TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên Khóa: 2011-2015
Đề tài:
THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM HIỆN HÀNH
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Nguyễn Thị Thúy Loan
Bộ môn Luật Tư Pháp
MSSV: 5117318
Cần Thơ, 11/2014
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày….. tháng…..năm 2014
i
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
Ngày….. tháng…..năm 2014
ii
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
TỪ VIẾT TẮT
DIỄN GIẢI
1
BLDS
Bộ luật dân sự
2
BLTTDS
Bộ luật tố tụng dân sự
3
LDĐ
Luật đất đai
4
QSDĐNN
Quyền sử dụng đất nông nghiệp
5
UBND
Ủy ban nhân dân
iii
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................................ 2
5. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP .................................................................................................. 4
1.1 Khái niệm chung về thừa kế và quyền thừa kế ................................................ 4
1.1.1 Khái niệm chung về thừa kế .................................................................... 4
1.1.2 Khái niệm về quyền thừa kế .................................................................... 5
1.2 Khái niệm chung về quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất nông
nghiệp ....................................................................................................................... 6
1.2.1 Khái niệm về quyền sử dụng đất .............................................................. 6
1.2.2 Khái niệm về quyền sử dụng đất nông nghiệp .......................................... 8
1.2.3 Khái niệm về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ............................. 9
1.3 Các nguyên tắc của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ......................... 11
1.3.1 Nguyên tắc chung của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ............. 11
1.3.1.1 Nguyên tắc bảo hộ quyền thừa kế của cá nhân ................................ 11
1.3.1.2 Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế ................................................... 11
1.3.1.3 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản và ý chí
của người thừa kế ............................................................................................ 14
1.3.1.4 Nguyên tắc cũng cố, giữ vững tình yêu thương và đoàn kết trong gia
đình ................................................................................................................. 15
1.3.2 Nguyên tắc riêng của chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp . 16
1.4 Lược sử hình thành và sự phát triển của chế định thừa kế quyền sử dụng đất
nông nghiệp trong pháp luật Việt Nam .................................................................... 17
1.4.1 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất dưới thời Lê .................................. 17
1.4.2 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới thời Nguyễn. ..... 17
1.4.3 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới thời Pháp thuộc . 18
iv
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
1.4.4 Từ Cách mạng tháng Tám năm 1954 đến nay ........................................ 18
1.5 Đặc trưng của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ................................. 19
1.5.1 Đặc trưng so với các hình thức chuyển quyền sử dụng đất khác ............. 20
1.5.2 Đặc trưng so với việc thừa kế các tài sản thông thường .......................... 20
1.6 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp với quyền sở
hữu .......................................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2. THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ...................................... 23
2.1 Thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ................................. 23
2.1.1 Đối với người có tài sản chết ................................................................. 23
2.1.2 Đối với người bị Tòa án tuyên bố chết ................................................... 24
2.2 Người để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất nông nghiệp ...................... 26
2.2.1 Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân được nhà nước giao đất ........... 28
2.2.2 Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân được nhà nước chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp........................................................................................... 30
2.2.3 Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân được nhà nước cho thuê đất. .... 32
2.2.4 Thành viên của hộ gia đình để thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp.. 33
2.3 Điều kiện để được coi là di sản thừa kế về quyền sử dụng đất nông nghiệp .. 35
2.3.1 Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ............................. 35
2.3.2 Đất nông nghiệp không có tranh chấp .................................................... 37
2.3.3 Quyền sử dụng đất nông nghiệp không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
............................................................................................................................ 37
2.3.4 Trong thời hạn sử dụng đất nông nghiệp ................................................ 38
2.4 Người được quyền hưởng thừa kế về quyền sử dụng đất nông nghiệp .......... 39
2.4.1. Phải còn sống vào thời thời điểm mở thừa kế........................................ 40
2.4.2 Không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản ..................... 42
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐu GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP ............................................................................................................ 45
3.1 Thực tiễn áp dụng về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.................................................................................................... 45
3.1.1 Hòa giải tại Ủy ban Nhân Dân cấp xã. ................................................... 46
v
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
3.1.2 Các vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất
nông nghiệp tại Tòa án......................................................................................... 47
3.1.2.1 Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là quá ngắn........................... 47
3.1.2.2 Các trường hợp không áp dụng thơi hiệu khởi kiện về quyền thừa kế.
........................................................................................................................ 48
3.1.3 Ưu tiên chia hiện vật cho các thành viên còn lại của hộ gia đình đối với
trường hợp người để lại quyền thừa kế sử dụng đất nông nghiệp là thành viên của
hộ gia đình. .......................................................................................................... 51
3.1.4 Độ tuổi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất ......................................................................... 53
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nông
nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay................................................................ 53
3.2.1 Hướng nhìn mới về thủ tục hòa giải tại cấp xã đối với tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất nông nghiệp. ........................................................................... 53
3.2.2 Kéo dài thời hiệu khởi kiện đối với di sản là quyền sử dụng đất nông
nghiệp.................................................................................................................. 55
3.2.4 Nên ưu tiên chia hiện vật cho thành viên còn lại của hộ gia đình đối với
trường hợp người để thừa kế quyền sử dụng đất là thành viên của Hộ gia đình. ... 56
3.2.5 Hướng nhìn mới đối với việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ................................................................... 56
3.2.6 Nên bỏ Chương XXXIII về Thừa kế quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân
sự 2005 ................................................................................................................ 57
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 58
vi
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trong quá trình
chuyển đổi và pháp triển về mọi mặt của đời sống. Thế nhưng muốn phát triển
đất nước, trươc tiên cần xây dựng mỗi gia đình hạnh phúc, hòa thuận vì mỗi gia
đình là tế bào của xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó, trong những năm qua Đảng
và Nhà nước ta đã đề và thực hiện những chủ trương, đường lối nhằm đổi mới
toàn diện đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật. Việt Nam là một nước coi
trọng quyền công dân nói chung và quyền thừa kế là một trong những quyền cơ
bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Nó trở thành một nguyên tắc hiến định.
Quyền thừa kế đối với di sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng không kém
phần quan trọng, là một hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của người
sử dụng đất nông nghiệp. Với vai trò thiết thật như vậy, chế định thừa kế quyền
sử dụng đất nông nghệp có giá trị rất quan trọng trong Bộ luật Dân sự và Luật
Đất đai.
Trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật trải qua các thời kì
đều giành phần quan tâm sâu sắc đến quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông
nghiệp. Tuy nhiên về thực tiễn do sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế xã hội của đất nước, nên pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp
hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực
tế. Còn một số quy định của pháp luật về thừa kế còn quy định chung chung,
chưa chi tiết, rõ ràng lại còn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng vấn đề.
Vì vậy, có nhiều quan điểm trái chiều, chưa thống nhất nên khi áp dụng vào thực
tế sẽ xảy ra tình trạng không thống nhất trong cách hiểu cũng như cách giải
quyết. Điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn
trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội.
Trước tình hình thực tế về việc thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất
nông nghiệp những năm qua dù đã đạt được một số thành tựu tốt đẹp, đáp ứng
được nhu cầu, nguyện vọng và đảm bảo cho quyền lợi cho những người có liên
quan. Bên cạnh đó, còn có không ít trường hợp xảy ra mâu thuẩn, bất đồng giữa
những người được hưởng thừa kế. Sở dĩ còn tồn tại những bất cập đó là do nhiều
nguyên nhân trong đó phải kể đến là phần lớn trong số họ không hiểu biết về
pháp luật hoặc do phong tục tập quán lạc hậu đã xâm phạm quyền lợi của họ.
Từ thực trạng này, người viết nhận thất sự cấp thiết trong lý luận và thực
tiễn thi hành của chế định này trong giai đoạn hiện nay và đi vào nghiên cứu về
vấn đề này là việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Xuất phát từ các lý do đó, người
1
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
viết chọn đề tài “Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt
Nam hiện hành” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài “Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo
pháp luật Việt Nam hiện hành” nhằm làm sáng tỏ những quy định của pháp luật
có liên quan đến chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá
thực trạng của việc áp dụng những quy định của pháp luật này trong cuộc sống
thường nhất. Trên cơ sở đó nêu lên những quan điểm, giải pháp nhằm khắc phục
những bất cập trong việc áp dụng pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất nông
nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là phương thức, thao tác được người viết lựa
chọn, sử dụng để sáng tạo ra tri thức mới về đối tượng. Nói đơn giản hơn,
phương pháp là “cách thức thực hiện luận văn”. Thông qua đó thấy được những
mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của vấn đề đang nghiên cứu để đưa ra
những kiến nghị và hoàn thiện vấn đề. Trong các phương pháp hiện hành được
dùng, người dùng chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các điều khoản của pháp luật
về thừa kế người viết đã phân tích nó thành những yếu tố đơn giản để nghiên cứu
và làm sang tỏ vấn đề sau đó tổng hợp các vấn đề có liên quan đã được phân tích.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Vận dụng phương pháp này, người viết
so sánh những điểm giống nhau cũng như những điểm khác nhau của pháp luật
về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp qua các thời kỳ. Bên cạnh đó, đối
chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra và giải quyết những khó khăn thách thức
trong chế định này.
Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập và nghiên cứu tài
liệu là một công việc quan trọng trong bất kỳ một hoạt động nghiên cứu nào. Để
thuận tiện cho việc nghiên cứu, người viết đã thu thập nhiều tài liệu khác nhau
như: sách bình luận khoa học về thừa kế, giáo trình, Tập chí… và tiếp thu nó.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi các quy định của
pháp luật Việt Nam. Đặc biệt tập trung nghiên cứu các quy phạm của pháp luật
hiện hành. Do mức độ phức tạp trong lĩnh vực thừa kế nói chung và vấn đề thừa
kế quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, người viết chỉ tập trung nghiên cứu
các chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp trong nước, các bất cập
trong việc áp dụng các quy định này và tìm ra giải pháp nhằm khắc phục.
2
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn
còn có phần nội dung nghiên cứu được cơ cấu thành ba chương :
Chương 1. Cơ sở lý luận về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp
Chương 2. Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp trong hệ thống pháp
luật Việt Nam hiện hành.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về
thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp
3
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1 Khái niệm chung về thừa kế và quyền thừa kế
1.1.1 Khái niệm chung về thừa kế
Con nguời, cũng như bất kỳ một chủ thể nào khác, muốn tồn tại và phát
triển đều phải dựa trên những cơ sở vật chất nhất định. Của cải do con người tạo
ra hợp pháp sẻ thuộc sở hữu của họ và có các quyền năng chiếm hữu, sử dụng
chúng để thỏa mãn các nhu cầu cho mình trong sản xuất, tiêu dùng và có quyền
định đoạt chúng khi cần thiết. Khi chết, những tài sản thuộc sở hữu còn lại của họ
sẽ được dịch chuyển cho người khác. Quá trình dịch chuyển tài sản này được gọi
là thừa kế. Theo cách cách hiểu thông thường thì thừa kế là quá trình dịch
chuyển tài sản từ người đã chết cho những người còn sống khác.1 Như vậy, thừa
kế là việc người sống thay thế cho người chết thực hiện các quyền của chủ sở
hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết theo sự chỉ định của người
chết hoặc có thể theo pháp luật.
Trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, con người cũng biết đến việc
để lại tài sản cho những người còn sống sử dụng tài sản đó. Tuy nhiên, việc để lại
tài sản của người chết không có một chứng thư hay bất cứ gì để chứng minh
người chết đã để lại tài sản vì đây là chế độ sở hữu của cộng đồng, nó chỉ đơn
giản là việc người này chết đi để lại tài sản thì người khác còn sống sẽ sử dụng,
thế hệ này không còn thì tài sản sẽ do thế hệ sau tiếp tục sử dụng. Có thể nói
rằng, trong thời kỳ này chưa có khái niệm về thừa kế.
Từ khi có nhà nước, mỗi nhà nước đều sử dụng những công cụ hữu ích để
quản lý xã hội và pháp luật. Lúc này, tài sản không còn là thuộc sở hữu chung
của cộng đồng nữa mà là thuộc sở hữu cá nhân, một người chết đi việc để lại tài
sản cho những người còn sống không thể không có một chứng thư hay bất cứ thứ
gì để chứng minh mà người chết đó đã để lại cùng tài sản là một chứng thư để
chứng minh việc để lại tài sản của mình, nếu người này không để bất cứ thứ gì
thì pháp luật cũng có những chế định để bảo vệ chế độ chiếm hữu tư nhân cũng
như việc bảo vệ quyền lợi cho những người thân thuộc của người chết đó.
1
Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Pháp luật về thừa kế và giải quyết tranh chấp, Nxb Tư pháp, Hà
Nội, 2013, tr. 7.
4
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Nói chung, việc một người chết đi để lại tài sản cho người sống và người
sống này có quyền sở hữu nó theo di chúc hoặc theo pháp luật đó chính là thừa
kế hay “Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho”.2
1.1.2 Khái niệm về quyền thừa kế
Quyền thừa kế là một phạm trù pháp luật, chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã
hội đã có nhà nước và pháp luật. Nhà nước quản lý xã hội thông qua cơ chế điều
chỉnh các quan hệ các quan hệ, hiện tượng phát sinh trong xã hội bằng pháp luật
chính là việc nhà nước ban hành ra luật và dùng luật tác động đến các quan hệ,
hiện tượng xã hội. Thừa kế cũng không nằm ngoài cơ chế điều chỉnh này. Vì vậy,
về phương diện khách quan (nghĩa rộng) thì quyền thừa kế là tổng hợp các quy
phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển
tài sản tài sản từ người đã chết cho chủ thể khác.3 Ở phương diện này thì quyền
thừa kế còn được gọi là pháp luật thừa kế.
Ngoài ra, dưới góc độ thu hẹp quyền thừa kế được hiểu là quyền năng để
người đó có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của
mình cho những người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo quy định của pháp luật. 4 Pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của cá nhân
với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, khi còn sống, họ có
quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác thông qua các hợp đồng dân sự
như bán, tặng cho. Trước khi chết, họ có quyền định đoạt việc dịch chuyển tài
sản đó cho ai sau khi họ chết. Nếu việc định đoạt này được thực hiện bằng ý chí
của họ thể hiện trong di chúc đã lập thì được gọi là quyền để lại thừa kế theo di
chúc. Trong trường hợp người để lại di sản không lập di chúc hoặc có lập nhưng
di chúc không có hiệu lực pháp luật thì di sản của họ được dịch chuyển cho
người khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp này được gọi là quyền để lại
thừa kế theo pháp luật của cá nhân. Người được thừa kế trong trường hợp này
phải là người có quan hệ hôn nhân, gia đình hoặc quan hệ huyết thống, nuôi
dưỡng và phải ở nhóm thân thích nhất đối với người chết. Quy định này chính là
việc pháp luật phỏng đoán mong muốn của người chết trong việc dịch chuyển tài
sản mà họ để lại cho những ai.
2
Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng,
2000, tr. 972.
3
Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb Tư
Pháp, Hà Nội 2013, tr.8.
4
Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005.
5
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Ngoài ra, cá nhân có thể có quyền hưởng di sản. Nếu việc hưởng di sản
của một người được xác định theo ý chí của người để lại di sản thể hiện trong di
chúc của họ thì được gọi là quyền hưởng di sản theo di chúc. Nếu việc hưởng di
sản của một người được xác định theo quy định của pháp luật thì được gọi là
quyền hưởng di sản theo pháp luật.
Việc để lại thừa kế, việc nhận di sản thừa kế là hai phạm trù khác nhau, là
hai cặp đối lập nhưng lại cùng thống nhất với nhau, là hai yếu tố cấu thành nên
khái niệm quyền thừa kế. Hai yếu tố này liên hệ mật thiết với nhau để qua đó
phản ánh quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết sang cho người sống
khác.
Như vậy, theo quy định pháp luật, quyền thừa kế của cá nhân bao gồm:
Quyền để lại di sản theo di chúc;
Quyền để lại di sản theo pháp luật;
Quyền nhận di sản theo di chúc;
Quyền nhận di sản theo pháp luật.
Như vậy, quyền để lại di sản của người có tài sản cho người thừa kế và
quyền được thừa kế di sản là hai nội dung cơ bản của quyền thừa kế được pháp
luật công nhận và bảo vệ.
1.2 Khái niệm chung về quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất
nông nghiệp
1.2.1 Khái niệm về quyền sử dụng đất
Khác với các nước tư bản chủ nghĩa, Việt Nam là một nước xã hội chủ
nghĩa được xây dựng trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Trong đó, đất đai
là tư liệu sản xuất cốt lõi, cơ bản. Do vậy đất đai ở Việt Nam thuộc hình thức sở
hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Các chủ thể khác như hộ gia đình, cá nhân, tổ
chức, cơ sở tôn giáo … chỉ được nhà nước trao cho một số quyền để sử dụng và
khai thác lợi ích trên đất. Thực tế họ không có quyền năng của chủ sở hữu, cái họ
có chỉ là quyền sử dụng đất. Xuất phát từ tầm quan trọng của loại tài sản đặc biệt
này, việc xây dựng khái niệm quyền sử dụng đất góp phần quan trọng trong việc
xác định quyền năng cụ thể của người sử dụng đất.
Từ khi giành được độc lập đến nay, Quốc hội đã thông qua nhiều Luật đất
đai (LĐĐ), mà gần đây nhất là LĐĐ 2013. Tuy nhiên khái niệm quyền sử dụng
đất vẫn chưa được luật hóa chính thức. Do đó có dẫn đến nhiều cách hiểu khác
nhau cho vấn đề này, chể:
6
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Theo TS. Lê Xuân Bách,“Quyền sử dụng đất là một bộ phận cấu thành
của quyền sở hữu đất. Thông qua việc được độc quyền giao đất, cho thuê đấtNhà nước trao cho người sử dụng đất thực hiện trong thời hạn thuê đất, nhận
giao đất những quyền và nghĩa vụ nhất định, trong đó có sự phân biệt theo loại
đất, theo đối tượng sử dụng đất, theo hình thức thuê đất hoặc giao đất”.5 Như
vậy, quyền sử dụng đất là một trong ba quyền năng cơ bản của quyền sở hữu,6
quyền sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những đối với chủ sở
hữu tài sản, mà còn đối với các chủ thể khác trong mối liên quan tới đối tượng sở
hữu là tài sản.
Riêng đối với TS. Nguyễn Ngọc Điện, “Khái niệm quyền sử dụng đất bao
hàm quyền sử dụng đất đích thực, phát sinh từ việc chính thức giao đất hoặc cho
thuê, và quyền sử dụng đất tiềm năng, là quyền của người đang sử dụng đất mà
chưa chính thức hóa quyền của mình trong quan hệ với Nhà nước, vì một lý do
nào đó”.7 Đứng dưới góc độ khoa học luật, tác giả lại có hướng nhìn mới đối với
khái niệm này, đó là việc phân chia thành quyền sử dụng đất “đích thực” và
“tiềm năng” .
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng “Quyền sử dụng đất là quyền khai thác
các thuộc tính có ích của đất để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của đất nước”.8 Theo quan điểm này thì khái niệm quyền sử dụng đất được
xem xét với góc độ kinh tế nhằm mục tiêu phát triển đất nước.
Mặc dù LĐĐ 2013 và BLDS 2005 không xây dựng khái niệm quyền sử
dụng đất nông nghiệp (QSDĐNN) nhưng thông qua quy định quyền sử dụng
chúng ta có thể khái quát lên khái niêm QSDĐNN. Theo đó, “Quyền sử dụng là
quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.9 Quyền khai thác
công dụng của tài sản được thực hiện tùy thuộc vào từng loại tài sản kết hợp với
mục đích sử dụng của người sử dụng chúng. Chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu
5
Lê Xuân Bách, Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt
Nam, Nxb khoa học kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội, 2003, tr. 83.
6
Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2005.
7
Nguyễn Ngọc Điện, Cấu trúc kỹ thuật của hệ thống pháp luật sở hữu bất động sản Việt Nam, góc
nhìn pháp luật, Tập chí nghiên cứu lập pháp, số 6, 2007.
8
Trần Quan Huy, Giáo trình luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Đại học Luật Hà Nội , 2008, Tr.92.
9
Điều 192 Bộ luật Dân sự 2005.
7
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
hợp pháp tài sản khai thác những giá trị sử dụng của tài sản nhằm phục vụ nhu
cầu trong sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể
khái niệm về “Đất”, nhưng thông qua quy định tại Điều 10 LĐĐ 2013 thì có thể
hiểu “ Đất” bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm
đất chưa sử dụng. Theo Hiến pháp 2013 thì “Đất đai... do Nhà nước đầu tư, quản
lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý”.10 Như vậy, chủ thể để quản lý, sử dụng định đoạt đất chính
là Nhà nước - chủ thể đặc biệt trong việc thực hiện quyền sở hữu. Nhà nước thực
hiện mọi quyền năng của mình thông việc trao quyền của nhân dân. Bên cạnh đó,
đất cũng là một tài sản đặc biệt, chính vì thế đất vừa là đối tượng trong quan hệ
pháp LĐĐ vừa là đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự.
Tóm lại, quyền sử dụng đất là một loại tài sản và được quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông
nghiệp và nhóm đất khác. Người sử dụng đất có quyền khai thác công dụng của
đất (trồng trọt, chăn nuôi..) hay hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất và làm phát sinh
quan hệ giữa đại diện chủ sở hữu (Nhà nước) với người sử dụng đất. Như vậy,
quyền của chủ sở hữu đối với đất đai là quyền mang tính tuyệt đối còn QSDĐ
của người sử dụng đất chỉ là quyền phái sinh, chịu sự lệ thuộc vào quyền sở hữu
toàn dân về đất đai;
1.2.2 Khái niệm về quyền sử dụng đất nông nghiệp
Theo cách hiểu thông thường, đất nông nghiệp là những vùng đất hoặc
khu vực thích hợp cho việc sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt
và chăn nuôi. Theo quy định LĐĐ 2013 thì nhóm đất nông nghiệp bao gồm
những loại đất sau:
Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng
đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất
sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt,
kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí
nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.11 Cụ thể,
10
Điều 53, Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
11
Khoản 1 điều 10 Luật đất đai năm 2013.
8
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thủy sản, đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp khác. Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng. Đất khoanh
nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi
rừng bằng hình thức tự nhiên là chính). Đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho
thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo
loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng.
Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi,
trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi
trồng nước ngọt.
Đất làm muối: Là đất cát ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà
kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các
hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng
trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ
sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá
nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản
xuất nông nghiệp.
Do đó, QSDĐNN là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
và một số đất nông nghiệp khác.
1.2.3 Khái niệm về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp
Trước đây, BLDS 1995 quy định rất hạn chế chủ thể được nhận thừa kế
QSDĐNN, theo đó để được thừa kế QSDĐNN để trồng cây hàng năm, nuôi
trồng thủy sản thì người nhận thừa kế QSDĐNN theo di chúc hoặc theo pháp luật
phải là người có đủ các điều kiện sau: Người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật
hoặc thừa kế thế vị của người thừa kế đó; có nhu cầu sử dụng đất và có điều kiện
trưc tiếp sử dụng đất; chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạng mức theo quy
định của pháp luật đất đai (Điều 740,741,741 BLDS 1995). Quy định này nhằm
hạn chế quyền của người thừa kế quyền sử dụng đất, cũng như quyền của người
nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Bởi trong trường hợp cùng là con cháu trong gia
đình, có người được hưởng thừa kế, có người không được hưởng, mà người
9
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
không được hưởng đôi khi lại chính là người đang làm nghĩa vụ với Nhà nước.
Ví dụ như lúc mở thừa kế họ đang tại ngũ nên không có điều kiện trực tiếp sử
dụng đất đúng mục đích thì không thể chia thừa kế QSDĐNN để trồng cây hàng
năm, nuôi trồng thuỷ sản, bên cạnh đó việc luật quy định “có điều kiện trực tiếp
sử dụng đất đúng mục đích” buộc người được thừa kế phải trực tiếp cày, cuốc
trên mảnh đất là không hợp lý, bởi nếu quy định như vậy sẽ không khuyến khích
việc tích tụ, tập trung đất để sản xuất trên quy mô lớn, không khuyến khích người
dân tích cực đầu tư, cải tạo đất… .
Nhận rõ những hạn chế trên, khi soạn thảo, ban hành LĐĐ năm 2003 sau
này là LĐĐ 2013 đã có sự thay đổi rất lớn, LĐĐ thực sự coi quyền sử dụng đất
như một loại tài sản, mặt khác đã thể hiện rõ quyền được hưởng thừa kế quyền sử
dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tại điểm đ khoản 1 Điều
179 LĐĐ 2013 quy định: “Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử
dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì
quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa
kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186
của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.
Theo quy định tại chương 33, phần thứ 5 BLDS năm 2005 thì: “cá nhân
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền
thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp
luật về đất đai”.12 Như vậy, không chỉ những trường hợp được nhà nước giao đất,
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất
mà cả trường hợp được nhà nước cho thuê đất cũng được để thừa kế quyền sử
dụng đất. Đối với đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình thì việc thừa kế quyền
sử dụng đất của hộ gia đình đã được quy định hoàn toàn khác so với BLDS 1995.
Theo quy định tại Điều 735 thì: “Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong
hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho
những người thừa kế theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật
về đất đai”.
12
Điều 734 Bộ luật dân sự năm 2005.
10
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Như vậy, BLDS 2005 không còn có sự phân biệt việc thừa kế QSDĐNN
của cá nhân và hộ gia đình và cũng không còn sự phân biệt giữa các loại đất ở,
đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi
trồng thủy sản. Hay nói cách khác là không đặt ra điều kiện khác nhau trong việc
thừa kế QSDĐNN để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản với đất nông
nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng. Đây là một quy định
hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và là một thuận lợi cho các
Toà án khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
1.3 Các nguyên tắc của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp
1.3.1 Nguyên tắc chung của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp
1.3.1.1 Nguyên tắc bảo hộ quyền thừa kế của cá nhân
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà
nước bảo hộ.Quy định này đã được khẳng định tại Hiến pháp 2013, Quyền sở
hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.13 Trên cơ sở đó Điều 631
BLDS 2005 đã xác định rõ nội dung của quyền này. Trước hết đảm bảo cho mọi
cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình “Điều có quyền
để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Điều quan trọng là mỗi
cá nhân đều có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Thậm chí
là quyền từ chối di sản thừa kế. Mặt khác nhà nước còn bảo hộ quyền thừa kế,
thể hiện trong việc đảm bảo cho mọi công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp
pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất. Đặc biệt là “tài
sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không giới hạn về số lượng, giá trị”... Do đó
tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản
thừa kế khi người đó chết, được nhà nước tôn trọng và pháp luật bảo vệ. Đây là
một nội dung quan trọng đánh dấu sự phát triển mới và là bản chất ưu việt
của pháp luật thừa kế ở nước ta.
1.3.1.2 Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế
Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá nhân đã được quy định cụ thể
trong BLDS 1995 theo đó: “mọi cá nhân đều bình đằng về quyền để lại tài sản
của mình cho người khác và hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.14
Quy định này được giữ nguyên tại Điều 632 BLDS 2005 .Đây là sự cụ thể hóa
nguyên tắc bình đẳng đã được quy định trong Điều 5 BLDS 2005 “Trong quan
13
khoản 2 điều 32 Hiến pháp năm 2013.
14
Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 1999.
11
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới
tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn
hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau”, đồng thời theo Hiến
pháp 2013 quy định tại Điều 16: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.
Như vậy, nếu nguyên tắc bình đẳng được quy định trong Điều 5 BLDS 2005 là
quy định về sự bình đẳng giữa các chủ thể khi họ tham gia vào các quan hệ dân
sự với nhau, thì nguyên tắc bình đẳng trong thừa kế QSDĐNN quy định tại Điều
632 BLDS 2005 là quyền bình đẳng của giữa các cá nhân với nhau trong việc để
lại di sản và hưởng di sản thừa kế.
Tuân thủ nguyên tắc này, việc thừa kế QSDĐNN sẽ gạt bỏ được tư tưởng
trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng trong thừa
kế mà chế độ phong kiến đã để lại và ăn sâu vào trong ý thức hệ của đa số người
dân từ bao đời nay. Theo đó, sự bình đẳng sẽ dần dần được thiết lập trong lĩnh
vực thừa kế QSDĐNN.
Vì vậy, cần phải thấy rằng, quy định về bình đẳng giữa các cá nhân trong
việc để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc
hoặc theo pháp luật là việc Điều 632 BLDS 2005 hướng tới với những nội dung
sau.
Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu
chung hợp nhất của vợ chồng trước khi chết
Trước đây, pháp luật Việt Nam thời phong kiến ghi nhận quyền gia trưởng
của người chồng trong gia đình và tước đi tư cách chủ thể của người phụ nữ khi
lấy chồng. Nên pháp luật về thừa kế ở thời kỳ này thể hiện hết sức rõ nét về sự
bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng.
Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay luôn ghi nhận và bảo đảm quyền bình
đẳng của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Việc đảm bảo cho người phụ nữ có
quyền bình đẳng với nam giới trong việc định đoạt tài sản chung được cụ thể hóa
thành luật bao gồm việc “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài
sản chung”15 và “Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
chung bất cứ khi nào …..Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy
bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết
thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của
mình”.16
15
Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005.
16
Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2005.
12
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Vợ chồng có quyền hưởng di sản của nhau khi một bên chết trước.
Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, pháp luật về thừa kế quyền sử dụng
đất thời phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ. Coi trọng tuyệt đối quyền
của người chồng với tư cách là người đứng đầu trong gia đình. Nên pháp luật
thời phong kiến quy định rất khắc khe. Theo đó, người vợ chết trước, người
chồng trở thành chủ sở hữu duy nhất tất cả của cải chung, trong đó bao gồm cả
tài sản riêng của vợ.17 Ngược lại, nếu người chồng chết trước, người vợ chỉ có
quyền quản lý khối tài sản chung để phục vụ cho lợi ích của cả gia đình. Người
vợ chỉ được hưởng dụng tài sản riêng của chồng khi không còn người thừa kế
bên nội, bên ngoại khác của chồng.18 Nếu người chồng chết trước mà người vợ
tái giá thì phải để lại cho con tài sản chung của vợ chồng, phải trả lại cho gia đình
bên chồng toàn bộ tài sản riêng của người chồng, người vợ chỉ được mang theo
những gì thuộc tài sản riêng của mình.19
BLDS hiện hành của nhà nước ta đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa vợ
chông trong việc hưởng di sản của nhau thông qua “hàng thừa kế thứ nhất
gồm:Vợ, chồng...của người chết”.20 Theo quy định này thì nếu một trong hai chết
trước thì người còn lại (vợ hoặc chồng) sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ
được hưởng di sản.
Cha, mẹ có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của con
Cũng theo quy định tại Điều 676 BLDS 2005 thì bên cạnh vợ chồng thuộc
hàng thừa kế thứ nhất thì cha, mẹ cũng đồng hàng thừa kế với vợ chồng trong
việc hưởng di sản theo pháp luật và được hưỡng phần di sản như nhau.
Những người thân thích khác của người chết được hưởng di sản của
người đó một cách ngang nhau nếu họ cùng một hàng thừa kế
Nếu pháp luật về thừa kế ở Việt Nam trong thời phong kiến quy định di
sản do người chết để lại sẽ được chia thừa kế cho những người thuộc bên nội của
người đó, trong trường hợp không còn ai bên nội, di sản mới được chia cho
những người thân thích bên ngoại của họ. Theo quy định BLDS 2005 thì ông bà
có quyền hưởng ngang nhau khi hưởng di sản của cháu mà không phân biệt là
17
Điều 113 Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931.
18
Điều 341 Bộ dân luật Trung kỳ năm 1931.
19
Điều 359 Bộ dân luật Trung kỳ năm 1931.
20
Điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.
13
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
bên nội hay bên ngoại.21 Các Cháu, không phân biệt là bên nội hay bên ngoại.
Các cháu, không phân biệt cháu nội hay cháu ngoại, cháu trai hay cháu gái mà
luôn có quyền ngang nhau khi hưởng thừa kế của ông hoặc bà ở hàng thừa kế thứ
hai. Anh chị em ruột có quyền ngang nhau khi hưởng di sản của người chết là
anh, chị, em ruột của mình mà không phân biệt anh trai với chị gái, em trai với
em gái. Các cụ có quyền ngang nhau khi hưởng di sản của người chết là chắt mà
không phân biệt cụ nội hay cụ ngoại.
1.3.1.3 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản và ý
chí của người thừa kế
Tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản
Theo nguyên tắc này, các cá nhân khi đã có đủ năng lực chủ thể đều có
quyền bằng ý chí của mình để giải quyết định có lập di chúc hay không, phân
định tài sản cho ai, cho mỗi người bao nhiêu, cho loại tài sản nào, để lại bao
nhiêu phần di sản để di tặng hoặc dùng vào việc thờ cúng hoàn toàn theo sự tự
nguyện của họ mà không được ép buộc và ngăn cản. Ngoài ra, người đã lập di
chúc luôn có quyền thay đổi sự định đoạt của mình thông qua việc sữa đổi, bổ
sung hoặc thay thế di chúc.
Nếu một người đã chết để lại di chúc và di chúc có hiệu lực pháp luật thì
phải căn cứ vào di chúc để dịch chuyển di sản của họ cho những người thừa kế
theo ý chí mà họ đã thể hiện trong di chúc đó. Chỉ có thể dịch chuyển di sản của
họ cho người thừa kế theo quy định của pháp luật trong trường hợp không có di
chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật.
Tôn trọng ý chí của người thừa kế
Bản chất của quan hệ dân sự là các chủ thể luôn được tự do ý chí khi thiết
lập và thực hiện các quan hệ mà họ tham gia. Vì vậy, trong quan hệ thừa kế
QSDĐNN, pháp luật nước ta cũng cho phép chủ thể được hưởng thừa kế có
quyền bằng ý chí của mình để quyết định sự lựa chọn: nhận hay không nhận di
sản thừa kế. “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ
chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người
khác”.22
21
Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.
22
Khoản 1 Điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005.
14
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Theo đó, “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền,
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.23 Như vậy, bắt đầu từ thời điểm mở thừa
kế người thừa kế có quyền hưởng di sản, mà nếu như đã có quyền thì họ có thể
bằng ý chí của mình quyết định đối với quyền đó. Vì vậy, ngoài việc có quyền từ
chối nhận di sản, người thừa kế còn có thể nhường quyền hưởng di sản cho người
khác (mặc dù vấn đề này chưa được luật hiện hành quy định).
Chú ý: Khi thực hiện các quyền nói trên, người thừa kế cần phải:
Một là: Nếu việc từ chối nhận di sản phải thực hiện các thủ tục tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì việc nhường quyền
hưởng di sản phải tuân thủ các điều kiện của một giao dịch dân sự.
Hai là: Từ chối nhận di sản không cần xác định người hưởng di sản (phần
từ chối) là ai nhưng nhường quyền hưởng di sản phải xác định cụ thể người được
nhường quyền.
Ba là: Chỉ định từ chối nhận di sản trong thời hạn sáu tháng kể từ thời
điểm mở thừa kế nhưng việc nhường quyền hưởng di sản không bị hạn chế về
thời hạn, miễn là trước khi di sản thừa kế được phân chia.
Bốn là: Nếu phần di sản bị từ chối nhận di sản là phần di sản được thừa kế
theo di chúc thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người đó trở nên
không còn hiệu lực. Nên phần di sản đó được chia cho tất cả những người thừa
kế theo pháp luật của người để lại di sản. Trong trường hợp quyền hưởng di sản
là thừa kế theo pháp luật bị từ chối thì phần di sản đó thuộc về những người thừa
kế theo pháp luật còn lại. Tuy nhiên, nếu nhường quyền hưởng di sản thì theo
phần di sản đó chỉ thuộc về người được nhường (đã được xác định theo ý chí của
người nhường quyền nhận di sản).
1.3.1.4 Nguyên tắc cũng cố, giữ vững tình yêu thương và đoàn kết trong
gia đình
Nguyên tắc này xuất pháp từ nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự, đó
là: Việc xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc
dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người
và giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Bằng các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLDS, pháp luật thừa kế
nói chung và thừa kế QSDĐNN nói riêng ở nước ta đã bảo vệ lợi ích hợp pháp
23
Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2005.
15
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
của mọi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, xóa bỏ
tàn tích mà chế độ thừa kế của thực dân trong lĩnh vực thừa kế QSDĐNN đã để
lại bao đời nay. Góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người dân.
1.3.2 Nguyên tắc riêng của chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông
nghiệp
Chế định thừa kế QSDĐNN cũng quan trọng như bất kì một chế định pháp
luật khác, nếu như một chế định pháp luật luôn được pháp luật quan tâm và ghi
nhận thì có nguyên tắc nhất định. Đặc biệt, chế định thừa kế QSDĐNN là một
chế định được pháp luật Dân sự dành rất nhiều sự quan tâm và được bảo hộ trong
mối quan hệ với các chế định khác và chịu sự điều chỉnh của bởi những nguyền
tắc chung của pháp luật Dân sự.
Là một chế định khá đặc biệt quan trọng, đặc thù bởi sự dịch chuyển
quyền sử dụng đất của người chết cho người sống. Vì vậy, ngoài những nguyên
tắc chung điều chỉnh về thừa kế thì chế định thừa kế có nguyên tắc riêng và đặc
thù để định hướng cho những quy phạm pháp luật về thừa kế QSDĐNN Chịu sự
điều chỉnh của luật chung và luật riêng.
Quyền sử dụng đất nông nghiệp là một chế định đặc thù và nhất thiết phải
chịu sự điều chỉnh của ngành luật dân sự. Tuy nhiên, BLDS 2005 chỉ quy định
những quy định chung nhất, bao quát nhất đối với vấn đề này (thời điểm, địa
điểm mở thừa kế, người để lại di sản thừa kế…) chứ không quy định chi tiết về
thừa kế QSDĐNN. Do đó, BLDS 2005 quy định “Thừa kế quyền sử dụng đất là
việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy
định của bộ luật này và pháp luật về đất đai”.24 Người có quyền sử dụng đất hợp
pháp dù muốn để thừa kế quyền sử dụng đất của mình cho những người than theo
di chúc hoặc theo pháp luật thì ngoài việc đáp ứng những quy định của BLDS
2005 về thừa kế (phần thứ tư của Bộ luật này) còn phải thỏa mãn một số quy
định của pháp luật đất đai về điều kiện được để thừa kế, loại đất được phép để
thừa kế và trình tự thủ tục nhận thừa kế.
24
Điều 733 Bộ luật dân sự năm 2005.
16
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
1.4 Lược sử hình thành và sự phát triển của chế định thừa kế quyền
sử dụng đất nông nghiệp trong pháp luật Việt Nam
Trong các triều đại phong kiến, tư tưởng nho giáo đã ảnh hưởng một cách
sâu sắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội của nước ta. Nhất là từ thời Lê, các
tư tưởng Nho giáo đã được Nhà nước phong kiến đề lên thành luật. Quan hệ pháp
luật thừa kế trong phong kiến cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ, ngược
lại các quan hệ này chi phối một cách sâu sắc của tư tưởng trọng nam khinh nữ,
đề cao vai trò của người chồng trong gia đình.
1.4.1 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất dưới thời Lê
Nói đến tài sản của gia đình, các quy định trong pháp luật của triều đại nhà
Lê đề lên hàng đầu là điền thổ (đất làm ruộng). Theo đó “Chồng cùng vợ trước
có con, vợ sau không có con, hay vợ cùng chồng trước có con, chồng sau không
có con, mà chồng chết trước không có chúc thư, thì điền sản thuộc về con vợ
trước hay con chồng trước;…”,25 “Vợ chồng không có con, hoặc ai chết trước,
không có chúc thư, mà điền sản chia về chồng hay vợ, cùng là để về việc tế tự
không đúng phép, thì xử phạt 50 roi, biếm một tư. ..”.26 Như vậy, Bộ luật Hồng
Đức (những quy định cơ bản về thừa kế) chỉ đề cập đến điền thổ mà thôi, hoàn
toàn không nói gì đến các loại tài sản khác. Theo GS. Vũ Văn Mẫn thì “Điều này
cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, chỉ có điền thổ mới được coi là
các yếu tố tư bản chủ yếu, các động sản khác chỉ là những vật có ích giá trị”.27
Dưới thời phong kiến, vợ chồng tích trữ được tiền của đều mua ruộng đất (tậu
ruộng đất). Sự giàu nghèo của một gia đình được đánh giá chủ yếu ở việc có
nhiều hay ích ruộng đất và các quan chức trong bộ máy Nhà nước được chủ yếu
trả công bằng đất, nên gọi là chế độ lộc điền.
1.4.2 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới thời
Nguyễn.
So với thời Lê, pháp luật thời Nguyễn mà cụ thể là trong Bộ Hoàng Việt
luật lệ có ít về vấn đề này. Tuy nhiên những nguyên tắc về quan hệ tài sản và
thừa kế cơ bản vẩn tương tự như thời Lê, vẫn coi điền thổ là một loại tài sản chủ
yếu. Mặt khác, so với thời Lê, luật thời Nguyễn lại có một số quy định khác về
vấn đề cụ thể:
25
Điều 347 Bộ luật Hồng Đức năm 1483.
26
Điều 375 Bộ luật Hồng Đức năm 1483.
27
Vũ Văn Mẫn, Lời tựa trong cuốn Hồng Đức Thiện chính thư, Sài Gòn, Nguyễn Văn, 1956, tr. 15.
17
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Hoàng Việt luật lệ không cho phép con khi chưa lập hộ tịch riêng được
chia của cải với cha mẹ (trừ khi cha mẹ đồng ý), trẻ nhỏ không được phép tạo lập
của cải riêng.
Theo Hoàng Việt luật lệ, con gái không có quyền thừa kế gia tài (trừ khi
theo di chúc cha mẹ có chia cho con gái). Đây là một thụt lùi cơ bản so với quy
định của nhà Lê, do việc quá câu nệ những tư tưởng Nho Giáo nặng nề, trọng
nam khinh nữ.
Đối với ruộng hương quả, nếu không có con trai phải cho cháu trai (con
trai người con thứ); trừ khi không có cháu trai nào khác để thừa kế mới trao cho
con gái trưởng. Đây cũng là một điểm khác biệt so với Nhà Lê.
1.4.3 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới thời Pháp
thuộc
Dưới thời Pháp thuộc, nước ta bị chia cắt thành ba kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ
và Nam kỳ). Ứng với ba kỳ có ba bộ luật: Dân luật Bắc kỳ (năm 1931), Hoàng
Việt Trung kỳ hộ luật (năm 1936) và Dân luật giản yếu Nam kỳ (năm 1883). Đối
với Pháp, ruộng đất vẫn thuộc sở hữu của giai cấp thống trị, người dân không có
một quyền hạn nào trên mãnh đất mà họ đã tạo ra. Chế định thừa kế QSDĐNN
chỉ được áp dụng đối với vua, quan và địa chủ trung thành với Pháp. Điểm khác
biệt của Pháp luật thừa kế QSDĐNN của Pháp thời này là xuất hiện khái niệm
“Kỳ điền”28 và “Hậu điền”29 xuất hiện nhằm mục đích để xác định phần bất
động sản trong tài sản của người chết lập ra để cúng giỗ một người trong gia tộc
người ấy hoặc cúng chùa.
1.4.4 Từ Cách mạng tháng Tám năm 1954 đến nay
Do những điều kiện nhất định nên sắc lệnh số 47/SL ngày 10-10-1945 cho
phép tạm thời áp dụng những văn bản pháp luật dân sự của chế độ cũ với điều
kiện “những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và
chính thể cộng hòa”. Hiến pháp 1980 ra đời, quyền thừa kế của công dân được
tiếp tục ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất này. “Pháp luật bảo hộ quyền
thừa kế tài sản của công dân”.30 Để phục vụ cho việc xét xử các tranh chấp về
thừa kế, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử về thừa kế, Tòa án nhân
dân tối cao đã ban hành Thông tư 81 ngày 27-7-1981 hướng dẫn giải quyết các
28
Điều 437 Dân luật Bắc Kỳ năm 1931.
29
Điều 448 Hoàng việt Trung Kỳ hộ luật năm 1936.
30
Điều 27 Hiến pháp năm 1980.
18