Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Phân tích liên quan giữa gamma glutamyl transferase với một số chỉ số sinh hóa và lâm sàng ở bệnh nhân gút khám và điều trị tại bệnh viện e năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.82 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

NGUYỄN THẾ THANH

PHÂN TÍCH LIÊN QUAN GIỮA GAMMAGLUTAMYL TRANSFERASE VỚI MỘT SỐ
CHỈ SỐ SINH HÓA VÀ LÂM SÀNG
Ở BỆNH NHÂN GÚT KHÁM VÀ
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN E NĂM
2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA


Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

NGUYỄN THẾ THANH

PHÂN TÍCH LIÊN QUAN GIỮA GAMMAGLUTAMYL TRANSFERASE VỚI MỘT SỐ
CHỈ SỐ SINH HÓA VÀ LÂM SÀNG
Ở BỆNH NHÂN GÚT KHÁM VÀ
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN E NĂM
2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA



Khóa: QH.2012.Y
Người hướng dẫn: TS. Mai Thị Minh Tâm


Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Mai Thị Minh Tâm – Giảng viên
chính, nguyên phó chủ nhiệm Bộ môn Nội, Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia
Hà Nội, người thầy đã hướng dẫn tận tình và tỉ mỉ những kiến thức không
chỉ về chuyên ngành Nội khoa mà còn những kiến thức về công tác nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm K oa Y Dược – Đại học
Quốc Gia Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô trong phòng đào tạo đại học, các
thầy cô thuộc bộ môn Nội. Các thầy cô đã tạo hững điều kiện tốt nhất cho tôi
để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể nhân viên khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện E đã hết sức tạo điều kiện tro g thời gian tôi tiến hành lấy số liệu
tại bệnh viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân tại khoa Cơ Xương Khớp đã
đồng ý tham gia và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thăm khám để lấy số liệu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, các anh, chị và bạn bè
tôi đã luôn động viên, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 09/05/2018.
Nguyễn Thế Thanh


AU

Gamma-GT hay
GGT

BMI

VAS
BN
HCCH
CRP

TB


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố tuổi ở 2 nhóm bệnh nhân gút............................................ 16
Bảng 3.2. Phân bố thời gian mắc bệnh ở 2 nhóm bệnh nhân gút....................17
Bảng 3.3. Chỉ số khối cơ thể BMI ở 2 nhóm bệnh nhân gút...........................17
Bảng 3.4. Yếu tố nguy cơ ở 2 nhóm bệnh nhân gút........................................18
Bảng 3.5. Số cơn gút cấp xảy ra trong 1 năm ở 2 nhóm BN gút....................18
Bảng 3.6. Phân bố vị trí tổn thương khớp ở 2 nhóm bệnh nhân gút...............19
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân có hạt tophi ở 2 nhóm bệnh nhân gút...................19
Bảng 3.8. Bệnh lý đi kèm ở 2 nhóm bệnh nhân gút........................................20
Bảng 3.9. Phân bố chỉ số GGT........................................................................21
Bảng 3.10. Đặc điểm chỉ số hồng cầu, bạch cầu, ti ểu cầu............................. 21
Bảng 3.11. Đặc điểm chỉ số Ure và Creatinine ở 2 nhóm bệnh nhân gút.......22
Bảng 3.12. Giá trị trung bình Cholesterol TP, Tryglycerit, HDL- C và LDL- C
ở 2 nhóm bệnh nhân gút..................................................................................23
Bảng 3.13. Giá trị chỉ số SGOT và SGPT ở 2 nhóm bệnh nhân gút...............24
Bảng 3.14. Tốc độ máu lắng 1 giờ đầu và nồng độ CRP ở 2 nhóm BN gút. .. 24


Bảng 3.15. Nồng độ acid uric máu ở 2 nhóm bệnh nhân gút..........................25
Bảng 3.16. Mức lọc cầu thận ở 2 nhóm bệnh nhân gút...................................26


DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 3.1. Liên quan giữa GGT với Creatinine............................................... 27
Hình 3.2. Liên quan giữa GGT với Cholesterol TP........................................ 28
Hình 3.3. Liên quan giữa GGT với Tryglycerit.............................................. 28
Hình 3.4. Liên quan giữa GGT với SGOT......................................................29
Hình 3.5. Liên quan giữa GGT với BMI.........................................................30


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
1.1. Bệnh gút và tăng acid uric máu............................................................3
1.1.1.Bệnh gút...............................................................................................3
1.1.2.Tăng acid uric máu...............................................................................6
1.2. Gamma-GT.............................................................................................8
1.2.1.Khái niệm.............................................................................................8
1.2.2.Nguyên nhân tăng gamma-GT.............................................................8
1.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới............................10
1.4.1.Trên thế giới.......................................................................................10
1.4.2.Tại Việt Nam......................................................................................10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........11
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................11
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................11
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:........................................................................... 11
2.1.3. Thời gian nghiên c ứu....................................................................... 11
2.2. Phương pháp ngh iên cứu....................................................................11
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:..........................................................................11

2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu:...........................................................................11
2.2.3. Nội dung nghiên cứu:........................................................................13
2.2.4.Phương pháp thu thập số liệu:............................................................15
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu................................................................. 15
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ...............................................................................16
3.1. Đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm bệnh nhân gút.................................16
3.2. Đặc điểm cận lâm sàng........................................................................ 21


3.3. Mối liên quan giữa GGT với một số chỉ số sinh hóa máu và lâm
sàng...............................................................................................................27
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................31
4.1. Đặc điểm chung....................................................................................31
4.2 Đặc điểm bệnh nhân gút tăng GGT.................................................... 32
4.3. Mối liên quan giữa GGT và một số chỉ số sinh hóa
37

áu và lâm sàng

KẾT LUẬN....................................................................................................38
KIẾN NGHỊ...................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Gút là bệnh khớp do lắng đọng vi tinh thể và rối loạn chuyển hóa các
nhân purin có đặc điểm chính là tăng acid uric (AU) máu, gây lắng đọng tinh
thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc các mô. Trên lâm sàng, các triệu

chứng chính của gút là viêm khớp, hạt tophi, bệnh thận do gút và sỏi tiết niệu
[15]. Bệnh gút thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, thời gian khởi phát
bệnh là 30 tuổi nhưng tỷ lệ mắc bệnh tăng dần cả ở hai giới nam và nữ ở các
nhóm tuổi cao hơn [7]. Tăng acid uric máu đã được biết từ rất lâu là yếu tố
nguy cơ quan trọng của bệnh gút [34], sự lắng đọng của các tinh thể urat ở
khớp gây ra viêm khớp gút, ở thận nguy cơ dẫn đế n sỏi thận. Hiện nay, tỷ lệ
tăng acid uric trên thế giới cũng như ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao. Theo
nghiên cứu của Quyền Đăng Tuyên (2001), tỷ lệ tăng acid uric máu là 22,4%;
nghiên cứu của Lê Viết Hoàng (2014) t ỷ lệ tăng acid uric máu là 26,7%
[9,19]. Những năm gần đây, tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E, nhiều bệnh
nhân gút phải nhập viện. Ở bệnh hân không tuân thủ điều trị và kiểm soát
bệnh chưa tốt, nồng độ AU máu tăng cao dẫn đến có nhiều rối loạn kèm theo.
Ngoài chế độ ăn chứa nhiều purin và việc sử dụng một số thuốc (ethambutol,
liều thấp aspirin.. ), sử dụng rượu thường xuyên là yếu tố nguy cơ gây tăng
uric máu và bệ nh gút [26,35].
Gamma glutamyl trans erase (Gamma-GT hay GGT) là enzyme gắn vào
màng tế bào. Nồng độ gamma-GT trong huyết tương chủ yếu do gan sản xuất.
Đặc biệt, chỉ số xét nghiệm gamma-GT có vai trò quan trọng trong xác định
nghiện rượu mạn tính. Gamma-GT trong máu bình thường hay tăng liên quan
đến lượng sử dụng rượu thường xuyên ở những người nghiện rượu mạn tính.
Vì vậy, gamma-GT có thể được sử dụng để theo dõi ngừng hoặc giảm uống
rượu ở những bệnh nhân nghiện rượu [1,21,25].
Sử dụng rượu thường xuyên là yếu tố nguy cơ cao làm tăng nồng độ acid
uric máu và khởi phát các cơn gút cấp bệnh nhân gút. Mặt khác, chỉ số
Gamma-GT tăng trên những bệnh nhân nghiện rượu mạn tính. Nhằm nâng
cao hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh trên bệnh nhân gút, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Phân tích liên quan giữa gamma-glutamyl transferase với một

1



số chỉ số sinh hóa và lâm sàng ở bệnh nhân gút khám và điều trị tại bệnh
viện E năm 2018” với hai mục tiêu sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân gút tăng
gamma-glutamyl transferase tại Bệnh viện E từ tháng 06/2017 đến
tháng 03/2018.
2. Phân tích mối liên quan giữa gamma-glutamyl tr nsferase tới
một số chỉ số sinh hóa và lâm sàng.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh gút và tăng acid uric máu
1.1.1. Bệnh gút
1.1.1.1. Khái niệm
Bệnh gút là tình trạng viêm khớp do sự lắng đọng các tinh thể urat
(Monodium urat - MSU) trong dịch khớp hoặc mô [7]. Thời gian bắt đầu từ
đợt gút cấp đầu tiên đến khi trở thành gút mạn tính dao động từ 3-42 năm, với
trung bình là 11,6 năm [12].
1.1.1.2. Dịch tễ
Bệnh thường gặp ở các nước phát triển, chi ế m khoảng 0,02-0,2% dân
số. Tỷ lệ mắc bệnh gút theo Khảo sát Sức khoẻ và Dinh dưỡng Quốc gia lần
thứ ba (NHANES-III) là > 2% ở nam trên 30 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi. Trên
80 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh gút là 9% ở nam gi ớ i và 6% ở phụ nữ. Do đó, bệnh
gút là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm kh ớ p ở nam giới trên 40 tuổi.
Các dữ liệu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gút đã tăng lên trong hai thập
niên vừa qua do chế độ ăn, béo phì, hội hứng chuyển hóa và sử dụng thuốc
như aspirin liều thấp và thuốc lợi tiểu. Tỷ số nam và nữ là 2:1 đến 7:1 [12,38].
Trên thế giới tỷ lệ mắc gút ngày càng gia tăng và phổ biến. Theo thống kê: tỷ

lệ mắc trung bình ở Mỹ là 3.9% [41], ở Pháp là 0.9% [26,39], ở Anh là 1.4 –
2.5% [22,28], ở Đức 1.4% [26], ở Liên minh châu Âu 3.2% và 26.1% (Maori
ancestry) ở New Zea and [41].

Việt Nam, bệnh gút chiếm 1,5% các bệnh về khớp điều trị nội trú tại
khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, đứng hàng thứ tư trong các bệnh
khớp điều trị nội trú thường gặp [12]. Tại khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện
Chợ Rẫy, bệnh gút chiếm khoảng 10 - 15% các bệnh khớp đến điều trị [18].
1.1.1.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân bệnh gút do tăng acid uric máu. Ngoài ra, các yếu tố kích
thích là nguy cơ viêm khớp cấp do gút: chấn thương, phẫu thuật, bất động, ăn
nhiều thức ăn chứa nhiều nhân purin và những thuốc làm tăng nồng độ urat
[7].
Tiền sử gia đình (chiếm 25%), tuổi tác, giới tính hoặc ở phụ nữ mãn
kinh sớm có nguy cơ cao mắc bệnh gút [33]. Chỉ số khối cơ thể và lượng tiêu
3


thụ ancol là những yếu tố nguy cơ gây tăng uric máu và bệnh gút ở đa số các
bệnh nhân [38].
1.1.1.4. Cơ chế bệnh sinh

nồng độ AU dưới 420µmol/l ( ở nam giới ) và pH 7,4, AU gần như
hòa tan hoàn toàn dưới dạng ion (+) urat. Khi nồng độ AU trong máu lớn hơn
420µmol/l, vượt quá nồng độ hòa tan tối đa, urat kết tủa thành ác tinh thể
MSU. Khả năng gây viêm của tinh thể liên quan đến khả năng gắn vào các
immunoglobulin và protein, đặc biệt là bổ thể và lipop otein. Phức hợp này
gắn vào cơ quan thụ cảm ở bề mặt đại thực bào và tương bào, dẫn đến giải
phóng và hoạt hóa các cytokine, yếu tố hóa học và các chất trung gian khác.
Các đại thực bào sẽ thực bào tinh thể urat và phá hủy lysosome giải phóng

arachidonat, collagenase, các gốc oxy hóa gây ên tình trạng viêm khớp [7]. Sự
có mặt vi tinh thể urat tại mô mề m, bao gân tạo nên hạt tophi, và
cuối cùng, viêm thận kẽ (bệnh thận do gút) là do tinh thể urat lắng đọng tại tổ
chức kẽ của thận. AU niệu tăng và sự toan hóa nước tiểu dẫn đến sỏi tiết niệu
trong bệnh gút [12].

Hình 1.1. Tinh thể urat dưới
kính hiển vi quang
1.1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
a)
Triệu chứng lâm sàng



Thể gút cấp tính:

Được biểu hiện bằng những đợt viêm cấp tính của ngón chân cái (khớp
bàn ngón).

4


Hoàn cảnh xuất hiện sau những bữa ăn nhiều thịt rượu, sau chấn
thương, sau phẫu thuật…
Khoảng 60-70% cơn gút cấp biểu hiện ở khớp bàn ngón chân cái. gón
chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ xung huyết, trong khi các khớp
khác bình thường.
Toàn thân có thể sốt nhẹ [2].




Thể gút mạn tính:

Gút mạn tính tiến triển chậm và kéo dài, tăng dần, lúc đầu tổn thương ở
bàn ngòn chân, gối khuỷu và bàn ngón tay. Thời gian tiến triển 10-20 năm,
trong khi diễn biến mạn tính có thể ghép vào nh ững đợt viêm cấp tính làm
bệnh nặng [2].
Gút mạn tính có các biểu hiện : hạt tophi, b ệnh khớp mạn tính do muối
urat và biểu hiện tại thận.
Hạt tophi do tích lũy muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết: sụn
đầu khớp, đầu xương, phần mềm qua h khớp đặc biệt là ở quanh khớp gối,
khớp khuỷu, dọc theo gan ở bàn thay và bàn chân, quanh các khớp đốt ngón
gần và ngón xa ở bàn tay. Tỷ lệ hình thành phụ thuộc vào mức độ và thời gian
tăng AU máu. Hạt tophi mang các đặc điểm: không đau, rắn, tròn, số lượng và
kích thước thay đổi, da ph ủ trên đó bình thường, mỏng, có thể nhìn thấy màu
trắng nhạt của các tinh th ể urat.
Bệnh khớp mạn tính do tích lũy muối urat trong mô cạnh khớp, trong
sụn vả trong xương, à nguyên nhân gây thoái hóa sụn khớp, hủy đầu xương và
tăng sinh màng hoạt dịch [7,12].
Biểu hiện tại thận gây ra sỏi urat (10-20% trường hợp gút). Sỏi acid
uric ít cản quang, chụp X quang thường khó thấy, phát hiện qua siêu âm hoặc
chụp thận sau tiêm thuốc cản quang (UIV). Tổn thương thận do lắng đọng
urat ở thận kẽ gây protein niệu không thường xuyên, hồng cầu và bạch cầu
trong nước tiểu, dần dần dẫn đến suy thận [2,21].
b) Triệu chứng cận lâm sàng
AU máu cao > 420µmol/l đối với nam giới, tuy nhiên khoảng 40%
bệnh nhân có cơn gút cấp nhưng AU máu bình thường [12]. Mai Thị Minh
Tâm (2009) nghiên cứu nồng độ acid uric máu trong cơn gút cấp: nồng độ

5



A.U máu trung bình trong cơn gút cấp là 441,6mmol/l ± 83,2, tỷ lệ AU máu
bình thường trong cơn gút cấp chiếm 31,3 % [15].
Định lượng AU niệu 24h nhằm xác định tăng bài tiết urat
(>600mg/24h). Khi AU niệu tăng cao dễ gây sỏi urat và không được dùng
nhóm thuốc hạ AU theo cơ chế tăng đào thải.
Xét nghiệm dịch khớp: tìm thấy tinh thể urat trong dị h khớp, dịch khớp
viêm giàu tế bào (2000 tế bào/mm3), chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính
[7,20].
Các xét nghiệm khác: tốc độ máu lắng tăng, CRP bình thường hoặc
tăng.
X-quang: giai đoạn đầu bình thường, giai đoạn muộn có thể thấy các
khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương...
1.1.1.6. Chẩn đoán xác định
Tiêu chuẩn chẩn đoán gút của Benn tt và Wood 1968
a. Hoặc tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp hay trong các hạt
tophi.
b. Hoặc tối thiểu có trên 2 trong các tiêu chuẩn sau đây:
Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp
với tính chất khởi phát đột ngột, sưng đau dữ dội và khỏi hoàn toàn
trong 2 tuần.
Tiền sử hoặc hi ện tại có 1 đợt sưng đau khớp bàn ngón chân
cái với các tính chất như trên.
Có hạt tô phi.
Đáp ứng tốt với Colchicine (giảm viêm, giảm đau trong vòng
48h) trong tiền sử hoặc hiện tại.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc ít nhất 2 yếu tố của tiêu chuẩn
b.
1.1.2. Tăng acid uric máu

1.1.2.1. Định nghĩa tăng acid uric máu [12].
Tăng acid uric máu khi nồng độ AU vượt quá giới hạn tối đa của độ hòa
tan của urat trong huyết thanh. Cụ thể:
Nam > 420 µmol/l.

6


1.1.2.2. Dịch tễ học
Tăng acid uric máu thường gặp với tỷ lệ dao động từ 2,6% đến 47,2%
trong các chủng tộc người khác nhau [12].
Trên thế giới tỷ lệ tăng acid uric chiếm khá cao dân số. Uaratanawong
S. và cộng sự (2011) nghiên cứu tỷ lệ tăng acid uric máu của 1.945 đối tượng
đến khám Bangkok - Thái Lan: tỷ lệ tăng acid uric máu trong dân số nghiên
cứu là 24,4%, phổ biến nhất ở nam giới so với phụ nữ (59% so với 11%, p
<0,001) [39]. Năm 2011, tác giả Zhu Y và cộng sự nghiên cứu trên người Mỹ
đưa ra kết quả tỷ lệ tăng acid uric máu là nam là 21,2% và nữ là 21,6% [43].
Tại Việt Nam: Phạm Thị Dung và cộng sự (2014) nghiên cứu đưa ra
kết quả tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh là 9,2%. Trong đó, nam giới có tỷ lệ
mắc là 12% cao hơn so với nữ 6,5% [6]. Lê Viết Hoàng và cộng sự (2014)
đưa ra số trường hợp tăng acid uric máu là 231/ 865 chiếm tỷ lệ 26,7% [9].
1.1.2.3. Nguyên nhân tăng acid uric:
Dựa theo cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân tăng acid uric máu do:
Tăng tổng hợp acid uric: ăn thức ăn chứa nhiều purin, tăng phá
hủy tổ
chức,…
Giảm bài tiết acid uric qua thận: giảm lọc ở cầu thận, giảm tiết urat ở
ống thận hoặc phối hợp.
Phối hợp cả 2 nguyên nhân trên
*

Tăng tổng hợp acid uric:
+ Tăng acid uric máu tiên phát: không rõ nguyên nhân.
+
Tăng acid uric máu thứ phát: ăn quá nhiều thức ăn có purin (tôm,
cua, gan, thận, lòng đỏ trứng…), tăng tái tạo nucleotid, tăng thoái hóa
adenosin triphosphat, bệnh cơ nặng.
*
Gi ả m bài tiết acid uric:
+ Giảm bài tiết acid uric máu tiên phát: không rõ nguyên nhân.
+
Giảm bài tiết acid uric máu thứ phát: các bệnh lý làm giảm độ
thanh lọc acid uric của cầu thận: suy thận.
+

Một số nguyên nhân có cơ chế chưa xác định rõ: tăng huyết áp, cường

chức năng tuyến cận giáp, một số thuốc làm tăng acid uric máu (cyclosporin,
pyrazinamid, ethambutol, liều thấp aspirin), bệnh thận do nhiễm

7


độc chì [1, 7].
Năm 2010, tác giả Merriman T.R. và cộng sự đã công bố kết quả
nghiên cứu cơ sở di truyền của tăng acid uric và gút đã chỉ ra rằng: nguyên
nhân quan trọng nhất của tăng acid uric máu là giảm bài tiết acid uric qua
nước tiểu. Bài tiết acid uric được điều phối bởi một số các phân tử vận
chuyển urat thể hiện trong các ống góp của thận và đây là điểm kiểm soát
sinh lý quan trọng trong bệnh gút [29].
Một số tác giả đã đưa ra nhận định, kháng insulin trong hội chứng

chuyển hóa là nguyên nhân tăng acid uric máu. Hai cơ chế đã được đưa ra
giải thích cho điều này. Thứ nhất, kháng insulin làm nồng độ insulin cao thúc
đẩy trao đổi natri-hydro ống thận, tăng tái hấp thu acid uric và ức chế bài tiết
acid uric. Ngoài ra , bài tiết acid uric cũng bị hạn chế bởi bệnh lý thận gây ra
bởi sự đê kháng insulin. Thứ hai, kháng insulin có thể gây tăng chuyển hóa
purine qua hoạt hóa hexot monophosphat và gây tăng acid uric máu.
1.2. Gamma-GT
1.2.1. Khái niệm
Gamma-GT là một enzym gắn với màng tế bào tham gia vào quá trình
xúc tác chuyển các nhóm gamma- glutamyl giữa các acid amin qua màng tế
bào [8]. Enzym này được tìm thấy trên màng tế bào trong tế bào gan, thận và
tụy. Ngoài ra, GGT cũng được tìm thấy trong các tế bào ruột, lách, tim, não và
túi tinh. GGT có nhi ều nhất trong tế bào của thận, tuy nhiên enzym lưu hành
trong huyết tương có nguồn gốc chủ yếu từ gan [1,20].

nam bình thường: 7-50 U/L, nữ: 5-25 U/L. Giá trị cao hơn ở trẻ sơ
sinh và trong 3-6 tháng đầu. Giá trị ở nam giới trưởng thành cao hơn 25% so
với phụ nữ [25].
1.2.2. Nguyên nhân tăng gamma-GT
Bệnh gan: Vào những năm 1960 và 1979, GGT đã được nghiên cứu và
áp dụng như một xét nghiệm chức năng gan hoặc enzym trong gan [40]. Nồng
độ GGT tăng ở tất cả các dạng bệnh gan. Xét nghiệm này nhạy hơn nhiều so
vớ xét nghiệm alkaline phosphatase hoặc xét nghiệm transaminase (SGOT,
SGPT) trong việc phát hiện vàng da tắc nghẽn, viêm đường mật và viêm túi
mật. Nó cũng được chỉ định trong chẩn đoán phân biệt bệnh gan ở trẻ em và

8


phụ nữ có thai có nồng độ LDH và phosphatase kiềm cao [25]. Một số bệnh

gan hay gặp có GGT tăng là: viêm gan (cấp tính và mãn tính), xơ gan, u tế
bào gan, ung thư gan, Cholestasis (đặc biệt là trong hoặc sau khi mang thai),
bệnh gan cồn mãn tính.
Trên bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có tăng GGT. Gamma-GT được
sử dụng để xác định rối loạn chức năng tế bào gan và để phát hiện bệnh gan
do rượu gây ra. Vì Gamma-GT rất nhạy cảm với lượng ancol được tiêu thụ
bởi người nghiện rượu mãn tính, nên nó có thể được sử dụng để theo dõi
ngừng hoặc giảm uống rượu ở những bệnh nhân ng iện rượu và những người
có nguy cơ cao nghiện rượu [25].
Một số bệnh nội tiết là nguyên nhân gây tăng GGT như đái tháo đường,
bệnh dự trữ chất glycogen hoặc cường tuyế giáp. Nguyễn QM và cộng sự
nghiên cứu các enzyme chức năng gan tăng có liên quan đến sự phát triển của
tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2 ở người lớn tuổi đưa ra kết quả trên
những bệnh nhân đái tháo đường có mức tăng GGT gấp 1,2 lần giá trị bình
thường [13].
Trong nhồi máu cơ tim, GGT thường là bình thường. Tuy nhiên, nếu có
tăng lên, nó xảy ra khoảng 4 ngày sau khi nhồi máu cơ tim và có thể hàm ý
tổn thương gan thứ phát do suy tim. Trong một số nghiên cứu trên thế giới,
xét nghiệm GGT như là yế u tố nguy cơ và nghi ngờ có hội chứng vành cấp
tính. Một số nhà nghiên cứu đã tập trung vào mối quan hệ giữa mức GGT
huyết thanh và lưu lượ ng máu mạch vành. Caliskan và cộng sự [24] xác nhận
rằng nồng độ GGT huyết thanh liên quan đến suy giảm máu động mạch vành
ở bệnh nhân tăng uyết áp. Sen và cộng sự [37] đã đánh giá mối quan hệ giữa
tăng GGT huyết thanh và suy giảm máu dòng máu động mạch vành, và thấy
rằng huyế t khối trung bình trong số lượng nhồi máu cơ tim cho thấy mối
tương quan dương và trung bình với hoạt tính GGT huyết thanh. Hoạt tính
GGT huyết thanh là yếu tố dự báo độc lập duy nhất của huyết khối trung bình
trong nhồi máu cơ tim [37].
Ngoài ra, GGT tăng trên một số bệnh như : viêm tụy, ung thư tuyến tiền
liệt, ung thư vú, ung thư phổi, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh tăng bạch cầu đơn

nhân nhiễm khuẩn.

9


1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới
1.3.1. Trên thế giới
Năm 2011, tác giả Zhu Y và cộng sự đã nghiên cứu khảo sát t ỷ lệ tăng
acid uric máu và bệnh gút dựa trên mẫu đại diện toàn quốc người Mỹ bao
gồm cả nam và nữ. Tăng acid uric máu: nam > 420 µmol/l; nữ > 342 µmol/l.
Kết quả: tỷ lệ bệnh gút ở người Mỹ trưởng thành trong năm 2007- 2008 là
3,9% (nam: 5,9%; nữ: 2,0%). Nồng độ trung bình acid uric máu là 368,4
µmol/l ở nam giới và 292,2 µmol/l ở nữ giới, tương ứng với tỷ lệ tăng acid
uric máu là 21,2% và 21,6%. Tỷ lệ tăng acid uric máu và bệnh gút tăng có khả
năng liên quan đến việc tăng tần suất của béo phì và tăng huyết áp [43].
Zhao Ya và cộng sự (2017) đã nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ
acid uric và gamma-GT trên đối tượng phụ ữ Trung Quốc. Kết quả cho thấy tỷ
lệ tăng acid uric máu là 25,1%. Nghiên cứu cũng đã cho thấy những người có
tăng nồng độ acid uric máu thì nồng độ gamma-GT tăng cao hơn so với người
bình thường [42].
Nakamura K và cộng sự đã ngh ên cứu mối liên quan giữa gammaglutamyltransferase huyết thanh và nguy cơ tăng acid uric máu ở đàn ông
Nhật Bản. Nghiên cứu đã đưa ra tăng AU máu có sự tương quan thuận với
tăng GGT [32].
1.3.2. Tại Việt Nam
Bùi Đức Thắng và cộng sự (2006) nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở
người cao tuổi: tỷ lệ tăng acid uric máu trong nghiên cứu là 33,8% . Trong đó,
tỷ lệ tăng acid uric máu lần lượt ở nam và nữ giới là 88,2% và 11,8% [16].
Nguyễn Ngọc Châu và cộng sự (2014): tỷ lệ bệnh nhân tăng acid uric
máu là 32,4%, 6,9% bệnh nhân mắc bệnh gút [4].
La Quang Hổ và cộng sự (2014) đưa ra kết quả: tỷ lệ bệnh nhân tăng

acid uric máu là 32,1% [10].

10


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên 58 đối tượng nam bị bệnh gút được chẩn đoán theo
tiêu chuẩn của Bennett và Wood 1968, khám và điều trị tại khoa Cơ xương
khớp - Bệnh viện E.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân nam được chẩn đoán xác định là bệnh gút theo tiêu chuẩn
Bennett và Wood 1968.
Nếu là bệnh nhân điều trị nội trú thì phải có mã hồ sơ bệnh án, nếu là
bệnh nhân ngoại trú thì phải có địa chỉ kèm theo.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
-

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đối tượng nghiên cứu không đáp ứ g hững tiêu chuẩn trên.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2017 đến tháng 05/2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên ứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu:
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Bao gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bệnh gút đến khám và điều trị tại
bệnh viện E từ tháng 06/2017 đến tháng 03/2018 thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa
chọn nêu trên.

11



SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân gút
(Chẩn đoán theo tiêu chuẩn Bennett và
Wood 1968)

Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu

Bệnh
nhân
không đủ
tiêu chuẩn

Xét nghiệm máu

Bệnh nhân gút có GGT bình
thường.

Bệnh nhân gút có
GGT tăng.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng, mức lọc cầu thận.

lâm sàng, mức lọc cầu thận.

Đặc điểm lâm sàng, cận

So sánh đặc điểm lâm sàng,

cận lâm sàng và mức lọc cầu
thận.

Kết luận.

12


2.2.3. Nội dung nghiên cứu:
a. Các bước tiến hành
Bao gồm các bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện E, đượ c khám
lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, thu thập đầy đủ thông tin bằng bộ câu hỏi
đã được thiết kế sẵn và đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút chọn nghiên cứu.
- Bệnh nhân sẽ được đánh giá các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
tại thời điểm nghiên cứu.
- Tính mức lọc cầu thận của các bệnh nhân dựa t ên nồng độ creatinin
máu.
b. Các biến số
Số liệu được thu thập từ bệnh án mẫu:
- Đặc điểm chung:
+ Tuổi.
+Tiền sử:


Bản thân: uống rượu, bia, chế độ ăn giàu đạm


Bệnh tật: sỏi thận, suy thận, viêm gan, rối loạn mỡ máu, THA
và đái tháo đường.



Gia đình: có người mắc bệnh gút

+ Đo chiều cao, cân nặ ng. Tính BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m)2 .

Gầy: BMI< 18,5

-



Bình thường: BMI = 18,5 – 22,9



Thừa cân: BMI = 23 – 24,9



Béo phì: BMI ≥ 25.

Lâm sàng:
+Thờ i gian mắc bệnh gút.
+Số cơn gút cấp/ năm.
+Thang điểm đau VAS chia ra 3 mức độ: đau nhẹ (<4 điểm), đau vừa
(5-7 điểm), đau nặng ( >7 điểm).
+Tổn thương khớp: vị trí tổn thương.
+Đặc điểm hạt tophi: vị trí.

13



-

Cận lâm sàng:
+Công thức máu:

Số lựợng và thành phần bạch cầu (tăng khi
≥10G/l), BCĐNTT tăng khi ≥75%.


Thiếu máu khi (Hb <130 g/l đối với nam, <120g/l đối với nữ)

 Tốc độ máu lắng tăng (máu lắng giờ thứ nhất ≥15

).

+Sinh hóa máu:


Glucose máu (tăng khi ≥ 6,4 mmol/l)



Ure (tăng khi ≥ 8,3mmol/l)



Creatine (tăng khi ≥ 120 µmol/l)




Triglycerid (tăng khi > 1,8 mmol/l)



Cholesterol toàn phần (tăng khi > 5,2 mmol/l), HDL – C , LDL

– C.


SGOT ( tăng khi ≥40U/L), SGPT ( tăng khi ≥40U/L).



Gamma-Gt ( tăng khi > 50 U/L )



Acid uric (tăng khi nam > 420 µmol/l)



CRP (tăng khi ≥ 10mg/l)

Đánh giá mức lọc cầu thận
- Công thức tính mức lọc cầu thận (MLCT) dựa vào công thức CockcroftGault :
= (140−tuổi).cân nặng .k.1,73
Nồng độ creatine .0,814.BSA


Trong đó:
2

+ MLCT: ml/phút/1,73mm .
+Tuổi : năm.
+ Cân nặng: kg.

+ k : nam = 1.
+ Nồng Độ creatinine: µmol/L.
+ BSA = (cân nặng.chiều cao/3600)0,5
14


- Đánh giá mức lọc cầu thận chia ra làm 5 mức độ: > 90, 89- 60, 59-30, 2915 và < 15 (ml/phút/1,73mm2)
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu:
- Khám bệnh nhân và điền vào mẫu bệnh án nghiên cứu sẵn có, thu
thập các xét nghiệm.
- Bệnh nhân được hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng. Các thông tin
chung về tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, thời gian mắc bệnh, tiền sử
khai thác chính xác. Khám lâm sàng phát hiện và đánh giá các tổn
thương của khớp, hạt tophi, thang điểm đau VAS.
- Các xét nghiệm:.
- Công tác thu thập số liệu sẽ thực hiện t ừ tháng 06/2017 đến tháng
03/2018.
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu sau khi thu thập sẽ nhập vào máy tính bằng phần mềm SPSS
20.0 theo bộ nhập được thiết kế sẵ từ bộ câu hỏi phỏng vấn.
- Các phân tích sẽ được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0 bao gồm
+ Thống kê mô tả:số lượng; tỷ lệ phần trăm; mode; mean; độ lệch
chuẩn.

+ Test kiểm định Fisher’s Exact Test.
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích và nội dung của
nghiên cứu trướ c khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự
chấp nhận ợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu.
- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín. Các số
liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu,
không phục vụ cho mục đích nào khác.

15


×