Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thực trạng trợ giúp xã hội tại xã nham sơn, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang và công tác xã hội cá nhân với trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.92 KB, 65 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BT : Bí thư
CBHD : Cán bộ hướng dẫn
CCB : Cựu chiến binh
CT : Chủ tịch
CTXH : Công tác xã hội
ĐC – XD : Địa chính – xây dựng
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ĐT : Đối tượng
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
GVHD : Giáo viên hướng dẫn
HĐND : Hội đồng nhân dân
HND : Hội nông dân
HT : Hiệu trưởng
KT : Kế toán
LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội
LĐXH : Lao động xã hội
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
NCT : Người cao tuổi
NVXH : Nhân viên xã hội
PBT TT : Phó Bí thư thường trực
PCT : Phó chủ tịch
PN : Phụ nữ
TC : Thân chủ
TGXH : Trợ giúp xã hội
THCS : Trung học cơ sở


THPT : Trung học phổ thông
TNCS
HCM
: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
TNXH : Tệ nạn xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân
VHXH : Văn hóa xã hội
VP : Văn phòng
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
XKLĐ : Xuất khẩu lao động
LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống an sinh xã hội, trong đó có chính sách trợ giúp xã hội hiện nay
có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ những người đang phải sống
trong hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ nâng cao mức sống của người dân nói chung
cũng là một vấn đề cấp thiết, mang ý nghĩa kinh tế chính trị và nhân văn sâu sắc;
mặt khác góp phần hạn chế đến mức tối đa mặt trái của cơ chế thị trường làm
nảy sinh các vấn đề xã hội.
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách TGXH, tôi đã xác
định và lên kế hoạch tìm hiểu về mảng TGXH tại địa phương nơi mình thực tập
nhằm trau dồi và bổ sung thêm kiến thức về mảng ASXH. Chính vì vậy tôi đã
chọn chủ đề thực tập “Thực trạng Trợ giúp xã hội tại xã Nham Sơn, huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và Công tác xã hội cá nhân với trẻ em”.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tới GVHD: Thầy Trần Xuân Kỳ, cô
Nguyễn Lê Trang và cô Nguyễn Thị Liên cùng toàn thể cán bộ, công chức
UBND xã Nham Sơn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm
vụ trong thời gian thực tập!
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Bích Ngọc

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI NHAM
SƠN, YÊN DŨNG, BẮC GIANG
1. Đặc điểm tình hình ở xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương ảnh hưởng đến
việc thực hiện chính sách ASXH
1.1.1. Vị trí địa lý xã Nham Sơn
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nham Sơn là một xã thuần nông miền núi, nằm ở phía Tây Bắc trung tâm
huyện là cửa ngõ của huyện lỵ Yên Dũng. Xã có đường tỉnh lộ 284 chạy qua,
tỉnh lộ bắt đầu từ Thành phố Bắc Giang, qua địa phận huyện Yên Dũng tới Chí
Linh, Hải Dương. Xã Nham Sơn gồm bốn thôn: Kem, Phương Sơn, Đông
Hương và Minh Phượng.
Phía Đông giáp thị trấn Neo
Phía Tây giáp xã Yên Lư
Phía Nam giáp Sông Cầu
Phía Bắc giáp dãy núi Nham Biền
Với vị trí địa lý như vậy, Nham Sơn có điều kiện để phát triển kinh tế,
giao lưu văn hóa xã hội, người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội.
1.1.2. Dân cư, nguồn lao động
Tổng số nhân khẩu khoảng 5400 với 1372 hộ, số người trong độ tuổi lao
động là 2200 người chiếm 40,74%. Như vậy, có khoảng 60% dân số sống phụ
thuộc. Đây là một vấn đề mà địa phương cần quan tâm để có biện pháp thích
hợp đảm bảo ASXH.
1.1.3. Đất đai
Diện tích đất tự nhiên của xã là 10,5652 km
2
, mật độ dân số là 511
người/km
2

; trong đó đất nông nghiệp 4,19 km
2
, đất lâm nghiệp 3,2578 km
2
,
đất ao hồ 0,45 km
2
. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân là khoảng
776m
2
/ người tương đương 2,16 sào Bắc Bộ/người.
Như vậy, mật độ dân số của Nham Sơn cao hơn so với mật dộ dân số cả
nước là 260 người/km
2
(Tổng điều tra dân số 2009, tổng cục thống kê); diện tích
đất sản xuất bình quân đầu người thấp, sắp tới diện tích này còn giảm hơn nữa
do công nghiệp hóa.
1.1.4. Điều kiện kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã Nham Sơn gồm những ngành chính: nông nghiệp,
ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp
a) Sản xuất nông nghiệp
* Về trồng trọt
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nham Sơn là một xã thuần nông, nguồn thu nhập chính của đại bộ phận
nhân dân từ nông nghiệp. Do địa hình toàn xã không đồng đều, một số thôn sản
xuất nông nghiệp ruộng bậc thang , một số thôn vùng trũng do vậy nắng lâu thì
khô hạn, mưa nhiều thì úng, đất nhanh bị bạc màu. Vừa qua dự án quốc lộ nối từ
đường 398 đi Quế Võ( Bắc Ninh) phần nào ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất
nông nghiệp(giao thông thủy lợi), dẫn đến điều kiện canh tác không thuận lợi

đầu tư ngày công cho sản xuất nông nghiệp lớn trên một đơn vị diện tích. Người
dân cần cù, chịu khó song do tác động của những điều kiện trên nên việc đầu tư
cho sản xuất hạn chế, chậm đổi mới do vậy năng suất trung bình nhiều năm qua
tăng chậm, diện tích lúa đang dần thu hẹp.
Năm 2005, diện tích sản xuất là 668 ha, năng suất 53 tạ/ha, sản lượng
3.600 tấn, bình quân 680kg/người/năm.
Năm 2010, diện tích 648 ha, năng suất 55 tạ/ha, sản lượng 3. 754 tấn, bình quân
đầu người 710/kg/năm.
Đến năm 2010 nhân dân đã đưa vào sản xuất các giống lúa thần, lúa lai và
các loại lúa thơm(hàng hóa). Các loại cây mầu như lạc, khoai sọ, khoai tây, đỗ
tương, dưa các loại đã dược đưa vào trồng, tuy nhiên diện tích trồng mầu đang
có xu hướng hẹp dần. Cây ngô đông 5 năm trở lại đây có xu hướng không khôi
phục được, vì cây ngô có năng suất thấp mà chi phí cho sản xuất lại quá cao.
Năm 2010, cả xã chỉ gieo trồng được 20 ha, đạt 25% mục tiêu đề ra.
Trong 5 năm qua, thu nhập từ ngành trồng trọt đạt 19 tỉ đồng = 34,5%
tổng thu nhập toàn xã, tăng 345% so với năm 2006.
* Về chăn nuôi
Trong tình hình giá cả thị trường luôn biến động, đầu ra cho sản phẩm
chăn nuôi không ổn định, đầu vào như thức ăn chăn nuôi, con giống luôn tục
tăng trong những năm gần đây, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia
cầm và các bệnh dịch khác, song tình hình chăn nuôi của xã Nham Sơn trong
những năm qua ít chịu tác động, vẫn gữ ổn định hàng năm. Một số mô hình
trang trại chăn nuôi giữ ổn định sản xuất có hiệu quả, nhiều hộ gia đình đã đầu
tư chăn nuôi gà, vịt đẻ, vịt thương phẩm và ngan. Có hộ đã thu từ chăn nuôi từ
20 – 30 triệu đồng/năm.
Tính đến năm 2010, đàn trâu, bò có 882 con, giảm 318 con so với năm
2006. Nguyên nhân là do khu vực chăn thả bị thu hẹp dần kết hợp với việc sản
xuất nông nghiệp phần lớn là sử dụng bằng máy móc do vậy đàn trâu, bò giảm.
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đàn lợn từ 3500 con năm 2006, năm 2010 tăng lên 7815 con. Đàn gia
cầm đạt 50.000 con, tăng so với năm 2006 là 3 3746 con.
Thu nhập từ chăn nuôi 5 năm qua đạt 9. 500 triệu đồng = 17,1% tổng thu
nhập toàn xã, tăng so với với năm 2006 = 186%.
* Lâm nghiệp, vườn đồi
Trong 5 năm qua trồng mới 189 ha rừng và gần 40. 000 cây phân tán, chủ
yếu là thông, bạch đàn và keo. Tuy nhiên kinh tế vườn rừng chưa phát huy hiệu
quả, mới có một số ít hộ cho thu nhập. Về rừng đã cơ bản trồng kín diện tích do
xã Nham Sơn quản lý song do điều kiện chăm sóc chưa được coi trọng, công tác
bảo vệ và ý thức bảo vệ chưa cao, để xảy ra một số vụ cháy lớn.
Cây ăn quả, qua một số năm gần đây do biến động thị trường về giá cả và
về sản lượng, trồng mới các loại cây ăn quả không phát triển, một số cấy chủ lực
như cây vải hiện nay nhân dân ít quan tâm, không chăm sóc vì không có giá trị
về kinh tế. Mục tiêu về phát triển kinh tế vườn rừng chưa đạt so với mục tiêu,
mới chỉ đạt khoảng 2 tỷ đồng.
b) Ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp
Là một xã thuần nông, ngành nghề truyền thống không có song địa bàn xã
tương đối thuận lợi do vậy một số ngành nghề phát triển khá nhanh, đặc biệt là
cơ khí, mộc dân dụng và các dịch vụ kinh doanh, làm mỳ, nấu rượu, làm đậu,
xay xát, vận tải, du lịch… Năm 2006 mới có 117 hộ sản xuất, kinh doanh và 03
ô tô các loại, đến hết năm 2010 đã có 171 hộ và 15 ô tô các loại gia tăng 46,1%
tạo việc làm ổn định cho khoảng 200 lao động tại chỗ của xã.
Nghề sản xuất vật liệu xây dựng khu vực bờ sông Cầu năm năm qua giữ
ổn định với 30 lò thủ công, mỗi năm sản xuất khoảng 21 triệu viên gạch, thu hút
một lượng lao động tương đối lớn từ 150 đến 2000 lao động trong vụ chính.
Nhiều hộ trong khu vực làm giàu từ sản xuất vật liệu xây dựng có thu nhập từ 50
đến 100 triệu đồng/năm.
Đến tháng 12/2010, giá trị thu nhập từ ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công
nghiệp đạt 10 tỉ đồng chiếm 18% tổng thu nhập toàn xã.
c) XKLĐ

Tính đến 12/2010, toãn xã có hơn 400 lao động đang làm việc tại nước
ngoài. Trong 5 năm qua(2006 – 2010), tổng thu nhập do XKLĐ mang lại ước
tính lên tới 15.000 triệu đồng, chiếm 27% tổng thu nhập toàn xã. XKLĐ đã giúp
nhiều gia đình thoát nghèo, đời sống người dân khá lên. Đây là một mô hình
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
XĐGN hiệu quả mà chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo trong thời
gian qua, thiết nghĩ mô hình này cần được đầu tư nhiều hơn nữa trong thời gian
tới!
Nếu như thu nhập toàn xã năm 2006 là 18.228 triệu đồng thì đến hết tháng
12 năm 2010 đã đạt 55.500 triệu đồng, trong đó
Ngành trồng trọt 21.000 triệu đồng
Ngành chăn nuôi 9.500 triệu đồng
Ngành nghề dịch vụ, thủ công nghiệp 10.000 triệu đồng
Lao động trong nước 5.000 triệu đồng
Lao động ngoài nước 10.000 triệu đồng
Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người/năm 2010 đạt 10.485.000
đồng/người tăng so với năm 2006(năm 2006 là 6.837.000 đồng/người/năm)
Trong 5 năm từ 2006 đến 2010, tổng thu: 9.734.389.051 đồng, tổng chi:
9.216.506.700 đồng.
Tóm lại, 5 năm qua, kinh tế toàn xã khá phát triển, đến 2010 tăng 354,9%
so với năm 2006. Nguồn thu chủ lực của xã là từ trồng trọt. Với tình hình phát
triển kinh tế như trên, xã Nham Sơn ngày càng lớn mạnh về kinh tế, đời sống
người dân càng ngày càng được cải thiện. Tiềm lực kinh tế vững mạnh cũng là
nền tảng để xã thực hiện tốt các chính sách ASXH.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của xã Nham Sơn
Qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, địa danh Nham Sơn trải qua
những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, của thiên nhiên, xã hội. Sau khi thực
dân Pháp đặt ách đô hộ lên nước ta, chúng áp dụng hệ thống cai trị “dùng người
Việt trị người Việt” với bộ máy hành chính được chia theo các tổng(xã là đơn vị

hành chính trung gian giữa xã và phủ. Cấp trên tổng gọi là huyện, phủ; dưới
tổng là xã, thôn. Các xã thôn gần nhau hợp thành một tổng. Mỗi tổng có một
Chánh, phó tổng điều hành công việc hành chính).
Từ thế kỉ thứ XV trở đi, làng Hương Cảo đổi tên thành Hương Tảo, thuộc
tổng Hương Tảo(khi ấy tổng Hương Tảo có 5 xã là: Hương Tảo, Thắng Cương,
Yên Lư, Phấn Lôi hạ, Phấn Lôi núi) thuộc huyện Việt Yên. Xã Hương Tảo nằm
giữa trung tâm tổng. Chánh tổng trước đây đều do các cụ làng Hương Cảo làm,
cha truyền con nối đến mãi sau này. Vị trí cụ thể xã Hương Tảo như sau:
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Về phía Đông: Từ đất ông quản Lội, cụ Ngăn Giáp, núi Rắn thôn Phấn
Lôi núi chạy dọc theo giáp chân tre thôn Phấn Lôi đồng, qua đình Phấn Lôi giáp
bờ ngòi Biếu, thẳng đường chữ thập từ cống Bờ ngòi đến đường cầu Khuýnh, đồng
Chuôm, ruộng một mẫu hai bờ đồng Chuông và lấy cái Chuôm làm giới hạn.
Về phía Nam: từ ruộng một mẫu hai bờ đồng Chuôm dọc theo phần đường
đê, dọc theo sông Cầu đến bãi đồng Hóng, giáp đầu Núi Đất bến Yên Tập.
Về phía Tây: từ đầu núi đất Yên Tập bắc ven dọc đồng São đến địa phận
Yên Tập Bắc, thẳng bờ Đắp đến cửa ấp Bá Chính và giáp núi Đầu Trâu kết thúc
ở đầu khe Đùng, giáp ruộng ấp chủ Quế.
Về phía Bắc: từ đầu núi khe Đùng qua làng Kem ven khe chùa, khe vườn
Chõn, bãi Nẩy khe Hang Giầu, chạy theo núi Trại Sòi đến khe Róc, đến đầu núi
Rắn thôn Phấn Lôi núi kết thúc đất nhà cụ Ngăn làm giới hạn.
Đến đầu năm 1924, thực dân Pháp lại có sự điều chỉnh địa giới hành
chính khi các tổng Phúc Long, Hoàng Mai, Quang Biểu chuyển từ huyện Yên
Dũng về Việt Yên. Còn huyện Yên Dũng tiếp nhận tổng Hương Tảo từ Việt
Yên. Trung tâm huyện lỵ cũng được chuyển từ Sen Hồ về Neo ngày nay.
Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời, địa giới hành chính thêm một lần nữa thay đổi. Tổng Hương Tảo được
chia thành hai xã: xã Quang Trung và xã Yên Lư. Xã Quang Trung giai đoạn
này bao gồm các thôn: Phấn Lôi chợ, Phấn Lôi đồng, Phấn Lôi núi, thôn Minh

Đức, Đức Phượng, Hương Tảo, thôn Kem, Lân Cương(Thắng Cương – Dư
Cương), thôn Kẻ Gừng(có 3 xóm Trung – Thượng – Hạ) và thôn Phấn Lôi
hạ(Phấn Lôi, Thủy Cơ, Hạ Bì).
Trong kháng chiến chống Pháp Quang Trung trở thành một trong những
xã có vị trí chiến lược quân sự quan trọng của huyện Yên Dũng. Đến ngày
17/5/1958 Bộ nội vụ quyết định ra số 172 tách xã Quang Trung thành 02 xã:
Nham Sơn và Quang Trung. Khi ấy xã Nham Sơn gồm 8 thôn: Phấn Lôi chợ,
Phấn Lôi núi, Phấn Lôi đồng, Minh Đức, Đức Phượng, Hương Tảo, Đông
Hương và thôn Kem. Trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã
nông nghiệp, do yêu cầu cảu thực tiễn, tổ chức lại sát nhập thôn Đông Hương và
Hương Tảo thành thôn Đông Hương; thôn Minh Đức và Đức Phượng thành thôn
Minh Phượng. Đến ngày 20/8/1968, thực hiện công cuộc vận động của Đảng và
Nhà nước về việc tiếp nhận nhân dân từ những nơi đông dân cư, ít ruộng đến
những nơi đất rộng người thưa để xây dựng quê hương mới. Đảng ủy và nhân
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
dân xã Nham Sơn đã nhận 95 hộ và 285 nhân khẩu của huyện Thanh Miện, Cẩm
Giàng, Ninh Giang, Nam Sách tỉnh Hải Dương lập nên hai thôn mới là Nam Sơn
và Phương Sơn. Nhưng đến 22/8/1971, do lũ lớn đê Ba Tổng bị vỡ, gây thiệt hại
nặng nề đến nhà cửa, tài sản của nhân dân trong xã. Sau trận lụt đó toàn bộ nhân
dân thôn Nam Sơn(có 45 hộ với 135 nhân khẩu) và Phương Sơn(có 17 hộ và 51
nhân khẩu) đã xin chuyển về quê cũ Hải Dương.
Đến năm 1994, ba thôn Phấn Lôi đồng, Phấn Lôi chợ, Phấn Lôi núi
chuyển về Thị trấn Neo. Từ đó đến nay, địa chính Nham Sơn chính thức ổn
định, gồm 04 thôn: thôn Minh Phượng, thôn Đông Hương, thôn Phương Sơn và
thôn Kem.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức của
UBND xã Nham Sơn
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
a) Trong lĩnh vực kinh tế

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ
chức thực hiện kế hoạch đó;
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán
điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán
ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo
Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà
nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và
báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các
nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng,
đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy
định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.
Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
b) Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu
thủ công nghiệp
Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi
trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối
với cây trồng và vật nuôi;
Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ,
bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão

lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo
vệ rừng tại địa phương;
Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy
định của pháp luật;
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền
thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát
triển các ngành, nghề mới.
c) Trong lĩnh lực xây dựng
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo
phân cấp;
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân
cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp
luật;
Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao
thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
d) Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp
với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các
lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên
quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia
đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao;

tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử -
văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt
sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các
gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa
phương theo quy định của pháp luật;
Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở
địa phương.
đ) Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành
pháp luật ở địa phương
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng
làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng
ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn
luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây
dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện
pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm
pháp luật khác ở địa phương;
Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của
người nước ngoài ở địa phương.
e) Trong lĩnh vực chính sách dân tộc và tôn giáo:
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.

g) Trong việc thi hành pháp luật
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp
luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân
theo thẩm quyền;
Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi
hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy của UBND xã Nham Sơn
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
a) Sơ đồ
b) Nhận xét về bộ máy tổ chức
Tổ chức bộ máy hợp lý, thống nhất từ trên xuống dưới đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, phối kết hợp
chặt chẽ hài hoà nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ quản lý chung, đảm bảo đời sống cũng như an sinh cho bà con trong toàn xã.
CÁC BAN NGÀNH ĐOÀN THỂ
Đoàn
TNCS
HCM
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
ỦY BAN NHÂN DÂN
Hội
ND
MT
TQ
Hội
Phụ
Nữ
Hội
CCB

Tài vụ Công
An
Văn
phòng
– Địa
chính
Văn hóa
– xã hội
Quân
sự

pháp
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức và lao động
STT Họ và tên
Giới tính/
Năm sinh Chức danh Trình độ
học vấn
Trình độ chuyên
môn
Thâm
niên
Nam Nữ
1. Nguyễn Văn Tý 1962 BT Đảng bộ TC
Quản lý kinh tế
11
2. Nguyễn Văn Vẻ 1961 PBT TT Đảng TC
Chính trị
8

3. Nguyễn Văn Tạc 1959 CT UBND TC
Nông lâm
6
4. Đào Xuân Khởi 1969 PCT UBND TC
Chính trị
4
5. Đào Văn Đệ 1963 PCT UBND ĐH
Nông lâm
8
6. Nguyễn Quốc Vinh 1961 VH-XH TC
Quản lý kinh tế
8
7. Đào Thanh Đồng 1965 Tài chính - KT ĐH
Tài chính
7
8. Nguyễn Hải Lý 1960 VH-XH ĐH
Nông lâm
9
9. Hoàng Tiến Xa 1957 PCT HĐND TC
Chính trị
5
10. Trần Văn Toản 1963 VP UBND TC
Văn thư
4
11. Lương Thế Duyệt 1966 CB tư pháp TC
Hành chính
8
12. Nguyễn Đức Việt 1962 CB ĐC - XD TC
Địa chính
8

14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
13. Phùng Thế Hiền 1975 BT Đoàn xã 0
0
2
14. Nguyễn Văn Lượng 1954 Trưởng Công an 0
0
8
15. Đào Xuân Thịnh 1954 CT CCB TC
Chính trị
8
16. Nguyễn Văn Lưu 1950 CT MTTQ 0
0
12
17. Nguyễn Văn Vĩ 1977 CHT Quân sự TC
Chính trị
3
18. Nguyễn Thị Lý 1969 CT PN TC
Văn hóa
3
19. Đào Xuân Thế 1957 CT nông dân TC
Quân sự
6
20. Hoàng Văn Nhẫn 1974 CB ĐC - XD ĐH
Địa chính
5
21. Trần Thị Phương 1982 Tài chính - KT ĐH
Kế toán
1
Bảng: Cơ cấu cán bộ công chức UBND xã Nham Sơn, nguồn: Ban TC – KT xã Nham Sơn

15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhận xét: lĩnh vực Văn hóa - xã hội có 02 cán bộ phụ trách, trong đó một
người phụ trách công tác tuyên tuyền – thông tin còn một người phụ trách mảng
chính sách xã hội. Tuy nhiên cả hai cán bộ phụ trách lình vực VHXH đều làm
việc không đúng với chuyên môn thế nên nhiều lúc họ còn lúng túng trong xử lý
công việc, chủ yếu giải quyết công việc theo kinh nghiệm. Do số lượng công
việc nhiều, đối tượng đông nên đôi khi cán bộ phụ trách gặp phải khó khăn, tuy
nhiên do được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc nên nhìn chung công việc
vẫn được hoàn thành.
Số lượng cán bộ so với công việc
Qua thực tế cho thấy, số lượng 21 cán bộ, nhân viên tại UBND xã Nham
Sơn như vậy còn chưa phù hợp với khối lượng công việc. Công việc cần tham
mưu và giải quyết thì nhiều, nhưng số cán bộ không đủ, còn thiếu, một người
đảm đương nhiều công việc.
Trình độ đào tạo so với nhiệm vụ
85,7% cán bộ đã được chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có
23,8% cán bộ có trình độ đại học, 61,9% cán bộ có trình độ trung cấp. Đội ngũ
cán bộ công chức, cán bộ chuyên trách đều nhiệt tình, say mê với công việc
được giao.
Về cơ cấu độ tuổi, giới tính
Cơ cấu giới tính trong cán bộ tại UBND xã Nham Sơn chưa hợp lý, chỉ có
02/21 cán bộ là nữ, chiếm 9,5% còn 90,5% còn lại là nam giới. Điều này cho
thấy việc thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan quản lý cần được chú trọng để
nữ giới có điều kiện phát triển.
Độ tuổi trung bình của cán bộ UBND xã Nham Sơn là 46,7 tuổi, thâm
niên trung bình là 6,4 tuổi. Độ tuổi này cho thấy cán bộ UBND xã Nham Sơn
chủ yếu là những người trung niên, tuy tuổi họ không còn trẻ nhưng họ có số
năm kinh nghiệm tương đối nhiều. Chính điều này tạo thuận lợi trong việc giải
quyết những công việc cần đến kinh nghiệm nhưng lại khó khăn với những công

việc yêu cầu hiện đại và nắm bắt nhanh nhạy sự biến đổi của xã hội.
Tuy nhiên, trong công việc, lực lượng cán bộ trẻ năng động sáng tạo kết
hợp với lớp cán bộ giàu kinh nghiệm công tác lâu năm nên các nhiệm vụ cấp
trên giao cho đều được UBND xã Nham Sơn hoàn thành.
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.5. Cơ sở vật chất, kĩ thuật
Về xây dựng cơ bản, UBND xã Nham Sơn gồm hệ thống nhà làm việc hai
tầng khang trang, hội trường rộng rãi, có hai dãy nhà cấp bốn và một nhà để xe
cho cán bộ, nhân viên.
Cơ quan có máy tính để bàn, máy in phục vụ cho công tác lưu trữ, soạn
thảo tài liệu trong quá trình làm việc. Các máy tính đều được nối mạng Internet,
giúp cán bộ, nhân viên nhanh chóng cập nhật thông tin từ cấp trên cũng như
thông tin kinh tế, chính trị, xã hội khác.
Các phòng, ban đều được bố trí bàn làm việc, tủ hồ sơ đảm bảo kĩ thuật
phục vụ công tác lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, sổ sách.
Nhìn chung, cơ sở vật chất kĩ thuật của cơ quan tương đối đảm bảo cho
công tác quản lý, giải quyết các công việc liên quan. Tuy nhiên việc lưu trữ
thông tin trên máy tính ở cơ quan vẫn chưa được chú trọng.
1.6. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên
UBND xã luôn coi trọng việc thực hiện các chế độ, chính sách với cán bộ,
nhân viên nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên có khả năng phát triển, đảm
bảo cuộc sống và gắn bó lâu dài với đơn vị
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chế độ lương
STT Họ và tên
Giới tính/
Năm sinh Chức danh Trình độ
học vấn

Hệ số
lương
Lương
Nam Nữ
1 Nguyễn Văn Tý 1962 BT Đảng bộ TC 2.85 2365.5
2 Nguyễn Văn Vẻ 1961 PBT TT Đảng TC 2.65 2199.5
3 Nguyễn Văn Tạc 1959 CT UBND TC 2.65 2199.5
4 Đào Xuân Khởi 1969 PCT UBND TC 2.26 1875.8
5 Đào Văn Đệ 1963 PCT UBND ĐH 2.45 2033.5
6 Nguyễn Quốc Vinh 1961 VH-XH TC 1.86 1543.8
7 Đào Thanh Đồng 1965 Tài chính - KT ĐH 3.0 2490
8 Nguyễn Hải Lý 1960 VH-XH ĐH 3.0 2490
9 Hoàng Tiến Xa 1957 PCT HĐND TC 2.45 2033.5
1
0
Trần Văn Toản 1963 VP UBND TC 2.06 1709.8
11 Lương Thế Duyệt 1966 CB tư pháp TC 2.46 2041.8
12 Nguyễn Đức Việt 1962 CB ĐC - XD TC 2.26 1875.8
13 Phùng Thế Hiền 1975 BT Đoàn xã 1.75 1452.5
14 Nguyễn Văn Lượng 1954 Trưởng Công an 2.25 1867.5
15 Đào Xuân Thịnh 1954 CT CCB TC 2.25 1867.5
16 Nguyễn Văn Lưu 1950 CT MTTQ 2.45 2033.5
17 Nguyễn Văn Vĩ 1977 CHT Quân sự TC 1.75 1452.5
1
8
Nguyễn Thị Lý 1969 CT PN TC 1.75 1452.5
19 Đào Xuân Thế 1957 CT nông dân TC 1.75 1452.5
2
0
Hoàng Văn Nhẫn 1974 CB ĐC - XD ĐH 2.34 2016.9

21 Trần Thị Phương 1982 Tài chính - KT ĐH 2.34 2016.9
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
(Bảng lương tháng 5/2011 của cán bộ công chức UBND xã Nham Sơn, nguồn Ban TC – KT xã Nham Sơn)
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho cán bộ công chức
Thường xuyên chú ý tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên.
Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định quy trình về tuyển dụng điều động
bố trí cán bộ.
Thường xuyên giáo dục đạo đức, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, khen
thưởng kịp thời những tấm gương có thành tích trong mọi lĩnh vực.
Thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ quy chế
bảo vệ bí mật nội bộ, quy chế khen thưởng, kỉ luật. Nêu cao tinh thần chủ động,
sáng tạo và tinh thần làm chủ trong cán bộ, nhân viên.
1.7. Các cơ quan tài trợ, đối tác trong quá trình thực hiện ASXH và CTXH
UBND xã Nham Sơn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, HĐND xã và
Huyện ủy, HĐND huyện. UBND xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang, là cơ quan quản lý hành chính ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức,
thực hiện những nguyên tắc, thủ tục hành chính về quản lý nhà nước trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, nên nhận được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn của các
ban ngành đoàn thể từ trung ương đến địa phương trong mọi mặt đặc biệt là
trong lĩnh vực ASXH: Bộ LĐTBXH, sở LĐTBXH tỉnh Bắc Giang, phòng
LĐXH huyện Yên Dũng, ngân hàng chính sách xã hội
Nguồn lực tài chính chủ yếu trong quá trình thực hiện ASXH và công tác
xã hội của xã Nham Sơn là từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nguồn lực thực
hiện còn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn và cá nhân đi lao
động ở nước ngoài đóng góp hàng năm.
2. Thuận lợi và khó khăn

2.1. Thuận lợi
Xã có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động tương đối dồi dào chính vì
vậy nền kinh tế của địa phương ngày một đi lên. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ quản
lý nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Thế nên ASXH được đảm bảo cho người dân.
Nguồn thu chủ yếu của địa phương là từ sản xuất nông nghiệp và XKLĐ.
Nắm bắt được tình hình này, chính quyền địa phương đầu tư vào vật tư nông nghiệp,
máy móc trang thiết bị đề phát triểm sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Về XKLĐ, xã
đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án đào tạo nghề cho người lao động nông thôn
và giải quyết việc làm do đồng chí Chủ tịch UBND làm trưởng ban.
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Việc nâng cấp tỉnh lộ 284 chạy qua địa bàn xã cũng tạo điều kiện cho
ngành dịch vụ phát triển, đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương cơ bản được trang bị đầy đủ, đáp
ứng nhu cầu của người dân. Điều kiện sinh hoạt và làm việc của đội ngũ cán bộ
công nhân viên được cải thiện, công việc vì thế mà ngày càng hiệu quả.
2.2. Khó khăn
Trong trồng trọt, năng suất cây trồng tăng chậm do ruộng đất còn manh
mún nhiều ô thửa. Do vậy việc đầu tư thâm canh dàn trải, hạn chế.
Việc tiếp thu khoa học kĩ thuật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế,
tuy có mở nhiều lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật nhưng tỉ lệ nhân dân theo
học còn quá thấp chỉ đạt 30 – 40%.
Các công trình giao thông kênh mương vẫn chưa đảm bảo phục vụ được
nhu cầu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp dẫn tới chi phí công lao động cao
trên đơn vị diện tích, đồng thời cây màu vụ đông không phát triển.
Giá cả vật tư nông nghiệp liên tục tăng, dẫn đến chí phí chung cho sản
xuất quá lớn về đầu vào, giá cả sản phẩm không tăng, tăng chậm, khó tiêu thụ.
Chăn nuôi có chiều hướng tăng chậm do giá cả thị trường không ổn định,
giá cả thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, bệnh dịch thường xuyên xảy ra. Do vậy
phát triển về chăn nuôi chủ yếu là tự phát, địa phương chưa có định hướng cụ

thể.
XKLĐ gần đây là nguồn thu khá lớn hàng năm, tuy nhiên việc sử dựng
nguồn vốn này chủ yếu làm dịch vụ nhỏ, xây dựng cơ bản và mua sắm trang
thiết bị phục vụ đời sống sinh hoạt.
Về phía cán bộ và công tác chính quyền: những biểu hiện ngại va chạm,
đùn đẩy không dám chịu trách nhiệm của một số cán bộ còn xảy ra. Trình độ của
cán bộ công chức còn hạn chế. Các hoạt động của các đoàn thể chưa thực sự đổi
mới.
2.3. Kiến nghị
Trong trồng trọt, nhanh chóng tiến hành dồn điền đổi thửa.Đầu tư thâm
canh tập trung để phát huy hiệu quả tối đa.
Tăng cường các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật để bà con nhân dân
tiếp thu kịp thời các khoa học kỹ thuật hiện đại.
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tu sửa, làm mới công trình giao thông kênh mương chưa đảm bảo phục
vụ nhu cầu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp để giảm chi phí công lao động
trên đơn vị diện tích.
Tìm nhà cung cấp vật tư nông nghiệp, đầu ra sản phẩm ổn định về chất
lượng và giá cả cho bà con nông dân giúp họ yên tâm sản xuất.
Chăn nuôi : phát triển về chăn nuôi tập trung, có định hướng.
XKLĐ : tuyên truyền giúp người dân có biện pháp sử dụng nguồn tiền thu
được từ XKLĐ hợp lý và có ích.
Về phía cán bộ và công tác chính quyền:
+ Thường xuyên tạo điều kiện giúp cán bộ tham gia các lớp nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ…
+ Tuyên truyền, chia sẻ cho cán bộ công chức biết vai trò, nhiệm vụ của
mình trong công việc quản lý tại địa phương và giải quyết các công việc liên
quan đến nhân dân.
22

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
II. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC
TGXH CỦA XÃ NHAM SƠN VÀ VẬN DỤNG CÁC THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG
CTXH TRONG GIAO TIẾP TẠI CƠ SỞ VÀ TRỢ GIÚP ĐỐI TƯỢNG
A. Thực trạng kết quả hoạt động trong lĩnh vực TGXH tại xã Nham Sơn
1. TGXH thường xuyên
1.1. Quy mô cơ cấu đối tượng
Tổng số đối tượng được TGXH thường xuyên trong năm 2010 tại xã
Nham Sơn là 97 đối tượng, trong đó:
STT Đối tượng Số lượng
1 Trẻ em mồ côi 02
2 NCT đơn thân thuộc hộ gia đình nghèo; NCT còn vợ hoặc
chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích
để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.
01
3 NCT từ 85 tuổi trở lên không được hưởng lương hưu hay trợ
cấp BHXH
42
4 Người tàn tật không có khả năng lao động 23
Người tàn tật không có khả năng tự phục vụ 6
5 Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt,
rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm
thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm
08
6 Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ
dưới 16 tuổi
14
7 Người nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi 01
(Nguồn: Ban VH – XH xã Nham Sơn, tổng hợp tháng 12/2010)
1.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượngTGXH

thường xuyên
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.2.1. Quy trình xét duyệt và tiếp nhận hồ sơ đối tượng TGHX thường
xuyên
(Nguồn: Ban VH – XH xã Nham Sơn)
Để có đối tượng TGXH xét duyệt trợ cấp, phải có số liệu từ các thôn qua các
cuộc họp dân trong thôn xem xét và gửi lên theo quy định của nhà nước.
Kết quả họp của các thôn được báo cáo lên xã, xã tổng hợp và chứng nhận
rồi báo cáo lên phòng LĐTBXH huyện, phòng LĐTBXH huyện tổng hợp tổng hợp
báo cáo lên CT UBND huyện, rà soát các đối tượng căn cứ vào quy định hiện hành
để có quyết định cuối cùng cho các đối tượng được hưởng trợ cấp hay không.
Khi đã rà soát các hồ sơ, huyện ra quyết định trợ cấp thông báo lại về các xã,
xã thông báo cho các thôn để thôn thông báo cho các đối tượng .
Qua quá trình trên, ta có thể thấy vai trò của các cấp cơ sở (xã, thôn) là rất
quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách TGXH thường xuyên. Nếu làm tốt
công tác xét duyệt từ cấp cơ sở thì các đối tượng thuộc đối tượng hưởng trợ cấp sẽ
được hưởng theo đúng quy định, đảm bảo công bằng.
1.2.2. Quy trình quản lý hồ sơ đối tượng TGXH thường xuyên
Hồ sơ của đối tượng được quản lý khoa học theo từng thôn, từng xóm đảm
bảo cho việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin được nhanh gọn, kịp thời.
1.3. Tình hình thực hiện chính sách TGXH thường xuyên tại xã Nham
Sơn theo quy định của Nhà nước
Đối tượng
TGXH
Làm đơn, hồ sơ
Chính quyền
thôn
Chính quyền xã
Chủ tịch UBND

huyện
Xác nhận đơn
Xác nhận hồ sơ,
niêm yết công
khai
Thẩm định, xác
định và trình chính
sách
Duyệt quyết định
Đồng đề xuất
cùng đối tượng
Đối tượng được
quản lý
Phòng
LĐTBXH
Xác định đối
tượng, hoàn
cảnh
Tổng hợp thông
tin, báo cáo
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.3.1.Theo quy định của Nhà nước tại NĐ13/2010/NĐ-CPvề sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ
về chính sách trợ giúp của các đối tượng bảo trợ xã hội
1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là
180.000 đồng (hệ số 1); khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức
chuẩn trợ cấp xã hội cũng được điều chỉnh cho phù hợp.
2. Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất đối với từng nhóm đối
tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định

này như sau:
a) Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất đối với đối tượng bảo trợ xã hội
sống tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý:
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT Đối tượng Hệ số Mức trợ
cấp
1 Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số
67/2007/NĐ-CP:

Từ 18 tháng tuổi trở lên; 1,0 180
Dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn
tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS;
1,5 270
Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm
HIV/AIDS.
2,0 360
2 Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số
67/2007/NĐ-CP:

Dưới 85 tuổi; 1,0 180
Dưới 85 tuổi bị tàn tật nặng; 1,5 270
Từ 85 tuổi trở lên; 1,5 270
Từ 85 tuổi trở lên bị tàn tật nặng 2,0 360
3 Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số
67/2007/NĐ-CP.
1,0 180
4 Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số
67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1
Nghị định này:


Không có khả năng lao động; 1,0 180
Không có khả năng tự phục vụ. 2,0 360
5 Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số
67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 2 Điều 1
Nghị định này
1,5 270
6 Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số
67/2007/NĐ-CP.
1,5 270
25

×