Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.44 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HUỲNH NGỌC NGHIÊM

PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HUỲNH NGỌC NGHIÊM

PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế


Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy

HÀ NỘI - 2011



MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
1

MỞ ĐẦU

Chương 1:

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI

6

CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở
VIỆT NAM


1.1.

Khái niệm công ty cho

1.2.

Vai trò của công ty cho

1.3.

Khái niệm, nội dung p
của công ty cho thuê tà

1.4.

Điều kiện, trình tự, thủ
động của công ty cho t

1.4.1.

Điều kiện cấp Giấy ph

1.4.2.

Trình tự, thủ tục thành

1.4.2.1.

Lập hồ sơ xin cấp phép


1.4.2.2.

Ký quyết định thành lậ

1.4.2.3.

Đăng ký kinh doanh và

1.4.2.4.

Điều kiện hoạt động củ


1.5.

Nguyên tắc hoạt động

1.5.1.

Nguyên tắc đảm bảo a

1.5.2.

Nguyên tắc về sự thốn

1.5.3.

Nguyên tắc bảo vệ quy
cạnh tranh


1.6.

Các loại hình hoạt độn

1.6.1.

Hoạt động cho thuê tài

1.6.1.1.

Khái niệm cho thuê tài

1.6.1.2.

Đặc trưng của cho thuê
thuê tài chính với hoạt
thuê vận hành

1.6.1.3.

Hợp đồng cho thuê tài

1.6.2.

Hoạt động huy động v

1.6.3.

Hoạt động khác


Chương 2: THỰC TIỄN

CÔNG TY C

MỘT SỐ KI

LUẬT VỀ T

TY CHO TH

2.1.

Thực tiễn về thành lập

2.1.1.

Điều kiện cấp phép thà

2.1.2.

Trình tự, thủ tục thành

2.1.2.1.

Lập hồ sơ xin cấp phép

2.1.2.3.

Đăng ký kinh doanh và


2.2.

Thực tiễn về hoạt động

2.2.1.

Hoạt động cho thuê tài

2


2.2.1.1.

Chủ thể tham gia hoạt

2.2.1.2.

Hợp đồng cho thuê tài

2.2.1.3.

Giải quyết tranh chấp p

2.2.2.

Hoạt động huy động v

2.3.

Một số kiến nghị nhằm

hoạt động của công ty

2.3.1.

Điều kiện, trình tự, thủ
của công ty cho thuê tà

2.3.2.

Hoạt động của công ty

2.3.2.1.

Về hoạt động cho thuê

2.3.2.2.

Về hoạt động huy động

2.3.3.

Các kiến nghị khác
KẾT LUẬN

DANH MUCC̣ TÀI LIÊỤ TH

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CTTC

: Cho thuê tài chính

DN

: Doanh nghiệp

ĐKDN

: Đăng ký doanh nghiệp

ĐKKD

: Đăng ký kinh doanh

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HĐTV

: Hội đồng thành viên

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM


: Ngân hàng thương mại

TAND

: Tòa án nhân dân

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

4


Danh môc c¸c b¶ng

Sè hiÖu
b¶ng
1.1

Thống kê tiêu chu

quốc gia trên thế g
2.1

Dư nợ CTTC tài ch


2.2

Tình hình huy độn

tháng đầu năm 201

Danh môc c¸c s¬ ®å

Sè hiÖu

Tªn s¬ ®å

Trang

s¬ ®å

1.1

Tiêu chuẩn phân loại giao dịch cho thuê

5

30


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 mà Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra là tập
trung vào việc "tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển
nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản
thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [6]. Để thực hiện
mục tiêu đó, chúng ta cần có một khối lượng nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu
đầu tư và phát triển của đất nước. Cho thuê tài chính (CTTC) là một trong
những "kênh" dẫn vốn quan trọng để đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư và sự
phát triển đó.
CTTC là một loại hoạt động tín dụng hữu hiệu, bổ sung cho các loại
hình tín dụng khác, góp phần đa dạng hóa các phương thức tài trợ vốn cho các
DN, hợp tác xã,... giúp cho các nguồn vốn luân chuyển một cách dễ dàng và
an toàn cao, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. Trên thế giới, hoạt
động CTTC diễn ra rất sôi động, phát triển mạnh nhất là ở các nước phát triển,
trong đó có Hoa Kỳ từ những năm 20 của thế kỷ XX, trở thành "kênh" dẫn
vốn có hiệu quả cho nền kinh tế. Ở Việt Nam, chính thức từ năm 1995, hoạt
động CTTC xuất hiện, khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng
phát triển còn chậm, chưa tương xứng tiềm năng, chưa thật sự cuốn hút các
doanh nghiệp (DN) tham gia thị trường, thậm chí có một số DN tham gia hoạt
động này đi vào "ngõ cụt", không đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của đất nước.
Điều này có nguyên nhân từ nhiều lý do khác nhau mà trong đó có hệ thống
pháp luật điều chỉnh các công ty CTTC còn có sự thiếu đồng bộ, chưa phù
hợp.
Hoạt động CTTC được xem là một "kênh" tài trợ vốn có hiệu quả
nhưng đến nay hoạt động này ở Việt Nam mới chỉ được điều chỉnh bởi Nghị

6


định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ "về tổ chức và hoạt
động của công ty cho thuê tài chính" và đã được sửa đổi, bổ sung một số điều

bởi Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 và Nghị định số
95/2008/NĐ-CP ngày 25/8/2008 của Chính phủ. Luật Các tổ chức tín dụng
(TCTD) cũng đề cập nhưng với tư cách là một hình thức cấp tín dụng của
TCTD và quy định rất chung chung về hoạt động cho thuê tài chính. Ngoài ra,
còn có một số Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh về
hoạt động CTTC như Thông tư số 06/2005/TT-NHNN ngày 12/10/2005 của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Thông tư số 08/2006/TT-NHNN
ngày 12/10/2006 của NHNN Nhà nước Việt Nam,… Có thể nói, văn bản pháp
luật điều chỉnh trực tiếp về công ty CTTC có giá trị pháp lý không cao, đồng
thời những quy định trong các văn bản pháp luật về công ty CTTC vẫn chưa
thật sự linh hoạt, phù hợp với thực tiễn kinh doanh như quy định về trình tự,
thủ tục thành lập công ty, quy trình, nghiệp vụ CTTC, quyền của công ty
CTTC, tài sản cho thuê, chính sách thuế, huy động vốn, xử lý tranh chấp phát
sinh từ hoạt động CTTC,… Những bất cập, vướng mắc này đặt ra yêu cầu
phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về công ty CTTC, tạo môi
trường pháp lý đầy đủ, an toàn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp
hoạt động của các công ty CTTC diễn ra an toàn, hiệu quả cao.
Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động CTTC, trong đó có việc hoàn
thiện pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC là một yêu cầu
cấp thiết để góp phần giải quyết những khó khăn về vốn, thúc đẩy nhanh sự
tiến bộ khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải
pháp phù hợp để thúc đẩy sự thành lập và phát triển hoạt động công ty CTTC
là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ những đòi hỏi của
lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Pháp luật về thành
lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam" làm
luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật
Kinh tế.

7



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việt Nam đã có một số công trình khoa học, bài viết nghiên cứu, tìm
hiểu cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động CTTC như: Luận án
Tiến sĩ Luật học của tác giả Doãn Hồng Nhung (2006) về "Những vấn đề
pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của
tác giả Lê Hoàng Oanh (1998) về "Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
thuê mua tài chính ở Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Thị
Thảo (2002) về "Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt
Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Đinh Bá Tuấn (2006) về "Pháp
luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam", Luận án Tiến sĩ Kinh tế của
tác giả Tống Thiện Phước (2006) về "Giải pháp phát triển thị trường cho thuê
tài chính ở Việt Nam trong quá trình hội nhập tài chính, tiền tệ quốc tế", Luận
án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Bùi Hồng Đới (2003) về "Giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam"; cùng một số
bài viết như: "Về quy định đăng ký tài sản cho thuê tài chính" của tác giả
Nguyễn Hữu Thanh, "Cho thuê tài chính ở Việt Nam tại sao chưa phát triển"
của tác giả Hoàng Quý Vương - Phạm Tuấn Long (1999), "Rủi ro trong hoạt
động cho thuê tài chính" của tác giả Hoàng Ngọc Tiến (2004), "Pháp luật về
cho thuê tài chính - một số vấn đề cần hoàn thiện" của ThS. Trần Vũ Hải,…
Tuy nhiên, các công trình và bài viết đó chưa đi sâu phân tích một cách có hệ
thống các quy định của pháp luật về công ty CTTC, nhất là các quy định pháp
luật về trình tự, thủ tục thành lập và hoạt động.
Thực tế, trong thời gian qua, chúng ta đã có công trình khoa học
nghiên cứu pháp luật về công ty CTTC như luận văn thạc sĩ Luật học với đề
tài "Pháp luật về công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng" của
tác giả Đinh Tiểu Khuê. Nhưng công trình này hoàn thành năm 2003 và chỉ để
cập đến các công ty CTTC trực thuộc các tổ chức tín dụng chứ không phải tất
cả các công ty CTTC. Bên cạnh đó, từ năm 2003 đó đến nay, pháp luật về
công ty CTTC đã có những thay đổi quan trọng và những yêu cầu của thực


8


tiễn cũng đã có sự thay đổi. Do đó, vấn đề này vẫn cần được tiếp tục nghiên
cứu để hoàn thiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
-

Mục đích:

Việc hoàn thiện pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty
CTTC là một yêu cầu cấp thiết, góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động
cho thuê tài chính, phát triển "kênh" dẫn vốn rất quan trọng và có ý to nghĩa
lớn. Mục đích của luận văn là tìm hiểu thực trạng pháp luật về thành lập và
hoạt động của công ty CTTC ở Việt Nam và đề ra những giải pháp, kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC, góp phần
hoàn thiện khung pháp luật về hoạt động CTTC ở Việt Nam.
-

Nhiệm vụ:

Để thực hiện mục đích đó, tác giả luận văn thực hiện một số nhiệm vụ
cơ bản:
+

Nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định của pháp luật

Việt Nam hiện hành về công ty CTTC.
+ Quy định pháp luật của một số quốc gia có hoạt động CTTC phát

triển.

+

Nghiên cứu thực tiễn thành lập và hoạt động của công ty CTTC ở

Việt Nam (đặc biệt hoạt động CTTC và huy động vốn), nêu ra những bất cập
của pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đề xuất các định hướng nhằm hoàn
thiện pháp luật về công ty CTTC ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số quy định của pháp luật về thành
lập và hoạt động của công ty CTTC. Đây là những quy định chủ yếu điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến công ty CTTC như: trình tự, thủ tục thành lập
và hoạt động kinh doanh (chủ yếu là hoạt động CTTC và huy động vốn) của
các công ty CTTC.

9


5. Phương pháp nghiên cứu
Luâṇ văn được nghiên cứu dưạ trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin vềNhànước vàpháp luật , những quan điểm của Đảng vàNhànước về
hoạt động tài chính - ngân hàng . Luâṇ văn sử dungg̣ tổng hơpg̣ nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau như : Phương pháp phân tích vàtổng hơpg̣, phương
pháp luật học so sánh , phương pháp thống kê , phương pháp diêñ giải vàquy
nạp,.. để giải quyết một số nhiệm vụ đặt ra trong quá trình nghiên cứu , đánh
giá và kết luận một vấn đề cụ thể về pháp luật vềcông ty CTTC. Các phương
pháp nghiên cứu này dựa trên cở sở nền tảng của của phương pháp luận duy
vâṭbiêṇ chứng vàduy vâṭlicḥ sử.
6. Ý nghĩa của luâṇ văn
-


Đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu chuyên sâu về những

vấn đề pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC ở Việt Nam.

-

Luận văn nghiên cứu cụ thể về tình hình thực tế áp dụng các quy

định của pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC trong thời
gian qua tại Việt Nam; đưa ra những đánh giá về thực trạng pháp luật Việt
Nam về thành lập, hoạt động của công ty CTTC trên cơ sở so sánh với pháp
luật một số nước về vấn đề này.
Đề xuất phương hướng và những kiến nghị cụ thể đối với việc hoàn
thiện pháp luật về công ty CTTC ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luân,g̣ danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nôịdung của luâṇ văn gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về công ty cho thuê tài chinh́ và pháp luật
về thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
Chương 2: Thưcg̣ tiễn vềthành lập và hoạt động của công ty cho thuê
tài chính ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thành
lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính

10


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
VÀ PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

1.1. Khái niệm công ty cho thuê tài chính
Cho thuê tài sản là một công cụ tài chính đã được sáng tạo ra từ rất
sớm trong lịch sử văn minh nhân loại. Vào khoảng năm 1.700 trước CN, vua
Babilon là Hamurabi đã ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo thành bộ luật
lớn, trong đó có đưa ra các quy định về hoạt động thuê tài sản. Trong nền văn
minh cổ đại như Hy Lạp - La Mã, Ai Cập,... các hình thức thuê để tài trợ việc
sử dụng đất đai, gia súc, công cụ sản xuất cũng xuất hiện. Có thể khẳng định
rằng, nhiều vấn đề mà các giao dịch thuê mua ngày nay gặp phải đã được giải
quyết từ nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, "các giao dịch cho thuê tài sản thời cổ
thuộc hình thức thuê kiểu truyền thống" [76]. Phương thức giao dịch này
tương tự như phương thức thuê vận hành ngày nay.
Đầu thế kỷ XIX, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế
hàng hóa, các nước tư bản bắt đầu thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp,
hoạt động CTTC đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng và chủng loại thiết bị,
tài sản cho thuê, trở thành công cụ tài chính được chấp nhận rộng rãi. Đến đầu
thập niên 50 của thế kỷ XX, giao dịch CTTC đã có những bước phát triển
nhảy vọt, nhất là ở Mỹ. Các công ty kinh doanh tìm cách chuyển dần các rủi
ro và lợi ích từ việc sở hữu tài sản của họ sang bên đi thuê dưới hình thức cho
thuê tài sản, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền
kinh tế. Đây là tiền đề xuất hiện hoạt động CTTC. Công ty CTTC độc lập đầu
tiên được ra đời ở Mỹ vào năm 1952, do một công ty tư nhân tên là United
States Corporation sáng lập. Sau đó, nghiệp vụ CTTC phát triển sang châu Âu

11


vào những năm 60 của thế kỷ XX. CTTC đã có những bước phát triển mạnh
mẽ ở châu Á và nhiều khu vực khác từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX.

Nhiều quốc gia trên thế giới đều thừa nhận rằng các công ty chuyên
doanh Leasing phải là "một định chế tài chính hoặc các ngân hàng, các tập đoàn
công nghiệp lớn có thể tham gia Leasing như làm một chức năng hoạt động của
tổ chức đó" [49]. Đối với Việt Nam, Nhà nước chưa ban hành văn bản luật riêng
về CTTC, cơ sở pháp lý đầu tiên về công ty CTTC là thể lệ tín dụng thuê mua
ban hành kèm theo Quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 27/5/1995 của Thống đốc
NHNN. Nghị định số 64/CP ngày 09/10/1995 của Chính phủ về việc ban hành
quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam đã ghi
nhận chính thức về hoạt động CTTC và công ty CTTC. Theo Nghị định số 64/CP
của Chính phủ, công ty CTTC "là một loại hình công ty tài chính, hoạt động chủ
yếu cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác". Nghị định số 64/CP được
thay thế bởi Nghị định số 16/2001/NĐ-CP. Vấn đề này được quy định cụ thể
trong Thông tư số 06/2005/TT-NHNN ngày 12/10/2005 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số
16/2001/NĐ-CP và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo quy định của Luật Các TCTD năm 2010, hoạt động CTTC đối
với cá nhân, tổ chức được thực hiện thông qua công ty CTTC hoặc Công ty tài
chính. Công ty CTTC là TCTD phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam, hoạt
động chủ yếu là CTTC. Khoản 1 Điều 4 Luật Các TCTD năm 2010 quy định:
"Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân" [66]. Khoản 4 Điều 4
Luật Các TCTD quy định: "Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ
chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy
định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng
các dịch thanh toán qua tài khoản" [66]. Điều 4 Luật DN 2005 quy định:
"Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao

12



dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" [59].
Luật DN 2005 điều chỉnh 04 loại hình DN thuộc mọi thành phần kinh
tế: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) gồm một thành
viên và từ hai thành viên trở lên), công ty hợp danh và DN tư nhân. Theo quy
định của pháp luật về ngân hàng, loại hình công ty CTTC được tồn tại dưới 02
dạng là công ty CTTC cổ phần và công ty CTTC TNHH với các loại:
-

Công ty CTTC TNHH có hai thành viên trở lên: Đây là DN được

thành lập do từ 02 đến năm 05 tổ chức là pháp nhân cùng góp vốn theo quy
định của Luật DN, Luật Các TCTD 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
-

Công ty CTTC TNHH một thành viên: Đây là DN được thành lập do

một tổ chức làm chủ sở hữu theo quy định của Luật DN, Luật Các TCTD
2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
-

Công ty CTTC cổ phần: Đây là DN được thành lập do các cá nhân,

tổ chức cùng góp vốn theo quy định của của Luật DN, Luật Các TCTD 2010
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Công ty CTTC liên doanh: là công ty CTTC được thành lập tại Việt
Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều TCTD, DN Việt
Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều TCTD nước ngoài) trên cơ sở

hợp đồng liên doanh. Công ty CTTC liên doanh được thành lập dưới hình
thức công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài: là công ty CTTC được thành
lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của một hoặc một số
TCTD nước ngoài. Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới
hình thức công ty TNHH.
Từ những phân tích trên, chúng ta nhận thấy, công ty CTTC là TCTD
phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam, hoạt động chính là CTTC theo quy
định pháp luật. Công ty CTTC là TCTD có những đặc điểm cơ bản:

13


-

Về tổ chức: là pháp nhân kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường

tài chính, hoạch toán độc lập, được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật về ngân hàng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
-

Về hoạt động: phạm vi hoạt động của công ty CTTC hẹp hơn so với

các TCTD là ngân hàng. Ngoài hoạt động kinh doanh chủ yếu là CTTC, các
công ty CTTC được thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhưng không nhận
tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của
khách hàng.
-

Về nguồn vốn: ngoài vốn tự có, công ty CTTC thực hiện hoạt động


trên cơ sở nguồn vốn huy động. Công ty CTTC huy động vốn thông qua phát
hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu; vay vốn trên thị
trường của các TCTD, tổ chức tài chính và NHNN theo quy định pháp luật.
-

Về quản lý nhà nước: loại hình DN chịu sự quản lý của Ngân hàng

nhà nước Việt Nam, tồn tại ở hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH.
-

Về đối tượng kinh doanh: đối tượng kinh doanh chủ yếu là các tài

sản hữu hình: máy móc, thiết bị và các động sản khác.
1.2. Vai trò của công ty cho thuê tài chính
Công ty CTTC có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, được thể hiện
dưới các khía cạnh cơ bản sau:
-

Công ty CTTC là tổ chức tài chính trung gian giữa người thừa vốn

và người thiếu vốn, tạo sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phá vỡ thế độc
quyền cho vay trung và dài hạn của các NHTM, tạo ra sự cạnh tranh có lợi
cho khách hàng và nền kinh tế.
-

Tạo thuận lợi để các DN tái cấu trúc nguồn vốn, hình thành kênh tín

dụng trung và dài hạn cho các DN trong nền kinh tế. Thông qua hoạt động
CTTC, các DN sẽ chuyển hoán được nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu về

tài sản đầu tư cho DN.

14


-

Giúp nhà cung cấp thúc đẩy việc bán hàng do họ sản xuất ra, tránh

được tình trạng mua trả góp, trả chậm, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản
xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, góp phần đẩy nhanh tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho phép chuyển hoán những công nghệ,
thiết bị lạc hậu đến những nơi khác còn có nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí.
Công ty CTTC góp phần giúp các quốc gia, các nền kinh tế thu hút các nguồn
vốn quốc tế thông qua các loại máy móc, thiết bị CTTC nhưng không làm
tăng khoản nợ nước ngoài của quốc gia nhận được máy móc thiết bị.
-

Hoạt động của công ty CTTC thúc đẩy sự cạnh tranh bình đẳng giữa

các loại hình TCTD. Có quan điểm cho rằng công ty CTTC là đối thủ của
ngân hàng. Tuy nhiên, theo quan điểm được thừa nhận rộng rãi, công ty
CTTC là nơi đầu tư vốn mới của ngân hàng. Các DN có thể không đáp ứng
yêu cầu cho vay của ngân hàng nhưng công ty CTTC là khách hàng tin cậy để
các ngân hàng đầu tư vốn. Công ty CTTC là chiếc cầu nối giữa ngân hàng và
các DN, nhất là DN vừa và nhỏ.
1.3. Khái niệm, nội dung pháp luật về thành lập và hoạt động của
công ty cho thuê tài chính
Như trên đã phân tích, công ty CTTC có vai trò rất quan trọng trong
việc tạo vốn cho DN, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Xuất phát từ vai

trò này mà vấn đề thành lập và hoạt động của hiện nay được điều chỉnh rất cụ
thể trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Có thể nói, toàn bộ
những quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh của công ty CTTC tạo thành
pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC. Hay nói một cách
khái quát, pháp luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC là một bộ
phận của pháp luật về công ty CTTC thuộc pháp luật ngân hàng, bao gồm
những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty CTTC. Cụ

15


thể, đó là những quy định về điều kiện thành lập, hồ sơ, trình tự, thủ tục thành
lập, hoạt động CTTC, hoạt động huy động vốn và các hoạt động khác của
công ty CTTC.
Các quy phạm về thành lập và hoạt động của công ty CTTC chủ yếu là
quy phạm trao quyền, tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển loại hình công
ty CTTC ở Việt Nam. Tuy nhiên, công ty CTTC là loại hình TCTD có đối
tượng kinh doanh đặc thù là tài sản tài chính nên sự can thiệp của nhà nước là
cần thiết để đảm bảo an toàn hệ thống TCTD. Do đó, ngoài quy phạm trao
quyền, quy phạm mệnh lệnh phục tùng vẫn được áp dụng.
Công ty CTTC là TCTD phi ngân hàng nên việc thành lập và hoạt
động của các công ty CTTC phải chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản chuyên
ngành về ngân hàng: Luật NHNN năm 2010, Luật Các TCTD năm 2010,
Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP, Nghị định số
95/2008/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, công ty
CTTC là một loại hình DN nên việc thành lập và hoạt động chịu sự điều chỉnh
của các quy định pháp luật luật về DN và các văn bản pháp luật có liên quan:
Luật DN 2005, Bộ luật Dân sự, Luật đầu tư,....

1.4. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt
động của công ty cho thuê tài chính
Nhìn chung, ở các nước phát triển, việc thành lập các định chế tài chính
được thực hiện một cách đơn giản. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, để hạn
chế khủng hoảng tài chính, các nước đã thắt chặt hơn quy chế thành lập các định
chế tài chính, trong đó có các công ty CTTC. Việc thành lập các định chế tài
chính này của các nước ngày càng được luật hóa. Ví dụ ở Mỹ, từ cuối thế kỷ 18
đến trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, sáng lập viên của các định chế
tài chính chỉ cần mức vốn tối thiểu theo quy định pháp luật là được thành lập.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính 1929, yêu cầu thành lập trở nên chặt chẽ hơn,
ngoài quy định về vốn thì còn phải đảm bảo yêu cầu về nhu cầu thị

16


trường, khả năng quản lý,...Ở Nhật Bản, "để thành lập các định chế tài chính
phải có giấy phép thành lập do Thủ tướng Chính phủ ký" [73, tr.273]. Tại Việt
Nam, công ty CTTC được thành lập và hoạt động phải đảm bảo các quy định
pháp luật về điều kiện cấp phép, hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập và khai
trương hoạt động.
1.4.1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập công ty cho thuê tài chính
Để thành lập công ty CTTC, nhà đầu tư phải đảm bảo điều kiện về tư
cách chủ thể: không thuộc một trong các trường hợp cấm thành lập DN theo
quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật DN, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày
01/10/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật DN, Nghị định số
43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký DN. Theo các
quy định này, mọi tổ chức, cá nhân đều được thành lập và quản lý DN trừ
những tổ chức, cá nhân sau:
a)


Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân

Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh
doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b)

Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán

bộ, công chức;
c)

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công

nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d)

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các DN 100%

vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo
ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại DN khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành
vi

dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

17



e)

Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án

cấm hành nghề kinh doanh;
g)
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
về phá
sản [59].
Công ty CTTC là một loại hình TCTD phi ngân hàng. Do đó, việc
thành lập các công ty CTTC phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân
hàng. Ngoài các đối tượng không được quản lý DN như trên, Luật Các TCTD
năm 2010, Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN ngày 02/11/2007 của NHNN
về "Quy chế cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân
hàng" thì "người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự" không được thành lập
và quản lý DN.
Theo quy định của Luật Các TCTD năm 2010, Nghị định số
16/2001/NĐ-CP, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP, Nghị định số 95/2008/NĐ-CP,
Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN, Thông tư số 06/2005/TT-NHNN ngày
12/10/2005 của NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số
16/2001/NĐ-CP và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP, khi thành lập công ty
CTTC, phải đảm bảo các điều kiện sau:
*
*

Có nhu cầu hoạt động CTTC trên địa bàn xin hoạt động.

Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo

quy định của Chính phủ (Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006

của Chính phủ về Danh mục mức vốn pháp định của TCTD đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều bởi Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 thì phải có
100 tỷ đồng đến năm 2008 và 150 tỷ đồng đến năm 2011).

*

Chủ sở hữu là công ty TNHH một thành viên, cổ đông sáng lập,

thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực
tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá
nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp
vốn:

18


Cổ đông sáng lập của công ty CTTC cổ phần thì phải đáp ứng tiêu
chuẩn:

+

Cá nhân phải là người am hiểu về hoạt động ngân hàng, có đạo đức

nghề nghiệp, không vi phạm các quy định pháp luật; phải có đủ khả năng tài
chính để góp vốn và cam kết hỗ trợ vốn trong trường hợp công ty CTTC cổ
phần khó khăn về vốn hoặc thiếu khả năng chi.
+

Tổ chức phải chứng minh có đủ khả năng tài chính và có cam kết hỗ


trợ trong trường hợp công ty CTTC cổ phần khó khăn về vốn hoặc thiếu khả
năng chi trả, thiếu khả năng thanh khoản. Tổ chức là DN có vốn chủ sở hữu
tối thiểu 200 tỷ đồng, tổng tài sản có 500 tỷ đồng, kinh doanh có lãi trong năm
liền kề trước năm xin thành lập công ty. Trường hợp tổ chức là TCTD, phải
đảm bảo tổng tài sản có tối thiểu 3.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% tổng
dư nợ tại thời điểm xin góp vốn thành lập công ty CTTC cổ phần, không
vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của
NHNN Việt Nam, kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm xin thành lập.

-

Cổ đông tham gia góp vốn trong các công ty CTTC cổ phần phải

đảm bảo yêu cầu về năng lực tài chính, tỉ lệ vốn góp:
+

Cổ đông là tổ chức phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm;

đối với các cổ đông phổ thông tham gia góp vốn từ 5% vốn điều lệ trở lên
phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 năm và kinh doanh có lãi.
+

Cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ

chức đó không được tham gia góp vốn quá hai (02) TCTD phi ngân hàng cổ
phần đối với mỗi loại hình TCTD phi ngân hàng cổ phần; chỉ được tham gia
góp vốn một (01) TCTD phi ngân hàng cổ phần đối với mỗi loại hình TCTD
phi ngân hàng cổ phần, nếu: Cá nhân hoặc cá nhân đó cùng với người có liên
quan đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một TCTD phi ngân hàng cổ
phần; Tổ chức hoặc tổ chức đó cùng với người có liên quan đã sở hữu từ 20%

vốn điều lệ trở lên của một TCTD phi ngân hàng cổ phần.

19


+

Cổ đông được sở hữu cổ phần với mức tối đa: Một cổ đông là cá nhân

không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ; một cổ đông là tổ chức không được
sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ, trừ các trường hợp theo quy định pháp luật
trong việc xử lý TCTD gặp khó khăn, đảm bảo an toàn hệ thống TCTD; sở hữu
cổ phần nhà nước tại TCTD cổ phần hóa và sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Các TCTD năm 2010.

-

Thành viên sáng lập đối với các công ty CTTC TNHH có 02 thành

viên trở lên có số lượng không quá 05 (năm) thành viên và tỉ lệ sở hữu tối đa
của một thành viên và người liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ.
*

Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có năng

lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ chuyên môn phù hợp lĩnh vực kinh
doanh, đảm bảo các yêu cầu khác theo quy định pháp luật:
-

Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý DN theo quy


định Luật DN 2005 và không thuộc những trường hợp bị cấm như sau:
+

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản

án, quyết định về hình sự của Tòa án.
+

Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên.

+ Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xóa án
tích.

+

Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các DN

mà nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ trường hợp được cử làm đại
diện quản lý phần vốn của Nhà nước tại các TCTD.
+

Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo

quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
+

Người đại diện theo pháp luật của DN tại thời điểm DN bị đình chỉ

hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp

là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn
chỉnh, củng cố DN đó.

20


+

Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị

(HĐQT), thành viên HĐQT, Chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV), thành
viên HĐTV, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc) của TCTD theo quy định của Luật Các TCTD hoặc bị cơ quan có
thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc TCTD bị thu hồi Giấy
phép.
+

Người có liên quan của thành viên HĐQT, thành viên HĐTV, Tổng

giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng TCTD.

+

Người có liên quan của Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV không

được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng TCTD.

+

+


Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của TCTD.

-

Có đạo đức nghề nghiệp.

-

Có năng lực và hiểu biết về hoạt động Công ty CTTC:

Thành viên HĐQT, thành viên HĐTV phải đáp ứng các tiêu chuẩn,

điều kiện: Là cá nhân sở hữu hoặc người được ủy quyền đại diện sở hữu ít
nhất 5% vốn điều lệ của TCTD, trừ trường hợp là thành viên HĐTV, thành
viên độc lập của HĐQT hoặc có bằng đại học trở lên về một trong các ngành
kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc có ít nhất 03 năm là người quản lý của
TCTD hoặc DN hoạt động trong ngành bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm
toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại các bộ phận nghiệp vụ trong
lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kiểm toán hoặc kế toán. Thành viên độc lập của
HĐQT phải đảm bảo yêu cầu: không phải là người đang làm việc cho chính
TCTD hoặc công ty con của TCTD đó hoặc đã làm việc cho chính TCTD
hoặc công ty con của TCTD đó trong 03 năm liền kề trước đó; không phải là
người hưởng lương, thù lao thường xuyên của TCTD ngoài những khoản phụ
cấp của thành viên HĐQT được hưởng theo quy định; không phải là người có
vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em và vợ, chồng của những người này là cổ
đông lớn của TCTD, người quản lý hoặc thành viên Ban kiểm soát của TCTD

21



hoặc công ty con của TCTD; không trực tiếp, gián tiếp sở hữu hoặc đại diện
sở hữu từ 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của
TCTD; không cùng người có liên quan sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ
phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng; không phải là người
quản lý, thành viên Ban kiểm soát của TCTD tại bất kỳ thời điểm nào trong
05 năm liền kề trước đó.
+

Thành viên Ban kiểm soát phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện: Có

bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật,
kế toán, kiểm toán; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân
hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán; không phải là người có liên quan của
người quản lý TCTD. Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại
Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
+

Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện: Có

bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;
có ít nhất 05 năm làm người điều hành của TCTD hoặc có ít nhất 05 năm làm
Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) DN có vốn
chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với từng loại hình TCTD
theo quy định của pháp luật hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán; cư trú tại Việt Nam
trong thời gian đương nhiệm.
*

Có điều lệ tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của Luật Các


TCTD năm 2010, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Nghị định số 65/2005/NĐCP và Nghị định số 95/2008/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
*

Có phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an

toàn, ổn định của hệ thống TCTD; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế
cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống TCTD.
Ngoài các điều kiện như trên, bên nước ngoài trong công ty CTTC liên
doanh hoặc công ty CTTC 100% vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các điều
kiện sau theo quy định của Luật Các TCTD năm 2010:

22


×