Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo pháp luật của một số nước trong khu vực châu á và kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.77 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM CHÍ DŨNG

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CỦA TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT
SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á VÀ
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc

Hµ néi – 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM CHÍ DŨNG

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CỦA TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT
SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á VÀ
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Minh Ngọc

Hµ néi - 2012

2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨ

TRANH CHẤP CỦA TRỌN

1.1.

Khái quát chung về trọng tài

1.1.1.

Khái niệm trọng tài

1.1.2.


Các loại trọng tài

1.1.3.

Tố tụng trọng tài

1.1.4.

Sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài v
quyết tranh chấp thương mại quốc tế

1.1.5.

Ưu thế của giải quyết tranh chấp bằn

1.2.

Khái niệm thẩm quyền giải quyết tra
Chương 2:

THẨM QUYỀN GIẢI QU

TRỌNG TÀI THEO PHÁ

TRONG KHU VỰC CHÂU

2.1.

Nội dung pháp luật trọng tài của mộ
Châu Á về thẩm quyền xét xử của tr


3


2.1.1.

Cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh c

2.1.2.

Quan hệ tranh chấp thuộc thẩm quyề

2.2.

Pháp luật trọng tài Việt Nam về thẩm
chấp của trọng tài

2.2.1.

Các vấn đề pháp lý liên quan đến thẩ
chấp của trọng tài

2.2.2.

Những hạn chế của quy định pháp lu
quyền giải quyết tranh chấp của trọn

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN P

THẨM QUYỀN GIẢI QUY

TRỌNG TÀI

3.1.

Thực trạng hoạt động giải quyết tran
Việt Nam

3.2.

Các nguyên tắc hoàn thiện pháp luật
giải quyết tranh chấp của trọng tài

3.4.

Giải pháp hoàn thiện quy định pháp
quyền giải quyết tranh chấp của trọn

3.4.1.

Về phạm vi thẩm quyền giải quyết tr

3.4.2.

Thống nhất các văn bản pháp luật về
tranh chấp của trọng tài

3.4.3.

Sửa đổi tên gọi của Luật Trọng tài T


3.4.4.

Tiếp thu kinh nghiệm pháp luật trọng
thế giới
KẾT LUẬN

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

103

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADR
SIAC

: Phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn
: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore

TTTM 2010 : Trọng tài Thương mại
UNCITRAL : Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
VIAC

: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
1.1

So sỏnh tớnh ưu v

3.1

Tổng hợp số lượng
tài tại Việt Nam từ

6


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra hết sức mạnh mẽ hiện nay
giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh phát sinh ngày càng nhiều tranh chấp và
hơn lúc nào hết giải quyết tranh chấp đang là một vấn đề "nổi cộm" đặt ra đối
với các quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong các phương thức giải quyết
tranh chấp lựa chọn (ADR) như trung gian, hòa giải và trọng tài thì trọng tài
thương mại với những ưu thế nổi bật của mình là một lựa chọn hấp dẫn đối
với các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua tại
Việt Nam thì trọng tài thương mại chưa thực sự phổ biến và các doanh nghiệp,

doanh nhân cũng không thực sự "mặn mà" với phương thức giải quyết tranh
chấp này. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát một phần từ những bất
cập và hạn chế trong các quy định của pháp luật trọng tài thương mại Việt
Nam. Luật Trọng tài thương mại 2010 được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày
17/6/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 với nhiều quy định mới tiến bộ về
cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, trong đó nội dung quy định
về mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại đã thu
hút được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia pháp lý, các nhà hoạt động
thực tiễn và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hi vọng rằng với
những đổi mới trong quy định của pháp luật, hoạt động trọng tài tại Việt Nam
trong những năm tới sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và trọng tài Việt
Nam sẽ là điểm đến, sự lựa chọn của các thương nhân trong và ngoài nước
trong việc giải quyết tranh chấp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả thấy cần có
một công trình nghiên cứu về lĩnh vực trọng tài trong đó tập trung chủ yếu
vào chuyên đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài Việt Nam và có
sự nghiên cứu, phân tích, so sánh với pháp luật của một số quốc gia trong khu

7


vực Châu Á về cùng vấn đề để thấy được những tiến bộ và hạn chế của pháp
luật trọng tài Việt Nam về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, qua
đó có sự điều chỉnh các quy định pháp luật trọng tài cho phù hợp với thông lệ
quốc tế và các nước trong khu vực.
Trong điều kiện đó, tôi chọn đề tài "Thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của trọng tài theo pháp luật của một số nước trong khu vực Châu Á
và kinh nghiệm đối với Việt Nam" làm đề tài luận văn của mình với mong
muốn tìm hiểu rõ hơn về pháp luật trọng tài của một số nước trong khu vực
Châu Á, trong đó tập trung vào vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp của

trọng tài của một số quốc gia điển hình trong khu vực có hệ thống pháp luật
trọng tài phát triển như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật
Bản, qua đó có sự so sánh với những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn
đề này, đồng thời nêu ra một số bất cập và những giải pháp để góp phần hoàn
thiện các quy định của pháp luật trọng tài Việt Nam về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của trọng tài.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước hết có thể khẳng định rằng trọng tài không phải là một đề tài
mới vì đã có nhiều bài viết khoa học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ và
luận án tiến sỹ của các tác giả trong nước viết về vấn đề trọng tài. Tuy nhiên,
những bài viết, khóa luận, luận văn và luận án này tập trung chủ yếu vào vấn
đề "cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài" với tư cách là một cơ chế
giải quyết tranh chấp trong sự so sánh với các cơ chế giải quyết tranh chấp
khác như trung gian, hòa giải và tòa án theo quy định của hệ thống pháp luật
trọng tài trong nước, từ đó chỉ ra những điểm ưu việt cũng như những hạn chế
của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và đưa ra những kiến nghị
nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trọng tài.
Về đề tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, qua tìm hiểu
tác giả được biết, hiện nay tại Việt Nam chưa có bất kỳ luận văn thạc sỹ hoặc

8


luận án tiến sỹ nào nghiên cứu một cách cụ thể về vấn đề này, đặc biệt là thẩm
quyền của trọng tài theo pháp luật của một số nước trong khu vực Châu
Á - khu vực có hệ thống pháp luật về trọng tài và thực tiễn giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài khá phát triển.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả không đi sâu nghiên cứu toàn diện
về cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà chỉ tập trung nghiên cứu về
vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo quy định của pháp

luật trọng tài một số nước điển hình trong khu vực Châu Á như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc và Ấn Độ từ đó so sánh với pháp luật
trọng tài của Việt Nam về vấn đề này. Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu
về pháp luật trọng tài của các nước nói trên và pháp luật trọng tài Việt Nam,
luận văn nêu ra một số hạn chế của pháp luật Việt Nam trong việc quy định về
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại và đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài về vấn đề này.
3. Phương pháp nghiên cứu luận văn
Luận văn được nghiên cứu và viết dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với các phương pháp chủ
yếu sau đây:
a)

Các phương pháp nghiên cứu chung bao gồm: phương pháp phân

tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp phân tích
lịch sử;
b) Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học bao gồm:
phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp phân tích tình huống, phương
pháp so sánh pháp luật, phương pháp xã hội học pháp luật và phương pháp
phân tích và lựa chọn giải pháp.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Pháp luật về trọng tài là một phạm trù rất rộng và bao gồm nhiều vấn
đề khác nhau. Mỗi khía cạnh của pháp luật trọng tài có thể là một đề tài để

9


học viên lựa chọn nghiên cứu. Trong đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp
của trọng tài là một khía cạnh của pháp luật trọng tài.

Trong luận văn, ngoài việc nghiên cứu sơ lược về những vấn đề lý
luận chung về thẩm quyền của trọng tài như khái niệm trọng tài, khái niệm về
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, các hình thức trọng tài, thủ tục
trọng tài, ưu thế của trọng tài so với tòa án …, luận văn nghiên cứu vấn đề
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài của một số nước điển hình
trong khu vực Châu Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và
Ấn Độ qua đó so sánh với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài Việt
Nam để thấy được những tiến bộ và hạn chế của pháp luật trọng tài Việt Nam
về vấn đề này. Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, luận văn chỉ ra những
điểm chưa hợp lý và đề xuất một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện pháp
luật trọng tài Việt Nam về vấn đề này.
5. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Thứ nhất: Nghiên cứu tổng quát những vấn đề lý luận chung về trọng
tài và thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài.
Thứ hai: Phân tích vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng
tài theo pháp luật trọng tài một số nước trong khu vực Châu Á và Việt Nam.
Thứ ba: Kiến nghị các phương hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp
luật trọng tài Việt Nam về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
a)

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trọng tài, thẩm quyền giải

quyết tranh chấp của trọng tài Việt Nam và trọng tài một số nước trong khu
vực Châu Á.
b)

Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật trọng tài Việt

Nam và pháp luật trọng tài một số nước trong khu vực Châu Á về thẩm quyền

giải quyết tranh chấp của trọng tài.

10


c)

Đưa ra một số ý kiến và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện

những quy định của pháp luật trọng tài Việt Nam về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của trọng tài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
a)

Thông qua việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn quy định pháp luật

trọng tài Việt Nam và trọng tài một số nước trong khu vực Châu Á về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, kết quả nghiên cứu và những ý kiến
đề xuất của luận văn có ý nghĩa trong việc hoàn thiện những quy định pháp
luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, phù hợp với
thông lệ quốc tế.
b)

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy về

khoa học pháp lý nói chung, pháp luật quốc tế về trọng tài nói riêng … cho
các cán bộ, giảng viên đang công tác trong các cơ quan pháp luật…
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của
trọng tài.
Chương 2: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo pháp
luật một số nước trong khu vực Châu Á và Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền
giải quyết tranh chấp của trọng tài.

11


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TRỌNG TÀI

1.1. Khái quát chung về trọng tài
1.1.1. Khái niệm trọng tài
Theo nghĩa thông thường nhất thì:
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các
bên tranh chấp đưa tranh chấp của mình ra một bên trung gian thứ
ba (trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài) và bên trung gian này sẽ
xem xét các tài liệu và lập luận của các bên sau đó sẽ đưa ra quyết
định về tranh chấp của các bên [26].
Điểm a, khoản 2, Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế định
nghĩa: "Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám
sát của một tổ chức trọng tài thường trực" [13].
Khoản 1, Điều 3 Luật TTTM 2010 quy định: "Trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành
theo quy định của Luật này" [21].
So với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng,
trung gian hòa giải, tòa án thì trọng tài có những đặc trưng như sau:

Thứ nhất, trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp được
hình thành trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của các bên tranh chấp. Nếu không
có sự tự nguyện thỏa thuận của các bên về việc đưa tranh chấp đã hoặc sẽ phát
sinh giữa họ ra trọng tài giải quyết thì trọng tài không thể tham gia giải quyết
vụ việc. Đặc điểm này làm cho trọng tài hoàn toàn khác với tòa án
ở chỗ để đưa tranh chấp ra tòa án giải quyết, các bên tranh chấp không cần bất
kỳ thỏa thuận nào.

12


Thứ hai, hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài mang tính chất
tài phán, có nghĩa là trọng tài được quyền đưa ra phán xét cuối cùng để giải
quyết tranh chấp và phán quyết này có giá trị bắt buộc đối với các bên; trường
hợp các bên không tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài thì sẽ bị cưỡng chế
thi hành. Điều này làm cho trọng tài hoàn toàn khác với phương thức thương
lượng hay trung gian hòa giải. Trong phương thức thương lượng hay trung
gian hòa giải, các bên tranh chấp phải tự bàn bạc, thỏa thuận để thống nhất
phương án giải quyết tranh chấp bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện
phương án đó.
Thứ ba, các phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm. Phán quyết
trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của các bên, vừa mang
tính chất tài phán của tổ chức có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, pháp luật
cũng đưa ra nhiều yêu cầu bắt buộc trọng tài tuân thủ, nhất là yêu cầu về thủ
tục và thẩm quyền. Điều này sẽ đảm bảo quá trình giải quyết tại trọng tài được
chính xác và khách quan. Các phán quyết trọng tài bị hủy trong trường hợp
trọng tài không tuân thủ quy định về hình thức.
Từ những phân tích ở trên có thể định nghĩa: Trọng tài là một phương
thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận
với nhau để ủy thác việc giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ

cho một trọng tài và trên cơ sở các tình tiết khách quan của tranh chấp, trọng
tài được quyền đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết tranh chấp và quyết
định này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
1.1.2. Các loại trọng tài
Trong những năm gần đây, số lượng những vụ tranh chấp thương mại
quốc tế được giải quyết bằng trọng tài ngày càng tăng. Các tổ chức trọng tài
phi chính phủ đã phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy ở khắp các nơi trên thế
giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi được coi là khu
vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới. Ở các quốc gia khác nhau,

13


trọng tài thương mại phi chính phủ có những tính chất, đặc điểm khác biệt,
phù hợp với trình độ và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Tuy
vậy, nhìn chung có thể chia trọng tài làm hai loại chính dựa trên phương pháp
tiến hành tố tụng.
* Trọng tài vụ việc (ad hoc arbitration):
Trọng tài vụ việc là loại hình trọng tài do các bên tranh chấp tự thành
lập để giải quyết vấn đề họ yêu cầu, sau khi giải quyết xong vụ tranh chấp thì
hội đồng trọng tài tự giải tán. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài
vụ việc có thể được tiến hành theo quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài quy
chế hoặc không theo quy tắc của tổ chức trọng tài nào mà thủ tục tố tụng do
các bên tự quy ước với nhau. Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
cho thấy, đối với trọng tài vụ việc, các bên không bắt buộc phải tiến hành
trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài quy chế mà họ có thể tự quy
định quy tắc tố tụng riêng để áp dụng cho vụ tranh chấp của mình. Đây chính
là ưu điểm của trọng tài vụ việc so với trọng tài quy chế. Như vậy, trọng tài vụ
việc hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự do thoả thuận của các bên tranh chấp. Các
bên tranh chấp có toàn quyền lựa chọn bất kỳ một trọng tài viên nào hoặc

người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp hoặc uy tín làm trọng tài viên
để giải quyết tranh chấp của mình. Người này chỉ cần được các bên nhất trí
chứ không bị giới hạn bởi bất kỳ một điều kiện nào nhưng nếu các bên thống
nhất lựa chọn một người không đủ khả năng thì chính họ là người sẽ phải
gánh chịu hậu quả do sự đề cử của mình đem lại. Do đó, trọng tài viên thường
là người có uy tín, kinh nghiệm, tinh thông nghiệp vụ trong lĩnh vực thương
mại quốc tế và công minh trong xét xử. Ngoài ra, các bên tranh chấp còn có
toàn quyền trong việc thoả thuận để tự thiết lập những thủ tục, nguyên tắc tố
tụng riêng sao cho phù hợp với tranh chấp của mình chứ không nhất thiết phải
tuân theo bất kỳ một nguyên tắc sẵn có nào. Nhưng các bên tranh chấp cũng
có thể thoả thuận chấp nhận một hệ thống quy định mẫu về trọng tài, điển
hình như Bản Quy tắc Trọng tài của UNCITRAL thông qua ngày 28/4/1976

14


hay Luật mẫu UNCITRAL thông qua ngày 21/6/1985. Như vậy, tổ chức và tố
tụng của trọng tài vụ việc khá đơn giản, có thể tiết kiệm được thời gian và chi
phí của các bên liên quan.
Thực tế hiện nay các bên tranh chấp thường có khuynh hướng lựa
chọn hình thức trọng tài vụ việc để có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng
do thủ tục tố tụng đơn giản và giảm chi phí (do không phải trả chi phí cho các
thủ tục hành chính của trọng tài quy chế). Tuy nhiên, hình thức trọng tài vụ
việc không phải bao giờ cũng là quy trình trọng tài nhanh hơn và ít tốn kém
hơn so với trọng tài quy chế. Vì không có tổ chức trọng tài quy chế nào đặt ra
và giám sát thời hạn và không có biểu phí cố định cho trọng tài vụ việc, các
bên sẽ phải thỏa thuận trực tiếp về vấn đề này đối với trọng tài viên. Vì vậy,
các bên có thể thỏa thuận mức thù lao theo giờ với các trọng tài viên và kết
quả là tổng chi phí cuối cùng có thể cao hơn số tiền các bên phải trả nếu đưa
tranh chấp ra giải quyết tại một trung tâm trọng tài theo quy tắc của một tổ

chức trọng tài quy chế.
Trong trọng tài vụ việc, không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành
tố tụng trọng tài và giám sát các trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ
thuộc vào các trọng tài viên tiến hành tố tụng như thế nào và liệu họ có kiểm
soát được toàn bộ quá trình tố tụng không. Cả trọng tài viên và các bên sẽ
không có cơ hội yêu cầu một tổ chức nào ủng hộ hay trợ giúp trong trường
hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trước và trong trường hợp các trọng tài
viên không thể giải quyết vụ kiện. Sự giúp đỡ và ủng hộ duy nhất mà các bên
có thể nhận được là từ các tòa án quốc gia.


Việt Nam, tại các văn bản pháp luật về trọng tài trước đây chưa có

quy định cụ thể về hình thức trọng tài vụ việc này. Pháp lệnh TTTM 2003 lần
đầu tiên đưa ra quy định về loại hình trọng tài này tại Điều 26, chính thức
công nhận loại hình trọng tài vụ việc và đồng thời cũng đã đưa ra được giải
pháp đối với hạn chế nêu trên của trọng tài vụ việc.

15


Điều 26. Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập
1.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì

trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nguyên đơn gửi đơn kiện
cho bị đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho bên
nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu
bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình

chọn thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp Tỉnh) nơi bị đơn
có trụ sở hoặc cư trú chỉ định trọng tài viên cho bị đơn. Trong thời
hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh
án Toà án giao cho một thẩm phán chỉ định Trọng tài viên cho bị
đơn và thông báo cho các bên.
2.

Trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các

bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên trong thời hạn ba
mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên đơn và các
tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, các bị đơn không chọn được
Trọng tài viên thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh,
nơi có trụ sở hoặc cư trú của một trong các bị đơn chỉ định Trọng
tài viên cho các bị đơn. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm
phán chỉ định Trọng tài viên theo yêu cầu của nguyên đơn và thông
báo cho các bên.
3.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hai Trọng tài

viên được chọn hoặc Toà án chỉ định, các Trọng tài viên này phải
thống nhất chọn trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng
tài. Hết thời hạn này, nếu hai Trọng tài viên được chọn hoặc được
chỉ định không chọn được Trọng tài viên thứ ba, các bên có quyền
yêu cầu Toà án cấp tỉnh, nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định
trọng tài viên thứ ba. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày


16


nhận được yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho Thẩm phán chỉ định
Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch hội đồng Trọng tài và thông báo
cho các bên.
4.

Trọng tài viên do các bên chọn hoặc do Toà án chỉ định

có thể là Trọng tài viên trong danh sách hoặc ngoài danh sách
Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam.
5.

Trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do Trọng

tài viên duy nhất giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên
duy nhất thì theo yêu cầu của một bên, Chánh án Toà án cấp tỉnh
nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho một Thẩm phán chỉ định
Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày được yêu cầu và thông báo cho các bên.
Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một Hội đồng
Trọng tài. Quyết định của Trọng tài viên duy nhất có hiệu lực thi
hành như quyết định của Hội đồng Trọng tài [21].
Tiếp nối các quy định của Pháp lệnh TTTM 2003 về trọng tài vụ việc
và xu hướng chung của pháp luật trọng tài quốc tế, Điều 41 Luật TTTM 2010
cũng đã quy định về loại hình trọng tài này như sau:
Điều 41. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc
Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, việc thành
lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau:

1.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được

đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và
thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết
thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên
Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác
về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu
Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

17


2.

Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn

phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm
theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài
viên và nếu các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định
Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có
thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
3.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn

hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài
viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp

không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có
thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
4.

Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do

một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được
Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được
đơn khởi kiện, nếu các bên không có thoả thuận yêu cầu một Trung
tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc
các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất;
5.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu

của các bên quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này,
Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán
chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên [7].
*
Trọng tài thường trực hay trọng tài quy chế (Institutional
Arbiration):

Trọng tài thường trực là trọng tài được thành lập và hoạt động thường
xuyên theo một quy chế nhất định (Điều lệ, Quy tắc tố tụng của trung tâm
trọng tài), có cơ quan thường trực (Trung tâm trọng tài, Ban điều hành gồm
Chủ tịch và Ban thư ký).

18



Trọng tài thường trực có nghĩa là các bên lựa chọn cách thức tiến hành tố
tụng trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài quy chế và với sự trợ giúp
của tổ chức đó. Đối với trọng tài thường trực, khi lựa chọn trọng tài viên, các bên
thường chỉ được lựa chọn trong một danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng
tài, hoặc có thể được lựa chọn trọng tài viên ngoài danh sách của trung tâm trọng
tài nhưng ít nhất trọng tài viên cũng phải đáp ứng được một số điều kiện tối thiểu
do trung tâm trọng tài đặt ra. Ví dụ như tại VIAC, các bên tranh chấp có thể lựa
chọn trọng tài viên trong danh sách do VIAC công bố hoặc lựa chọn trọng tài
viên ngoài danh sách này nhưng phải được VIAC chấp thuận. Khi xét xử, trọng
tài thường trực phải tuân theo quy tắc tố tụng đã định trước của trung tâm hoặc
quy tắc tố tụng theo sự lựa chọn của các bên tranh chấp (thường đối với tranh
chấp có yếu tố nước ngoài). Tuy nhiên, đây cũng là quy định thuận lợi cho các
bên chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương mại quốc tế bởi vì các bên tranh
chấp không cần phải thỏa thuận quá chi tiết về quy tắc, thủ tục tố tụng mà chỉ
cần thỏa thuận trung tâm trọng tài nào sẽ giải quyết tranh chấp giữa các bên và
chấp nhận quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài đó.

Hình thức trọng tài thường trực có rất nhiều ưu điểm, với một điều lệ
và quy tắc tố tụng độc lập, tương đối ổn định, với thực tiễn và kinh nghiệm
phong phú được tích luỹ qua quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp, với
một đội ngũ những trọng tài viên là những chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau (thương mại, hàng hải, thanh toán quốc tế, luật quốc tế, xây dựng,
ngân hàng...) khiến cho quá trình tố tụng diễn ra một cách nhanh chóng và
hiệu quả. Do đó, các tổ chức trọng tài phi chính phủ thường trực đã được
thành lập ở rất nhiều nước trên thế giới. Tại một số nước như Trung Quốc,
Thái Lan, Việt Nam... trọng tài thường trực được tổ chức dưới hình thức các
trung tâm trọng tài bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp, nhưng cũng
có những nước trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng công ty hoặc
hiệp hội trọng tài như ở Nhật, Mỹ (Hiệp hội Trọng tài Mỹ AAA, Hiệp hội

Trọng tài Nhật Bản JCAA), Anh (Tòa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn LCIA).

19




Việt Nam, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết
định số 204/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/1993, trên cơ sở hợp
nhất Hội đồng Trọng tài Hàng hải và Hội đồng Trọng tài Ngoại thương. VIAC
có nhiệm vụ xét xử các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế như
các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và
bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế.
Ngày 16/02/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 114/TTg về
việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của VIAC, theo đó VIAC
được phép mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những
quan hệ kinh doanh trong nước. VIAC hoạt động theo điều lệ riêng, giải quyết
tranh chấp theo quy tắc tố tụng riêng và là tổ chức trọng tài thương mại có uy
tín nhất hiện nay ở Việt Nam.
Ngoài VIAC, tại Việt Nam hiện nay còn có 6 trung tâm trọng tài đang
hoạt động trên cả nước gồm Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu, Trung
tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành
phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ, Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm Trọng tài Viễn Đông.
1.1.3. Tố tụng trọng tài
Thủ tục trọng tài được tiến hành theo đúng quy tắc tố tụng của tổ chức
trọng tài hoặc quy tắc tố tụng mà hai bên đã thống nhất lựa chọn. Mỗi trung
tâm trọng tài ở một nước đều xây dựng cho mình một bản quy tắc tố tụng phù

hợp với đặc điểm luật pháp về trọng tài của nước đó. Tuy nhiên, để tăng sự
hấp dẫn của các trung tâm trọng tài và để thuận tiện cho việc xét xử và công
nhận phán quyết trọng tài, hầu hết quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài
đều có xu thế xích lại gần với quy tắc của trọng tài ICC và quy tắc của Luật
Mẫu UNCITRAL. Quá trình tố tụng tại trọng tài thường bao gồm các bước
như: đơn kiện, chọn và chỉ định trọng tài viên, công tác điều tra trước khi xét
xử, phiên họp xét xử, kết thúc xét xử...

20


Theo một quy trình thông thường nhất, tố tụng trọng tài sẽ bắt đầu khi
đơn kiện của nguyên đơn được gửi tới trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài
xem xét đơn yêu cầu và bản giải trình nội dung tranh chấp, nếu thấy tranh
chấp là đối tượng của thoả thuận trọng tài và thoả thuận trọng tài giữa các bên
là có giá trị hiệu lực pháp lý thì quá trình tố tụng sẽ bắt đầu và tiếp tục với
việc hình thành một hội đồng trọng tài.
Hội đồng trọng tài được chọn và thành lập theo đúng thoả thuận của các
bên, có thể là một hoặc một số lẻ, thông thường là một hoặc ba trọng tài viên.

Các bên tranh chấp có nghĩa vụ chỉ định trọng tài viên. Thời gian chỉ
định trọng tài viên có thể do các bên thoả thuận. Thời gian này phải hợp lý,
đảm bảo cho các bên lựa chọn được trọng tài phù hợp đồng thời vẫn đảm bảo
cho quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng. Nếu các bên không
thoả thuận về vấn đề này thì sẽ căn cứ theo quy tắc tố tụng hoặc luật trọng tài
có liên quan. Ví dụ theo Luật Mẫu UNCITRAL, trong vòng 30 ngày các bên
không chỉ định trọng tài sẽ mất quyền chỉ định trọng tài và khi đó tòa án hoặc
cơ quan có thẩm quyền khác sẽ thay mặt các bên chỉ định trọng tài viên; theo
quy tắc của Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ là 10 ngày; theo Điều 12 Quy tắc tố
tụng của VIAC thì thời hạn này là 30 ngày (áp dụng đối với trường hợp Hội

đồng Trọng tài gồm một Trọng tài viên duy nhất).
Pháp luật trọng tài của các nước khác nhau cũng quy định cách thức
lựa chọn trọng tài viên khác nhau. Thông thường nếu tranh chấp được giải
quyết bằng Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên thì mỗi bên (nguyên đơn,
bị đơn) lựa chọn một trọng tài viên. Hai trọng tài được chọn sẽ bầu một trọng
tài viên thứ ba có tên trong danh sách trọng tài của trung tâm làm Chủ tịch
Hội đồng trọng tài. Nếu tranh chấp được giải quyết bằng một trọng tài viên
duy nhất thì các bên tự thương lượng chọn ra. Đây là phương thức chọn lựa
phổ biến nhất theo thông lệ quốc tế, ngoài ra mỗi nước có thể có các cách quy
định khác. Ví dụ tại Mỹ, ngoài phương pháp truyền thống là việc chọn lựa

21


trọng tài viên do các bên thực hiện, ngày nay có một phương pháp mới được
áp dụng rất phổ biến là: cơ quan hành chính nhà nước sẽ đứng ra là người
thay mặt các bên đương sự chỉ định trọng tài, giúp việc cho cơ quan hành
chính trong việc lựa chọn này là Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ. Ngoài ra, các
thương nhân thoả thuận luôn trong điều khoản trọng tài nhờ hiệp hội trọng tài
chỉ định luôn trọng tài viên khi có tranh chấp phát sinh.
Các bên được quyền lựa chọn và chỉ định trọng tài viên thì cũng có
quyền từ chối trọng tài viên do chính họ chỉ định. Luật mẫu UNCITRAL quy
định: "Một trọng tài viên có thể bị từ chối nếu có thể gây nên những nghi ngờ
chính đáng về sự công minh và tính độc lập khách quan của mình, hoặc khi
trọng tài viên không đủ điều kiện và trình độ chuyên môn như các bên đã thoả
thuận" [13]. Quy tắc trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore
(SIAC) cũng quy định: Bất kỳ trọng tài viên nào cũng có thể bị khước từ...
một bên chỉ có thể khước từ trọng tài viên do chính mình chỉ định.
Pháp luật Trọng tài Nhật Bản quy định một trọng tài viên có thể bị
thay đổi nếu có căn cứ rõ ràng về sự công bằng và vô tư của anh ta, hoặc nếu

trọng tài viên không đáp ứng được các yêu cầu của các bên (Điều 18(1) Luật
Trọng tài). Các trọng tài viên được chỉ định phải thông báo cho các bên về các
trường hợp có thể dẫn đến sự nghi ngờ về tính công bằng và vô tư của anh ta
(Điều 18(3), (4)) Luật Trọng tài. Thủ tục thay đổi trọng tài viên có thể được
quyết định bởi thỏa thuận của các bên (Điều 19(1) Luật Trọng tài). Nếu các
bên không có thỏa thuận, hội đồng trọng tài sẽ quyết định thay đổi theo yêu
cầu của một bên (Điều 19(2) Luật Trọng tài). Nếu hội đồng trọng tài từ chối
yêu cầu thay đổi trọng tài viên, bên yêu cầu thay đổi trọng tài viên có thể yêu
cầu tòa án quyết định việc thay đổi trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày
nhận được quyết định từ chối của hội đồng trọng tài và hội đồng trọng tài có
thể tiếp tục thủ tục trọng tài và ra phán quyết (Điều 19(4), (5) Luật Trọng tài).

22


Theo quy định của pháp luật trọng tài Hàn Quốc, các bên có thể thay
đổi trọng tài viên khi có nghi ngờ về tính độc lập, công bằng và năng lực của
trọng tài viên này (Điều 14 Luật Trọng tài).
Phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật trọng tài các nước, Luật
TTTM 2010 cũng quy định rất cụ thể về các trường hợp thay đổi trọng tài
viên. Điều 42 Luật TTTM 2010 quy định:
Điều 42: Thay đổi Trọng tài viên
1.

Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các

bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp
trong các trường hợp sau đây:
a)


Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện

của một bên;
b)
Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh
chấp;
c)

Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư,

khách quan;
d)

Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ

bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài,
trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.
2.

Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên

phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội
đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến
tính khách quan, vô tư của mình.
3.

Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm

trọng tài, nếu Hội đồng trọng tài chưa được thành lập, việc thay
đổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định. Nếu

Hội đồng trọng tài đã được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên
do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong

23


trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không
quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy
nhất từ chối giải quyết tranh chấp, Chủ tịch Trung tâm trọng tài
quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
4.

Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải

quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của
Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên
còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các
Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh
chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của
một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh
chấp, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán
quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
5.

Quyết định của Chủ tịch Trung tâm trọng tài hoặc của

Toà án trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này
là quyết định cuối cùng.
6.


Trong trường hợp Trọng tài viên vì sự kiện bất khả kháng

hoặc trở ngại khách quan mà không thể tiếp tục tham gia giải quyết
tranh chấp hoặc bị thay đổi thì việc chọn, chỉ định Trọng tài viên thay
thế được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật này.

7.

Sau khi tham khảo ý kiến của các bên, Hội đồng trọng tài

mới được thành lập có thể xem xét lại những vấn đề đã được đưa
ra tại các phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài
trước đó [21].
Sau khi thành lập hội đồng trọng tài, hoạt động tố tụng trọng tài sẽ
được tiếp tục với thủ tục chuẩn bị xét xử. Địa điểm xét xử và ngôn ngữ xét xử
cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tố tụng, chi phí đi
lại và phiên dịch có thể sẽ là không nhỏ nếu các bên không khôn khéo trong

24


vấn đề này. Tuy nhiên, nếu các bên không thể thống nhất được vấn đề này thì
Hội đồng trọng tài sẽ quyết định.
Trong tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải nộp trước lệ phí trọng tài theo
biểu phí trọng tài của trung tâm trọng tài. Lệ phí trọng tài của các trung tâm
trọng tài được quy định trong biểu phí trọng tài căn cứ theo trị giá vụ kiện.

Trong quá trình tố tụng trọng tài, tính khách quan và việc xét xử công
bằng phải được đảm bảo. Hội đồng trọng tài xét xử không được có thành kiến
với các bên khi tố tụng, các bên phải được đối xử bình đẳng và được quyền

trình bày về vụ việc. Các bên tranh tụng phải được thông báo về việc mở
phiên xử và có quyền tranh luận trực tiếp, đưa ra mọi phương tiện chứng minh
để bảo vệ lý lẽ của mình.
Tố tụng trọng tài sẽ được đình chỉ nếu các bên đạt được sự hoà giải.
Biên bản hoà giải (nếu được hội đồng trọng tài chấp thuận) sẽ trở thành phán
quyết trọng tài về điều kiện được thoả thuận. Phán quyết công nhận thỏa
thuận của các bên có giá trị hiệu lực như phán quyết trọng tài của hội đồng
trọng tài về nội dung vụ kiện.
Tố tụng trọng tài sẽ được chấm dứt bởi một phán quyết chung thẩm
hoặc khi nguyên đơn rút đơn kiện, bị đơn chấp thuận và hội đồng trọng tài
công nhận lợi ích chính đáng của họ trong việc có được một giải pháp cuối
cùng về giải quyết tranh chấp hoặc khi Hội đồng trọng tài thấy rằng việc tiếp
tục tố tụng có những nguyên nhân trở nên không cần thiết và không thể được.
1.1.4. Sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án trong giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Trọng tài và toà án đều là những cơ quan tài phán được thành lập để
giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên. Mỗi phương pháp đều có
những ưu điểm riêng mà trong từng vụ việc cụ thể, sử dụng phương pháp này
hay phương pháp kia sẽ phát huy được lợi thế của chúng. Việc nắm bắt những

25


×