30 cá/100 L nước.
b) Phương pháp thu mẫu
Thu 3 cá/bể ở các thời điểm trong 96 giờ. Não cá được thu để xác
định độ nhạy cảm ChE ở não. Nhiệt độ, pH, oxy sáng chiều trong thời
gian thí nghiệm được ghi nhận.
3.7.4.2 Ngưỡng ức chế ChE
a) Bố trí thí nghiệm

Các nghiệm thức gồm: đối chứng, 1%, 10%, 20%, 50% 75% và 100%
giá trị LC
50
-96 giờ với 3 lần lập lại. Mật độ là 10 cá/50 L nước (Bể kính).
b) Phương pháp thu mẫu
Thu mẫu não khi nhận thấy cá xuất hiện các hành vi bơi lội bất
thường như bơi mất định hướng, bơi lờ đờ và lúc cá mới chết để xác
định ngưỡng ức chế men ChE.
6
3.7.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên các
chỉ tiêu huyết học, hoạt tính ChE, một số enzyme tiêu hóa và tăng
trưởng của cá chép nuôi trong bể
3.7.5.1 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên các
chỉ tiêu huyết học và hoạt tính các men
a) Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp 2 nhân tố là thời
gian (nhịp thu mẫu) và nồng độ gồm 5 nghiệm thức là đối chứng, 10%,
20%, 50% và 75% giá trị LC
50
-96 giờ với 6 lần lập lại. Mật độ 15
con/bể 60 L nước. Thời gian thí nghiệm là 28 ngày.
b) Chăm sóc cá thí nghiệm
Định kỳ thay nước trong thời gian thí nghiệm. Các bể không sục
khí, hút cặn hàng ngày. Cho cá ăn theo nhu cầu.
c) Phương pháp thu mẫu
- Mỗi nghiệm thức thí nghiệm thì mẫu cá được thu với nhịp là 0, 1,
4, 7, 14, 21 và 28 ngày. Mỗi lần thu 6 cá/nghiệm thức.
- Cá thu sẽ được lấy máu để xác định các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu,
tỷ lệ huyết cầu, hemoglobin, MCV, MCH, MCHC) và lấy não, cơ, mang và
gan để xác định hoạt tính của các men (ChE, CAT, GST và LPO).

- Các chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, pH, oxy được đo hằng ngày.
3.7.5.2 Ảnh hưởng của quinalphos lên các chỉ tiêu huyết học, hoạt tính
ChE, một số enzyme tiêu hóa và tăng trưởng của cá chép nuôi trong bể
a) Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp 2 nhân tố (đối với
thí nghiệm sinh hóa) là thời gian (nhịp thu mẫu) và nồng độ gồm 5
nghiệm thức là đối chứng, 10%, 20% , 50% và 75% giá trị LC
50
-96
giờ với 3 lần lập lại. Mật độ 80 cá/bể composite 380 lít nước. Thời
gian thí nghiệm là 90 ngày. Bố trí thuốc 2 lần.
b) Phương pháp thu mẫu
Mẫu được thu vào ngày 0, 6 giờ, 3 ngày, 30 ngày sau khi bố trí thuốc
lần 1; ngày 31 (6 giờ), 33 ngày và 60 ngày sau khi bố trí thuốc lần 2. Mẫu
máu được thu để xác định các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, tỉ lệ huyết
cầu, hemoglobin, MCV, MCH, MCHC). Mẫu não, mang, cơ và gan
được thu để xác định các hoạt tính men ChE; mẫu ruột được thu để đo
hoạt tính các men tiêu hóa (trypsin, chymotrypsin, alpha-amylase). Mỗi
lần thu 5 cá/bể.
7
c) Chăm sóc bể thí nghiệm
Định kỳ thay nước trong thời gian thí nghiệm. Các bể được sục
khí nhẹ. Cho ăn thức ăn Cargill 30% đạm theo nhu cầu 2 lần/ngày.
Thức ăn được cân trước và sau khi cho ăn.
d) Các chỉ tiêu theo dõi
Tăng trưởng của cá được xác định bằng cách thu 30 cá/bể vào các
ngày thứ 30, 60 và 90. Số liệu thu thập sẽ dùng xác định các chỉ tiêu
tăng trưởng như tăng trọng, DWG, SGR, FCR và tỷ lệ sống. Nhiệt độ,
pH và oxy được theo dõi hằng ngày.
3.7.6 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên hoạt tính

ChE và tăng trưởng của cá chép nuôi trong ruộng
3.7.6.1 Phương pháp thực hiện
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp 2 nhân tố (đối với thí
nghiệm sinh hóa) là thời gian (nhịp thu mẫu) và nồng độ gồm đối chứng
và nồng độ chỉ dẫn, với 3 lần lập lại. Mật độ 2 con/m
2
. Thời gian thí
nghiệm là 132 ngày. Phun thuốc 2 lần: lần 1 sau khi thu mẫu đối chứng
và lần 2 vào ngày 31. Giống lúa sử dụng là OM 4218.
3.7.6.2 Phương pháp thu mẫu
- Mẫu cá được thu với nhịp là 0, 1, 7 và 14 ngày sau khi phun
thuốc lần 1. Thu mẫu tương tự khi phun thuốc lần 2.
- Cá được thu mẫu để lấy não, mang, cơ và gan cho xác định hoạt tính
men ChE. Mỗi lần thu 5 cá/lô. Thu mẫu cá bằng chài hay giăng lưới.
3.7.6.3 Quản lý ruộng nuôi
Cá được cho ăn thức ăn Cargill 30% đạm theo nhu cầu 2 lần/ngày.
Định kỳ cấp nước vào ruộng thí nghiệm 2 lần/tháng bằng máy bơm.
3.7.6.4 Các chỉ tiêu theo dõi
Tăng trưởng của cá được thu vào ngày 50, 100 và 132 sau khi thả
giống. Thu ngẫu nhiên 20-30 con/ruộng thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi
gồm tăng trọng, DWG, SWG, tỉ lệ sống và năng suất. Các chỉ tiêu môi
trường như nhiệt độ, pH, oxy được đo hằng tuần và ammonia được đo
2 lần/tháng.
3.8 Các phương pháp phân tích mẫu
3.8.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu huyết học
- Hồng cầu được đếm bằng buồng đếm Neubauer.
- Các trị số liên quan đến hồng cầu (MCV, MCH, MCHC) được
tính dựa theo phương pháp Svobodova et al .(1991).
- Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin) được máy đo quang phổ
(UV spectrophotometer) ở bước sóng 540 nm.

8
- Hematocrit (tỷ lệ huyết cầu): Máu thu được ly tâm bằng máy ly
tâm chuyên biệt. Tỷ lệ huyết cầu được xác định bằng phần trăm tỷ lệ tế
bào màu so với tổng thể tích.
3.8.2 Phương pháp xác định tiêu hao oxy
Tiêu hao oxy của cá được tính toán theo công thức (Đỗ Thị Thanh
Hương, 1997).
3.8.3 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh hóa
Cholinesterase (ChE): được phân tích theo phương pháp Ellman et
al. (1961) có bổ sung.
Catalase (CAT): được xác định theo phương pháp của Baudhuin et
al. (1964) có bổ sung.
Glutathione S-transferase (GST): được xác định theo phương pháp
của Habig et al. (1974) có bổ sung.
Lipid peroxidation (LPO): được xác định theo phương pháp phân
tích của Fatima et al. (2000) có bổ sung.
Enzyme tiêu hóa
Hoạt tính men trypsin được xác định theo phương pháp của Tseng
et al. (1982). Hoạt tính chymotrypsin được xác định theo phương pháp
của Worthington (1982). Hoạt tính alpha-amylase được xác định theo
phương pháp của Bernfeld (1951).
Protein: được xác đinh theo phương pháp Lowry et al. (1951) và
Bradford (1976).
3.8.4 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu tăng trưởng
Tăng trưởng khối lượng (Weight gain – WG)
WG(g) = W
c
– W
đ
Tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate –SGR)

SGR (%/ngày)=100x(LnW
c
- LnW
đ
)/T
Tăng trưởng tuyệt đối (Daily weight gain –DWG)
DWG (g/ngày)= (W
c
– W
đ
)/T
Trong đó: W
đ
: Khối lượng cá ban đầu
W
c
: Khối lượng cá lúc kết thúc thí nghiệm
T: Thời gian thí nghiệm (ngày)
Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed conversion ratio - FCR)
FCR= tổng lượng thức ăn cá ăn vào/khối lượng cá gia tăng
Tỷ lệ sống (survival rate – SR)
SR (%)=100x(số cá thu/số cá thả)
Năng suất cá
Năng suất (kg/ha)=[Tổng khối lượng cá thu hoạch x 10.000]/diện tích
thí nghiệm (m
2
)
9
3.8.5 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ, pH và oxy sẽ được đo bằng máy đo.

- Ammonia được xác định phương pháp Indophenolblue.
- Hàm lượng oxy trong nước được xác định bằng bằng phương pháp Winkler.
3.8.6 Phương pháp phân tích dư lượng thuốc trừ sâu
Dư lượng thuốc trừ sâu quinalphos được xác định bằng hệ thống
GC-ECD (Nguyen Quoc Thinh et al., 2012).
3.9 Phương pháp xử lý số liệu
Giá trị LC
50
được tính toán bằng phân tích probit. So sánh trung
bình giữa các nghiệm thức bằng phương pháp thống kê Independent T-
test, One way Anova và Two way Anova và phép thử DUNCAN với
mức ý nghĩa p<0,05, sử dụng phần mềm SPSS 11.5.
10
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu ở thành phố Cần Thơ
4.1.1 Thông tin chung
Diện tích sản xuất lúa đơn là 1,93 ha (chiếm 70% tổng diện tích),
đối với lúa cá là 2,02 ha (75%).
4.1.2 Thông tin về vụ lúa hè - thu
Nông dân thường sử dụng giống lúa phổ biến nhất là OM 2514
(26,7%). Đa số các hộ nông dân bắt đầu vụ lúa hè - thu từ tháng 3 đến 6
âm lịch (88,9%). Thời gian sinh trưởng của lúa trung bình là 95 ngày.
4.1.3 Thông số kỹ thuật về mô hình lúa cá
Cá chép là loài phổ biến nhất trong mô hình lúa - cá chiếm 100% số hộ
nuôi. Mật độ cá thả là 0,42±0,25 con/m
2
. Thời gian nuôi cá trong mô hình
lúa - cá là 149 ngày. Năng suất cá trung bình là 577±322 kg/ha.
4.1.4 Hiệu quả kinh tế của vụ lúa đơn và lúa-cá
Năng suất lúa hè - thu (lúa đơn) là 4,5 tấn/ha và lúa hè - thu có nuôi

cá là 4,4 tấn/ha. Lợi nhuận từ lúa hè - thu có nuôi cá là 7,7 triệu đồng/ha,
cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với lúa đơn là 4,3 triệu đồng/ha.
4.1.5 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu
Kết quả khảo sát cho thấy số lần phun thuốc dao động 2,7- 2,9
lần/vụ. Thời gian phun thuốc phổ biến nhất từ ngày thứ 31 đến 60 của
vụ lúa đơn (89,7%) và lúa cá (73,7%). Thuốc trừ sâu Chess (hoạt chất
pymetrozine) là loại thuốc được nông dân sử dụng phổ biến nhất trong
canh tác lúa (48,9% số hộ), kế đến là Basa (hoạt chất fenobucarb)
(26,7%) và Kinalux (hoạt chất quinalphos) (20%). Ở mô hình lúa - cá
thì thuốc trừ sâu Basa được sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 37,8% số
hộ, thuốc trừ sâu Kinalux chiếm 6,7%. Ở các đại lý kinh doanh thuốc
thì thuốc trừ sâu Dragon được tiêu thụ nhiều nhất chiếm tỷ lệ 80% kế
đến là Kinalux chiếm 66,7% số hộ.
4.1.6 Thông tin về đại lý kinh doanh thuốc trừ sâu
Tổng cộng có khoảng 133 sản phẩm thuốc trừ sâu các loại có bán
tại 15 cơ sở kinh doanh được khảo sát ở địa bàn thành phố Cần Thơ.
Lượng tiêu thụ được ghi nhận nhiều nhất là thuốc trừ sâu Basa 3.041
lít/năm kế đến là Kinalux 1.497 lít/năm.
Ngô Văn Ngọc và ctv. (2001) và Nguyễn Văn Hảo và ctv. (2001) cho
rằng cá chép là loài nuôi rất phổ biến trong ruộng lúa. Theo điều tra về
tình hình sử dụng thuốc BVTV ở thành phố Cần Thơ năm 2007 (Tam,
2008) cho thấy thuốc trừ sâu hoạt chất fenobucarb (Basa), hoạt chất
Chlorpyriphos+Cypermethrin (Dragon) và hoạt chất quinalphos (Methink)
11
là một trong những loại thuốc sử dụng phổ biến nhất. Kết quả nghiên cứu
hiện tại cho thấy thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos là một trong ba nhóm
thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến.
4.2 Độ độc cấp tính của thuốc trừ sâu quinalphos lên cá chép
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Biến động nhiệt độ sáng ở các bể là 26,9

o
C và buổi chiều là
27,6
o
C; sự biến động nhiệt độ sáng chiều < 1
o
C. pH dao động 7,8-7,9
và oxy hòa tan ở các bể là 3,6

mg/L.
4.2.2 Độ độc cấp tính của thuốc trừ sâu quinalphos lên cá chép
Tỷ lệ chết và giá trị LC
50
của thuốc trừ sâu quinalphos lên cá chép
được trình bày ở Bảng 4.9. Sau 1 giờ thì cá chết xuất hiện ở nồng độ 1,8
mg/L với tỷ lệ 13,3%; tăng lên trên 80% sau 3 giờ và chết 100% sau 72
giờ. Giá trị LC
50
của thuốc trừ sâu quinalphos lên cá chép cỡ 8,6 g được
xác định lần lượt là 1,16; 0,76 và 0,76 mg/L sau 24, 72 và 96 giờ.
Bảng 4.9: Tỷ lệ chết của cá chép khi tiếp xúc với quinalphos trong 96 giờ
Thời
gian
(giờ)
Nồng độ quinalphos (mg/L)
LC
50
(mg/L)
0
0,2 0,5 0,8 1,1 1,5 1,8

1 0 0 0 0 0 0 13,3
3 0 0 0 0 0 23,3 83,3
24 0 0 13,3 26,7 36,7 56,7 90 1,16 (0,96-1,44)
72 0 0 23,3 53,3 70 93,3 100 0,76 (0,66-0,85)
96 0 0 23,3 53,3 70 93,3 100 0,76 (0,66-0,85)
Giá trị LC
50
-96 giờ của của quinalphos đối với cá lóc (Channa
punctatus) là 0,25 mg/L (Sastry and Siddiqui, 1982); cá rô phi
(Oreochromis niloticus) là 0,84 mg/L (Đỗ Văn Bước, 2010) và cá mè
vinh (Barbonymus gonionotus) là 0,856 mg/L (Trần Thiện Anh, 2012).
4.3 Ảnh hưởng của quinalphos lên sinh lý hô hấp ở cá chép
4.3.1 Tiêu hao oxy
Trong điều kiện bố trí thuốc trực tiếp, tiêu hao oxy của cá có xu
hướng tăng có ý nghĩa theo nồng độ thuốc, dao động từ 382-518
mgO
2
/kg cá/giờ (p<0,05). Trong điều kiện gây nhiễm trong 24 giờ, tiêu
hao oxy của cá có chiều hướng giảm nhưng khác biệt không ý nghĩa,
dao động 356-371 mgO
2
/kg/giờ.
4.3.2 Ngưỡng oxy
Khi cá chép tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu quinalphos,
ngưỡng oxy của cá tăng có ý nghĩa theo sự gia tăng nồng độ thuốc, dao
12
động từ 0,13-0,45 mg/L (p<0,05). Đối với trường hợp bố trí gây nhiễm
24 giờ, ngưỡng oxy của cá cũng tăng có ý nghĩa theo sự gia tăng nồng
độ, dao động 0,13-0,65 mg/L (p<0,05).
Sự gia tăng nồng độ decamethrin làm tăng tiêu hao oxy ở cá chép

Cyprinus carpio (James et al., 1994). Murty (1988) và Đỗ Thị Thanh
Hương (1997) cho rằng tiêu hao oxy của cá sẽ tăng trong thời gian đầu tiếp
xúc với thuốc trừ sâu do hoạt động hô hấp gia tăng sau đó yếu dần và giảm.
4.4 Ảnh hưởng của quinalphos đến độ nhạy cảm và ngưỡng ức chế
ChE ở não cá chép
4.4.1 Các yếu tố môi trường trong 96 giờ
Giá trị pH trung bình vào buổi sáng là 6,8±0,1 và buổi chiều là
6,9±0,1. Nhiệt độ bình quân vào buổi sáng là 25,4±0,1
o
C và buổi chiều là
26,9±0,1
o
C. Hàm lượng oxy ở các nghiệm thức dao động từ 5,9-6,3 mg/L.
4.4.2 Sự nhạy cảm cholinesterase (ChE) ở cá chép
Hoạt tính ChE ở não có khuynh hướng giảm theo sự gia tăng nồng độ
thuốc và thời gian thí nghiệm. Ở nồng độ rất thấp (0,0076 mg/L), hoạt tính
ChE bị ức chế có ý nghĩa (25%) so với đối chứng (p<0,05). Mức độ ức chế
cao nhất được ghi nhận ở nồng độ 0,57 mg/L (91,6%). Theo thời gian thí
ngiệm, mức độ ChE là 74,8% và chưa có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn so
với đối chứng sau 96 giờ (p<0,05).
4.4.3 Ngưỡng ức chế ChE ở cá chép
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ức chế ChE ảnh hưởng đến
các hành vi bơi lội của cá: cá bơi lội mất định hướng, mức độ ức chế
ChE bình quân là 82,8%; cá bơi lờ đờ là 91,8% và cá chết là 95,1%.
Fleming and Grue (1981) cho rằng hoạt tính của men AChE trong
não giảm 20% so với đối chứng thì có thể xem cá tiếp xúc với thuốc trừ
sâu gốc lân hữu cơ. Ở cá, tương quan giữa sự ức chế ChE và sự chết ở cá
chưa rõ bởi vì một số loài có thể sống với mức độ ức chế enzyme ChE ở
não cao 90-95% (Fulton and Key, 2001; Ferrari et al., 2004). Sự ức chế
ChE gây ra những thay đổi về tập tính từ đó có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ

sống của cá trong điều kiện thí nghiệm (Ferrari et al., 2007).
4.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên các chỉ
tiêu huyết học, hoạt tính ChE, một số enzyme tiêu hóa và tăng
trưởng của cá chép nuôi trong bể
4.5.1 Ảnh hưởng thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên các chỉ tiêu
huyết học và hoạt tính các men ở cá chép (Cyprinus carpio)
4.5.1.1 Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ sáng và chiều dao động 25,6-26,1
o
C. Hàm lượng oxy hòa
tan dao động 3,2-3,4 và pH sáng chiều tương đối đồng nhất là 7,9.
13
4.5.1.2 Ảnh hưởng của quinalphos lên các chỉ tiêu huyết học ở cá chép
Hồng cầu (1,6-2 triệu/mm
3
), hematocrit (30,7-33,5%) ở nồng độ 0,57
mg/L giảm có ý nghĩa so với đối chứng (p<0,05), trong khi MCV (148-200
fl), MCH (48-64 pg) và MCHC (28-32%) tăng có ý nghĩa so với đối chứng
(p>0,05). Hemoglobin (9,3-10 g/dL) thay đối không có ý nghĩa (p>0,05).
4.5.1.3 Ảnh hưởng của quinalphos lên hoạt tính các men ở cá chép
a) Hoạt tính men cholinesterase (ChE)
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương tác giữa nồng độ thuốc
và thời gian lên sự thay đổi hoạt tính ChE ở não, cơ và mang.
- Não: Hoạt tính ChE bị ức chế đáng kể sau 1 ngày. Hoạt tính ChE ở
não bị giảm nhiều nhất sau 4 ngày, mức độ ức chế ở các nồng độ là
89,0-94,1%. Sau 21 ngày thì hoạt tính ChE ở nồng độ 0,076 mg/L phục
hồi hoàn toàn. Ở các nồng độ cao hơn, hoạt tính ChE phục hồi rất chậm.

Hình 4.1: Biến đổi hoạt tính ChE ở não Hình 4.2: Mức độ ức chế ChE ở não
- Cơ: Sau 1 ngày thì hoạt tính men ChE bị ức chế mạnh ở các nồng độ

thuốc dao động 83-93% (p<0,05). Sau 28 ngày thì hoạt tính ChE ở cơ phục
hồi rất chậm và không hoàn toàn ở tất cả các nồng độ thuốc (p<0,05).
Hình 4.3: Biến đổi hoạt tính ChE ở cơ

Hình 4.3 Biến đổi hoạt tính ChE ở cơ Hình 4.4: Mức độ ức chế ChE ở cơ
14
- Mang: Hoạt tính ChE ở mang bị ức chế mạnh nhất ở tất cả các
nồng độ thuốc dao động 84-92% sau 4 ngày (p<0,05). Sau 21 ngày thì
hoạt tính ChE ở nồng độ 0,076 và 0,152 mg/L có dấu hiệu phục hồi hoàn
toàn. Đến ngày thứ 28 thì hoạt tính ChE ở nồng độ 0,38 và 0,57 mg/L có
biểu hiện phục hồi không hoàn toàn so với đối chứng (p<0,05).
Hình 4.5: Biến đổi hoạt tính ChE ở mang Hình 4.6: Mức độ ức chế ChE ở mang
- Gan: Mức độ ức chế hoạt tính ChE tăng theo nồng độ thuốc, dao
động 45-78%. Sau 1 ngày thì hoạt tính ChE ở gan bị ức chế 61,3% so
với đối chứng. Sau 28 ngày, hoạt tính ChE ở gan có dấu hiệu phục hồi
không hoàn toàn so với đối chứng (p<0,05).
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 1 ngày, ở nồng độ thuốc thấp nhất
(0,076 mg/L) mức độ ức chế hoạt tính ChE ở não, cơ, mang và gan lần
lượt là 88,1; 79,6; 77,5 và 61,3%. Như vậy, mức độ ức chế ChE ở não là
cao nhất hay nói cách khác não là cơ quan nhạy cảm nhất trong các mô
khảo sát ở cá chép.
b) Hoạt tính men glutathione-S-transferase (GST)
- Não: Hoạt tính GST (140-212 nmol/phút/mg protein) ở nồng độ
0,57 mg/L khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Sau 1
ngày, hoạt tính GST tăng có ý nghĩa so với đối chứng. Hoạt tính GST
phục hồi hoàn toàn sau 14 ngày.
- Cơ: Hoạt tính GST ở cơ không có sự khác biệt ở các nồng độ
thuốc dao động 32-41 nmol/phút/mg protein. Sau 28 ngày, hoạt tính
GST ở cơ thay đổi không có ý nghĩa (32-40 nmol/phút/mg protein).
- Mang: Hoạt tính GST ở mang không có nhiều thay đổi ở các

nồng độ thuốc, dao động 101-122 nmol/phút/mg protein. Sau 28 ngày,
hoạt tính GST ở mang khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
15
- Gan: Hoạt tính GST ở gan cao nhất trong các cơ quan khảo sát
dao động 559-630 nmol/phút/mg protein ở các nồng độ thuốc và khác
biệt không có ý nghĩa. Sau 1 ngày, hoạt tính GST ở gan có biểu hiện
tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa.
c) Hoạt tính men catalase (CAT)
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính CAT có khuynh hướng tăng
có ý nghĩa ở não và mang trong khi giảm ở gan đối với nồng độ 0,57
mg/L so với đối chứng (p<0,05). Trong khi đó, thuốc trừ sâu hoạt chất
quinalphos không ảnh hưởng nhiều đến hoạt tính CAT ở cơ (p>0,05).
d) Hoạt tính men lipid peroxidation (LPO)
- Não: Hoạt tính LPO ở các nồng độ thuốc dao động 162-179
nmol/g protein (p>0,05). Sau 4 ngày thí nghiệm, hoạt tính LPO ở não
có xu hướng giảm có ý nghĩa (p<0,05). Từ ngày thứ 7 đến khí kết thúc
thí nghiệm, hoạt tính LPO ở não có biểu hiện phục hồi hoàn toàn.
- Cơ: Hoạt tính LPO ở cơ đối với nồng độ 0,57 mg/L khác biệt có
ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (p<0,05). Ngày thứ 21, hoạt tính
LPO ở cơ khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (p<0,05) và sau 28
ngày, hoạt tính LPO ở cơ có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn (p>0,05).
- Mang: Hoạt tính LPO ở mang tăng có ý nghĩa ở nồng độ 0,57
mg/L so với các nồng độ thuốc khác (p<0,05). Sau 4 ngày, hoạt tính
LPO ở mang tăng có ý nghĩa so với đối chứng và biểu hiện phục hồi
hoàn toàn so với đối chứng (p>0,05) sau 28 ngày.
- Gan: Sau 7 ngày, hoạt tính LPO ở gan tăng có ý nghĩa so với đối
chứng (32%). Sau 28 ngày thí nghiệm, hoạt tính LPO ở gan phục hồi
hoàn toàn so với đối chứng (93%).
Số lượng hồng cầu giảm ở cá chép Cyprinus carpio khi tiếp xúc với
diazinon (Svobova et al., 2001). Ali and Rani (2009) nghiên cứu ảnh hưởng

của phosalone (lân hữu cơ) lên các chỉ tiêu huyết học ở cá rô phi
(Oreochromis niloticus) cho thấy MCH (390-591 g/L) và MCHC (29-50%)
có khuynh hướng tăng theo thời gian và nồng độ thuốc sau 45 ngày.
Trần Thiện Anh (2012) nhận thấy thuốc trừ sâu hoạt chất
quinalphos làm giảm đáng kể hoạt tính men ChE ở não, cơ và mang
của cá mè vinh Barbonymus gonionotus. Đỗ Văn Bước (2010) cho
rằng cá rô phi Oreochromis niloticus tiếp xúc với thuốc trừ sâu
quinalphos (gốc lân hữu cơ) thì hoạt tính GST ở não thay đổi không có
ý nghĩa ở những nồng độ thấp sau 96 giờ. Cá tra giống
(Pangasianodon hypophthalmus) khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu
Kinalux (hoạt chất quinalphos, gốc lân hữu cơ) hoạt tính men CAT
16
tăng ở não 71,5%, gan 11,9% và giảm ở cơ 36,4% và mang 28%.
(Nguyễn Thị Quế Trân, 2010).
Durmaz et al. (2006) cho rằng Oreochromis niloticus tiếp xúc với thuốc
trừ sâu diazinon (nồng độ 0,1; 1 và 2 ppm) cho thấy hoạt tính LPO ở mang
không thay đổi có ý nghĩa trong khi LPO ở cơ tăng ở ngày 15 và 30 của thí
nghiệm.
4.5.2 Ảnh hưởng thuốc trừ sâu quinalphos lên các chỉ tiêu huyết học,
hoạt tính ChE, các men tiêu hóa và tăng trưởng của cá chép nuôi ở bể
4.5.2.1 Các yếu tố môi trường và sự tồn lưu quinalphos trong nước
a) Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ bình quân ở các nghiệm thức vào buổi sáng tương đối ổn
định dao động từ 27,1-27,6
o
C và buổi chiều là 28,1 - 28,4
o
C, biến động
nhiệt độ sáng chiều dao dộng khoảng 1
o

C. pH ở các nghiệm thức dao
động từ 6,7-7,1. Biến động hàm lượng oxy ở các nghiệm thức dao động
4,7-5,6 mg/L vào buổi sáng và 4,8-5,6 mg/L vào buổi chiều.
b) Sự tồn lưu thuốc trừ sâu quinalphos
Sau 30 ngày ở lần tiếp xúc thuốc thứ nhất và 44 ngày ở lần tiếp
xúc thuốc thứ hai, hàm lượng quinalphos ở các nồng độ thuốc đều nằm
dưới mức phát hiện (<LOD).
4.5.2.2 Ảnh hưởng của quinalphos lên các chỉ tiêu huyết học ở cá chép
- Hồng cầu: Hồng cầu ở cá chép có khuynh hướng giảm theo sự gia
tăng nồng độ thuốc và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), dao động 1,7-
2 triệu tế bào/mm
3
. Sau 3 ngày, số hồng cầu giảm có ý nghĩa so với đối
chứng (p>0,05). Sau 30 ngày, số hồng cầu có xu hướng phục hồi hoàn
toàn so với đối chứng (p>0,05). Ở lần tiếp xúc thứ 2, hồng cầu cũng có xu
hướng giảm nhưng không khác biệt so với đối chứng (p>0,05).
- Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin-Hb): Hàm lượng Hb không
thay đổi ở các nồng độ thuốc (p>0,05). Sau 3 ngày, hàm lượng Hb đều giảm
ở cả hai lần tiếp xúc thuốc nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
- Tỷ lệ huyết cầu (Hematocrit): Hematocrit giảm có ý nghĩa ở hầu
hết các nồng độ so với đối chứng. Sau 3 ngày, hematocrit giảm có ý
nghĩa so với đối chứng (p<0,05). Sau 30 ngày, hematocrit có biểu hiện
phục hồi hoàn toàn so với đối chứng (p>0,05).
- Thể tích hồng cầu (MCV): MCV (177-198 fl) có xu hướng tăng
theo nồng độ thuốc nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng
(p>0,05). Theo thời gian thí nghiệm, MCV thay đổi không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05), dao động 159-210 fl.
- Khối lượng Hb trong hồng cầu (MCH): MCH (41-56 pg) có xu
hướng tăng ý nghĩa theo sự tăng của nồng độ thuốc so với đối chứng
17

(p<0,05). Sau 3 ngày, MCH (62 pg) tăng có ý nghĩa so với đối chứng
(43 pg)). Sau 30 ngày, MCH có biểu hiện phục hồi hoàn toàn (p>0,05).
- Nồng độ Hb trong hồng cầu (MCHC): MCHC (26-30 g/dL) tăng
có ý nghĩa ở các nồng độ thuốc so với đối chứng (p<0,05). Sau 3 ngày,
MCHC thay đổi không có ý nghĩa (p>0,05). Sau 6 giờ ở lần bố trí thuốc
thứ 2, MCHC có biểu hiện giảm có ý nghĩa và đến ngày 60, MCHC vẫn
chưa phục hồi hoàn toàn so với đối chứng (p<0,05).
4.5.2.3 Ảnh hưởng thuốc trừ sâu quinalphos lên hoạt tính cholinesterase
và hoạt tính một số men tiêu hóa ở cá chép
a) Hoạt tính men cholinesterase (ChE)
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương tác giữa nồng độ và thời
gian đến sự thay đổi hoạt tính ChE ở não, cơ, mang và gan.
- Não: Sau 6 giờ, hoạt tính ChE ở não bị ức chế có ý nghĩa (p<0,05) ở
tất cả các nồng độ thuốc so với đối chứng (p<0,05), dao động 86,2-91,4%.
Hoạt tính ChE ở não có biểu hiện phục hồi hoàn toàn sau 30 ngày.
- Cơ: Hoạt tính ChE ở cơ bị ức chế có ý nghĩa ở tất cả các nồng
độ thuốc so với đối chứng sau 6 giờ, dao động 83,5-93%. Sau 30
ngày, hoạt tính ChE ở cơ có biểu hiện phục hồi hoàn toàn. Tuy
nhiên, hoạt tính ChE ở cơ có biểu hiện phục hồi không hoàn toàn ở
các nồng độ thuốc sau ngày 60 (p<0,05).
- Mang: Hoạt tính ChE ở mang bị ức chế có ý nghĩa ở tất cả các
nồng độ thuốc (p<0,05) sau 6 giờ, dao động 84,6-91,4%. Sau 30 ngày,
hoạt tính ChE ở mang phục hồi hoàn toàn so với đối chứng (p>0,05).
Hoạt tính ChE ở mang có biểu hiện phục hồi không hoàn toàn ở tất cả
các nồng độ thuốc sau 60 ngày (p<0,05).
- Gan: Hoạt tính ChE ở gan bị ức chế đáng kể sau 6 giờ ở tất cả
các nồng độ thuốc so với đối chứng (p<0,05), dao động 81,6-85,4%.
Hoạt tính ChE ở gan có biểu hiện phục hồi hoàn toàn sau 30 ngày.
Tương tự ở não, hoạt tính ChE ở gan có dấu hiện phục hồi hoàn toàn ở
tất cả các nồng độ thuốc sau 60 ngày.

Tương tự như thí nghiệm ở mục 4.5.1.3, kết quả thí nghiệm này cho
thấy sau 6 giờ, mức độ ức chế hoạt tính ChE ở não, cơ, mang và gan đối với
nồng độ thuốc thấp nhất (0,076 mg/L) lần lượt là 86,2, 83,5; 84,6 và 81,6%.
Như vậy, có thể nhận định rằng sự ức chế ChE ở não là cao nhất hay não là
cơ quan nhạy cảm nhất của cá chép khi tiếp xúc với quinalphos.
b) Hoạt tính các men tiêu hóa
- Trypsin: Hoạt tính men trypsin (12-22 mU/phút/mg protein) bị ức
chế có ý nghĩa 20-45% ở các nồng độ thuốc so với đối chứng (p<0,05).
Sau 30 ngày, hoạt tính trypsine (21-28 mU/phút/mg protein) có biểu hiện
18

×