Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

2020 08 10 đề cương ôn luyện nâng bậc co điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 39 trang )

1. Nhóm nghề sửa chữa, lắp đặt đường sắt
Câu 1: Cách đo cự ly đường sắt:
a. Đo giữa hai điểm tiếp xúc bánh xe với đường ray của hai thanh ray.
b. Đo giữa hai tâm mặt ray của hai thanh ray.
c. Đo giữa hai mép ngoài của hai thanh ray.
d. Đo giữa hai mép trong của hai thanh ray
Câu 2: Sai số cho phép cự ly đường sắt (đối với đường thẳng):
a. + 2mm, -1mm.
b. + 4mm, -2mm.
c. +2mm -4mm.

d. +3mm, -2mm

Câu 3: Khổ đường sắt thường dùng trong Công ty Cổ phần Than Vàng Danh:
a. 900 mm, 1000 mm.
b. 1000 mm, 1435 mm.
c. 600 mm, 900 mm.
d. 600 mm, 1000 mm.
Câu 4: Trong sơ đồ cấu tạo thước thủy bình, các chi tiết 5, 5, 6, 8 là:
Bong nuoc

Thuoc thuy chuân

a. Thước đọc độ siêu cao, ni vô, tay điều khiển, thước đọc cự ly đường.
b. Tay điều khiển, thước đọc độ siêu cao, ni vô, thước đọc cự ly đường.
c. Thước đọc độ siêu cao, tay điều khiển, ni vô, thước đọc cự ly đường.
d. Tay điều khiển, thước đọc độ siêu cao, thước đọc cự ly đường, ni vô.
Câu 5: Trong kỹ thuật lắp đặt đường sắt: độ nghiêng đế ray quy định là ….. và sai
số cho phép là…..
a. 1/20, 1/60.
b. 1/30, 1/50.


c. 1/20, 1/50.
d. 1/30, 1/60.
2
Câu 6: Trong công thức tính độ siêu cao mặt ray h = (SxV )/(gxR), trong đó:
a. S là khoảng cách hai tim ray, V là vận tốc trung bình, R là bán kính cong đường ray
b. R là khoảng cách hai tim ray, V là vận tốc trung bình, S là bán kính cong đường ray
c. V là khoảng cách hai tim ray, S là vận tốc trung bình, R là bán kính cong đường ray
d. S là khoảng cách hai tim ray, V là vận tốc trung bình, V là bán kính cong đường ray.
Câu 7: Khi lắp đặt đường sắt, đối với hai đoạn đường sắt cần phải vuốt đường
cong hòa hoãn liên tiếp ngược chiều nhau, theo quy định phải để một đoạn đường
thẳng tói thiểu là:
a. Bằng chiều dài không nhỏ hơn 01 toa xe.
b. Bằng chiều dài 01 toa xe.
c. Bằng chiều dài đến 01 toa xe.
d. Bằng chiều dài 02 toa xe.


Câu 8: Khi lắp đặt đường sắt, các mối nối ray của hai thanh ray trên đường thẳng phải
…… , trên các đoạn đường cong phải …….
a. so le nhau, so le nhau.
b. Trùng nhau, trùng nhau.
c. Trùng nhau, so le nhau.
d. So le nhau, trùng nhau.
Câu 9: Khi lắp đặt đường sắt, đá ba lát dùng để chèn vẹt phải là loại đá:
a. 2x3.
b. 3x4
c. 4x6.
Câu 10: Trong công thức tính khe hở mối nối ray: δ = 0.0118 (T0 - t0) x L, các
ký hiệu δ; 0,0118; T0; t0; L lần lượt là:
a. khe hở cần tính, hệ số giãn nở vì nhiệt của thép chế tạo ray, nhiệt độ đo tại

hiện trường, nhiệt độ cao nhất ở Việt nam, chiều dài một thanh ray.
b. khe hở cần tính, hệ số giãn nở vì nhiệt của thép chế tạo ray, nhiệt độ cao nhất
ở Việt nam, chiều dài một thanh ray, nhiệt độ đo tại hiện trường.
c. khe hở cần tính, hệ số giãn nở vì nhiệt của thép chế tạo ray, nhiệt độ cao nhất ở
Việt nam, nhiệt độ đo tại hiện trường, chiều dài một thanh ray.
d. khe hở cần tính, hệ số giãn nở vì nhiệt của thép chế tạo ray, chiều dài một
thanh ray, nhiệt độ cao nhất ở Việt nam, nhiệt độ đo tại hiện trường.
Câu 11: Khoảng cách đặt tà vẹt tại vị trí có mối nối ray là …… tại vị trí cạnh
mối nối ray là …… các vị trí còn lại là …..
a. 400 mm, 600 mm, 700 mm.
b. 420 mm, 600 mm, 700 mm.
c. 600 mm, 420 mm, 700 mm.
d. 600 mm, 400 mm, 700 mm.
Câu 12: Khi tiến hành sửa chữa đường sắt thượng trục tải, bộ phận sửa chữa
đường trục phải đăng ký dừng tời trục và có sự thống nhất liên hệ chặt chẽ với công
nhân vận hành tời trục (nếu bộ phận sửa chữa đường trục là của đơn vị khác, thì phải
có sự thống nhất cụ thể giữa Quản đốc của 2 đơn vị để ra lệnh cho công nhân thực
hiện) để thực hiện nghiêm túc các công việc sau:
a. Đưa thuyền vật liệu lên đầu thượng trục, cược bánh xe thuyền vật liệu vào
đường ray (với trục tải lò giếng thì đưa phương tiện lên cửa giếng), hạ tất cả các bara,
barie trên thượng trục xuống.
b. Cắt điện cung cấp cho tời trục, treo biển "cấm đóng điện" vào tay dao Khởi
động từ cấp điện cho tời trục.
c. Tại đầu thượng trục, chân thượng trục và các cúp liên lạc, bốc dỡ vật liệu
phải bật đèn đỏ và treo biển cấm "thượng trục đang sửa – cấm vào".
d. Tất cả các ý trên đầu đúng.
Câu 13: Khi sử dụng búa đóng đinh đường sắt cần chú ý:
a. Cán búa phải được nêm chặt, cán búa phải có chiều dài vừa đủ, không bị nứt
vỡ, không quá to, không quá nhỏ.
b. Mặt búa phải phẳng không được cong vênh, lồi lõm, không bị toét đầu (tòe

đầu) đề phòng phoi thép bắn ra ngoài khi đánh búa.
c. Chỉ một người được phép đánh búa. Trong quá trình đánh búa phải chú ý quan sát
xung quanh đề phòng va chạm gây tai nạn, khi đánh búa không được đứng đối diện nhau.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 14: Khi sử dụng xà beng nhổ đinh chuyên dùng:
a. Xà beng chuyên dùng có chiều dài 1,5m, miệng của xà beng nhổ đinh phải ôm
khít với thân đinh vấu. Cấm dùng tà vẹt, choòng, đá cục, sắt tròn làm đòn kê để bẩy.
Cấm dùng xà beng nhổ đinh để thay búa đóng đinh và nắn chỉnh đinh vấu.


b. Khi dùng xà beng để giật, nắn đường phải cầm dựng xà beng nghiêng khoảng
450, cắm sâu xuống lớp đá lót ít nhất 15 cm, đề phòng trượt ngã.
c. Không dùng các vật tư bằng sắt thép khác thay cho xà beng, xà beng dùng
xong phải được xếp gọn vào hông lò, có điểm hãm chống trôi trượt.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 15: Khi dùng kích phục vụ lắp đặt và sửa chữa đường
a. Kích phải đầy đủ các chi tiết, các cơ cấu phải làm việc tốt và đảm bảo an toàn
mới được sử dụng. Phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, tra dầu mỡ cho kích.
b. Khi kích ray phải moi than đá tạo mặt phẳng chắc chắn mới được đặt kích,
trong quá trình nâng hạ ray phải thao tác từ từ, chắc chắn, khi nâng ray phải chú ý cài
chặt cóc hãm. Không được cho tay xuống dưới ray moi đất đá hoặc rút vẹt trong quá
trình hạ kích, không được buông tay để kích tự động quay trở lại mà phải dùng tay
quay từ từ để hạ.
c. Không được chống chân kích vào vì chống lò để nắn chỉnh đường sắt ảnh
hưởng đến cột chống lò.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
2. Nhóm nghề: Vận hành, sửa chữa cơ điện mỏ.
Câu 1: Máng cào hầm lò là thiết bị …trong các mỏ hầm lò có khí, bụi nổ và trên
mặt bằng công nghiệp mỏ.
a. vận tải dùng để vận chuyển than, đất đá

b. khai thác dùng để vận chuyển than, đất đá
c. vận tải dùng để bốc xúc than, đất đá
d. vận tải dùng để vận chuyển than, đất đá, nguyên vật liệu
Câu 2: Điều kiện để lắp đặt máng cào trong hầm lò là:
a. Lò phải được chống giữ tốt, chắc chắn, đảm bảo kích thước an toàn, vị trí đặt
thiết bị điện không bị dột nước. Vị trí lắp đặt bộ đầu máy phải ở trong đoạn vì lò chống
bằng vì thép; bê tông, giá chống thủy lực (không chống vì gỗ).
b. Nền lò trên toàn bộ chiều dài lắp đặt máng cào phải đảm bảo thẳng, phẳng.
Nếu không đảm bảo các yếu tố trên phải cuốc xúc hạ nền trước khi lắp đặt để tránh
máng cào khỏi bị gẫy khúc, cong vặn.
c. Chiều dài máng cào lắp đặt lớn nhất (L= 80m)
d. Độ dốc lớn nhất cho phép máng cào làm việc ≤ ± 180
e. Tất cả các ý trên là đúng
Câu 3: Độ dốc cho phép đặt máy cào khi vận chuyển xuống dốc ...
a. ≤ 250
b. ≤ 350
c. ≤ 150
d. ≤ 180
Câu 4: Độ dốc cho phép đặt máy cào khi vận chuyển lên dốc …
a. ≤ 350
b. ≤ 250
c. ≤ 180
d. ≤ 350
Câu 5: Ưu điểm của máy cào:
a. vận tải liên tục, di chuyển nhanh, độ bền cơ khí cao, năng suất ổn định, ít phụ
thuộc vào độ ẩm.
b. vận tải không liên tục, di chuyển nhanh, độ bền cơ khí cao, năng suất ổn định,
ít phụ thuộc vào độ ẩm, kích thước vật liệu.
c. vận tải liên tục, di chuyển nhanh, độ bền cơ khí cao, năng suất ổn định, quãng
đường vận tải dài.

d. vận tải liên tục, quãng đường vận tải dài, năng suất ổn định, ít phụ thuộc vào


độ ẩm, kích thước vật liệu.
Câu 6: Nhược điểm của máy cào:
a. than vận chuyển trên máy bị vỡ vụn, chất tải khó khăn.
b. chiều dài vận tải ngắn, tiêu hao điện năng lớn, than bị vỡ vụn.
c. chất tải khó khăn, tháo lắp di chuyển phức tạp.
d. than vận chuyển trên máy bị vỡ vụn, năng suất thấp.
Câu 7: Khi nhận việc đầu ca sản xuất, người nhận việc phải thực hiện?
a. Ký tên vào sổ giao việc và sổ ghi bàn giao tình trạng thiết bị hoạt động của ca
trước bàn giao.
b. Căn cứ vào nôi dung công việc của ca trước bàn giao, chuẩn bị đủ vật tư, dụng cụ
sản xuất để thực hiện các công việc tồn tại của ca trước chưa thực hiện được.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 8: Các chế độ kiểm tra máy ?
a. Kiểm tra hàng ca: Do công nhân vận hành thực hiện (Theo mục 6.1), kết quả
kiểm tra phải ghi chi tiết vào sổ giao ca thiết bị. Phó Quản Đốc hoặc người được chỉ
định giám sát việc thực hiện của công nhân vận hành.
b. Kiểm tra hàng tuần: Do phó Quản đốc Cơ điện phân xưởng và công nhân vận
hành thực hiện kết hợp với đợt kiểm tra đầu ca 1 của ngày đầu tuần. Nếu có các hạng
mục phải sửa chữa, thay thế phải ghi sổ lý lịch máy theo quy định.
c. Kiểm tra hàng tháng:Do phó Quản đốc Cơ điện phân xưởng và công nhân vận
hành thực hiện kết hợp với đợt kiểm tra tuần của đầu tháng và có sự tham gia của cán
bộ quản lý kỹ thuật thuộc phòng Cơ điện – Vận tải. Nếu có các hạng mục phải sửa
chữa, thay thế phải ghi sổ lý lịch máy theo quy định. Cán bộ phòng Cơ điện – Vận tải
lập thành biên bản báo cáo Giám đốc Công ty tình trạng kỹ thuật của thiết bị.
d. Tất cà các bước trên là đúng
Câu 9: Lượng dầu đổ hộp giảm tốc:
a. 1/4 đường kính bánh răng lớn.

c. 1/2 đường kính bánh răng lớn.

b. 1/3 đường kính bánh răng lớn.
d. Đổ theo chu kỳ 1 lần/tuần.

Câu 10: Các nguyên nhân hư hỏng, biện pháp khắc phục với máng cào tải than
hầm lò
a. Động cơ làm việc mà xích tải không chuyển động.
Nguyên nhân: Đứt tai voi múp nối; trượt bánh răng côn hộp giảm tốc; trượt đầu kéo.
Cách khắc phục: Thay tai voi múp nối; căn chỉnh bánh răng côn; thay then đầu kéo.
b. Máng cào không tải được than khi động cơ quay.
Nguyên nhân: Trên máng quá nhiều than, than cuộn gầm cầu máng, kẹt xích, hỏng
trục đuôi.
Biện pháp khắc phục: Xúc than ra khỏi lòng cầu máng, gầm cầu máng.
c. Cách điện của động cơ máng cào, thiết bị điện, cáp điện giảm (mát điện).
Nguyên nhân: Bối dây, thiết bị điện, cáp cáp điện ẩm ướt hoặc các pha mạch lực cọ
sát với dây trung tính (pha mát).
Biện pháp khắc phục: Thay thế động cơ, thiết bị điện, cáp điện.
d. Khi làm việc động cơ có tiếng kêu khác thường
Nguyên nhân: Động cơ thiếu pha, sát cốt.
Cách khắc phục: Xử lý thiếu pha, thay động cơ.


e. Hộp giảm tốc có tiếng kêu- Nguyên nhân: Bánh răng hoặc vòng bi bị hỏng, có vật
cứng rơi vào hộp giảm tốc, độ ăn khớp bánh răng không tốt - Cách khắc phục: Kiểm tra thay
vòng bi, thay hộp giảm tốc, căn chỉnh lại độ ăn khớp của bánh răng.
f. Xích trượt ra khỏi đầu kéo- Nguyên nhân: Xích bị xoắn, chéo xích, mòn rão, đầu kéo
mòn răng - Cách khắc phục: kiểm tra lắp lại xích, thay xích, thay đầu kéo.
g. Cả 6 ý trên đều đúng.
Câu 11: Người được phép vận máng cào trong hầm lò:

a. Công nhân nghề cơ điện.
b. Công nhân nghề cư điện mỏ, khai thác.
c. Chỉ những công nhân đã được học huấn luyện quy trình vận hành máng cào đạt
yêu cầu và được quản đốc phân công mới được vận hành máng cào.
d. Cả 2 ý trên là đúng.
Câu 12: Các điều nghiêm cấm khi sử dụng máng cào:
a. Khi sửa chữa, bảo dưỡng máng cào đang làm việc hoặc dừng, không cắt điện
aptomat, khởi động từ cấp điện cho máng cào.
b. Đứng, ngồi, đi lại trên máng cào kể cả khi ở trạng thái đang làm việc và khi máy
dừng.
c. Dùng máng cào để vận chuyển vật tư, thiết bị, chạy máng cào để giải quyết sự cố
kẹt xích máng cào.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 13: Trên sơ đồ động học của máng cào hầm lò, vị trí 4, 5, 6, 7, 8 là:

4

5

6

7

8

a. đĩa xích chủ động, xích kéo, máng, thanh gạt, đĩa xích bị động.
b. đĩa xích bị động, xích kéo, máng, thanh gạt, đĩa xích chủ động.
c. xích kéo Đĩa xích bị động, đĩa xích chủ động, máng, thanh gạt.
d. đĩa xích bị động, thanh gạt, xích kéo, máng, thanh gạt, đĩa xích chủ động.
Câu 14: Khi vận hành máng cào hầm lò, phải tạo hố gầm để tránh bùng hoặc kẹt xích

gầm với khoảng cách:
a. ≤ 10m/hố.
b. 10m/hố.
c. 15m/hố.
d. 20m/hố
Câu 30: Khi lắp đặt máng cào hầm lò, việc lắp đặt cột bích chống lật đuôi máy và
tuân theo chỉ đạo của:
a. Tổ trưởng cơ điện đơn vị.
b. Phó Quản đốc Cơ điện.
c. Ca trưởng Cơ điện đơn vị.
d. Phó Quản đốc trực ca
Câu 15: Khi lắp đặt máng cào hầm lò, để cố định bộ đầu máy phải sử dụng:
a. Dầm đầu máy theo thiết kế.
b. Cột bích đầu máy theo thiết kế.
c. Xích giằng đầu máy theo thiết kế.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 16: Kết cấu của trạm dẫn động băng tải phụ thuộc vào …
a. năng suất làm việc của băng, vị trí lắp đặt, tính chất của vật liệu vận chuyển.


b. vị trí lắp đặt, tính chất của vật liệu vận chuyển.
c. tính chất của vật liệu vận chuyển, năng suất làm việc của băng.
d. năng suất làm việc của băng, vị trí lắp đặt.
Câu 17: Khi băng tải làm việc băng bị trượt trên tang chủ động do …
a. băng bị chùng, dầu mỡ rơi vào tang.
b. tang dẫn động và bị động bị lệch.
c. băng bị mòn, bị lệch.
d. con lăn bị mòn.
Câu 18: Khoảng cách lắp đặt giữa cáp lực và cáp thông tin liên lạc, tín hiệu trong
đường lò tối thiểu là:

a. 0,1 m
b. 0,2 m
c. 0,3 m
d. 0,4 m
Câu 19: Thứ tự 1, 2, 6, 7 trên sơ đồ cấu tạo chuông điện liên tục là:
3

U
~

7

2
1

4

K
5

5
6

a. lõi thép tĩnh, lõi thép động, búa đập, cần tác động.
b. cuộn dây, lõi thép tĩnh, lõi thép động, cần tác động.
c. cuộn dây, cần tác động, lõi thép tĩnh, lõi thép động.
d. cuộn dây, búa đập, cần tác động, chuông.
Câu 20: Thời gian hoạt động của hệ thống quan trắc khí mỏ:
a. Chỉ làm việc khi có lệnh của Giám đốc Công ty.
b. Hoạt động 24/24h trong ngày và các ngày trong năm.

c. Hoạt động 24/24h trong ngày và các ngày trong năm (trừ thời gian bảo dưỡng hệ
thống).
Câu 21: Khoảng cách từ đầu đo kiểm soát khí mỏ đến gương lò, lò chợ là:
a. Khoảng cách tùy ý.
b. khoảng cách đến 10m.
c. Khoảng cách từ 10÷20m.
d. Khoảng cách >20m.
Câu 22: Đối với đầu đo CH4 đặt vị trí gió thải từ lò chợ ngưỡng báo động cảnh giới,
cắt điện?
a. 0,5%; 1,3%.
b. 0,75%; 1,3%.
c. 1%; 1,3%.
Câu 23: Vị trí đặt bộ liên động trong lò đào, lò chợ?
a. Đặt ở luồng gió thải và không chế cắt điện cho một số thiết bị điện trong gương lò.
b. Đặt ở luồng gió sạch và khống chế cắt điện tất các thiết bị điện trong gương lò.
c. Đặt ở vị trí thuận lợi cho việc khống chế cắt điện cho tất cả các thiết bị điện trong
gương lò.
Câu 24. Băng tải phải được dừng ngay khi:.
a. Có tiếng kêu hô dừng băng tải. b. Băng chạy bị lệch, động cơ nóng quá mức.
c. Dầu giảm tốc bị chảy ra ngoài. d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 25. Chỉ được bảo dưỡng, sửa chữa hoặc hiệu chỉnh băng tải khi.


a. Ấn nút dừng băng tải.
b. Cắt điện áptômát cấp điện cho khởi động từ băng tải, khởi động từ cấp điện cho
động cơ băng (khoá tay dao khởi động từ), treo biển “cấm đóng điện ! có người đang làm
việc” vào vị trí tay dao đã cắt hoặc cử người coi gác.
c. Cắt tay dao áptômát, cắt tay dao khởi động từ.
Câu 26. Trên sơ đồ động học của tời JD11.4, Các chi tiết 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng là:
a. Động cơ, tang quấn cáp, phanh ly hợp, phanh công tác, hộp giảm tốc hành tinh.

b. Động cơ, phanh công tác, phanh ly hợp, tang quấn cáp, hộp giảm tốc hành tinh.
c. Động cơ, phanh công tác, tang quấn cáp, phanh ly hợp, hộp giảm tốc hành tinh.
d. Động cơ, phanh công tác, hộp giảm tốc hành tinh, tang quấn cáp, phanh ly hợp.
1

2

4

3

5

Câu 27. Tời ma nơ dùng để:
a. Kéo phương tiện trên đường sắt
b. Kéo soong loan chở người (các phương tiện khác)
c. Nhổ chân cột, kéo lê vật tư trên mặt đất
d. Cả ba phương án trên
Câu 28. Đối với cáp thép dùng trong mỏ, khi gia công quả đào cáp thép thì lắp đặt
khóa cáp thế nào là đúng:
a.

b.

c.

d.

Câu 29: Khi thi công móc nối cáp thép vào phương tiện hoặc vật kéo (xem sơ
đồ) kích thước L3 (d là đường kính cáp thép) được xác định:

a. (3÷5)d.

b. (4÷6)d.

c. (6÷8)d.

L3 L3

d. (7÷9)d.

L2

Câu 30: Tời kéo thuyền trượt được dùng để chở nhừng loại vật vật liệu nào.
a. Những loại vật tư, thiết bị và vật liệu có kích thước nhỏ gọn, xếp được vào thuyền
trượt và không bị ảnh hưởng va quyệt dọc đường thuyền trượt di chuyển.
b. Tất cả các vật tư thiết bị trong hầm lò Công ty đang sử dụng.
c. Những loại vật tư thiết bị và vật liệu xếp lọt xuống dưới miệng thuyền trượt.


d. Cả 3 ý trên đúng.
Câu 31: Trước khi vận hành tời thuyền trượt để vận chuyển các vật tư có kích thước
cồng kềnh, dễ trượt như thanh sắt vì chống, thanh khung băng tải… cần phải làm gì.
a. Xếp vật tư lọt trong thuyền, chèn chắc chắn lại, sau đó dùng kẹp chuyên dụng để
kẹp chặt vật tư với thuyền.
b. xếp vật tư lên thuyền sau đó buộc cố định vào thuyền.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 32. Trước khi vận hành tời ma nơ, thuyền trượt, phải thực hiện:
a. Kiểm tra vật liệu trên thuyền đảm bảo an toàn cho tời hoạt động.
b. Đuổi hết người ra khỏi phạm vi tời hoạt động.
c. Phát tín hiệu vận hành tời theo quy định.

d. Cả 3 ý trên
Câu 33: Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn tời trục mỏ QCVN 02 :
2016/BCT quy định: Người vận hành tời trục mỏ phải là người:
a. Là công nhân cơ điện thuộc đơn vị quản lý tời trục mỏ đó.
b. Là công nhân được quản đốc đơn vị giao nhiệm vụ vận hành.
c. là công nhân sửa chữa thuộc đơn vị quản lý tời trục mỏ đó.
d. là người có thời gian làm việc ở mỏ ít nhất 01 năm, qua lớp đào tạo chuyên ngành,
đã qua 02 tháng thực hành tại tời trục mỏ đó, qua sát hạch đạt yêu cầu được Giám đốc điều
hành mỏ quyết định cho phép vận hành và được Quản đốc đơn vị phân công nhiệm vụ vận
hành tời trục mỏ đó.
Câu 34: Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn tời trục mỏ QCVN 02 :
2016/BCT quy định tín hiệu âm thanh phục vụ vận hành tời trục mỏ như sau:
a. Một hồi chuông – Dừng; Hai hồi chuông – Nâng lên; Ba hồi chuông – Hạ xuống;
Một hồi chuông dài liên tục – Báo hiệu sự cố.
b. Một hồi chuông – Dừng; Hai hồi chuông – Hạ xuống; Ba hồi chuông – Nâng lên;
Một hồi chuông dài liên tục – Báo hiệu sự cố.
c. Một hồi chuông – Báo hiệu sự cố; Hai hồi chuông – Nâng lên; Ba hồi chuông – Hạ
xuống; Một hồi chuông dài liên tục – Dừng.
Câu 35: Trước khi vận hành tời trục mỏ phục vụ sản xuất, người vận hành tời trục
mỏ phải thực hiện các công việc sau:
a. Kiểm tra phần cơ, phần điện, tiếp địa cục bộ, sau đó vận hành tời.
b. Kiểm tra chi tiết cẩn thận các thiết bị điều khiển, bảo vệ, áptômát, KĐTừ, nút bấm
điều khiển, cáp lưới điện, động cơ điện, bu lông, ê cu chân máy, chân hộp giảm tốc, dầu
trong hộp giảm tốc, thiết bị tín hiệu: còi, đèn, nút bấm điều khiển, nội quy và biển báo
thông tin tín hiệu.
c. Kiểm tra chi tiết cẩn thận các thiết bị trong trạm tời theo quy định tại bảng ghi kết
quả kiểm tra đầu ca treo tại trạm, đánh dấu vào các vị trí theo quy định; nhận thông báo kết
quả kiểm tra của các công nhân trực tín hiệu và phụ vận hành từ các vị trí trực tín hiệu tại
các tầng. Các kết quả kiểm tra được ghi vào "Sổ kiểm tra thiết bị trục tải mỏ", " Sổ kiểm
tra cáp thép & tiêu hao cáp thép" và được quản đốc đơn vị hoặc người ủy quyên cho phép

vận hành tời;
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 36: Thành phần kiểm tra hàng ca đối với tời trục mỏ
a. Thợ kỹ thuật trực ca, thợ vận hành, Phó Quản đốc trực ca.
b. Thợ vận hành, thợ trực tín hiệu, Phó Quán đốc trực ca.


c. Thợ kỹ thuật trực ca, Phó Quán đốc trực ca.
d. Thợ kỹ thuật trực ca, thợ trực tín hiệu, Phó Quán đốc trực ca.
Câu 37. Nhiệm vụ của thợ vận hành tời trục mỏ:
a. Kiểm tra đầu ca kỹ thuật tời trục theo nội dung đã quy định, ghi sổ kết quả kiểm
tra của mình và các thành phần kiểm tra khác trong ca vào các sổ theo quy định; phát và
nhận tín hiệu phục vụ vận hành tời đảm bảo an toàn; vận hành tời phục vụ kéo thả phương
tiện trên thượng trục theo tín hiệu; ghi sổ giao ca cuối ca; giữ và liêm cất chìa khóa hộp tín
hiệu do các vị trí trực tín hiệu đưa đến.
b. Kiểm tra đầu ca kỹ thuật tời trục theo nội dung đã quy định; phát và nhận tín hiệu
phục vụ vận hành tời đảm bảo an toàn; vận hành tời phục vụ kéo thả phương tiện trên
thượng trục theo tín hiệu; ghi sổ giao ca cuối ca; giữ và liêm cất chìa khóa hộp tín hiệu do
các vị trí trực tín hiệu đưa đến.
c. Kiểm tra đầu ca kỹ thuật tời trục theo nội dung đã quy định, ghi sổ kết quả kiểm
tra của mình và các thành phần kiểm tra khác trong ca vào các sổ theo quy định; phát và
nhận tín hiệu phục vụ vận hành tời đảm bảo an toàn; vận hành tời phục vụ kéo thả phương
tiện trên thượng trục theo tín hiệu; ghi sổ giao ca cuối ca.
d. Kiểm tra đầu ca kỹ thuật tời trục theo nội dung đã quy định, ghi sổ kết quả kiểm
tra của mình và các thành phần kiểm tra khác trong ca vào các sổ theo quy định; phát và
nhận tín hiệu phục vụ vận hành tời đảm bảo an toàn; vận hành tời phục vụ kéo thả phương
tiện trên thượng trục theo tín hiệu; giữ và liêm cất chìa khóa hộp tín hiệu do các vị trí trực
tín hiệu đưa đến.
Câu 38: Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn tời trục mỏ QCVN 02 :
2016/BCT quy định đối với cáp thép bện dảnh dùng cho tời trục mỏ chở hàng lò nghiêng

có độ dốc đến 300 phải được loại bỏ và thay mới khi trên phần nào đó có các điểm đứt sợi
với số các sợi đứt trên một bước bện so với tổng số sợi của cáp đó đến:
a. 5%
b. 10%
c. 15%
d. 25%.
Câu 39: Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn tời trục mỏ QCVN 02 :
2016/BCT quy định đối với cáp thép bện dảnh dùng cho tời trục mỏ phải được loại bỏ và
thay mới khi độ mòn đường kính của cáp đó đến ….. so với đường kính ban đầu:
a. 5%
b. 10%
c. 15%
d. 25%.
Câu 40: Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn tời trục mỏ QCVN 02 :
2016/BCT quy định số cáp còn lại trên bề mặt của tang quấn cáp (đối với tời cáp một

đầu mút) khi tải hay phương tiện vận tải hoặc vật kéo ở vị trí xa nhất (tính từ tang
quấn cáp) không ít hơn:
a. 02 vòng

b. 03 vòng

c. 04 vòng

d. 05 vòng.

Câu 41: Khi thay thế cáp thép cho tời trục mỏ:
a. Phải thay thế cáp thép có đường kính không nhỏ hơn cáp thép ban đầu, và có kết
quả kiểm định lực kéo pha hủy cáp thép đạt yêu cầu.
b. Phải thay thế cáp thép đúng chủng loại với cáp thép ban đầu, và có kết quả kiểm

định lực kéo pha hủy cáp thép đạt yêu cầu.
c. Phải thay thế cáp thép có đường kính không lớn hơn cáp thép ban đầu, và có kết
quả kiểm định lực kéo pha hủy cáp thép đạt yêu cầu.
d. Phải thay thế cáp thép tương đương với cáp thép ban đầu, và có kết quả kiểm định
lực kéo pha hủy cáp thép đạt yêu cầu.
Câu 42: Thời hạn cho phép thực hiện hiệu chỉnh, kiểm định tời trục mỏ là:
a. Lần đầu trước khi đưa vào hoạt động phục vụ sản xuất.


b. Định kỳ 01 lần/năm.
c. Bất thường sau khi sửa chữa, lắp đặt lại hoặc chuyển vị trí.
d. Tất cả ba ý trên đều đúng.
Câu 43: Trạm bơm nhũ hoá được dùng để làm gì.
a. Cung cấp dung dịch nhũ hóa (gồm hỗn hợp nước và dầu) có áp lực cao cho các cột
chống và giá chống thuỷ lực.
b. Cung cấp nước có áp lực cao cho cho các cột chống và giá chống thuỷ lực.
c. Cung cấp dầu có áp lực cao cho cho các cột chống và giá chống thuỷ lực.
d. Cả ba ý trên.
Câu 44: Trạm bơm nhũ hoá phải dừng hoạt động trong trường hợp nào.
a. Nhiệt độ của dầu bôi trơn vượt quá 70 0C, Nhiệt độ của dung dịch nhũ hoá vượt
quá 500C.
b. Động cơ, thân bơm có tiếng kêu lạ.
c. Đường ống cấp dịch, hồi dịch trong hệ thống bị sự cố rò dịch.
d. Van an toàn không làm việc khi áp lực dung dịch vượt quá 110% áp lực làm việc
của bơm.
e. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 45: Khi pha chế dung dịch nhũ hoá phải đúng tỷ lệ theo quy định là:
a. 2 - 5 %.
b. 3 - 5%.
c. 4-5%

d. 2-4%.
Câu 46: Trước khi tiến hành củng cố, sửa chữa, thay thế đường ống chính của trạm
bơm cần phải làm gì.
a. Khoá van cấp dịch từ trạm bơm ra tuyến ống chính.
b. Cắt điện áp tô mát, khởi động từ cấp điện cho động cơ của bơm, khóa tay dao, treo
biển “cấm đóng điện ! có người đang làm việc” theo đúng quy định.
c. Cả 2 ý trên.
Câu 47: Thời gian quy định để đưa bơm về xưởng bảo dưỡng lại được quy định là:
a. Khi trạm bơm dung dịch nhũ hoá làm việc liên tục trong 9 tháng hoặc 2000 giờ.
b. Khi trạm bơm dung dịch nhũ hoá làm việc liên tục trong 12 tháng.
c. Khi trạm bơm dung dịch nhũ hoá làm việc liên tục trong 24 tháng.
Câu 48: Trên sơ đồ cấu tạo của túi trữ năng (thường gọi là túi ni tơ) trong trạm bơm thủy
lực, các chi tiết 3,5,6,7,8 lần lượt là:
a. Van nạp, túi da, van hình nấm, vít xả khí, đầu nối với van giao tế.
b. Van nạp, túi da, vít xả khí, van hình nấm, đầu nối với van giao tế.
c. Van nạp, vít xả khí, túi da, van hình nấm, đầu nối với van giao tế.
d. Van nạp, van hình nấm, vít xả khí, túi da, đầu nối với van giao tế.


Sơ đồ cấu tạo của túi trữ năng (thường gọi là túi ni tơ)
Câu 49: Trên sơ đồ xi lanh cao áp của trạm bơm thủy lực, các chi tiết 1,2,7,8,10 lần
lượt là:
a. Vòng bán nguyệt, piston, bạc dẫn hướng, miếng đệm, bạc đỡ.
b. Vòng bán nguyệt, piston, miếng đệm, bạc dẫn hướng, bạc đỡ.
c. Vòng bán nguyệt, piston, bạc dẫn hướng, bạc đỡ, miếng đệm.
d. Vòng bán nguyệt, piston, miếng đệm, bạc đỡ, bạc dẫn hướng.

Sơ đồ cấu tạo xi lanh cao áp của trạm bơm thủy lực
Câu 50: Trên sơ đồ cấu tạo của bơm thủy lực, các chi tiết 1,2,3,4,5 lần lượt là:
a. Vỏ bơm, trục khuỷu, tay biên, thanh trượt, piston.

b. Vỏ bơm, tay biên, trục khuỷu, thanh trượt, piston.
c. Vỏ bơm, thanh trượt, trục khuỷu, tay biên, piston.
d. Vỏ bơm, piston, trục khuỷu, tay biên, thanh trượt.


Sơ đồ cấu tạo của bơm thủy lực
Câu 51: Trên sơ đồ cấu tạo của thùng dung dịch nhũ hóa, các chi tiết 1,2,3,4,5,6 lần
lượt là:
a. Thiết bị lọc từ tính, lưới lọc, bình trữ năng, thiết bị ngắt đường hút dung dịch, thiết
bị ngắt đường dung dịch hồi, van giao tế.
b. Thiết bị lọc từ tính, bình trữ năng, lưới lọc, thiết bị ngắt đường hút dung dịch,
thiết bị ngắt đường dung dịch hồi, van giao tế.
c. Thiết bị lọc từ tính, lưới lọc, thiết bị ngắt đường hút dung dịch, bình trữ năng, thiết
bị ngắt đường dung dịch hồi, van giao tế.
d. Thiết bị lọc từ tính, lưới lọc, bình trữ năng, thiết bị ngắt đường dung dịch hồi,
thiết bị ngắt đường hút dung dịch, van giao tế.

Sơ đồ cấu tạo của thùng dung dịch nhũ hóa
Câu 52: Khi vận hành trạm bơm thủy lực, khi áp lực bơm lớn, lưu lượng không đủ,
đường ống bị rung nhiều, tiếng máy kêu lớn là do các nguyên nhân sau đây:


a. Chưa xả hết không khí trong bơm.
b. Gioăng piston bị hỏng, khi bơm thì chảy dung dịch, khi hút thì vào không khí.
c. Máy lọc hút dịch bị tắc hoặc ống hút quá nhỏ hay quá dài.
d. Van hút và van xả không nhạy, mức độ đóng kín kém, lò xo van bị đứt.
e. Tất cả các ya trên đều đúng
Câu 53: Khi vận hành trạm bơm thủy lực có kêu lớn, có tiếng gõ trong bơm là do các
nguyên nhân sau đây:
a. Bu lông bắt chặt thanh trượt bị lỏng.

b. Độ dơ bạc biên quá lớn.
c. Trong bơm có tạp chất.
d. Động cơ và bơm chưa đồng tâm
e. Tất cả các ya trên đều đúng
Câu 54: Trên sơ đồ cấu tạo mặt trước của thùng dung dịch nhũ hóa, các chi tiết
1,2,3,4,5 lần lượt là:
a. Khớp nối đầu ra dung dịch, van trút tải, van ngắt, khớp nối đầu dung dịch đến từ
bơm, khớp nối ống hút dung dịch.
b. Van trút tải, van ngắt, khớp nối đầu ra dung dịch, khớp nối đầu dung dịch đến từ
bơm, khớp nối ống hút dung dịch.
c. Khớp nối đầu ra dung dịch, van ngắt, van trút tải, khớp nối đầu dung dịch đến từ
bơm, khớp nối ống hút dung dịch.
b. Khớp nối đầu ra dung dịch, van trút tải, van ngắt, khớp nối ống hút dung dịch,
khớp nối đầu dung dịch đến từ bơm.


Sơ đồ cấu tạo mặt trước của thùng dung dịch nhũ hóa
Câu 55: Cấu tạo chính của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha gồm:
a. phần tĩnh (stato) và phần quay (rô to).
c. phần tĩnh (rotor) và phần quay (stator).
b. phần tĩnh (stato) hoặc phần quay (rô to). d. phần tĩnh (rotor) hoặc phần quay (stator).
Câu 56: Dây quấn để chế tạo động cơ được đặt trong các rãnh của lõi thép, xung
quanh dây dẫn có bọc các lớp cách điện với nhau và cách điện với lõi thép. Các pha của
dây quấn đặt lệch nhau .......
a. 1200
b. 1350
c. 1800
d. 900
Câu 57: Lõi thép của rô to cấu tạo bằng các lá thép kỹ thuật điện ghép ...............ở
giữa có lỗ để lắp trục động cơ, bên ngoài lõi thép rô to có xẻ rãnh để đặt các thanh dẫn

rô to hoặc dây quấn rô to.
a. cách điện với nhau thành hình trụ đặc
b. cách điện với nhau
c. với nhau thành hình trụ đặc
d. cách điện với nhau thành hình trụ rỗng
Câu 58: Khi đo kiểm tra các thông số cách điện của động cơ điện người ta thường
dùng đồng hồ đo loại:
a. Đồng hồ vạn năng.
b. Đồng hồ ampe kìm.
c. đồng hồ Tetromet.
d. Mê gôm mét.


Câu 59: Khi đo kiểm tra các thông số cách điện của động cơ điện với điện áp định
mức của động cơ là 660V thì trị số cách điện không nhỏ hơn:
a. 0.5 MΩ.
b. 0.66 MΩ.
c. 1.0 MΩ.
d. 1.14 MΩ.
Câu 77: Hệ số trượt của động cơ được tính theo công thức:
n − n1
n −n
n −n
s=
s= 1
s= 1
n1
n1
n
a.

b.
c.

d.

s=

Câu 60: Hệ số trượt (s) của động cơ thường có giá trị từ
a. 0,02 ÷ 0,06.
b. 0,03 ÷ 0,06.
c. 0,02 ÷ 0,05.

n − n1
n
d. 0,01 ÷

0,1
Câu 61: Khi động cơ 3 pha làm việc ở chế độ 2 pha mà các thiết bị bảo vệ không tác
động thì:
a. Cháy cuộn dây một pha đối với động cơ đang đấu ∆ hoặc cháy cuộn dây hai
pha đối với động cơ đang đấu Y.
b. Cháy cuộn dây hai pha đối với động cơ đang đấu ∆ hoặc cháy cuộn dây một
pha đối với động cơ đang đấu Y.
c. Cháy cuộn dây một pha đối với động cơ đang đấu ∆ hoặc cháy cuộn dây một
pha đối với động cơ đang đấu Y.
d. Cháy cuộn dây 3 pha của động cơ.
Câu 62: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng, để đo nguồn điện áp xoay chiều:
a. Phải bật công tắc xoay về vị trí VAC với cấp điện áp lớn hơn điện áp của nguồn
điện cần đo.
b. Phải bật công tắc xoay về vị trí VDC với cấp điện áp lớn hơn điện áp của

nguồn điện cần đo.
c. Phải bật công tắc xoay về vị trí VAC với cấp điện áp bằng điện áp của nguồn
điện cần đo.
d. Phải bật công tắc xoay về vị trí VDC với cấp điện áp bằng điện áp của nguồn
điện cần đo.
Câu 63: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng, cách đọc trị số đo nguồn điện áp xoay chiều:
a. Trị số đọc = (trị số đặt của công tắc xoay/giới hạn thang đo) x trị số do kim chỉ
của đồng hồ.
b. Trị số đọc = (trị số đặt của công tắc xoay x giới hạn thang đo) / trị số do kim
chỉ của đồng hồ.
c. Trị số đọc = (trị số đặt của công tắc xoay/giới hạn thang đo) / trị số do kim chỉ
của đồng hồ.
d. Trị số đọc = (trị số đặt của công tắc xoay x giới hạn thang đo) x trị số do kim
chỉ của đồng hồ.
Câu 64: Vật tiếp đất chính chế tạo bằng thép có diện tích:
a. không nhỏ hơn 0,75 m2, dài không dưới 2,5 m, dầy không nhỏ hơn 5
trong giếng, bể nước hoặc hố chuyên dùng
b. không nhỏ hơn 0,7 m2, dài không dưới 2,5 m, dầy không nhỏ hơn 3
trong giếng, bể nước hoặc hố chuyên dùng
c. không nhỏ hơn 0,75 m2, dài không dưới 2,0 m, dầy không nhỏ hơn 5
trong giếng, bể nước hoặc hố chuyên dùng
d. không nhỏ hơn 0,7 m2, dài không dưới 2,0 m, dầy không nhỏ hơn 3
trong giếng, bể nước hoặc hố chuyên dùng

mm đặt
mm đặt
mm đặt
mm đặt



Câu 65: Dây nối tiếp đất cục bộ chế tạo bằng vật liệu và có tiết diện ngang:
a. Dùng dây bằng đồng có tiết diện ngang không nhỏ hơn 25mm 2; dùng dây bằng
sắt có tiết diện ngang không nhỏ hơn 50 mm2.
b. Dùng dây bằng đồng có tiết diện ngang không nhỏ hơn 50mm 2; dùng dây bằng
sắt có tiết diện ngang không nhỏ hơn 25 mm2.
c. Dùng dây bằng đồng có tiết diện ngang không nhỏ hơn 20mm 2; dùng dây bằng
sắt có tiết diện ngang không nhỏ hơn 40 mm2.
d. Dùng dây bằng đồng có tiết diện ngang không nhỏ hơn 40mm 2; dùng dây bằng
sắt có tiết diện ngang không nhỏ hơn 20 mm2.
Câu 66: Đối với ký hiệu tên của khởi động từ chân không phòng nổ QJZ-80N:
a. Q – Khởi động; J – Phòng nổ an toàn; Z - Tiếp điểm chân không; 80 – Dòng
điện định mức; N – Đảo chiều quay động cơ.
b. Q – Khởi động; J – Phòng nổ; Z - Tiếp điểm chân không; 80 – Điện áp định
mức; N – Đảo chiều quay động cơ.
c. Q – Khởi động; J – Phòng nổ an toàn; Z - Tiếp điểm tiếp xúc; 80 – Dòng điện
định mức; N – Đảo chiều quay động cơ.
d. Q – Khởi động; J – Phòng nổ an toàn; Z - Tiếp điểm chân không; 80 – Dòng
điện định mức; N – không có chức năng đảo chiều quay động cơ.
Câu 67: Công dụng của khóa liên động giữa tay dao cách ly và nắp mở nhanh của
khởi động từ:
a. Không cho mở nắp khởi động từ khi tay dao chưa cắt.
b. Không cho đóng tay dao cách ly khi khe hở phòng nổ không đạt.
c. Không cho mở nắp khởi động tờ khi tay dao đã cắt.
d. Không cho đóng nắp của khởi động từ khi tay dao đã đóng.
Câu 68: Khi kiểm tra khe hở phòng nổ của thiết bị điện phải:
a. Kiểm tra ít nhất 01 vị trí của khe hở.
b. Phải kiểm tra đủ ít nhất 02 vị trí từ hai phía đối diện.
c. Phải kiểm tra đủ ít nhất 03 vị trí từ ba phía đối diện.
d. Phải kiểm tra đủ ít nhất 04 vị trí từ bốn phía đối diện.
Câu 69: Khi đọc kết quả đo khe hở phòng nổ của thiết bị điện:

a. Đọc thông số chiều dày của lá căn đã lọt khe lớn nhất.
b. Đọc thông số chiều dày của lá căn đã lọt khe lớn nhất.
c. Đọc thông số chiều dày của lá căn đã lọt khe lớn nhất.
d. Đọc thông số chiều dày của lá căn đã lọt khe lớn nhất.
Câu 70: Khi đấu nối nhập nguồn cho động cơ điện vào khởi động từ:
a. Cắt điện tay dao khởi động từ, khóa chốt tay dao, treo biển “cấm đóng điện ! có
người đang làm việc” vào tay dao khởi động từ, dùng bút thử điện có cấp điện áp cao
hơn điện áp của lưới điện để thử chắc chắn không còn điện mới được thao tác tiến hành
đấu nối.
b. Ấn nút dừng của khởi động từ, cắt điện tay dao khởi động từ, khóa chốt tay dao,
treo biển “cấm đóng điện ! có người đang làm việc” vào tay dao khởi động từ, dùng bút
thử điện có cấp điện áp cao hơn điện áp của lưới điện để thử chắc chắn không còn điện
mới được thao tác tiến hành đấu nối.
c. Ấn nút dừng của khởi động từ, cắt điện tay dao của áptômát cấp điện cho khởi
động từ đó, khóa chốt tay dao của áptômát, treo biển “cấm đóng điện ! có người đang
làm việc” vào tay dao khởi động từ, dùng bút thử điện có cấp điện áp cao hơn điện áp


của lưới điện để thử chắc chắn không còn điện mới được thao tác tiến hành đấu nối.
d. Ấn nút dừng của khởi động từ, cắt điện tay dao của áptômát cấp điện cho khởi
động từ đó, khóa chốt tay dao của áptômát, treo biển “cấm đóng điện ! có người đang
làm việc” vào tay dao của áptômát, dùng bút thử điện có cấp điện áp cao hơn điện áp
của lưới điện để thử chắc chắn khởi động từ không còn điện mới được thao tác tiến
hành đấu nối.
Câu 71: Trước khi sử dụng bút thử điện để xác nhận bộ phận mang điện của thiết
bị điện chắc chắn không còn điện:
a. Phải thử ở nguồn điện chắc chắn có điện để xác nhận bút thử điện còn hoạt
động tốt.
b. Phải vệ sinh sạch sẽ và bảo quản bút thử điện đảm bảo an toàn khi kiểm tra
nguồn điện.

c. Phải kiểm tra kỹ lướng bút thử điện loại trừ nguy cơ phóng điện bề mặt do nứt,
vỡ hoặc dính dầu mỡ, bụi bẩn.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 72: Trong sơ đồ nguyên lý của khởi động từ QJZ – 200, khối BJ có tác dụng:
a. bảo vệ quá tải nhỏ lâu dài, điện áp giảm, ngắn mạch, rò điện.
b. bảo vệ quá tải, ngắn mạch, kiểm tra điện trở cách điện.
c. bảo vệ điện áp giảm, quá tải lớn, ngắn mạch, rò điện.
d. bảo vệ quá điện áp, quá tải, ngắn mạch, rò điện.

Sơ đồ nguyên lý khởi động từ QJZ – 200
Câu 73: Trong sơ đồ nguyên lý của khởi động từ QBZ – 80, muốn khởi động cho
động cơ bằng chế độ khởi động tại chỗ:


a. Đấu hộp
thường đóng.
b. Đấu hộp
thường mở.
c. Đấu hộp
thường đóng.
d. Đấu hộp
thường mở.
L1
(X1)

L2
(X2)

nút bấm như hình vẽ hoặc nối cầu nối 2-9 và bật khóa K về vị trí
nút bấm như hình vẽ hoặc nối cầu nối 2-9 và bật khóa K về vị trí

nút bấm như hình vẽ hoặc nối cầu nối 1-8 và bật khóa K về vị trí
nút bấm như hình vẽ hoặc nối cầu nối 1-8 và bật khóa K về vị trí

L3
(X3)

1

QS
X13

FU

1140 V
660 V

TC

5

36 V

KM

7

SB

SBS


K

2

SBS

KM1

X11
8

3

KM
15

KM3

RC

9
4

J DB

3
33

PR


SB

13

9

9
4
5
17

KM2

D1

D2

D3

Sơ đồ nguyên lý khởi động từ QBZ-80
Câu 74: Trong sơ đồ nguyên lý của khởi động từ QBZ – 80:
a. Các cọc đấu dây L1, L2, L3 là cọc đấu điện vào; D1, D2, D3 là cọc đấu điện ra.
b. Các cọc đấu dây D1, D2, D3 là cọc đấu điện vào; L1, L2, L3 là cọc đấu điện ra.
c. Các cọc đấu dây 1, 2, 3 là cọc đấu điện vào; 8, 9, 13 là cọc đấu điện ra.
d. Các cọc đấu dây 8, 9, 13 là cọc đấu điện vào; 1, 2, 3 là cọc đấu điện ra.
Câu 75: Trong sơ đồ nguyên lý của khởi động từ QBZ – 80, nguồn điện lưới đấu
vào cho khởi động từ là:
a. 220V hoặc 380V.
b. 380V hoặc 660V.
c. 660V hoặc 1140V.

Câu 76: Trong sơ đồ nguyên lý của khởi động từ QBZ – 80, nguồn điện lưới đấu
vào cho khởi động từ là 1140V thì thứ cấp biến áp TC cho ra điện áp 36V, nếu đổi
nguồn điện 660V cho khởi động từ theo đúng quy trình thì điện áp thứ cấp biến áp TC
cho ra điện áp là:
a. 12 V
b.24V.
c. 36V.
d. 42V.
Câu 77: Bộ điện trở R-C mắc ở mạch lực khởi động từ phòng nổ QBZ-80 có tác dụng
a. dập hồ quang cho 3 tiếp điểm chân KM khi mở ra
b. bảo vệ ngắn mạch.
c. bảo vệ mất pha.
d. ổn định điện cho mạch lực.
Câu 78: Trong sơ đồ nguyên lý của khởi động từ QBZ – 80:


a. Tiếp điểm KM là tiếp điểm chân không mạch lực, KM1 là tiếp điểm duy trì,
KM2 là tiếp điểm kiểm tra cách điện, KM3 là tiếp điểm liên động.
b. Tiếp điểm KM là tiếp điểm chân không mạch lực, KM1 là tiếp điểm liên động,
KM2 là tiếp điểm kiểm tra cách điện, KM3 là tiếp điểm duy trì.
c. Tiếp điểm KM là tiếp điểm chân không mạch lực, KM1 là tiếp điểm duy trì,
KM2 là tiếp điểm liên động, KM3 là tiếp điểm kiểm tra cách điện.
d. Tiếp điểm KM là tiếp điểm chân không mạch lực, KM1 là tiếp điểm kiểm tra
cách điện, KM2 là tiếp điểm duy trì, KM3 là tiếp điểm liên động.
Câu 79: Trong sơ đồ nguyên lý của khởi động từ QBZ – 80, khi bộ bảo vệ đa
năng tác động:
a. Cắt tiếp điểm 3-4 trong hộp bảo vệ làm mất nguồn công tăc tơ KM.
b. Cắt tiếp điểm 3-4 trong hộp bảo vệ làm mất nguồn biến áp điều khiển TC.
c. Cắt tiếp điểm 4-9 trong hộp bảo vệ làm mất nguồn công tăc tơ KM.
d. Cắt tiếp điểm 4-9 trong hộp bảo vệ làm mất nguồn biến áp điều khiển TC.

Câu 80: Trong sơ đồ nguyên lý của khởi động từ QBZ – 80, khi muốn đảo chiều
động cơ ta thực hiện như sau:
a. Ấn nút dừng SB, cắt tay dao QS và đóng lại về phía đối diện.
b. Cắt tay dao QS và đóng lại về phía đối diện.
c. Cắt tay dao QS và đảo hai trong ba pha đầu cáp động cơ.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 81: Trong sơ đồ nguyên lý của khởi động từ QBZ – 80, khi ấn nút khởi động
SBS tại hộp nút bấm, mạch điều khiển liền mạch như sau:
a. Biến thế TC (3) → JBD (tiếp điểm 3-4) → KM → SB → (1) → SBS → SB → (9)
→ biến thế TC (9).
b. Biến thế TC (3) → JBD (tiếp điểm 4-9) → KM → SB → (1) → SBS → SB → (9)
→ biến thế TC (9).
c. Biến thế TC (3) → JBD (tiếp điểm 3-4) → KM → SB → SBS → K → (2) → SB
→ (9) → biến thế TC (9).
d. Biến thế TC (3) → JBD (tiếp điểm 4-9) → KM → SB → SBS → K → (2) → SB
→ (9) → biến thế TC (9).
Câu 82: Nguyên tắc của khởi động mềm là thay đổi …….., và quá trình này chỉ
xảy ra trong lúc khởi động và lúc dừng (nếu có chế độ dừng mềm).
A. tần số dòng điện. B. dòng điện. C. điện áp. D. chu kỳ dòng điện.
Câu 83: Ứng dụng chính của khởi động mềm là:
a. Tăng công suất động cơ.
b. Tăng mô men khởi động.
c. Giảm thời gian khởi động.
d. Tiết kiệm điện năng rất lớn, tăng tuổi thọ làm việc của động cơ hoạt động và
không ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong lưới điện khi động cơ khởi động.
Câu 84: Những tính năng của khởi động mềm là:
a. Hạn chế dòng khởi động động cơ.
b. Điều khiển tăng áp từ từ cho đến khi đạt giá trị định mức của nó; Bảo vệ động
cơ tăng tuổi thọ động cơ.
c. Có thể kết hợp với những khí cụ điện khác để tránh quá nhiệt, quá tải cho động cơ.

d. Tất cả các ý trên.


Câu 85: Để rơ le 1 chiều làm việc ở nguồn xoay chiều thì phải mắc:
a. đi ốt để chỉnh lưu
b. đi ốt để nghịch lưu
c. tụ điện để chỉnh lưu
d. tụ điện để nghịch lưu
Câu 86: Nguồn điện 1 chiều có tần số bằng
a. f = 0 Hz
b. f = 50 Hz
c. f = 60 Hz

d. f = 90 Hz

Câu 87. Tổ hợp biến áp khoan AПШ - 1T điều khiển được mấy khoan điện?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Câu 88: Máy biến áp động lực trong tổ hợp biến áp khoan AПШ - 1T có mấy
cuộn dây sơ cấp và thứ cấp?
a. 3 cuộn sơ cấp và 3 cuộn thứ cấp
b. 3 cuộn sơ cấp và 2 cuộn thứ cấp
c. 3 cuộn sơ cấp và 4 cuộn thứ cấp
d. 4 cuộn sơ cấp và 3 cuộn thứ cấp

Sơ đồ nguyên lý tổ hợp biến áp khoan AПШ - 1T
Câu 89: Cầu dao SF trong tổ hợp biến áp khoan AПШ - 1T có
a. 2 rơ le dòng và 1 cuộn cắt

b. 3 rơ le dòng và 1 cuộn cắt
c. 2 rơ le dòng và 2 cuộn cắt
d. 3 rơ le dòng và 2 cuộn cắt
Câu 90: Cuộn K5 trong tổ hợp biến áp khoan AПШ - 1T có nhiệm vụ
a. bảo vệ rò điện
b. bảo vệ ngắn mạch
c. bảo vệ quá tải
d. tất cả các sự cố trên


Câu 91: Đi ốt VD mắc trong động cơ khoan của tổ hợp biến áp khoan AПШ - 1T
có tác dụng
a. chỉnh lưu và không cho khoan làm việc khi bị chập cáp điều khiển
b. chỉnh lưu và bảo vệ chập cáp mạch lực
c. nghịch lưu và bảo vệ chập cáp điều khiển
d. nghịch lưu và bảo vệ chập cáp mạch lực
Câu 92: Các bước đóng điện cho tổ hợp biến áp khoan AПШ - 1 là
A. ấn nút SB1 đồng thời đóng tay dao, sau đó bóp cò khoan
B. đóng tay dao SF sau đó ấn và giữ nút SB1 sau đó bóp cò khoan
C. đóng tay dao SF, đồng thời ấn và giữ nút SB2 sau đó bóp cò khoan
D. đóng tay dao SF sau đó ấn và giữ nút SB2 sau đó bóp cò khoan
Câu 93: Ấn nút SB1 đồng thời đóng tay dao của tổ hợp biến áp khoan AПШ - 1T,
lúc này dòng qua cuộn K5 có chiều
a. dòng điện từ 3 pha C1, C2, C3 → R8, R9, R10 → VD1, VD2, VD3 → Tiếp điểm
SB1 → Tiếp vỏ (35) → Tiếp đất ʓ → Đất → Tiếp đất Дʓ → Rơle K5 → R11 → R5, R6,
R7 → Về các pha C1, C2, C3.
b. dòng điện từ 3 pha C1, C2, C3 → R8, R9, R10 → VD1, VD2, VD3 → Tiếp điểm
SB1 → Tiếp vỏ (35) → Tiếp đất Дʓ → Rơle K5 → R11 → R5, R6, R7 → Về các pha C1,
C2, C3.
c. dòng điện từ 3 pha C1, C2, C3 → R8, R9, R10 → VD1, VD2, VD3 → Tiếp điểm

SB1 → Tiếp vỏ (35) → Tiếp đất ʓ → Đất → Tiếp đất Дʓ → Rơle K5(và thy rit tor VS) →
R11 → R5, R6, R7 → Về các pha C1, C2, C3.
d. dòng điện từ 3 pha C1, C2, C3 → R8, R9, R10 → VD1, VD2, VD3 → Tiếp
điểm SB1 → Tiếp vỏ (35) → Tiếp đất ʓ → Đất → Tiếp đất Дʓ → Rơle K5 → R5, R6, R7
→ Về các pha C1, C2, C3.
Câu 94: Điện áp làm việc của cuộn rơ le trung gian K1 và K2 trong tổ hợp biến
áp khoan AПШ - 1T là:
a. 18V một chiều
b. 18V xoay chiều
c. 36V một chiều
d. 36V xoay chiều
Câu 95: Điện áp làm việc của cuộn công tắc tơ KM1 và KM2 trong tổ hợp biến
áp khoan AПШ - 1T là:
a. 18V một chiều
b. 18V xoay chiều
c. 36V một chiều
d. 36V xoay chiều
Câu 96: Cấu tạo chung của rơ le rò YAKИ -380B bao gồm:


Sơ đồ nguyên lý của rơ le rò YAKИ -380B
a. cầu dao ba pha, vỏ chống nổ, hộp đấu cáp, chốt liên động, cọc tiếp đất, chân đế.
b. cầu dao ba pha, vỏ chống nổ, giá trượt, nút điều khiển.
c. cầu dao ba pha, vỏ chống nổ, hộp đấu cáp, chốt liên động, giá trượt
d. cầu dao ba pha, vỏ chống nổ, hộp đấu cáp, cọc tiếp đất, giá trượt
Câu 97. Khi khoan điện cầm tay bị rò điện thì rơ le dò YAKИ -380B
a. không tác động
b. tác động mở cầu dao áp tô mát tổng
c. tác động mở cầu dao biến áp khoan
d. tác động nếu dòng dò tăng quá giá trị chỉnh định.

Câu 98: Trong sơ đồ điện rơle rò YAKИ -380B có các phần tử
a. cầu dao, cuộn rơ le, đồng hồ báo điện trở cách điện, bộ chỉnh lưu cầu, bộ phân áp.
b. cầu dao, rơle cường độ, máy biến áp, cuộn công tắc tơ, đồng hồ báo điện trở
cách điện.
c. cầu dao, cầu chì, bộ chỉnh lưu cầu, cuộn công tắc tơ, nút điều khiển tại chỗ.
d. cầu dao, cầu chì, máy biến áp, rơ le trung gian, cuộn công tắc tơ, bộ phân áp.
Câu 99. Trong sơ đồ điện rơle rò YAKИ -380B các phần tử r0 , Cc là
a. các điện trở, tụ điện giả định.
b. các điện trở, tụ điện của rơ le rò.
c. các điện trở, tụ điện của mạng điện.
d. các điện trở, tụ điện của áp tô mát.
Câu 100: Khi lưới điện hoạt động bình thường (rơ le rò không tác động) có xuất
hiện dòng rò không?
a. có nhưng rất nhỏ.
b. không có
c. tùy vào cách điện của lưới
d. tùy điện áp lưới
Câu 101: Khi có sự cố rò điện phần tử nào trong rơle rò YAKИ -380B tác động:


a. cuộn rơ le P
c. tổ hợp vi mạch (N1)

b. cuộn cắt (OK)
d. cuộn thử sự làm việc (OП)

Câu 102: Khi điện trở cách điện của lưới giảm đối xứng và không có sự rò tập
trung. Dòng một chiều di theo mạch:
a. lưới → r → đất → cọc tiếp đất z → KM → ôm mét → cuộn PII → Л1, (Л2, Л3) →
R1(R2,R3) → lưới.

b. lưới → R1(R2,R3) → R7(R6,R5) → Б → Điôt Л4 → ôm met → cọc tiếp địa → đất
→ rrò → lưới.
c. lưới → r → đất → cọc tiếp đất z → KM → ôm mét → Л1, (Л2, Л3) → R1(R2,R3)
→ cuộn PII → lưới.
d. lưới → Điôt Л4 → ôm met → R1(R2,R3) → R7(R6,R5) → Б → cọc tiếp địa → đất
→ rrò → lưới.
Câu 103: Khi có hiện tượng rò một pha. Trong rơ le xuất hiện dòng di theo mạch:
a. lưới → cuộn PII → Л1, (Л2, Л3) → R1(R2,R3) → r → đất → cọc tiếp đất z → KM
→ ôm mét → lưới.
b. lưới → R1(R2,R3) → R7(R6,R5) → Б → Điôt Л4 → ôm met → cọc tiếp địa → đất
→ rrò → lưới.
c. lưới → r → đất → cọc tiếp đất z → KM → ôm mét → Л1, (Л2, Л3) → R1(R2,R3)
→ cuộn PII → lưới.
d. lưới → Điôt Л4 → ôm met → R1(R2,R3) → R7(R6,R5) → Б → cọc tiếp địa → đất
→ rrò → lưới.
Câu 104: Khi có sự cố rò điện rơle rò YAKИ -380B tác động
a. đóng tiếp điểm P2, ngắt mạch cuộn cắt (OK)
b. đóng tiếp điểm P2, nối mạch cuộn cắt (OK)
c. mở tiếp điểm P2, ngắt mạch cuộn cắt (OK)
d. mở tiếp điểm P2, nối mạch cuộn cắt (OK)
Câu 105: Trong sơ đồ điện, cuộn OK là phần tử của
a. lưới điện
b. rơ le rò
c. áp tô mát
Câu 106: Rơle YAKИ -380B bảo vệ sự cố
a. rò điện.
b. ngắn mạch
c. điện áp giảm

d. tổ hợp khoan

d. quá tải

Câu 107: Để bảo vệ rò điện, rơ le rò YAKИ -380B phải đấu với
a. áp tô mát phòng nổ
b. công tắc tơ
c. khởi động từ phòng nổ
d. biến áp khoan
Câu 108: Rơ le rò YAKИ -380B dùng để loại trừ sự cố rò điện cho mạng điện
a. 380V
b. 127V
c. 660 V
d. 1140 V
Câu 109: Phần cơ rơle rò JY- 82A gồm
a. cầu dao ba pha, vỏ chống nổ, giá trượt, nút điều khiển.
b. cầu dao ba pha, vỏ chống nổ, hộp đấu cáp, chốt liên động, giá trượt
c. cầu dao ba pha, vỏ chống nổ, hộp đấu cáp, chốt liên động, cọc tiếp đất, chân đế.
d. cầu dao ba pha, vỏ chống nổ, hộp đấu cáp, cọc tiếp đất, giá trượt
Câu 110: Khi có sự cố rò điện phần tử nào trong rơle rò JY- 82A tác động
a. cuộn cắt (OK)
c. cuộn rơ le K1
b. tổ hợp vi mạch (N1)
d. cuộn thử sự làm việc (OП)


Sơ đồ nguyên lý rơ le rò JY-82

Câu 111: Trong sơ đồ điện, cuộn TQ là phần tử của
a. lưới điện
b. áp tô mát
c. rơ le rò


d. khởi động từ

Câu 112: Khi khoan điện cầm tay bị rò điện thì rơ le rò JY-82A
a. tác động mở cầu dao áp tô mát tổng
b. tác động mở cầu dao biến áp khoan
c. không tác động
d. tác động nếu dòng dò tăng quá giá trị chỉnh định.
Câu 113: Rơle JY-82A loại trừ sự cố
a. ngắn mạch
b. điện áp giảm

c. rò điện.

Câu 114: Để bảo vệ rò điện, rơ le rò JY-82A phải đấu với
a. công tắc tơ
b. khởi động từ phòng nổ
c. áp tô mát phòng nổ
d. biến áp khoan
Câu 115: Trong mỏ hầm lò sử dụng mạng điện:
a. trung tính cách ly.
b. xoay chiều 1 pha, trung tính nối đất.
c. trung tính nối đất.
d. trung tính cách ly, xoay chiều 1 pha, trung tính nối đất.
Câu 116: Mạng điện trung tính cách ly là mạng điện …

d. quá tải


a. ba pha ba dây.

c. ba pha bốn dây.

b. một chiều.
d. một pha.

Câu 117: Mạng điện trung tính cách ly không có sự cố
a. ngắn mạch một pha
b. rò điện
c. ngắn mạch hai pha
d. ngắn mạch ba pha
Câu 118: Máy biến áp dùng để biến đổi điện áp
a. một chiều thành điện áp xoay chiều
b. xoay chiều thành điện áp 1 chiều,
c. xoay chiều này thành điện áp xoay chiều khác
d. một chiều thành điện áp một chiều khác
Câu 119: Máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng cuộn thứ cấp là
máy biến áp đó có tác dụng
a. tăng tần số, giảm hiệu điện thế.
b. giảm tần số, giảm hiệu điện thế.
c. giữ nguyên tần số, giảm hiệu điện thế.
d. tăng cường độ dòng điện, tăng hiệu điện thế.
Câu 120: Để giảm tổn thất công suất trên đường dây khi tải điện đi xa. Biện pháp
chủ yếu là
a. tăng tiết diện dây dẫn.
b. tăng điện áp trước khi truyền tải.
c. tăng góc lệch pha giữa hiệu điện thế và dòng điện.
d. giảm công suất truyền tải.

Câu 121: Trong máy biến áp, nếu muốn tăng điện áp ra U2. thì phải tiến hành
a. tăng số vòng dây của cuộn thứ cấp

b. tăng dòng điện ở dây quấn thứ cấp
c. giảm số vòng dây ở quận thứ cấp
d. giảm dòng điện ở dây quấn thứ cấp
Câu 122: Mạch từ của máy biến áp được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện,
bên ngoài có phủ cách điện có tác dụng
a. tăng độ cách điện giữa lõi thép và cuộn dây.
b. giảm dòng điện xoáy.
c. tăng cảm ứng từ B và tăng tiết diện lõi thép.
d. dễ tháo lắp khi vận chuyển.
Câu 123: Đối với máy biến áp tự ngẫu, để ổn định điện áp đầu ra khi điện
áp nguồn vào thay đổi thì
a. thay đổi tiết diện của lõi thép.
b. điều chỉnh số vòng cuộn dây thứ cấp.
c. điều chỉnh số vòng cuộn sơ cấp.
d. điều chỉnh số vòng cuộn dây sơ cấp hoặc thứ cấp.
Câu 124: Người ta dùng Silic (Si) trộn vào thép kỹ thuật điện để giảm
a. điện trở của thép kỹ thuật điện.
b. tổn hao do dòng điện xoáy.
c. nhẹ trọng lượng của máy.
d. Giảm từ thông trong ống dây.


×