Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh bắc giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.65 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC CƠ

QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH BẮC
GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hµ néi - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC CƠ

QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH BẮC
GIANG
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Trọng Hách

Hµ néi - 2011


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ L

1.1.

Quan niêṃ chung vềk
hành chính

1.1.1.

Khái niệm khiếu nại h

1.1.2.

Khái niệm và thẩm qu

1.1.2.1.


Khái niệm về giải quy

1.1.2.2.

Thẩm quyền giai quyế

1.1.3.

Đối tượng của khiếu n

1.2.
1.2.1.

Quan niêṃ giai quyết
nghiêpp̣ cua cac cơ qua
̉̉
Quan niê ṃ khiếu naiv

1.2.2.

Quan niêṃ giai quyết
công nghiêpp̣

1.2.3.

Đối tượng và đặc điểm
công nghiệp

1.2.3.1.


Đối tượng của khiếu n

1.2.4.

Thẩm quyền giai quyế
công nghiêpp̣


1.2.5.

Thủ tục giải quyết khiếu nạ

1.3.

Vai tròcủa giải quyết khiếu
nghiêpp̣

1.3.1.

Bảo vệ quyền , lơiich hơpp̣
lĩnh vực đất đai

1.3.2.

Đẩy nhanh tiến độ giải phó
và phát triển các khu công

1.3.3.


Tăng cương phap chế, bảo
̉̀

cao hiêụ qua quan ly nha n
̉̉

liên quan đến khiếu naivềđ

Chương 2: THƯCC̣ TRANGC̣ PHÁP L

QUYÊT KHIÊU
CÔNG NGHIÊP

NHÀ NƯỚC TR

2.1.

Thực trạng pháp luật giải q
khu công nghiệp

2.1.1.

Giai đoaṇ trươc năm
̉́

Đất đai năm 2003)
2.1.2.

Giai đoaṇ tư sau khi ban ha
̉̀

Tình hình khiếu nại và giải
các khu công nghiệp ở tỉnh

2.2.
2.2.1.

Tình hình khiếu nại về đất
tỉnh Bắc Giang

2.2.2.

Nôidung khiếu naivềđất đa
tỉnh Bắc Giang

2.2.3.

Nguyên nhân phat sinh khi

công nghiêpp̣ ơ tinh Bắc Gia
̉̉
2.3.

̉̃

Nhưng tồn tai, hạn chế trong giải quyết khiếu nại về đất đai


tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính ở
tỉnh Bắc Giang



2.3.1.

Sự chưa hoàn chỉnh của hệ
khiếu nại về đất đai tại các

2.3.2.

Tinh thần trach nhiêṃ cua
̉́
Giang trong giai quyết khi
̉̉
nghiêpp̣ thuôcp̣ điạ ban tinh c
̉̀
Cơ quan quản lý nhà nước
phận cán bộ công chức tro

2.3.3.

vi hành chính, quyết đinh hành chính trái pháp luật xâm
phạm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức trong quản lý và
sử dụng đất đai gây bức xúc và bất bình trong nhân dân
2.3.4.

Ý thức pháp luật của một b
quyền khiếu naivềđất đai t
Bắc Giang chưa cao

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚN


QUẢ CÔNG TÁC

ĐAI TẠI CÁC KH

3.1.

Yêu cầu về nâng cao hiệu
khiếu nại về đất đai tại các

3.1.1.

Đảm bảo thực hiện quyền
Nhà nước pháp quyền

3.1.2.

Bảo đảm tiến độ cho việc p
phục vụ sự nghiệp công ng

3.1.3.

Bảo đảm nguyên tắc pháp
cường công tác chống quan
trong hoạt động của các cơ

3.1.4.

Khắc phục nhanh chóng nh
tác giải quyết khiếu nại về


3.2.

Phương hướng nâng cao h
quyết khiếu nại hành chính


3.2.1.

Hoàn thiện hệ thống pháp
khiếu nại

3.2.2.

Hoàn thiện các cơ quan hà
quyết khiếu nại theo hướng

3.2.3.

Tạo điều kiện để nhân dân
huy quyền làm chủ của nhâ
dựng Nhà nước pháp quyề

3.3.

Những giải pháp cơ bản nh
khiếu nại về đất đai tại các

3.3.1.

Hoàn thiện các quy đinh củ

dụng đất đai tại các khu cô

3.3.2.

Tăng cường sự phối hợp g
cơ quan nhà nước, tổ chức
lý khu công nghiệp... trong
tại các khu công nghiệp

3.3.3.

Nâng cao đời sống, ý thức
thực hiện quy chế dân chủ

3.3.4.

Nâng cao năng lực, trách n
thẩm quyền trong việc quả
nghiệp trong giải quyết kh
công nghiệp

3.3.5.

Tăng cường công tác giám
nhà nước, tổ chức xã hội, c
quyết khiếu nại về đất đai
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến
pháp quy đinh. Giải quyết khiếu nại là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.
Việc giải quyết khiếu nại tốt góp phần ổn đinh tình hình chính tri xã hội, thúc
đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại của công dân và đã ban hành nhiều
chỉ thi, nghi quyết, văn bản quy phạm pháp luật quy đinh về vấn đề này, trong đó
có Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo năm 1991; Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998
(sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005); Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006), Luật Tố tụng hành
chính (năm 2010)… Việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo ra cơ sở
pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu
nại, khiếu kiện hành chính; làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc giải quyết khiếu nại và khiếu kiện hành chính.

Trong thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành đã có những cố gắng
trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại nhưng tình hình khiếu nại hành
chính vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Số các vụ việc tăng nhanh, tính chất gay
gắt, khiếu nại đông người, vượt cấp ngày càng gia tăng, trong đó có một số vụ
việc trở thành điểm nóng xảy ở nhiều đia phương, gây mất ổn đinh an ninh
chính tri và trật tự an toàn xã hội. Nhiều đoàn khiếu nại đông người có tổ chức
đến trụ sở cơ quan và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước
để khiếu nại, nhất là trong thời gian diễn ra cuộc họp Trung ương, Quốc hội,
bầu cử Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Nhiều vụ việc đã được
tập trung giải quyết nhưng không dứt điểm được. Ở một số đia phương khiếu
nại diễn ra trên bình diện rộng. Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến đất
đai, đất đai tại các khu công nghiệp như: khiếu nại về giá đất khi thu



hồi, giải toả; đòi lại đất đai của tập đoàn sản xuất; đòi lại đất đã giao cho
người khác; khiếu nại về việc bố trí tái đinh cư khi nhà nước thu hồi đất...
Hoạt động giải quyết khiếu nại ở nước ta nói chung và trong lĩnh vực
đất đai tại các khu công nghiệp nói riêng đã có nhiều tiến bộ, tốc độ giải quyết
khiếu nại nhanh hơn, tỷ lệ vụ việc khiếu nại được giải quyết nhiều hơn, hạn
chế tình trạng khiếu nại nhiều cấp, khiếu nại lòng vòng, vượt cấp… Tuy
nhiên, hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính trong thời gian qua cũng đã
bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhất làgiải quyết vềkhiếu naiđất đai taicác khu
công nghiêpp̣. Có nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan, người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại như chưa làm tốt trách nhiệm giải quyết khiếu nại, chưa
dành thời gian thỏa đáng, tập trung chỉ đạo giải quyết khiếu nại của dân nhất
là với những khiếu nại phức tạp, kéo dài, còn tình trạng lảng tránh trách
nhiệm trong giải quyết khiếu nại; một bộ nhận nhân dân còn chưa nhận thức
và sử dụng đúng đắn quyền khiếu nại của mình, lợi dụng khiếu nại gây khó
khăn cho các hoạt động quản lý nhà nước, cố tình khiếu nại kéo dài, khiếu nại
vượt cấp… Có nguyên nhân khách quan là hệ thống pháp luật về khiếu nại,
giải quyết khiếu nại, Luật đất đai và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành vẫn
chưa đầy đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ… Mô hình giải quyết khiếu nại hiện nay
còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết khiếu nại.
Vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài: "Giải quyết khiếu nại về đất
đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc
Giang" làm luận văn cao học luật. Đề tài vừa có tính khách quan, cấp thiết
vừa có tính lý luận và thực tiễn trong điều kiện hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích làm rõ
những vấn đề lý luận, thực tiễn về khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai ở
nước ta hiện nay, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao
năng lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp.


2


Nhiệm vụ của luận văn: Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề về:
Khiếu nại, thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai taicá c khu công nghiêpp̣
của cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiệ n nay; phương hướng,
giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về đất
đai tại các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay .
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những vấn đề liên quan đến khiếu nại hành chính đã được nhiều công
trình khoa học ở nhiều cấp độ đề cập và nghiên cứu như: Thanh tra nhà nước
(1996), Việc giải quyết khiếu nại của công dân trong hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước sau khi Toà án hành chính được thiết lập, đề tài nghiên
cứu khoa học; Thanh tra nhà nước (2004), Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu
kiện hành chính, đề tài nghiên cứu khoa học; Thanh tra nhà nước (2004), Xây
dựng quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính, đề tài nghiên cứu
khoa học; Nguyễn Thế Thuấn, Tăng cường hiệu lực của pháp luật trong việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ
luật học; Trần Văn Sơn, Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt
động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước hiện
nay, Luận án tiến sỹ luật học; Nguyêñ Thi p̣Minh Hà (2002), Thẩm quyền giải
quyết khiếu naị, tốcáo của cơ quan hành chính nhà nước , Luâṇ văn cao hocp̣
luât;p̣ Đinh Văn Minh (2005), Hoàn thiện pháp luật nhằm đổi mới cơ chế giải
quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam, Luận văn cao học luật; Nguyễn Hoài
Thoa (2005), Giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chiń h nhà
nước ởtỉnh Hải Dương hiện nay, Luận văn cao học luật; Trương Tiến Dũng
(2007), Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về
đất đai ởnước ta hiêṇ nay , Luâṇ văn cao hocp̣ quản lýhành chinh́ công ... Tuy
nhiên, cho đến nay vấn đề giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại cá c

khu công nghiêpp̣ ở nước ta trong điều kiện hiện nay vẫn còn ít được quan tâm
nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn.

3


4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề lớn: Tình hình khiếu
nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính
nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ở nước ta hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu đề cập đến vấn đề khiếu nại
hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai taicác khu công
nghiêpp̣ ởtinh̉ Bắc Giang .
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước về khiếu
nại, giải quyết khiếu nại, quyền sử dụng đất… tôn trọng bảo vệ các quyền của
công dân.
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp
phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, tổng kết thực tiễn, khảo sát, điều tra…
6. Đóng góp mới của luận văn
Với giới hạn là một luận văn cao học nội dung luận văn là kết qủa
tổng hợp nhận thức của tác giả về nhà nước, pháp luật, quản lý nhà nước trên
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong thời gian học tập và nghiên
cứu khoa học tại Khoa Luâṭ - Đaihocp̣ Quốc gia HàNôi . Trên cơ sở các tri thức
đó tác giả luận văn đã đề cập và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của
khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai taicác khu côn g nghiêpp̣,
từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những phương hướng, giải pháp có tính khả
thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính trên lĩnh

vực này trong tình hình hiện nay. Với những kết quả đạt được, luận văn có thể
được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên
cứu, giảng dạy, học tập trong lĩnh vực chuyên ngành.

4


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sởlýluâ p̣n của giải quyết khiếu naivềđất đai taicác
khu công nghiêpp̣ của các cơ quan hành chinh́ nhànước .
Chương 2: Thưcp̣ trangp̣ pháp luâṭvàthưcp̣ tiêñ giải quyết khiếu naivề đất
đai taicác khu công nghiêpp̣ của các cơ quan hành chính nhà nước trên đại bàn
tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết khiếu nại về đất đai taicác khu công nghiêpp̣ ở nước ta hiện nay .

5


Chương 1

́

́

CƠ SỞLÝLUÂṆ CỦA GIẢI QUYÊT KHIÊU NAỊ
VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC


1.1. Quan niêṃ chung vềkhiếu naịvàgiải quyết khiếu naịhành chính
1.1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính
Hiện nay trong khoa học tồn tại nhiều quan niệm về khiếu nại. Khiếu
nại theo nghĩa Latinh được hiểu tương ứng với từ "complaint" đó là sự phàn
nàn, ca thán, phản ứng, bất bình của người nào đó về vấn đề liên quan đến bản
thân họ.
Theo Từ điển Tiếng Việt, khiếu nại là "đề nghi cơ quan có thẩm quyền
xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý"
[54, tr. 483]. Với nghĩa trên phạm vi khiếu nại rất rộng, bao gồm mọi việc làm
của các cơ quan, cán bộ, công chức, tổ chức xã hội mà người khiếu nại không
đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý, trái pháp luật.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khiếu nại là việc công dân, cơ
quan, tổ chức cán bộ, công chức đề nghi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết đinh hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết đinh
kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Là một
trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận.
Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng đưa ra việc phân chia khái niệm
khiếu nại nói chung thành hai loại: khiếu nại hành chính và khiếu nại tư pháp.
Khiếu nại hành chính là việc cá nhân hay tổ chức đề nghi cơ quan
hành chính nhà nước xem xét, sửa chữa một hành vi hay một quyết đinh hành

6


chính mà họ cho là hành vi và quyết đinh đó không đúng pháp luật, gây thiệt
hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Khiếu nại tư pháp là việc công dân hay tổ chức đề nghi cơ quan điều

tra, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án mà họ cho rằng việc hoặc quyết
đinh đó là không đúng pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Theo quy đinh của pháp luật tại khoản 1 Điều 2 của Luật Khiếu nại, tố
cáo năm 1998 quy đinh:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân theo
thủ tục do luật này quy đinh đề nghi cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết đinh hành chính, hành vi hành chính
hoặc quyết đinh kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng
quyết đinh hoặc hành vi đó là trái pháp luật xâm hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của mình [33].
Khiếu nại được hiểu theo Luật Khiếu nại, tố cáo đã tiếp cận từ chủ thể
của quyết đinh hành chính, hành vi hành chính bi khiếu nại. Do vậy, nó chỉ
giới hạn chủ yếu trong phạm vi hoạt động quản lý của nhà nước.
Từ những quan niệm trên có thể nhận thấy một số đặc trưng cơ bản
của khiếu nại như sau:
Thứ nhất, khiếu nại xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu
nại cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bi xâm phạm. Nói cách
khác khiếu nại là một hình thức phản ứng của công dân, cơ quan, tổ chức với
những hiện tượng vi phạm các quyền và lợi ích của họ được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, khiếu nại luôn mang trong mình thông tin về sự vi phạm các
quyền và lợi ích của công dân được pháp luật quy đinh hoặc bắt nguồn từ
những nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và những quy đinh của cộng
đồng cũng như sự vi phạm các quyền lợi khác nhau của cá nhân khác của

7


công dân. Việc xác đinh loại vi phạm cụ thể hoặc thiệt hại cụ thể bởi những
việc làm trái pháp luật là yếu tố nhất thiết của nội dung khiếu nại.

Thứ ba, người khiếu nại không thể tự khôi phục những quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bi xâm hại bởi việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vi vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá
nhân nào. Sự khiếu nại của họ trông chờ vào quyết đinh giải quyết khiếu nại
của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Khiếu nại hành chính có thể hiểu là: việc cá nhân, cơ quan hoặc tổ
chức yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành
chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
1.1.2. Khái niệm và thẩm quyền về giải quyết khiếu nại hành chính
1.1.2.1. Khái niệm về giải quyết khiếu nại hành chính
Khoản 13 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy đinh "giải
quyết khiếu nại" là việc xác minh, kết luận và ra quyết đinh giải quyết của
người giải quyết khiếu nại. Như vậy, theo quy đinh tại khoản 13 Điều 2 Luật
Khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì giải quyết khiếu nại hành chính là hoạt động
xác minh, kết luận và ra quyết đinh giải quyết khiếu nại trong cơ quan hành
chính nhà nước theo quy đinh của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005).
1.1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu naị hành chính
-

Chủ tich Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban

nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết đinh
hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình
trực tiếp quản lý.

8



-

Chủ tich Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền: giải quyết

khiếu nại đối với quyết đinh hành chính, hành vi hành chính của mình; giải
quyết khiếu nại mà Chủ tich Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
-

Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải

quyết khiếu nại đối với quyết đinh hành chính, hành vi hành chính của mình,
của cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý.
-

Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại đối với quyết
đinh hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do
mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại mà trưởng cơ quan thuộc sở và
cấp tương đương đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại.
-

Chủ tich Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm

quyền: giải quyết khiếu nại đối với quyết đinh hành chính, hành vi hành chính của
mình; giải quyết khiếu nại mà Chủ tich Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết
lần đầu nhưng còn có khiếu nại; giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp
tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có

khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

-

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại đối với quyết đinh hành chính,
hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực
tiếp; giải quyết khiếu nại mà những người quy đinh tại Điều 24 Luật khiếu
nại, tố cáo đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại; giải quyết khiếu nại
có nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình mà Chủ tich
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
-

Tổng thanh tra Chính phủ có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại mà

Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn có

9


khiếu nại; giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong
việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết đinh giải quyết khiếu
nại đã có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
thì kiến nghi Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghi người có thẩm quyền áp
dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối

với người vi phạm.
-

Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền: Lãnh đạo công tác giải quyết

khiếu nại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp; xử lý các kiến nghi của Tổng thanh tra quy đinh tại khoản 2
Điều 26 Luật Khiếu nại, tố cáo.
Ngoài ra pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn quy đinh trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giải quyết khiếu nại hành chính. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy đinh của pháp luật có trách nhiệm giải
quyết kip thời, khách quan khiếu nại của cá nhân hoặc tổ chức xử lý nghiêm
người vi phạm, áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại có thể
xảy ra, đảm bảo cho quyết đinh giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và
phải chiu trách nhiệm trước pháp luật về quyết đinh của mình.
1.1.3. Đối tượng của khiếu nại hành chính
Từ việc nghiên cứu khái niệm khiếu nại hành chính chúng ta thấy
khiếu nại hướng vào việc xem xét các quyết đinh hành chính và hành vi hành
chính trái pháp luật. Quyết đinh quản lý (dạng văn bản) hoặc hành vi quản lý
trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có ý nghĩa quan trọng, đó
là một hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước. Tuy nhiên trong hoạt động quản
lý nhà nước những quyết đinh, hành vi hành chính quản lý nhà nước không
phải lúc nào cũng tuân theo những quy đinh của pháp luật. Sự tồn tại

10


của các quyết đinh quản lý trái pháp luật, các hành vi trái pháp luật có tính tất
yếu khách quan.
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đối tượng của khiếu

nại hành chính là quyết đinh hành chính (một loại quyết đinh quản lý nhà
nước mang tính cá biệt - cụ thể) và hành vi hành chính trái pháp luật của cơ
quan quản lý nhà nước, của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó đã trực
tiếp xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (đây chính là
đối tượng của quản lý nhà nước).
Theo quy đinh của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi,
bổ sung năm 2004, 2005) thì đối tượng của khiếu nại hành chính gồm: Quyết
đinh hành chính, hành vi hành chính, quyết đinh kỷ luật cán bộ, công chức khi
có căn cứ cho rằng quyết đinh hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
đến lợi ích hợp pháp của mình.
-

Quyết đinh hành chính trái pháp luật là đối tượng của khiếu nại hành

chính: "quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành
chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ
thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước" [33, khoản 10, Điều 2].

Quyết đinh hành chính là đối tượng của khiếu nại hành chính phải đảm bảo
các yếu tố:
+ Là quyết đinh bằng văn bản;
+

Là quyết đinh được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối

tượng cụ thể;
+

Là quyết đinh của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm


quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Quyết đinh hành chính trái pháp luật là đối tượng của khiếu nại hành
chính gồm 2 nhóm:

11


+

Nhóm quyết đinh hành chính giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước

(chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước) với cá nhân, tổ chức (đối tượng của
quản lý hành chính nhà nước);
+

Nhóm các quyết đinh hành chính giải quyết các mối quan hệ trong

tổ chức hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước.
Các quyết đinh hành chính có đặc điểm sau:
Một là, chủ thể ban hành chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước,
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Hai là, thể hiện ý chí, tính quyền lực, tính đơn phương của chủ thể
quản lý vì lợi ích của nhà nước, của xã hội.
Ba là, quyết đinh áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể, chỉ có
hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể và được áp dụng một lần.
Bốn là, làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Năm là, được ban hành theo hình thức văn bản với tên gọi cụ thể là
quyết đinh (quyết đinh quản lý nhà nước cá biệt, cụ thể - quyết đinh hành chính).


-

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước,

người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm
vụ, công vụ theo quy đinh của pháp luật (khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố
cáo năm 1998).
Hành vi hành chính thực chất là một dạng của hành vi công vụ (công
vụ được hiểu là một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nước gắn với
nhà nước và nhân danh nhà nước) do các công chức, viên chức Nhà nước tiến
hành theo quy đinh của pháp luật nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
của nhà nước, phục vụ lợi ích của nhà nước và xã hội. Ngoài các đặc điểm
trên thì hành vi hành chính còn có các đặc điểm sau:
Một là, hành vi hành chính do cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ,
công chức trong cơ quan hành chính thực hiện chủ yếu vì hoạt động này gắn

12


liền với việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách trực tiếp, thường xuyên
trong đời sống.
Hai là, hành vi hành chính biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không
hành động.
Hành vi hành chính hành động là hành vi của cơ quan hành chính nhà
nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
không đúng, không đầy đủ hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc làm trái pháp luật
về một vấn đề nào đó.
Hành vi hành chính không hành động là hành vi của các cơ quan hành
chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
không thực hiện một trách nhiệm công vụ mà theo quy đinh của pháp luật thì

họ phải thực hiện.
-

Quyết đinh kỷ luật cán bộ, công chức: là quyết đinh bằng văn bản

của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ
luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương , giáng chức , cách chức, buộc thôi
việc đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của mình theo quy đinh của
pháp luật về cán bộ, công chức.
Quyết đinh kỷ luật cán bộ, công chức thực chất là một loại quyết đinh
hành chính nhưng chủ yếu thể hiện mối quan hệ trong nội bộ cơ quan nhà
nước, cơ quan quản lý, sử dụng đối với cán bộ, công chức thuộc quyền trực
tiếp quản lý cán bộ, công chức. Quyết đinh kỷ luật là một hình thức xử lý đối
với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ
nhằm bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm pháp chế trong hoạt động này. Tuy
nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, công chức trước những quyết đinh kỷ
luật trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cán bộ, công
chức, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy đinh: quyết đinh kỷ luật cán bộ,
công chức trái pháp luật cũng là đối tượng của khiếu nại, hành chính.

13


1.2. Quan niêṃ giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công
nghiêpC̣ của các cơ quan hành chính nhànƣớc
1.2.1. Quan niêṃ khiếu naị vềđất đai taị các khu công nghiêpp
Trên cơ sở việc nghiên cứu các khía cạnh về khiếu nại chúng ta thấy
khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức khiếu nại
đối với quyết đinh hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết đinh kỷ luật cán
bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết đinh hành chính hoặc hành vi

hành chính đó là vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
Như vậy, có thể hiểu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp là việc công dân, cơ quan
hoặc tổ chức theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo và Luật đất đai khiếu
nại đến cơ quan hành chính, người có thẩm quyền về giải quyết khiếu nại đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại các khu
công nghiệp khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp
luật xâm phạm quyền và lợi ích của mình.
1.2.2. Quan niêṃgiải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu cônghiênpp

Như chúng ta đã biết, khiếu nại là sự phản ứng của công dân trước
việc làm của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước khi họ cho rằng có sự vi phạm quyền chủ thể và lợi
ích được pháp luật bảo vệ và yêu cầu khôi phục chúng kết hợp với việc phê
phán đơn vi, cơ quan, tổ chức, người có chức vụ mà quyết đinh, hành vi của
họ đã vi phạm quyền chủ thể của người khiếu nại.
Việc giải quyết khiếu nại một mặt bảo đảm quyền dân chủ của công
dân, của nhà nước đồng thời đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền trong việc giải quyết các công việc của công dân, góp phần

14


sửa chữa các sai phạm, khuyết điểm đảm bảo pháp chế, kỷ luật, kỷ cương
trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, kip thời phát hiện và
xử lý các vi phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước và xã hội.
Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về

đất đai tại các khu công nghiệp là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng những quy đinh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, về đất đai để giải
quyết các khiếu nại hành chính phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính
nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp và tổ chức đưa các quyết đinh đó
vào thực tế đời sống.
1.2.3. Đối tượng và đặc điểm của khiếu nại về đất đai tại các khu
công nghiệp
1.2.3.1. Đối tượng của khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được
quy đinh tại điều 74 Hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa tại Luật Khiếu nại, tố
cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) và nhiều văn bản
hướng dẫn thực hiện khác.
Đối tượng của khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước
về đất đai tại các khu công nghiệp bao gồm các quyết đinh hành chính, hành
vi hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, người có thẩm quyền
trong các trường hợp cụ thể sau:
-

Quyết đinh giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

Quyết đinh bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái đinh
cư;
-

Quyết đinh thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

-

Quyết đinh gia hạn thời gian sử dụng đất.


15


1.2.3.2. Đặc điểm của khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
Thứ nhất, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất
đai tại các khu công nghiệp chủ yếu là phát sinh từ các quyết đinh hành chính
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện luật đất đai, liên quan đến các
lĩnh vực như: Khiếu nại về giá đất bồi thường quá thấp so với giá chuyển
nhượng thực tế trên thi trường, giá đất ở được giao tại nơi nơi tái đinh cư lại
quá cao so với giá đất ở đã được bồi thường tại nơi bi thu hồi; đòi bồi thường
theo giá đất mới đối với các trường hợp bi thu hồi đất và được bồi thường
theo các chính sách trước đây…
Thứ hai, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại
các khu công nghiệp thường là loại khiếu kiện phức tạp, đông người, thời gian giải
quyết khiếu nại kéo dài và là loại khiếu nại khó giải quyết dứt điểm nhất.

Thứ ba, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà
nước về đất đai tại các khu công nghiệp diễn ra ở hầu hết các đia phương
trong tỉnh.
Thứ tư, khiếu nại hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp là loại
khiếu nại dễ phát sinh ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh chính tri và
trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, khiếu nại hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp chủ
yếu là cá nhân người sử dụng.
Thứ sáu, khiếu nại hành chính tại các khu công nghiệp thường xuất
hiện khiếu nại đông người, tính chất phức tạp.
1.2.4. Thẩm quyền giải quyết khiênạíu về đất đai tại các khu công
nghiệp

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp

chưa có quy đinh riêng của pháp luật mà đó là thẩm quyền giải quyết khiếu
nại về đất đai nói chung được quy đinh tại Điều 138 Luật Đất đai năm 2003
như sau:

16


Thứ nhất, người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết đinh hành chính
hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
-

Trường hợp khiếu nại quyết đinh hành chính, hành vi hành chính về

quản lý đất đai do Chủ tich Ủy ban nhân dân huyện, quận, thi xã, thành phố
thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết đinh
giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại
đến Chủ tich Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong
trường hợp khiếu nại đến Chủ tich Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thì quyết đinh của Chủ tich Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương là quyết đinh giải quyết cuối cùng;
-

Trường hợp khiếu nại quyết đinh hành chính, hành vi hành chính về

quản lý đất đai do Chủ tich Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết đinh giải
quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân;
-


Thời hiệu khiếu nại quyết đinh hành chính, hành vi hành chính về

quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết đinh hành chính
hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày,
kể từ ngày nhận được quyết đinh giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu
nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
Thứ ba, việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy đinh tại khoản 2 Điều
này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết đinh giải quyết tranh chấp
đất đai quy đinh tại khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai.
1.2.5. Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp

Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ
quan hành chính nhà nước về hình thức là khiếu nại hành chính đã được điều

17


chỉnh trong Luật Khiếu nại, tố cáo, do đó thủ tục giải quyết khiếu nại một vụ
việc hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp cũng tuân thủ các bước của
thủ tục giải quyết một vụ việc giải quyết khiếu nại về hành chính nói chung,
gồm: Nhận đơn, phân loại đơn và thụ lý để giải quyết; thẩm tra, xác minh, thu
thập chứng cứ; kết luận và kiến nghi việc giải quyết; ra quyết đinh giải quyết
khiếu nại; thực hiện quyết đinh giải quyết khiếu nại.
Những công việc của giai đoạn này nối tiếp nhau trong một mối quan hệ
hữu cơ và là điều kiện của nhau trong một mục tiêu thống nhất của việc giải
quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính về
đất đai tại các khu công nghiệp có những đặc thù riêng, những đặc thù này là cơ
sở để giải quyết vụ việc khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp được đảm
bảo một cách chính xác, khách quan, đúng quy đinh của pháp luật.


Trong giai đoạn nhận đơn, phân loại và thụ lý đơn để giải quyết, cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền khi nhận được đơn khiếu nại về đất
đai phải xem xét, phân loại và xử lý đơn. Để xác đinh được đơn đó có đủ điều
kiện thụ lý hay không thì không chỉ tuân thủ các điều kiện thủ tục về hình
thức theo quy đinh của Luật Khiếu nại, tố cáo mà còn phải xem xét nội dung
khiếu nại về đất đai đó có vi phạm quy đinh của nhà nước về những bảo đảm
cho người sử dụng đất hay không, nếu vi phạm thì đơn khiếu nại đó không
được thụ lý để giải quyết. Do đó cần phải xác đinh rõ quy đinh của pháp luật
về những bảo đảm cho người sử dụng đất.
Theo quy đinh tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 1
Điều 4 Nghi đinh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2003 (sau đây gọi tắt là
Nghi đinh 181/2004/NĐ-CP) thì nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và
không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao
cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10
năm 1993 trong các trường hợp:

18


×