Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học phần dưới mặt đất cây phong quỳ sa pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƢỢC

HOÀNG THỊ HUYỀN DIỆU

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN
HÓA HỌC PHẦN DƢỚI MẶT ĐẤT CÂY
PHONG QUỲ SA PA
(Anemone chapaensis Gagnep.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC

Khóa: QH.2013.Y
Người hướng dẫn: 1. ThS. HÀ THỊ THANH HƢƠNG
2.

TS. NGUYỄN HỮU TÙNG

HÀ NỘI-2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này, em nhận được sự
quan tâm, góp ý, chỉ bảo tận tình từ các thầy cô giá, các anh chị, gia đình và
bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS.Hà Thị Thanh Hương, Giảng
viên Bộ môn Dược liệu và Dược cổ truyền và TS. Nguyễn Hữu Tùng, Giảng
viên Bộ môn Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc, Khoa Y Dược, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Hóa dược và Kiểm


nghiệm thuốc, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tận tình
chỉ dẫn cho em thực hiện nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới anh Phạ m Giang Nam vì những chỉ bảo tận
tình, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này.
Em xin cảm ơn tới các anh chị nghiên cứu viên phòng Hóa phân tíchTiêu chuẩn, Viện Dược liệu đã tạo điều kiện giúp đỡ em rất nhiều trong quá
trình nghiên cứu tại Viện.
Em gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Y Dược đã
dạy dỗ, trang bị kiến thức chuyên môn, tạo điều kiện cho em trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Cuối cùng em xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn quan tâm, động
viên, giúp đỡ cho em hoàn thiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 4, năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Huyền Diệu


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BuOH

n-butanol

13C-NMR

Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

DEPT


Distortionless Enhancement by Polarization Transfer

ESI-MS

Electrospray Ionization Mass Spectroscopy

EtOAc

Ethyl acetat

GF245

Gypsum fluorescent 254nm

1H-NMR

Proton Nuclear Magnetic Resonance

HPLC

High Performance Liquid Chromatography

MeOH

Metanol

MS

Mass Spectroscopy


RP18

Reverse Phase C-18

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

UV

Ultra violet


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN..........................................................................2
1.1. Tổng quan về chi Anemone.......................................................................2
1.1.1. Vị trí, phân loại....................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật................................................................................... 2
1.1.3. Số lượng và phân bố chi Anemone..........................................................2
1.2. Tổng quan về cây Phong quỳ Sa Pa (Anemone chapaensis Gagnep.)......5
1.2.1. Đặc điểm thực vật................................................................................... 5
1.2.2. Phân bố....................................................................................................6
1.3. Thành phần hóa học chi Anemone............................................................ 6
1.3.1. Các saponin.............................................................................................6
1.3.2. Các flavonoid........................................................................................10
1.3.3. Một số thành phần hóa học khác...........................................................11
1.4. Tác dụng sinh học chi Anemone..............................................................14
1.4.1. Công dụng trong dân gian.....................................................................14
1.4.2. Công dụng sinh học được nghiên cứu...................................................15

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................16
2.1. Đối tương nghiên cứu............................................................................. 16
2.2. Hóa chất trang thiết bị.............................................................................16
2.2.1. Hóa chất................................................................................................ 16
2.2.2. Thiết bị, máy móc, dụng cụ...................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................17
2.3.1. Phương pháp xử lý mẫu và chiết xuất...................................................17
2.3.2. Phương pháp phân lập, phân tách các hợp chất....................................18
2.3.3. Phương pháp xác định công thức hóa học............................................ 18
2.3.4. Phương pháp phân tích định tính các hợp chất bằng sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC)............................................................................................ 20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................21
3.1. Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất từ phần dưới mặt đất cây Phong
quỳ Sa Pa.........................................................................................................21
3.1.2. Phân lập chất từ rễ Phong quỳ Sa Pa.................................................... 21


3.1.2. Xác định cấu trúc hợp chất thu được.................................................... 22
3.2. Phân tích định tính hợp chất bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao................28
3.3. Bàn luận.................................................................................................. 29
KẾT LUẬN....................................................................................................30
KIẾN NGHỊ...................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC 1
PHỤC LỤC 2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bố 50 loài sử dụng làm thuốc..................................................... 2

Bảng 3.2. Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất PQRB..........................23


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tiêu bản thực vật Anemone chapaensis Gagnep.[28].......................6
Hình 1.2. Cấu trúc khung olean........................................................................ 7
Hình 1.3. Các bộ khung olean cơ bản (nhóm A) phân lập từ chi Anemone......7
Hình 1.4. Các hợp chất saponin phân lập tư Anemone raddeana Regel...........8
Hình 1.5. Các bộ khung triterpen cơ bản khác (nhóm B,C,D) từ chi Anemone 9
Hình 1.6. Một số flavonoid phân lập được từ chi Anemone........................... 11
Hình 2. Sơ đồ tách chiết dược liệu..................................................................18
Hình 3.1. Sơ đồ phân lập một số hợp chất từ phân đoạn BuOH của rễ cây
Phong quỳ Sa Pa............................................................................................. 22
Hình 3.2. 6 tín hiệu methyl mũi đơn............................................................... 25
Hình 3.3. Tín hiệu CH3 trên phổ DEPT..........................................................26
Hình 3.4. Phổ 13C-NMR: Tín hiệu olefin và cacboxylic................................ 26
Hình 3.5. Phổ 1H-NMR: 3 protons anomer hợp chất PQRB1........................ 27
Hình 3.6. Công thức cấu tạo hợp chất PQRB1............................................... 28
Hình 3.7. Sắc ký đồ HPLC của hợp chất PQRB1...........................................29
Hình 3.8. Sắc ký đồ HPLC của cao phân đoạn n-butanol phần dưới mặt đất
cây Phong quỳ Sa Pa.......................................................................................29


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay xu hướng sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thiên
nhiên đang phát triển với ưu điểm chứa nhiều thành phần quý, điều trị hiệu
quả, ít có tác dụng phụ. Vì vậy chúng ta cần chú trọng vào việc tìm kiếm,
nghiên cứu khai thác nguồn tài nguyên này.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn
dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật…) dùng làm thuốc vô cùng phong

phú. Từ xa xưa ông cha ta biết khai thác nguồn tài nguyên dược liệu này để
phòng bệnh và chữa bệnh, tuy nhiên việc điều trị chỉ dừng lại ở việc dùng trực
tiếp hoặc chế biến thành các nguyên liệu thô sơ, điều trị theo kinh nghệm của
bản thân hoặc địa phương, do đó chưa hiều đượ c hết các tác dụng, công dụng
cũng như thành phần hóa học tạo ra tác dụng c ủa dược liệu, hầu hết các loại
cây dùng làm thuốc chưa được nghiên cứu một các đầy đủ.
Cây Phong quỳ Sa Pa, loại cây đặ c hữu của địa phương đã được người
dân sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh viêm họng, viêm amydal, viêm
túi mận, đau dạ dày… Song cho đến nay thì các nghiên cứu về thành phần hóa
học và tác dụng sinh học của cây Phong quỳ Sa Pa vẫn còn rất ít.
Các nghiên cứu trước đã phân lập được 04 hợp chất từ cây Phong quỳ
Sa Pa là: Ethyl caffeat, blumenol A từ phân đoạn EtOAc phần trên mặt đất và
huzhangosid A, huzhangosid C từ phân đoạn BuOH phần dưới mặt đất.
Để cung cấp thêm các cơ sở cho việc sử dụng và bảo tồn loài cây đặc
hữu của Sa Pa làm thuốc ở Việt Nam, đề tài “Tiếp tục nghiên cứu thành phần
hóa học phần dưới mặt đất cây Phong quỳ Sa Pa (Anemone chapaensis
Gagnep.)” đượ c thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Phân lập thêm hợp chất tinh khiết từ phần dưới mặt đất của cây Phong
quỳ Sa Pa.
2. Xác định được cấu trúc của hợp chất phân lập.

1


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Anemone
1.1.1. Vị trí, phân loại
Vị trí phân loại chi Anemone [1, 2]
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)

Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Bộ Hoàng Liên (Ranunculales)
Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae)
Chi Anemone
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Là loại cây thảo sống lâu năm, gố c thành rễ hoặc mọc thành bụi. Lá
mọc so le, bị cắt sâu nhiều hoặc ít. Hoa đều, đơn độc hay thường thành tán có
một bao chung bao gồm 3 lá chét. Đài dạng cánh có màu vàng, lam, trắng, đỏ,
5-10 phiến, không có tràng, nhị nhiều, lá noán có vòi nhụy. Quả bế, đơn hạt,
rời, tập hợp thành đầu.[1]
1.1.3. Số lƣợng và phân bố chi Anemone
Trên thế giới có khoảng 120-150 loài, phân bố rộng khắp các châu lục,
tập trung nhiều ở những nước ôn đới Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam. Đặc biệt ở Trung Quốc tập trung tới 50 loài [3, 15, 22,
23]. Trong đó có 50 loài được sử dụng làm thuốc[6].
Bảng 1: Phân bố 50 loài sử dụng làm thuốc.
STT

Loài

1

A.altaica

2

A.amurensis

2



3

A.anhuiensis

4

A.baicalensis

5

A.biflora
A.begoniifolia

6

A.canadensis

7

A.cathayensis

8

A.chosenicola var.
schantungensis

9

A.cylindrica


10

A.davidii

11

A.delavayi

12

A.demissa

13

A.demissa var.major

14

A.demissa var. villosis

15

A.dichotoma

16

A.drummondii

17


A.flaccida

18

A.flaccida var. hofeng

19

A.fulinggensis

20

A.griffithii

21

A.hupehensis

22

A.hupehensis f. alba

23

A.imdricata


24


A.multifida

25

A.narcissiflora

26

A.nemorosa

27

A.nikoensis

28

A.obtusiloba

29

A.obtusiloba ssp. oval

30

A.parviflorab

31

A.parviflora (A.pulsat


32

A.quinquefolia

34

A.raddenana

35

A.reflexa

36

A.rivularis

37

A.rivularis var. flore-m

38

A.rockii var. pilocarpa

39

A.rupicola

40


A.silvestris

41

A.stolonifera

42

A.taipaiensis

43

A.tetrasepala

44

A.tibetica

45

A.tomentosa


46

A.trullifolia

47

A. trullifolia var. linea


48

A.tuberosa

49

A.virginiana

50

A.vitifolia

Việt Nam đã phát hiện ra 5 loài là: A.japonica, A.chapaensis,
A.polilanei, A.rivularis, A.sumatrana trong đó có 2 loại được nghiên cứu
nhiều là A. japonica, A.rivularis [2, 6, 23, 27]. Chi Anemone tập trung ở các
tỉnh phía bắc Việt Nam: Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai…


1.2. Tổng quan về cây Phong quỳ Sa Pa (Anemone chapaensis Gagnep.)
Tên khoa học Anemone chapaensis Gagnep.
Tên thường gọi: Phong quỳ Sa Pa
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, chiều cao trên mặt đất từ 10cm
đến 30cm. Thân mang lá chụm ở gốc, thân non màu tím, khi già chuyển sang
màu xanh lục, có nhiều lông, thân rễ hình trụ, màu nâu đen có đường kính từ
2-4cm. Lá hình tim, sẻ 3 thùy, mép có răng cưa, lá có nhiều lông màu trắng,
có 3 gân chính chia nhiều gân phụ hình hình chân vịt. Cuống lá dài từ 10cm
đến 15cm. Hoa nở vào tháng 6-9, cụm hoa hình sim, có màu trắng, hồng. Trục
mang hoa cao hơn 30cm, cuống mang hoa dài 6-7cm, có 6-7 lá đài dài 23,5cm, tràng 5, đầu tù hay lõm, có kích thước 2-4cm, nhiều nhị màu vàng. Ra

quả 8-10, quá bế, không cọng, không lông, có kích thước 4-5cm, khi chín
bung ra có nhi ều hạt, hạt dài 2-3mm, mang nhiều lông màu trắng. Rễ hình
trụ, nhỏ, đường kính từ 1-2mm [3, 7, 27].

5


Hình 1.1. Tiêu bản thực vật Anemone chapaensis Gagnep.[28]
1.2.2. Phân bố
Phong quỳ Sa Pa (Anemone chapaensis Gagnep.) sinh trưởng và phát
triển tốt ở độ cao 1200-1500m, vùng ẩm, mát, ưa bóng, mọc rải rác miền Bắc
Việt nam. Cây Phong Qu ỳ nghiên cứu là loại đặc hữu ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
1.3. Thành phần hóa học chi Anemone
Thành phần hóa học chủ yếu có trong chi Anemone là các saponin,
flavonoid và một số ít các cumarin, acid béo, diterpaiensis glycoside, lacton,
tinh dầu…
1.3.1. Các saponin
Đến nay đã có hơn 200 saponin được phân lập từ chi Anemone. Bộ
khung aglycon triterpen là olean (nhóm A), ursan (nhóm B), lupan (nhóm C),
cycloartan tetracylic(nhóm D) [6].



Bộ khung olean (nhóm A)

6


Hình 1.2. Cấu trúc khung olean
Phần lớn các saponin trong tự nhiên được tìm thấy đều có bộ khung này,

phần aglycon thường có 5 mạch vòng. Một số saponin được phân lập từ chi
Anemone thuộc nhóm này.

Hình 1.3. Các bộ khung olean cơ bản (nhóm A) phân lập từ chi Anemone.

7


Anemone raddeana Regel.[11, 17]

STT

R1

1

Rha-1-2[glc-1-4]ara

2

Rha-1-2-ara

3

Rha-1-2[glc-1-4]ara

4

Rha-1-2-ara


Chữ viết tắt: Glc: β-D-Glucopyranosyl; Rha: α-L-Rhamnopyranosyl; Ara: α-LArabinopyranosyl

Hình 1.4. Các hợp chấ t saponin phân lập tư Anemone raddeana Regel.



Bộ khung ursan (nhóm B), lupan (nhóm C), và cycloartan tetracylic
(nhóm
D)
Cấu trúc củ a nhóm ursan cũng tương tự nhóm olean chỉ khác nhóm methyl
ở C-30 không gắn vào vị trí C-20 mà gắn vào vị trí C-19. Nhóm này thường ít
gặp hơn nhóm olean. Nhóm lupan (nhóm C) có các vòng A,B,C,D giống như
các nhóm trên, chỉ khác vòng E là vòng 5 cạnh.

8


Hình 1.5. Các bộ khung triterpen cơ bản khác (nhóm B,C,D) từ chi Anemone

9
1.3.2. Các flavonoid


1.Quercetin
2. Kaempferol

3.Lutculin 4.Astragalin

5.Quercetin-7-O-β-D-glucopyranosid


10


6.Quercetin-7-O-α-L-rhamnopyranosid
Hình 1.6. Một số flavonoid phân lập được từ chi Anemone.
1.3.3. Một số thành phần hóa học khác
Các coumarin, lacton, lignin, steroid, phenolic và một số hợp chất khác
được phân lập từ chi Anemone.
Bảng 2. Các hợp chất phân lập từ chi Anemone
STT Cấu trúc

1

R1=R2=R3=R4=R5=H

2

R1=R2 =R3=R5=H; R4=OCH2CH3

3

R1 =R4=OCH3;

R2=CH3; R3=R5=H 4,7Dimethoxyl-5-[8,23]
methylcoumarin
4R1=R2=H; R3=R4=OCH3; R5=OH Fraxidin
5

R1=R2=OCH3;


R4=CH3; R3=R5=H 4,5Dimethoxyl-7-[8,20]
methylcoumarin


6R1=R2=H; R3=R5=OCH3; R4=OH Isofraxidin

11


7

R1=CH3; R2=CH3; R3=R4=O-CH2
O; R5=H

8

R1=R2=R5=H; R3=R4=OH

9

R1=R4=OCH3; R2=CH3; R3=OH
R5=H

10

R1=R4=OCH3; R2=CHO; R3=OH
R5=H

11



12


1718

17 R=H
18 R= Glc
19


13


20

22

23

dimethylhexadecan

1.4. Tác dụng sinh học chi Anemone
1.4.1. Công dụng trong dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian, rễ cây Phong quỳ được dùng phối hợp
cùng các vị thuốc khác để điều trị các bệnh về tim. Rễ có vị đắng, tính hàn, có
ít độc, có tác dụng khư phong thấp, thanh nhiệt giải độc. Người dân còn sử
dụng rễ làm thuốc chống viêm: như viêm họng, viêm gan, ngã sưng đau, điều
trị các bệnh đau dạ dày, lỵ, thiên đầu thống, bế kinh, đái ra máu, rắn cắn,
phong thấp đau nhức, giải độc ô đầu[1, 2].



14


×