Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hội chứng vùi lấp chi kéo dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.51 KB, 4 trang )

Hội chứng vùi lấp chi kéo dài

Chứng bệnh này xuất hiện sau khi một phần cơ thể của bệnh nhân (thường là
chi dưới) bị đè ép dưới vật nặng trong thời gian dài do đổ cây, sập hầm lò... Bệnh
không chỉ gây khó chịu, đau đớn ở vùng bị tổn thương mà còn có thể dẫn đến các biến
chứng như hoại tử, suy thận, thậm chí tử vong.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào sức ép của tác nhân, diện tích bị vùi
lấp, thời gian vùi lấp. Bệnh phát triển theo 3 thời kỳ:

1. Thời kỳ tiên phát

Ngay sau khi giải phóng chi bị vùi lấp, nạn nhân thường cảm thấy dễ chịu, tỉnh
táo, mạch và huyết áp ổn định.

Sau đó ít lâu, họ có cảm giác tê bì hoặc rối loạn cảm giác tại phần chi bị vùi
lấp, có thể thoáng ngất rồi lại tỉnh.

Phần chi bị vùi sưng nề toàn bộ, da ngả sang màu xám nhợt, căng bóng và lạnh,
ấn không lõm do phù nề, giảm hoặc mất cảm giác, không cử động được.

Tiếp đó, nạn nhân rơi vào trạng thái sốc: lo lắng, bồn chồn, vật vã; mạch nhanh,
nhỏ và khó bắt, huyết áp tụt, da lạnh và nhớt. Tình trạng này tiến triển ngày càng nặng.

2. Thời kỳ vô niệu

Nếu được điều trị tích cực, nạn nhân thoát khỏi trạng thái sốc của thời kỳ tiên
phát và thấy đau ở vùng thắt lưng, kèm theo nhức đầu, buồn nôn và nôn, mạch nhanh
và loạn nhịp, lượng nước tiểu giảm dần rồi không có nước tiểu nữa.

Đây là biểu hiện suy thận cấp các chất độc sinh ra khi phần chi bì đè ép, không


được nuôi dưỡng.

Lúc này, bệnh nhân hốt hoảng, da nhợt nhạt, đờ đẫn, có thể đi dần vào hôn mê.

Nếu không được điều trị tích cực hoặc chi bị đè ép quá lâu, lượng chất độc xâm
nhập lớn thì có thể dẫn đến tử vong.

Nếu sau một vài ngày điều trị, bệnh nhân đi tiểu được trở lại thì tiên lượng tốt.

3. Thời kỳ biến chứng

Nếu thoát khỏi tình trạng suy thận cấp, nạn nhân vẫn có thể bị các biến chứng
như hoại tử da, rụng các mảng hoại tử (nhiều khi là các đốt, ngón hoặc một đoạn chi),
viêm mủ và thiếu máu toàn thân.

Các biến chứng muộn hơn là teo cơ và xơ hóa gân, co quắp, bỏng buốt (do phần
chi bị thiếu máu nuôi dưỡng sau chấn thương).

Để đề phòng hội chứng kể trên, khi có bị tai nạn vùi lấp chi, cần xử trí theo
cách sau:

- Đặt một garo nhẹ sát trên chỗ bị chèn ép. Mục đích là ngăn các chất độc (sinh
ra do chi thể bị đè ép, không được nuôi dưỡng) xâm nhập ồ ạt vào cơ thể, hạn chế máu
tĩnh mạch từ đó trở về tim và máu động mạch dồn mạnh xuống đoạn chi, dẫn tới tăng
phù nề và sốc.

- Khẩn trương đào bới, di chuyển khối vật thể đè ép để giải phóng phần chi bị
vùi lấp.

- Nới garo từ từ (thời gian để garo không quá 1 giờ) kết hợp với thuốc giảm

đau, trợ tim, nếu có điều kiện thì chườm lạnh đoạn chi mới được giải phóng (không
được ủ ấm).

- Phong bế gốc chi bằng novocain, đồng thời băng ép vừa phải đoạn chi bị vùi
lấp để tránh thoát huyết tương gây phù nề, cố định lại rồi chuyển đến bệnh viện cấp
cứu. Có thể cho nạn nhân uống nước chè hoặc nước gừng đường ấm.

×