Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

ĐỀ tài THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT áp ở NGƯỜI TRÊN 45 TUỔI tại xã bố hạ, HUYỆN yên THẾ, TỈNH bắc GIANG và một số yếu tố LIÊN QUAN 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.83 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRÊN 45 TUỔI TẠI XÃ BỐ HẠ,
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRÊN 45 TUỔI TẠI XÃ BỐ HẠ,
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

GVHD: Ths Hoàng Minh Nam

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên


cứu trong khóa luận là trung thực, chưa công bố bất kì đâu. Các trích dẫn được sử
dụng trong khóa luận có nguồn gôc rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Thu

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của các
của thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Xin bày tỏ long kính trọng và biết ơn: Ths. Hoàng Minh Nam, người thầy đã tận
tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cám ơn: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, bộ môn Trường Đại
học Y Dược Thái Nguyên, Trạm Y tế xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn thầy cô các bộ môn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập..
Xin chân thành cảm ơn: Bạn bè, người than trong gia đình những người luôn
giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Cuối cùng xin kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp
cao quý của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Thu

4



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

BYT

Bộ y tế

CBYT

Cán bộ y tế

ĐTĐ

Đái tháo đường

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương


ISH

International Society of Hypertension

NCT

(Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế )
Người cao tuổi

JNC

Ủy ban quốc gia

THA

(Joint National Committee)
Tăng huyết áp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thong

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
5


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) − “kẻ giết người thầm lặng” là bệnh mạn tính phổ biến trên
thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối nguy hại rất lớn đối với sức khoẻ của con người,
là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Bệnh THA kéo dài làm giảm
chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Theo số
liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), THA ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn
1 tỷ người trên Thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến
bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính [45]. Trong các
trường hợp mắc và tử vong do tim mạch hàng năm chiếm khoảng 30 - 35% nguyên
nhân là do THA [44].
Tỷ lệ mắc THA có xu hướng ngày càng gia tăng trên thế giới, và mối lo ngại
nhiều quốc gia. Theo WHO 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm khoảng
10% - 15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho
phòng, chống bệnh THA trên 259 tỷ đô la Mỹ [44]. Dự báo số người tăng huyết áp sẽ
tiếp tục do các yếu tố liên quan như: hút thuốc lá, uống rượu bia, dinh dưỡng bất hợp
lý, ít vận động. Theo WHO khi khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm
giảm 80% trường hợp THA [3].
Tại Viêt Nam, tỉ lệ bệnh nhân THA không biết bị bệnh hoặc bị bệnh nhưng chưa
điều trị hoặc điều trị không đúng cách chiếm gần 90% [41]. Theo thống kê năm 2007,
có tới gần 70% không biết bị THA, trong số bệnh nhân biết bị THA chỉ có 11,5% được
6



điều trị và chỉ có khảng 19% được khống chế huyết áp đạt yêu cầu [45]. Theo nghiên
cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch tại thành phố Hà Nội năm 2001 - 2002,
tỷ lệ THA ở người lớn là 23,2%, cao gần ngang hàng với các nước trên thế giới [ 22].
Tỷ lệ THA trong các nghiên cứu về dịch tễ học luôn vào khoảng từ 20% đến 25% [44].
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ THA người lớn (≥ 25 tuổi) ở một số vùng
Việt Nam đã lên đến 33,3% [15]. Trình bày báo cáo “ Kết quả mới nhất điều tra tăng
huyết áp toàn quốc năm 2015 - 2016”, GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim
mạch học Việt Nam cho biết, theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt
Nam trên 5.454 người trưởng thành (≥ 25 tuổi) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh
thành trên toàn quốc, kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có huyết áp bình thường
(23,2 triệu người), có 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp.
Trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện
bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có
69,0% (8,1% triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được [7]. Đặc biệt, bệnh
khá phổ biến ở người cao tuổi, nam giới từ 55 tuổi trở lên và nữ giới từ 65 tuổi trở lên
có tới trên 50% người bị THA [23].
Huyện Yên Thế có địa hình đồi núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc (Việt Nam),
nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang. Huyện có 21 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị
trấn và 19 xã [50].Trong đó, Bố Hạ là một xã thuộc đại bàn huyện, điều kiện kinh tế xã
hội còn chưa đồng đều, việc tiếp nhận các thông tin về bệnh còn nhiều mặt hạn chế.
Đồng thời, thói quen sinh hoạt của người dân như: hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn
nhiều dần mỡ, đặc biệt mỡ động vât, ít quan tâm việc chăm sóc sức khỏe… là những
yếu tố nguy cơ lớn đến việc mắc bệnh THA. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào về
bệnh THA trên địa bàn xã . Vậy câu hỏi được đặt ra là tỉ lệ mắc bệnh THA ở người từ
45 tuổi trở lên tại xã Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang như thế nào? Những yếu tố nào liên
quan đến tình hình bệnh THA của người dân nơi đây? Để trả lời cho câu hỏi này chúng
tôi tiến hành nghiên cứu: “ Thực trạng tăng huyêt áp ở người trên 45 tuổi tại xã Bố
Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng tăng huyết áp ở người trên 45 tuổi tại xã Bố Hạ, huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2018.

7


Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại xã Bố Hạ,
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

8


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa tang huyết áp
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi HA tối đa, HA
tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu, HA tâm trương (HATTr) ≥ 90
mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sỹ
chẩn đoán là THA [5, 56].
Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên
nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau. THA cũng là
yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch
vành.
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp
Tùy thuộc vào trị số huyết áp mà tăng huyết áp được chia làm các mức độ:
Bảng 1.1: Phân loại mức huyết áp theo WHO/ISH 1999
Độ THA
Tối ưu
Bình thường
Bình thường cao
THA độ I
THA độ II
THA độ III

THA tâm thu đơn độc
THA tâm trương đơn độc
Phân nhóm giới hạn

HA tối đa
(mmHg)
< 120
< 130
130 – 139
140 – 159
160 – 179
≥ 180
≥ 140
< 140
140 – 145

9

HA tối thiểu
(mmHg)

< 80

< 85

85 - 89
và/hoặc
90 - 99
và/hoặc
100 - 109

và/hoặc
≥ 110

< 90

≥ 90

< 90
*Nguồn: WHO/ISH-2003 [55].


Bảng 1.2: Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI (1997).
Độ THA
HA tối ưu
HA bình thường
Bình thường cao
Tăng huyết áp
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III

HA tâm thu

HA tâm trương

(mmHg)
< 120
< 130
130 - 139


(mmHg)
< 80
< 85
85 - 89





140 - 159
160 - 179
> 180
* Nguồn: Hội

và/hoặc
90 - 99
và/hoặc
100 - 109
và/hoặc
> 110
tim mạch học Việt Nam - 2008 [17].

Bảng 1.3: Phân độ THA tại Việt Nam theo Hội tim mạch học Việt Nam 2015
Phân loại

HA tâm thu
(mmHg)

HA tâm trương
(mmHg)


HA tối ưu
< 120

< 80
HA bình thường
120 - 129
và/hoặc
80 - 84
HA bình thường cao
130 - 139
và/hoặc
85 - 89
THA độ I (nhẹ)
140 - 159
và/hoặc
90 - 99
THA độ II (trung bình)
160 - 179
và/hoặc
100 - 109
THA độ III
≥ 180
và/hoặc
≥ 110
THA tâm thu đơn độc
≥ 140

< 90
Tiền THA: Kết hợp HA bình thường và bình thường cao, nghĩa là HATT từ

120 - 139 mmHg và HATTr từ 80 - 89 mmHg.
*Nguồn: Hội tim mạch học Việt Nam - 2015 [18].
Phân loại này dựa trên huyết áp đo được tại phòng khám. Nếu HA không cùng
mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm trương cao nhất. Tăng HATT đơn
độc xếp loại theo mức HATT.

1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh tăng huyết áp
- Huyết áp phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại vi tuân theo công
thức: HA = Cung lương tim×sức cản ngoại vi. Được chia làm 2 loại là THA nguyên
phát và THA thứ phát [32].
1.2.1. Tăng huyết áp nguyên phát
THA nguyên phát cơ chế bệnh sinh đến nay chưa được rõ ràng, người ta cho rằng
một số yếu tố sau đây có thể gây THA:
10


-

Các tác nhân làm tăng cung lượng tim:
+ Tăng hoạt động thần kinh giao cảm sẽ làm tim ở trạng thái tăng động do tăng
hoạt động của tim dẫn đến tăng cung lượng và tăng tần số tim. Toàn bộ hệ thống động
mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại vi để lại hậu quả
cuối cùng là THA động mạch [9].
+ Sự xuất hiện của yếu tố đó làm tăng huyết áp, nếu nó bị loại trừ thì huyết áp
giảm đi tương ứng. Chúng có thể là các tác nhân làm tăng cung lượng tim theo cơ
chế:tăng thể tích dịch tuần hoàn (tiền tải), hoặc tăng co mạch (hậu tải). Lượng natri
đưa vào trong cơ thể cao hơn lượng thải ra là nguyên nhân làm tăng tiền tải dẫn đến
tăng cung lượng tim [32].
+Trong cao huyết áp vô căn luôn có tình trạng tăng hoạt của hệ thống reninangiotesin theo cơ chế vừa làm tăng cung lượng tim, vừa gây co mạch vì angiotesin II
không những chỉ tác động lên cơ trơn thành mạch, vỏ tuyến thượng thận mà còn tác

dụng tới cơ tim, thận, hệ thần kinh trung ương và các tận cùng của các dây thần kinh
tiết adrenalin. Angiotesin II làm co thắt nhanh, mạnh các tiểu động mạch,tĩnh mạch
làm tăng sức cản mạch ngoại vi, co tĩnh mạch làm máu về tim nhiều hơn dẫn đến tăng
cung lượng tim.Nó tác động lên thận làm giảm bài tiết nước, muối dẫn đến tăng thể
tích dịch ngoại bào đưa đến cao huyết áp. Nó làm co mạch thận nên lượng máu qua
thận giảm đưa đến giảm lọc ở cầu, tăng tái hấp thu ở ống thận. Nó làm vỏ thượng thận
tăng tiết aldosteron làm tăng hấp thu muối nước [32, 40].
Sự kích hoạt quá ngưỡng hệ thần kinh giao cảm: Làm tăng lượng catecholamin
huyết tương (adrenalin,no-adrenalin) làm tăng huyết áp. Catecholamin làm tăng sức co
bóp của tim, tăng tần số tim.Tức là tăng cung lượng tim, nó làm co hệ tĩnh mạch ngoại
vi dồn máu về tim, co các tiểu động mạch đi ở cầu thận gây giữ natri. Ngoài ra còn gây

-

phí đại thành mạch máu [32].
Các tác nhân làm tăng sức cản ngoại vi:
+ Hệ renin-angiotesin và hệ thần kinh giao cảm làm tăng sức cản ngoại vi.
+ Các yếu tố khác: Thay đổi ở màng tế bào, phì đại thành mạch, tác nhân từ nội
mô, tính kháng insulin.
Ngoài ra, 1 số yếu tố stress tâm lý lặp đi lặp lại nhiều lần cũng liên quan tới nguy
cơ THA[32]
1.2.2. Tăng huyết áp thứ phát
Dưới 5-10% các trường hợp THA có nguyên nhân. Các nguyên nhân chính của
THA thứ phát gồm:
11


- Tăng huyết áp do thận: Gặp trong bệnh nhu mô thận, mạch máu thận
+ Cơ chế:Khi thiếu oxy tế bào cận cầu thận tiết ra một enzym renin tác dụng lên
một protein do gan sản xuất là angiotensinogen chuyển thành angiotesin I (có 10 axit

amin), rồi thành angiotesin II (có 8 axit amin) gây co mạch tăng huyết áp. Mặt khác
kích thích thượng thận tiết aldosteron gây giữ muối nước làm tăng huyết áp [30, 32].
- Tăng huyết áp do nội tiết:
+ U tuỷ thượng thận: u của mô ưa crom làm tăng cathecholin (adrenalin, noradrenalin) gây cao huyết áp kịch phát hay thường xuyên [32].
+ Hội chứng Conn: tăng tiết aldosterol nguyên phát thường do u vỏ thượng thận
làm tăng hấp thu natri vào máu, giảm kali máu [32].
+ Hội chứng Cushing: Tăng tiết glucocorticoid và mineralocorticoid có tác dụng
giữ natri [32].
- Tăng huyết áp do XVĐM: Gặp ở người có tuổi bị XVĐM do lắng đọng cholesterol
trong các động mạch [40].
- THA ở phụ nữ có thai: Bệnh THA xuất hiện nặng lên trong thời kỳ có thai gây tử
vong cho bà mẹ và thai nhi. Tỷ lệ tử vong của mẹ là 10%, của con là 33% [10].
- Sử dụng estrogen: Đây cũng là dạng phổ biến nhất của THA thứ phát. Cơ chế do tăng
hoạt động hệ R.A.A do estrogen kích thích tổng hợp angiotensin và làm tăng
angiotensin II làm cường aldosteron thứ phát. Trường hợp này chỉ xảy ra ở 5% phụ nữ
sử dụng thuốc và HA trở lại bình thường sau 6 tháng dừng thuốc [9].
- Các nguyên nhân khác: THA kết hợp với tăng kali máu, bệnh to đầu chi, tăng canxi
máu do cường tuyến cận giáp.
1.3. Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp
1.3.1. Biểu hiện lâm sàng
- Hay gặp nhất đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dương, ngoài ra có thể có hồi
hộp, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi... Các dấu hiệu khác: Bệnh
nhân có thể béo phì, mặt tròn, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động
mạch chủ, các biểu hiện vữa xơ động mạch trên da (u vàng, u mỡ…). Một số các triệu
chứng khác tuỳ thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của THA [30].
Dấu hiệu lâm sàng khác: Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dầy thất trái hay
dấu hiệu suy tim trái. Sờ hay nghe động mạch có thể phát hiện thấy tắc động mạch hay
nghẽn động mạch cảnh.
- Đo huyết áp là biện pháp quan trọng nhất để chẩn đoán xác định tăng huyết
áp. Số đo huyết áp được đánh giá theo tiêu chuẩn của hội tim mạch học Việt Nam:


12


Tại phòng khám: Khi bệnh nhân có trị số huyết áp ≥ 140/90 mmHg. Sau khám
sàng lọc lâm sàng ít nhất 2 hoặc 3 lần khác nhau. Mỗi lần khám được đo ít nhất 2 lần
[16].
Tại nhà khi đo nhiều lần đúng phương pháp tăng huyết áp khi có trị số huyết áp
>135/85 mmHg [16].
Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp Holter 24h, tăng huyết áp khi huyết áp
>125/85 mmHg [16].
1.3.2. Cận lâm sàng
Mục đích đánh giá nguy cơ tổn thương tim mạch, thận và tìm nguyên nhân [48]:
- Xét nghiệm máu: Ure, creatinin máu để đánh giá biến chứng suy thận.
- Xét nghiệm: cholesterol, triglycerid, HDL- Cholesterol, LDL- Cholesterol, Glucoese
máu, HbA1C… để phát hiện các yếu tố nguy cơ của người bệnh tăng huyết áp.
- Nước tiểu: Protein, hồng cầu trong nước tiểu.
- Soi đáy mắt: Đánh giá dấu hiệu phù gai thị, xơ hóa, teo nhỏ động mạch võng mạc,
xuất huyết, xuất tiết võng mạc.
- Điện tim: Phát hiện dày thất trái, hở van 2 lá do biến chứng suy tim trái
- Xquang tim phổi: Phát hiện dấu hiệu phì đại thất trái.
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Trường hợp nghi ngờ chảy máu não hoặc nhồi máu não,
bệnh não do tăng huyết áp.
- Siêu âm tim, mạch: Đánh giá chức năng tâm thu thất trái, tình trạng xơ vữa mạch.
1.4. Hậu quả của THA.
- Tim:
Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân tử vong
cao nhất đối với THA: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạch vành gây nhồi máu
cơ tim, phù phổi cấp... [10].
- Thận:

+ Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh.
+ Xơ thận gây suy thận dần dần.
+ Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính.
+ Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ renin và
angiotensin II trong máu tăng gây cường aldosteron thứ phát.
- Mạch máu: THA là yếu tố gây vữa xơ động mạch,là nguyên nhân tạo ra huyết khối
động mạch. Ngoài ra tăng huyết áp còn gây bóc tách động mạch, phồng động mạch
chủ … dễ gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh [53].
- Mắt:
13


Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Theo Keith-Wagener Barker có 4
giai đoạn tổn thương đáy mắt [9]:
+ Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bóng.
+ Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch
(dấu hiệu Salus Gunn).
+ Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc nhưng chưa có phù gai thị.
+ Giai đoạn IV: Phù lan toả gai thị.
- Não:
Tai biến mạch máu não thường gặp như: nhũn não, xuất huyết não có thể tử
vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp tai biến mạch máu não thoáng qua
với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do THA với lú
lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội [10].
Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự đã điều tra 1.707.609 người dân cho thấy
tăng huyết áp là nguyên nhân chính (59,3%) gây ra tai biến mạch máu não [37].
1.5. Một số yếu tố liên quan đến THA
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bênh tăng huyết áp trong cộng đồng : hút thuốc
lá, uống nhiều bia rượu, tuổi cao, khẩu phần ăn không hợp lý, ít hoạt động thể dục,
thừa cân béo phì … phần lớn các nguy cơ này có thể phòng tránh được nếu người dân

có kiến thức đầy đủ, hiểu biết đúng và biết cách phòng tránh [4].
1.5.1. Hút thuốc lá
Khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại hoá chất
có hại cho sức khoẻ. Khi hút một điếu thuốc, người hút đưa vào cơ thể từ 1 đến 2 mg
nicotin. Nicotin có tác dụng chủ yếu làm co mạch ngoại biên, làm tăng nồng độ
serotonin, catecholamin ở não, tuyến thượng thận làm THA [3]. Hút một điếu thuốc lá,
HA tâm thu có thể tăng lên tới 11 mmHg, HA tâm trương tăng lên đến 9 mmHg, kéo
dài 20-30 phút. Hút thuốc nhiều có thể có cơn THA kịch phát [10].
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2 - 3 lần [3]. Khi hít
khói thuốc vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu.
Khói thuốc gây THA cấp tính và THA dao động. Hút thuốc còn giảm tác dụng của các
thuốc điều trị THA [26].
Kết quả nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của 605 đối tượng tuổi từ 40 đến 69
tuổi tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà năm 2013 có tỷ lệ tăng huyết áp ở
nhóm hút thuốc lá (41,4%) cao hơn nhóm không hút thuốc lá (31,8%) [14].
1.5.2. Uống rượu bia
14


Theo WHO năm 2001, có khoảng 140 triệu người trên thế giới nghiện rượu, 400
triệu người sử dụng rượu ở mức nguy hại, dẫn đến tai nạn và tử vong. Ở Việt Nam tỷ
lệ lạm dụng rượu ước tính 8% dân số và 4% là nghiện rượu. Uống rượu thường xuyên
trên 3 cốc/1ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA [3]. Vùng nào tiêu thụ nhiều rượu,
nơi đó nhiều người bị THA [12].
Hàng ngày, mỗi người có thể uống được khoảng 300 ml bia hoặc 30 ml rượu
mạnh hay 50 ml rượu vang. Nếu uống nhiều hơn sẽ tạo yếu tố nguy cơ mắc nhiều bệnh
nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng [43].
Nghiên cứu của Nguyễn Y Phương, nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một
số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm
2013, cho thấy người uống rượu có nguy cơ cao gấp 1,42 lần so với người không uống

rượu bia với p = 0,041 [31].
1.5.3. Ăn mặn
Muối rất cần thiết trong cuộc sống con người, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều muối
sẽ làm ứ Na trong cơ thể và là yếu tố nguy cơ gây THA.
Người dân ở vùng ven biển có tỷ lệ THA cao hơn so với người dân ở vùng đồng
bằng và miền núi. Chế độ ăn giảm bớt chất muối là một biện pháp quan trọng để điều
trị cũng như phòng bệnh THA. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu thực hiện chế độ
ăn nhạt dưới 6 gam muối mỗi ngày có thể làm giảm được HATB từ 4 đến 8 mmHg
[43].
Một nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An là nơi người dân hay ăn mặn, mỗi ngày trung
bình ăn 13,9 g muối, thì tỷ lệ THA 17,9%, còn người dân ở Hà Nội ăn nhạt hơn, chỉ có
10,5 g muối thì chỉ có 10,6% bị THA [11].
1.5.4. Béo phì
Béo phì là hậu quả của mất cân bằng năng lượng, năng lượng đưa vào vượt mức
cơ thể cần dùng. Béo phì rất có hại cho tim mạch vì hay dẫn đến THA và xơ vữa động
mạch, cuối cùng dẫn đến rút ngắn tuổi thọ rõ rệt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì có tương quan thuận với huyết áp. Tỷ lệ
THA tăng theo mức độ béo phì, tỷ lệ THA tăng dần theo mức độ thừa cân ở cả nam và
nữ giới. Người béo phì độ II có tỷ lệ THA từ 33% - 39% so với người tiền béo phì tỷ lệ
THA chiếm 17% - 24% [24].
Nguy cơ THA ở người thừa cân, béo phì cao gấp 2 lần so với người bình thường
và cao gấp 3 lần so với người nhẹ cân [23].
15


Để đánh giá độ béo phì người ta dựa vào chỉ số khối của cơ thể (BMI – Body
Mass Index). Theo quy định của ASEAN về chỉ số khối cơ thể [6].
BMI =

Trọng lượng cơ thể (kg)

(Chiều cao (m) )2

Bảng 1.4: Phân loại BMI theo WHO
Phân loại
Gầy
Bình thường
Thừa cân
Tiền béo phì
Béo phì độ 1
Béo phì độ 2
Béo phì độ 3

Giá trị BMI
< 18,5
18,5 - 24,9
≥ 25
25 - 29,9
30 - 34,9
35 - 39,9
≥ 40
*Phân loại BMI theo WHO [49].
Bảng 1.5: Phân loại mức độ béo phì dựa vào chỉ số BMI..

Phân loại
Thiếu cân
Bình thường
Tiền béo phì
Béo phì độ I
Béo phì độ II


BMI (kg/m2)
< 18,5
18,5 - 22,9
23 - 24,9
25 - 29,9
≥ 30
*Nguồn: Theo phân loại của Hội Đái tháo đường Châu Á (2000) [10].

Có thể nói béo phì là 1 trong những ngyên nhân chính gây ra bệnh THA, nguy cơ
THA ở người thừa cân, béo phì cao gấp 2 lần so với người bình thường và cao gấp 3
lần so với người nhẹ cân [23].
Tăng cân làm tăng tần suất mới mắc THA. Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là
23 hoặc cao hơn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn [35].
1.5.5. Tuổi
Tăng huyết áp tăng dần theo từng độ tuổi. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc tăng huyết áp
càng lớn. Bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, nam giới từ 55 tuổi trở lên và nữ giới từ
65 tuổi trở lên có tới trên 50% người bị THA [23]. Theo nguồn điều tra y tế quốc gia
năm 2001 – 2002. Trong tổng số 100.442 người lớn (tuổi từ 16 trở lên) được đo huyết
áp có 15,1% nam giới và 13,5% nữ giới bị tăng huyết áp, trong đó trên 50% người bị
tăng huyết áp có độ tuổi từ 65 trở lên [2].
16


Kết quả nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của 605 đối tượng tuổi từ 40 đến 69
tuổi tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà năm 2013 độ tuổi từ 60 - 69 có tỷ lệ
tăng huyết áp cao nhất chiếm 49,2%, tiếp đến là độ tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ 35,3% và
thấp nhất ở độ tuổi 40 - 49 chiếm 16,7% [14].
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng trên đối tượng trong độ tuổi lao động tại
tỉnh Hậu Giang cho thấy nhóm tuổi càng lớn thì tỷ lệ THA càng cao (p < 0,001), tỷ lệ
tăng huyết áp ở nhóm tuổi 18 - 24 tuổi là 3,2%, nhóm tuổi ≥ 55 tuổi là 40,5% [42].

1.5.6. Giới
Các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đều thấy rằng THA ở nam nhiều
hơn nữ. Đối với nam giới tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao ở độ tuổi từ 45 trở lên (từ 24,1%
- 42,5%) và đến độ tuổi từ 55 đến 64 cứ 100 người nam giới thì 43 người bị THA.Các
nghiên cứu cho thấy sự khác biệt này có thể do gen và sự khác biệt về hoocmon giới
tính. Đối với nữ giới tỷ lệ THA cao nhất ở lứa tuổi từ 45-54 (30,6%), nhưng tuổi từ 5564 tỷ lệ mắc bệnh THA lại giảm xuống chỉ còn 19,7%. Theo Nghiên cứu của Chu
Hồng Thắng (2008) ở nữ giới ở lứa tuổi từ 45-54 có sự thay đổi về nội tiết, là giai đoạn
tiền mãn kinh và mãn kinh nên tỉ lệ mức THA cao nhất [37]. Nghiên cứu của Nguyễn
Lân Việt: ở nam mắc bệnh THA là 25,8%, ở nữ 17,2% [46].
1.5.7. Yếu tố di truyền
Người ta thấy rằng bệnh tăng huyết áp có yếu tố gia đình. Tỷ lệ mắc THA của
con cái trong gia đình có bố hoặc mẹ bị tăng huyết áp cao hơn so với con cái trong gia
đình không có người tăng huyết áp.
Theo Nguyễn Lân Việt (2006), người có tiền sử gia đình có người THA có nguy
cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,4 lần người không có tiền sử THA [46].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ năm 2012, những người có tiền sử gia đình bị THA thì bị THA cao hơn
1,58 lần so với những người không có tiền sử gia đình bị THA với p = 0,037 [20].
1.5.8. Đái tháo đường
Ở những người bị ĐTĐ, tỷ lệ bị bệnh THA cao gấp đôi so với người không bị
ĐTĐ. Khi người bệnh có cả bệnh THA và ĐTĐ sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng ở các
mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với người bệnh THA đơn
thuần. Vì vậy khi bị ĐTĐ, cần phải điều trị tốt bệnh này để góp phần khống chế được
bệnh THA kèm theo [43].
17


Tỷ lệ tăng huyết áp ở những người có đường máu cao (62,7%) cao hơn những
người có mức đường máu bình thường (36,6%). Nguy có tăng huyết áp ở những người
đái tháo đường cao gấp 2,9 lần so với người không bị đái tháo đường [34].

Kết quả nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của 605 đối tượng tuổi từ 40 đến
69 tuổi tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà năm 2013 cho thấy tỉ lệ tăng huyết
áp ở nhóm có tiền sử đái tháo đường là 62,5% cao hơn hẳn nhóm không có tiền sử đái
tháo đường là 33,1%[14].
1.5.9. Thói quen vận động
Việc vận động hàng ngày đều đặn từ 30 đến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong
giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng, vận động thể lực mỗi
ngày như đi bộ 30 – 45 phút, vận động thể lực nhẹ nhàng 4-5 ngày 1 tuần. Đặc biệt,
cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị sớm bệnh [19].
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu thành, tỉnh Hậu Giang năm
2010, người ít vận động thể lực bị THA cao gấp 1,5 lần người vận động thể lực thường
xuyên với OR = 1,5 và p < 0,001 [8].
1.5.10. Stress
Khi bị căng thẳng thần kinh, hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động giải
phóng ra adrenalin và nor-adrenalin làm tăng nhịp tim, co động mạch … làm nên cơn
tăng huyết áp kịch phát [32].
1.6. Một số nghiên cứu trong cứu trên thế giới và trong nước về bệnh THA.
1.6.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
- Trong số các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là bệnh hay gặp nhất. Tăng huyết
áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong cho 7,1 triệu người trẻ tuổi (trên tổng số 17,5
triệu người tử vong do các bệnh tim mạch), và chiếm tới 4,5% gánh nặng bệnh tật/năm
[25].
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh
toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay
tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41%
ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển [6].
Vào năm 2002, WHO đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê
THA là "kẻ giết người số 1". Nói một cách khác, đối với người bị THA, nguy cơ bị đột
quỵ (tai biến mạch não) tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần nếu
so với người không bị THA. Theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng 74,5

triệu người Mỹ bị THA, cứ 3 người lớn có 1 người bị THA [45]. Tổng số bệnh nhân
18


được chẩn đoán tăng huyết áp động mạch trong năm 2011 là 20.262 và năm 2013 tăng
lên 21.753 [54].
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới về bệnh THA ở người
trưởng thành: tại Canada (1995) tỷ lệ THA là 22%, Mêhicô (1998) 19,4%; Tây Ban
Nha (1996) 30%; Cu Ba (1998) 44%; Trung Quốc (2001) 27%; Thái Lan (2001)
20,5%; Singapore (1998) 26,6%; Châu Phi (2007) 21,3% [51]. Do đó đây ngày càng
là mối quan tâm tâm đáng lo trước tình hình kinh tế xã hội phát triển. Cần tăng cường
truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng nhằm giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh ,
phát hiện và điều trị bênh sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
1.6.2. Một số nghiên cứu trong nước
Tỷ lệ bệnh nhân THA không biết bị bệnh hoặc bị bệnh nhưng chưa điều trị hoặc
điều trị không đúng cách chiếm gần 90%[41]. Tại Việt Nam, thống kê năm 2007, có
tới gần 70% không biết bị THA, trong số bệnh nhân biết bị THA chỉ có 11,5% được
điều trị và chỉ có khảng 19% được khống chế huyết áp đạt yêu cầu [45].
Theo nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch tại thành phố Hà Nội năm
2001-2002, tỷ lệ THA ở người lớn là 23,2%, cao gần ngang hàng với các nước trên thế
giới [22].
Trình bày báo cáo “ Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm
2015 – 2016”, GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho
biết, theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam trên 5.454 người
trưởng thành (>= 25 tuổi) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc,
kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có huyết áp bình thường (23,2 triệu người), có
47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp[19].
Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người)
không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp
không được điều trị; có 69,0% (8,1% triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát

được [7]. Đặc biệt, bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, nam giới từ 55 tuổi trở lên và
nữ giới từ 65 tuổi trở lên có tới trên 50% người bị THA [23]. Một số nghiên cứu trong
nước:
Nghiên cứu của Trần Phi Hùng nghiên cứu tình hình THA và một số yếu tố liên
quan ở người dân từ 25-64 tuổi tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012. Kết
quả: tỷ lệ THA chung 24,1% trong đó nam là 28,7% và nữ là 19,9%. Độ tuổi càng cao
tỷ lệ THA càng cao. Những người có hút thuốc lá bị THA cao hơn 1,8 lần so với
19


những người không hút thuốc lá. Người uống rượu bia bị THA cao hơn 1,5 lần so với
những người không uống rượu bia, những người ăn mặn bị THA cao hơn 2,53 lần so
với những người không ăn mặn. Người có bệnh ĐTĐ bị THA nhiều hơn 9,85 lần so
với những người không bị bệnh ĐTĐ. Người có tiền sử gia đình THA bị THA cao hơn
3,44 lần so với người bị THA không có tiền sử gia đình THA [20].
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số
yếu tố liên quan độ tuổi từ 30-75 tuổi tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang năm
2010 cho thấy tỷ lệ THA chung là 24,1%, trong đó nữ chiếm 22,3%, nam chiếm
26,1%. Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng cao. Độ tuổi từ 30-39 là 4,1%, nhóm 7075 là 61,8%. Chỉ số BMI càng tăng tỷ lệ THA càng cao. Người ít vận động thể lực thì
tỷ lệ THA cao hơn người có hoạt động thể lực. Người có tiền sử gia đình THA và tiền
sử ĐTĐ có tỷ lệ cao hơn nhóm tiền sử gia đình không có THA và tiền sử ĐTĐ. Người
có thói quen hút thuốc lá có tỷ lệ THA cao hơn người không hút thuốc lá [8].
Nghiên cứu của Nguyễn Y Phương nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một
số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm
2013, cho thấy: tỷ lệ THA ở người trưởng thành là 38,7%, tỷ lệ THA ở nam là 45,1%
cao hơn ở nữ là 35,6%, tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi, những người hút thuốc lá
có nguy cơ bị THA cao hơn gấp 1,52 lần so với người không hút thuốc lá (p = 0,029),
người uống rượu có nguy cơ cao gấp 1,42 lần so với người không uống rượu bia (p =
0,041) [31].
Một nghiên cứu khác về tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở tuổi lao

động tại tỉnh Hậu Giang năm 2010 của Nguyễn Thanh Tùng. Đối tượng là người dân
>18 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung là 16,2%, tỷ lệ THA theo giới: Nam
17,3%, nữ 15,3%; tỷ lệ THA tăng dần theo độ tuổi; tỷ lệ THA của lao động chân tay
13,3%, lao động trí ốc 20,8% và không khả năng lao động 29,55; người có trình độ
học vấn thấp có khuynh hướng THA cao hơn người có trình độ học vấn cao [42].
Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh THA tại một số xã phường Hải Phòng năm 2012 của
Lê Thị Song Hương ở người dân từ 40 tuổi trở lên, cho thấy tỷ lệ THA là 20,2%. Ở cả
2 giới: tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 80 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (43,8%), nhóm
tuổi từ 60-79 tuổi là 36,6%, nhóm từ 40-59 tuổi là 12,6%. Tỷ lệ THA ở nam giới cao
hơn nữ giới ở cùng độ tuổi (22,9% và 18,1%). THA độ 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (11%)
[21].
20


Do đó THA được coi là vấn đề sức khỏe quốc gia cần sự phối hợp của toàn
cộng đồng, cần được truyền thông giáo dục hiệu quả nhất cho cộng đồng để phòng
chống bệnh THA.
1.7. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
Huyện Yên thế, tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam có địa hình đồi
núi trung du, nằm ở phái Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích 301.2575 km 2, dân số
trên địa bàn huyện có trên 102.574 người (năm 2015) với 8 dân tộc anh em sinh sống,
trong đó dân tộc thiểu số chiếm 27%. Dân số thành thị (thị trấn Cầu Gồ và thị trấn Bố
Hạ) có 9.457 người chiếm 9,85%, dân số nông thôn 86.549 người chiếm 90,15%, mật
độ dân số trung bình 314 người/km2 [50].
Bố Hạ là một xã thuộc địa bàn huyện, có tổng diện tích 625 ha, số dân là 5,718
người, có 10 thôn, nguồn kinh tế chính dựa vào sản xuất nông nghiệp, kinh doanh
buôn bán nhỏ lẻ và một phần là sản xuất vôi, cay làm vật liệu xây dựng, chăn nuôi gà,
cây trồng như vải thiều,bạch đàn, keo [47].
Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn và chưa đều giữa các xóm. Trong những
năm gần đây không có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm phát hiện, can thiệp đến

tình trạng bệnh Tăng huyết áp tại địa bàn xã.

21


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người dân có độ tuổi trên 45, đang sinh sống tại xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Đối tượng có thể tự trả lời câu hỏi của điều tra viên, đồng
ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu, hoặc không
có khả năng tự trả lời câu hỏi của điều tra viên.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành trên tất cả 10/10 thôn thuộc xã Bố Hạ , huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2018 đến tháng 5/2019
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả: Thiết kế nghiên cứu điều tra cắt ngang
- Cỡ mẫu và cách chọn cỡ mẫu:
+ Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: được tính theo công thức [13]:
n = Z2(1-α/2)

.

p. (1 – p)
d2
Trong đó:


n: là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu.
Chọn α=0.05.
Z1-α/2= 1.96.
p: là tỷ lệ mắc bệnh
Theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam, trên 5.454 người
trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn
quốc mắc THA. Kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có huyết áp bình thường (23,2
triệu người), có 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp [19].
Lấy p= 47,3%; q=1-p
d: độ chính xác mong muốn, chấp nhận d=0,05.
Thay vào công thức ta có n= 383 ( Dự trù 5% cho sai số nghiên cứu, cỡ mẫu tối
thiểu cần thiết là: 400 người)
Vậy ta cần 400 người dân nghiên cứu trong địa bàn xã Bố Hạ, huyên Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang, mỗi thôn cần điều tra 400/10 = 40 người.
Cỡ mẫu thực tế thu thập là: 40 x 10 = 400 người
2.5. Phương pháp chọn mẫu
22


2.5.1. Chọn cụm
Chọn toàn bộ 10/10 thôn của xã Bố Hạ, vì vậy mỗi thôn sẽ là một cụm. Mỗi cụm
sẽ có tối thiểu 40 người được nghiên cứu.
2.5.2. Chọn đơn vị mẫu
Chọn 40 đối tượng bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn.
2.6. Một số chỉ số, biến số nghiên cứu
- Thông tin chung về tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu.
- Thực trạng mắc bệnh THA của các đối tượng ở khu vực điều tra :
+ Tỷ lệ mắc bệnh THA theo địa điểm, dân tộc, tuổi, giới.
+ Tình hình quản lý và điều trị bệnh THA tại cộng đồng.

- Tiền sử bị bệnh về THA:
+ Tiền sử bản thân về THA.
+ Tiền sử gia đình về THA.
+ Điều trị THA : Có hay không.
- Một số yếu tố liên quan tới bệnh THA:
+ Tỷ lệ thừa cân, béo phì với bệnh THA.
+ Đánh giá sự liên quan giữa một số thói quen ăn uống, lối sống, mức độ hoạt
động thể lực với bệnh THA.
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn đối tượng bằng bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Bộ câu hỏi được thiết
kế và phỏng vấn thử trước khi dùng để điều tra.
- Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng cho đối tượng:
+ Đo huyết áp: Đo HA bằng máy HA điện tử Omron. Đo 2 lần, mỗi lần cách
nhau 5 phút; đối tượng nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút trước khi đo. Kết quả đo lần 1 nếu
tăng huyết áp thì đo tiếp lần 2. Chỉ kết luận bệnh nhân bị THA khi kết quả cả 2 lần đều
THA. Phân độ THA dựa vào chỉ số huyết áp trung bình giữa tâm trương và tâm thu
của 2 lần đo.
+ Đo chiều cao: Chiều cao của đối tượng được đo bằng thước gỗ đo chiều cao
đứng. Đối tượng đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, 3 điểm chạm vào thước gỗ: gót chân,
mông, sau đầu.
+ Đo cân nặng: Cân nặng của đối tượng được đo bằng cân điện tử Omron HN289, cân nặng làm tròn đến 0.1 kg.

23


2.8. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm epidata 3.1; được
phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Thuật toán thống kê thông thường được dung để
tính tỷ lệ, test thống kê Chisque_test được dung để xác định mối liên quan giữa một số
yếu tố tới tình trạng THA.

2.9. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện sau khi được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức
trường Đại học Y Dược Thái Nguyên; số liệu chỉ được thu thập khi được sự đồng ý
của đối tượng nghiên cứu; trong quá trình nghiên cứu đối tượng có thể từ chối tham
gia bất cứ lúc nào mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.
Điều tra viên được tập huấn kỹ càng về cách thu thập số liệu nhân trắc học, bộ
công cụ được thử nghiệm trước khi đưa vào thu thập số liệu nghiên cứu.
Số liệu thu thập chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật làm mờ
thông tin cá nhân của đối tượng khi nhập số liệu vào phần mềm phân tích số liệu.

24


Chương 3: KẾT QUẢ
3.1. Thực trạng THA
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Tổng số
Đặc điểm chung
Giới tính
Dân tộc

Nhóm tuổi

Trình độ học
vấn

Nghề nghiệp

Kinh tế


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

192

48

Nữ

208

52

Kinh

387

96,8

Khác

13

3,2

≤ 50


118

29,5

51 – 60

105

26,2

61 – 70

94

23,5

>70
Tiểu học trở xuống
THCS
THPT
Trên THPT
Cán bộ viên chức
Nông dân
Buôn bán
Hưu trí
Khác
Hộ nghèo
Không nghèo

83

114
175
74
37
32
259
51
50
8
11
389

20,8
28,5
43,8
18,5
9,2
8
64,8
12,8
12,5
2
2,8
97,2

Nhận xét:
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là nữ giới (52%) nhiều hơn nam giới (48%). Phần lớn
đối tượng nghiên cứu là dân tộc Kinh (96,8%).
Đa số đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi dưới 50 (29,5%), tiếp theo là độ tuổi 51-60
(26,2%), độ tuổi 61-70 và từ 70 tuổi trở lên chiếm lần lượt là (23,5% và 20,8%).

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn THCS nhiều nhất (43,8%), tiếp
theo là tiểu học trở xuống (28,5%), THPT (18,2%) và thấp nhất là trên THPT (9,2%).
Phần lớn đối tượng nghiên cứu là nông dân (64,8%), tiếp theo là buôn bán (12,8%),

25


×