Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Bài thuyết trình Một số giống chủ lực và kỹ thuật nhân giống cây họ cam quýt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.46 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

MỘT SỐ GIỐNG CHỦ LỰC VÀ KỸ THUẬT
NHÂN GIỐNG CÂY HỌ CAM QUÝT
Nhóm sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THÀNH AN
LÊ ĐÌNH ĐẠT
ĐOÀN DUY ĐẠT
NGUYỄN NGỌC SƠN


MỘT SỐ GIỐNG CAM QUÝT CHỦ LỰC Ở VIỆT NAM


Quýt
Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco
Nguồn gốc: Đông Nam Á và quần đảo Malaysia.
Các vùng trồng quýt chính ở Việt Nam là: Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh
Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Đồng Nai, Hòa Bình, Nghệ An và
Lạng Sơn.
Giá trị dinh dưỡng: Giàu vitamin C và A, ăn tươi hoặc xay nước ép.
Mùa quả: Ở miền Nam: tháng 8 - tháng 2 (thời gian cao điểm từ tháng 12
- tháng 2); ở phía bắc: tháng 10 - tháng 4 (thời kỳ cao điểm từ tháng 1 tháng 3) (FAO, 2004).
Đặc điểm: Loài cây cao 2,5 m, lá xanh sẫm, nhỏ, cuống lá có cánh hẹp.
Quả dẹt màu cam, nhiều múi, vỏ dễ bóc, múi dễ chia, chua hay ngọt tùy
giống. Hạt nhỏ, phôi màu xanh lục (Nguyễn Hữu Đống, 2003).


CÁC GiỐNG QUÝT TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM
Quýt tiều



Hình dạng: hình cầu dẹt
Trọng lượng: 200 -300 g/quả
Màu sắc: Vỏ vàng khi chín, thịt hồng
Đặc điểm: Vỏ mỏng, múi dễ tách. Ngọt
và ít vị chua, mọng nước.
Nguồn ICARD, 2002

Hình 1 Quýt tiều


CÁC GiỐNG QUÝT TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM
Quýt đường

Hình dạng: hình cầu dẹt
Trọng lượng: 180 -280 g/quả
Màu sắc: Vỏ xanh vàng khi chín, thịt hồng
Đặc điểm: Vỏ mỏng, múi dễ tách. Ngọt và
mọng nước.
Nguồn ICARD, 2002

Hình 2 Quýt đường


CÁC GiỐNG QUÝT TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM
Cam sành (Quýt Vua)

Hình dạng: hình cầu dẹt
Trọng lượng: 200-380 g/quả
Màu sắc: Vỏ xanh khi chín, thịt hồng

Đặc điểm: Trái lớn, quả dày, múi dễ
tách. Ngọt và mọng nước.
Nguồn ICARD, 2002

Hình 3 Cam sành


Cam
Tên khoa học: Citrus sinensis (L.) Osbeck
Nguồn gốc: gần biên giới Trung Quốc và Việt Nam.
Các vùng trồng cam chính ở Việt Nam là ở các tỉnh phía bắc như Hà
Giang, Yên Bái, Lăng Sơn, Phú Thơ, Hà Nội, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ
An và Hà Tĩnh. Cam cũng được trồng ở miền Nam, chủ yếu ở Cần Thơ,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Đồng Nai.
Giá trị dinh dưỡng: Giàu vitamin C và A, ăn tươi hoặc xay nước ép.
Mùa quả: quanh năm, với mùa cao điểm trong suốt tháng 8 đến tháng 1
ở miền Nam và tháng 2 đến tháng 3 ở miền Bắc (FAO, 2004).


CÁC GiỐNG CAM TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM
Cam chanh (Xã Đoài)

Hình dạng: Hình cầu
Trọng lượng: 200 -320 g/quả
Màu sắc: Vàng nhạt khi chín; thịt vàng tươi
Đặc điểm: Vỏ mịn, có nhiều tinh dầu, khó
bóc. Ngọt lẫn ít vị chua, mọng nước.
Nguồn ICARD, 2002

Hình 4 Cam chanh



CÁC GiỐNG CAM TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM
Cam Soàn

Hình dạng: Hình cầu, có một vòng trên đỉnh
Trọng lượng: 250 -350 g/quả
Màu sắc: Vàng nhạt hơi xanh khi chín; thịt
vàng tươi
Đặc điểm: Quả to, vỏ mỏng, ít hạt. Ngọt và
mọng nước.
Nguồn ICARD, 2002

Hình 5 Cam Soàn


CÁC GiỐNG CAM TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM
Cam Bù

Hình dạng: Hình cầu dẹt
Trọng lượng: 180 -250 g/quả
Màu sắc: vỏ màu vàng và cam; thịt vàng
tươi
Đặc điểm: Vỏ dày, ngọt và mọng nước
Nguồn ICARD, 2002

Hình 6 Cam Bù


CÁC GiỐNG CAM TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM

Cam Mật

Hình dạng: Hình cầu
Trọng lượng: 200 -320 g/quả
Màu sắc: Vàng nhạt hơi xanh khi chín; thịt
vàng
Đặc điểm: Trái to, vỏ nhẵn. Ngọt và mọng
nước
Nguồn ICARD, 2002

Hình 7 Cam mật


Bưởi
Tên khoa học: Citrusmaxima Burm.Merr.
Nguồn gốc: Nguồn gốc của bưởi là không chắc chắn vì nhiều tác giả đã
trích dẫn các địa điểm khác nhau như Polynesia, chân đồi của dãy
Himalaya, Nam Trung Quốc và Malaysia.
Các vùng trồng bưởi chính ở Việt Nam: Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Vĩnh Long,
Thừa Thiên – Huế, Đồng Nai, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Giá trị dinh dưỡng: Giàu vitamin C và A, ăn tươi hoặc xay nước ép.
Mùa quả: Ở miền Nam, tháng 9 đến tháng 2 (mùa cao điểm từ tháng 11
đến tháng 1). Ở miền Bắc, tháng 8 đến tháng 11 (mùa cao điểm vào tháng
10) (FAO, 2004).
Đặc điểm: Cây cao to, lá có cánh rộng, hoa to, thơm. Quả to nhỏ tùy
giống.


CÁC GiỐNG BƯỞI TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM
Bưởi Năm Roi


Hình dạng: hình quả lê
Trọng lượng: 1,0 -1,2 kg/quả
Màu sắc: Vỏ vàng nhạt, thịt trắng hơi vàng
Đặc điểm: Quả to, ngọt và ít vị chua, múi dễ
tách, vỏ mỏng, thịt mềm.
Nguồn ICARD, 2002

Hình 8 Bưởi Năm Roi


CÁC GiỐNG BƯỞI TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM
Bưởi Da Xanh

Hình dạng: hình cầu
Trọng lượng: 1,0 -1,5 kg/quả
Màu sắc: Vỏ xanh khi chín, thịt hồng hơi
đỏ
Đặc điểm: Vỏ dễ lột và khá mỏng. Ngọt và
ít vị chua, mọng nước
Nguồn ICARD, 2002

Hình 9 Bưởi Da Xanh


CÁC GiỐNG BƯỞI TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM
Bưởi Đường lá cam

Hình dạng: hình quả lê
Trọng lượng: 1,0 -1,5 kg/quả

Màu sắc: Vỏ xanh bóng khi chín, thịt trắng
hơi vàng
Đặc điểm: Tép mọng, ăn ngọt mát, không
có vị chua.
Nguồn ICARD, 2002

Hình 10 Bưởi Đường lá cam


CÁC GiỐNG BƯỞI TRỒNG CHÍNH Ở VIỆT NAM
Bưởi Thanh trà

Hình dạng: hình cầu và hình quả lê
Trọng lượng: 0,8 -1,2 kg/quả
Màu sắc: vỏ vàng nhạt, thịt trắng hơi vàng
Đặc điểm: Quả chín ăn ngọt và có vị chua
nhẹ. Tép có nhiều nước, nhưng bên ngoài
khô, bóc không dính tay.
Nguồn ICARD, 2002

Hình 11 Bưởi Thanh Trà


KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY HỌ CAM QUÝT


Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt
Là phương pháp lấy hạt giống cam quýt cho nảy mầm thành cây con. Hạt
giống được thu từ quả đã chín thuần thục, trong điều kiện thích hợp, nảy
mầm hình thành cây mới.

Ưu điểm :

Kỹ thuật đơn giản dễ làm.

Chi phí sản xuất thấp

Hệ số nhân giống cao.

Cây con mọc từ hạt có bộ rễ
khỏe, ăn sâu xuống đất.


Cây nhân giống từ hạt sinh
trưởng khỏe, tính chống chịu
với ngoại cảnh cao

Nhược điểm:

• Nhiều biến dị: Cây mẹ tốt nhưng
cây con có thể xấu; những cây
con nhân giống từ một cây mẹ
nhưng lại rất khác nhau, sản
lượng và chất lượng không giống
nhau.
• Cây nhân giống từ hạt sinh
trưởng chậm


Một số chú ý khi nhân giống bằng hạt
- Số lượng hạt tuỳ theo hạt mới hay cũ, số cây loại không đạt tiêu

chuẩn.
Phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt: nhiệt
độ, không quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 - 80% độ
ẩm bão hoà và đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí.
Giá thể:

Tro trấu hoặc hỗn hợp mụn xơ dừa, cát hạt to, tro trấu và trấu mụt
theo tỷ
lệ 2:2:3:3 trộn sẵn trƣớc khi gieo từ 1-2 tháng,

Cát xây dựng được rửa sạch và khử trùng.
=> Có thể ươm hạt trên luống rồi cấy vào bầu, ươm hạt trong bầu
hoặc gieo thẳng hạt ra đất (ít áp dụng)


Hình 12 Luống ươm hạt

Hình 13 Cây con gieo từ hạt trên
giá thể là cát
(Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây có múi - Bộ NN&PT NT)


Gieo trong túi PE: Chọn hạt mẩy, mỗi
bầu gieo một hạt, gieo sâu 1-2cm.
Bầu ươm màu đen loại nhỏ 0,5lít,
loại lớn 3,5 – 4,5lít ( đường kính 1314cm, cao 25-30cm

Hình 14 Túi PE gieo hạt
(Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây có múi - Bộ NN&PT NT)



Nhân giống bằng hạt

Gieo hạt lấy cây làm
gốc ghép

Công tác lai tạo, chọn
lọc giống


Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
(cắm cành, cắm hom)




Hom là đoạn thân, cành được cắt ra từ cây mẹ dùng nhân giống vô
tính.
Cành là một phần nhánh của thân, trên cành có sẵn điểm sinh trưởng lá
và thân, chỉ cần thêm rễ là thành một cây hoàn chỉnh.
Ưu điểm:

Cây đồng đều, cho nhiều cây
con, nhanh

Cây không phân ly, có đặc điểm
giống cây mẹ, nhanh cho trái

Nhân đƣợc các cây không có
hạt


Nhược điểm:

Tỷ lệ cành giâm bị chết cao

Rễ ăn cạn

Điều kiện phức tạp (Cần có
nhà giâm, hệ thống phun
sương...)

Dễ lan truyền bệnh


Chọn cành giâm:
Cành được sử dụng để giâm có thể lấy ở hai dạng cành là cành ngang
(mang trái) và cành đứng (cành vượt).

Cành ngang chỉ lấy từ ngọn vào bên trong khoảng 20 - 25 cm ở giai
đoạn cây không ra hoa.

Cành vượt có thể lấy từ ngọn vào trong 40 - 50 cm, cây con từ cành này
có sức sống mạnh
Lưu ý:

Lúc chặt không được làm trầy vỏ, cần giữ nguyên vẹn mắt, bỏ những
đoạn gần ngọn (Chiều dài cành giâm khoảng 15 - 20cm. Tỉa bớt lá dưới
đáy cành, giữ lại 5-7 lá, Cắt bớt 1/2 chiều dài lá để hạn chế mất nước).

Vạt xéo đáy cành 1 góc 45 độ, dùng dao rạch vài đường ở đáy cành để

tạo mô sẹo, kích thích sự ra rễ.

Cành giâm nên được thu lúc sáng sớm, trong tình trạng trương nước.



Cách giâm

Lúc trồng nhớ vùi gốc xuống đất, hom cắm xiên xâu 4 - 5 cm

Luống cắm hom phải dọn sạch cỏ, đủ độ ẩm, tơi, xốp, không có dịch bệnh
-> Thường áp dụng cho chanh (tỉ lệ hom sống thành cây đến 99%). Đối với
cam, bưởi trước khi cắm xuống luống người ta thường nhúng phần gốc vào
chất kích thích sinh rễ IBA với liều lượng vài trăm đến vài nghìn ppm.



Hình 15 Cành giâm sau 2 tuần

(Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây có múi - Bộ NN&PT NT)


×