Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.94 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

VŨ THỊ MINH HUYỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ GIAO
DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

VŨ THỊ MINH HUYỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ GIAO
DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ

Chuyên ngành : Luật Quốc Tế
Mã số
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÁ DIẾN


Hà Nội – 2011


MỤC LỤC

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG GIAO DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1.

Khái niệm thanh toán quốc tế

1.2.

Tổng quan về giao dịch tín dụng chứng từ

1.2.1. Định nghĩa, đặc điểm của tín dụng chứng từ
1.2.2. Vai trò của thư tín dụng, so sánh với các phương thức Thanh toán
quốc tế khác
1.2.3. Phân loại thư tín dụng
1.2.4. Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng
1.2.5. Các nguyên tắc của giao dịch tín dụng chứng từ
1.2.6. Các quan hệ pháp lý phát sinh từ giao dịch tín dụng chứng từ
1.3. Khái niệm tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán



quốc tế
1.3.1. Định nghĩa
1.3.2. Nội dung tranh chấp phát sinh trong giao dịch tín dụng chứng từ
1.3.3. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp tín dụng chứng từ
1.3.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tín dụng chứng từ
1.4.

Các phương thức giải quyết tranh chấp về giao dịc
từ

1.4.1. Thương lượng
1.4.2. Hòa giải
1.4.3. Trọng tài thương mại
1.4.4. Tòa án
1.5. Nguồn luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng
chứng từ trong thanh toán quốc tế
1.5.1. Khái quát nguồn luật điều chỉnh
1.5.2. Điều ước quốc tế
1.5.3. Tập quán quốc tế
1.5.4. Pháp luật quốc gia
Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIAO
DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
2.1. Pháp luật giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong


thanh toán quốc tế
2.1.1. Theo Điều ước quốc tế
2.1.2. Theo Tập quán thương mại quốc tế
2.2.


Khảo cứu pháp luật Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản

2.3.

Pháp luật Việt nam về giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín d

chứng từ
Chƣơng 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIAO DỊCH
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở MỘT SỐ NƢỚC VÀ VIỆT NAM. CÁC
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
3.1.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ

một số nước
3.2.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ

Việt Nam
3.3.

Các giải pháp đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyế

chấp tín dụng chứng từ tại Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Kính thưa Hội đồng chấm luận văn!
Kính thưa thầy giáo Nguyễn Bá Diến
Kính thưa các thầy cô giáo và các vị khách quý!
Trải qua quá trình học tập tại bộ môn Luật Quốc tế, khoa Luật, trường Đại học quốc
gia Hà Nội. Được sự hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Bá Diến, đến nay em đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “ Giải quyết
tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế”. Sau đây em xin
phép được trình bày bản tóm tắt luận văn của mình

1.Tính cấp thiết của đề tài:
* Về mặt lý luận:
Phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hoạt
động thanh toán quốc tế. Một trong những công cụ hữu hiệu thúc đẩy và đảm bảo cho
hoạt động thanh toán quốc tế được an toàn, thông suốt đó là việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ. Nghiên
cứu hệ thống pháp luật Việt Nam trên cơ sở phân tích pháp luật quốc tế có ý nghĩa về
mặt lý luận rất quan trọng bởi nó cung cấp cơ sở khoa học cho việc tìm hiểu pháp luật
quốc tế, pháp luật quốc gia, sự đan xen tương tác của hai hệ thống pháp luật cùng
điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế này.

* Ý nghĩa thực tiễn:
Trong hoạt động TTQT , phương thức tín dụng chứng từ được các chủ
thể sử
dụng nhiều nhất bởi nó đảm bảo an toàn, hài hòa và đáp ứng được lợi ích của các bên
tham gia tuy nhiên một khi an toàn không được đảm bảo, lợi ích không được đáp ứng
do nhiều nguyên nhân sẽ xảy ra tranh chấp. Nghiên cứu các phương thức giải quyết
tranh chấp là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà số vụ tranh chấp giữa

4



doanh nghiệp Việt nam với đối tác nước ngoài ngày càng gia tăng về số lượng và tính
chất phức tạp.
- Thực tiễn công tác tại NHNo&PTNT Việt nam – trực tiếp tham gia vào phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ, việc nghiên cứu các phương thức GQTC sẽ rất
hữu ích cho công việc của em.
2. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn phương thức giao dịch tín dụng chứng từ
trong thanh toán quốc tế đó là nghiên cứu pháp luật quốc tế, hệ thống pháp luật Việt
Nam về phương thức tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó, Luận văn cũng nghiên cứu cơ
chế, phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở phân tích pháp luật một số nước
trên thế giới và Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của tập quán quốc tế, thông lệ
quốc tế, pháp luật quốc gia về thanh toán quốc tế ( phương thức tín dụng chứng từ).
Những vụ kiện thực tế về phương thức tín dụng chứng từ diễn ra trên thế giới và của
các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.
Nội dung cơ bản của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín
dụng chứng từ.
Trong chương 1, tác giả nghiên cứu một cách tổng quan về giao dịch tín dụng chứng
từ: từ khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại, quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc,
các quan hệ pháp lý của giao dịch tín dụng chứng từ.
Từ những đặc điểm và các quan hệ phát sinh trong phương thức giao dịch tín dụng
chứng từ, chương 1 tiếp tục nghiên cứu cụ thể những tranh chấp phát sinh: đó là định
5



nghĩa tranh chấp, nội dung, yêu cầu, các nguyên tắc giải quyết, phương thức giải
quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải , trọng tài thương mại, tòa án. Các phương
thức giải quyết tranh chấp và nguồn luật điều chính giải quyết tranh chấp cũng được
đề cập đến bao gồm: điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, pháp luật quốc gia.
Những vấn đề mang tính lý luận trên là tiền đề cho việc nghiên cứu của chương thứ 2
với tiêu đề: “Pháp luật về GQTC giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc
tế”. Trong chương 2 luận văn tập trung nghiên cứu các tập quán quốc tế, điều ước
quốc tế, khảo cứu pháp luật một số nước có hoạt động thương mại quốc tế phát triển
trên thế giới, đó là: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Qua đó khái quát cơ bản pháp luật
Việt Nam về vấn đề GQTC trong Giao dịch tín dụng chứng từ.
Đối với nguồn luật là các Điều ước quốc tế, nói đến hoạt động thanh toán quốc tế
phải kể đến; Công ước Genevo 1930 “Luật thống nhất về Hối phiếu” quy định một
cách chặt chẽ và đầy đủ từ ký hậu, truy đòi, bảo lãnh, thời hạn thanh toán, thanh toán,
sửa đổi.
- Tiếp đến là Luật về Kỳ phiếu và Hối phiếu quốc tế quy định phạm vi áp dụng,
chuyển nhượng, quyền và trách nhiệm, miễn nhiệm, xuất trình, từ chối, không
chấp nhận hoặc không thanh toán, truy đòi.
- Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL 1967 như là mô hình mẫu cho quy
tắc tố tụng trọng tài của các trung tâm trọng tài.
-

Về luật mẫu trọng tài của UNCITRAL: là sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và
pháp luật quốc tế về lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế, pháp luật quốc gia
thường có những quy định đồng hóa tố tụng trọng tài với tố tụng tòa án cũng như
những quy

định rải rác không điều chỉnh việc xử lý các tình huống cụ thể một cách thích hợp.
Tiếp theo các Điều ước quốc tế, Luận văn nghiên cứu các tập quán thương mại
quốc tế: cụ thể là UCP( ở các quốc gia chưa có luật riêng biệt về thanh toán
quốc tế đều thống nhất sử dụng UCP (hiện tại là UCP 600) như một văn bản

pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ);

6


-

ISBP681: văn bản này phản ánh tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân

hàng, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết
định của UB ngân hàng của UCP.
-

eUCP: bản phụ trương UCP600 về việc xuất trình chứng từ điện tử

-

URR 525 1995ICC ( quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân

hàng theo thư tín dụng.).
Sau khi nghiên cứu các tập quán quốc tế, luận văn đi vào khảo cứu pháp luật
một số nước, cụ thể”
-

Pháp luật Trung Quốc: Tòa án nhân dân Tối cao TQ đã ban hành quy

định hướng dẫn cách thức xét xử các vụ kiện tụng, tranh chấp về tín dụng
chứng từ theo một chuẩn mực, quy định này có tính chất hướng dẫn nghiệp vụ
L/C áp dụng tại TQ. Nhật Bản không có Luật riêng biệt về xét xử tranh chấp
giao dịch tín dụng chứng từ. Tuy nhiên pháp luật Nhật Bản có quy định rõ ràng

về thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án và ngoài Tòa án, đặc
biệt Hiệp hội trọng tài thương mại Nhật Bản đã ban hành quy tắc hòa giải
thương mại quốc tế. Pháp luật Mỹ đã dành riêng quy định cho giao dịch tín
dụng tại Luật thương mại thống nhất( UCC).
Sau khi nghiên cứu pháp luật một số nước, Luận văn có sự đối chiếu sang pháp luật
Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong giao dịch L/C.
Việt nam là quốc gia chưa có Luật riêng biệt về thanh toán quốc tế mà những quy
định điều chỉnh hoạt động TTQT nằm rải rác ở các văn bản như:
-

Bộ luật Dân sự năm 2005.

-

Luật Thương mại năm 2005

-

Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005

-

Luật các tổ chức tín dụng số năm 2010

-

Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010

7



- Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban Thường vụ số 28/2005/PLUBTVQH11 ngày
13/12/2005 quy định về các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
-

Luật Trọng tài thương mại năm 2010

- Nghị định số 160/2006/ND-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết
thi hành pháp lệnh ngoại hối.
Và các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn nghiệp vụ.
Pháp luật Việt Nam đều có quy định chung là: trong giao dịch L/C ưu tiên áp
dụng tập quán quốc tế nếu có sự thỏa thuận của các bên và việc áp dụng tập quán
quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN. văn bản của Ngân
hàng nhà nước VN đã thừa nhận và áp dụng hoàn toàn UCP trong TTQT.
Tại chương 3, thứ nhất, luận văn đi vào phân tích các tình huống, các vụ việc tranh
chấp xảy ra thực tế trên thế giới và Việt Nam
- Thứ hai, luận văn nghiên cứu vấn đề luật hóa các quy định của tập quán quốc
tế, điều ước quốc tế tại Việt nam:
Có thể nói xu hướng luật hóa thông lệ và tập quán quốc tế là xu hướng mang tính
khách quan. UCP tuy chưa phải là luật quốc tế tuy nhiên có thể coi là một văn bản
có tính chất pháp lý đầy đủ nhất, cao nhất, được hầu hết các quốc gia chấp nhận áp
dụng tại nước mình. Tuy nhiên để hiểu một cách đầy đủ, trọn vẹn nội dung của
UCP cũng như áp dụng quy định của UCP vào hoạt động thanh toán quốc tế là
một khoảng cách cần phải nghiên cứu rất nhiều.
* Vấn đề thực thi pháp luật về thanh toán quốc tế tại Việt Nam
Về vấn đề này, luận văn trình bày 2 ý: thứ nhất là sự thống nhất giữa pháp luật
VN với luật pháp quốc tế; thứ hai là sự khác nhau giữa pháp luật VN với luật pháp
quốc tế.
Sau khi nghiên cứu luật quốc tế, pháp luật Việt Nam, em xin mạnh dạn có một

số kiến nghị đề xuất, cụ thể như sau:
8


 Về hệ thống pháp luật Việt nam:
- Tại Việt Nam các văn bản quy phạm pháp luật đều hướng dẫn chung chung đó

áp dụng tập quán thanh toán quốc tế hoặc điều ước quốc tế nếu không trái với
pháp luật Việt Nam nhưng chưa quy định một cách cụ thể, chưa chuyển hóa quy
định của UCP vào nội dung của các văn bản pháp luật Việt nam thành Nghị định
hay Thông tư.
- Pháp luật trong nước quy định về tố tụng trọng tài chưa linh hoạt, đầy đủ mà
thực tiễn thường áp dụng Luật tố tụng Dân sự, nên chăng trong sửa đổi sắp tới
của Luật Tố tụng Dân sự nên dành một chương riêng quy định về vấn đề tố
tụng Trọng tài.
- Luật các công cụ chuyển nhượng Việt nam nên dự liệu cho phép bổ sung thêm
các công cụ chuyển nhượng khác tùy theo sự phát triển của thị trường.
- Khoản 2 điều 48 Luật Trọng tài thương mại quy định rõ 6 biện pháp khẩn cấp
tạm thời mà Hội đồng trọng tài được áp dụng để đảm bảo phán quyết được thi
hành nhưng lại không quy định cơ chế thực thi các biện pháp khẩn cấp đó:
+ Luật Trọng tài thương mại 2010 không có sự phân biệt giữa trọng tài trong
nước và trọng tài quốc tế. Như vậy dẫn đến ý hiểu rằng luật này quy định cả hai hình
thức trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế.
 Đối với ngành Tòa án: cần thiết hay không trong việc thành lập một Tòa
án chuyên trách thương mại trong cơ cấu tổ chức hiện nay của ngành Tòa
án - ở đó tập hợp đội ngũ thẩm phán được đào tạo chuyên sâu về thương
mại quốc tế, trình độ ngoại ngữ hoặc có thể thành lập tổ Thương mại nằm
trong Tòa kinh tế tại các Tòa án.
 Về phía NHNN:
Ngân hàng Nhà nước cần ban hành thêm một số văn bản pháp lý hướng dẫn

cụ thể về việc áp dụng UCP trong toàn hệ thống ngân hàng. Các Ngân hàng thương
mại trực tiếp thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế rất cần một đội ngũ cán bộ
thanh toán viên giỏi ngoại ngữ, tinh thông nghiệp vụ, am hiểu pháp luật.
9


Việc mở rộng khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng là một
chiến lược kinh doanh lớn, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp các Ngân
hàng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình, tăng thu dịch vụ..nhưng bên cạnh đó
các Ngân hàng nên lựa chọn các đối tác đáng tin cậy, có quan hệ uy tín để hạn chế rủi
ro một cách tối đa.
 Cuối cùng, đề xuất về phía doanh nghiệp:
Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp rất cần thiết phải
bổ sung kiến thức pháp luật quốc tế và luật quốc gia; nên sử dụng dịch vụ thanh toán
quốc tế của ngân hàng lớn trong nước- những ngân hàng có uy tín và hệ thống đại lý
tại các nước trên thế giới; trong quá trình đàm phán, doanh nghiệp và đối tác phải
thỏa thuận trong hợp đồng chọn phương thức giải quyết tranh chấp và luật áp dụng.

Kính thưa các thầy cô! trên đây là bản tóm tắt luận văn thạc sĩ của em. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để luận văn được hoàn thiện
hơn.

10


Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Splitter.
A watermark is added at the end of each output PDF file.
To remove the watermark, you need to purchase the software from

/>



×