Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí tại việt nam 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.27 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI DIỆU LINH

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI DIỆU LINH

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Doãn Hồng Nhung

HÀ NỘI - 2014


2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo
độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những
kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Bùi Diệu Linh

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

HĐDK


: Hoạt động dầu khí

QPPL

: Quy phạm pháp luật

SCTD

: Sự cố tràn dầu

TCMT

: Tiêu chuẩn môi trường

TNMT

: Tài nguyên môi trường

4


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
̀

MỞĐÂU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ B

TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘN

LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜN
DẦU KHÍ

1.1.

Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong

1.2

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạ

1.2.1

Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường tr

1.2.2

Nguyên tắc của pháp luật bảo vệ môi trườ
dầu khí

1.2.3

Những nội dung cơ bản của pháp luật về
trong hoạt động dầu khí


1.2.4

Một số yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật b
hoạt động dầu khí

1.3

Một số tiêu chí đánh giá pháp luật bảo vệ
động dầu khí

1.4

Kinh nghiệm pháp luật của một số nước t

môi trường trong hoạt động dầu khí và bà

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ B

TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

5


NAY

2.1.

Lược sử quá trình phát triển của pháp l
trong hoạt động dầu khí tại Việt Nam


2.2

Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hà

môi trường trong hoạt động dầu khí tại
2.2.1

Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trư
khí tại Việt Nam

2.2.2

Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ
động dầu khí tại Việt Nam

2.3

Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trườ
khí tại Việt Nam hiện nay

2.3.1

Các quy định về tiêu chuẩn môi trường

2.3.2

Các quy định về trách nhiệm nộp báo c

2.3.3


Các quy định về tài chính cho việc bảo
động dầu khí

2.3.4

Các quy định về xử phạt vi phạm môi t
dầu khí

2.3.5.

Các quy định về giải quyết sự cố môi t
dầu khí

2.3.6.

Các quy định về giải quyết tranh chấp
trường trong hoạt động dầu khí

2.3.7

Các quy định về hợp tác quốc tế liên qu
trường trong hoạt động dầu khí

2.4.

Đánh giá pháp luật bảo vệ môi trường
Việt Nam

2.4.1


Ưu điểm của hệ thống pháp luật bảo vệ
động dầu khí tại Việt Nam

2.4.2

Nhược điểm, tồn tại của hệ thống pháp

6


trong hoạt động dầu khí tại Việt Nam

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG DẦ

3.1.

Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật v
trong hoạt động dầu khí tại Việt Nam

3.2.

Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luậ

thực tiễn hoạt động dầu khí tại Việt Na
3.2.1.

Xây dựng hệ thống pháp luật chuyên n

trường trong hoạt động dầu khí

3.2.2.

Hoàn thiện các quy định pháp luật phù
môi trường trong lĩnh vực dầu khí

3.2.3.

Xây dựng cơ chế thực hiện pháp luật b
hoạt động dầu khí
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8
5
86

7


̀

MỞĐÂU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Ngành dầu khí là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và được
sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, ngành dầu khí

Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc với tổng sản lượng khai thác đạt
trên 100 triệu tấn (đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á về khai thác dầu thô)
và đã triển khai hoạt động một cách toàn diện từ khâu thăm dò khai thác đến
tàng trữ, xử lý, vận chuyển, phân phối sản phẩm, lọc hóa dầu và dịch vụ. Từ
chỗ hoạt động bằng vốn ngân sách, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
(Petrovietnam) đã tạo được nguồn tích lũy đầu tư phát triển, có đóng góp đáng
kể cho ngân sách nhà nước và là nhân tố quan trọng góp phần đưa nền kinh tế
nước ta ra khỏi khủng hoảng trong đầu thập kỷ 90 [48, tr. 2].
Tuy nhiên, song song với sự phát triển của các hoạt động dầu khí
(HĐDK) là sự ảnh hưởng của các hoạt động đó tới môi trường. HĐDK ở Việt
Nam hiện nay đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi
trường, đặc biệt là môi trường nước biển và các vùng cửa sông, đe dọa sự tồn
tại, phát triển của các hệ sinh thái biển cũng như đời sống con người. Trong
những năm gần đây, nhà nước đã chú trọng sử dụng pháp luật để bảo vệ môi
trường (BVMT) trong HĐDK. Nhà nước đã xây dựng được nhiều quy định
pháp luật về BVMT trong HĐDK, những quy định này với tính chất là cơ sở
pháp lý, xác định rõ các quyền và nghĩa vụ về BVMT trong HĐDK của các cơ
quan nhà nước cũng như tổ chức cá nhân HĐDK, góp phần quan trọng bảo
đảm hiệu quả công tác trong BVMT trong HĐDK. Tuy nhiên, Nhà nước cần
nhanh chóng củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí (đặc biệt
là các cơ quan quản lý về môi trường trong HĐDK) đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giáo dục, nâng cao ý thức BVMT trong HĐDK, đào tạo đội ngũ cán bộ
nhân viên có đủ năng lực, trình độ, đầu tư dây chuyền, trang thiết bị khoa học,

8


công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu BVMT trong HĐDK ở giai
đoạn mới.
Bên cạnh việc đầu tư vào con người, máy móc, khoa học kỹ thuật,

Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống pháp luật về
BVMT trong lĩnh vực dầu khí để phát huy hết hiệu quả của các biện pháp bảo
vệ môi trường khác. Nếu như các biện pháp khoa học – kỹ thuật, biện pháp tổ
chức, hành chính... là những biện pháp có tính tác động trực tiếp đến hoạt
động BVMT trong HĐDK thì biện pháp pháp lý là một biện pháp quan trọng
tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động này thông qua các quy định về
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, hình thức, chế tài xử phạt các chủ thể HĐDK.
Có thể thấy tính hiệu quả của pháp luật đối với vấn đề BVMT trong HĐDK
cực kỳ cao do nó tác động đến ý thức của những chủ thể HĐDK để giúp họ có
những hành vi đúng đắn trong quá trình HĐDK, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới
môi trường của các hoạt động đó. Hơn thế nữa, khi có các quy định pháp luật
về các tiêu chuẩn môi trường, các quy chế hoạt động BVMT, sẽ giúp cho các
biện pháp khác đạt được hiệu quả cao hơn, vì pháp luật là do Nhà nước ban
hành, mang tính bắt buộc cao và có sự cưỡng chế nhà nước. Để biện pháp
pháp lý thực sự có giá trị và phát huy tác dụng tối đa, chúng ta cần xây dựng
một hệ thống pháp luật về BVMT hiện đại, khoa học, hợp lý, phù hợp với đời
sống kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường hiện nay, cũng như phù hợp với
các nguyên tắc BVMT chung trong nước và quốc tế.
Hiện nay, vấn đề BVMT nói chung và BVMT trong HĐDK nói riêng
đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện qua việc ban hành
các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này như: Luật BVMT năm 2005,
Luật khoáng sản năm 2005, Luật dầu khí sửa đổi năm 2008,... Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện những quy định pháp luật này còn nhiều điểm mâu thuẫn,
chồng chéo, hoặc chưa hợp lý cần được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài pháp luật về BVMT trong HĐDK tại Việt Nam là hết sức cần thiết
và mang giá trị thực tiễn cao. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp các

9



nhà làm luật xem xét, đánh giá, phân tích các nội dung của pháp luật hiện
hành, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của pháp luật hiện hành để từ
đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật, góp phần vào công tác BVMT
trong HĐDK đạt hiệu quả cao.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoaṭđôngg̣ dầu khić òn rất haṇ chếmăcg̣ dùđây làmôṭvấn đềrất quan trọng
cần được quan tâm. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan tới
vấn đề BVMT trong lĩnh vực dầu khí đã được thực hiện là: Khóa luận tốt
nghiệp của tác giảLưu Ngocg̣ TốTâm : “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường biển trong hoaṭ đôngg̣ hàng hải", năm 2012; Luận án tiến sĩ của tác giả
Mai Hải Đăng: "Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về phòng chống ô
nhiễm dầu trên biển từ tàu", năm 2013; Công trình nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Bá Diến: "Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm
dầu ở các vùng biển", Tạp chí Khoa học (Kinh tế - Luật), số 24, năm 2008;
Công trình nghiên cứu của KS. Dương Đình Nam và TS. Hà Dương Xuân
Bảo "Nghiên cứu hoàn thiện quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm,
thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và
các dịch vụ liên quan", Tạp chí Dầu khí, số 3, năm 2013... Ngoài ra, có một
công trình nghiên cứu trực tiếp lĩnh vực này của Thạc sĩ Đặng Hoàng Sơn vào
năm 2003 với tên đề tài: "Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
dầu khí ở Việt Nam hiện nay".
Tên đề tài có phần trùng lặp với tên đề tài của Thạc sỹ Đặng Hoàng
Sơn nhưng nội dung đã được tác giả giải quyết theo hướng khác biệt. Tuy vậy
cũng cần phải nói rõ rằng có nhiều lý do cần được tiếp tục nghiên cứu đề tài,
có thể kể đến các lý do sau:
Thứ nhất, đề tài của tác giả Đặng Hoàng Sơn nghiên cứu đã hơn mười
năm. Trong thời gian này, hoạt động dầu khí đã thay đổi rất nhiều cả về bề

10



rộng lẫn chiều sâu, cụ thể: đối tượng của HĐDK đã được mở rộng hơn so với
trước đây (thêm khí than), khoa học kỹ thuật sử dụng để thực hiện các HĐDK
đã được hiện đại hóa hơn rất nhiều, nhiều thiết bị kỹ thuật máy móc được thay
thế dẫn đến thời gian cho việc thăm dò, khai thác dầu khí được rút ngắn
nhưng hiệu quả lại tăng lên nhiều lần. Do vậy mà tác động của các hoạt động
này tới môi trường cũng phức tạp và phát sinh nhiều mối quan hệ hơn.
Thứ hai, các quy định pháp luật về BVMT trong HĐDK đã được bổ
sung, thay đổi, thêm mới để tương ứng với sự phát triển của HĐDK trong
điều kiêṇ kinh tếmới hiện nay. Cùng với sự phát triển của hệ thống khoa học
kỹ thuật trang thiết bị hiện đại, pháp luật về BVMT trong HĐDK cũng thay
đổi khá nhiều để điều chỉnh các mối quan hệ mới trong hoạt động này. Ví dụ
như sự sửa đổi Luật dầu khí năm 2008, việc xây dựng một số luật mới liên
quan đến môi trường như: Luật BVMT năm 2005, Luật khoáng sản năm
2005, Luật biển Việt Nam năm 2012,...
Thứ ba, những quy định pháp luật này đã hình thành một lĩnh vực
pháp luật mới trong hệ thống pháp luật về BVMT nói chung. Pháp luật về
BVMT trong HĐDK đang dần dần hình thành một hệ thống rõ nét hơn, tách
riêng ra khỏi các quy định chung chung của pháp luật về BVMT, ví dụ như đã
có các quy định về trách nhiệm BVMT của các chủ thể HĐDK, trách nhiệm
nộp thuế, phí, bảo hiểm môi trường trong lĩnh vực này... Do tầm quan trọng
của việc BVMT trong HĐDK nên hệ thống pháp luật về lĩnh vực này đang
ngày một chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn và hình thành một hệ thống pháp luật
BVMT riêng biệt điều chỉnh trong mối quan hệ dầu khí nói riêng.
Thứ tư, công việc nghiên cứu là một quá trình liên tục, không ngừng
nghỉ. Trong thời gian hơn mười năm qua, lĩnh vực này đã bị bỏ ngỏ rất lâu
trong khi trên thực tế các vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến các
HĐDK đã và đang gây nhiều nhức nhối trong xã hội do việc giải quyết và
khắc phục dứt điểm hậu quả ô nhiễm chưa thực sự có hiệu quả vì thiếu các


11


chế tài bắt buộc thực hiện. Do đó, viêcg̣ nghiên cứu đềtài này rất cần thiết để
hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tro ng các hoaṭđôngg̣
dầu khit́ aịViêṭNam.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đánh giá được khái quát thực
trạng môi trường trong HĐDK hiện nay, nêu thực trạng pháp luật Việt Nam;
chỉ ra các ưu và nhược điểm của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này và đưa
ra giải pháp hoàn thiện pháp luật để đảm bảo phát triển bền vững trong
HĐDK.
3.

Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu

Đề tài củng cố, mở rộng những lý thuyết đã học, những kiến thức pháp
luật về lĩnh vực BVMT trong HĐDK tại Việt Nam; nêu lên một số tiêu chí
đánh giá pháp luật BVMT trong HĐDK tại Việt Nam; kinh nghiệm pháp luật
về lĩnh vực này của một số quốc gia trên thế giới; đồng thời chỉ ra thực trạng
quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về BVMT trong HĐDK. Qua đó đề tài
đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVMT trong HĐDK tại Việt
Nam.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề BVMT trong HĐDK tại Việt
Nam trong phạm vi nghiên cứu dưới góc độ luật kinh tế. Vì vậy, đối tượng
nghiên cứu là các văn bản pháp luật về BVMT trong HĐDK tại Việt Nam,

chủ thể là các tổ chức, cá nhân thực hiện HĐDK tại Việt Nam và các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực dầu khí.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tác giả chỉ để cập tới nội dung
pháp luật về BVMT trong HĐDK tại Việt Nam theo Luật Dầu khí năm 1993,
sửa đổi bổ sung năm 2000, 2008; Luật BVMT năm 2005; Luật Biển Việt Nam
năm 2012, Luật Khoáng sản năm 2005,... và một số luật liên quan khác cùng
các văn bản hướng dẫn thi hành. Qua đó, tác giả nêu được thực trạng, định
hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BVMT trong HĐDK

12


tại Việt Nam.
5.

Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên các phương pháp luận của triết học Mác - Lênin để
đánh giá các sự vật, hiện tượng và đề xuất các phương hướng giải pháp theo
quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử để làm rõ các khái niệm phạm trù
trong luận văn và đánh giá thực tiễn một cách khách quan nhất, toàn diện nhất
vấn đề cần nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp ở cả ba chương
nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, đề xuất những phương hướng và giải pháp
để đảm bảo pháp luật về BVMT trong HĐDK tại Việt Nam. Từ đó đưa ra định
hướng và giải pháp để pháp luật được hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn.
6.

Tính mới và những đóng góp của đề tài


Các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập đến vấn đề ô nhiễm
môi trường từ hoạt động hàng hải và từ nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Luận
văn này không chỉ nhắc đến các nguồn ô nhiễm chung đó mà nêu được đầy đủ
các nguồn ô nhiễm môi trường từ HĐDK, chứng minh rằng ô nhiễm môi
trường trong HĐDK không chỉ liên quan đến các SCTD trên biển như trong
các công trình đã công bố mà nguyên nhân còn từ các hoạt động khác như tìm
kiếm, thăm dò, khai thác tại các giàn khoan và trên đất liền.
Đồng thời, so với công trình nghiên cứu của Thạc sĩ Đặng Hoàng Sơn,
luận văn đã được nghiên cứu, cập nhật các quy định pháp luật mới, chỉ ra các
mâu thuẫn, thiếu sót trong quy định pháp luật hiện hành và đưa ra các tiêu chí
đánh giá và ý kiến đóng góp để hoàn thiện pháp luật về BVMT trong lĩnh vực
dầu khí. Đặc biệt, tác giả đưa ra một cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả, đưa
pháp luật vào thực tiễn đời sống và có tính áp dụng cao.
Đối với thực tiễn, đề tài nghiên cứu cung cấp những thông tin có giá
trị, một mặt giúp người dân hiểu hơn về vấn đề pháp luật để có kiến thức và
trách nhiệm trong việc BVMT chung và môi trường xung quanh mình, mặt

13


khác, giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các chủ thể liên
quan thực hiện BVMT trong HĐDK có hiệu quả hơn. Dựa vào các thông tin
trong luận văn, các cơ quan nhà nước cũng có thể đưa ra các văn bản hướng
dẫn và sửa đổi pháp luật cho phù hợp với thực tiễn hiện nay và có tính định
hướng cho tương lai.
Đối với nghiên cứu khoa học, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo có giá trị trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học
pháp lý, cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường nói chung, đồng
thời cung cấp những thông tin khoa học có giá trị để từ đó cơ quan có thẩm
quyền cũng như tổ chức cá nhân liên quan thực hiện BVMT trong HĐDK đạt

hiệu quả cao hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luâṇ danh mucg̣ tài liêụ tham khảo, và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ môi trường trong
hoạt động dầu khí và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
dầu khí tại Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường từ thực tiễn
hoạt động dầu khí tại Việt Nam.

14


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG DẦU KHÍ

Dầu khiĺ à một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà con người đã
tìm thấy và sử dụng từ rất lâu đời. Khái niệm về dầu khí cũng thay đổi dần
theo thời gian, dựa trên những khám phá của con người về những nguồn nhiên
liệu này. Là một loại đối tượng đặc biệt của khoáng sản, dầu khí được điều
chỉnh bằng một hệ thống văn bản riêng mang tính chất chuyên ngành.
Luật sửa đổi bổ sung Luật Dầu khí năm 2008 định nghĩa về dầu khí
như sau:
Dầu khí gồm dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể
khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả khí than,

sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng
không bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác
có thể chiết xuất được dầu [58, Điều 1].
So với Luật Dầu khí năm 1993, Luật Dầu khí sửa đổi năm 2008 đã mở
rộng thêm khái niệm dầu khí, quy định khí than cũng là một trong những đối
tượng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Việc mở rộng thêm khái niệm dầu
khí giúp cho đối tượng của dầu khí được định nghĩa cụ thể, chi tiết và rõ ràng
hơn.
Với đối tượng là dầu khí đã được mở rộng, hoạt động dầu khí cũng đa
dạng, phong phú hơn. Khoản 4 điều 3 Luật dầu khí sửa đổi năm 2003 quy định:
“Hoạt động dầu khí là hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác
dầu khí, kể cả hoạt động phục vụ trực tiếp cho hoạt động này”. Kết hợp với các

15


khái niệm trong Luật khoáng sản
một hệ thống các hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm: hoạt
động tìm kiếm thăm dò dầu khí; hoạt động phát triển mỏ; hoạt động khai thác
dầu khí; hoạt động tàng trữ dầu khí; hoạt động vận chuyển dầu khí; hoạt động
chế biến dầu khí; dịch vụ dầu khí và các hoạt động liên quan…
Đặc điểm của hoạt động dầu khí
Hoạt động dầu khí là một hệ thống các hoạt động có quan hệ chặt chẽ
với nhau và mỗi hoạt động trong đó bao gồm rất nhiều các công đoạn, quy
trình kỹ thuật phưc tapg̣ va thương diêñ ra trong khoang thơi gian da.i Hoạt động
́

dầu khi không chi đơn gian la cac hoaṭđôngg̣ thăm do ,
́


̉

bao gồm rất nhiều cac hoaṭđôngg̣ , trong mỗi hoaṭđôngg̣ dầu khi laịco nhưng
công đoaṇ, quy trinh ky thuâṭđăcg̣ trưng như: tìm kiếm, thăm do dầu khi bao gồm
̀

các hoạt động khảo sát địa chấn
lươngg̣, phân tich, minh giải, đanh gia trư lươngg̣ va kha năng thương maịcua
́

phát hiện dầu khí; hoạt động khai thác dầu khí bao gồm các hoạt động khoan ,
khai thac ,
vâṇ chuy
́

đoaṇ quy trinh ky thuâṭnêu trên ma hoaṭđôngg̣ dầu khi diêñ ra trong môṭkhoang
thơi gia n tương đối dai , thương tư 5 năm đến

̀

̀

hơpg̣ đăcg̣ biêṭcon co thểgia haṇ thêm hai năm đến năm năm [58, Điều 1.17].
̀

Hoạt động dầu khí thường được thực hiện thôn
giưa cac bên, trong đo it nhất môṭbên la đaịdiêṇ cua ViêṭNam . Hình thức ký
̃

́


kết hơpg̣ đồng trong hoaṭđôngg̣ dầu khi la Hơpg̣
(PSC), Hơpg̣ đồng liên doanh (POC) hoăcg̣ cac hinh thưc khac . Nhưng du dươi
hình thức nào, các hợp đồng trên đều phải tuân thủ theo Hợp đồng mẫu do
Chính phủ Việt Nam ban hành với các nội dung chính được quy định trong
chương III Luật Dầu khí.

Hoạt động dầu khí có thể được tiến hành ở đất
tại các giàn khoan , trên cac tau biển hay taịcac nha may san xuất

16


đôngg̣ dầu khiĺ àmôṭhê g̣thống các hoaṭđôngg̣ cóliên quan chăṭche ̃đến nhau nên
hoaṭđôngg̣ dầu khiḱ hông bóhepg̣ phaṃ vi hoaṭđôngg̣ của nónhư các hoaṭ đôngg̣
khác (ví dụ: hoạt động hàng hải chỉ diễn ra trên sông , biển...) mà có thể diêñ
ra ởmoịnơi (ví dụ: hoạt động khai thác diễn ra tại các giàn khoan trên biển
hoăcg̣ đất liền, hoạt động chế biến dầu khí diễn ra tại các nhà máy lọc hóa dầu,
hoạt động vận chuyển diễn ra trên các tàu biển hoặc xe chở dầu...).
Đểtiến hành môṭhoaṭđôngg̣ dầu khi,́ cần đầu tư rất nhiều các ph ương
tiêṇ, máy móc, nhân lưcg̣; nghiên cứu và đánh giá về môi trường, trữlươngg̣ dầu
khí, khả năng khai thác ... do đóhoaṭđôngg̣ dầu khiĺ àmôṭhoaṭđôngg̣ cần có nguồn
kinh phiŕ ất lớn đểđầu tư, duy trih̀ oaṭđôngg̣ đó.
Vai trò của hoạt động dầu khí
Hoạt động dầu khí mang lại một lợi ích không nhỏ cho cuộc sống của
con người và nền kinh tế - chính trị. Đối với con người , hoạt động tìm kiếm
thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và các hoạt động liên quan đều mang lại
giá trị không nhỏcho cuộc sống của con người, phục vụ các nhu cầu thiết yếu
của cuộc sống hàng ngày, là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho các
hoạt động đời sống, sinh hoạt, sản xuất hàng ngày (ví dụ: cung cấp nhiên liêụ

cho phương tiêṇ, cung cấp năng lượng hoạt động cho các nhàmáy,...).
Các hoạt động dầu khí đóng góp một phần không nhỏ vào ngu ồn
ngân sách của quốc gia, mang laịnguồn lơị kinh tếlớn ; đóng vai tròquan trongg̣
đối với moịlinh̃ vưcg̣ trong đời sống kinh t ế, chính trị, xã hội. Đối với nền kinh
tế, viêcg̣ khai thác vàbán các chếphẩm dầu khim
́ ang laịnguồn thu nhâpg̣ lớn cho
đất nước cũng như những người dân ởcác nước đó. Bên canḥ đó, những quốc
gia códầu khíthường sử dụng nguồn tài nguyên này để đổi lấy nh ững lơị ich́
nhất định vềchinh́ tri dọ dầu khiĺ ànguồn nhiên liêụ thiết yếu cho cuôcg̣ sống
của con người.
Phân loại hoạt động dầu khí
Hoạt động dầu khí là một hệ thống các hoạt động có quan hệ chặt chẽ

17


với nhau bao gồm: tìm kiếm thăm dò dầu khí, phát triển mỏ, khai thác, tàng
trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí, dịch vụ dầu khí và các hoạt động khác phục
vụ cho mục đích dầu khí.
Tìm kiếm thăm dò dầu khí là hoạt động được tiến hành nhằm mục
đích phát hiện dầu, khí than, thẩm lượng phạm vi và khối lượng của dầu khí,
các đặc tính của các bể chứa liên quan và các trạng thái biến đổi khi được khai
thác. Hoạt động này là cơ sở quyết định sự diễn ra tiếp theo của các hoạt động
khác trong hệ thống các HĐDK. Hoạt động tìm kiếm thăm dò có thể bao gồm
nhưng không giới hạn ở các khảo sát địa chấn, địa vật lý, địa hóa, khảo sát
trên không và các khảo sát khác, các phân tích và các nghiên cứu, khoan,
khoan sâu thêm, khoan xiên, đóng giếng, thử vỉa, hoàn thiện giếng, hoàn thiện
lại giếng, sửa chữa giếng, hủy các giếng thử khí than CBM (coal-bed
methane) và giếng thăm dò, bao gồm lấy mẫu lõi và thử địa tầng, thử vỉa các
giếng đó và tất cả các công việc liên quan tới các hoạt động đó. Như vậy đây

là hoạt động tiên quyết để quyết định các HĐDK tiếp theo có diễn ra được
hay không. Hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng, là nền tảng để đảm bảo
cho các hoạt động khác được thực hiện.
Phát triển mỏ là quá trình chuẩn bị và đầu tư xây dựng công trình,
khoan khai thác, lắp đặt thiết bị để đưa mỏ vào khai thác dầu khí kể từ khi mỏ
đó được tuyên bố phát hiện có giá trị thương mại. Khi việc phân tích xác định
một mỏ có giá trị thu hồi, phát triển mỏ bắt đầu và tiến hành xây dựng các
công trình phụ trợ và nhà máy xử lý. Đây là giai đoạn các nhà thầu sẽ lắp đặt
các máy móc, mở rộng mặt bằng, xây dựng thêm các nhà máy… Hoạt động
này gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh khu vực.
Khai thác dầu khí là hoạt động được tiến hành sau khi việc khai thác
thương mại trong diện tích đã tìm kiếm, thăm dò thành công và có đủ trữ
lượng để khai thác đảm bảo mang lại giá trị thương mại. Thời hạn khai thác
đối với các khu vực thuộc dự án khuyến khích đầu tư, dự án tìm kiếm thăm dò

18


khai thác khí thiên nhiên tối đa là hai mươi sáu năm; các dự án còn lại được
khai thác tối đa là hai mươi ba năm [58, Điều 1.9]. Thời gian khai thác này là
thời gian có thể khai thác đươcg̣ tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Khi
hết thời gian khai thác, các bên khai thác dầu khí phải kết thúc và giải phóng
diện tích đã sử dụng, tháo dỡ các công trình cố định, thiết bị theo yêu cầu của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Tàng trữ dầu khí là hoạt động lưu giữ, chứa dầu khí ngay sau khi khai
thác dầu khí hoặc trong quá trình chưa sử dụng dầu khí. Tàng trữ dầu khí cần
phải có các bể chứa, các thiết bị van đóng mở theo tiêu chuẩn để tránh rò rỉ ra
ngoài môi trường sống. Đây là hoạt động hết sức quan trọng và ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường nếu có sự cố xảy ra.
Vận chuyển dầu khí là quá trình đưa dầu khí từ nơi này sang nơi khác

nhằm mục đích mua bán, trao đổi, sử dụng và các mục đích khác. Quá trình
vận chuyển dầu khí thường diễn ra qua các ống cáp quang hoặc qua các loại
xe vận chuyển chuyên dụng (như xe tải, tàu biển...). Đây là hoạt động chứa
nhiều rủi ro trong quá trình di chuyển mang dầu khí từ nơi này sang nơi khác.
Chế biến dầu khí là hoạt động thành phẩm để có thể sử dụng các sản
phẩm đã khai thác được từ dầu khí. Đây có thể coi là công đoạn chính cuối
cùng của một chuỗi các HĐDK. Hoạt động chế biến dầu khí bao gồm các
công đoạn sàng lọc, chiết xuất,… để phân loại thành các sản phẩm có thể đưa
vào sử dụng trực tiếp; những chất nào trong đó không sử dụng được hoặc thừa
sẽ được thải ra hoặc đốt đi. Hoạt động này tác động khá lớn đến môi trường,
nếu không có các biện pháp BVMT tích cực thì sẽ tàn phá môi trường rất lớn.
Dịch vụ dầu khí là các dịch vụ liên quan phục vụ cho HĐDK như:
cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, cung ứng vật tư thiết bị, dịch vụ xây lắp, dịch
vụ vận tải, dịch vụ bảo dưỡng vận hành, cung ứng lao động, khảo sát điều tra,
nghiên cứu khoa học; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, tài liệu,
mẫu vật phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí;… Dịch vụ

19


dầu khí là hoạt động bổ sung, hỗ trợ các hoạt động trên để giúp các HĐDK
diễn ra thuận lợi hơn. Các hoạt động này nhìn chung không ảnh hưởng lớn và
tác động trực tiếp đến môi trường nhưng lại gián tiếp tác động vào môi trường
thông qua các hoạt động như khảo sát điều tra, nghiên cứu khoa học, bảo
dưỡng vận hành vì các hoạt động này quyết định các HĐDK sẽ diễn ra theo
phương pháp, cách thức như thế nào.
Các hoạt động liên quan khác là các hoạt động bổ trợ, hỗ trợ cho các
HĐDK nói trên.
Ảnh hưởng của hoạt động dầu khí tới môi trường
HĐDK có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, ví dụ như việc khoan

một giếng khoan trên đất liền để thăm dò sẽ tác động đến kết cấu đất cũng
như các động thực vật, môi trường sống xung quanh đó, chưa kể đến có nhiều
nơi hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí diễn ra gần khu vực sinh sống của
con người sẽ tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt bình thường của họ
(như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm nguồn đất...). Việc thực hiện một hoạt
động dầu khí bất kỳ đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung
quanh đó. Trên cơ sở thu thập các thông tin về tình hình ô nhiễm, suy thoái
môi trường trong HĐDK tại Việt Nam từ các tài liệu khác nhau, có thể khẳng
định HĐDK gây ô nhiễm, suy thoái môi trường khá lớn. Theo Báo cáo hiện
trạng môi trường Việt Nam năm 2001, hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục
địa là một trong hai loại hình khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng lớn đến
môi trường, phá hoại môi trường đất, rừng, ô nhiễm môi trường nước và
không khí rất lớn [6, tr. 4]. Ngoài ra, tại Báo cáo môi trường quốc gia năm
2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy các SCTD xảy ra liên tục
trong nhiều năm gần đây [13, tr. 43]. Giai đoạn từ năm 2009-2013 lượng dầu
tràn trên vùng biển Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung
quanh như: làm thoái hóa đất, làm chết các sinh vật biển, ô nhiễm nguồn
nước, gây thiệt hại cho các lồng cá của ngư dân, ô nhiễm không khí... [50].

20


Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề ô nhiễm môi trường từ HĐDK đang
diễn ra rất phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của con
người. Vấn đề BVMT trong HĐDK là một vấn đề cực kỳ cấp thiết và cần có
sự quan tâm sát sao của Nhà nước.
Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí
Từ những đặc trưng trên của HĐDK, chúng ta có thể thấy hoạt động
dầu khílà hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường . Chính vì có rất
nhiều tác động xấu đến môi trường nên vấn đề cấp thiết hiện nay là việc bảo

vệ môi trường trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động dầu khí nói trên. Bất
kỳ một giai đoạn nào của hoạt động này, từ khi thăm dò, thẩm lượng, phát
triển mỏ, khai thác... đến khi kết thúc đều cần có những biện pháp bảo vệ môi
trường cụ thể, chặt chẽ, nghiêm khắc để hạn chế tối đa nhất sự ảnh hưởng tới
môi trường của hoạt động dầu khí.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường từ các sự cố xảy ra bởi các hoạt
động liên quan đến dầu khí diễn ra ngày một thường xuyên hơn, như việc vỡ
ống dẫn dàu, đâm va các thuyền chở dầu, cháy nổ các nhà máy chứa dầu... Và
một khi các sự cố này xảy ra thường gây ảnh hưởng rất lớn, cả về diện tích
cũng như để lại hậu quả nặng nề. Để hạn chế được các sự cố này, chúng ta cần
đưa ra các biện pháp BVMT mang tính khoa học, hiệu quả, hợp lý đối với các
HĐDK để ngăn chặn đến mức thấp nhất việc xảy ra các sự cố môi trường đã
nêu trên.
BVMT là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục đối với tất cả
các lĩnh vực trong xã hội, và BVMT trong HĐDK không nằm ngoài hoạt
động chung đó. Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm mục đích giữ gìn sự
bền vững trong thành phần môi trường, cũng như bảo vệ cuộc sống của con
người khỏi sự ô nhiễm. BVMT trong HĐDK là hoạt động cần phải thực hiện
liên tục, không ngừng nghỉ và phải được quản lý, giám sát chặt chẽ.
Từ khi bắt đầu ngành công nghiệp dầu khí đến nay, vấn đề bảo vệ môi

21


trường ngày càng được chú trọng bởi con người nhận thức rõ được giá trị của
việc bảo vệ môi trường sống quanh mình. Bên cạnh việc hoạt động dầu khí để
phục vụ cho đời sống, chúng ta cũng đã xây dựng nên các quy định về công
tác bảo vệ môi trường, cụ thể như: quy định trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi
trường của các chủ thể, cá nhân tham gia hoạt động dầu khí, quy định các biện
pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khoan, thăm dò, tàng trữ, vận chuyển,

chế biến...dầu khí; hoạt động ứng cứu, giải quyết các sự cố xảy ra trong hoạt
động dầu khí... Từ những quy định đó, ta thấy vấn đề BVMT trong HĐDK đã
và đang được sự quan tâm rất lớn. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng
của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, vấn đề này cần phải được sự quan tâm,
chỉ đạo, sát sao hơn nữa để đảm bảo gìn giữ và phát triển bền vững nguồn tài
nguyên này cho thế hệ mai sau.
1.2. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU

KHÍ

BVMT trong HĐDK là một vấn đề quan trọng cần được thực hiện
bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó pháp luật là một công cụ có vai trò
cực kỳ to lớn trong vấn đề này. Pháp luật vừa có tính bắt buộc chung, lại được
thực hiện thông qua sự cưỡng chế của nhà nước nên dù trong bất kỳ hoạt động
nào nó cũng giữ vững được vai trò của mình, mang lại tính hiệu quả cao đối
với lĩnh vực nó bảo vệ. Pháp luật về BVMT trong HĐDK cũng không nằm
ngoài tính đặc thù đó.
1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động
dầu khí
Dưới góc độ luật học, pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý
chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Pháp luật về bảo vệ môi trường là
một bộ phận trong hệ thống pháp luật, quy định về hoạt động bảo vệ môi

22


trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và
nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Pháp

luật về bảo vệ môi trường bao gồm rất nhiều lĩnh vực như: nước, khoáng sản,
đất, không khí, âm thanh, ...
Như vậy, từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu, pháp luật về bảo
vệ môi trường trong hoạt động dầu khí là một bộ phận của pháp luật bảo vệ
môi trường, bao gồm hệ thống các nguyên tắc, quy định về chất lượng môi
trường, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân về việc bảo vệ môi trường
trong hoạt động dầu khí; các chế tài đối với các hành vi vi phạm quy định của
pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí và những biện pháp khắc
phục môi trường... do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện
pháp cưỡng chế.
Pháp luật về BVMT trong HĐDK xây dựng lên những nguyên tắc cơ
bản trong việc BVMT để các quy định pháp luật được xây dựng dựa trên tinh
thần của những nguyên tắc đó, cũng như việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường ngoài việc áp dụng các quy định cụ thể cũng sẽ áp dụng các nguyên
tắc đó để giải quyết. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về BVMT trong
HĐDK hình thành dựa trên các nguyên tắc chung của pháp luật về BVMT và
đặc thù riêng của HĐDK. Ví dụ: nguyên tắc BVMT trong HĐDK là sự nghiệp
của toàn xã hội, nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về BVMT trong
HĐDK, nguyên tắc phát triển bền vững trong việc xây dựng pháp luật BVMT
trong HĐDK, nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích về môi trường của cộng
đồng, lợi ích của Nhà nước và các chủ thể HĐDK...
Pháp luật về BVMT trong HĐDK quy định về các tiêu chuẩn môi
trường, chất lượng môi trường, giới hạn tác động đến môi trường của các
HĐDK để các chủ thể HĐDK có một tiêu chuẩn nhất định để dựa vào đó tự
điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp với các quy định của pháp
luật đã ban hành. Cùng với hệ thống các tiêu chuẩn, giới hạn đó, pháp luật về
BVMT trong HĐDK còn quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

23



HĐDK như: nghĩa vụ nộp các loại báo cáo môi trường, nộp thuế, phí BVMT;
khắc phục SCMT... của các tổ chức, cá nhân tiến hành HĐDK; nghĩa vụ quản
lý môi trường, xử phạt vi phạm của các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
nghĩa vụ giúp đỡ cơ quan và tổ chức để khắc phục các SCMT của các cá
nhân, hộ gia đình...
Tất cả các nguyên tắc, quy định trên đều được xây dựng và ban hành
bởi Nhà nước, được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế như mệnh lệnh,
hành chính, hình sự... để buộc các chủ thể phải thực hiện, nếu không thực hiện
đúng theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý tương ứng với hành vi không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
Như vậy, pháp luật về BVMT trong HĐDK là một hệ thống pháp luật
chuyên ngành riêng biệt, có những nguyên tắc và quy định cụ thể, được hình
thành riêng biệt và có những tính đặc thù riêng của nó. Pháp luật về BVMT
trong HĐDK tuy là một lĩnh vực pháp luật mới hình thành trong những năm
gần đây nhưng đang ngày một khẳng định tầm quan trọng cũng như hiệu quả
của nó trong lĩnh vực dầu khí.
1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong hoạt
động dầu khí
Thứ nhất, bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí là sự nghiệp của
toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan, nhà nước, tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân. Hoạt động dầu khí tuy là hoạt động riêng của các chủ thể tham
gia hoạt động dầu khí, nhưng nó ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Vì thế,
không chỉ các tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí có trách nhiệm bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực này, mà nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
khác cũng có quyền và trách nhiệm trong vấn đề BVMT trong HĐDK. Quyền
và trách nhiệm đó thể hiện ở chỗ, Nhà nước có quyền quy định các biện pháp
BVMT, các tiêu chí đánh giá việc BVMT và các chế tài đối với các hành vi vi
phạm. Bên cạnh đó, Nhà nước có trách nhiệm tổ chức, quản lý, theo dõi việc


24


BVMT trong HĐDK của các tổ chức, cá nhân; có ý kiến và biện pháp cụ thể
khi có hành vi vi phạm. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền phát hiện,
ngăn chặn, báo cáo với Nhà nước về những hành vi vi phạm pháp luật môi
trường trong HĐDK, sự cố về môi trường trong HĐDK... Đồng thời có nghĩa
vụ thực hiện sự chỉ đạo của các cơ quan nhà nước trong việc khắc phục sự cố
về môi trường trong HĐDK.
Thứ hai, nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý về BVMT trong
HĐDK. Nguyên tắc này thể hiện ở việc nhà nước trong quá trình quản lý có
sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan, đoàn thể trong việc
BVMT trong HĐDK một cách cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo các chức
năng, nhiệm vụ; tránh tình trạng cục bộ giữa các ngành, địa phương trong quá
trình quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước về BVMT trong HĐDK phải được
thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước, từ trung ương đến địa phương
theo một hệ thống, quy chuẩn đã được quy định, tránh tình trạng mỗi địa
phương, mỗi ngành thực hiện một cách khác nhau dẫn tới không đạt hiệu quả
trong công tác BVMT, tác động xấu đến môi trường trong HĐDK. Nhà nước
phải quản lý toàn diện mọi thành phần môi trường, không xem nhẹ hay bỏ sót
bất kỳ một thành phần môi trường nào.
Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa lợi ích về môi trường của
cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và các chủ thể HĐDK. HĐDK mang lại lợi
ích kinh tế không nhỏ cho Nhà nước, cho các chủ thể HĐDK, nhưng ngược
lại nó tác động xấu đến môi trường xung quanh. Do đó, việc HĐDK phải đảm
bảo được sự hài hòa lợi ích về môi trường giữa cộng đồng, Nhà nước và các
chủ thể HĐDK. Lợi ích của cộng đồng là lợi ích quan trọng nhất, phải được
đặt lên hàng đầu do cộng đồng là chiếm đa số trong xã hội, bất kỳ HĐDK nào
diễn ra đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất cũng chính là cộng đồng. Do đó,
pháp luật về BVMT trong HĐDK trước tiên phải đảm bảo lợi ích chung của

cộng đồng, bảo vệ giữ gìn chất lượng, trữ lượng của các thành phần môi

25


×