Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giáo trình Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 84 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH HOA

BÀI GIẢNG

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI MỞ ĐẦU
Trên thực tế, kế toán đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các tổ chức.
Kế toán cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau nhằm phân tích, đánh
giá để đưa ra các quyết định có hiệu quả nhất. Do đó, các đối tượng sử dụng thông tin
như: các nhà quản trị, các chủ nợ, các nhà đầu tư, … cần phải thông hiểu và biết sử
dụng các thông tin do kế toán cung cấp. Để thực hiện được điều này cần thiết phải
nghiên cứu kế toán các ngành kinh doanh.
Nguyên lý kế toán là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo cử nhân cao
đẳng kinh tế nhằm cung cấp nền tảng về kế toán cho sinh viên. Môn học nguyên lý kế
toán trang bị cho người học những lý luận, phương pháp chung về kế toán, trên cơ sở
đó tiếp cận kế toán các ngành kinh doanh khác nhau.
Quyển bài giảng “Nguyên lý kế toán” này được viết nhằm trinh bày những
nguyên lý kế toán cơ bản bao gồm 7 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
Chương 2: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép
Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán
Chương 5: Chứng từ kế toán và kiểm kê tài sản


Chương 6: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp
Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
Từ chương 1 đến chương 5 trình bày những vấn đề có tính chất nguyên lý hoặc
nguyên tắc trong kế toán – người học cần hiểu rõ trước hết nội dung trong 5 chương
này. Chương 6 và chương 7 là chương có tính chất minh họa sự vận dụng những
nguyên lý kế toán vào thực tế được cụ thể hóa trong các nghiệp vụ kinh doanh chủ
yếu tại các đơn vị sản xuất và thương mại.
Trong mỗi chương đều có kết hợp những ví dụ minh họa cụ thể cùng với hê
thống câu hỏi ôn tập và các bài tập cuối mỗi chương sẽ tạo điều kiện cho người học
nâng cao kỹ năng thực hành qua đó củng cố phần lý thuyết.
Bài giảng được cập nhật những văn bản và tài liệu mới nhất của kế toán Việt
Nam.


Mục lục

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... v
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN ............................................1
1.1. Định nghĩa, phân loại kế toán ...............................................................................1
1.1.1. Định nghĩa .....................................................................................................1
1.1.2. Phân loại kế toán ...........................................................................................1
1.2. Đối tượng của kế toán...........................................................................................2
1.2.1. Nguồn hình thành tài sản ...............................................................................2
1.2.2. Kết cấu tài sản (Tài sản) ................................................................................2
1.2.3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .........................................................2
1.2.4. Chi phí và doanh thu......................................................................................3
1.3. Hệ thống phương pháp kế toán.............................................................................3
1.3.1. Chứng từ kế toán ...........................................................................................3
1.3.2. Tài khoản kế toán ..........................................................................................3

1.3.3. Ghi sổ kép ......................................................................................................3
1.3.4. Tính giá các đối tượng kế toán ......................................................................3
1.3.5. Kiểm kê..........................................................................................................3
1.3.6. Báo cáo kế toán (tổng hợp – cân đối kế toán) ...............................................3
1.4. Các quy định - nguyên tắc kế toán cơ bản ............................................................3
1.4.1. Các quy định đối với công tác kế toán ..........................................................3
1.4.2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản ......................................................................4
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ................................................................................7
BÀI TẬP CHƯƠNG 1 ................................................................................................8
CHƯƠNG 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ .....................19
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .....................................................................................19
2.1. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) .........................................................................19
2.1.1. Khái niệm ....................................................................................................19
2.1.2. Nội dung và kết cấu .....................................................................................19
2.1.3. Sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán ................................32
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ...............................................................35
2.2.1. Khái niệm ....................................................................................................35
2.2.2. Nội dung ......................................................................................................38
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ..............................................................................40
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 ..............................................................................................41

Trang i


Mục lục
CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP ..........................................49
3.1. Tài khoản kế toán ...............................................................................................49
3.1.1. Khái niệm ....................................................................................................49
3.1.2. Kết cấu của tài khoản: .................................................................................49
3.1.3. Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản kế toán ................................................50

3.1.4. Hệ thống tài khoản.......................................................................................55
3.2. Phương pháp ghi sổ kép .....................................................................................62
3.2.1. Khái niệm ....................................................................................................62
3.2.2. Định khoản kế toán ......................................................................................62
3.3. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết ...................................................................64
3.3.1. Kế toán tổng hợp .........................................................................................64
3.3.2. Kế toán chi tiết .............................................................................................64
3.3.3. Các cân bằng từ nguyên tắc ghi chép vào tài khoản....................................64
CÂU HỎI ÔN TÂP CHƯƠNG 3 ..............................................................................67
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 ..............................................................................................68
CHƯƠNG 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN ............................................78
4.1. Khái niệm, yêu cầu và sự cần thiết phải tính giá ................................................78
4.1.1. Khái niệm và yêu cầu ..................................................................................78
4.1.2. Sự cần thiết phải tính giá .............................................................................78
4.2. Nguyên tắc tính giá .............................................................................................78
4.2.1. Nguyên tắc ...................................................................................................78
4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính giá ............................................................79
4.3. Tính giá một số đối tượng kế toán ......................................................................79
4.3.1. Tính giá hàng tồn kho ..................................................................................79
4.3.2. Tính giá tài sản cố định ...............................................................................82
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ..............................................................................84
BÀI TẬP CHƯƠNG 4 ..............................................................................................85
CHƯƠNG 5: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ TÀI SẢN ................................94
5.1. Chứng từ kế toán ................................................................................................94
5.1.1. Khái niệm ....................................................................................................94
5.1.2. Ý nghĩa ........................................................................................................94
5.1.3. Nội dung chứng từ .......................................................................................94
5.1.4. Phân loại chứng từ .......................................................................................95
5.1.5. Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ ......................................................96
5.2. Kiểm kê tài sản ...................................................................................................98

5.2.1. Khái niệm ....................................................................................................98
Trang ii


Mục lục
5.2.2. Phân loại kiểm kê ........................................................................................98
5.2.3. Tổ chức công tác kiểm kê ............................................................................99
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ............................................................................100
BÀI TẬP CHƯƠNG 5 ............................................................................................101
CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU ................109
TRONG DOANH NGHIỆP ........................................................................................109
6.1. Kế toán quá trình cung cấp ...............................................................................109
6.1.1. Nhiệm vụ kế toán.......................................................................................109
6.1.2. Kế toán nguyên liệu, vật liệu .....................................................................109
6.1.3. Kế toán tài sản cố định ..............................................................................111
6.1.4. Kế toán khoản phải trả người lao động .....................................................113
6.2. Kế toán quá trình sản xuất ................................................................................115
6.2.1. Khái niệm ..................................................................................................115
6.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ..................................................115
6.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...........................................................116
6.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung..................................................................116
6.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm ...................................117
6.2.6. Phương pháp hạch toán kế toán quá trình sản xuất ...................................117
6.3. Kế toán quá trình tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh ..................................118
6.3.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm ......................................................................118
6.3.3. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp .............................................120
6.3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ........................................................121
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 ............................................................................123
BÀI TẬP CHƯƠNG 6 ............................................................................................124
CHƯƠNG 7: SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN .......................................140

7.1. Khái niệm .........................................................................................................140
7.2. Phân loại ...........................................................................................................140
7.2.1. Theo cách ghi chép ....................................................................................140
7.2.2. Theo mức độ tổng hợp ...............................................................................140
7.2.3. Theo cấu trúc sổ .........................................................................................140
7.2.4. Theo hình thức sổ ......................................................................................140
7.3. Kỹ thuật ghi sổ và sửa sổ kế toán .....................................................................141
7.3.1. Mở sổ .........................................................................................................141
7.3.2. Ghi sổ .........................................................................................................141
7.3.3. Sửa sổ ........................................................................................................141
7.3.4. Khoá sổ ......................................................................................................142
Trang iii


Mục lục
7.4. Hình thức kế toán .............................................................................................142
7.4.1. Hình thức kế toán nhật ký chung ...............................................................142
7.4.2. Hình thức kế toán nhật ký - sổ cái .............................................................146
7.4.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ............................................................148
7.4.4. Hình thức kế toán nhật ký - chứng từ ........................................................149
7.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính ............................................................151
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 ............................................................................152
BÀI TẬP CHƯƠNG 7 ............................................................................................153

Trang iv


Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 – 1: Bảng cân đối kế toán đáp ứng giả định hoạt động liên tục ........................ 21
Bảng 2 – 2: Bảng cân đối kế toán không đáp ứng giả định hoạt động liên tục ............. 27
Bảng 3 – 2: Bảng cân đối tài khoản ............................................................................... 65
Bảng 3 – 1: Bảng tổng hợp chi tiết ................................................................................ 65

Trang v


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
MỤC TIÊU
Sau khi nghiên cứu chương 1, người học hiểu được:
-

Kế toán là gì? Các nhìn nhận khác nhau về kế toán.
Những thông tin cơ bản mà kế toán cung cấp, nhiệm vụ của kế toán.
Đối tượng chung và đối tượng cụ thể của kế toán.
Phân biệt tài sản và nguồn vốn của một đơn vị kế toán.
Các nguyên tắc kế toán và các giả định kế toán thừa nhận.
Yêu cầu đối với kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.1. Định nghĩa, phân loại kế toán
1.1.1. Định nghĩa
Theo quốc tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán một trong những định
nghĩa đó như sau: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp một cách có
ý nghĩa dưới hình thức tiền tệ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giải trình kết quả ghi
chép này” (Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ - 1941).
Theo Việt Nam căn cứ điều 4 luật kế toán thì “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm
tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và

thời gian lao động”.
Trong đó, công việc của kế toán sẽ thể hiện ba vấn đề:
- Đo lường để trả lời cho câu hỏi “Cái gì?” sẽ bao gồm các hoạt động của đơn vị
như vốn kinh doanh, quá trình và kết quả kinh doanh, luồng tiền.
- Xử lý và ghi nhận để trả lời cho câu hỏi “Khi nào và như thế nào?” thông qua các
giả thiết, nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp, công cụ và phương tiện cụ thể của kế
toán.
- Cung cấp (truyền đạt) thông tin để trả lời cho câu hỏi “Bằng cách nào?” và “Cho
ai?” từ các báo cáo tài chính cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

1.1.2. Phân loại kế toán
Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin và đặc điểm thông tin được cung cấp cho
các đối tượng khác nhau, kế toán phân biệt thành hai phân hệ:
* Kế toán tài chính:
- Cung cấp thông tin cho đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp.
- Tuân thủ những nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán quy định.
- Thông tin được trình bày trên các biểu số liệu gọi là các báo cáo tài chính.
- Bắt buộc đối với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh.
* Kế toán quản trị:
- Cung cấp thông tin cho đối tượng là bên trong (ban quản lý).
- Linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thông tin của ban quản lý.
Trang 1


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
- Thông tin được trình bày trên các biểu số liệu được gọi là các báo cáo quản trị,
báo cáo nội bộ.
Kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối liên hệ mật thiết trong quá trình tổ
chức và cung cấp thông tin. Hai loại kế toán này tạo nên sự liên kết trong quá trình tổ
chức và thực hiện để thông tin được cung cấp mang tính xuyên suốt, phản ánh được

những sự kiện đã, đang và sắp xảy ra trong hoạt động của một tổ chức, đơn vị.

1.2. Đối tượng của kế toán
Đối tượng của kế toán là tài sản sở hữu và sự biến động của tài sản đó trong quá
trình hoạt động của đơn vị.
Tài sản sở hữu và sự biến động của tài sản đó hoàn toàn có thể tính ra được bằng
tiền. Do vậy, tất cả những gì thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị có thể biểu
hiện dưới hình thức tiền tệ đều là đối tượng mà kế toán phải phản ánh và giám đốc.
Các loại tài sản sở hữu của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau:

1.2.1. Nguồn hình thành tài sản
Nguồn hình thành tài sản còn được gọi là nguồn vốn. Căn cứ vào nguồn hình thành
tài sản của đơn vị kế toán sẽ trả lời được câu hỏi tài sản của đơn vị từ đâu mà có.
Tài sản của đơn vị được hình thành từ nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
 Nợ phải trả:
- Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã
qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
 Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Đây là nguồn vốn ban đầu, quan trọng do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra để tạo
nên các loại tài sản nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài ra nguồn
vốn chủ sở hữu còn được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ
phải trả.

1.2.2. Kết cấu tài sản (Tài sản)
Tài sản là nguồn lực kinh tế do đơn vị kiểm soát có khả năng mang lại lợi ích kinh
tế trong tương lai và được hình thành từ giao dịch trong quá khứ (Chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 01).
TÀI SẢN = VỐN = TÀI NGUYÊN KINH TẾ


1.2.3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, biểu hiện ở chỗ bất kì loại
tài sản nào cũng được hình thành từ một số nguồn nhất định hoặc ngược lại một nguồn
nào đó có thể được biểu hiện thành một dạng hay nhiều dạng tài sản khác nhau. Xuất
phát từ mối quan hệ nêu trên nên luôn tồn tại mối quan hệ cân đối sau:
 Tài sản

=

 Nguồn vốn

 Nguồn vốn

=

Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

 Tài sản

=

Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Trang 2


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
Vốn chủ sở hữu

=


 Tài sản - Nợ phải trả

Các phương tình kế toán này thể hiện tính cân bằng về mặt lượng luôn được duy trì
giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình
sản xuất kinh doanh và tại tất cả các đơn vị kế toán.
Trong thực tế, phương trình kế toán nói trên được vận dụng khi lập bảng cân đối kế
toán. Đây là một trong những báo cáo tài chính quan trọng, cung cấp thông tin về tình
hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của các đơn vị kế toán.

1.2.4. Chi phí và doanh thu
Hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các quá trình nối tiếp nhau một cách liên
tục như quá trình cung cấp, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ. Các quá trình này
làm phát sinh các loại chi phí và doanh thu (thu nhập). Các loại chi phí và doanh thu
cũng được xác định là các đối tượng cụ thể của kế toán.

1.3. Hệ thống phương pháp kế toán
Để thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin thì kế toán phải sử
dụng một hệ thống các phương pháp bao gồm:

1.3.1. Chứng từ kế toán
- Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua các giấy tờ theo mẫu biểu quy
định hoặc các loại băng từ, đĩa từ, thẻ thanh toán căn cứ trên thời gian và địa điểm phát
sinh nghiệp vụ.
- Thu thập thông tin ban đầu làm cơ sở pháp lý cho việc ghi sổ kế toán.

1.3.2. Tài khoản kế toán
Phản ánh các đối tượng kế toán một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống.

1.3.3. Ghi sổ kép

Phản ánh việc ghi chép một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài
khoản.

1.3.4. Tính giá các đối tượng kế toán
Biểu hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền để phục vụ cho việc tính toán, ghi
chép và tổng hợp thông tin.

1.3.5. Kiểm kê
Kiểm tra thực tế, đối chiếu với sổ sách nếu có chênh lệch thì kế toán phải xử lý kịp
thời theo quy định.

1.3.6. Báo cáo kế toán (tổng hợp – cân đối kế toán)
Tính toán và tổng hợp số liệu từ các tài khoản kế toán để xác lập một hệ thống các
chỉ tiêu kinh tế về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
một kỳ kế toán nhất định.

1.4. Các quy định - nguyên tắc kế toán cơ bản
1.4.1. Các quy định đối với công tác kế toán
- Đơn vị kế toán:
Trang 3


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
 Là nơi diễn ra các hoạt động về kiểm soát tài sản, tiến hành các công việc thu
nhận, xử lý, tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin.
 Là các tổ chức được hình thành theo pháp luật Nhà nước quy định.
- Đơn vị tính sử dụng trong kế toán:
Đơn vị tiền tệ:
 “Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là đồng Việt Nam (kí hiệu quốc gia là “đ”, kí
hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài

chính của doanh nghiệp.
 Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ được chọn một loại
ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kể toán khi đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định
sau đây:
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch
vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường
chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán;
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh
hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuât, kinh doanh
khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ
phiếu, trái phiếu);
- Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích
trữ lại.
Đơn vị tính khác:
 Đơn vị hiện vật, đơn vị thời gian lao động.
- Kỳ kế toán:
 Là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị bắt đầu ghi sổ kế toán đến
thời điểm kết thúc ghi sổ, khoá sổ kế toán để lập báo cáo.
 Kỳ kế toán năm: 12 tháng từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.
 Kỳ kế toán quý: 3 tháng, tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng
của tháng cuối quý.
 Kỳ kế toán tháng: 1 tháng.

1.4.2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
Là những quy ước, chỉ dẫn, hướng dẫn xuyên suốt trong quá trình thực hiện các
công việc kế toán được nhiều người công nhận ở một thời điểm.
 Cơ sở dồn tích:
 Ghi sổ vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ kế toán – tài chính.
 Không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền.

 Doanh thu và chi phí được ghi sổ khi các các giao dịch phát sinh.

Trang 4


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
Ví dụ: Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 77 triệu đồng (đã có thuế GTGT 10%) chưa
trả tiền cho người bán. Trong trường hợp này đơn vị kế toán được ghi nhận vào giá trị
nguyên vật liệu là 77 triệu đồng (mặc dù chưa thanh toán cho người bán).
 Hoạt động liên tục:
 Cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động
kinh doanh trong tương lai gần;
 Doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động
hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
 Giá gốc:
 Tài sản được ghi nhận theo giá gốc.
 Giá gốc là chi phí thực tế phát sinh để có được tài sản đó.
Ví dụ: 01/5/2011, nhập một máy MX trị giá 55 triệu đồng, chi phí vận chuyển 5
triệu đồng, chi phí chạy thử 2,2 triệu đồng. Trên thị trường Việt Nam, giá bán của máy
MX là 70 triệu đồng.
Giá trị máy MX sẽ được hạch toán vào sổ kế toán theo giá gốc:
Nguyên giá = 55 + 5 + 2,2 = 62,2 triệu đồng
 Phù hợp:
 Doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu
thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu.
 Nhất quán:
 Các chính sách và phương pháp kế toán phải được áp dụng thống nhất ít nhất
trong một kỳ kế toán năm.
Ví dụ: Xác định trị giá vốn của hàng xuất kho, có 3 phương pháp:
 FIFO hay Nhập trước, Xuất trước

 Bình quân gia quyền
 Thực tế đích danh
Vậy có số liệu về tình hình hàng xuất, nhập như sau:
Tồn kho đầu kỳ: 0
 2/1 mua 200 đơn vị, giá 100/đv, giá trị: 20.000
 10/1 mua 700 đơn vị, giá 95/đv, giá trị: 66.500
 25/1 mua 100 đvị, giá 105/đv, giá trị: 10.500
 27/1, xuất 250 đơn vị đem bán.
Trị giá vốn của hàng bán sẽ là bao nhiêu?
Theo nguyên tắc này, kế toán đã chọn phương pháp tính giá nào thì phải áp dụng
đúng theo phương pháp đó, không nên thay đổi thường xuyên để người sử dụng thông
tin từ báo cáo tài chính không bị nhầm lẫn và có thể so sánh được. Tuy nhiên khi cần
thiết phải thay đổi phương pháp đã chọn phải có lý do hợp lý và phải công bố cho
những người sử dụng số liệu kế toán của đơn vị biết.
Trang 5


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
 Thận trọng:
 Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán
trong các điều kiện không chắc chắn.
 Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
 Phải lập dự phòng nhưng không lập quá lớn.
 Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
 Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
 Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả
năng thu được lợi ích kinh tế.
 Chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh.
 Trọng yếu:
Việc bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu: sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, ảnh hưởng

đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu phụ
thuộc vào quy mô và tính chất của các bỏ sót hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn
cảnh cụ thể (Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29).
Ví dụ: Lợi nhuận sau thuế của công ty A là 1 tỷ VNĐ, nhưng thông tin trên báo cáo
tài chính như sau:
TH1: 990 triệu
TH2: 500 triệu
Đâu là sai sót trọng yếu?

Trang 6


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Các khái niệm về kế toán thường xem xét kế toán ở những góc độ nào? hãy bình
luận về cách tiếp cận của các khái niệm về kế toán.
2. Kế toán có những chức năng gì? Hãy tìm ra những ví dụ thực tế để minh họa rõ
hơn những chức năng đó.
3. Trình bày đối tượng nghiên cứu của kế toán?
4. Hãy chứng minh rằng về mặt giá trị, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của một đơn vị
kế toán luôn luôn cân bằng.
5. Cho ví dụ để chứng minh rằng khi các đối tượng kế toán vận động thì tổng tài sản
và tổng nguồn vốn của đơn vị kế toán vẫn đảm bảo tính cân bằng.
6. Trình bày những nguyên tắc cơ bản của kế toán?
7. Kế toán sử dụng những phương pháp kế toán nào?

Trang 7



Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán

BÀI TẬP CHƯƠNG 1
PHẦN 1 – CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Thông tin kế toán chỉ được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 2: Kế toán là công cụ cần thiết cho các tổ chức có sử dụng vốn và kinh phí.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 3: Kế toán có các chức năng thông tin và hoạch định.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 4: Kế toán có các chức năng hoạch định và kiểm tra.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 5: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc là do tuân thủ nguyên tắc phù hợp.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 6: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc là do tuân thủ nguyên tắc nhất quán.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 7: Các đối tượng liên quan trong nguyên tắc phù hợp là chi phí và doanh thu.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 8: “Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn” là câu phát biểu không
chính xác với nguyên tắc thận trọng.
a. Đúng.
b. Sai.

Câu 9: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và
sự kiện đã qua và doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 10: Kế toán tài chính cung cấp thông tin cho đối tượng ở bên trong doanh nghiệp
và không phải tuân thủnhững nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán quy định.
a. Đúng.
Trang 8


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
b. Sai.

PHẦN 2 – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1:
Những người được cung cấp thông tin của kế toán quản trị gồm:
a. Các nhà quản trị doanh nghiệp.
b. Các nhà đầu tư.
c. các cơ quan quản lý chức năng.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2:
Thước đo bắt buộc phải sử dụng trong kế toán:
a. Thước đo lao động.
b. Thước đo hiện vật.
c. Thước đo giá trị.
d. Tất cả các loại thước đo trên.
Câu 3:
Những thước đo được sử dụng trong kế toán:
a. Thước đo lao động.

b. Thước đo hiện vật.
c. Thước đo giá trị.
d. Tất cả các loại thước đo trên.
Câu 4:
Nguyên tắc nào trong các nguyên tắc sau quy định rằng nếu một khách hàng của doanh
nghiệp có nguy cơ phá sản thì doanh nghiêp cần phải lập dự phòng nợ thu khó đòi từ
khách hàng đó:
a. Nguyên tắc thận trọng.
b. Nguyên tắc trọng yếu.
c. Nguyên tắc phù hợp.
d. Nguyên tắc cơ sở dồn tích.
Câu 5:
Kế toán theo cơ sở dồn tích là:
a. Ghi nhận doanh thu và chi phí khi thực sự thu tiền hay chi tiền.
b. Ghi nhận doanh thu và chi phí khi chúng thực tế phát sinh không kể đã thu tiền hay
chi tiền chưa?
c. Chỉ ghi nhận doanh thu khi doanh thu thu được chắc chắn lớn hơn chi phí.
Trang 9


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
d. Ghi nhận doanh thu.
Câu 6:
Nguyên tắc nhất quán đòi hỏi:
a. Tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo giá gốc.
b. Ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp nhau.
c. Phương pháp kế toán đã lựa chọn phải được thống nhất giữa các kỳ kế toán năm.
d. Không phải các trường hợp trên.
Câu 7:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thuộc:

a. Nguồn vốn.
b. Nguồn vốn chủ sở hữu.
c. Nợ phải trả của doanh nghiệp.
d. Tài sản lưu động trong lưu thông.
Câu 8:
Công ty A xuất bán một lô sản phẩm cho khách hàng vào ngày 25/09/200x với giá bán
trị giá 100.000.000đ, hàng đã giao, khách hàng chấp nhận thanh toán và sẽ trả 50%
bằng tiền mặt vào ngày 30/09/200x, số còn lại trả vào ngày 26/10/200x. Theo nguyên
tắc cơ sở dồn tích, công ty A sẽ ghi nhận doanh thu của lô hàng trên vào ngày:
a. 30/09/200x.
b. 25/09/200x.
c. 26/10/200x
d. 31/12/200x.
Câu 9:
Công ty A mua một xe hơi vào ngày 03/09/200x với giá 450.000.000đ, đang sử dụng
cho kinh doanh. Ngày 29/09/200x, giá chiếc xe trên thị trường là 460.000.000đ. Theo
nguyên giá gốc:
a. Ngày 29/09/200x giá trị ghi sổ của chiếc xe sẽ được điều chỉnh tăng thêm
10.000.000đ cho phù hợp với giá thị trường.
b. Ngày 29/09/200x giá trị ghi sổ của chiếc xe vẫn được giữ nguyên là 450.000.000đ.
c. Giá trị ghi sổ của chiếc xe sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường vào ngày kết thúc
niên độ 31/12/200x trước khi lập báo cáo tài chính.
d. Tất cả đều sai.
Câu 10:
Kế toán có các chức năng:
a. Thông tin và hoạch định.
b. Hoạch định và kiểm tra.
c. Thông tin và kiểm tra.
Trang 10



Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
d. Tất cả đều đúng.

PHẦN 3 – BÀI TẬP
Bài 1:
Hãy lựa chọn những sự kiện thuộc đối tượng theo dõi của kế toán trong các sự kiện
được cho sau đây:
1. Trong tháng qua, công ty có quá nhiều nhân viên đi làm trễ.
2. Các khoản chi phí phát sinh tại công ty.
3. Quyết định bổ nhiệm một phó phòng kế toán trong công ty.
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền người bán.
5. Chi phí phát sinh liên quan đến quá trình lắp đặt chạy thử TSCĐ thanh toán
bằng tiền mặt.
6. Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ.
7. Phó giám đốc xin nghỉ vì công việc gia đình.
8. Nhân viên của công ty vừa mua điện thoại di động mới để dùng cho cá nhân.
9. Xuất hàng hóa trong kho bán chưa lấy tiền.
10. Giám đốc thương lượng hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong
công ty.
11. Nhân viên công ty không thực hiện đúng quy chế làm việc tại công ty.
12. Cách thức nhân viên sử dụng thu nhập của mình.
13. Nhận được đơn đặt hàng của khách hàng.
14. Xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
15. Các mâu thuẫn thường xảy ra trong quá trình làm việc của cán bộ công nhân
viên trong công ty.
16. Một nhân viên trong công ty xin thôi việc.
17. Mua công cụ dụng cụ thanh toán bằng chuyển khoản.
18. Tình hình mua sắm tài sản cố định của các đối tác có mối quan hệ mua bán với
đơn vị.

19. Ký quỹ mở L/C để nhập lô nguyên vật liệu.
20. Thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt.
21. Họp trong Ban Giám đốc để thống nhất cách thức phân phối lãi tại đơn vị.
22. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
23. Nhân viên A trả nợ cho nhân viên C trong công ty.
24. Xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng ở bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm.
25. Nhân viên A vay nợ của ngân hàng.
26. Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ trực tiếp.
27. Góp vốn liên doanh bằng chuyển khoản.
Trang 11


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
28. Nộp ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt.
29. Nhân viên A xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài.
30. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
31. Nhân viên A dự kiến đi công tác 3 nước Châu Âu vào tháng tới.
32. Quan hệ công việc giữa nhân viên và các cấp quản trị trong công ty còn thấp.
Bài 2:
Tại 1 doanh nghiệp vào ngày 31/12/20xx có tài liệu về tình hình tài sản và nguồn vốn
như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Xe tải

:

40.000

2. Hàng hóa

:


30.000

3. Phải trả cho người bán

:

10.000

4. Nguồn vốn kinh doanh

:

200.000

5. Phải nộp cho nhà nước

:

2.000

6. Tiền mặt

:

10.000

7. Khoản nhận ứng trước của khách hàng

:


8.000

8. Phải thu của khách hàng

:

10.000

9. Nhà kho

:

30.000

10. Quỹ đầu tư phát triển

:

10.000

11. Phải trả, phải nộp khác

:

22.000

12. Nhà văn phòng

:


50.000

13. Phải trả người lao động

:

3.000

14. Đồ dùng văn phòng

:

10.000

15. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

:

5.000

16. Tiền gửi ngân hàng

:

50.000

17. Khoản ứng trước cho người bán

:


5.000

18. Hàng mua đang đi đường

:

5.000

19. Vay và nợ thuê tài chính

:

40.000

20. Quyền sử dụng đất

:

50.000

21. Nhiên liệu

:

10.000

22. Các loại máy vi tính

:


20.000

23. Lợi nhuận chưa phân phối

:

20.000

Yêu cầu: Phân biệt tài sản và nguồn vốn. Xác định tổng số?
Bài 3:
Tại 1 doanh nghiệp vào ngày 31/12/20xx có tài liệu về tình hình tài sản và nguồn vốn
như sau: (đvt: 1.000đ)
1. Máy móc

:
Trang 12

50.000


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
2. Nguyên vật liệu

:

4.000

3. Phải trả người lao động


:

8.000

4. Phải trả cho người bán

:

4.000

5. Thành phẩm

:

6.000

6. Nguồn vốn kinh doanh

:

108.000

7. Tiền mặt

:

7.000

8. Tiền gửi ngân hàng


:

13.000

9. Nhà xưởng

:

60.000

10. Vay và nợ thuê tài chính

:

18.000

11. Lợi nhuận chưa phân phối

:

X

Yêu cầu: Phân biệt tài sản và nguồn vốn. Xác định X?
Bài 4:
Tính toán và điền vào chỗ trống với số liệu cần thiết (đvt: 1.000đ)
Tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp vào ngày 30/06/20xx là 12.000.000, tổng nợ
phải trả là 3.820.000. Vậy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là ……
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của công ty X vào ngày
31/12/20xx là 560.000 và bằng 1/3 tổng tài sản. Vậy số nợ phải trả của doanh nghiệp
tại thời điểm này là ……

Vào ngày 01/04/20xx, doanh nghiệp đi vào hoạt động với số vốn ban đầu của chủ sở
hữu là 1.500.000. Vào ngày 31/12/20xx, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp là
2.200.000, tổng số nợ phải trả của các bên liên quan là 850.000. vậy trên bảng cân đối
kế toán ngày 31/12/20xx của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu là ……
Bài 5:
Tình hình tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp ngày 01/01/20xx như sau (ĐVT:
1.000đ)
1. Phụ tùng thay thế

1.000

2. Đặt trước cho người bán

X

3. Tạm ứng

2.000

4. Chi phí phải trả

45.000

5. Máy móc thiết bị

400.000

6. Sản phẩm dở dang

7.000


7. Nguyên vật liệu chính

48.000

8. Phải thu khách hàng

4.000

9. Tiền mặt

10.000

10. Quỹ đầu tư phát triển

4.000

11. Phải trả công nhân viên

3.000

12. Vay và nợ thuê tài chính

190.000
Trang 13


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
13. Nguổn vốn kinh doanh


1.100.000

14. Nhà kho

230.000

15. Vật liệu phụ

5.000

16. Thuế phải nộp nhà nước

6.000

17. Thành phẩm

195.000

18. Nhà xưởng

300.000

19. Các khoản phải trả khác

3.000

20. Các khoản phải thu khác

2.000


21. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

20.000

22. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

12.000

23. Các loại công cụ, dụng cụ

20.000

24. Xây dựng cơ bản dở dang

8.000

25. Lãi chưa phân phối

15.000

26. Hàng gửi bán

12.000

27. Tiền gửi ngân hàng

40.000

Yêu cầu:
1. Phân biệt tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.

2. Tìm X
3. Cho biết các chỉ tiêu sau tại ngày 01/01/20xx:
- Tổng giá trị tài sản
- Tổng nguồn vốn
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
- Tổng nợ phải trả
Bài 6:
Tình hình tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp ngày 01/01/20xx như sau (ĐVT:
1.000đ)
1. Phải thu khách hàng

90.000

2. Tiền mặt

124.000

3. Khách hàng đặt trước

80.000

4. Thuế phải nộp nhà nước

30.000

5. Nhà xưởng

1.000.000

6. Nguồn vốn kinh doanh


1.729.000

7. Phải trả, phải nộp khác

20.000

8. Phương tiện vận tải

550.000

9. Quỹ đầu tư phát triển

125.000

10. Nguyên vật liệu

320.000
Trang 14


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
11. Hao mòn TSCĐ

100.000

Yêu cầu:
1. Phân biệt tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
2. Cho biết các chỉ tiêu sau tại ngày 01/01/20xx:
- Tổng giá trị tài sản

- Tổng nguồn vốn
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
- Tổng nợ phải trả
Bài 7:
Tình hình tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp ngày 01/01/20xx như sau (ĐVT:
1.000đ)
1. Máy móc thiết bị

50.000

2. Tiền mặt

5.000

3. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

7.000

4. Thuế phải nộp nhà nước

5.000

5. Hàng đang đi đường

3.000

6. Nguồn vốn kinh doanh

65.000


7. Phải trả, phải nộp khác

2.000

8. Tạm ứng

2.000

9. Quỹ khen thưởng phúc lợi

1.000

10. Nguyên vật liệu

5.000

11. Hao mòn TSCĐ

10.000

12. Công cụ, dụng cụ

1.000

13. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

3.000

14. Thành phẩm


2.000

15. Tiền gửi ngân hàng

14.000

16. Nợ người bán

6.000

17. Người mua nợ

4.000

18. Lợi nhuận chưa phân phối (lỗ)

10.000

19. Phải trả công nhân viên

3.000

Yêu cầu:
1. Phân biệt tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
2. Cho biết các chỉ tiêu sau tại ngày 01/01/20xx:
- Tổng giá trị tài sản
- Tổng nguồn vốn
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Trang 15



Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
- Tổng nợ phải trả
Bài 8: Tình hình tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp ngày 31/01/20xx như sau
(ĐVT: 1.000.000đ)
1. Nhà cửa

1.200

2. Xe tải

1.800

3. Nguyên vật liệu chính

500

4. Vay và nợ thuê tài chính

600

5. Tiền mặt

210

6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

750

7. Bằng phát minh sáng chế


350

8. Nhiên liệu

620

9. Quỹ đầu tư phát triển

130

10. Tạm ứng

90

11. Quỹ khen thưởng phúc lợi

300

12. Công cụ, dụng cụ

80

13. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

420

14. Hàng mua đang đi đường

150


15. Tiền đang chuyển

70

16. Nợ người bán

230

17. Người mua nợ

100

18. Tiền gửi ngân hàng

800

19. Phải trả công nhân viên

100

20. Nguyồn vốn kinh doanh

7.500

21. Lợi nhuận chưa phân phối

X

22. Hàng gửi bán


300

23. Chứng khoán kinh doanh

160

24. Xây dựng cơ bản dở dang

790

25. Kho tàng

570

26. Máy móc thiết bị

1.430

27. Ứng trước tiền cho người bán

450

28. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước

240

29. Phải trả, phải nộp khác

140


30. Thành phẩm

280

31. Tài sản cố định khác

1.500

Yêu cầu:
1. Phân biệt tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
Trang 16


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
2. Tìm X.
Bài 9:
Giả sử tại một doanh nghiệp sản xuất nhựa gia dụng, có tài liệu về tài sản và nguồn
vốn vào ngày 30/06/N như sau: (Đvt: 1.000đ):
1. Nhà văn phòng

2.200.000

2. Tiền mặt tồn quỹ

415.000

3. Hạt nhựa tồn kho

1.000.000


4. Bàn ghế văn phòng

127.000

5. Xe con

850.000

6. Nhà xưởng

3.000.000

7. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

455.000

8. Quỹ kheng thưởng phúc lợi

240.000

9. Tiền gửi ngân hàng

1.450.000

10. Máy đánh bóng sản phẩm

215.000

11. Nguồn vốn kinh doanh


9.000.000

12. Tiền mua hạt nhựa chưa trả

250.000

13. Sản phẩm nhựa các loại

2.560.000

14. Tiền vay dài hạn ngân hàng

1.500.000

15. Xe chở hàng

750.000

16. Máy đúc sản phẩm

2.150.000

17. Tiền bán sản phẩm chưa thu được

172.000

18. Hóa chất tồn kho

457.000


19. Tiền dịch vụ chưa thanh toán

35.000

20. Xăng dầu tồn kho

300.000

21. Tiền lương phải trả CNV

450.000

22. Thuế còn phải nộp nhà nước

84.000

23. Tiền vay ngắn hạn ngân hàng

2.745.000

24. Nguồn vốn xây dựng cơ bản

1.100.000

25. Các khoản phải nộp khác

500.000

26. Lợi nhuận chưa phân phối


?

Yêu cầu:
1. Phân biệt tài sản và nguồn vốn?
2. Tính chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối?
Bài 10:
Một doanh nghiệp tư nhân mới thành lập. Chủ doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh
bằng một số tài sản trị giá 900.000.000đ, trong đó:
Trang 17


Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
- Giá trị TSCĐ hữu hình chiếm 65%.
- Tài sản lưu động gồm:
+ Nguyên liệu vật liệu :

150.000.000đ

+ Công cụ dụng cụ

:

25.000.000đ

+ Tiền mặt

:

(?)


Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán.

Trang 18


×