Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật việt nam về phòng, chống bạo lực gia đình 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.93 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH HƢƠNG

BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT

VIỆT NAM
VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH HƢƠNG

BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Chuyên ngành : Luật Dân sự
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phƣơng Lan



Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thanh Hƣơng


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU

1


Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ
EM TRƢỚC HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1.

Khái niệm chung về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em

6
6

1.1.1.

Khái niệm trẻ em, quyền trẻ em

6

1.1.2.

Khái niệm bảo vệ quyền trẻ em

9

1.2.

Khái niệm chung về bạo lực gia đình đối với trẻ em

10

1.2.1.

Khái niệm hành vi bạo lực gia đình và bạo lực gia đình đối

với trẻ em

1.2.2.

Đặc điểm và các dạng hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em

10
12

1.2.3.

Hậu quả hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em

15

1.2.4.

Nguyên nhân hiện tượng trẻ em bị bạo lực trong gia đình

17

1.3.

Sự cần thiết của luật Phòng chống bạo lực gia đình đối với
việc bảo vệ quyền trẻ em trước hành vi bạo lực

20

Chƣơng 2. PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

2.1.

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

2.2.

Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc phòng chống bạo

23
23

lực gia đình

27

2.2.1.

Nghĩa vụ của người thực hiện hành vi bạo lực

27

2.2.2.

Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân là trẻ em

30

2.2.3.

Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các cơ quan, tổ chức trong

phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em

34


Các biện pháp cơ bản ngăn chặn, phòng ngừa, bảo vệ và
hỗ trợ trẻ em trước hành vi bạo lực
2.3.1.

Các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa hành vi bạo lực gia

41

đình đối với trẻ em
2.3.2.

Các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân bạo lực gia

41

đình
2.4.

Các biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình đối với

45

trẻ em
2.4.1.


Xử lý kỉ luật

2.4.2.

Xử lý hành chính

2.4.3.

Xử lý theo pháp luật dân sự

2.4.4.

Xử lý theo pháp luật hình sự

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG,

54
54
55
58
59

CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ
QUYỀN TRẺ EM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

3.1.

Thực tiễn thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình

61


nhằm bảo vệ quyền trẻ em
3.2.

Một số bất cập trong quá trình thực thi pháp luật phòng,

61

chống bạo lực gia đình
3.3.

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Phòng chống bạo lực

70

gia đình nhằm bảo vệ quyền trẻ em
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

73
79
81


1. CRC
2. NĐ 167/2013/NĐ-CP

3.

NĐ 08/2009/NĐ-CPNghị định số


08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
4.

NĐ 91/2011/NĐ-CPNghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

5. TAND

Toà án nhân dân

6. CSAGA

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về
Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên

7. UBND

Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Vấn đề bạo lực gia đình, đặc biệt là hành vi bạo lực đối với trẻ em
trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và đã trở thành
mối quan tâm lớn, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia hay một
vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, tình hình trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực

vẫn còn xảy ra, thậm chí ngay trong chính môi trường thân thiết nhất của các
em là gia đình. Theo số liệu của Tổng Cục cảnh sát -Bộ Công an, từ năm 2002
đến nay số vụ xâm hại trẻ em, số đối tượng phạm tội và số trẻ em bị xâm hại
có chiều hướng gia tăng. Thông tin từ đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em cũng
cho biết, trong 3 năm (2006-2008) trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực trong gia đình
tăng gấp 3 lần so với mười năm trước đó. Một kết quả thống kê khác cho thấy
từ năm 2008 đến 2010, bình quân một năm cả nước có khoảng 3000-4000 vụ
bạo lực trẻ em, một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều trẻ bị chính
cha mẹ, người thân thực hiện hành vi xâm hại, bạo lực. Cụ thể trong năm
2008, số trẻ em bị xâm hại, bạo lực là 1.613 em; năm 2009 là 1.805 em. Trong
năm 2010, theo báo cáo giám sát của Hội đồng nhân dân 46/63 tỉnh, thành
phố, thì có 1.245 em bị bạo lực, xâm hại [44].
Trong thực tế, con số bạo hành trẻ em có lẽ còn cao hơn, nhưng vì
nhiều lý do khách quan nên chưa được phơi bày trước công luận. Điều đó cho
thấy sự gia tăng đến chóng mặt của hành vi bạo lực không chỉ là vấn đề của
từng gia đình mà nó đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Khi quyền trẻ em bị
xâm phạm một cách nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển về tâm
sinh lí, tình cảm và nhân cách của trẻ em, gây cho các em sự mặc cảm, thù
hằn với xã hội. Nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy bạo lực gia đình đã gây ra
những hệ luỵ từ thế hệ này sang thế hệ khác, nếu như đứa trẻ chứng kiến bạo
lực trong gia đình hay là nạn nhân của bạo lực gia đình, thì sau này khi trưởng
1


thành có thể trở thành người gây ra bạo lực trong chính gia đình của mình.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có sự quan
tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình thông qua việc ban hành nhiều đạo
luật trực tiếp và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 2013; Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004;
Bộ luật Dân sự 2005; và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Những văn bản này đã góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về nhận
thức trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình ở nước ta. Tuy nhiên, tình
trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều thay đổi mà lại có xu
hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng của vụ
việc.
Bạo hành trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất của trẻ
hoặc nguy hại hơn, khiến trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, trẻ không thể
phát triển về thể chất một cách bình thường. Ngoài ra, bạo lực gia đình đối với
trẻ em không chỉ gây đau đớn thể xác mà còn để lại di chứng khá nặng nề và
lâu dài về mặt tinh thần, tâm lý và sự phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em là
nạn nhân của bạo lực gia đình có thể có hành vi ứng xử lệch lạc như thiếu tự
tin, rụt rè, lo sợ,… hoặc trở lên hung dữ, thường sử dụng bạo lực trong việc
xử lý các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội, cả hiện tại và trong
tương lai.
Chính vì vậy mà việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, tìm ra những khó khăn, vướng mắc
khi áp dụng những quy định này trên thực tế; từ đó đề xuất những giải pháp
để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bảo vệ quyền trẻ
em, nhằm bảo vệ quyền của trẻ trong gia đình trước các hành vi bạo lực là rất
cần thiết.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Bảo vệ
quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình”
làm luận văn thạc sĩ của mình.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 ra đời, sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu tới vấn đề này thường chỉ dừng ở những
nghiên cứu về mặt xã hội, những nghiên cứu về pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình thường chỉ được nhắc đến trong các nghiên cứu về hôn nhân gia

đình. Từ khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời, những nghiên cứu
pháp lý về vấn đề này đã xuất hiện trên nhiều báo, tạp chí bởi tính thời sự cấp
thiết của nó. Tuy nhiên, những nghiên cứu một cách hệ thống, có trọng tâm về
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình chưa nhiều. Hiện tại có thể kể tới
một số Luận văn thạc sĩ luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội:"Luật phòng
chống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình" của tác
giả Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội, 2010); Khóa luận tốt nghiệp "Tìm hiểu hành vi
bạo lực gia đình - nguyên nhân, giải pháp hạn chế" của tác giả Nguyễn Thị
Bình (Hà Nội, 2010); Luận văn thạc sỹ luật học: “Một số vấn đề pháp lý về
bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” của Đinh Thị Hồng Minh (Hà Nội,
2011). Những công trình này đã nghiên cứu một số khía cạnh cụ thể của việc
phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện và sâu về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình và đưa ra những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu
quả điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo
vệ trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình trong pháp luật phòng chống bạo
lực gia đình ở Việt Nam, xem xét đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với
trẻ em để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của trẻ em trước tình trạng bạo lực gia đình.
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau:


-

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về quyền trẻ em và bảo vệ

quyền trẻ em
-


Nghiên cứu những quy định của luật phòng chống bạo lực gia đình

với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em
-

Nghiên cứu tình hình thực tế áp dụng pháp luật phòng chống bạo lực

gia đình đối với việc bảo vệ quyền trẻ em như: bảo vệ các quyền cơ bản của
trẻ em, vấn đề xử lý vi phạm quyền trẻ em, hiệu quả của việc áp dụng pháp
luật phòng chống bạo lực gia đình nhằm bảo vệ quyền trẻ em trong thực tế.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trước
hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em, chủ yếu quy định trong pháp luật
phòng chống bạo lực gia đình. Luận văn làm rõ ảnh hưởng, tác động và hiệu
quả của các quy định của pháp luật Phòng, chống bạo lực gia đình đối với
việc bảo vệ quyền trẻ em trong thực tiễn đời sống.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người gây ra bạo lực là những
người đã thành niên và có mối quan hệ thân thích trên cơ sở quan hệ hôn
nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Do đó, đề tài chỉ xem xét nạn nhân của bạo
lực gia đình là trẻ em chứ không xem xét dưới góc độ trẻ em là người gây ra
bạo lực cho các thành viên khác trong gia đình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử trên quan điểm tiếp cận hệ thống, toàn diện. Đề tài sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích, tổng hợp; thống kê, so
sánh; diễn dịch, quy nạp và các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: điều
tra xã hội học, khảo sát thực tiễn.



5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền trẻ em trước hành vi
bạo lực gia đình.
Chương 2. Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình với việc bảo vệ
quyền trẻ em.
Chương 3. Thực trạng thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia
đình đối với việc bảo vệ quyền trẻ em và một số giải pháp, kiến nghị.


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
TRƢỚC HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Khái niệm chung về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em
1.1.1. Khái niệm trẻ em, quyền trẻ em
Trong Luật nhân quyền quốc tế, quyền trẻ em được chế định chủ yếu
trong Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (Convention on the Rights of the
Child) và 2 nghị định thư không bắt buộc bổ sung CRC được thông qua năm
2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm
khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ
trang). Trong đó khái niệm “Trẻ em” được xác định là những người dưới 18
tuổi. Tuy nhiên, đây là một điều luật mở cho các quốc gia thành viên. Theo
đó, các quốc gia thành viên có thể quy định độ tuổi được coi là trẻ em thấp
hơn 18 tuổi so với quy định của CRC.
Việt Nam một trong những nước đầu tiên tham gia ký CRC (ngày 28-21990). Quyền trẻ em được quy định trong Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các
Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và trong tất cả các Hiến
pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992, gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm
2001 và Hiến pháp năm 2013. Quyền trẻ em được thể chế hoá trong nhiều bộ
luật và luật, mà tập trung là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.


Theo quy định tại Điều l, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Như vậy trong pháp
luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em được pháp luật bảo vệ
và chăm sóc là những công dân dưới 16 tuổi. Khái niệm này phần nào có thể
bao hàm được cả khái niệm trẻ em của Công ước và của các ngành luật thuộc
hệ thống pháp luật quốc gia.
Khái niệm “Quyền”, hiểu theo nghĩa tiếng Việt, là cái mà luật pháp, xã
hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành…, khi


thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại. Về khái
niệm khoa học , “Quyền” lànguyên tắc đaọ đức xác đinḥ vàthừa nhâṇ sư ̣tư ̣
do hanh đông ̣ cua con ngươi trong môṭxa hôịnhất đinḥ . Khái niệm “Quyền”
̀̀

chỉ liên quan đến hành động
nghĩa là thoát khỏi những cưỡng chế về mặt thể xác , thoát khỏi tình trạng bị
ép buôc ̣ hay bi ̣can thiêp ̣ bơi nhưng ngươi khac
̀̉

là sự thừa nhận về mặt đạo đức đối với một sự chọn lựa tích cực
hành động theo lý trí , vì các mục tiêu riêng , do sư ̣lưạ choṇ riêng tư ̣nguyêṇ,
không bi cượợ̃ng ép . Đối với những người xung quanh , các quyền của cá
nhân đókhông áp đăṭnghiã vu ̣nào lên những người xung quanh ngoaịtrừ môṭ
quyền phủquyết: họ không được vi phạm các quyền của cá nhân đó.
Công ước về quyền trẻ em gồm 54 điều khoản trong đó nêu bật bốn
nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em xuyên suốt toàn bộ Công ước, bao gồm:
Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện tất cả các
quyền

trẻ em.
-

Trẻ em có quyền xác lập, thể hiện ý kiến riêng của mình và quyền đó

phải được tôn trọng.
-

Dành những lợi ích đẹp nhất cho trẻ em.

Những điều khoản trong Luật Quốc gia hoặc quốc tế có lợi hơn đối

với trẻ em so với những điều khoản trong Công ước sẽ được áp dụng.
Trên cơ sở những nguyên tắc trên, quyền trẻ em bao gồm 4 nhóm
quyền:
Nhóm quyền sống còn: Quyền sống còn là quyền cơ bản của mỗi cá
nhân, tiền đề cho việc bảo vệ tất cả các quyền khác của con người. Bảo vệ
quyền này của trẻ cần dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Các
quyền này cần phải được thực hiện ngay không chậm trễ vì trẻ rất dễ bị tổn
thương. Khi những nguy cơ đe doạ quyền sống còn của trẻ như: gây ra những
tai nạn thương tích, những tổn thương do người lớn đem lại, thiếu sự chăm
sóc yêu thương và hỗ trợ của gia đình, bị phân biệt đối xử. Những nguy cơ đe


doạ tới sự sống còn của trẻ em là rất nhiều và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào,
cộng đồng và quốc gia nào, kể cả ngay tại gia đình. Tất cả chúng ta phải có
trách nhiệm đảm bảo quyền được sống ở mức cao nhất có thể được.
Nhóm quyền bảo vệ: Quyền được bảo vệ là bảo vệ trẻ em khỏi bị phân
biệt đối xử, thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng, xâm hại về thể xác
và tinh thần, bị lơ là và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em phải được bảo vệ trong

tình trạng khẩn cấp, khủng hoảng. Nghiêm cấm lạm dụng trẻ em, bất kỳ một
hành vi, hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân, tổ chức hay của cộng
đồng như xâm phạm đến thể chất, tình cảm, nhân cách, lạm dụng tình dục,
ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức sức lao động, hoặc khai thác
thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây nguy hại đến sự phát
triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Khi trẻ bị lâm vào tình trạng khủng
hoảng khẩn cấp như tình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất thăng bằng nghiêm
trọng do những yếu tố bên ngoài tác động có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ em.
Nhóm quyền phát triển: Bao gồm mọi hình thức giáo dục và quyền
được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo
đức và xã hội của trẻ. Quyền được chăm sóc sức khoẻ, được học tập và phát
triển năng khiếu. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể
dục thể thao, du lịch
Nhóm quyền tham gia: Bao gồm quyền được bày tỏ ý kiến trong mọi vấn
đề có liên quan tới bản thân, quyền được lắng nghe và được kết giao hội họp.
Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã cụ thể hoá các
nhóm quyền của trẻ em trong Công ước thành những quyền cụ thể sau:
-

Quyền được khai sinh và có quốc tịch

-

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng


-


Quyền sống chung với cha mẹ

Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và
danh dự

-

-

Quyền được chăm sóc sức khoẻ

-

Quyền được học tập

Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể

thao, du lịch
-

Quyền được phát triển năng khiếu

-

Quyền có tài sản

Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động
xã hội.


Như vậy, quyền trẻ em chính là quyền của con người được cụ thể hoá
cho phù hợp với nhu cầu, đặc trưng phát triển và tính chất cuộc sống trẻ em.
Đó là những đặc quyền tự nhiên của trẻ em được quy định trong pháp luật, đó
là những quyền mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện
nhằm bảo đảm sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện. Quyền trẻ em
chính là biện pháp nhằm bảo đảm cho trẻ em không những được hưởng các
quyền mà còn trở thành chủ thể của chính các quyền đó.
1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền trẻ em
Bảo vệ quyền trẻ em trước hết là tôn trọng, đảm bảo cho các quyền trẻ
em được thực hiện trong thực tế một cách đầy đủ; tạo điều kiện, cơ chế và
cách thức phù hợp để trẻ em thực hiện được các quyền của mình, đồng thời
phòng ngừa không để trẻ em bị thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã
được pháp luật thừa nhận. Bảo vệ quyền trẻ em có thể được thực hiện bằng
nhiều biện pháp, nhưng biện pháp bảo vệ bằng pháp luật là biện pháp có hiệu
quả nhất.


Thứ hai, bảo vệ chăm sóc trẻ em còn là ngăn ngừa không để các em rơi
vào hoàn cảnh đặc biệt như: bị mồ côi cha mẹ, khuyết tật, bị xâm hại tình dục,
trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma tuý, tệ nạn xã hội…
Thứ ba, cần phải có biện pháp xử lí các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Có như vậy thì mới nâng cao được tính răn đe đối với những đối tượng có
hành vi xâm phạm đến quyền của trẻ em.
Tóm lại, bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật là hệ thống các biện pháp,
cách thức, cơ chế hoạt động được pháp luật quy định nhằm bảo đảm các quyền
cơ bản của trẻ em được thực hiện, đồng thời bảo đảm có hiệu quả việc phòng
ngừa, can thiệp, giải quyết tình trạng trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

1.2. Khái niệm chung về bạo lực gia đình đối với trẻ em
1.2.1. Khái niệm hành vi bạo lực gia đình và bạo lực gia đình đối với

trẻ em
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức,
trấn áp hoặc lật đổ" [39]. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các
hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức
hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất
đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành
nhiều dạng khác nhau tuỳ theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và
bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Theo quan điểm của tác giả Lê Thị Quý – Đặng Vũ Cảnh Linh, thì bạo
lực gia đình là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết
các vấn đề gia đình” [34, tr. 27].
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình định nghĩa bạo lực gia đình là
“hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây
tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”
(Điều 1).


Như vậy, theo quan điểm của Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì
chỉ những hành vi được thực hiện với lỗi cố ý mới là hành vi bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình - theo luật Phòng, chống bạo lực gia đình là một khái niệm
khá rộng, bao gồm các loại hành vi khác nhau và nhằm vào những nạn nhân
khác nhau trong một gia đình, gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn
hại về thể chất, tinh thần, kinh tế cho thành viên gia đình.
Tuỳ theo quan điểm và phương pháp tiếp cận, hiện có nhiều cách phân
loại các hình thức bạo lực gia đình, nhưng thường tập trung ở bốn dạng cơ
bản: bạo lực thân thể (bạo lực thể chất); bạo lực về tinh thần, tình cảm; bạo
lực về kinh tế và bạo lực tình dục.
Bạo lực về thân thể (còn gọi là bạo lực về thể chất), gồm: xâm hại thân
thể, đối xử tồi tệ về thể chất. Bạo lực về tinh thần và tình cảm: Là những hành
vi nhằm hành hạ tâm lý bằng những lời đe doạ, sỉ nhục, chửi mắng, lăng mạ, hạ

thấp nhân phẩm, bỏ rơi, lãng quên, không quan tâm… Hình thức bạo lực này gây
hậu quả rất nghiêm trọng so với các dạng bạo lực khác nhưng khó phát hiện để
can thiệp bằng luật pháp vì sự “vô hình” và thiếu chứng cứ. Bạo lực thể chất có
thể dễ dàng nhận diện qua những thương tổn hiện trên thân thể, và cùng với thời
gian vết thương ấy sẽ liền da, nhưng bạo lực tinh thần thì hậu quả của nó tiềm ẩn
bên trong, kéo dài dai dẳng với nỗi đau giằng xé và hậu quả của nó thì không thể
định lượng được, đó là vết thương lòng với những cảm xúc của sự vô vọng,
không ai giúp đỡ. Bạo lực tình dục là hành vi quấy rối tình dục hoặc cưỡng ép
quan hệ tình dục ngoài ý muốn của trẻ em. Bạo lực về kinh tế gồm: thâu tóm về
tài sản, cô lập và kiểm soát tài chính của trẻ em.

Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, bạo lực gia đình đối
với trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội một cách cố
ý của một hoặc một số thành viên đã thành niên trong gia đình, gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với
trẻ em, xâm phạm các quyền cơ bản của trẻ em.


1.2.2. Đặc điểm và các dạng hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em
1.2.2.1. Đặc điểm:
Bạo lực gia đình để lại ký ức không dễ dàng xoá bỏ. Thực tế cho thấy,
bạo lực gia đình có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, có thể quyết liệt và
tàn bạo tới mức gây án, giết người, nhưng cũng có thể không hề có máu chảy,
đòn roi mà chỉ là nước mắt và sự chịu đựng âm thầm. Các dạng bạo lực trên
có thể xảy ra đối với bất kỳ thành viên nào trong gia đình, trong đó có trẻ em.
-

Đặc điểm cơ bản nhất mà ta có thể nhận thấy ở những dạng hành vi

này đó là chủ thể thực hiện hành vi bạo lực là những người trưởng thành trong

gia đình, có mối quan hệ thân thiết và gần gũi đối với trẻ. Hơn nữa, trẻ em lại
là đối tượng phụ thuộc vào người lớn trong gia đình nên nếu trở thành nạn
nhân của bạo lực thì bên cạnh tổn thương về thể xác, trẻ em còn phải gánh
chịu những tổn thương tinh thần không gì bù đắp nổi. Mặc dù vậy nhưng các
em vẫn không thể tự bảo vệ mình trước những hành vi bạo lực vì các em
không có nơi nào để đi và cũng không thể nào nuôi sống bản thân mình do
vẫn bị phụ thuộc.
-

Hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em thường có tính chất lặp đi lặp

lại, bao gồm các hình thức lạm dụng, bạo hành khác nhau. Nó thường là việc
lặp đi lặp lại một phương thức bao gồm nhiều hành động như đe doạ, tước
đoạt về kinh tế, cô lập, lạm dụng, bạo hành về tinh thần hay tình dục. Bởi lẽ
trong gia đình, trẻ em luôn là đối tượng bị phụ thuộc vào người lớn, phải nghe
lời người lớn, các em còn quá nhỏ để có thể tự vệ trong những trường hợp bị
bạo hành mà chỉ có thể im lặng chịu đựng. Vô hình chung, sự nhẫn nhịn chịu
đựng đó lại tạo điều kiện cho người thực hiện hành vi bạo lực tiếp tục lặp lại
hành vi của mình. Những hành vi mà kẻ gây ra bạo lực sử dụng đã khiến trẻ
em bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần. Ngoài ra còn có các hành vi khác
dẫn đến tổn thương về tâm lý của trẻ em. Mặc dù những hành vi này không để
lại những thương tật trên cơ thể của trẻ nhưng nó vẫn để lại những tổn thương
sâu sắc trong tâm hồn các em.


-

Đặc biệt, những hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em rất khó được

phát hiện để can thiệp kịp thời. Bởi lẽ các em thường hoảng sợ, lo lắng và

không dám chia sẻ các thông tin về tình trạng của mình do các em đều có
quan hệ ràng buộc bằng các mối quan hệ gia đình như: quan hệ với cha, mẹ con; ông bà – cháu; hay cô, dì, chú, bác – cháu… Thường thì chỉ những người
thân trong gia đình mới có thể phát hiện kịp thời hành vi bạo lực gia đình. Chỉ
khi sự việc đã xảy ra nghiêm trọng thì mới được phát hiện bởi hàng xóm láng
giềng hay những cơ quan chức năng. Hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em
thường bị chính người lớn trong gia đình dấu giếm, bao che, nên không ai có
thể can thiệp, giúp đỡ.
1.2.2.2. Các dạng hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em
Có thể phân biệt một số dạng hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em
như sau:
-

Bạo lực thân thể: Là hành vi cố ý gây ra thương tích trên cơ thể trẻ em.

Bao gồm các hành động như đánh đập, đối xử tàn tệ, tra tấn hoặc những hành vi
có mục đích khác của một hoặc nhiều thành viên đã trưởng thành trong gia đình
gây ra thương tật cho trẻ em. Dạng bạo lực này có thể bao gồm việc sử dụng
hung khí như que, gậy, dao hoặc kéo… Các hành vi bạo lực về thân thể đã xâm
phạm trực tiếp đến sức khoẻ của trẻ em, xâm phạm đến quyền được tôn trọng,
được bảo vệ về thân thể, sức khoẻ, quyền sống còn của trẻ quy định tại Điều 6
CRC và Điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

-

Bạo lực lao động hoặc kinh tế: là việc dùng sức mạnh để đe doạ, áp

đặt hoặc lừa mị nhằm bóc lột lao động trẻ em, chiếm giữ và kiểm soát tài
chính của một hoặc nhiều thành viên trưởng thành trong gia đình đối với trẻ
em. Dạng bạo lực này đưa đến sự phân công lao động và hưởng thụ bất hợp lý
giữa các thành viên trong gia đình. Bạo lực về lao động hoặc kinh tế đã xâm

phạm nghiêm trọng đến quyền được bảo vệ, được chăm sóc sức khoẻ và


quyền có tài sản của trẻ em được quy định tại Điều 32 CRC và Điều 15, Điều
19 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-

Bạo lực tâm lý: Là hành vi cố ý làm tổn thương tâm lý, tinh thần của

trẻ em. Đó có thể là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục của
một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức
khoẻ, tâm thần trẻ. Bao gồm các hành vi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến
sức khoẻ tinh thần của trẻ em, như sử dụng những lời lẽ lăng mạ, chửi rủa, đe
doạ hoặc hành vi vi phạm khác, kiểm soát và ngăn trẻ em tham gia vào các
hoạt động xã hội. Bạo lực tâm lý cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo, hoặc xâm
phạm tới nguyện vọng, ý thích, thị hiếu riêng của trẻ em trong gia đình. Thực
tế rất khó để xác định dạng bạo lực này vì những tổn hại của nó không thể
hiện ra bên ngoài như bạo lực thể xác.
-

Bạo lực tình dục: Là hành vi quấy rối tình dục, hoặc cưỡng ép quan hệ

tình dục ngoài ý muốn của trẻ em. Bao gồm các hành vi như hãm hiếp, cưỡng
ép quan hệ tình dục; sử dụng những lời lẽ hoặc hành động nhằm kích động
tình dục. Bạo lực tình dục là một dạng đặc biệt trong quan hệ giới tại gia đình.
Hành vi bạo lực tình dục xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bất khả xâm
phạm về tình dục của trẻ em được quy định tại Điều 34 CRC và Điều 7 Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
1.2.3. Hậu quả hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em
Tình hình bạo lực gia đình đối với trẻ em đang xảy ra khá phổ biến tại

khắp các vùng miền trên cả nước. Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác
nhau đều để lại những hậu quả nặng nề về thể chất, sức khoẻ, tinh thần, kinh
tế… đối với nạn nhân.
Trước hết, bạo lực gia đình gây tổn hại nghiêm trọng tới thể chất, để lại
những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của trẻ em. Bạo lực không chỉ khiến
các em đau đớn về thể xác mà thậm chí còn gây ra những tổn thương


nghiêm trọng khó có thể hồi phục như tàn tật suốt đời, suy giảm khả năng lao
động, suy giảm sức khoẻ, thậm chí còn có thể tước đoạt sinh mạng của trẻ.
Ngoài ra, những tác động tiêu cực này còn làm tăng thêm gánh nặng lên hệ
thống y tế quốc gia.
Bên cạnh những vết thương về thân thể, bạo lực gia đình còn để lại
những vết sẹo hằn sâu trong tâm lý các em khiến các em có những phản ứng
tiêu cực, có thể gây nên những chấn thương tâm thần, có thể kéo dài suốt cả
cuộc đời. Những đứa trẻ này thường lo lắng, bất an, khó hoà nhập cuộc sống,
từ đó nảy sinh tư tưởng chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm
thậm chí dẫn đến tự tử. Các nhà xã hội học tiến hành một cuộc nghiên cứu
trên 1000 trẻ em từ 10 -15 tuổi, ở cả nông thôn và thành thị về tâm lý cho thấy
67% trong các em có biểu hiện tâm lý bình thường, 33% còn lại có nhiều biểu
hiện không ổn định về tâm lý, tinh thần. Nghiên cứu cũng cho thấy trong số
33% các em có biểu hiện bất thường về tâm lý thì 25% nguyên nhân là do gia
đình cha mẹ không hạnh phúc, luôn gây nên những xáo trộn tâm lý các con
[17]. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ từ 5 đến 10 tuổi dễ bị tổn thương tinh thần
nhất. Ở lứa tuổi này, trẻ hiểu tất cả mọi việc, nhưng do còn quá nhỏ và yếu
đuối nên trẻ không thể làm được gì ngoài việc bắt buộc phải chứng kiến cảnh
ẩu đả của cha mẹ xảy ra trước mắt mình. Hệ quả là sự suy sụp tinh thần, suy
kiệt thể chất của trẻ, bởi những hình ảnh ấy tạo ra một ấn tượng kinh hoàng
khó phai mờ trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng dễ trở thành người bị
căng thẳng thần kinh, tính tình cục súc hoặc dễ mắc bệnh tật hơn những người

lớn lên trong một gia đình yên ổn [43].
Không chỉ vậy, hậu quả do bạo lực gia đình để lại dấu ấn sâu sắc trong
tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này. Chưa có cơ sở
khoa học để chứng minh chắc chắn nhưng qua theo dõi hiện tượng, các nhà
khoa học đã chỉ ra rằng: Những bé trai là nạn nhân của bạo lực gia đình trong
một thời gian dài thì cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi tính cách của bố (người


gây bạo lực). Nhiều đứa trẻ khi lớn lên cũng cục cằn, thô lỗ, thậm chí thô bạo
với phụ nữ y như bố hoặc có đứa trẻ còn bạo hành với phụ nữ hơn bố. Với trẻ
em gái, khi lớn thường sống khép kín, sợ đàn ông, sợ lấy chồng, mắc bệnh tự
ti, trầm cảm, hoảng loạn về thần kinh... tức là các bé gái bị bạo lực từ bé sẽ
khó hoà nhập với cộng đồng hơn. Cả bé trai và bé gái khi thường xuyên chứng
kiến cảnh bạo hành trong gia đình hay là nạn nhân trực tiếp của bạo lực, làm
trẻ cũng dễ có hành động bạo lực, học kém, dễ nảy sinh ý định tiêu cực, tâm lý
và hoạt động thụ động, dễ mắc bệnh đau đầu, đau dạ dày và đau dây thần kinh
theo kiểu tâm thần phân liệt. Nguy hiểm hơn, bạo lực gia đình chính là mảnh
đất để ươm mầm những hành vi bạo lực trong tương lai, khi mà những đứa trẻ
trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn
trong gia đình. Mặc dù khiếp sợ và căm ghét thói bạo hành của người cha,
nhưng khi trưởng thành, những đứa con, đặc biệt là con trai, lại có xu hướng
"lặp lại" cách cư xử bạo lực đó với người thân. Họ nói rằng, dường như họ
không kiểm soát được hành vi của mình. Có lẽ đó là "di chứng" của tình trạng
bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của họ.
Ngoài ra, bạo lực gia đình còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối
quan hệ bền vững giữa những thành viên trong gia đình. Mối quan hệ này vốn
là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp, khiến cho gia đình trở thành tổ ấm
hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu tình cảm và vật chất cho các thành viên.
Thế nhưng những hành vi bạo lực gia đình đã phá vỡ đi giá trị thiêng liêng ấy,
làm ảnh hưởng, suy giảm uy tín của cha mẹ, người lớn đối với con cái trong

việc giáo dục con, làm mất đi tôn ti trật tự trong gia đình, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình cảm ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình; thay vào đó là
sự hoảng loạn, hoang mang và sợ hãi của những đứa trẻ khi trở thành nạn
nhân của bạo lực. Nhiều em có xu hướng gia tăng những hành vi lệch chuẩn,
hướng ra đường phố, đi tìm kiếm những thiếu hụt cả về vật chất lẫn tinh thần
mà trẻ không có trong gia đình. Điều đó khiến cho số lượng trẻ em lang thang
ngày càng tăng cao. Tình trạng trẻ “không gia đình” khiến các em dễ bị bóc


lột, bị lạm dụng, bị lôi kéo vào những hoạt động phi pháp và dễ bị tổn thương
về nhân cách.
Tóm lại, bạo lực gia đình đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền của trẻ
em, bao gồm quyền sống, quyền được bảo vệ và quyền phát triển.
1.2.4. Nguyên nhân hiện tượng trẻ em bị bạo hành trong gia đình
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình đối với
trẻ em. Có thể phân thành 5 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, là do quan niệm về cách thức giáo dục trẻ trong gia đình. Trẻ
em là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách với
những đặc điểm tính cách riêng, chưa sáng suốt trong hành động và nhận
thức, trẻ em thường dễ dàng mắc lỗi (nhất là khi so sánh với chuẩn mực của
người lớn). Lỗi của các em có thể là lười học, ham chơi, chểnh mảng việc
nhà, hỗn với người lớn, hành động thiếu suy nghĩ... Khi mắc lỗi, các thành
viên lớn hơn trong gia đình tự cho mình quyền trừng phạt trẻ em. Một cái tát,
một trận đòn hay những lời quát mắng không phải là hiện tượng hiếm thấy
trong cách giáo dục của gia đình Việt Nam. Cha mẹ thường là người trực tiếp
trừng phạt trẻ em và chiếm phần lớn các trường hợp đối tượng thường sử
dụng bạo lực với trẻ. Trong khi đó, trẻ em là những đối tượng yếu đuối về mặt
thể lực, các em còn quá nhỏ chưa có khả năng nhận thức và sử dụng những
hình thức tự vệ. Hơn nữa, trẻ em lại có quan hệ phụ thuộc đối với người có
hành vi bạo lực nên các em luôn ở vị thế yếu và không dám phản ứng lại bất

cứ hành vi bạo lực nào. Người lớn trong gia đình cho rằng mình có quyền
“dạy” con mà không ý thức rằng mình đang vi phạm pháp luật.
Thứ hai, là do mặt trái của việc kinh tế phát triển quá nhanh nên nảy
sinh tiêu cực xã hội, như: cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ
bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách
nhiệm với con cái. Nhiều người lớn vì bế tắc, thất vọng, bất lực trong cuộc
sống nên đã xả nỗi tức giận lên những đứa trẻ trong gia đình, khiến các em trở
thành nạn nhân của những mâu thuẫn đó. Có rất nhiều trường hợp khi người


chồng và người vợ có xung đột thì đứa trẻ lại là đối tượng chịu đựng sự dằn
vặt đó (cả về thể chất và tinh thần). Ở gia đình hay dù ở môi trường nào, trẻ
em cũng là nhóm yếu thế hơn cả về thể chất và vị trí xã hội nên rất dễ trở
thành nạn nhân của bạo lực.
Thứ ba, là những lỗ hổng trong chính sách pháp luật về bảo vệ quyền
trẻ em, thiếu những điều khoản cụ thể trong việc xử lý vi phạm. Đặc biệt chưa
có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng để tránh bị trả
thù, chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em. Đã có
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm túc. Các
thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em
bị xâm hại, bạo lực chưa được quy định rõ ràng, chưa được các cơ quan có
trách nhiệm tích cực, chủ động thực hiện.
Thứ tư, nhận thức xã hội còn hạn chế. Sự nguy hại nhiều mặt do tình
trạng xâm hại, bạo lực đối với trẻ em vẫn chưa được cảnh báo đúng mức.
Công tác truyền thông, vận động, giáo dục, tư vấn bảo vệ trẻ em chưa được
quan tâm cả về đầu tư, nguồn lực, trí tuệ và sự sáng tạo nên chưa đủ sức đề
kháng trước sự xâm nhập ồ ạt của văn hoá bạo lực, khiêu dâm, tình dục. Kiến
thức, trách nhiệm của những người chăm sóc trẻ, của gia đình và cộng đồng
về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa cao. Thậm chí trẻ em bị bạo lực
cũng không nhận biết được rằng quyền hợp pháp của mình đang bị xâm phạm

và được pháp luật can thiệp, bảo vệ. Xét cho cùng thì sự thiếu hiểu biết này là
của cả cộng đồng dân cư nói chung. Đối tượng bạo hành hầu như không cần
che giấu hành vi bạo lực của mình và người dân chưa có phản ứng tích cực,
trực tiếp trước hiện tượng bạo lực.
Thứ năm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ
em ngày càng gia tăng còn do các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội chưa
nhận thức và thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình. Hệ thống bảo vệ trẻ
em từ Trung ương đến địa phương vừa thiếu, vừa yếu. Một số cơ quan, tổ


×