Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC HỖN HỢP THUỐC GLYPHOSATE, 2,4D TRÊN MỘT SỐ LOẠI CỎ CHỦ YẾU Ở VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.38 KB, 24 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CAO SU
KHOA NÔNG HỌC
ĐỀ CƯƠNG
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề Tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC HỖN HỢP THUỐC
GLYPHOSATE, 2,4D TRÊN MỘT SỐ LOẠI CỎ CHỦ YẾU
Ở VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI KHU PHỐ 4-
TÂN ĐỒNG –ĐỒNG XOÀI - BÌNH PHƯỚC”
Người thực hiện : Lương Văn Thiện
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Vũ Thị Hà
Mã lớp : CĐ12NH
Ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Niên khóa : 2012 - 2015
Hệ đào tạo : Cao đẳng chính quy
Bình Phước, tháng 04 năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Kiến thức là vốn quý nhất của con người. Nó góp phần làm cho cuộc sống
có ỹ nghĩa hơn, là nền tang của sự phát triển xã hội, đây là một trong những mối
quan tâm hàng đầu của đất nước ta hiện nay cung như cac nước tiến trên thế giới
trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ,những người chủ tương lai đất nước.
Trong 3 năm học vừa qua nhờ sự giảng dạy tận tình của quỹ thầy cô trường
cao đẳng công nghiệp cao su em đã học tập và đúc kết nhiều kiến thức về nghiệp
vụ bổ ích làm hành trang để vào đời.
Để hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp, em luôn nhần được sự hướng dẫn,
giúp đỡ và sự động viên quý báu của gia đình, quý thầy cô cùng toàn thể các bạn
bè.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu Trường Cao Đẳng Công Nghiệp
Cao Su,ban chủ nhiệm khoa nông học cùng quý thầy cô đã tận tình và giảng dạy
trong suốt khóa học.
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn chân thành sâu sắc nhất tới cô Vũ Thị Hà


người đã nhiệt tình hưỡng dẫn chỉ bảo cho em trong suốt thới gian em hoàn thành
báo cáo đề tài tốt nghiệp .
Em xin chân thành cảm ơn !
TÓM TẮT
Chuyên đề: “ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC HỖN HỢP THUỐC
GLYPHOSATE, 2,4D TRÊN MỘT SỐ LOẠI CỎ CHỦ YẾU Ở VƯỜN
CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI KHU PHỐ 4-TÂN ĐỒNG –
ĐỒNG XOÀI - BÌNH PHƯỚC”
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Hà
Nhằm đánh giá hiệu lực hỗn hợp nhóm thuốc trừ cỏ Glyphosate, 2,4D ,đối
với quần thể cỏ dại trên vườn cao su kiến thiết cơ bản. Thi nghiem được thực hiện
tai vườn cao su nhà chú Thạch khu phố 4 phường Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài -
Bình Phước. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trên vườn cao su có 3 loại cỏ dại
gồm: cỏ lá kim, cỏ hôi,cỏ chỉ,và các loại cỏ khác.trong đó cỏ chỉ là rất phổ biến,
cỏ hôi và cỏ lá kim ở mức phổ biến, các loài cỏ khác ở múc ít phổ biến.
Hiệu lực diệt cỏ của hỗn hợp gồm Glyphosay + 2.4D lớn, mang lại hiệu quả
cao nhất, tiếp theo là hỗn hợp thuốc Glyphosate + 2.4D nhỏ va Glyphosate.
Đối với các loại cỏ trên vườn cao su kiến thiết cơ bản là loại cỏ rất mẫn
cảm với thuốc nên dễ dàng bị tiêu diệt,thuốc glyphosate hay hỗn hợp thuốc đều
mang lại hiệu quả cao.
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi ta kết hợp các loại thuốc với nhau sẽ mang
lại hiệu quả cao hơn.
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao su (danh pháp hai phần: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ
thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế
lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra
tựa như nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực
trong sản xuất cao su tự nhiên.

Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài
Gòn năm 1878 nhưng không sống.
Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt
Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến
Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha
Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty
cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai)
năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của
người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin Một
số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn.
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai
đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến
tranh.
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công
nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng
Trị, Quảng Bình,Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963
bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha. Hiện nay,
cây cao su đã được trồng tại khu vực miền núi phía Bắc và Lai Châu được xem là
thủ phủ của cây cao su ở khu vực này.
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ
khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung
và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ
1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các
nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay
tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát
triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền

chiếm khoảng 27,2%. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó
cao su tiểu điền chiếm 37%. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha.
Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây
Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung
(6.500 ha). Tháng 05 năm 2010 có một số bệnh lạ khiến người dân khốn khổ, bệnh
bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá. Nặng hơn một chút thì rụng lá rồi chết
mà cách đặc trị thì chưa thực sự hiệu quả.
Các loại thuốc trừ cỏ được nông dân sử dụng nhiều hiện nay là nhóm thuốc
có hoạt chất glyphosate và 2,4D . Đây là nhóm thuốc có rất nhiều tên thương mai
nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cho phép sử dụng tại Việt Nam. Nhóm
thuốc trừ cỏ khai hoang có những ưa điểm là hiệu quả diệt cỏ dại rất cao, nhờ đó
giúp làm giảm công làm cỏ, giảm chí phí sản xuất, việc diệt trừ cỏ sớm và diệt tận
gốc làm sạch môi trường trú ngụ cùa các loài sâu bệnh nên làm giảm nguy cơ lây
lan các dịch bệnh cho cây trồng, hơn nữa cỏ dại sớm bị tiêu diệt giúp nông dân dễ
dàng làm đất tươi sốp sẽ hạn chế được một số loại bệnh gây hại cho cây trồng.
Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật đều có độ độc nhất định
nên có ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến người sử dụng, gia súc gia cầm, môi trường
sinh thái và sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải
tuyệt đối tuân thủ thực hiên tốt nguyên tắc 4 đúng ( đúng thuốc, đúng lúc, đúng
liều lượng, đúng cách). Trên thực tế hiện nay, do thiếu hiểu biết nên nhiều nơi
nông dân sử dụng thuốc BVTV còn tùy tiện đã làm cho những tác động xấu của
thuốc gây ảnh hưởng trên phạm vi rộng và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Để phát huy tốt mặt tích cực của thuốc trừ cỏ, đồng thời hạn chế tốt đa những ảnh
hưởng xấu của chúng, tôi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên
cứu đánh giá hiệu lực trừ cỏ của hoạt chất glyphosate, 2,4D ở một số mức nồng
độ tại vườn cao su thị xã Đồng Xoài, Bình Phước”
1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ GIỚI HẠN CHUYÊN ĐỀ
1.2.1 Mục đích
- Khảo sát hiệu lực diệt cỏ của hoạt chất glyphosate ở các mức nồng độ trên
quần thể cỏ dại vườn thực nghiệm của ông …. Với các mục tiêu nghiên cứu:

+ Đánh giá hiệu lực trừ cỏ của một số nồng độ của hoạt chất glyphosate trên quần
thể hỗn hợp trên vườn cao su của ông ……
+ Nhằm so sánh hiệu quả kinh tế giũa các nồng độ thuốc diệt cỏ từ đó đưa ra
khuyến cáo sử dụng phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay
1.2.2 Yêu cầu
- Xác định thành phần và mật số tương đối của các loại cỏ dại trên vườn
cao su của ông ….
- Đánh giá chính xác hiệu lực diệt cỏ của hoạt chất glyphosate
- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng
- Thu thập, phân tích và sử lý kết quả chính xác, khách quan
- Làm đúng thời gian
1.2.3 Giới hạn chuyên đề
- Do thời gian thực tập ngắn nên chuyên đề chỉ đánh giá hiệu lực thuốc
glyphosate, 2,4D trên các loại cỏ chủ yếu ở khu thí nghiệm của vườn cao su kiến
thiết cơ bản tại khu phố 4 – Tân Đồng – Đồng Xoài – Bình Phước.
-khu bố trí trên diện tích hẹp.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát
2.1.1. Đặc điểm
Mặc dù cỏ dại được định nghĩa tùy theo nhận định của con người chứ không tùy
thuộc vào hệ thống phân loại, chúng có một số đặc điểm nổi bật có thể phân biệt
với cây trồng và thích ứng với nhiều điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống để
tồn tại
3.1.1. Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản Cỏ dại có thể ra hoa kết hạt quanh năm,
luôn hiện diện trên đồng ruộng gây trở ngại cho các hoạt động sản xuất của con
người. Sự đa dạng về hình thức sinh sản của cỏ dại chính là một trong những
nguyên nhân giúp chúng có thể thích ứng với các điều kiện tự nhiên để luôn có
mặt trên đồng ruộng. Cỏ đa niên sinh sản vô tính có thể hình thành cây mới từ các
đốt thân, nách lá, thân ngầm, thân củ, thân rễ và chồi rễ, thậm chí, có loài cỏ có thể

phát triển thành 1 cây mới từ 1 mẫu lá (cây lá bỏng). Nhiều loài cỏ vừa sinh sản
hữu tính vừa vô tính làm cho khả năng lan truyền càng mạnh và mỗi khi điều kiện
tự nhiên thay đổi thì có ít nhất một hình thức sinh sản để lan truyền về sau. Do
vậy, muốn phòng trừ cỏ dại triệt để thì cần phải ngăn chặn mọi hình thức sinh sản
của chúng. Vd: Cỏ cú (Cyperus rotundus) và cỏ tranh (Imperata cylindrica), 2 loài
cỏ mọc rất phổ biến trên đất canh tác và cạnh tranh gay gắt với các loại cây trồng,
có thể sinh sản vừa bằng hạt vừa bằng thân ngầm. Cỏ gà (Cynodon dactylon), cỏ
đa niên họ hòa thảo, mọc ở khắp các vùng, có thể sinh sản bằng hạt, thân bò và
thân ngầm. 3.1.2. Khả năng nhân giống cao Khả năng này thể hiện qua số hạt sinh
sản hữu tính và số mầm ngủ sinh sản vô tính Stevens (1932) đã đếm số hạt ở 101
loài cỏ nhất niên thì thấy chúng có trung bình 20.832 hạt/cây, 19 loài cỏ nhị niên
có trung bình 26.600 hạt/cây, 61 loại cỏ đa niên có trung bình 16.629 hạt/cây. Số
lượng hạt/cây của cỏ dại nhiều, đảm bảo cho chúng có hệ số nhân giống cao, có
lợi cho duy trì nòi giống; đồng thời cũng cho chúng ta thấy trữ lượng hạt cỏ dại
trên một đơn vị diện tích sẽ rất lớn, đe dọa việc sản xuất nông nghiệp. Số lượng
mầm ngủ trên một đoạn thân hoặc trên một đơn vị trọng lượng cỏ dại sinh sản vô
tính cũng nhiều hơn so với 1 đoạn thân cây trồng có cùng chiều dài hoặc trọng
lượng, do đó khả năng nhân giống của cỏ dại cũng rất cao. Vd: số mầm ngủ trên 1
m chiều dài thân cỏ là: 25-40 (cỏ dày), 50-100 (cỏ gà), 100-120 (cỏ tranh) trong
khi đó 1 m dây khai lang chỉ có từ 20-30 mầm ngủ.
Bảng 3.1 . Khả năng sinh sản của một số loài cỏ phổ biến
Tên Việt Nam Tên khoa học SL hạt/cây
Cỏ gấu ăn Cyperus esculentus 2.400
Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli 7.000
Cỏ đuôi cáo Setaria faberi 10.000
Cỏ cà rốt Ambrosia artemisiifolia 16.000
Mần trầu Eleusine indica 41.200
Rau dền Amanthus viridis 50.000
Cỏ bông lớn; Cỏ bông hôi Eragrostis cilianensis 82.000
Rau dền rễ đỏ Amaranthus retroflexus 117.000

Thù lù đực Solanum nigrum 178.000
Rau sam Portulaca spp. 193.000
Cỏ ma kí sinh Striga asiatica
500.000
Cỏ dại có khả năng lưu tồn rất cao, tồn tại trong điều kiện tự nhiên khí hậu, đất
đai, sinh vật khắc nghiệt. Sự tồn lưu của cỏ dại mạnh mẽ do: Sản xuất nhiều hạt, tỉ
lệ nảy mầm từ 10 – 80 %. Có thể tạo hạt tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi
trường như hạn, côn trùng gây hại; Sinh sản vô tính: Thân ngầm, củ của cỏ đa niên
có thể tồn tại hàng năm khi nằm sâu tới 1m dưới đất; Sự phát tán: là phương tiện
quan trọng cho sự tồn tại của cỏ, sự phát tán của hạt cỏ trong hệ sinh thái khác
nhau, mỗi loài chọn một cách để tồn tại.
Tuy nhiên đôi khi người ta sử dụng cỏ phục vụ mục đích con người như đồng cỏ
cho gia súc, phân xanh, nguyên liệu cho thủ công nghiệp, cây chỉ thị về ô nhiễm
môi trường (cỏ năng, lác – đất phèn), chống xói mòn (cỏ vertiver), bảo vệ công
trình thủy lợi, là nơi trú ngụ của các loài thiên địch của sâu hại sau thu hoạch
Bên cạnh đó cỏ dại cũng gây không ít tác hại: Cạnh tranh với cây trồng về không
gian, dinh dưỡng, ánh sáng và độ ẩm trong đất làm giảm năng suất cây trồng; Ảnh
hưởng đến chất lượng nông sản, đến sức khỏe con người và gia súc; Gây ô nhiễm,
cản trở nguồn nước; Một số loài cỏ dại là nơi cư trú hoặc ký chủ của sâu hại và vi
sinh vật gây bệnh cho cây trồng; Lẫn vào trong sản phẩm cây trồng, trong hạt
giống làm giảm giá trị hàng hóa; gây khó khăn cho canh tác, tăng chi phí sản xuất.
2.1.2. Đặc điểm chung của cỏ dại
- Cỏ dại gồm nhiều loại, chúng có những đặc tính khác nhau về điều kiện sinh
sống, hình thức sinh sản.
- Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản. Ví dụ: cỏ gấu có hai hình thức sinh sản: bằng
thân ngầm hoặc bằng hạt.
- Cỏ gà có 3 hình thức sinh sản: bằng hạt, thân bò và bằng thân ngấm nên khả
năng lan truyền rất cao.
- Thậm chí có những loại cỏ còn nhiều hình thức sinh sản hơn…. Tùy theo loại.
Trên đồng ruộng nhiều loại cỏ hàng niên có vòng đời ngắn có thể thực hiện vài

chu kỳ sống trong một năm. Ngoài ra cỏ dại có số hạt và có số mầm ngủ sinh sản
vô tính rất nhiều đảm bảo cho chúng có hệ số nhân giống cao như cỏ lồng vực, cỏ
mỹ, cỏ dền….
- Cỏ dại có tính dễ rụng, sau khi hạt chín cỏ dại dễ rơi khỏi cây và rụng xuống đất.
Cỏ dại có nhiều hình thức lan truyền: theo gió, theo nước, động vật…. Cỏ dại có
khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh vì chúng trả qua nhiều quá trình
chọn lọc lâu dài.
2.2. Phân loại cỏ dại
2.2.1 Các hình thức phân loại cỏ dại
Có khoảng 250.000 loài thực vật nở hoa trên thế giới (Radosevich et al.
2007), trong đó có khoảng 250 loài gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho trồng
trọt (Holm et al. 1977). Nếu mỗi một loài cỏ dại đòi hỏi một biện pháp kiểm soát
đặc biệt thì con người không thể nào kiểm soát chúng một cách kinh tế. May thay,
nhiều loài cỏ phản ứng tương tự đối với một biện pháp diệt cỏ do có sự tương
đồng về chu kì sống, sinh lý và hình thái. Điều này giúp chúng ta khái quát hóa
hiệu quả của các biện pháp phòng trừ từng nhóm cỏ dại thay vì trên từng loài độc
lập. Dĩ nhiên, khi xếp nhóm thì sẽ có một số ngoại lệ và trùng lặp. Cỏ dại có thể
được phân loại theo nhiều cách khác nhau để tiện việc lập kế hoạch và đánh giá
kết quả kiểm soát cỏ dại. Sau đây là một vài cách phân loại cỏ dại phổ biến trên
thế giới.
2.2.2. Phân loại theo khả năng thích ứng với hàm lượng nước trong đất
2.2.2.1. Cỏ ưa cạn: Nhóm này gồm các loài cỏ sống trên đất trồng cây trồng cạn,
trên đất đồi dốc và ở những nơi có ẩm độ đất dưới 100% ẩm độ tương đối. Ví dụ:
cỏ gấu (Cyperus rotundus), cỏ rau muối (Chenopodium oleracea), rau sam
(Poturlaca oleracea) …
2.2.2.2 Cỏ chịu hạn: Thuộc nhóm này là những loài cỏ thích ẩm nhưng có khả
năng chịu hạn được trong một thời gian thời gian tương đối dài (1 mùa khô 6
tháng). Ví dụ: cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ may (Chrysopogon aciculatus), cỏ
sâu róm (Setaria viridis), cỏ đuôi chồn (Setaria spp.) …
2.2.2.3. Cỏ chịu nước: Những loài cỏ này thường sinh trưởng ở nơi đất cạn nhưng

khi ẩm độ tăng lên quá ẩm độ bão hòa chúng vẫn có thể sinh trưởng phát triển
bình thường được. Ví dụ: một số loài cỏ họ cói như lác mỡ …
2.2.2.4. Cỏ ưa nước: Những loài cỏ thuộc nhóm này phát triển mạnh ở đất bão
hòa hoặc có mực nước trên mặt đất • Cỏ sống nổi trên mặt nước: bèo ong, bèo tấm
… • Cỏ có thân lá không vượt ra khỏi mặt nước: các loại rong như rong lá hẹ, rong
đuôi chó • Cỏ có rễ cắm sâu vào đất và thân lá vượt lên khỏi mặt nước: cỏ lồng
vực, dừa nước, cỏ cói lác và cỏ họ trạch tả …
2.3. Phân loại theo thời gian sinh trưởng và theo mùa vụ xuất hiện
2.3.1. Cỏ nhất niên (annual): rau dền, lu lu, rau muối Loại cỏ này kết thúc chu kì
sống trong vòng 1 năm nhưng thông thường trong vòng 1 mùa. Chỉ có hạt là qua
được mùa đông. Loại này được chia làm 2 nhóm: a. Cỏ mùa đông: Nảy mầm vào
đầu mùa đông, ra hoa kết hạt và chết vào cuối mùa xuân Là loại cỏ có tính chịu
hạn và chịu lạnh b. Cỏ mùa hạ: Nảy mầm vào mùa xuân và kết thúc toàn bộ chu kì
phát triển vào đầu mùa đông Xuất hiện vào mùa nóng, ẩm, mưa nhiều Ở Tây
Nguyên, cỏ dại chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi 2 mùa mưa và nắng. Hầu hết các cây
hàng niên đều nảy mầm vào đầu mùa mưa và cho hạt vào mùa nắng. Việc phòng
trừ cỏ nhất niên tương đối dễ thực hiện và ít tốn kém. Tốt nhất là tìm cách phòng
trừ chúng trước thời kì đơm hoa kết hạt. Như vậy, hạt cỏ sẽ bị đào thải trước khi
chúng được hình thành hay thành thục. Nhiều loại hạt cỏ bị chôn vùi lâu năm
trong đất mà vẫn giữ được sức nảy mầm. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể
nảy mầm thành cây con. Do vậy, việc trừ cỏ càn phải được tiến hành liên tục nhiều
năm thì mới có hiệu quả triệt để.
2.3.2. Cỏ nhị niên (biennial)
Cỏ kết thúc chu kì sống trong vòng 2 năm: sinh trưởng dinh dưỡng trong
năm đầu và sinh trưởng sinh thực trong năm sau. Tuy nhiên, điều này còn tùy
thuộc vào môi trường sống, có khi chúng kết thúc chu kì sống trong vòng 1 năm
nhưng cũng có khi kéo dài tới 3 năm. Số lượng loài cỏ dại thuộc nhóm này ít hơn
nhiều so với cỏ thuộc nhóm nhất niên và đa niên. Thuộc nhóm này gồm các loài:
cỏ ba lá ngọt sweet-clover Melilotus albus (họ đậu), Echinospermum (họ Vòi voi
Boraginaceae), nodding thistle Carduus nutans (họ Cúc Compositae). Cỏ nhị niên

phải được kiểm soát ngay trong năm đầu, trước khi chúng có cơ hội tích lũy dinh
dưỡng trong rễ. 2.1.2.3. Cỏ đa niên (perennial) Cỏ đa niên thường có thời gian
sống trên 2 năm với nhiều hình thức sinh sản. Cỏ đa niên thường ra hoa đầu tiên
vào năm thứ 2 sau đó thì ra hoa hàng năm. Cỏ đa niên rất khó phòng trừ vì chúng
sinh sản vừa bằng hạt vừa băbfd các cơ quan sinh sản vô tính. Việc nhận biết các
hình thức sinh sản của cỏ đa niên là rất quan trọng nhằm lựa chọn biện pháp thích
hợp kiểm soát sự phát triển và tái sinh của cỏ.
*Các loài cỏ đa niên
a. Cỏ đa niên thân thảo đơn giản: Các loài cỏ thuộc nhóm này sinh sản chủ
yếu bằng hạt. Sinh sản vô tính chỉ xuất hiện khi rễ và thân bị cắt ra bằng cơ học,
mỗi phần bị cắt ra sau đó sẽ ra rễ và trở thành cây mới. Ví dụ: răng nha
(Taraxacum officinale), mã đề (Plantago major) …
b. Cỏ đa niên thân củ/rễ củ (tuberous stem/ tuberous root): Những loài cỏ
này có thân ngầm hoặc rễ phình to thành củ, trên củ có những mầm ngủ lồi lên. Củ
có thể ra rễ và những dải thân/rễ ngầm mới, tại những thân/rễ ngầm này lại có thể
có những cỗ phình to ra thành củ. ví dụ: cỏ gấu Cyperus rotundus, cỏ gấu ăn
Cyperus esculentus, thược dược, cây mao lương (Ranuculus spp.) …
c. Cỏ đa niên thân bò (runner or stolon): Các loài cỏ thuộc nhóm này lan
truyền khắp mặt đất bằng thân bò và bằng hạt. Thân rất ngắn với những lá vẩy
mỏng. Thân phát triển theo chiều ngang bên trên mặt đất. Mỗi đầu thân sẽ cho ra
một cây con, cây này sẽ mọc rễ và bám vào đất. Từ cây con này sẽ nảy ra một thân
bò, bò được một đoạn thân này lại cho ra một cây con mới. Lóng của thân bò có
thể chết đi hoặc bị cắt đứt mà chồi mới được hình thành vẫn sống độc lập. Thân bò
không chứa thức ăn dự trữ mà chỉ chuyển thức ăn từ cây mẹ sang cây con cho đến
khi cây con phát triển đầy đủ. Ví dụ: rau má (Centella asiatica), me đất (Oxalis
repens).
d. Cỏ đa niên thân rễ (rhizome): thân phát triển theo chiều ngang bên dưới
mặt đất. Thân ngầm có những mầm ngủ và rễ ở đốt thân. Từ những mầm ngủ này
có thể mọc thành những thân ngầm mới hoặc thân đứng mang lá ở trên mặt đất. Ở
thân ngầm có bẹ lá mọc ở đốt để bảo vệ mầm ngủ. Các loài cỏ này có hệ thống rễ

rất phát triển. Ví dụ: Cirsum arvense, rau diếp dại Sonchus arvensis, cỏ tranh
Imperata cylindrica, cỏ gừng Panicum repens, cỏ gà Cynodon dactylon (L.) Pers.,
cỏ dày (Hemarthria compressa), …
e. Cỏ đa niên thân hành (bulb): nhóm này chiếm tỷ lệ rất ít. Củ của chúng
là biến thái của thân, có cấu tạo giống củ hành, hình cầu, bên trong chứa đựng
phôi mầm của một cây đầy đủ gồm rễ, thân, lá và hoa. Ở các kẽ vảy mọng nước
của thân hành hình thành nên những hành con. Ví dụ: lily, tulip, …
f. Cỏ đa niên thân giả hành (corm): củ do thân phình to tạo thành, đặc và
được bao bọc bởi lớp lá khô bên ngoài có dạng hình vẩy. Trên củ giả hành có các
đốt và lóng. Ví dụ: layơn, nghệ tây, lan Nam Phi, … Trên đất đã canh tác nhiều, cỏ
nhất niên và cỏ ngắn ngày thường xuất hiện và phát triển mạnh trong khi cỏ đa
niên thì ngày càng ít đi.
2.4. Phân loại theo phương thức sống
2.4.1. Cỏ dại kí sinh
a. Cỏ kí sinh hoàn toàn: những loài cỏ sống nhờ hoàn toàn vào muối
khoáng và chất hữu cơ do cây chủ cung cấp như dây tơ hồng (Cucusta)
b. Cỏ bán kí sinh: là những loại cỏ có thể tự túc một phần chất hữu cơ,
những loại cỏ này có lá xanh như cây tầm gửi 11
2.4.2 Cỏ dại không kí sinh:
Phần lớn cỏ dại thuộc nhóm này, chúng có đủ các cơ quan dinh dưỡng để tự tổng
hợp chất hữu cơ cần thiết cho quá trình sống.
2.4.3 Theo số lá mầm
2.4.3.1. Cỏ 1 lá mầm: gồm các loài cỏ thuộc họ hòa thảo, cói lác
a. Cỏ hòa thảo (grasses)
• Đốt đặc, lóng rỗng, thân tròn hoặc dẹp
• Thân không có sự phân hóa ra miền vỏ và miền
• Có hệ rễ chùm do rễ chính không phát triển.
• Lá thường không phân biệt cuống, nhiều khi có gốc phát triển thành bẹ. Lá thường có
lưỡi bẹ và đôi khi tai lá. Lá nọ mọc đối nối tiếp lá kia từ đốt. Lá dài và hẹp, gân lá song
song. Lá sắc, có nhiều lông.

• Đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá.
• Phôi có 1 lá mầm
• Hoa thường mẫu 3, đôi khi mẫu 2, rất ít khi mẫu 4, khônmg có mẫu 5
b. Cỏ cói lác (sedges/rushes)
• Thân thường hình tam giác và đặc ruột.
• Không phân biệt bẹ lá và phiến lá. Lá không có tai lá hoặc lưỡi bẹ. Lá đính trên thân
theo 3 hàng từ 3 phía quanh thân. Phần gốc của các lá hình thành một ống bao quanh
thân. Lá dài và hẹp, gân lá song song. Lá mềm và mỏng.
• Đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Có một số loài cỏ dại một lá mầm nhưng có
những đặc điểm khác trên: cỏ trạch tả hay mã đề nước (Alisma plantago-aquatica L. var
orientalis).
2.4.3.2. Cỏ 2 lá mầm: rau dền, rau diếc, cỏ hôi …
• Lá thường, rộng, nằm ngang, mềm và ít lông.
• Lá thường có cuống, gân lá hình mạng lưới.
• Có hệ rễ trụ do rễ chính phát triển, với các rễ bên.
• Đỉnh sinh trưởng lộ ra ngoài.
• Phôi có 2 lá mầm
• Hoa mẫu 5, đôi khi mẫu 4
• Thân có sự phân hóa ra miền vỏ và miền trụ Cỏ 1 lá mầm kháng 2,4-D (thuốc chuyển vị
biệt tính), trong khi cỏ 2 lá mầm thì bị nhiễm.
2.5. Biện pháp cơ giới
- Phát cỏ: thường được áp dụng rộng rãi trong vườn cây giai đoạn kinh doanh, có
tác dụng nhanh nhưng hiệu quả kém và tốn nhiều cong lao động, đồng thời phải
tiến hành hằng năm cho đến cây giao tán.
- Đốt cỏ: áp dụng cho đất chưa canh tác và chỉ tiêu diệt được phân thân phía trên
mặt đất chứ không diệt được phần thân ngầm và mầm ngủ. Vì vậy, sau khi đốt
thân mầm ngủ sẽ phát triển nhiều hơn cho nên biện pháp này đạt hiểu quả kém.
- Đào cỏ: dùng cốc đào rễ cỏ tới 30 cm và thu gom thân ngầm. Biện pháp này tốn
nhiều công và hiểu quả không cao.
- Cày đất: thường phải tiến hành 3 – 4 lần / năm cày lật có tác dụng nhanh nhưng

hiệu quả kém và phải tiến hành hàng năm đến khi cây giao tán. Biện pháp này dễ
gây hại cho rễ cây do cày sát gốc và gây sói mòm ở những vùng đất dốc.
2.6. Biện pháp nông học
- Trồng xen: là một biện pháp tốt, trồng xen giữa hai hàng cây cao su, nhắm tăng
thu nhập, hạn chế cỏ dại, và chống xói mòn. Nên trồng những cây có rễ ăn cạn,
nhưng tuyệt đối không trồng khoai mì và các loại cây dài ngài do cạnh tranh dinh
dưỡng, nước, ánh sáng.
- Thảm phủ: các loại thảm phủ họ đậu như: đậu lông, đậu bướm, kudzu….làm hạn
chế sự phát triển của cỏ dại, sau một thời gian thảm phủ lại bị hoai mục trở thành
phân bón làm tăng độ mùn cho đất. Tuy nhiên cần chăm sóc làm cỏ và bón phân
cho thảm phủ trước khi thảm phủ định hình.
2.7. Biện pháp sinh học
Biện pháp này không gây ô nhiễm môi trường sinh thái nhưng khó áp dụng do đòi
hỏi thời gian phải dài, chí phí cao trong nghiên cứu vì khó mà tìm ra được loài
côn trùng hay sinh vật nào diệt được cỏ dại mà không gây hại cho cây trồng.
2.8. Dùng màng phủ nông nghiệp
Đây là biện pah1p mới, ít tốn kém tuy nhiên chỉ áp dụng trong công tác rau, hoa
kiểng…. Không áp dụng cho các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê.
Tiêu điều vì diện tích quá lớn.
2.9. Khái quát về thuốc Glyphosate
- Glyphosate là thuốc trù cỏ hậu nảy mầm ( diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc). Thuốc
được bán trên thị trường dưới dạng lỏng hoặc đóng chai. Hoạt chất diệt cỏ của
thuốc chủ yếu là muối Glyphosate isoprylamine. Do có tác động lưu dẫn nên sau
khi phun, thuốc sẽ xâm nhập vào bên trong thân qua bộ lá và các phần xanh của
cây cỏ rồi di chyển đến tất cả các bộ phận của cây ( kể cả bộ phận nằm sâu dưới
đất và thân ngầm), làm cho thối căn hành và thân ngầm nên diệt cỏ rất triệt để và
hữu hiệu trong việc ngăn cản cỏ mọc trở lại. Mặc dù tác động diệt cỏ của thuốc có
hơi chậm, sau khi xịt thuốc 4 – 5 ngày ( cỏ hàng niên) hoặc 7 – 10 ngày ( cỏ đa
niên) mới thấy cỏ chết, nhưng hiệu lực của thuốc lại kéo dài tới 2 – 3 tháng.
- Do có nhiều hãng và công ty trong nước đăng kí lưu thông nên trên thị trường

nước ta thuốc trừ cỏ Glyphosate mang rất nhiểu tên thương mại khác nhau
( khoảng bốn chục tên ) như Glyphosan; Clean – up; Go up; Helosate; Nufarm
Glyphosate; Roundup; Vifosat……mà hầu như những tên này lại đều là tên nước
ngoài, nên bà con nông dân rất dễ bị nhầm lẫn khi mua, đặc biệt là trong khâu sử
dụng. Trong thực tế sản xuất chúng tôi đã gặp không ít những trường hợp bị lầm
lẫn dẫn đến làm chết cây trồng. Vì thế để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra,
thì một điều đặc biệt quan trong là trước khi sử dung các bạn phải đọc kỹ hưỡng
dẫn cách sử dụng …. Mà nhà sản xuất đã in sẵn trên vỏ bao bì.
- Khác với những loại thuốc trừ cỏ có tính chọn lọc, chỉ diệt cỏ dại chứ không diệt
cây trồng ( thí dụ như thuốc Sofit 2.4D chỉ diệt cây cỏ chứ không diệt cây lúc),
thì Glyphosate là thuốc trừ cỏ không chọn lọc ( diệt được rất nhiều loại cỏ, kể cả
cây trồng nếu thuốc bám vào lá hoặc những bộ phận xanh của cây ) . Vì thế khi sử
dụng các bạn phải hết sức thận trọng, tuyết đối không được phun xịt thuốc trực
tiếp lên cây trồng, hoặc để thuốc bám dính lên cây trồng, để thuốc bay sang những
ruông cây trồng kế cận.
- Sau khi phun xịt thuốc các bạn nhỡ phải xúc rửa bình xịt nhiều lần cho thật sạch
sẽ trước khi dùng bình xịt này xịt những loại thuốc khác, nếu không thuốc sẽ làm
hại cho cây trồng khi dùng bình này xịt loại thuốc khác cho cây.
- Glyphosate là thuốc có phổ tác động , diệt trừ được hầu hết các loại cỏ đa niên vó
cỏ hàng niên. Đặc biệt là có hiểu quả cao và kéo dài đối với một số loại cỏ khó trừ
như cỏ tranh, cỏ mắc cỡ, lau sậy, cỏ ống… vì thế ngoài việc diệt cỏ cho các vườn
cây, đối với cây lâu năm như cà phê, cao su, ….hoặc phun diệt cỏ trước khi gieo
trồng cây ngắn ngày không canh tác, bờ mương bờ ruộng, ven các công ty…
- Để đạm bảo an toàn và có hiểu quả kinh tế cao các bạn nên pha thuốc với nước
trong sạch và phun với bình có tia nhuyễn. Phun thuốc vào thời điểm cỏ đanh sinh
trưởng mạnh, có nhiều lá xanh, chồi non. Không phun thuốc trước khi trời có mưa
4 – 6 giờ, hoặc lúc có dông, gió lớn. Không phun thuốc ở đất cỏ ngập nước hoặc ở
thời tiết quá khô hạn.
- Phân loại : thuốc diệt cỏ nôi dung và xây dựng : Gyphosate 95% TC, 480g/ L
SL, 62%, 75.7% hay 77.7% WDG

- Công thức phân tử: C
3
H
8
NO
5
P
- CAS: 1071- 83-6
- Độc tính: Glyphosate có EPA lớp độc tính III ( trên tôi với quy mô IV, nơi IV là
nguy hiểm cao nhất) cho exposure thuộc miêng và đường hô hấp, như với thuốc
diệt cỏ khác, EPA yêu cầu các sản phẩm có chứ thuốc diệt cỏ có glyphosate mang
theo một nhãn cảnh báo chống lại ăn uống, ủy quyền sử dụng qua áo bảo hộ, và
hưỡng dẫn người dùng không phải nhập lại các lĩnh vực điều trị cho ít nhất 4 giờ.
Glyphossate không tích lũy sinh học ở động vật. Nó được bài tiết trong nước tiểu
và phân. Nó phá vỡ variably nhanh chóng tùy thuộc vào môi trường cụ thể.
Phương thức hành động: phổ rộng, thuốc diệt cỏ có hệ thống, với hành động xúc
translocated và không còn sót lại. Hấp thụ bợi những tán lá, với sự chyển nhanh
toàn bộ nhà máy. Bất hoạt khi tiếp xúc với soil.Inhibition lycopenecyclase.
- Ứng dụng: Glyphosate là hiểu quả trong việc giết chết một loạt các loại cỏ, bao
gồm các loại cỏ, lá rộng, và cây thân gỗ. Nó có tác dụng tương đối nhỏ trên một số
cỏ ba lá species.By khối lượng, nó là một trong những herbicides.It sử dụng rỗng
rãi nhất thường được sử dụng cho nông nghiệp, làm vườn, nghề trồng nho và lâm
sinh mục đích, cững như bảo trì vườn. Trước khi thu hoạch glyphosate được sử
dụng cho khô cây trồng để tăng năng xuất thu hoạch. Nó ức chế một enzyme và
phennylalanine. Nó được hấp thụ quá lá và translocated điểm phát triển. Nó không
phải là hiểu quả như một loại thuốc diệt cỏ trước khi xuất hiện.
Glyphosate 410g/SL
CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN
Xuất hiện Chất lỏng đồng chu
Nôi dung > 41%

pH 4.0 ~ 5.5
Formaldehyde
Giải pháp ổn định (5%
dung dịch nước)
< 1%
Không thay đổi màu sắc
Trầm tích maxium: dấu vết
Các hạt rắn : vượt quá throug 45µm sàng
Sự ổn định ở O
0
C
Khối lượng chất lỏng rắn và / hoặc tách không được vượt
quá 0.3ml
2.10 Ưu, nhược điểm của thuốc trừ cỏ hoạt chất Glyphosate
+ Ưa điểm
- Glyphosate là thuốc trừ cỏ có tác động phổ rộng, diệt trừ được tất cả các loại cỏ
đa niên và hằng niên. Đặc biệt thuốc có hiểu quả và kéo dài đối với một số loại cỏ
khó trừ như cỏ tranh , cỏ mắc cỡ, lau sẩy, cỏ ống.
- Glyphosate có tác dụng lưu dẫn, có thể xâm nhập vào bên trong thân qua bộ lá và
các phần xanh của cây cỏ rồi di chuyển đến tất cả các bộ phận của cây ( kể cả rễ
và thân ngầm ) nên diệt cỏ rất triệt để và hữu hiệu trong việc ngăn chặn cỏ mọc trở
lại.
- Glyphosate thuộc nhóm III, có độ độc với người sử dụng thấp hơn so với các loại
thuốc trừ cỏ hoạt chất Gramaxobe ( nhóm độc II), LD50 = 4.900 mg/kg
+ Nhược điểm
Thuốc có tác dụng diệt cỏ chậm, cỏ hàng niên sau khi phun 4 -5 ngày và cỏ đa
niên sau phun 7 – 10 ngày cỏ mới chết.
- Glyphosate là thuốc trừ cỏ không chọn lọc, ngoài tác dụng diệt được rất nhiều
loại cỏ, nếu thuốc bám được vào lá hoặc những bộ phận xanh của cây trồng thì
thuốc diệt cả cây trồng.

CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm, Thời gian, Dụng cụ thí nghiệm
- Địa điểm : lô cao su tai vườn gia ding92 chú Thạch
Thời gian : Từ tháng 4 – 5/ 2015
- Dụng cụ thí nghiệm:
+ Bình phun
+ Các loại thuốc trừ cỏ: Clymosate 410 SL chất Glyphosate amin salt….410g/L
3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Thuốc trừ cỏ Clymosate 410 SL chất Glyphosate amin salt….410g/L
3.3 Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu thời gian thuốc Clymosate 410 SL bắt đầu phát huy tác dụng trong
trong lô cao su của gia đình ông …
+ Nghiên cứu tác dụng của thuốc Clymosate 410 SL đối với từng loại cỏ khác
nhau trong lô cao su của gia đình ông ……
+ Xác định được hiểu quả kinh tế của thuốc Clymosate 410 SL trong vườn cao su
đối với từng loại cỏ
3.4 Mục tiêu
Khỏa sát hiệu lực diệt cỏ của thuốc Clymosate 410 SL có hoạt chất Glyphosate
trên quần thể cỏ chủ yếu ở vườn thực nghiệm của gia đình ông ….
Nhận biết được một số loại cỏ chủ yếu trong vườn cây.
3.5 Chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Tìm hiểu về thời gian và khí hậu
Phương pháp: Thu thập số liệu ở trạm khí tượng thủy văn thị xã Đồng Xoài Bình
Phước
Các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi ngày phun thuốc Clymosate 410 Sl thì bắt đầu có cỏ chết ( cỏ vàng sậm
với dấu hiểu hoại tử) . (ngày)
- Đếm số cây chết ( = tính tỉ lệ phần trăm cỏ chết) của từng loại cỏ trên các nghiệm
thức sau khi phun thuốc Clynosate 410 SL … ( cây)

- Tính tỉ lệ cỏ chết của từng loại cỏ trên các nghiệm thức sau 3 ngày phun thuốc
Clymosate 410 Sl trong vườn. Tỷ lệ cỏ chết (%) cỏ = ( số chết/ tổng số cỏ điều tra)
x 100
- Đếm số cỏ chết của từng loại cỏ trên các nghiệm thức sau ngày bắt đầu có cỏ
chết / lần đếm/ nghiệm thức
- So sánh với hiểu quả diệt cỏ của thuốc so với các loại hoạt chất diệt cỏ khác
( hoạt chất paraquat ).
3.5.2 Điều tra thành phần cỏ dại
Phuong pháp nghiên cứu
- Điều tra theo 9 với nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi ô 4m
2
định kì mỗi ngày 1 lần.
- Nhận diện số lượng cỏ dại trên ô thí nghiệm
- Đếm số lượng cỏ dại có trong 1 ô
- Mật độ cỏ trên ô thí nghiệm
3.5.3 Đánh giá hiệu lực hỗn hợp thuốc
Phương pháp :
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngấu nhiên 1 yếu tố ( C.R.D) gồm 3
nghiệm thức và 3 lần lặp lại = 9 ô cơ sở, mỗi ô 4 m
2

Tổng diện tích = 36m
2

Bảng 3.1
sơ đồ bố
trí thí
nghiệm
Hướng hàng cao su
Trong đó: NT1 : 120ml / bình 16 lít

NT2 : 140ml / bình 16 lít
NT3 : 160ml / bình 16 lít
NT1 NT3 NT2
NT3 NT2 NT1
NT2 NT3 NT1
Xác định hiểu quả diệt cỏ của thuốc ở một số mức nồng độ trên từng loại cỏ trên ô
thí nghiệm trong các lần lặp lại vào sau khi phun.
Đánh giá triệu chứng thể hiện và mức độ ngộ độc cỏ đánh giá bằng mắt thường
đối với từng loại cỏ trong ô thí nghiệm.
3.6 Xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm thống kê SAS 9.1 . Các bảng tính
và biểu đồ vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

×