Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.65 KB, 94 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ TH LOAN

NGƯờI GIúP SứC
TRONG ĐồNG PHạM THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ TH LOAN

NGƯờI GIúP SứC
TRONG ĐồNG PHạM THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội)

Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: GS. TSKH. Lấ VN CM

H NI - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của Luận
văn này. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn
thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Loan


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI GIÚP SỨC
TRONG ĐỒNG PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.


9

Khái niệm đồng phạm và các hình thức đồng phạm..................................... 9

1.1.1. Khái niệm đồng phạm............................................................................................... 9
1.1.2. Các hình thức đồng phạm..................................................................................... 12
1.2.

Khái niệm người giúp sức trong đồng phạm và ý nghĩa của
việc xác định đúng vai trò người giúp sức trong đồng phạm..................18

1.2.1. Khái niệm người giúp sức trong đồng phạm trong Luật hình sự
Việt Nam..................................................................................................................... 18
1.2.2. Ý nghĩa của việc xác định đúng vai trò của người giúp sức trong
đồng phạm.................................................................................................................. 20
1.2.3. Phân biệt người giúp sức với những đồng phạm khác............................... 22
1.3.

Người giúp sức theo quy định trong Bộ luật hình sự một số
nước trên thế giới..................................................................................................... 28

Chương 2: NGƯỜI GIÚP SỨC THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI GIÚP SỨC TRONG
ĐỒNG PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.

31

Người giúp sức theo các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam

năm 1999..................................................................................................................... 31


2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự............................................................................... 31
2.1.2. Trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức trong đồng phạm.............49
2.2.

Thực tiễn áp dụng các quy định về người giúp sức trong
đồng phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội

57

2.2.1. Một số đặc điểm về tình hình chính trị - quốc phòng, kinh tế - xã
hội, văn hóa....................................................................của địa bàn thành phố Hà Nội
....57
2.2.2. Tình hình phạm tội với người giúp sức trong đồng phạm trên địa
bàn thành phố Hà Nội và những tồn tại, hạn chế 58
2.2.3. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn
điều tra, truy tố và xét xử người giúp sức trong đồng phạm

61

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ NGƯỜI
GIÚP SỨC TRONG ĐỒNG PHẠM
3.1.

64


Sự cần thiết, ý nghĩa và cơ sở của việc hoàn thiện các quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong
đồng phạm

64

3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm

64

3.1.2. Ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm

65

3.1.3. Cơ sở của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm
3.2.

65

Nội dung hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự việt
Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm

66

3.2.1. Nhận xét chung......................................................................................................... 66
3.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung.................................................................................... 68



3.3.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về người giúp sức
trong đồng phạm

72

3.3.1. Về mặt lập pháp........................................................................................................ 72
3.3.2. Tăng cường giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật............73
3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức pháp luật
và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán Tòa án các cấp

74

3.3.4. Tăng cường kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan
đến những loại người đồng phạm của Viện kiểm sát nhân dân 75
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 78


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

CHLB:

Cộng hòa liên bang


CTTP:

Cấu thành tội phạm

NLTNHS:

Năng lực trách nhiệm hình sự

TANDTC:

Tòa án nhân dân Tối cao

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TNHS:

Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng
Bảng 2.1:


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm qua, các ngành, các cấp do các lực lượng chuyên trách
làm nòng cốt đã triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều nội dung, biện pháp đấu
tranh phòng, chống tội phạm, thu được nhiều kết quả quan trọng. Cuộc đấu
tranh đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính
quyền các cấp, huy động được nhiều nguồn lực xã hội, động viên được sự tham
gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Công tác phòng ngừa xã hội mà nòng
cốt là phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm
và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư”
được triển khai sâu rộng, gắn với Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa và nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần củng cố nền tảng ngăn ngừa tội phạm
ngay từ cơ sở. Các lực lượng chuyên trách tập trung lực lượng, phương tiện,
biện pháp mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa
bàn trọng điểm. Hàng chục nghìn băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm,
đường dây mua bán vận chuyển ma túy đã được triệt phá, bóc gỡ; nhiều vụ án
kinh tế, tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xử lý; hoạt động của tội phạm
có tổ chức và băng nhóm tội phạm hình sự mang tính chất “xã hội đen” đã
được ngăn chặn; tình hình tội phạm ở các thành phố lớn, trên các tuyến, địa
bàn trọng điểm cơ bản được kiềm chế.
Đạt được những kết quả trên là do đã huy động được sức mạnh của cả hệ
thống chính trị, sức mạnh tổng hợp của xã hội và sự cố gắng, nỗ lực của các
lực lượng chuyên trách. Mặc dù vậy, tình hình tội phạm ở nước ta vẫn diễn
biến rất phức tạp. Nhiều loại tội phạm nghiêm trọng chưa được kiềm chế. Tội
phạm có tổ chức, băng nhóm tội phạm mang tính chất “xã hội đen”, tội

1


phạm buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm về ma túy hoạt động công khai,
lộng hành ở nhiều thành phố lớn, trên các tuyến biên giới, trắng trợn xâm phạm

quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và nhân dân. Tham nhũng và tội phạm
tham nhũng vẫn hết sức nhức nhối, trở thành một trong những mối đe dọa trực
tiếp sự tồn vong của chế độ. Tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường xảy ra trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của người dân và sức
khỏe cộng đồng. Tội phạm có tính quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia và tội
phạm sử dụng công nghệ cao đang là một thách thức lớn.
Tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, mang yếu tố quốc tế, có tổ
chức, xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ cao. Thủ đoạn hoạt động tinh vi,
phương thức hoạt động xảo quyệt, manh động, liều lĩnh. Tội phạm hình sự có
tổ chức, băng nhóm “xã hội đen” gây án nghiêm trọng, băng nhóm tội phạm
ma túy có vũ trang ở khu vực biên giới, tội phạm tham nhũng và tội phạm kinh
tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai và
thương mại, tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn hết sức
nhức nhối. Xu hướng tội phạm cấu kết với nhau hình thành các tập đoàn tội
phạm lớn hoạt động đa lĩnh vực, liên tỉnh, xuyên quốc gia, nếu không được đấu
tranh ngăn chặn, có thể trở thành hiện thực. Tội phạm do suy thoái đạo đức xã
hội, đạo đức gia đình có xu hướng gia tăng, trực tiếp đe dọa phá vỡ nền tảng
đạo đức, văn hóa của xã hội. Mức độ hậu quả gây ra cho xã hội của các loại tội
phạm ngày càng lớn, xâm phạm nghiêm trọng trật tự, kỷ cương pháp luật xã
hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước và xã hội, tài sản, tính mạng, quyền và lợi
ích chính đáng của nhân dân, làm suy giảm niềm tin xã hội và cản trở công
cuộc phát triển đất nước. Thành phần phạm tội đa dạng, phức tạp. Tội phạm
nghiêm trọng chủ yếu do các đối tượng chuyên nghiệp gây ra. Tuy nhiên, cũng
cần đặc biệt chú ý phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm

2


những nhân tố đầu vào của tội phạm, những người có nguy cơ mắc vào các tệ

nạn xã hội và sa vào con đường phạm tội, như những người lao động tự do,
thiếu việc làm và thất nghiệp do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế vừa
qua; thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà tụ tập, lang
thang, sống bầy đàn và một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức hư hỏng,
thoái hóa, biến chất. Địa bàn hoạt động của tội phạm chủ yếu tập trung ở các
thành phố lớn, các tuyến trọng điểm, các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã
hội, nhất là ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị loại 1 và các
vùng chiến lược về an ninh, trật tự; trên các tuyến biên giới, quốc lộ trọng
điểm, tuyến hàng không quốc tế, tuyến bưu chính - viễn thông; trong lĩnh vực
tài chính - ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, xuất - nhập khẩu, thương mại
điện tử, tổ chức cán bộ và an sinh xã hội...
Trong những năm gần đây thì tình hình tội phạm nói chung, cũng như
tình hình phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng diễn ra
hết sức tinh vi, phức tạp. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc làm
hạn chế quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 của các
cơ quan áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, đi đôi với bối cảnh đó là sự diễn biến
phức tạp của tình hình tội phạm, tội phạm do nhiều người cùng thực hiện,
mang tính chất quốc tế, xuyên quốc gia. So với tội phạm do một người thực
hiện, tội phạm do có đồng phạm thực hiện thường nguy hiểm hơn, vì khi một
nhóm người cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội thì tính nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội sẽ tăng lên đáng kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ
về giúp sức và cách thức thực hiện. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao
thì số vụ án hình sự có đông các bị cáo (từ 02 trở lên) tham gia, đều thể hiện
năm sau tăng hơn năm trước, tính chất thực hiện hành vi phạm tội quy mô hơn,
phức tạp hơn, nguy hiểm hơn. Bởi lẽ trong những vụ án đó luôn có những
người đứng ra giúp sức, chỉ huy các đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm
tội. Do vậy, người giúp sức bao giờ cũng giữ vai trò chính trong vụ án. Tuy

3



nhiên, thực tiễn công tác điều tra, truy tố và xét xử cho thấy nhận thức về đồng
phạm, cũng như nhận thức để xác định vai trò người giúp sức trong đồng phạm
hiện nay chưa được thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, vẫn còn
nhiều quan điểm và ý kiến trái ngược nhau. Những ý kiến khác nhau này đã
gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Nhằm làm sáng tỏ các dấu hiệu, đặc
điểm pháp lý của "người giúp sức trong đồng phạm", tác giả phân tích, khái
quát lịch sự hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam từ năm 1945
đến nay và thực tiễn xét xử các vụ án có đồng phạm ở thành phố Hà Nội trong
giai đoạn (2009 - 2013) để trên cơ sở đó, tìm giải pháp hoàn thiện hệ thống
pháp luật hình sự và giải pháp về mặt thực tiễn nhằm góp phần phòng, chống
các tội phạm có đồng phạm, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đây cũng
là lý do để học viên quyết định lựa chọn đề tài: "Người giúp sức trong đồng
phạm theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn
thành phố Hà Nội)" làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu về
đồng phạm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận, luật
gia hình sự và cán bộ thực tiễn. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu
được công bố dưới các góc độ và mức độ khác nhau như:
*

Dưới góc độ luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ luật học, có các công

trình sau: “Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần Quang
Tiệp, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2000; “Các
hình thức đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam”của tác giả Nguyễn Thị
Liên, Luận văn thạc sỹ luật học năm 2009 của Khoa Luật Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người
đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Mai Lan Ngọc, luận văn

thạc sỹ luật học năm 2012, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4


*

Dưới góc độ đề tài khoa học, bài viết trên báo, tạp chí, có nhiều công

trình, bài viết như: “Về chế định đồng phạm” của GS.TSKH Lê Văn Cảm, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 2 năm 1998; “Trần Quốc Dũng phạm tội gỉ? Bàn về
giai đoạn phạm tội và vấn đề cộng phạm” của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 2 năm 1980; “Đồng phạm và một số vấn đề về thực
tiễn xét xử” của tác giả Đoàn Văn Hường, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4 năm
2003; “Vấn đề đồng phạm” của tác giả Đặng Văn Doãn, Nhà xuất bản Pháp lý
Hà Nội năm 1986; “Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam” của TS Trần
Quang Tiệp, Tạp chí nhà xuất bản Tư pháp năm 2007; “Chế định đồng phạm
trong pháp luật hình sự ở một số nước trên thế giới”của tác giả Trần Quang
Tiệp; Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11 năm 1997; “Về các giai đoạn thực
hiện hành vi đồng phạm” Của tác giả Lê Thị Sơn, Tạp chí Luật học, số 3 năm
1998; Phạm tội có giúp sức trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Trung Thành, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 9 năm 1999; “Phân biệt đồng phạm với che dấu tội phạm và không tố
giác tội phạm” của tác giả Dương Văn Tiến, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
1 năm 1985; “Các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những
người đồng phạm” của tác giả Dương Văn Tiến, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 1 năm 1986; “Phân biệt phạm tội có giúp sức, giúp sức phạm tội và tội
phạm có giúp sức” của tác giả Đỗ Ngọc Quang, Tạp chí Luật học, số 3 năm
1997; ‘Bình luận khoa học BLHS năm 1999 (Phần chung)
của tác giả Đinh Văn Quế, Nhà xuất bản Thành phố hồ Chí Minh, năm 2004;

Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề về
Người giúp sức trong đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, về
phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và thực tiễn xét xử trên một địa bàn
cụ thể thì vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Qua nghiên cứu các công
trình nêu trên cho thấy: một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng nhưng tác
giả chỉ đề cập nghiên cứu về đồng phạm nói chung, vấn đề người

5


giúp sức chỉ là một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu của các tác giả nên
chưa được phân tích sâu về mặt lý luận và thực tiễn hoặc chỉ xem xét dưới góc
độ tội phạm học. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy
định của BLHS năm 1999 về người giúp sức trong chế định đồng phạm, cũng
như đề đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về chế
định đồng phạm vẫn còn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phục vụ
trực tiếp cho địa bàn Thành phố Hà Nội.
Vì lý do đó, đề tài "Người giúp sức trong đồng phạm theo Luật hình sự
Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)" nhằm
nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt, lý giải nguyên nhân
phạm tội, những đặc điểm nhân thân người phạm tội. Ở phạm vi luận văn này,
tác giả nghiên cứu dựa trên thực tiễn tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử
vụ án có người giúp sức trong đồng phạm, giai đoạn 05 năm (2009 - 2013) để
từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện quy định của BLHS, đồng thời nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về những vấn đề
pháp lý cơ bản của người giúp sức trong đồng phạm như: Khái niệm; các dấu
hiệu pháp lý; trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội; phân biệt người giúp

sức với các hình thức đồng phạm khác. Trên cơ sở đó, luận chỉ ra một số
vướng mắc, tồn tại trong xác định vai trò người giúp sức tham gia đồng phạm,
cũng như xác định trách nhiệm hình sự của họ để đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của BLHS Việt Nam về xử lý đối tượng này.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của đề tài: "Người
giúp sức trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)".

6


Đối tượng nghiên cứu của luận văn được các định gồm 02 vấn đề chính:
-

Các vấn đề lý luận về người giúp sức trong chế định đồng phạm theo

quy định của Luật hình sự Việt Nam.
-

Các vấn đề về thực tiễn áp dụng các quy định đối với người giúp sức

trong vụ án có đồng phạm theo quy định của Luật hình sự Việt Nam (trên địa
bàn thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng,
Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Quá trình nghiên cứu trong đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phương pháp so
sánh, đối chiếu; phân tích thuần túy quy phạm pháp luật; nghiên cứu, điều tra
án điển hình... để phân tích và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu
trong luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, học viên đã tiếp
thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố; các đánh giá, tổng kết
của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan
đến các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Dưới góc độ lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn
thiện lý luận về chế định đồng phạm trong khoa học Luật hình sự Việt Nam.
Cụ thể, đã làm rõ các vấn đề chung về người giúp sức trong đồng phạm trong
Luật hình sự Việt Nam, phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của
các quy định pháp luật hình sự nước ta về người giúp sức trong đồng phạm từ
năm 1945 đến nay, phân biệt hình thức đồng phạm này với một số hình thức
đồng phạm khác mà hiện nay thường có sự nhầm lẫn trong thực tiễn; làm sáng
tỏ chế định đồng phạm quy định của Bộ luật hình sự năm 1999; phân tích
thông qua nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà

7


Nội từ năm 2009 đến năm 2013 và trên toàn quốc để so sánh, qua đó chỉ ra
những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành; chỉ ra các sai sót trong
quá trình áp dụng các quy định đó cũng như đưa ra nguyên nhân để tìm giải
pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự
về người giúp sức trong chế định đồng phạm ở khía cạnh lập pháp và việc áp
dụng trong thực tiễn.
Về thực tiễn, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận, có
thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến
nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác

lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam liên
quan đến việc xác định người giúp sức trong đồng phạm, qua đó góp phần
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm có sự tham
gia của người giúp sức hiện nay và sắp tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về người giúp sức trong đồng phạm
theo Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Người giúp sức theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999 và thực tiễn xét xử các vụ án đồng phạm có liên
quan đến người giúp sức trên địa bàn Thành phố Hà Nội
(giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2013).
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 về các vụ án đồng phạm có liên quan đến người giúp
sức.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI GIÚP SỨC
TRONG ĐỒNG PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm đồng phạm và các hình thức đồng phạm
1.1.1. Khái niệm đồng phạm
Tội phạm có thể do một chủ thể thực hiện, cũng có thể là sự phối hợp
cùng tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Khi một tội phạm được thực hiện
bởi nhiều người phạm tội thì việc xác định TNHS đối với họ là rất phức tạp.
Một trong những cơ sở quan trọng để chúng ta xác định được đúng người đúng

tội chính là những qui định đã được pháp điển hóa trong các BLHS.
Luật hình sự các nước trên thế giới đều có quy định về đồng phạm. Bộ
luật sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1979 tại Điều 22 quy định:
“Hai hay nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm” [28,
tr.14]. Theo Điều 33 Bộ luật hình sự của Liên Bang Nga cũng có quy định:
“Hai hay nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội cố ý là đồng phạm” [10,
tr.58]. Pháp luật hình sự của các nước trên thế giới có những quy định rất đa
dạng về đồng phạm. Nhưng điều mà chúng ta quan tâm hơn cả đó chính là
những quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam về trường hợp nhiều người
cùng tham gia vụ đồng phạm.
Trên lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam trước đây, trong thời kỳ phong kiến,
cũng đã có các quy định sơ khai về đồng phạm. Luật hình sự phong kiến được
hình thành và phát triển trên cơ sở của nhiều chế định khác nhau, thì vấn đề đồng
phạm đã bước đầu được đề cập tới. Bộ “Quốc triều hình luật” năm 1483 dưới triều
nhà Lê đã xuất hiện những quy định về vấn đề nhiều người cùng phạm tội. Mặc dù
chưa đưa ra định nghĩa về đồng phạm nhưng Bộ luật đã có những quy định về
TNHS cho những người tham gia phạm tội. Điều 454 quy định:

9


Những kẻ đồng mưu với nhau đi ăn cướp nhưng khi đi thì lại
không đi, người đi lấy được của về chia nhau, mà kẻ đồng mưu ở
nhà cũng lấy phần, thì xử tội như là có đi ăn cướp (ăn trộm cũng
vậy) nếu không lấy được phần chia thì xử lưu đi châu gần. Trước kia
vẫn từng đi ăn cướp mà khi ấy không đi, dù không lấy phần cũng xử
tội như đi ăn cướp [8, tr.32]. Hoặc Điều 539 quy định: Những kẻ xúi
giục cho người ta không biết là phạm pháp, hay là biết phép mà cứ
xúi giục họ làm trái phép, cũng là để cho người ta phạm pháp rồi bất
ngờ tố cáo hay là để người khác bắt, hay tố cáo, chủ ý để lấy thưởng

hay hiềm khích mà xúi giục để cho người ta phạm tội, thì cũng bị xử
như người phạm pháp [8, tr.35].
Việc ghi nhận TNHS đối với “kẻ đồng mưu” hay “người xúi giục người
khác phạm pháp” trong hai Điều luật trên cho thấy chế định đồng phạm đã
được đề cập đến trong luật hình sự phong kiến Việt Nam. Bộ “Quốc triều hình
luật” thể hiện đường lối xử lý của Nhà nước phong kiến dưới triều Lê, Điều 35
quy định: “Nhiều người cùng phạm một tội, thì lấy người khởi xướng làm đầu,
người a tòng được giảm một bậc. Nếu tất cả những người trong nhà cùng
phạm một tội, chỉ bắt người tôn trưởng” [37, tr.47].
Sau ngày thành lập Nhà Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
liên quan đến đồng phạm. Sắc lệnh số 233-SL (17/11/1946) quy định: “Nhiều
người phạm tội đưa hối lộ và hối lộ có thể bị xử và tịch thu nhiều nhất là 3/4
tài sản, những người đồng phạm cũng bị xử như trên” [37]. Sắc lệnh số 133SL (20/01/1959) và Pháp lệnh ngày 30-10-1967 về trừng trị những tội phản
cách mạng cũng quy định trường hợp phạm tội của nhiều người trong đó bao
gồm bọn chủ mưu, bọn cầm đầu và bọn tham gia tổ chức phản cách mạng.

10


Thông qua các quy định trên cho thấy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
hình sự là cả một quá trình. Cho đến giai đoạn này chúng ta vẫn chưa có một
định nghĩa thống nhất về đồng phạm. Thành tựu lập pháp chỉ mới dừng lại ở
quy định các trường hợp phạm tội có đồng phạm như “phạm tội có tổ chức”,
“phạm tội có móc ngoặc” hay quy định những loại người cụ thể trong vụ phạm
tội có nhiều người cùng liên kết thực hiện như bọn chủ mưu, bọn cầm đầu hay
người xúi giục. Trong thực tế, có nhiều thời kỳ việc nhiều người cố ý cùng
phạm một tội được coi là “cộng phạm”. Và đến năm 1963, khái niệm này đã
được khẳng định lại trong báo cáo tổng kết ngành Toà án: “Coi là cộng phạm
nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ý chí và hành động, nghĩa là hoặc tổ

chức hoặc xúi giục hoặc giúp sức hoặc tham gia thực hiện tội phạm để cùng
đạt tới kết quả phạm tội” [37, tr.36].
Chúng ta chưa thể tìm thấy sự phân hoá TNHS đối với những kẻ cùng
thực hiện tội phạm nhưng qua đây chúng ta đã có được tư duy để phân biệt
giữa trường hợp phạm tội riêng lẻ và trường hợp phạm tội có sự tham gia cùng
thực hiện của nhiều người. Những quy định trên đây sẽ là tài liệu quan trọng
và thực sự quý báu để nhà làm luật tiếp tục hoàn thiện chế định đồng phạm
trong tương lai.
Pháp luật hình sự giai đoạn sau này có những bước tiến nhảy vọt với sự
ra đời của BLHS năm 1985. Tại đây, lần đầu tiên khái niệm đồng phạm đã
chính thức được sử dụng, Khoản 1 Điều 17 nêu rõ: “Hai hoặc nhiều người cố
ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm” [25, tr.22]. Khái niệm này đã
thay thế hoàn toàn khái niệm “cộng phạm” vẫn được sử dụng trước đây. Đến
năm 1999 BLHS mới ra đời, một lần nữa chế định đồng phạm được khẳng định
kế thừa và phát triển. Điều 20 BLHS năm 1999 quy định: “Đồng phạm là
trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” [48, tr.56].
Từ những quy định trên đây, chúng ta có thể nhận ra điểm tương đồng so với
khái niệm đồng phạm đã được quy định trong BLHS năm 1985.

11


Như vậy quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đã cho chúng ta khái niệm đầy
đủ và thống nhất về đồng phạm. Ta biết rằng đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm. Hay nói cách khác, khi một tội
phạm được thực hiện bởi ít nhất là hai chủ thể và hai chủ thể đó thoả mãn dấu
hiệu “cùng cố ý” thì trường hợp đó tội phạm được coi là đồng phạm. Để hiểu
rõ hơn bản chất của vấn đề đồng phạm chúng ta tiếp tục nghiên cứu mặt chủ
quan và mặt khách quan thuộc dấu hiệu pháp lý cơ bản của đồng phạm.
1.1.2. Các hình thức đồng phạm

Để xác định một tội phạm có phải là đồng phạm hay không chúng ta có thể
dựa vào dấu hiệu thuộc mặt chủ quan và mặt khách quan của tội phạm đó. Khoa
học luật hình sự và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự từ trước
đến nay cũng dựa vào dấu hiệu này để phân loại các hình thức đồng phạm.

 Phân loại theo dấu hiệu chủ quan
Căn cứ vào đặc điểm về mặt chủ quan thì đồng phạm được phân loại thành:

Đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.
 Đồng phạm không có thông mưu trước
Hình thức này được hiểu như sau: “Đồng phạm không có thông mưu
trước là hình thức đồng phạm trong đó không có sự thoả thuận bàn bạc với
nhau trước giữa những người đồng phạm hoặc là có sự thoả thuận nhưng
không đáng kể" [3, tr.141].
Những người đồng phạm không có sự bàn bạc trước với nhau về kế
hoạch thực hiện tội phạm, đồng thời giữa những người đồng phạm không có sự
phân công vai trò như tổ chức, thực hành hay xúi giục. Thuộc hình thức này có
thể những người đồng phạm chỉ nhất trí về việc thực hiện tội phạm với nhau ở
hiện trường và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm hoặc đồng phạm được
hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm, người khác thấy vậy cũng
cùng tham gia phạm tội.

12


Ví dụ: A và B rủ nhau lên đồi hái chè. Đến chiều tối A và B thấy một
con bò đang ăn ở phía cuối vườn chè. Cả hai nảy sinh ý định bắt trộm con bò
đó. Sau đó A và B dắt bò về dưới huyện và bán được 2.000.000 đồng.



đây, A và B cùng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản công dân nhưng

giữa A và B trước khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản không có sự bàn bạc
vạch kế hoạch trước. Như vậy, so với các hình thức đồng phạm khác thì đồng
phạm không có thông mưu trước nói chung ít nguy hiểm hơn.
 Đồng phạm có thông mưu trước
“Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó
những người đồng phạm đã có sự thoả thuận bàn bạc trước với nhau về tội
phạm cùng thực hiện” [3, tr.141].
Ví dụ: A rủ B cùng mình đột nhập vào nhà ông C để trộm cắp tài sản. B
đồng ý. Cả hai thường xuyên tụ tập tại nhà A để bàn bạc, lập kế hoạch. A giao
cho B tìm cách giết con chó nhà ông C, còn A sẽ theo dõi hoạt động đi lại của
các thành viên trong gia đình ông C. Lợi dụng lúc gia đình ông C đi vắng hết,
A và B đã đột nhập vào nhà ông C lấy đi số tiền là 5.400.000 đồng, một ti vi và
một số vật dụng khác.


hình thức đồng phạm này những người đồng phạm đã ít nhiều có sự

bàn bạc và phân công vai trò nên họ có quan hệ phạm tội chặt chẽ hơn. Loại
đồng phạm này có tính chất nguy hiểm hơn loại đồng phạm không có thông
mưu trước.
 Phân loại theo dấu hiệu khách quan
Dựa vào những đặc điểm về mặt khách quan có thể chia đồng phạm
thành hai loại là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.
 Đồng phạm giản đơn
“Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người
cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành” [3, tr.142].

13



Đây là trường hợp trong đó những người đồng phạm đều tham gia thực
hiện hành vi phạm tội được mô tả trong CTTP, tức là mỗi người bằng chính
hành vi của mình đều trực tiếp thực hiện hoặc góp phần thực hiện tội phạm. Ở
hình thức đồng phạm này sự cố ý cùng cấu kết của những người phạm tội
không đáng kể và chỉ hạn chế ở chỗ mỗi người đồng phạm chỉ biết về hoạt
động phạm tội của một hoặc nhiều người khác tại thời điểm bắt đầu thực hiện
tội phạm hay trong quá trình thực hiện tội phạm.
Ví dụ: Khoảng 19 giờ 30 phút, Nguyễn Văn A dùng một kìm sắt và một
con dao nhỏ trèo lên cây cột điện tại xã X, nơi có dây truyền thanh chạy qua.
Lúc đang cắt dây thấy Phan Văn B đi qua, Nguyễn Văn A rủ Phan Văn B làm
cùng, B đồng ý. Tại đây, A và B thay nhau trèo lên sáu cột điện có hai dường
dây bắc qua, dùng kìm cắt được dây trong năm khoảng, mỗi khoảng được 50m.
Tổng cộng chúng cắt được 500m, sau đó chúng dùng dao bóc vỏ nhựa để lấy
lõi đồng bên trong.
Về mặt chủ quan, đồng phạm giản đơn thường không có sự phân công
vai trò cụ thể (như người tổ chức, xúi giục, giúp sức hay người thực hành), mà
về cơ bản họ có một vai trò là những người cùng hành động. Trong trường hợp
trên, cả A và B đều thực hiện hành vi đã được mô tả trong CTTP tội “trộm cắp
tài sản” với vai trò là người thực hành. Nên những người đồng phạm trong
hình thức đồng phạm giản đơn được coi là những người đồng thực hành.
 Đồng phạm phức tạp
“Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc
một số người tham gia giữ vai trò là người thực hành, còn những người khác
giữ vai trò xúi giục, tổ chức hay giúp sức” [3, tr.142].
Trong đồng phạm phức tạp giữa những người đồng phạm có sự bàn bạc
trước về kế hoạch phạm tội và giữa những người đồng phạm cũng có sự phân
công vai trò, điều này tạo nên mối liên hệ tương đối chặt chẽ ở họ. Ở hình


14


thức đồng phạm này không chỉ có người thực hành thực hiện hành vi được mô
tả trong CTTP mà còn có hành vi của người tổ chức, người xúi giục hay người
giúp sức.
Ví dụ: A, B, C mang dao đi vào công viên thì phát hiện E, F đang ngồi
tâm sự cùng nhau, bên cạnh hai người có dựng một chiếc xe máy. Chúng nảy
sinh ý định cướp xe máy đó. A phân công B đứng ngoài quan sát và cảnh giới,
C dùng dao khống chế E, còn A sẽ xử lý F. Kế hoạch được thực hiện, A dùng
dao dí sát sườn F và quát: “Có tiền bỏ ra đây, đưa đồng hồ, chìa khoá xe máy
nhanh lên”. F chống cự, A đã dùng dao đâm vào bụng và tay trái của F. Cuối
cùng F phải đưa đồng hồ, ví và chìa khoá xe máy cho A. A đưa chìa khoá xe
máy cho B cầm, sau đó chúng trói E, F lại, cùng lúc đó B nổ máy và cả ba
cùng bỏ trốn.
Tội phạm được thực hiện là sự phối hợp cùng hành động của những
người đồng phạm. Trong vụ đồng phạm này không chỉ có người thực hành (A
và C) mà còn có người giúp sức (B) cùng thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999.
Như vậy, vai trò của từng người đồng phạm phụ thuộc vào hình thức
hành vi đồng phạm mà họ thực hiện. Việc tìm hiểu các hình thức đồng phạm sẽ
giúp chúng ta xác định chính xác TNHS cho từng người đồng phạm phù hợp
với loại hình tội phạm mà họ thực hiện.
 Phạm tội có tổ chức
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt mà định nghĩa
pháp lý của nó đã được các nhà làm luật nước ta ghi nhận trong pháp luật hình
sự hiện hành tại Khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung: “Phạm tội
có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm” [48, tr.57].
Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự


15


liên kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hoá vai trò, phân công nhiệm vụ
tương đối rõ rệt, cụ thể. Chúng ta có thể xác định đồng phạm có tổ chức dựa
vào các đặc điểm của nó như sau:
-

Nhóm tội phạm được hình thành với phương hướng hoạt động có tính

lâu dài bền vững, thể hiện ở sự ổn định thường xuyên của chúng. Trong nhóm
tội phạm có tổ chức, sự gia nhập của các thành viên mới là rất hãn hữu do các
thành viên trong nhóm sợ bị lộ, tan vỡ. Nhóm tội phạm luôn tồn tại kỷ luật chặt
chẽ, mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung, thống nhất của người
cầm đầu.
-

Có sự phân công thực hiện tội phạm trong nhóm, người thì được phân

công thực hiện hành vi chuẩn bị như: theo dõi quy luật hoạt động của đối
tượng, đề xuất phương án hành động và che dấu tội phạm, người thì bảo quản,
thu giữ, vận chuyển, tiêu thụ tài sản chiếm đoạt được. Mỗi tên đều hiểu rõ
trách nhiệm của mình, do đó chúng hành động có tổ chức và chặt chẽ.
Với đặc điểm như vậy, đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho
phép phạm tội liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc
biệt lớn.
Sự khác nhau giữa phạm tội có tổ chức với đồng phạm bình thường là ở
chỗ: những người cùng thực hiện tội phạm có sự câu kết chặt chẽ với nhau
trong khi thực hiện tội phạm thì là phạm tội có tổ chức. Còn trường hợp, những

người cùng thực hiện tội phạm mà không có sự câu kết chặt chẽ với nhau thì
đó không phải là phạm tội có tổ chức. Cũng từ thực tiễn đấu tranh phòng chống
tội phạm cho thấy, có 3 trường hợp được xác định là phạm tội có tổ chức. Cụ
thể như sau:
Trường hợp một: Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức
phạm tội như: đảng phái, hội đoàn phản động, băng ổ trộm cướp… có tên chỉ
huy, cầm đầu. Các điều kiện của trường hợp này là:

16


-

Từ hai người trở lên

-

Cùng một tổ chức phạm tội

-

Có tên chỉ huy, cầm đầu.

Tuy nhiên cũng có khi một tổ chức phạm tội không có tên chỉ huy cầm
đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội, đã thống nhất cùng nhau
hoạt đồng phạm tội. Ví dụ sau khi hết hạn tù, một số tên chuyên trộm, cướp đã
tập hợp nhau lại và thống nhất cùng nhau tiếp tục hoạt động phạm tội [4, tr.52].
Trường hợp hai: Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều
lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước. Ví dụ một số tên cùng nhau đi
trộm, cướp hoặc một số tên cùng đầu cơ, buôn lậu, có tổ chức đường dây để

nắm nguồn hàng, vận chuyển, thông tin về giá cả… Các điều kiện của trường
hợp này là:

-

-

Số lượng người tham gia từ hai người trở lên.

-

Số lần thực hiện từ hai lần trở lên

Thực hiện theo một kế hoạch thống nhất trước. Phải có đủ ba điều kiện

này mà điều kiện theo một kế hoạch thống nhất trước là điều kiện chủ yếu để
xác định là phạm tội có tổ chức.
Trường hợp ba: Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một
lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ
càng, chu đáo có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế
hoạch che giấu tội phạm. Các điều kiện của trường hợp này là:
-

Từ hai người trở lên

Thực hiện tội phạm một lần có kế hoạch tính toán kỹ càng, chu đáo, có

sự chuẩn bị phương tiện hoạt động, kế hoạch che giấu tội phạm.
Ví dụ trường hợp trộm cắp, cướp tài sản mà có phân công điều tra trước
về nơi ở quy luật sinh hoạt, đi lại của người có tài sản, chuẩn bị địa điểm để

thực hiện, phân công chuẩn bị phương tiện, sự hoạt động của mỗi người đồng
phạm và có kế hoạch che giấu tội phạm.

17


×