Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh lào cai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.94 KB, 131 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN M NH THNG

QUYếT ĐịNH HìNH PHạT ĐốI VớI NGƯờI CHƯA THàNH
NIÊN PHạM TộI THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Lào Cai)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN M NH THNG

QUYếT ĐịNH HìNH PHạT ĐốI VớI NGƯờI CHƯA THàNH
NIÊN PHạM TộI THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Lào Cai)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. NG QUANG PHNG

H NI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Mạnh Thắng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI. .11
1.1.
Khái niệm và các đặc điểm của ngƣời chƣa thành niên phạm tội
11

1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên.......................................................11
1.1.2. Các đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội............................ 17
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.

Khái niệm và các yêu cầu chung về quyết định hình phạt đối
với ngƣời chƣa thành niên..............................................................20
Khái niệm quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội..............................................................................................20
Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên.22
Các căn cứ quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên.......28
Các nguyên tắc xử lý đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội...35
Nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự...................................................35
Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự...........................................37

1.3.3. Nguyên tắc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội..............................................................................................40
1.4.

Các hình phạt đƣợc áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên
phạm tội.............................................................................................43
1.4.1. Hình phạt cảnh cáo............................................................................. 44
1.4.2. Hình phạt tiền..................................................................................... 45



1.4.3. Hình phạt cải tạo không giam giữ.......................................................46
1.4.4. Tù có thời hạn.....................................................................................46
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI.................................................. 48
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.

Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về quyết định hình
phạt đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.............................. 48
Quyết định hình phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên
phạm tội:.............................................................................................48
Quyết định hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội...49
Quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa
thành niên phạm tội............................................................................51
Quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành
niên phạm tội......................................................................................54

2.2.

Quyết định hình phạt đối với ngƣời chƣa thành niên trong
trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chƣa đạt......................57

2.3.

Tổng hợp hình phạt trong trƣờng hợp ngƣời chƣa thành

niên phạm nhiều tội..........................................................................60

2.4.

Tình hình ngƣời chƣa thành niên phạm tội và thực tiễn
quyết định hình phạt đối với ngƣời chƣa thành niên phạm
tội trên địa bàn tỉnh Lào Cai........................................................... 64
2.4.1. Khái quát tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn
tỉnh Lào Cai........................................................................................64
2.4.2. Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
từng tội danh cụ thể............................................................................66
2.4.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội trên địa bàn tỉnh Lào Cai..................................................... 69
Chƣơng 3: CÁC YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYẾT
ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐÚNG ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 92


3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.1.4.
3.2.

Các yêu cầu quyết định hình phạt đúng đối với ngƣời chƣa
thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Lào Cai 92
Yêu cầu cải cách tư pháp và pháp chế xã hội chủ nghĩa.................... 92
Yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em.................................93
Yêu cầu phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội trên địa

bàn tỉnh Lào Cai 94
Yêu cầu của tình hình thực tế tỉnh Lào Cai........................................ 95
Các giải pháp bảo đảm việc quyết định hình phạt đúng đối
với ngƣời chƣa thành niên phạm tội

96

3.2.1. Kiến nghi hoạạ̀n thiêṇ quy đinḥ pháp luâṭhinhạ̀ sư h ̣ iêṇ hành...................96
3.2.2. Kiến nghi hoạạ̀n thiêṇ quy đinḥ pháp luâṭhinhạ̀ sư ̣về
quyết đinḥ
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội...........................100
3.2.3. Sớm triển khai , thành lập toà án chuyên trách đối với người
chưa thành niên phaṃ tôị................................................................. 107
3.2.4. Môṭsốgiải pháp khác.........................................................................110
KẾT LUẬN..................................................................................................114
DANH MUCC̣ TÀI LIÊỤ THAM KHẢO...................................................116


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng
Bảng 2.1.


Bảng 2.2.

Bảng 2.3.

Bảng 2.4.


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.3.


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta được coi là sự
nghiệp lớn của đất nước, dân tộc. Sự nghiệp ấy được đúc kết bởi tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm phải trồng người” [2, tr. 1]. Một trong những quan điểm, xuyên
suốt đường lối và các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là coi con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ
em được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của
dân tộc, là chủ nhân tương lai kế tục sự nghiệp phát triển của đất nước. Văn

kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định:
Chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ
em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành
mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Tuy nhiên,
vấn đề người chưa thành niên phạm tội hiện nay vẫn đang thu hút sự quan tâm
của xã hội và các cơ quan bảo vệ pháp luật [3, tr. 12].
Trong những năm qua và nhất là thời điểm hiện nay, tình trạng người
chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Lào Cai
nói riêng diễn biến rất phức tạp. Việc giải quyết vấn đề người chưa thành niên
phạm tội là việc làm cần thiết để giữ nghiêm ổn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội, nhưng cũng là một vấn đề phức tạp và tế nhị. Trước hết, do xuất
phát từ đặc điểm tâm lý đang phát triển, nhân cách chưa được định hình, nhận
thức chưa được đầy đủ nên một số em đã có hành vi phạm tội một cách không
tự giác. Mặt khác, khi phạm tội các em là những người phạm tội, nhưng đồng
thời cũng là những nạn nhân của sự thiếu giáo dục, chăm sóc của gia đình,
nhà trường và xã hội; hành động của các em ít nhiều bị chi phối bởi hoàn

1


cảnh khách quan hoặc bị xúi giục, lừa dối [16, tr. 12]... Chính vì vậy, quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết tội phạm về người chưa
thành niên là: Vấn đề không phải chỉ đơn giản là xử một vụ án, trừng phạt một
tội phạm nào đó, điều quan trọng là phải tìm ra mọi cách để làm giảm bớt
những hoạt động phạm pháp và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các việc sai
trái ấy xảy ra. Trong khi đó, Bộ luật hình sự năm 1999 “một trong những công
cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [23, tr. 4]
lại được ban hành cách đây hơn chục năm đã bộc lộ những nhược điểm, chưa
đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như yêu cầu đấu tranh có hiệu
quả với tình trạng tội phạm nói chung và tội phạm người chưa thành niên nói

riêng. Đặc biệt là các quy định pháp luật về quyết định hình phạt chưa thể
hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc phòng, chống tội
phạm. Bên cạnh đó, việc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội trên thực tế còn gặp nhiều bất cập do nhận thức và vận dụng không
thống nhất.
Các quy định như: Căn cứ quyết định hình phạt, quyết định hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm nhiều tội, quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt… dẫn
tới làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm người
chưa thành niên. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định
pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội và thực tiễn áp dụng để nhằm hoàn thiện, các quy định về quyết định hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, nâng cao hiệu quả của việc áp
dụng hình phạt đối với họ là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Với những lý do trên, Học viên đã lựa chọn đề tài “Quyết định hình phạt đối

2


với người chưa thành niên phạm tội theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ
sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Lào Cai)” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật
học của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu

Vấn đề quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là
một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng và nhạy cảm, được sự quan tâm
không chỉ của dư luận xã hội mà còn của các nhà nghiên cứu lập pháp, không

chỉ trong nước mà còn cả dư luận quốc tế. Kể từ khi nước ta phê chuẩn và
tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Sau đây viết tắt là Công ước
CRC) vào ngày 20/2/1990, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau liên
quan đến vấn đề quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội nói riêng nhằm hoàn thiện quy định pháp
luật hình sự nước ta, đảm bảo được các quyền và lợi ích cho người chưa thành
niên phạm tội, phù hợp với Công ước CRC.
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của công trình, có thể xếp thành các
nhóm sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu về lý luận quyết định hình phạt gồm
có: Dương Tuyết Miên, “Định tội danh và quyết định hình phạt”, Nhà xuất
bản Lao động – Xã hội, Hà Nội - 2007; Đinh Văn Quế, “Một số vấn đề về
quyết định hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự năm 2009”, Tạp chí tòa
án nhân dân số 16/2005; Nguyễn Đức Tuất, “Quyết định hình phạt thế nào
khi người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt”, Tạp
chí Tòa án số 1/2010; Nguyễn Mạnh Tiến, “Bàn về quyết định hình phạt cải
tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội” Tạp chí Tòa án
số 2/2010; Quách Hữu Thái, “Những vướng mắc trong thực tiễn xét xử người
chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Tòa án số 6/2010; Nguyễn Thu Huyền,
“Những vấn đề cần xác định khi chuẩn bị xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là

3


người chưa thành niên”, Tạp chí Tòa án số 17/2010; Vũ Thị Thúy, “Bàn về
việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với người chưa thành niên phạm tội
trong Luật hình sự Việt Nam”, tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010; Quách
Thành Vinh, “Mấy vấn đề cần áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội bị xử phạt tù”, Tạp chí Tòa án số 6/2011; Nguyễn Khắc Quang, “Quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội” Tạp chí Tòa án

số 24/2011; Nguyễn Khắc Quang, “Quyết định hình phạt tù có thời hạn đối
với người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Tòa án số 7/2012; Nguyễn
Khắc Quang, “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt”, Tạp chí Tòa án số 8/2012; Vũ Tuấn Đức và Hà
Hồng Sơn, “Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy
định tại Điều 51 Bộ luật hình sự”, Tạp chí Tòa án số 6/2013; Nguyễn Thanh
Vũ, “Những kiến nghị hoàn thiện về trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội đáp ứng yêu cầu sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự Việt
Nam”, Tạp chí Tòa án số 16/2014; Nguyễn Trung Hoan, “Cần sớm sửa đổi,
bổ sung Chương XXXII Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với
người chưa thành niên”, Tạp chí Kiểm sát số 19/2010; Lê Minh Thắng, “Thủ
tục rút gọn với việc đảm bảo quyền của người chưa thành niên trong tố tụng
hình sự”, Tạp chí Kiểm sát số 6/2012; Vũ Việt Hùng, “Hoàn Thiện các quy
định về người chưa thành niên phạm tội, người bị hại và người làm chứng là
trẻ em trong Bộ luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát số 6/2012; Trần
Thanh Thủy, “Sự tham gia của người bào chữa đối với người chưa thành
niên phạm tội”, Tạp chí Kiểm sát số 10/2012; Trương Trường Sơn và Hoàng
Văn Hiệu, “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về đảm bảo các quyền của
người chưa thành niên phạm tội”, Trịnh Tiến Việt, “Cần hoàn thiện chương
X

Bộ luật hình sự Việt Nam – Những vấn đề quy định đối với người chưa

thành niên phạm tội”, Tạp chí Tòa án số 7/2014; Nguyễn Lê Tường Vy,

4


“Căn cứ quyết định hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam, những vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sỹ, TP. Hồ Chí Minh năm 2007.

Nhóm công trình nêu trên tập trung phân tích các vấn đề lý luận chung
liên quan đến việc quyết định hình phạt như: Các căn cứ quyết định hình phạt,
điều kiện và cách thức quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt…,
nêu lên thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về vấn đề Quyết định hình phạt và
đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.

Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, gồm có: Hà Anh
“Chế tài hình sự đối với trường hợp trẻ em và người chưa thành niên phạm
tội”, nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội – 2006; Trần Văn Dũng, “Quyết định hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội”, Luận văn cử nhân – năm 2011;
Đào Thị Nga, “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên”, luận
văn thạc sỹ - năm 1997; Đặng Thị Thanh Thảo, “Quyết định hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội”, luận văn cử nhân –năm 2011; Lê Vũ Huy,
“Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên phạm tội bằng các
quy định về hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam”, luận văn thạc sỹ - năm
2011; Nguyễn Minh Hải, “Về nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường
hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đối với người chưa thành niên
phạm tội”, tạp chí tòa án nhân dân số 16/2009; Dương Tuyết Miên, “Quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội”, tạp chí Luật học số
04/2009; Đoàn Tấn Minh, “Cần sửa đổi bổ sung một số quy định về người
chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự năm 1999”, Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Tiền Giang, tạp chí kiểm sát số 20/2009; Đinh Văn Quế, “Quyết định
hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội”, tạp chí Tòa án nhân
dân số 05/2003; Phạm Văn Thiệu, “Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có
án treo và người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí

5



Tòa án nhân dân số 05/2008; Nguyễn Thị Trúc Vương, “Trách nhiệm hình sự
của người chưa thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam”, Luận văn
cử nhân, TP. Hồ Chí Minh - năm 2001; Nguyễn Hữu Thế Trạch, “Cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc thiết lập tòa án người chưa thành niên”, Tạp chí
khoa học pháp lý, số 03/2011; Vụ pháp chế, Bộ công an, “Những quy định
của pháp luật Việt Nam đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật” năm 1998; Vụ pháp luật hình sự - Hành chính, Bộ tư pháp, “Quyền trẻ em
trong pháp luật Việt Nam”, Nhà xuất bản tư pháp năm 2006; Vụ hình sự Hành chính, Bộ tư pháp, “Thuật ngữ tư pháp người chưa thành niên”, nhà
xuất bản tư pháp, Hà Nội - năm 2009. Trong các công trình nghiên cứu nếu
trên, có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý như sau:
Luận văn Thạc Sỹ Luật học Lê Vũ Huy, “Bảo đảm quyền con người của
người chưa thành niên phạm tội bằng các quy định về hình phạt trong Luật hình
sự Việt Nam”, năm 2012. Trong công trình này, tác giả tập trung phân tích các
quy định về hình phạt và Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam gắn liền với việc đảm bảo quyền con
người của người chưa thành niên và đưa ra những bất cập của các quy định đó
khi áp dụng trên thực tế như bất cập trong Điều 71 Bộ luật hình sự, bất cập trong
quy định hình phạt phần các tội phạm, trong trường hợp phạm nhiều tội, có nhiều
bản án… và đưa ra kiến nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền
con người của người chưa thành niên phạm tội.

Luận văn cử nhân Luật học của tác giả Đặng Thị Thanh Thảo, “Quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội” - năm 2011. Trong đề
tài này, tác giả đã tiến hành phân tích khái niệm người chưa thành niên và thể
chế áp dụng đối với người chưa thành niên, nêu lên thực tiễn quyết định hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong phạm vi cả nước và đưa ra
một số kiến nghị hoàn thiện.

6



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về người chưa thành niên, quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội;
-

Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật hình sự về quyết định

hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và thực trạng quyết định
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn tỉnh Lào Cai để
làm sáng tỏ những bất cập và nguyên nhân của những bất cập trong quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Lào Cai.
- Đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về
quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cũng như đưa ra
các giải pháp nhằm đảm bảo quyết định hình phạt đúng đối với người chưa
thành niên phạm tội tại Lào Cai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu là:
-

Nghiên cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sơ lý luận về người chưa thành

niên phạm tội, về quyết định hình phạt và cơ sở lý luận của việc ban hành các
quy định về việc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
-

Nghiên cứu và so sánh một số quy định về người chưa thành niên phạm

tội trong các điều ước quốc tế và pháp luật hình sự một số nước trên thế giới,
những vấn đề pháp lý nảy sinh, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.

-

Phân tích thực trạng quy định pháp luật hình sự hiện hành về quyết

định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội;
-

Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật hình sự hiện hành về quyết

định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Lào Cai, qua đó
nêu rõ những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó.
-

Phân tích, so sánh, đánh giá xu hướng vận động của pháp luật hình sự

7


về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hiện nay trên
thế giới, từ đó đưa ra những định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự
Việt Nam về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
trong giai đoạn sắp tới.
Nghiên cứu và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
hình sự về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cũng
như đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội tại Lào Cai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
-


Một số quy định của pháp luật pháp luật trong nước về người chưa

thành niên phạm tội và quyết định hình phạt.
-

Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về quyết định

hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Thực tiễn áp dụng các quy
định này tại Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung, đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về người chưa

thành niên phạm tội và quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội và thực tiễn quyết định đối với người chưa thành niên phạm tội.
-

Về thời gian, đề tài nghiên cứu việc áp dụng quy định pháp luật hình

sự Việt Nam về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
từ năm 2010 đến năm 2014.
-

Về không gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn quyết định hình phạt đối

với người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn Lào Cai.
5. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là hệ thống các quan điểm

của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hình phạt và cải
8


tạo con người; Các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về pháp luật nói
chung, chính sách hình sự nói riêng, đặc biệt là các quan điểm về giáo dục,
phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn là: phương
pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp
logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp khảo sát,… Trong quá trình
nghiên cứu, chúng tôi cũng nghiên cứu một số bản án đã tuyên đối với người
chưa thành niên phạm tội, nghiên cứu số liệu thống kê về quyết định hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội và tham khảo ý kiến của các chuyên
gia làm công tác thực tiễn để đưa ra những kiến nghị khoa học nhằm nâng cao
hiệu quả quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
6. Ý nghĩa của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cả về mặt lý luận và thực tiễn
các vấn đề có liên quan đến quyết định hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội, Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau:
-

Góp phần đảm bảo sự nhận thức thống nhất các quy định có liên quan

đến quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Làm rõ hơn
những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khái niệm người chưa thành
niên và khái niệm người chưa thành niên phạm tội trên cơ sở phân tích các
điều ước Quốc tế cũng như các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam;
Làm rõ những đặc điểm cơ bản của người chưa thành niên phạm tội; Phân tích
rõ những vấn đề lý luận chung về quyết định hình phạt cũng như quy định của

pháp luật hình sự hiện hành về quyết định hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội.
-

Phân tích rõ các thông số về diễn biến của tình hình tội phạm do

người chưa thành niên thực hiện tại Lào Cai. Xác nhận những thành công đã
đạt được cũng như những vướng mắc còn tồn tại qua việc đánh giá về thực
9


tiễn quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Lào Cai đối với
người chưa thành niên phạm tội để đưa ra những giải pháp khắc phục.
-

Chỉ ra được những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành về

quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; Chỉ ra các sai
sót trong quá trình áp dụng các quy định đó cũng như đưa ra nguyên nhân để
tìm giải pháp khắc phục.
-

Luận văn xác định nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc còn tồn tại

trong thực tiễn quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Lào Cai
đối với người chưa thành niên phạm tội và đề xuất các yêu cầu và các giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; Các kiến nghị
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử người chưa thành niên
phạm tội; Các kiến nghị hoàn thiện tổ chức...

-

Ngoài ra, Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu,

học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến người chưa thành
niên phạm tội cũng như độc giả có quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu này.
7. Cơ cấu của lận văn
Ngoài phần Mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận
văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội.
Chương 2: Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về quyết định
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và thực
tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Các yêu cầu và các giải pháp bảo đảm quyết định hình phạt
đúng đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn
tỉnh Lào Cai.

10


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
1.1. Khái niệm và các đặc điểm của ngƣời chƣa thành niên phạm tội

1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, không phải từ khi sinh ra con
người đã có nhận thức đầy đủ về tự nhiên, xã hội và về chính mình. Khả năng

nhận thức được những đòi hỏi của xã hội không tồn tại một cách bẩm sinh mà
là kết quả của quá trình sống, quá trình hoạt động giao tiếp trong môi trường
xã hội trong một thời gian nhất định. Khi khả năng nhận thức những đòi hỏi
của con người đạt đến một giới hạn nhất định thì họ mới hiểu được quyền và
nghĩa vụ của mình trong đời sống xã hội, mới thấy được những đòi hỏi của xã
hội đối với họ và từ đó mới có thể đánh giá được ý nghĩa xã hội của hành vi
mà mình đã thực hiện.
Người chưa thành niên là một đối tượng đặc biệt, được các quốc gia
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hết sức quan tâm. Nghiên cứu
khái niệm người chưa thành niên là nghiên cứu về phạm vi các đối tượng
được coi là người chưa thành niên trong quy định pháp luật quốc tế và quy
định pháp luật Việt Nam hiện hành. Những quy định trong các văn bản pháp
luật quốc tế cũng như văn bản pháp luật Việt Nam đã căn cứ vào sự phát triển
về thể chất và tinh thần của con người theo độ tuổi để lấy độ tuổi làm ranh
giới xác định người chưa thành niên và người đã thành niên. Độ tuổi được coi
là người chưa thành niên được xác định theo hai phạm vi, gồm phạm vi pháp
luật quốc tế và phạm vi pháp luật Việt Nam.
-

Trong phạm vi pháp luật quốc tế thì độ tuổi được coi là người chưa

thành niên được quy định trong các văn bản sau:

11


+

Tại quy tắc 2.1 mục a của Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp


Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do thông qua ngày
14/12/1990 có quy định: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới
hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xác định và không được tước
quyền tự do của người chưa thành niên. Theo quy định trong Quy tắc này thì
người chưa thành niên được xác định là người dưới 18 tuổi.
+

Trong hướng dẫn Riyadh của Liên Hợp Quốc về việc phòng ngừa

người chưa thành niên phạm tội (Hướng dẫn Riyadh năm 1990), tuy các quy
định không nêu ra một cách cụ thể về khái niệm người chưa thành niên nhưng
cũng đã thể hiện rõ tư tưởng người chưa thành niên là những người dưới 18
tuổi.
+

Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợp

Quốc thông qua ngày 20/11/1989 cũng xác định độ tuổi được coi là trẻ em khi

quy định: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật
áp dụng với trẻ em đó quy định độ tuổi thành niên sớm hơn” [12, tr. 2].
Từ các văn bản nêu trên, có thể xác định: Khái niệm người chưa thành
niên và khái niệm trẻ em trong quy định pháp luật quốc tế hiện nay có sự
đồng nhất với nhau, đều là người dưới 18 tuổi; Đối với người từ đủ 18 tuổi trở
lên thì được coi là người đã thành niên và đồng thời cũng không còn là trẻ em.
Tuy nhiên, đối với các quốc gia khác nhau thì việc xác định độ tuổi cho người
chưa thành niên còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn
hóa, lịch sử cũng như các yêu cầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm nên Công ước quốc tế về quyền trẻ em vẫn để ngỏ cho các quốc gia
thành viên của Công ước quyền xác định độ tuổi thành niên sớm hơn mốc 18

tuổi nhưng phải quy định trong pháp luật của quốc gia đó.
-

Ở phạm vi pháp luật Việt Nam thì độ tuổi được coi là người chưa

thành niên được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, cụ thể như sau:

12


+ Theo quy định của pháp luật dân sự thì việc xác định độ tuổi được coi
là người chưa thành niên theo Điều 18 Bộ luật dân sự 2005: “Người chưa đủ
18 tuổi là người chưa thành niên” [22, tr. 3].
+

Trong pháp luật lao động, độ tuổi của người chưa thành niên được

quy định tại Điều 161 Bộ luật lao động 2012 “Người lao động chưa thành
niên là người lao động dưới 18 tuổi”.
+

Theo quy định của pháp luật hình sự thì việc xác định độ tuổi của

người chưa thành niên phải căn cứ vào Điều 68 Bộ luật hình sự năm 1999.
Dựa vào quy định tại Điều luật này thì người chưa thành niên phạm tội là
người dưới 18 tuổi.
Dựa vào các quy định nêu trên, có thể thấy được: Các văn bản pháp luật
Việt Nam cũng căn cứ vào độ tuổi để xác định ranh giới giữa người đã thành
niên và người chưa thành niên, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa quy định của
Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự và Bộ luật lao động trong cách thức phân định

ranh giới này khi Bộ luật dân sự sử dụng cụm từ “Chưa đủ” còn Bộ luật lao
động và Bộ luật hình sự sử dụng từ “dưới”. Tuy nhiên, trong quy định của các
văn bản đã nêu thì người đã thành niên đều được xác định là người tròn 18
tuổi và đủ ngày, đủ tháng. Còn người chưa thành niên là người chưa tròn 18
tuổi. Như vậy, việc xác định độ tuổi của người chưa thành niên theo quy định
của pháp luật Việt Nam có sự đồng nhất với các văn bản pháp luật quốc tế.
Bên cạnh đó, khái niệm trẻ em trong quy định của pháp luật Việt Nam
lại không đồng nhất với khái niệm trẻ em trong Công ước quốc tế về quyền trẻ
em của Liên Hợp Quốc. Theo quy định tại Điều 1 của Luật bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em 2004 thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” trong
khi Công ước này quy định “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi”. Tuy
nhiên, việc quy định trẻ em là người có độ tuổi dưới 16 của pháp luật Việt
Nam không trái với quy định của Công ước về quyền trẻ em vì Công ước

13


này để ngỏ cho các quốc gia thành viên quyền xác định độ tuổi thành niên
sớm hơn mốc 18 tuổi như phân tích trên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì khái niệm người
chưa thành niên và khái niệm trẻ em là hoàn toàn khác biệt khi xác định người
chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, còn trẻ em là người chưa đủ 16
tuổi. Sự tồn tại của hai khái niệm khác nhau như trên có thể gây khó khăn
trong việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
Trong pháp luật hình sự, thuật ngữ người chưa thành niên được sử dụng
dưới hai góc độ vừa là chủ thể của tội phạm vừa là đối tượng tác động của tội
phạm. Dưới góc độ là chủ thể của tội phạm, độ tuổi của người chưa thành
niên phạm tội được giới hạn hẹp hơn so với độ tuổi của người chưa thành niên
trong các ngành luật khác, đó là người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi. Điều 68 Bộ
luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến

dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương
này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật hình sự
không trái với những quy định của Chương này” [23, tr. 20]. Như vậy, người
chưa đủ 14 tuổi là người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự vì ở độ tuổi
này, trí tuệ của họ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức tính nguy hiểm
cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ để hành động nên họ
không bị coi là người có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ đã thực
hiện. Tuy nhiên, Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 cũng có sự phân hoá trách
nhiệm hình sự trong lứa tuổi người chưa thành niên: “ …Người từ đủ 16 tuổi
trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi
trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [23, tr. 5].
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách
nhiệm hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và

14


tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý. Cơ sở của việc miễn giảm này là xuất phát
từ việc người chưa thành niên ở độ tuổi này do khả năng nhận thức xã hội còn
non nớt, bồng bột, khả năng điều khiển hành vi còn hạn chế bởi vậy họ không
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Đối với người chưa thành
niên từ đủ 16 tuổi cho đến dưới 18 tuổi thì do đã có đủ khả năng nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội và điều khiển hành vi của mình nên họ phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình thực hiện.
Để xác định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên thì phải xác
định được họ đã thực hiện một trong những hành vi tội phạm được mô tả
trong Bộ luật hình sự. Điều 8 Bộ luật hình sự định nghĩa tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý và vô ý. Như vậy để xác định một người nào đó phải chịu trách

nhiệm hình sự thì phải xác định đủ các yếu tố sau: Sự việc xảy ra có đầy đủ
các dấu hiệu của một tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự; Người
thực hiện hành vi phạm tội đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự; Sự việc
xảy ra do lỗi của người đó.
Từ những cơ sở các lập luận trên, có thể đưa ra định nghĩa về người chưa
thành niên phạm tội như sau: “Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ
16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, và trong một số trường hợp đặc biệt từ 14 tuổi đến
chưa đủ 16 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ do sự hạn chế bởi
các đặc điểm về tâm sinh lý và đã có lỗi (Cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm”.

Như vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là dấu hiệu bắt buộc khi xác
định trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội. Một người chưa đủ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì
người đó chưa thể trở thành chủ thể của tội phạm và đương nhiên họ không
phải chịu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, việc xác định chính xác tuổi còn

15


nhằm giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đúng chính sách, chủ
trương, nguyên tắc và đường lối xử lý hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của
Tòa án nhân dân tối cao thì cách xác định tuổi theo quy định của Luật hình sự
là tính theo tuổi tròn, tuổi đủ, nghĩa là phải đủ ngày, đủ tháng. Chẳng hạn như
một người thực hiện hành vi phạm tội vào thời điểm người đó đạt độ tuổi là
17 tuổi 11 tháng 28 ngày thì người đó vẫn là người chưa thành niên.
Việc xác định tuổi của người thực hiện tội phạm sẽ căn cứ trên những
giấy tờ ghi nhận ngày sinh của họ có giá trị pháp lý như: Giấy khai sinh, giấy
chứng sinh, giấy chứng minh nhân dân, sổ đăng ký hộ khẩu… của họ. Tuy

nhiên, trên thực tế có những trường hợp không xác định được ngày, tháng,
năm sinh của người thực hiện tội phạm vì những lý do khách quan như họ
không có giấy khai sinh, không có giấy tờ tùy thân…gây khó khăn cho các cơ
quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp và Bộ lao
động, thương bình và xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLTVKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH vào ngày 12/7/2011về hướng dẫn
thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia
tố tụng là người chưa thành niên. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số
01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH thì tuổi chịu trách
nhiệm hình sự sẽ tính như sau:
-

Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày

nào trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của
người phạm tội;
-

Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được

ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của
quý đó làm ngày sinh của người phạm tội;

16


×