Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

tiết 67,68 kiểm tra học kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.56 KB, 2 trang )

KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2010-2011
Môn Ngữ văn – Lớp 6
Thời gian 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

Câu 1: .Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”
Câu 2: .Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười ?
Câu 3: Tìm các cụm danh từ trong câu sau và sắp xếp các phần trong chúng vào mô
hình cụm danh từ
a,Muốn hỏi con gái ta,hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm,mười tấm lụa đào, mười
con lợn béo,mười vò rượu tăm đem sang đây.
b,Tất cả những học sinh tiên tiến ấy sẽ được nhà trường khen thưởng
Câu 4
Hãy kể lại một kỉ niệm tuổi thơ của mình làm em nhớ nhất .
……………………………………………………………………………
* ĐÁP ÁN :
-Câu 1: (1điểm )Ý nghĩa của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”
+Nhằm giải thích tên gọi của hồ Gươm
+Ca ngợi cuộc kháng chiến vẻ vang chống lại quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo
+Mong ước đoàn kết tạo nên sức mạnh chống mọi kẻ thù
+Khát vọng hoà bình của dân tộc
Câu 2: (1 điểm) So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười
_Điểm giống nhau: 0.25 đ Đều là truyện dân gian, có yếu tố gây cười.
_Điểm khác nhau: 0.75 đ
+ Truyện ngụ ngôn: Mượn chuyện loài vật, đồ vật, con người… Tiếng cười bật
ra có ý nghĩa khuyên nhủ, răn dạy người đời một bài học nào đó trong cuộc sống.
+ Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. Tiếng cười
bật ra để kết thúc truyện có ý nghĩa mua vui hoặc phê phán, châm biếm các hiện
tượng đáng cười.
Câu 3: 3 (điểm)
Hs xác định đúng các cụm danh từ (1.5 điểm)


a, (1 điểm) - một chĩnh vàng cốm
- mười tấm lụa đào
- mười con lợn béo
-mười vò rượu tăm
b, (0.5 điểm)Tất cả những học sinh tiên tiến ấy (0.5 điểm)
HS sắp xếp đúng vào mô hình cụm danh từ:a, 1 điểm
b,0.5 điểm
Câu 4: * Yêu cầu cần đạt:
_Về nội dung: học sinh cần xác định đúng trọng tâm của đề bài: Kể về một kỉ niệm
tuổi thơ. Bài làm phải trình bày theo phương thức tự sự, (có thể lồng vào biểu cảm).
Khi kể, cần chú ý lựa chọn chi tiết cũng như cách xây dựng bố cục để sắp xếp thành
câu chuyện có ý nghĩa, cảm động. cần tránh việc kể dàn trải, lan man không hướng
vào chủ đề của câu chuyện.
_Về hình thức: Ngôi kể, lời kể phải phù hợp, bài viết phải có ba phần: Mở bài, thân
bài, kết bài. Chữ viết rõ ràng, câu đúng ngữ pháp, văn viết trong sang, dễ hiểu.
* Biểu điểm:
+ Điểm 4-5: Chuyện kể cảm động, nội dung nhất quán, thể hiện rõ ý chủ đề , ý
nghĩa giáo dục. Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, bố cục chặt chẽ, hợp lí. Trình bày rõ
ràng, sạch đẹp, mắc rất ít lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
+ Điểm 2-3: Nắm được phương thức tự sự. Kể được kỉ niệm theo chủ đề cụ
thể , đôi chỗ còn dàn trải lan man, lời kể chưa truyền cảm. Mắc một vài lỗi chính tả và
lỗi dấu câu.
+ Điểm 1: Không nắm vững yêu cầu của đề, kể lan man. Bài làm mắc nhiều lỗi
chính tả và cách sử dụng dấu câu.
Lưu ý: điểm toàn bài, tính đến 0.25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×