Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

Xuất khẩu lao động chất lượng cao của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 194 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ HOÀNG MẠNH TRUNG

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO
CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ HOÀNG MẠNH TRUNG

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO
CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế quốc tế
: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung

Hà Nội, Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Hoàng Mạnh Trung


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO .................................................................................. 9
1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................. 9
1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................ 16
1.3. Các vấn đề rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................... 29
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO .......................................................... 34
2.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu lao động chất lượng cao ............. 34
2.2. Xuất khẩu lao động chất lượng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế .............. 42
2.3. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động chất lượng cao của một số nước và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................................... 57
Chương 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO
CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ...................... 74
3.1. Hoạt động xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam giai đoạn 20072018 ...................................................................................................................... 74
3.2. Đánh giá quá trình xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam giai
đoạn 2007-2018 .................................................................................................... 96
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO CỦA VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................................................................... 103
4.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng đến xuất
khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới .......... 103
4.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ....................................................................... 122
4.3. Một số kiến nghị .......................................................................................... 143
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết
tắt

1


AEC

ASEAN Economic
Community

2

AMM

ASEAN Ministerial Meeting Hội nghị Bộ trưởng ASEAN

3

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á –
Thái Bình Dương

3

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn Khu vực ASEAN


4

Nguyên nghĩa tiếng Anh

ASEAN Association of South East
Asian Nations

Nguyên nghĩa tiếng Việt
Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

5

IILS

International Institute for
Labour Studies

Viện Nghiên cứu Lao động Quốc tế

6

ILO

International Labour
Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế


7

IOM

International Organization for Tổ chức Di cư Quốc tế
Migration

8

LĐTBXH

9

MOU

Memorandum of
Understanding

10

OECD

Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Cooperation and Development

11

RM

Malaysian Ringgit


Ringgit Malaysia

12

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

13

WMR

World Migration Report

Báo cáo Di cư Thế giới

14

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

15

TNC


Transnational Corporation

Công ty xuyên quốc gia

Lao động, Thương binh và Xã hội
Biên bản ghi nhớ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2007-2018..............75
Bảng 3.2. Tình hình xuất khẩu lao động giai đoạn 2007-2018................................ 78
Bảng 3.3. Số lượng lao động Việt Nam đi xuất khẩu tại một số thị trường trọng
điểm giai đoạn 2007-2018...................................................................... 81
Bảng 3.4. Độ tuổi phù hợp với những ngành nghề lao động được xuất khẩu ở Việt
Nam....................................................................................................... 88
Bảng 3.5. Độ tuổi và giới tính phù hợp với những ngành nghề để đi lao động tại
Hàn Quốc............................................................................................... 89
Bảng 3.6. Độ tuổi và giới tính phù hợp với những ngành nghề để đi lao động tại
Nhật Bản................................................................................................ 91
Bảng 3.7. Độ tuổi và giới tính phù hợp với những ngành nghề để đi lao động

tại

Đài Loan................................................................................................ 92
Bảng 3.8. Độ tuổi và giới tính phù hợp với những ngành nghề để đi lao động tại
Malaysia................................................................................................. 93
Bảng 3.9. Tỷ lệ lao động nam và nữ đi lao động tại nước ngoài giai đoạn 2013-2018
................................................................................................................................ 93
Bảng 4.1. Tổng hợp ngành nghề của thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam.....120



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1. Dự báo dân số thế giới trong độ tuổi lao động....................................... 105
Hình 4.2. Mô hình quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài..................134


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng được đưa vào Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) đến nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển
sâu rộng và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Từ một quốc gia có nền kinh tế lạc
hậu, kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt một thời gian dài. Thêm vào đó, đời sống nhân
dân không ngừng được cải thiện đã góp phần đáng kể vào những thành tựu trong công
cuộc xoá đói, giảm nghèo, đưa nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.

Mở cửa và hội nhập kinh tế đã đặt nền kinh tế Việt Nam trước những cơ hội và
thách thức lớn lao. Cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi thương
mại với các thị trường hấp dẫn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
… Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO
và tham gia mạnh mẽ hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA), còn làm bộc lộ rõ
hơn những yếu kém nội tại của nền kinh tế Việt Nam.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 FTA, trong đó có 10
hiệp định đã có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 03 hiệp định đã ký kết hoặc kết
thúc đàm phán nhưng chưa có hiệu lực, 04 hiệp định đang đàm phán. Trong số các
hiệp định thương mại tự do đó có các FTA thế hệ mới, là các FTA với những cam
kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và
dịch vụ như các “FTA truyền thống”; mức độ cam kết sâu nhất (cắt giảm thuế gần
như về 0%, có thể có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ và hơn thế,ngoài ra các

FTA thế hệ mới còn bao gồm những lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như:
lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa,
cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư…
Việt Nam hiện nay đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp
định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA.
1


Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy kinh tế
- xã hội phát triển, trong đó có xuất khẩu lao động. Đây là một xu hướng tất yếu
khách quan ở các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và dồi dào như Việt
Nam, bên cạnh đó còn do quá trình toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại và
phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu lao động nhằm góp phần giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động trong nước, tạo
nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đồng thời nó còn góp phần tiếp thu, chuyển giao
công nghệ tiên tiến từ nước ngoài; đào tạo nguồn lao động chất lượng cao; tăng
cường quan hệ hợp tác quốc tế về nhiều mặt giữa Việt Nam và các quốc gia khác
trên thế giới.
Theo ước tính, Việt Nam hiện có hơn 550.000 lao động đang làm việc trong 30
ngành công nghiệp khác nhau ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, bình quân mỗi năm
gửi về nước khoảng 2,5 tỷ USD. Số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài
nước (Bộ LĐ-TB và XH), năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài khoảng 148.000 tăng hơn 28.000 người so với mục tiêu người đặt ra. Trước
đó, năm 2018 cũng ghi nhận số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài rất cao,
hơn 142.000 người. Như vậy, đây cũng là năm thứ 5 số lượng lao động trong nước
đi làm việc ở nước ngoài liên tục vượt mốc 115.000 người kể từ năm
2015.
Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí thị trường lao động thu hút nhiều lao động Việt
Nam nhiều nhất trong năm qua. Tiếp đó là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và

Hàn Quốc. Nhiều thị trường mới, tiềm năng ở khu vực châu Âu đã được mở. Bản
ghi nhớ hợp tác về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình “lao động
kỹ năng đặc định” cũng được ký kết vào tháng 7/2019 nhằm tăng cường bảo hộ, tạo
thuận lợi cho việc phái cử, tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định trên cơ sở tuân thủ
quy định pháp luật của hai nước. Thêm vào đó, chất lượng các chương trình đưa lao
động đi làm việc theo hợp đồng cũng được đảm bảo, thu hút nhiều lao động có kỹ
năng cao. Số lượng lao động đi làm việc tại các thị trường có thu nhập cao như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đức…liên tục tăng.
2


Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thuộc lĩnh vực này, những năm qua lĩnh
vực xuất khẩu lao động của Việt Nam mặc dù có nhiều phát triển, song những phát
triển đó chưa tương xứng với tiềm năng lao động trong nước, chất lượng lao động
xuất khẩu còn chưa cao. Nguyên nhân là do trình độ tay nghề của lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường
mới. Ngoài ra tình trạng lao động làm việc ở nước ngoài bỏ hợp đồng, trốn ở lại,
gây ảnh hưởng đến hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển cùng với sự phát
triển như vũ bão của công nghệ thì các nước nhập khẩu lao động có xu hướng đòi
hỏi những lao động có trình độ tay nghề, vì vậy mà các nước này dần dần chuyển
sang nhập khẩu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhằm đáp ứng yêu
cầu của những lĩnh vực, ngành nghề mới và cả các ngành nghề “không hẳn là mới”.
Thực tế cho thấy, trong những năm trở lại đây, lao động trình độ cao của Việt Nam,
đặc biệt là lao động trong ngành điều dưỡng, hộ lý, có nhiều cơ hội đi làm việc ở
nước ngoài hơn khi Cục Quản lý lao động ngoài nước trực tiếp thực hiện 2 chương
trình hợp tác với Nhật Bản và Đức trong tuyển chọn, đào tạo và đưa các ứng viên
điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại hai quốc gia này. Thêm vào đó, cùng với sự ra
đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC – ASEAN Economic Community) vào
ngày 31/12/2015, lao động trình độ cao của Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội

hơn khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, trong lâu dài chúng ta cần làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu lực lượng
lao động chất lượng cao sẵn có, đa dạng hóa các ngành nghề lao động chất lượng
cao, đảm bảo quyền lợi của đội ngũ lao động xuất khẩu, tăng cường việc xuất khẩu
lao động tại chỗ… là bài toán không hề dễ giải quyết. Trong quá trình tìm hiểu của
tác giả, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao
động sang các thị trường cũng như nâng cao chất lượng lao động trước khi xuất
khẩu nhưng những nghiên cứu này còn tương đối nhỏ lẻ và phần nào đó không còn
phù hợp với thời kỳ hiện tại, khi có quá nhiều biến động và thay đổi như hiện nay.
Vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Xuất khẩu lao động chất lượng cao của
3


Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu cho luận
án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu chung
Làm rõ cơ sở khoa học và thực trạng xuất khẩu lao động chất lượng cao của
Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu lao động chất lượng cao, đảm bảo lợi ích của quốc gia và người lao động khi
tham gia xuất khẩu lao động.
Mục tiêu cụ thể
Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động chất
lượng cao, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển xuất khẩu lao động chất
lượng cao của một quốc gia.
Phân tích, tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu lao động chất lượng cao của
một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế trong vấn đề phát triển
xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam.

Luận án phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động chất lượng cao
của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018, những kết quả chính, những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân; cơ hội, thách thức và tác động của xuất khẩu lao động chất lượng cao
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như với bản thân người lao động tham gia
hoạt động xuất khẩu lao động.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị về cơ chế, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
lao động chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được các mục tiêu, Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
Vấn đề khoa học
- Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về xuất khẩu lao động chất lượng cao.
- Nội hàm, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động chất lượng cao.
4


Vấn đề thực tiễn
- Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam thời
gian qua, đánh giá thành công, hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành công
và hạn chế trên.
- Nghiên cứu, đánh giá những lợi ích cũng như chi phí cơ hội của Việt Nam
khi xuất khẩu lao động chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động
chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động
chất lượng cao của Việt Nam từ năm 2007 (kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO) đến
nay.
Trong luận án khái niệm xuất khẩu lao động đôi khi được hiểu như di cư lao
động quốc tế hay di chuyển lao động quốc tế.

Xuất khẩu lao động chất lượng cao trong nghiên cứu này là xuất khẩu lao
động trực tiếp, là loại hình dịch vụ đưa người lao động có tay nghề và có trình độ
ngoại ngữ nhất định bao gồm cả chuyên gia và tu nghiệp sinh, thực tập sinh đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài có tổ chức, hợp pháp thông qua các hiệp định chính
phủ, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các hợp đồng của tổ chức dịch vụ được
cấp giấy phép xuất khẩu lao động, hoặc theo các hợp đồng nhận thầu khoán công
trình, các dự án đầu tư ra nước ngoài, các hợp đồng nâng cao tay nghề hoặc theo các
hợp đồng cá nhân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: đẩy mạnh xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước là chủ thể chính trong nghiên cứu của
luận án nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐCLC, các hiệp hội và doanh nghiệp, người
lao động chất lượng cao là các chủ thể tham gia phối hợp và thực thi các chính sách
của nhà nước.
5


Không gian: các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Đông, Đài Loan, Malaysia, Đức và một số thị trường khác.
Thời gian: Từ 2007 – 2018, tầm nhìn 2030, trong điều kiện cho phép các số
liệu sẽ được cập nhật đến năm 2019.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng: đươc sử dụng trong việc xem xét tác động
của xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam, xây dựng khung lý thuyết của
luận án, đưa ra khoảng trống nghiên cứu.
Phương pháp duy vật lịch sử: được sử dụng trong quá trình xem xét các kết
quả nghiên cứu trước đây về xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao động có tay nghề, có
kỹ năng của Việt Nam, gồm: các số liệu, các nhận định, các chính sách ban hành ở
các giai đoạn.

Về cách tiếp cận, luận án kế thừa các quan điểm, các lý thuyết về xuất khẩu
lao động đã được thừa nhận để đưa ra và phân tích các khái niệm, các vấn đề lý luận
liên quan đến khả năng tham gia xuất khẩu của lao động chất lượng cao của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra các vấn đề mới có ảnh
hưởng đến xuất khẩu lao động như Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được đề cập
đến như một khoảng trống cũng như trong các nội dung phân tích về cơ hội, thách
thức của lao động chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khái quát hoá lý luận sử dụng trong xây dựng những khái niệm
cơ bản;
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng xây dựng các báo cáo kết quả;
Phương pháp so sánh dùng trong liên hệ, so sánh, đối chiếu giữa điều kiện

của một số quốc gia khác và Việt Nam;
Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này sẽ được sử dụng xuyên
suốt cả công trình nghiên cứu để phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động

6


chất lượng cao của Việt Nam, cũng như những cơ hội, thách thức mà hoạt động này
phải đối mặt trong thời gian tới;
Phương pháp phân tích SWOT: dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức đối với lao động chất lượng cao của Việt Nam.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, bảng hỏi.
5. Dự kiến những đóng góp mới của luận
án Về lý luận
Hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu
lao động chất lượng cao dựa trên sự phân tích, so sánh với xuất khẩu lao động thông
thường.

Làm rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động chất lượng
cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế không chỉ về kinh tế.
Về thực tiễn
Đánh giá sự tác động của hội nhập quốc tế đến xuất khẩu lao động nói
chung, xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam nói riêng.
Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam trong
thời gian qua, chỉ ra thành công, hạn chế của hoạt động này, và các nguyên nhân của
thành công cũng như hạn chế.
Sử dụng các kết quả nghiên cứu để đưa ra các nhóm giải pháp, kiến nghị đẩy
mạnh xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án tập hợp một cách có hệ thống các vấn đề liên quan tới xuất khẩu lao
động chất lượng cao;
Luận án phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động
chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; cũng như
phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của lao động chất lượng
cao của Việt Nam khi tham gia xuất khẩu lao động tới các thị trường;
7


Luận án đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm về xuất khẩu lao động chất lượng cao
của một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích tình hình thực trạng xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao động chất
lượng cao của Việt Nam;
Phân tích những hạn chế về xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao động chất
lượng cao của Việt Nam;
Luận án đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao

động chất lượng cao của Việt Nam bối cảnh hội nhập quốc tế;
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính
sách, nhà nghiên cứu, các giảng viên và học viên, cũng như sinh viên các ngành có
liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có kết
cấu gồm 04 chương, cụ thể như sau
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu xuất khẩu lao động chất lượng
cao
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu lao động chất
lượng cao
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu lao động chất lượng cao của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao
động chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

8


Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO
1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về xuất khẩu lao động
Ở ngoài nước, các công trình nghiên cứu về di cư lao động quốc tế
(international migration) đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, trong đó có thể kể tới một
số công trình nghiên cứu gần đây nhất của các tổ chức như Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD - Organization for Economic Cooperation and Development),
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM - International Organization for Migration), Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO - International Labour Organization)... Cụ thể như sau:

Báo cáo Impact of Migration on Economic and Social Development: A review
of evidence and emerging issues, World Bank (2010), tạm dịch là “Tác động của di
cư đối với phát triển kinh tế và xã hội: Tổng quan bằng chứng và các vấn đề mới
xuất hiện”, đã cung cấp tổng quan về tác động phát triển của di cư và kiều hối tại
nước xuất cư và nước nhập cư ở bán cầu nam. Báo cáo khẳng định rằng, di cư quốc
tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của nước xuất cư và nước
nhập cư. Đối với nước xuất cư, nó góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo,
nâng cao trình độ giáo dục và chăm sóc sức khỏe, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, nó cũng gây nhiều hệ lụy về mặt xã hội đối với những lao động di cư
và gia đình của họ. Báo cáo còn tổng hợp một số thảo luận liên quan đến tác động
của di cư đối với biến đổi khí hậu, giá trị dân chủ, nhân khẩu học, bản sắc dân tộc
và an ninh quốc gia [89].
OECD (2016), International Migration Outlook 2016, Triển vọng di cư quốc
tế năm 2016 phân tích những phát triển gần đây trong các phong trào di cư và chính
sách ở các nước OECD và các nước không thuộc OECD, và xem xét sự phát triển
thị trường lao động nhập cư vào các nước OECD trong thời gian gần đây. Báo cáo
bao gồm hai chương đặc biệt: "Tác động kinh tế của di cư: Tại sao cấp địa phương
lại quan trọng" và "Di cư quốc tế sau các cú sốc về môi trường và địa chính trị: Các

9


nước OECD phản ứng như thế nào?". Ngoài ra, còn có các phần ghi chú quốc gia và
phụ lục thống kê [86].
OECD (2017), International Migration Outlook 2017, Triển vọng di cư quốc tế
năm 2017 phân tích những tiến triển gần đây trong hoạt động di cư và chính sách di cư
tại các nước là thành viên của OECD và một số nước chọn lọc không phải là thành
viên. Theo đó, báo cáo nghiên cứu tác động của hoạt động di cư nhân đạo ngày càng
gia tăng hiện nay. Đồng thời, báo cáo xem xét, đánh giá những biến động trong kết quả
thị trường lao động của người nhập cư tại các nước OECD, trong đó trọng tâm vào việc

tạo công ăn việc làm trong trung hạn và những hàm ý về mặt thay đổi cấu trúc trong thị
trường lao động. Ngoài ra, báo cáo còn có 1 chương về gia đình di cư, coi đó là một
phần quan trọng trong hoạt động di cư và chính sách quản lý di cư [87].

OECD (2018), International Migration Outlook 2018, Triển vọng di cư quốc
tế năm 2018 phân tích những tiến triển gần đây trong hoạt động di cư và chính sách
di cư của các nước là thành viên OECD và một số nước không phải là thành viên
của tổ chức này. Báo cáo còn phân tích tiến triển của kết quả thị trường lao động di
cư ở các nước OECD, tập trung vào chất lượng công ăn việc làm của người di cư và
các ngành, nghề mà họ tập trung làm việc. Ngoài ra, báo cáo còn có 2 chương đặc
biệt về đóng góp của các dòng người tị nạn gần đây đối với lực lượng lao động và
việc làm bất hợp pháp của lao động nước ngoài [88].
IOM (2013), World Migration Report 2013: Migration Well-being and
Development, Switzerland, Báo cáo Di cư Thế giới năm 2013 với chủ đề Di cư:
Chất lượng cuộc sống và phát triển bao gồm 5 chương. Báo cáo đã tập trung vào
một số điểm nhấn về di cư và chương trình phát triển, các khuynh hướng di cư, đặc
biệt là có phần tổng quan các nghiên cứu về di cư, hạnh phúc và chất lượng cuộc
sống, các khía cạnh của chất lượng cuộc sống của lao động di cư. Cuối cùng, báo
cáo đưa ra kết luận rằng vấn đề lao động di cư cần được xác định là vấn đề trọng
tâm; sự phát triển ở đây không nằm ngoài cái gì khác hơn là cải thiện chất lượng
sống của con người; di cư nhằm mục tiêu cải thiện sự phát triển con người và đạt
được các cấp độ thỏa mãn về chất lượng cuộc sống [75].
IOM (2015), World Migration Report 2015 – Migrants and Cities: New
Partnerships to Manage Mobility, Báo cáo Di cư Thế giới năm 2015 với chủ đề Di
10


cư và các thành phố: Mối quan hệ mới để quản lý di cư gồm 5 chương. Hai chương
đầu tiên của báo cáo đã đưa ra các xu hướng chính trong các thành phố và di cư,
khảo sát các khu vực đô thị khác nhau có kinh nghiệm về phát triển các dòng di cư

trong nước hoặc quốc tế hoặc thậm chí cả hai, làm nổi bật các dòng di cư đa dạng.
Chương 3 xem xét các khía cạnh về các tổn thương đô thị nói chung - các chiến
lược sinh kế và di động, các rào cản đối với việc tiếp cận các nguồn lực và các hình
thức dễ bị tổn thương cụ thể vì chúng ảnh hưởng đến những nhóm người có nguy cơ
cao nhất, bao gồm phụ nữ di cư. Chương 4 khảo sát cách thức đô thị hoá và các mô
hình di cư mới có thể góp phần giảm nghèo, tăng trưởng và phát triển đô thị và nâng
cao phúc lợi cho người di cư. Chương 5 nghiên cứu một số điều kiện quản lý đô thị
cho chính quyền địa phương và sự hợp tác của người nhập cư [76].
IOM (2018), World Migration Report 2018, Báo cáo Di cư Thế giới năm 2018, là
báo cáo thứ 9 trong xê ri các báo cáo về di cư quốc tế của IOM. Báo cáo này được chia
ra làm 2 phần lớn, gồm 10 chương. Phần thứ nhất với chủ đề “các dữ liệu và thông tin
chính về di cư”, bao gồm 3 chương liên quan đến các xu hướng di cư toàn cầu; di cư
dưới góc độ khu vực và những nghiên cứu và phân tích gần đây về di cư. Phần thứ hai
về “các vấn đề di cư phức tạp mới xuất hiện”, bao gồm 6 chương, tập trung vào các vấn
đề như quản trị di cư toàn cầu; sự di chuyển, di cư và liên kết xuyên quốc gia; tìm hiểu
hành trình di cư từ góc độ của người di cư; truyền thông về di cư và người di cư; di cư,
bạo lực cực đoan và loại trừ xã hội; và bổ sung thêm các thông tin liên quan đến người
di cư và thành phố của báo cáo di cư thế giới 2015 [77].

IILS & ILO (2013), World of Work Report 2013: Repairing the Economic and
Social Fabric, Switzerland, Báo cáo Thế giới Việc làm năm 2013: Sửa chữa kết cấu
hạ tầng kinh tế xã hội là một báo cáo gồm 5 chương, trong đó trình bày tổng quan
về xu hướng và dự báo việc làm, phân phối thu nhập và các nhóm thu nhập trung
bình trên thế giới, vai trò của mức lương tối thiểu trong việc tái cân bằng nền kinh
tế, đầu tư cho sự hồi phục thân thiện với công việc, cách để chuyển sang nền kinh tế
thân thiện với việc làm và công bằng [65].
ILO (2013), Global Employment Trends 2013: Recovering from a Second Jobs
Dip, Switzerland, Báo cáo Xu hướng việc làm Toàn cầu năm 2013: Hồi phục từ suy
thoái việc làm là một công trình nghiên cứu về xu hướng việc làm toàn cầu,
11



trong đó chỉ ra rằng trong năm 2012 cả tốc độ phát triển và tỷ lệ có việc làm đều
giảm, có hơn 4 triệu người thất nghiệp. Báo cáo nghiên cứu cuộc khủng hoảng thị
trường lao động ở cả các nước đang phát triển và các nước phát triển, trong đó tâm
chấn của cuộc khủng hoảng nằm ở các nước phát triển nhưng suy thoái kép tại các
quốc gia này đã có tác động đáng kể vào thị trường lao động tại các nước đang phát
triển. Báo cáo ước tính các chỉ số định lượng và định tính của thị trường lao động
toàn cầu và khu vực, thảo luận các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động tới thị trường lao
động để từ đó tìm ra các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, khi xem xét các tác động
của chính sách kinh tế vĩ mô trên thị trường lao động, báo cáo xem xét thông tin
phản hồi tiêu cực từ hộ gia đình, các doanh nghiệp, thị trường vốn và ngân sách
công cộng. Báo cáo cho thấy sự mất cân đối vĩ mô được thể hiện một cách khá rõ
ràng trên thị trường lao động. Tổng cầu giảm sút, thị trường lao động lại chịu nhiều
tác động tiêu cực hơn do các chính sách thắt lưng buộc bụng của các chính phủ.
Trong chương cuối, báo cáo đưa ra khuyến nghị cần xem xét lại các chính sách
nhằm đạt được sự phục hồi bền vững trong năm 2013 và những năm tới [66].
ILO (2014), Global Employment Trends 2014: The risk of a jobless recovery,
ILO, Báo cáo đã phân tích, làm rõ những vấn đề liên quan đến thách thức vĩ mô và
những tiến triển trong thị trường lao động toàn cầu; những tiến triển về kinh tế và thị
trường lao động ở một số khu vực trên thế giới; qua đó đề xuất một số chính sách nhằm
có một thị trường lao động mạnh hơn và đạt được tăng trưởng bao trùm hơn [67].
Từ năm 2015, báo cáo Xu hướng Việc làm Toàn cầu đã được thay thế bởi một báo
cáo hàng năm khác của ILO, có tên là World Employment and Social Outlook (WESO):
Trends (Việc làm thế giới và triển vọng xã hội: Xu hướng). Các báo cáo WESO này đã tập
trung vào rất nhiều vấn đề liên quan đến công ăn việc làm, cụ thể như sau:

ILO (2015), World Employment and Social Outlook: Trends 2015, ILO, Báo
cáo này đã đưa ra dự báo về tình trạng thất nghiệp toàn cầu ngày càng gia tăng và
giải thích các nhân tố đứng đằng sau xu hướng này, ví dụ như tình trạng bất bình

đẳng tiếp diễn hay mức lương ngày càng sụt giảm. Báo cáo còn nghiên cứu động
lực gia tăng tầng lớp trung lưu tại các nước đang phát triển cũng như rủi ro về tình
trạng bất ổn xã hội, đặc biệt là ở những khu vực có thanh niên thất nghiệp ngày
càng tăng. Ngoài ra, báo cáo còn nghiên cứu các nhân tố về mặt cấu trúc định hình
12


việc làm thế giới, bao gồm tình trạng già hóa dân số và việc những chủ sử dụng lao
động ngày càng có xu hướng tuyển dụng lao động có tay nghề và có kỹ năng hơn
[68], [69].
ILO (2016), World Employment and Social Outlook: Trends 2016, ILO, Báo
cáo này đã cung cấp một cách khái quát xu hướng việc làm, thất nghiệp và tình
trạng tham gia vào lực lượng lao động cũng như hàng loạt các vấn đề khác liên quan
đến chất lượng việc làm trên phạm vi toàn cầu, các khu vực lớn cũng như các ngành
nghề chủ yếu. Báo cáo chỉ ra rằng, mức độ mở rộng nền kinh tế thế giới là không đủ
để thu hẹp khoảng cách giữa công ăn việc làm và cách biệt xã hội xuất hiện từ giai
đoạn đầu cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Thông qua tìm hiểu quan hệ biện
chứng giữa chính sách kinh tế vĩ mô và kết quả việc làm cũng như xã hội, báo cáo
phân tích phương án kết hợp chính sách nào tỏ ra hiệu quả nhất trong việc tạo ra
nhiều công ăn việc làm và thu nhập cân bằng [70], [71].
ILO (2017), World Employment and Social Outlook 2017: Sustainable
enterprises and jobs – Formal enterprises and decent work, ILO, Báo cáo tập trung
làm rõ vấn đề doanh nghiệp bền vững thông qua phân tích các đặc trưng của công
ty, các chiến lược của các công ty này và vai trò của chúng đối với hoạt động của
doanh nghiệp và kết quả của thị trường lao động như thế nào. Báo cáo làm rõ các
doanh nghiệp tư nhân chính thức phản ứng trước bối cảnh trong nước và quốc tế
ngày càng thay đổi ra sao. Đặc biệt, báo cáo đánh giá mối liên kết giữa các chiến
lược nội bộ nhằm quản lý và tổ chức nhân lực và tài chính – bao gồm cơ cấu vốn,
đổi mới, thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu – cũng như tính cạnh tranh và kết
quả thị trường lao động ở cấp độ doanh nghiệp. Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò của

chính phủ và các tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp bền vững,
đáng chú ý là việc định hình các tổ chức hỗ trợ và chính sách hỗ trợ thông qua đối
thoại xã hội hiệu quả [72].
ILO (2018), World Employment and Social Outlook 2018: Greening with jobs,
ILO, Báo cáo nghiên cứu về việc biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường sẽ tác
động đến thị trường lao động như thế nào, ảnh hưởng tới cả quy mô và chất lượng
việc làm ra sao và lượng hóa sự dịch chuyển được kỳ vọng sẽ diễn ra trong nội bộ
ngành và giữa các ngành ra sao. Báo cáo khẳng định rằng, trong khi các biện pháp
13


nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu có thể tạo ra tình trạng mất việc làm trong ngắn
hạn, việc chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững hơn sẽ mang lại nhiều tiềm năng
hơn trong việc tạo công ăn việc làm và khuyến khích các công việc tốt. Báo cáo
cũng xem xét các vấn đề then chốt liên quan tới nền kinh tế xanh hơn, bao gồm
chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách môi trường, các chương trình công cộng, bảo
vệ người lao động và các kỹ năng của người lao động [73].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về xuất khẩu lao động chất lượng cao
B. Lindsay Lowell and Allan Findlay (2001), Migration of highly skilled
persons from developing countries: Impact and policy responses - Synthesis Report,
International Migration Papers 44, ILO, Báo cáo tổng hợp về di cư tay nghề cao từ
các nước đang phát triển - Tác động và các chính sách đáp trả. Báo cáo nghiên cứu
các tác động của di cư tới phát triển kinh tế: tác động trực tiếp của “chảy máu chất
xám” làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, tác động của di cư lành nghề khuyến khích
giáo dục trong nước, các tác động phản hồi như hồi hương, chuyển tiền, cộng đồng
người xa xứ và chuyển giao công nghệ, các quá trình liên quan: Toàn cầu hoá,
thương mại dịch vụ và di chuyển kỹ năng [78].
Lucie Cerna (2010), Policies and practices of highly skilled migration in times
of the economic crisis, ILO International Migration Papers 99, ILO, Báo cáo Chính
sách và thực tiễn của di cư có trình độ cao trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nghiên

cứu về các phương pháp tiếp cận ở cấp độ quốc gia và khu vực về chính sách di cư
lành nghề trước và trong khủng hoảng kinh tế ở 5 khu vực: châu Á, châu Úc, châu
Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ, sau đó đưa ra một số gợi ý chính sách về di cư lành
nghề và điều chỉnh chính sách nhập cư [79].
Allan M. Findlay and Emma Stewart (2002), Skilled Labour Migration from
Developing Countries: Annotated Bibliography, ILO International Migration Papers
56, Báo cáo Di cư lao động lành nghề từ các nước đang phát triển: Tổng quan các
công trình nghiên cứu là một công trình nghiên cứu tổng quan về các nghiên cứu đã
có từ trước về các vấn đề của di cư lao động lành nghề để trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu: Di cư lao động lành nghề và du học sinh tác động như thế nào đến thị
trường lao động của các nước đang phát triển?, di cư lành nghề và du học sinh ảnh

14


hưởng như thế nào đến khả năng hội nhập của các nước đang phát triển vào thị
trường toàn cầu? Nó có tác động gì đến đói nghèo ở các nước đang phát triển [61].
OECD (2014), International Migration: The Relationship with Economic and
Policy Factors in the Home and Destination Country, tạm dịch là “Di cư quốc tế:
Mối quan hệ với các yếu tố kinh tế và chính sách tại nước xuất cư và nước nhập
cư”, đã sử dụng số liệu lao động di cư có tay nghề cao và tay nghề thấp từ 92 nước
đến 44 quốc gia nhập cư để làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và di cư
quốc tế. Bài nghiên cứu phân tích các liên kết giữa di cư với chính sách và các nhân
tố nhân khẩu học hiện hành ở các nước xuất cư và nước nhập cư. Phân tích chỉ ra
rằng lao động di cư có trình độ chuyên môn thường nhận được mức lương cao, đặc
biệt đối với lao động di cư từ các nước có thu nhập trung bình. Điều đó hỗ trợ giải
thích các lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nước xuất cư và xu hướng
di cư. Sự khác biệt về chính sách giữa nước nhập cư và nước xuất cư cũng rất quan
trọng, như các quy định về doanh nghiệp và thị trường lao động hay chất lượng
tương đối của các tổ chức pháp nhân [84].

ADBI, OECD, ILO (2014), Labor Migration, Skills & Student Mobility in Asia,
Báo cáo Lao động di cư, Kỹ năng và Du học sinh ở châu Á gồm có 4 chương. Đây là
báo cáo tóm tắt các vấn đề chính sách lớn được đưa ra thảo luận bởi các chuyên gia và
các nhà hoạt động thực tiễn đến từ nhiều tổ chức quốc tế khác nhau và một số nước
châu Á tại phiên bàn tròn thứ ba về Di cư lao động: Đánh giá những yêu cầu về thị
trường lao động đối với người lao động nước ngoài và chính sách cho hoạt động dịch
chuyển lao động có kỹ năng trong khu vực do Viện Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADBI) và OECD, ILO đồng tổ chức tại Bangkok từ ngày 23-25 tháng 01 năm 2013.
Báo cáo đã làm rõ những xu hướng và triển vọng di cư lao động ở châu Á và đánh giá
những yêu cầu về thị trường lao động đối với người lao động nước ngoài. Báo cáo cũng
tập trung làm rõ việc xây dựng một khu vực dịch chuyển kỹ năng để nhằm tạo ra dòng
dịch chuyển tự do lao động có kỹ năng giữa các nước thành viên ASEAN [59].

Ajay Bailey & Clara H. Mulder (2017), Highly skilled migration between the
Global North and South: gender, life courses and institutions, Journal of Ethnic and
Migration Studies, Bài viết đã khẳng định, di cư lao động có trình độ là một trong
những động lực chính tạo nên tăng trưởng kinh tế và đổi mới, vì vậy, cạnh tranh lao
15


động có trình độ, có kỹ năng trên thế giới diễn ra ngày càng gay gắt. Bài viết đã phân
tích mối quan hệ giữa giới tích, bản sắc và vị thế trong xã hội của người di cư; lựa chọn
trong cuộc đời của họ với những người khác tại nước nhập cư và nước xuất cư; cũng
như cách thức mà chủ sử dụng lao động ứng phó với chính sách di cư của nước nhập cư
và nhu cầu ngày càng gia tăng trong việc thu hút những tài năng tuyệt vời nhất [60].

1.2. Các nghiên cứu trong nước
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về xuất khẩu lao động nói chung
Ở Việt Nam, hoạt động xuất khẩu lao động mặc dù mới diễn ra trong khoảng thời
gian không tính là dài, song đã thu hút được sự chú ý, quan tâm nghiên cứu của rất nhiều

các học giả, các nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về xuất khẩu lao động nói
chung thường chia ra làm ba hướng: thứ nhất là các công trình nghiên cứu về hoạt động di
chuyển lao động quốc tế; thứ hai là những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao
động của Việt Nam tại các thị trường nói chung hoặc từng thị trường cụ thể nói riêng; và
thứ ba là các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số quốc
gia trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam trong hoạt động này. Các công
trình nghiên cứu nổi bật theo ba hướng đó có thể kể đến như sau:

Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu về hoạt động di chuyển lao động
quốc tế
Theo hướng này, nổi bật có cuốn Di chuyển lao động quốc tế do tác giả
Nguyễn Bình Giang (2011) làm chủ biên. Trong cuốn sách này, các tác giả đã cung
cấp một cái nhìn khái quát về hoạt động di chuyển lao động quốc tế thể hiện qua
những vấn đề nổi bật, những xu hướng cơ bản và những tác động chủ yếu trong
thập niên đầu của thế kỉ 21, dự báo những xu thế chính và những xu hướng sẽ nổi
lên trong thập niên thứ hai của thế kỷ. Về mặt thời gian nghiên cứu của các tác giả
giới hạn trong phạm vi hai thập niên đầu của thế kỷ 21, về nội dung, nghiên cứu
giới hạn trong lĩnh vực kinh tế học. Kết quả nghiên cứu của cuốn sách được trình
bày thành năm chương, trả lời cho 4 câu hỏi nghiên cứu [15].
Luận án Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991-2016) của nghiên cứu sinh
Nghiêm Tuấn Hùng (2017) đã tổng hợp lại một cách có hệ thống cơ sở lý luận về di cư
trong quan hệ quốc tế và cũng như những tư liệu liên quan tới lịch sử vấn đề, chú trọng
vào giai đoạn khoảng 25 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, luận án còn cố gắng kết

16


hợp và áp dụng những kiến thức liên ngành, đa ngành trong nghiên cứu quốc tế nhằm
sẽ xác định những nguyên nhân cơ bản và điều kiện thúc đẩy vấn đề di cư quốc tế, rút
ra những đặc điểm, xu hướng đáng chú ý của vấn đề này trong những năm sau Chiến

tranh Lạnh. Luận án khẳng định, hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và hợp tác khu vực,
quốc tế, gần như không quốc gia, vùng lãnh thổ nào đứng ngoài hoạt động di chuyển,
di cư quốc tế và vấn đề người nước ngoài nhập cư. Vì vậy, Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu thế đó. Từ đó, luận án cung cấp những luận cứ khoa học và kiến nghị cho việc
hoạch định chính sách di cư, nhập cư của Việt Nam [19].
Luận án Quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc ở nước
ngoài của nghiên cứu sinh Lê Hồng Huyên (2011). Luận án đã khái quát và hệ thống
hóa những vấn đề lý luận về di chuyển lao động quốc tế; phân biệt rõ xuất khẩu lao
động và hiện diện thể nhân để cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ GATS; làm rõ nội
dung quản lý nhà nước về di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc; đúc kết kinh
nghiệm về quản lý nhà nước đối với di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc ở một
số nước. Luận án còn đánh giá khách quan, khoa học và phát hiện những vấn đề đặt ra
cần giải quyết trong quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài
làm việc giai đoạn 1991-2008. Ngoài ra, luận án còn đề xuất định hướng và các nhóm
giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài
làm việc với chiến lược và chính sách tổng thể đối với di chuyển lao động Việt Nam ra
nước ngoài làm việc theo các dạng thức là xuất khẩu lao động và hiện diện thể nhân để
cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ GATS. [26].

Hướng thứ hai, những công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến
hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam tại các thị trường nói chung hoặc từng
thị trường cụ thể nói riêng
Trước hết, có thể kể đến các công trình nghiên cứu từ rất sớm dưới dạng luận
án tiến sĩ, bao gồm: Nguyễn Lương Trào (1993), Mở rộng và nâng cao hiệu quả
việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội [47]; Cao Văn Sâm (1994), Hoàn thiện
hệ thống tổ chức và cơ chế xuất khẩu lao động, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội [43]; Trần Văn Hằng (1996), Các giải pháp nhằm
đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1995-2010, Luận
17



án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội [18]. Trong bối cảnh
hoạt động xuất khẩu lao động mới được đưa vào một trong những chủ trương lớn
nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các luận án trên đã hệ thống hóa
những vấn đề liên quan đến hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài (xuất khẩu lao động) và làm rõ các vấn đề liên quan đến quản lý của nhà nước
về xuất khẩu lao động trong bối cảnh mới – cơ chế thị trường – đồng thời phân tích
thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động nhằm đưa ra một số đánh giá và
đề xuất một số quan điểm, giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao
động cũng như hệ thống tổ chức và cơ chế xuất khẩu lao động. Có thể nói, các
nghiên cứu này đã góp phần làm rõ một hoạt động có thể nói là còn khá mới mẻ vào
thời điểm bấy giờ, và góp phần cung cấp cơ sở lý luận cũng như các kiến nghị chính
sách và giải pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng cho hoạt động xuất khẩu lao động
của Việt Nam trong giai đoạn này.
Luận án Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt
Nam theo cơ chế thị trường của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Linh (2004).
Trong luận án này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu lao
động và quản lý tài chính vĩ mô với xuất khẩu lao động; kinh nghiệm quản lý xuất
khẩu lao động và quản lý về tài chính xuất khẩu lao động ở một số nước châu Á.
Ngoài ra, luận án còn đi sâu làm rõ vấn đề quản lý tài chính trong xuất khẩu lao
động thông qua việc phân tích thực trạng quản lý tài chính xuất khẩu lao động của
Việt Nam ở tầm vĩ mô nhằm đưa ra một số thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
tài chính về xuất khẩu lao động của Việt Nam theo cơ chế thị trường [33].
Đề tài nghiên cứu cấp bộ Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của
các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay do PGS. TS. Trần Thị Thu (2006) làm
chủ nhiệm. Đề tài này được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn
trong hoạt động quản lý xuất khẩu lao động tại Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế
và Thương mại (SONA) với mục đích làm rõ khái niệm và sự cần thiết của việc

nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam, đồng
thời đánh giá hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của doanh nghiệp trong lĩnh vực
này thông qua phân tích thực trạng quản lý xuất khẩu lao động tại Công ty SONA.
18


×