Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Quyền hiến bộ phận cơ thể theo pháp luật việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.36 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THÚY

QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THÚY

QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ

HÀ NỘI - 2014



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính

xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIẾN BỘ
PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI................................................................ 7
1.1. KHÁI NIỆM........................................................................................................7
1.1.1. Quyền con ngƣời..................................................................................7
1.1.2. Bộ phận cơ thể ngƣời...........................................................................7
1.1.3. Hiến bộ phận cơ thể ngƣời.................................................................10

1.2. NGUYÊN TẮC TRONG VẤN ĐỀ HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI....13
1.2.1. Nguyên tắc tự nguyện đối với ngƣời hiến, ngƣời đƣợc ghép...........13
1.2.2. Nguyên tắc vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc
nghiên cứu khoa học...........................................................................15
1.2.3. Nguyên tắc không nhằm mục đích thƣơng mại.................................17
1.2.4. Nguyên tắc giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến ngƣời
hiến, ngƣời đƣợc ghép, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác...............................................19
1.2.5. Tôn trọng cơ thể con ngƣời................................................................20
1.2.6. Quyền đƣợc thông tin của ngƣời hiến...............................................21
1.3. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ.......................22
1.3.1. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989.........................................22
1.3.2. Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành
kèm theo Nghị định của Hội đồng Bộ trƣởng số 23-HĐBT ngày
24 tháng 1 năm 1991..........................................................................24
1.3.3. Bộ luật dân sự năm 1995....................................................................25
1.3.4. Bộ luật dân sự năm 2005....................................................................26


1.3.5. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời và hiến, lấy xác 2006
1.4. QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN
THẾ GIỚI.........................................................................................................28
1.4.1. Pháp luật hiến bộ phận cơ thể ở các nƣớc Châu Âu..........................29
1.4.2. Pháp luật hiến bộ phận cơ thể ở các nƣớc Châu Á............................31
1.4.3. Pháp luật hiến bộ phận cơ thể ở Châu Mỹ..........................................33
1.4.4. Pháp luật hiến bộ phận cơ thể ở Châu Đại Dƣơng............................33
Chƣơng 2: HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI
THEO LUẬT
THỰC ĐỊNH CỦA VIỆT NAM....................................................34

2.1. CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HỖ TRỢ VIỆC HIẾN BỘ PHẬN
CƠ THỂ NGƢỜI.............................................................................................34
2.1.1. Cơ sở y tế............................................................................................34
2.1.2. Ngân hàng mô/tế bào..........................................................................36
2.1.3. Trung tâm điều phối quốc gia.............................................................37
2.2. NỘI DUNG QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI..........................39
2.2.1. Hiến bộ phận cơ thể khi còn sống......................................................39
2.2.2. Hiến bộ phận cơ thể sau khi chết........................................................54
2.3. HẬU QUẢ CỦA VIỆC HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI.......................69
Chƣơng 3: THỰC TIẾN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI...............71
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HIẾN BỘ PHẬN CƠ
THỂ NGƢỜI...................................................................................................71
3.1.1. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về hiến bộ phận cơ thể ngƣời....................................................71
3.1.2. Tình hình và nhu cầu ghép bộ phận cơ thể ngƣời ở Việt Nam..........77
3.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HIẾN BỘ PHẬN CƠ
THỂ NGƢỜI...................................................................................................88
3.2.1. Về chính sách chung...........................................................................89
3.2.2. Về các giải pháp cụ thể.......................................................................90
KẾT LUẬN.............................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................101

27


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS


: Bộ luật dân sự

BPCT

: Bộ phận cơ thể

NLHV

: Năng lực hành vi

TTĐPQG

: Trung tâm Điều phối Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ y sinh học những năm gần đây đã
làm thế giới phải ngỡ ngàng, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm, khám phá ra các
phƣơng pháp chữa bệnh mới trên cơ thể con ngƣời, mang lại cuộc sống tốt đẹp
hơn cho con ngƣời. Tuy nhiên, công nghệ phát triển càng cao càng đẩy chúng ta
đến nguy cơ phá vỡ mọi quy luật tự nhiên, mọi quy tắc, quan điểm về con ngƣời
đã tồn tại cùng chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử. Để kiểm soát nó, những quy
tắc về đạo đức sinh học, đặc biệt là các quy tắc hành xử liên quan đến cơ thể
ngƣời đƣợc đặt ra và nhanh chóng đƣợc luật hóa tạo thành động lực định hƣớng
phát triển một công nghệ y sinh học mang tính nhân bản.
Ngành y học của Việt Nam đã tiếp thu sáng tạo những thành tựu khoa
học của các nƣớc phát triển. Trong đó, thành công từ việc cho - nhận, cấy ghép
các bộ phận cơ thể (BPCT) là một kết quả đáng tự hào. Việt Nam là một nƣớc
đang trên đà phát triển nhiều lĩnh vực để ngày càng hoàn thiện mình hơn và đáp

ứng nhu cầu phát triển của nhân loại. Muốn đạt đƣợc nhiều thành tựu hơn, pháp
luật cần phải bảo hộ tốt hơn nữa quyền của mỗi cá nhân trong xã hội. Pháp luật
Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới đã ban hành luật riêng để điều
chỉnh vấn đề này. Đầu tiên, nó đƣợc quy định trong Luật bảo vệ sức khỏe nhân
dân năm 1989, Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 và cụ thể nhất là quy định trong
Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT ngƣời và hiến, lấy xác năm 2006 nhằm điều
chỉnh các quan hệ phát sinh từ việc áp dụng những kỹ thuật y học tiến bộ này
trong đời sống xã hội. Pháp luật ban hành luật điều chỉnh lĩnh vực này vừa phù
hợp với truyền thống, đạo đức, văn hóa ngƣời Việt vừa đảm bảo quyền của cá
nhân đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ. Bởi quyền hiến BPCT của cá nhân là quyền nhân
thân thể hiện sự tự định đoạt của họ đối với các bộ phận trên cơ thể của mình.
Việc hiến BPCT ngƣời đƣợc thực hiện một

1


cách đúng đắn sẽ có ý nghĩa to lớn và nhân đạo sâu sắc góp phần vào sự phát
triển của y học và khoa học vì con ngƣời.
Để những quy định điều chỉnh về vấn đề này ngày càng phù hợp hơn
với đời sống xã hội, em đã lựa chọn đề tài: "Quyền hiến bộ phận cơ thể theo
pháp luật Việt Nam hiện hành". Đồng thời, tác giả cũng tìm hiểu thực trạng
hiến BPCT của cá nhân ở Việt Nam từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp
để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam trong hoạt động hiến,
lấy, ghép BPCT ngƣời.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền hiến BPCT của cá nhân đã đƣợc rất nhiều nƣớc trên thế giới
ghi nhận thành Luật riêng và quy định cụ thể trong pháp luật chuyên ngành
nhƣ: Pháp, Hoa kỳ, Nhật, Singapore, Trung Quốc… và đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu khoa học, nhiều cuộc hội thảo luận bàn về vấn đề này.


Ở Việt Nam mặc dù pháp luật đã ghi nhận thành một luật riêng nhƣng
đây vẫn là một vấn đề khá mới, có tính nhạy cảm cao và liên quan đến phong
tục, tập quán của ngƣời Á Đông. Cho nên, các đề tài nghiên cứu khoa học còn
rất ít. Một số công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học về vấn đề
ghép mô, thận, tạng… nhƣ: "Nghiên cứu một số vấn đề về ghép gan để tiến hành
ghép gan trên người tại Việt Nam", đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc của Học viện
Quân y năm 2005 hay bài giảng tại Học viện Quân y của Đỗ Tất Cƣờng và cộng
sự: "Ghép tạng, ghép thận và hồi sức điều trị sau ghép" năm 2002.

Trong lĩnh vực luật học, quyền hiến BPCT đƣợc quy định mang tính
nguyên tắc trong BLDS năm 2005 và đƣợc cụ thể hóa trong Luật Hiến, lấy,
ghép mô, BPCT ngƣời và hiến lấy xác năm 2006 nên vẫn chƣa có nhiều
ngƣời tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này. Một số công trình nghiên cứu về
vấn đề này nhƣ:
- Cuốn sách của PGS.TS Phùng Trung Tập (chủ biên): "Quyền hiến,
lấy xác và bộ phận cơ thể người", Nhà xuất bản Hà Nội, 2013.

2


- Luận văn thạc sĩ: "Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá
nhân theo quy định trong Bộ luật dân sự 2005", của Lê Thị Hoa, 2006.

- Luận văn thạc sĩ: "Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy
định của Bộ luật dân sự 2005", của Nguyễn Trà My, 2008.

- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Minh Du: "Quyền hiến bộ phận
cơ thể theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005", Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội, 2006.
Ngoài ra còn có một số cuộc tọa đàm về Pháp lệnh hiến, lấy, ghép mô,

BPCT và khám nghiệm tử thi do Nhà pháp luật Việt - Pháp tổ chức năm 2004.

Các công trình nghiên cứu trên diễn ra trong các thời điểm khác nhau
trong khi tình hình thực tiễn lại luôn luôn biến đổi. Hơn nữa, Luật Hiến, lấy,
ghép mô, BPCT ngƣời và hiến xác năm 2006 ra đời là một bƣớc ngoặt lớn.
Cho nên, các công trình nghiên cứu trên vẫn chƣa đƣợc toàn diện và hoàn
thiện về mặt pháp lý, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Chính
vì những lí do trên, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề về "Quyền hiến
bộ phận cơ thể theo pháp luật Việt Nam hiện hành" để những quy định của
pháp luật đƣợc hoàn thiện hơn và phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích
Quyền hiến, lấy, ghép BPCT của cá nhân đã phát triển từ rất lâu trên
thế giới và ở Việt Nam hiện nay nhu cầu đƣợc ghép là rất lớn và ngày càng
gia tăng. Tuy nhiên, nguồn cung cấp BPCT ngƣời lại rất khan hiếm và hơn
nữa chi phí chữa bệnh lại rất cao. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của luận văn
là làm rõ các quy định hiện hành của pháp luật về hiến BPCT, tìm hiểu hoạt
động hiến bộ BPCT của cá nhân theo pháp luật hiện hành. Đồng thời, luận
văn cũng tìm hiểu về thực trạng hiến BPCT của cá nhân hiện nay tại Việt
Nam nhƣ thế nào? Qua đó, tác giả đề ra một số giải pháp cụ thể trong việc
xây dựng và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật

3


trong quyền hiến BPCT của cá nhân sao cho phù hợp hơn với đời sống và xu
hƣớng phát triển của y học Việt Nam.

* Nhiệm vụ của luận văn

Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn phải làm những nhiệm vụ
cụ thể sau:

- Nghiên cứu các khái niệm BPCT ngƣời và hiến BPCT ngƣời.
- Tìm hiểu quy định của một số trên thế giới về quyền hiến BPCT.
- Tiến trình phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền
hiến BPCT.
- Hiến BPCT ngƣời theo Luật thực định của Việt Nam
- Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền hiến BPCT.
- Hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền hiến BPCT
của cá nhân.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài về "Quyền
hiến bộ phận cơ thể theo pháp luật Việt Nam hiện hành" là:

- Một số vấn đề khái quát chung và tiến trình phát triển các quy định
của pháp luật Việt Nam về quyền hiến BPCT.
- Quy định của một số trên thế giới về quyền hiến BPCT.
- Nêu những điểm cơ bản trong hoạt động Hiến BPCT ngƣời theo
Luật thực định của Việt Nam.
- Tổng kết tình hình thực hiện hoạt động hiến BPCT trong cộng đồng,
nêu ra những điểm bất cập, hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Xây dựng các khuyến nghị cần thiết để sửa đổi và hoàn thiện các
quy định của pháp luật về quyền hiến BPCT của cá nhân.
Hiến, lấy, ghép BPCT của cá nhân là một lĩnh vực rất rộng và liên
quan đến nhiều ngành khoa học nhƣ: Y học, luật học… Tuy nhiên, trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu đến khía cạnh pháp
lý về quyền hiến, lấy, ghép BPCT của cá nhân theo quy định của pháp luật

4



Việt Nam hiện hành. Để các quy định của pháp luật về vấn đề này phù hợp
với thực tiễn, luận văn đã nghiên cứu, phân tích những hạn chế của các quy
định pháp luật và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp
luật của Việt Nam về quyền hiến BPCT của cá nhân.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp biện chứng duy vật, trong quá trình nghiên
cứu, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp truyền thống nhƣ:

- Phƣơng pháp lịch sử.
- Phƣơng pháp so sánh.
- Phƣơng pháp phân tích tài liệu.
- Phƣơng pháp tổng hợp, đánh giá.
- Phƣơng pháp quy nạp.
- Phƣơng pháp diễn dịch.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Quyền hiến BPCT của cá nhân đƣợc pháp luật quy định trong Luật
Hiến, lấy, ghép mô, BPCT ngƣời và hiến, lấy xác năm 2006. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu những quy định này một cách cụ thể, chi tiết để đạt hiệu quả cao
trong thực tiễn là một việc làm rất cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu, phân
tích các quy định của pháp luật về quyền hiến BPCT của các nƣớc trên thế
giới cũng nhƣ ở Việt Nam, tác giả đã làm nổi bật tính hiện đại và độc lập của
pháp luật Việt Nam; làm rõ các nguyên tắc pháp luật trong việc thực hiện
quyền hiến BPCT của cá nhân… Đồng thời qua đó, tác giả cũng đánh giá
đƣợc thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền hiến BPCT của cá nhân. Từ
đó, tác giả cũng mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp khắc phục để Luật ngày
càng hoàn thiện và phù hợp hơn với đời sống xã hội. Khi pháp luật về quyền
hiến BPCT của cá nhân đƣợc hoàn thiện và thống nhất sẽ có nhiều nguồn
hiến cứu sống đƣợc nhiều ngƣời bệnh và giải quyết đƣợc tình trạng khan

hiếm nguồn cung cấp BPCT ngƣời ở nƣớc ta hiện nay.

5


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về hiến bộ phận cơ thể ngƣời.
Chương 2: Hiến bộ phận cơ thể ngƣời theo luật thực định của Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
hiến bộ phận cơ thể ngƣời.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI
1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1. Quyền con ngƣời
Quyền con ngƣời là những quyền tự nhiên, vốn có khách quan của
con ngƣời đƣợc ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa
thuận pháp lý quốc tế. Ở Việt Nam, quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân luôn đƣợc tôn trọng và bảo đảm.
Các quyền con ngƣời, quyền của cá nhân trong đó có quyền nhân
thân ngày càng đƣợc tôn trọng và bảo vệ bằng nhiều hình thức, biện pháp
khác nhau. Đáp ứng những yêu cầu khách quan những mong muốn của các
cá nhân trong xã hội, pháp luật hiện hành ngày càng ghi nhận và bảo vệ rộng
rãi các quyền nhân thân của cá nhân, trong đó có quyền hiến mô, bộ phận cơ

thể ngƣời.
Con ngƣời khi sinh ra đã có quyền sống, quyền tự do, quyền mƣu cầu
hạnh phúc… Con ngƣời có quyền quyết định những gì thuộc về mình và
pháp luật luôn tôn trọng quyền tự định đoạt ý chí của cá nhân đối với thân
thể của mình. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể ngƣời là quyền của cá nhân
nhằm hiến mô, bộ phận cơ thể của mình nhằm mục đích chữa bệnh cho
ngƣời khác hoặc phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Quyền
hiến mô, bộ phận cơ thể ngƣời là quyền con ngƣời và đƣợc pháp luật Việt
Nam cũng nhƣ pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới ghi nhận và bảo vệ.
1.1.2. Bộ phận cơ thể ngƣời
Hiến BPCT ngƣời là một khái niệm không còn xa lạ với nhiều quốc gia
trên thế giới nhƣng lại khá mới với ngƣời dân Việt Nam. Theo quan điểm của
một số nƣớc trên thế giới nhƣ Cộng hòa Pháp thì trong pháp luật y sinh

7


Cộng hòa Pháp ban hành ngày 30/1/2003 đã quy định BPCT ngƣời là: Một phần
của cơ thể người, riêng biệt và có khả năng sống, được hình thành từ nhiều loại
mô khác nhau và có khả năng duy trì cấu trúc, sự phân bố mạch và thực hiện
các chức năng sinh lý một cách hoàn toàn độc lập. Còn thuật ngữ "bộ phận"
đƣợc Từ điển tiếng Việt của Việt Nam giải thích "Là từng phần của một chỉnh
thể". BPCT ngƣời là cụm từ đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến trong đời sống
với một cách hiểu đơn nhất theo kiểu định nghĩa thống kê: "Bộ phận cơ thể
ngƣời bao gồm chân, tay, máu, xƣơng, gan, tụy, mật…". Khái niệm này trở lên
phức tạp từ khi có sự xuất hiện của BLDS năm 2005 lần đầu tiên ghi nhận quyền
hiến và nhận BPCT của cá nhân với tƣ cách là quyền nhân thân không thể phủ
nhận mà không hề giải thích thuật ngữ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật hiến, lấy ghép mô, BPCT

ngƣời và hiến, lấy xác thì BPCT ngƣời đƣợc hiểu là: "Một phần của cơ thể
được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng
sinh lý nhất định" [29]. Mặt khác, PGS.TS. Phùng Trung Tập - Giảng viên
môn Luật Dân sự của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội cũng thống nhất với cách
hiểu trên khi cho rằng: "Bộ phận cơ thể người là những thành tố cấu thành
cơ thể sống hoàn chỉnh và nó thực hiện chức năng trao đổi chất giúp cơ thể
tồn tại và phát triển bình thường theo quy luật tự nhiên" [30, tr. 11].
Nhƣ vậy, BPCT ngƣời đƣợc hiểu là: Một thể thống nhất được hình
thành từ các loại mô khác nhau tạo thành một cơ thể sống hoàn chỉnh mà mỗi
một BPCT thực hiện một chức năng trao đổi chất khác nhau. Vậy thì mô là gì?
Theo thuật ngữ pháp lý thì "mô" là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều
loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể ngƣời. Tuy
nhiên, theo cách hiểu trong sinh học thì "mô" là một hệ thống các tế bào và chất
bào có cùng nguồn gốc, cấu tạo và chức năng, hình thành trong quá trình tiến hóa
sinh học và xuất hiện ở một cơ chế đa bào do quá trình biệt hóa.

8


Bộ phận cơ thể con ngƣời có hai dạng là BPCT tái sinh và BPCT
không tái sinh. Đối với mỗi dạng BPCT khi hiến cho ngƣời khác đƣợc pháp
luật quy định khác nhau. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật hiến, lấy,
ghép mô, BPCT ngƣời và hiến, lấy xác thì BPCT không tái sinh là bộ phận
sau khi lấy ra khỏi cơ thể con ngƣời không thể sản sinh hoặc phát triển thêm
một bộ phận khác thay thế bộ phận đã lấy đi nhƣ: Thận, phổi, tim… Khác
với BPCT không tái sinh thì BPCT tái sinh là những bộ phận mà sau khi lấy
ra khỏi cơ thể vẫn sản sinh hoặc phát triển thêm bộ phận khác thay thế. Nhƣ
vậy, dù là BPCT tái sinh hay không tái sinh thì vẫn có thể đƣợc tách ra khỏi
cơ thể của một cá nhân để ghép vào BPCT của một cá nhân khác để thực
hiện nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT

ngƣời và hiến, lấy xác của Việt Nam năm 2006 chỉ quy định về việc hiến,
lấy, ghép mô, BPCT ngƣời và hiến, lấy xác còn việc truyền máu, ghép tủy
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Một vấn đề đƣợc đặt ra là BPCT ngƣời có bao gồm cả những bộ
phận bị cắt bỏ ra khỏi cơ thể do không cần thiết (nhau thai) hoặc bị nhiễm
bệnh (khối u) gây hại cho sức khỏe con ngƣời hay không? Có ý kiến cho
rằng những bộ phận này vẫn đƣợc coi là BPCT vì nó vẫn xuất phát từ cơ thể
của một ngƣời cụ thể, trƣớc khi bị cắt bỏ nó vẫn là thành tố cấu tạo nên cơ
thể đó về mặt khoa học muốn cắt bỏ nó vẫn phải thực hiện các thủ thuật y
học để tác động vào. Theo tác giả để đƣợc coi là một BPCT và là đối tƣợng
của quyền hiến BPCT thì bộ phận đó phải có khả năng thực hiện đƣợc các
chức năng sinh lý bình thƣờng vốn có của nó. Trong khi những bộ phận nói
trên không có khả năng thực hiện chức năng sinh lý, thậm chí cần phải cắt bỏ
nó thì mới có thể duy trì đƣợc sự sống cho cơ thể.
Nhƣ vậy, BPCT ngƣời đƣợc hiểu là một thể thống nhất đƣợc hình
thành từ các loại mô khác nhau tạo thành một cơ thể sống hoàn chỉnh mà mỗi
một BPCT thực hiện một chức năng trao đổi chất khác nhau.

9


1.1.3. Hiến bộ phận cơ thể ngƣời
Theo từ điển, "hiến" là một động từ chỉ "hành động dâng hay tự
nguyện cho của một chủ thể", là hành vi mang tính chủ động "cho cái quý
giá của mình một cách tự nguyện, trang trọng". Nhƣ vậy, hiểu một cách đơn
thuần thì hiến BPCT ngƣời có nghĩa là cá nhân tự nguyện tặng/cho một phần
cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết vì mục đích chữa bệnh, giảng
dạy hoặc nghiên cứu khoa học và hoàn toàn vô điều kiện. Theo quy định của
BLDS năm 2005 thì "quyền hiến bộ phận cơ thể ngƣời" là quyền nhân thân
của cá nhân, thể hiện sự tự định đoạt của họ đối với BPCT của mình. Đây là

một quyền năng mới đƣợc bổ sung vào BLDS năm 2005 do nhu cầu hiến,
lấy ghép BPCT ngày càng tăng.
Tuy nhiên, đối tƣợng đƣợc đem tặng này lại rất đặc biệt - BPCT- món
quà sự sống cho nên kéo theo đó là cả một hệ thống các quy chế pháp lý cho ta
có cách hiểu về cụm từ trên phức tạp hơn. Dƣới góc độ pháp luật, hiến BPCT
ngƣời đƣợc hiểu "là việc cá nhân tự nguyện hiến… bộ phận cơ thể của mình khi
còn sống hoặc sau khi chết". Mặc dù định nghĩa này không thực sự rõ ràng khi
sử dụng mệnh đề: "hiến…là hiến" nhƣng nó đã chỉ ra một điểm hết sức quan
trọng đó là: nguồn gốc của đối tƣợng hiến BPCT phải xuất phát từ chính cơ thể
của chủ thể thực hiện hành vi hay hành vi, hiến phải là hành vi trực tiếp (tự mình
thực hiện, không đại diện) của cá nhân, ngay cả trƣờng hợp không có thẻ đăng
ký hiến sau khi chết phải có sự đồng ý của cha, mẹ/ngƣời giám hộ/vợ, chồng/đại
diện các con đã thành niên của họ. Đây là trƣờng hợp sự đồng ý của ngƣời thân
đƣợc hiểu là chứng cứ chứng minh ngƣời chết đã không từ chối và có thể đồng
ý hiến trƣớc đó. Ngoài ra, định nghĩa trên còn đặc biệt nhấn mạnh tính tự nguyện
của chủ thể thực hiện hành vi để nêu bật lên tính nhân văn cao đẹp của nó cho dù
bản thân từ "hiến" đã bao hàm sự tự nguyện. Nhƣ vậy, có thể hiểu: hiến BPCT
người là hành vi trực tiếp, tự nguyện của cá nhân theo quy định của pháp luật
nhằm tặng/cho một phần cơ

10


thể của chính mình vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên
cứu khoa học và hoàn toàn vô điều kiện.
Dƣới góc độ pháp lý, bản chất của hiến BPCT không phải là hợp
đồng mà là hành vi đơn phƣơng của chủ thể hiến. Thực vậy, nó thể hiện duy
nhất ý chí tự nguyện của chủ thể hiến mà không phải là sự thỏa thuận giữa
các bên chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
trong hoạt động hiến BPCT. Nó không thỏa mãn khái niệm hợp đồng dân sự

đƣợc quy định tại Điều 388 của BLDS năm 2005. Khi ngƣời hiến ký tên vào
đơn đăng ký hiến và cơ sở y tế hoàn tất thủ tục đăng ký cho ngƣời hiến
không phải là hợp đồng tặng cho đƣợc ký kết. Nó chỉ đơn giản là một thủ tục
ghi nhận ý chí tự nguyện của ngƣời hiến, còn cơ sở y tế chỉ là một chỉ là một
chủ thể có nhiệm vụ trợ giúp ngƣời hiến thực hiện quyền của họ (tiếp nhận,
đăng ký đơn hiến; kiểm tra, tƣ vấn sức khỏe; thực hiện lấy, xử lý an toàn và
phân phối BPCT) mà thôi. Ở đây, chủ thể nhận không cần phải xác định cụ
thể, thậm chí một số trƣờng hợp không thể xác định (hầu hết ở hiến vì mục
đích ghép trị liệu). Việc hiến và nhận về mặt pháp lý hoàn toàn độc lập với
nhau, không có mối liên hệ quyền, nghĩa vụ giữa ngƣời hiến và nhận (cá
nhân nhận ghép trị liệu, cơ sở y tế, cơ sở lƣu trữ mô, tế bào), chủ thể nhận sẽ
chính thức đƣợc xác định trong khâu phân phối. Vì thế không trách nhiệm
nào phát sinh giữa họ khi hiến - nhận. Có chăng chỉ là trách nhiệm của các
cơ sở y tế đối với ngƣời hiến theo Luật khi ngƣời hiến thực hiện các thủ tục
hiến BPCT mình với tƣ cách là một phần, một mắt xích của hệ thống hiến
BPCT ngƣời chứ không phải là một bên của hợp đồng. Ngƣợc lại, chủ thể
hiến không phải chịu ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào. Do đó, ngƣời nhận,
cơ sở y tế, cơ sở lƣu trữ không thể kiện ngƣời hiến về việc không chuyển
giao BPCT hay chất lƣợng BPCT không đảm bảo.
Nếu cho rằng việc hiến là hợp đồng tặng cho thì vẫn có nhƣng tranh cãi
khi ngƣời ta không thống nhất đƣợc về chủ thể bên kia (ngƣời nhận) là ai

11


khi mục đích hiến là ghép trị liệu. Nếu chủ thể nhận là cơ sở y tế và nó sẽ tiếp
tục giao cho ngƣời thứ ba để thực hiện mục đích của ngƣời hiến trên một hợp
đồng mẫu vì lợi ích của ngƣời thứ ba là đơn đăng ký hiến thì không phù hợp với
quy định về hợp đồng vì lợi ích của ngƣời thứ ba (khoản 5 Điều 406 BLDS năm
2005): "là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ

mà người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó" [28], bởi vì
ngƣời hiến luôn luôn có quyền hủy bỏ quyết định hiến bất cứ lúc nào mà không
chịu bất cứ áp lực nào về trách nhiệm thực hiện cam kết trƣớc "bên nhận" cũng
nhƣ "ngƣời thứ ba" kia. Nếu bên nhận là bệnh nhân đƣợc phẫu thuật ghép thay
thế và hợp đồng sẽ đƣợc ký kết gián tiếp thông qua cơ sở y tế với tƣ cách là
ngƣời đại diện thì lại không thể trả lời cho những trƣờng hợp không xác định
trƣớc ngƣời nhận ghép, tức bản thân "ngƣời đại diện" cũng không thể xác định
đƣợc ngƣời mà mình đại diện là ai. Ngay cả trƣờng hợp đã xác định đƣợc
ngƣời nhận ghép thì việc đại diện này cũng không thuộc bất cứ trƣờng hợp nào
đƣợc quy định tại chƣơng VII BLDS năm 2005. Mặc dù tại Điều 11 Nghị định
số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2013 của Chính phủ về sinh con theo phƣơng
pháp khoa học nhà làm Luật lại coi hiến phôi (dƣ) là hợp đồng tặng cho giữa
một cặp vợ - chồng và cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhƣng rõ
ràng cái đƣợc gọi là "hợp đồng tặng cho" này không phản ánh đúng bản chất của
chính cụm từ mà nó mang lại. Bởi:
Thứ nhất, bên nhận là cơ sở y tế không có quyền sở hữu số lƣợng phôi
trên vì họ không thể tự định đoạt chúng bằng bất cứ hành vi nào để chuyển giao
hay từ bỏ quyền sở hữu cho dù giả thiết rằng đây là loại tài sản hạn chế lƣu
thông (không mua bán, không chuyển giao cho ngƣời nƣớc ngoài, sử dụng cho
mục đích hỗ trợ sinh sản, ngƣời nhận phôi phải là ngƣời vợ trong cặp vợ - chồng
đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả vợ và chồng, từ đủ 20 tuổi
đến 45 tuổi, có đủ sức khỏe để thụ thai, mang thai và sinh đẻ, không mắc các
bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, HIV/AIDS, bệnh

12


tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay các bệnh di truyền khác). Việc phân phối số
phôi này đều phải trên cơ sở nguyên tắc phân phối Luật định: Luôn phải
cung cấp phôi (nếu có) cho ngƣời có nhu cầu khi không chứng minh đƣợc

họ không thỏa mãn điều kiện luật định.
Thứ hai, cơ sở y tế không thể chủ động trong mối quan hệ cho - nhận
này với tƣ cách là một bên tự nguyện của hợp đồng để từ chối không tiếp
nhận phôi dƣ đƣợc "tặng cho" mà luôn phải tiếp nhận nếu nó đảm bảo an
toàn y tế với tƣ cách là một mắt xích của hệ thống hiến BPCT ngƣời.
Nhƣ vậy, trong hoạt động tặng cho phôi dƣ của một cặp vợ - chồng
cụ thể, cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhận số phôi dƣ dù là
một bên chủ thể của hợp đồng nhƣng vai trò thực chất của nó chính là cầu
nối trung gian thực hiện phân phối số phôi dƣ đƣợc tặng cho. Dù sao đây
cũng là quy định mở đƣờng cho khuynh hƣớng công cụ hóa cơ thể ngƣời và
nguy cơ thƣơng mại hóa là điều rất dễ xảy ra. Hơn nữa, việc kiểm soát nó là
một câu hỏi rất lớn vì nhƣ chúng ta biết, hệ thống thanh kiểm tra của ta rất
yếu kém từ trình độ cán bộ đến cơ chế vận hành.
1.2. NGUYÊN TẮC TRONG VẤN ĐỀ HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI

Bộ nguyên tắc về hiến BPCT ngƣời nhằm vào mục tiêu bảo vệ con
ngƣời. Những nguyên tắc pháp lý này đƣợc hiểu nhƣ tƣ tƣởng chỉ đạo
trong việc điều chỉnh quan hệ hiến và nhận BPCT ngƣời. pháp luật của mỗi
nƣớc khác nhau thì bộ nguyên tắc này có những cách thể hiện rất khác nhau
nhƣng tựu chung mấu chốt vẫn xoay quanh những nguyên tắc cơ bản đƣợc
thừa nhận trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tại Điều 4 Luật Hiến, lấy ghép mô,
BPCT ngƣời và hiến lấy xác năm 2006 đã ghi nhận 4 nguyên tắc.
1.2.1. Nguyên tắc tự nguyện đối với ngƣời hiến, ngƣời đƣợc ghép
Đây luôn là nguyên tắc đƣợc đặt ở vị trí đầu tiên trong pháp luật của
tất cả các nƣớc, đƣợc đòi hỏi nhƣ là điều kiện cần cho hoạt động hiến BPCT
ngƣời, đƣợc BLDS quy định cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ. Nó mang tính chỉ

Comment [YUN1]:

Comment [YUN2]: Cách diễn đạt trùng lặp


13


đạo và định hƣớng khi áp dụng pháp luật dân sự. Hoạt động hiến này nhất thiết
phải có sự đồng ý của chủ thể hiến, không thể đề cập tới nguyên tắc nào khác
nếu không nhắc tới sự tự nguyện. Tự nguyện ở đây đƣợc hiểu là sự tự nguyện
hoàn toàn. Điều này có nghĩa là quyết định hiến BPCT của cá nhân phải đƣợc
đƣa ra trong trạng thái hoàn toàn bình thƣờng, minh mẫn, sáng suốt và quyết
định này phải dựa trên việc họ đƣợc thông tin. Không thể có bất cứ sự hiểu
nhầm nào, ngƣời hiến phải nắm đƣợc một số thông tin liên quan đến việc BPCT
của họ có thể đƣợc lấy đi khi họ thực hiện quyền hiến của mình, đặc biệt là
những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động này cho phép họ có những cân nhắc
cần thiết trƣớc khi đƣa ra quyết định. Hiến và nhận BPCT là vấn đề nhạy cảm.
Nó liên quan đến sức khỏe của các chủ thể, phong tục tập quán của ngƣời Á
Đông và tính nhân đạo của con ngƣời Việt Nam. Vì vậy, việc lấy BPCT của một
ngƣời nào đó chỉ thực sự đƣợc tiến hành khi chắc chắn về sự đồng ý của họ,
thậm chí đó là các bộ phận đƣợc lấy trong quá trình phẫu thuật nhằm đảm bảo
lợi ích của ngƣời đƣợc phẫu thuật ví dụ: nhau thai, khối u… Tự nguyện hiến và
nhận BPCT của cá nhân phải thể hiện thông qua sự việc bày tỏ nguyện vọng hiến
mô, BPCT của mình với cơ sở y tế và đăng ký hiến thông qua mẫu đơn hoặc có
đơn tự nguyện xin phép.

Nguyên tắc tự nguyện cho phép chủ thể có quyền thay đổi, hủy bỏ
việc hiến BPCT bất cứ thời điểm nào họ muốn mà không cần đƣa ra lý do
hay sự giải thích. Họ có quyền tự do quyết định việc hiến hay không hiến
BPCT của mình. Không ít những trƣờng hợp ngƣời hiến BPCT là do bị ép
buộc, dụ dỗ… hoặc do những ngƣời thân trong gia đình tạo áp lực, gây cho
họ một sức ép về tâm lý buộc họ phải thực hiện việc hiến BPCT. Điều này
trái với ý chí tự nguyện của họ và trái với pháp luật. Bên cạnh đó, việc sử

dụng bộ phận hiến khác với mục đích đã xác định ban đầu của ngƣời hiến thì
phải có sự đồng ý của ngƣời đó. Ở đây, mọi lựa chọn của ngƣời hiến đều
đƣợc tôn trọng; không một cá nhân, tổ chức hay quyền lực nào có thể can

14


thiệp vào sự định đoạt ấy của họ. Đây là nguyên tắc phổ biến đƣợc áp dụng
chung trên toàn thế giới. Đối với ngƣời đƣợc ghép cũng phải có sự đồng ý
của họ. Trong trƣờng hợp nguy hiểm đến tính mạng, ngƣời đƣợc ghép
không thể tự quyết định ghép hay không ghép BPCT thì những ngƣời thân
của họ phải đồng ý cho họ đƣợc ghép trên cơ sở vì lợi ích của ngƣời đƣợc
ghép, đảm bảo sự sống cho ngƣời đƣợc ghép.
Nguyên tắc "Tự nguyện" đƣợc thể hiện trong pháp luật các nƣớc ở mức
độ khác nhau. Sự đồng ý trong trƣờng hợp này đƣợc vận hành theo hai cơ chế:
suy đoán và chủ động. Với cơ chế suy đoán ngƣời ta luôn có quyền lấy đi BPCT
ngƣời quá cố nếu lúc còn sống họ không phản đối. Cơ chế này đã tự động bỏ qua
khả năng "không lựa chọn" của ngƣời dân. Thực tế cho thấy, tại Pháp ngƣời dân
đăng kí từ chối rất thấp. Điều này chứng minh tính khả thi và hiệu quả của cơ
chế này. Đối với cơ chế chủ động, ngƣời ta chỉ đƣợc phép lấy BPCT của một
ngƣời khi có sự đồng ý rõ ràng, minh bạch của ngƣời đó. Cơ chế này thể hiện sự
thận trọng từ phía cơ sở y tế để đảm bảo khả năng chủ động cho ngƣời dân tham
gia đồng thời đảm bảo tính minh bạch, dân chủ công khai trong hoạt động mang
đậm tính nhân văn này. Đa phần các nƣớc đều theo cơ chế này trong đó có Việt
Nam. Nhìn chung, quy định nguyên tắc tự nguyện đối với ngƣời hiến và nhận
BPCT ngƣời của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với thực tế và phù hợp với quy
định của các nƣớc trên thế giới.

1.2.2. Nguyên tắc vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy
hoặc nghiên cứu khoa học

Xuất phát từ nhận thức con ngƣời là giá trị cao quý nhất, là trung tâm
của mọi chính sách, pháp luật, tất cả là vì con ngƣời và cho con ngƣời, trong đó,
quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con ngƣời, là cơ sở để
thực hiện các quyền con ngƣời khác. Một trong số các biện pháp bảo đảm quyền
sống cho con ngƣời chính là tạo điều kiện cả về mặt kĩ thuật, cả về mặt pháp lý
để y học có thể cứu sống đƣợc ngày càng nhiều bệnh nhân hiểm nghèo. Vì vậy,

15


mục đích chữa bệnh của việc hiến BPCT cần đƣợc đặt lên hàng đầu. Bên cạnh
đó, hiến BPCT còn nhằm mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học để tìm ra các
phƣơng thức chữa bệnh hiệu quả hơn và suy cho cùng cũng là vì con ngƣời.

Ở nƣớc ta, nhu cầu đƣợc ghép mô, BPCT ngƣời ngày càng gia tăng.
Chỉ tính đến năm 2008, cả nƣớc có khoảng 5.000 - 6.000 ngƣời suy thận mãn
cần đƣợc ghép thận. Tại Hà Nội đã có gần 1.500 ngƣời đƣợc chỉ định ghép gan
nhƣng không có nguồn cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng. Do không có nguồn hiến nên cho đến nay Việt Nam đã có
hơn 200 ngƣời phải sang Trung Quốc và một số nƣớc khác để
Comment [YUN3]: Nguồn lấy số liệu?

ghép gan, thận. Con số này chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở đó [22]. Về
nhu cầu ghép mô, đặc biệt là ghép giác mạc, đến nay, cả nƣớc có khoảng
5.000 ngƣời bệnh đang chờ đƣợc ghép giác mạc. Riêng tại Viện Mắt Trung
ƣơng, mỗi năm nhu cầu ghép giác mạc từ 500 ca/năm trở lên. Nhƣng từ năm
1985 đến nay, Viện mới chỉ ghép đƣợc 1.500 ca, riêng năm 2004 ghép đƣợc
103 ca, năm 2005 ghép đƣợc 150 ca [6]. Số giác mạc đƣợc ghép chủ yếu lấy
từ nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ do không có nguồn của
ngƣời cho giác mạc. Mặt khác, nhu cầu về giảng dạy, nghiên cứu khoa học

trên xác chết rất lớn. Vào khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ trƣớc, cứ 6 - 7
sinh viên thì có 1 xác chết để học tập, nghiên cứu giải phẫu. Nhƣng đến nay,
cả khóa trên dƣới 400 sinh viên mới chỉ có 1 xác chết, thậm chí phải dùng lại
nhiều lần do không có xác. Theo báo cáo của Trƣờng Đại học Y Hà Nội, cả
trƣờng hiện có 22 xác chết, Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí
Minh có 173 xác chết. Do đó, hiến mô, BPCT ngƣời không những là việc
làm nhân đạo mà còn giúp cho những ngƣời cần BPCT để giảng dạy có cơ
sở thực tế hơn, hiểu rõ hơn về cơ thể ngƣời hay những ngƣời cần BPCT để
nghiên cứu cũng có điều kiện để tiến hành thực nghiệm trên BPCT ngƣời
đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

16


Tuy nhiên, việc cho, tặng mô, BPCT ngƣời là cả một việc làm không
hề đơn giản. Do đó, để bổ sung nguồn cung ứng chất liệu đặc biệt luôn khan
hiếm này ngƣời cần có công tác vận động tuyên truyền thật tốt để ngƣời dân
Việt Nam hiểu đƣợc việc làm mang ý nghĩa hết sức nhân đạo, tƣơng thân,
tƣơng ái này.
1.2.3. Nguyên tắc không nhằm mục đích thƣơng mại
Đây là một nguyên tắc cũng rất quan trọng đƣợc Luật hiến, lấy, ghép
mô, BPCT năm 2006 quy định nhằm điều chỉnh và kiểm soát đặc biệt mọi
hoạt động về vấn đề này chống những hành vi thƣơng mại hóa.
Nguyên tắc phi lợi nhuận đƣợc áp dụng với tƣ cách là điều kiện đủ trong
hoạt động hiến BPCT ngƣời so với điều kiện cần là nguyên tắc tự nguyện và
mục đích hiến luật định ở trên. Nguyên tắc này đƣợc kỳ vọng nhƣ là thành trì
bảo vệ chống lại mọi hành vi vi phạm có tổ chức với cơ thể và nhất là việc buôn
bán các BPCT. Và vì thế mà nó trở thành nguyên tắc quan trọng bao trùm lên
toàn bộ hệ thống các quy định của pháp luật về vấn đề hiến BPCT ngƣời.
Nguyên tắc phi lợi nhuận bao gồm hai nội dung chính sau:

Thứ nhất, không trả tiền cho việc hiến BPCT ngƣời. Theo nội dung này,
không có việc đền bù tài chính trực tiếp cho ngƣời hiến; họ không có quyền đòi
hỏi bất kỳ sự trả giá nào cũng nhƣ đƣợc phép nhận thù lao dƣới bất kỳ hình
thức nào từ hành vi hiến BPCT của mình. Ngƣời nhận cấy, ghép, sử dụng giảng
dạy, nghiên cứu không phải trả bất kỳ khoản phí nào do việc có đƣợc BPCT
ngƣời. Đối với các bác sĩ thực hiện kỹ thuật lấy cũng không đƣợc trả thêm tiền
vì tiến hành phẫu thuật. Đây đƣợc coi là một nhiệm vụ của các bác sĩ làm việc
hƣởng lƣơng tại các cơ sở y tế. Toàn bộ các chi phí phát sinh do việc lấy BPCT
ngƣời do cơ sở y tế thực hiện lấy chi trả. Bao gồm: chi phí trực tiếp liên quan
đến hoạt động phẫu thuật, chi phí điều trị, đi lại, ăn ở, những khoản tiền mà
ngƣời hiến mất trong thời gian thực hiện việc hiến (nếu

17


có). Việc "không trả tiền" đƣợc áp dụng trên cả 4 đối tƣợng: ngƣời hiến, nhận,
bác sĩ, cơ sở y tế nhằm ngăn chặn những biến tƣớng thƣơng mại hóa cơ thể
ngƣời từ bất cứ nguồn, hƣớng nào trong hệ thống hoạt động hiến BPCT.

Đối với một đất nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, trình độ dân trí
thấp, đời sống của ngƣời dân còn nghèo thì việc kinh doanh BPCT ngƣời là
một vấn nạn xã hội. Bởi ngƣời bán luôn là ngƣời nghèo, bất chấp sức khỏe
của mình để lấy tiền còn ngƣời mua là ngƣời giàu sẵn sàng bỏ tiền mua mà
không quan tâm tới sức khỏe của ngƣời hiến. Do đó, nảy sinh nhiều nguy cơ:
vì tiền ngƣời ta sẵn sàng đánh bạc với sức khỏe của mình bán đi một phần cơ
thể thậm chí cả trong điều kiện phẫu thuật không đảm bảo vệ sinh an toàn;
nguy hiểm hơn có thể nảy sinh hiện tƣợng cƣỡng đoạt BPCT ngƣời với
đƣờng dây bắt cóc, giết ngƣời làm ảnh hƣởng tiêu cực đến các mối quan hệ
xã hội. Vì thế, pháp luật của nƣớc ta đã nghiêm cấm việc mua bán BPCT
hoặc ép buộc ngƣời khác phải hiến BPCT không vì mục đích thƣơng mại

nhằm ngăn chặn những hiện tƣợng tiêu cực và hành vi trái pháp luật có thể
phát sinh gây ra hậu quả xấu, vi phạm đạo đức xã hội.
Thứ hai, cấm quảng cáo cho một ngƣời hoặc cho một tổ chức cụ thể.
Điều này có nghĩa là: mọi hoạt động cung cấp thông tin, giới thiệu, môi giới
về nhu cầu hiến, nhận BPCT cho một ngƣời, một tổ chức cụ thể mang tính
thƣơng mại đều bị cấm. Các biến tƣớng thƣơng mại hóa rất tinh vi nên mọi
hoạt động cũng nhƣ nội dung của các chiến dịch truyền thông đến nhân dân
phải đƣợc Bộ Y tế cho phép.
Thực hiện tốt nguyên tắc "Phi thƣơng mại" nói trên là một biện pháp
đảm bảo sự bình đẳng về quyền nhận BPCT bởi nếu cho phép mua bán, sử dụng
BPCT ngƣời nhằm mục đích lợi nhuận tức là đã không tạo cơ hội chữa bệnh
bình đẳng giữa những bệnh nhân nghèo và bệnh nhân giàu, những ngƣời nghèo
sẽ hiếm có cơ hội đƣợc ghép mô, BPCT ngƣời để chữa trị bệnh.

18


1.2.4. Nguyên tắc giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến
ngƣời hiến, ngƣời đƣợc ghép, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác
Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT ngƣời và hiến lấy xác quy định cụ thể
nguyên tắc này tại Điều 38 nhằm đảm bảo trật tự các quan hệ xã hội, ngăn
chặn hiện tƣợng thƣơng mại hóa BPCT ngƣời đồng thời bảo vệ ngƣời hiến,
nhận về mặt riêng tƣ cá nhân. Nguyên tắc này rất quan trọng, nó cho phép
tránh mọi áp lực không cần thiết về tinh thần cũng nhƣ vật chất từ phía
ngƣời hiến, nhận và gia đình họ đối với nhau; qua đó ngăn chặn khả năng
thƣơng mại hóa do quan hệ trực tiếp giữa các đối tƣợng này. "Bí mật thông
tin" ở đây có nghĩa là mọi thông tin về danh tính cá nhân đều không thể
đƣợc biết đến. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu: mọi thông tin về ngƣời hiến,
nhận đều phải đƣợc mã hóa và bảo mật, ngƣời hiến không đƣợc biết căn

cƣớc ngƣời nhận và ngƣợc lại; cấm tiết lộ bất cứ thông tin nào cho phép xác
định ngƣời hiến, nhận. Bảo mật thông tin là nghĩa vụ bắt buộc của các nhân
viên hoạt động trong mạng lƣới hiến tặng. Hồ sơ ngƣời hiến, nhận sẽ đƣợc
lƣu giữ trong một thời hạn xác định trƣớc khi công bố. Nhƣng khi công bố
thì vẫn phải đảm bảo khuyết danh. Thời hạn lƣu giữ tùy thuộc vào quy định
của các nƣớc, thƣờng là 30 năm (Việt Nam có áp dụng). Nhƣng nguyên tắc
này bị tranh cãi nhiều đối với trƣờng hợp hiến giao tử, phôi. Ngƣời ta lo
ngại việc áp dụng nguyên tắc "bí mật" có nghĩa là pháp luật đã tƣớc đi quyền
đƣợc biết nguồn gốc của đứa trẻ sinh ra theo phƣơng pháp khoa học vì quan
hệ huyết thống giữa đứa trẻ và cha mẹ nó về mặt pháp lý và sinh học là
không trùng nhau. Nguyên tắc vô danh này áp dụng tƣơng đối phổ biến ở
các quốc gia và khi áp dụng cũng không gặp vấn đề gì.

Ở Việt Nam, về mặt lý thuyết, nguyên tắc này áp dụng cho tất cả
trƣờng hợp hiến BPCT, không phân biệt hiến khi còn sống hay đã chết. Tuy
nhiên nhƣ các nƣớc, Việt Nam thừa nhận trong phạm vi áp dụng của nguyên

19


×