Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA HỮU CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 104 trang )

BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH
HÓA HỌC HỮU CƠ

Ngày 3/10/2018


Nhóm 1

BÀI 1: ANCOL – PHENOL – ETE
I. Thí nghiệm 1: Nhận biết nước lẫn trong ancol:
1.1. Các bước tiến hành:
Cho 0,5g CuSO4 vào chén sứ. Đun nóng chén sứ cho đến khi được
CuSO4 khan (có màu trắng). Để nguội. Cho CuSO4 khan vào 2 ống
nghiệm khác nhau:
- Ống 1: chứa 2 ml C2H5OH.
- Ống 2: chứa 2 ml H2O.
Quan sát sự thay đổi màu của CuSO4.
1.2. Hiện tượng thí nghiệm:

- Ống 1: CuSO4 vẫn giữ nguyên màu trắng

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

1


Nhóm 1

- Ống 2: CuSO4 chuyển sang màu xanh.

1.3. Giải thích hiện tượng:


Ống 1: CuSO4 vẫn giữ màu trắng chứng tỏ nó không tiếp xúc với
nước, vẫn ở trạng thái khan. Nói cách khác, C2H5OH trong ống
nghiệm là tinh khiết không có lẫn nước.
Ống 2: CuSO4 gặp nước nên ngậm nước và trở lại màu xanh ban
đầu.

II. Thí nghiệm 2: Phản ứng của kim loại kiềm với ancol:
2.1. Các bước tiến hành:
Cho một mẫu Na (bằng hạt đậu xanh nhỏ) đã được cạo sạch (lớp
oxit…) vào ống nghiệm đã khô chứa sẵn 2 ml C2H5OH. Quan sát hiện
tượng. Sau đó nhỏ vào ống nghiệm 0,5 – 1ml nước cất. Nhỏ vào ống
nghiệm một vài giọt phenolphtalein. So sánh phản ứng giữa Na với
ancol và Na với H2O đã học trước đây.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

2


Nhóm 1

2.2. Hiện tượng thí nghiệm:
- Na nguyên chất chưa phản ứng:

- Ống nghiệm xuất hiện bọt khí khi cho Na vào C2H5OH:

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

3



Nhóm 1

- Khi Na tan hết ống nghiệm xuất hiện màu trắng đục:

- Khi thêm vài giọt nước cất và nhỏ Phenolphtalein vào ống nghiệm
hóa hồng do dung dịch trong ống nghiệm lúc này là base.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

4


Nhóm 1

2.3. Giải thích hiện tượng:
Khi cho Na vào dung dịch C2H5OH có xuất hiện bọt khí vì xảy ra phản
ứng:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
Khí không màu thoát ra là H2, Na tác dụng với C2H5OH không mãnh liệt
như khi tác dụng với nước. Vì C2H5OH có gốc –C2H5 đẩy điện tử làm H+ kém
linh động, cản trở phản ứng.
Khi nhỏ thêm vài giọt nươc cất, trong ống nghiệm xảy ra phản ứng:
C2H5ONa + H2O → NaOH + C2H5OH
C2H5ONa có tính base mạnh, bị thủy phân trong nước tạo NaOH là một
base mạnh nên làm phenolphatalein hóa hồng.

III. Thí nghiệm 3: Oxi hóa ancol etylic bằng đồng(II) oxit :
3.1. Các bước tiến hành:
Cho 0.5 ÷ 1ml ancol etylic vào ống nghiệm khô. Nung nóng sợi dây đồng

(phần vịng xoắn) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi tạo ra lớp đồng (II) oxit
màu đen. Nhúng ngay sợi dây đồng đang còn nóng vào ống nghiệm chứa ancol
etylic. Quan sát sự biến đổi màu của sợi dây đồng.
3.2. Hiện tượng thí nghiệm:
Sợi dây đồng ban đầu có màu đỏ ánh kim sáng óng ánh:

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

5


Nhóm 1

Sau khi nung trên ngọ lửa đèn cồn, dây đồng chuyển màu đen:

Khi cho sợi dây đồng màu đen còn nóng đỏ vào dung dịch C2H5OH, dây
đồng mất màu đen sáng óng ánh trở lại:

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

6


Nhóm 1

3.3. Giải thích hiện tượng:
Khi đốt dây đồng trên ngọn lửa đèn cồn, đã xảy ra phản ứng:
2Cu + O2 → 2CuO
Cu tác dụng với oxi trong không khí tạo CuO có màu đen. Khi cho sợi
dây đồng màu đen đang nóng đỏ vào dung dịch C2H5OH xảy ra phản ứng:

CuO + C2H5OH → Cu + CH3CHO + H2O
CuO bị khử trở lại thành Cu sáng óng ánh như ban đầu.

IV. Thí nghiệm 4 : Oxi hóa ancol etylic bằng dung dịch KMnO4:
4.1. Các bước tiến hành:
Cho 1ml Etanol (C2H5OH), 1ml dung dịch KMnO4 0.1N và 0,2ml dung
dịch H2SO4 2N vào ống nghiệm. Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn
cồn (đun rất nhẹ để tránh rượu, đặc biệt sản phẩm sinh ra dễ bay hơi) và quan
sát sự thay đổi màu của dung dịch.
4.2. Hiện tượng thí nghiệm:
Ống nghiệm ban đầu có màu tím, màu tím mất dần chuyển sang màu nâu
nhạt:

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

7


Nhóm 1

Sau khi nung, màu nâu mất hẳn ống nghiệm trong suốt không màu:

4.3. Giải thích hiện tượng:
Ban đầu, Mn+7 màu tím bị khử thành Mn+4 có màu nâu:
3C2H5OH + 4KMnO4 → 3CH3COOH + 4MnO2 + 4KOH + H2O
Màu tím

Màu nâu

Khi nung nóng, phản ứng xảy ra hóa toàn, Mn+7 màu tím bị khử đến Mn+2

không màu:
5C2H5OH + 4KMnO4 + 6H2SO4 → 5CH3COOH + 11H2O + 2K2SO4 + 4MnSO4
Màu tím

Không màu

V. Thí nghiệm 5: Thử ancol etylic với thuốc thử Jones:
5.1. Các bước tiến hành:
Cho 1ml ancol etylic vào ống nghiệm sạch khô, cho thêm 1ml K2Cr2O7
và vài giọt H2SO4 2N. Đun nhẹ ống nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

8


Nhóm 1

5.2. Hiện tượng thí nghiệm:
Ban đấu ống nghiệm có màu cam, ống nghiệm chuyển sang màu xanh
sau khi đun.

5.3. Giải thích hiện tượng:
Trong ống nghiệm Cr6+ màu cam bị khử thành Cr3+ màu xanh do phản
ứng:
3C2H5OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3CHO + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O
Màu cam

Màu xanh


VI. Thí nghiệm 6: Phản ứng este hóa (với axit axetic):
6.1. Các bước tiến hành:
Đun sôi nhẹ 1ml ancol isoamylic với 1ml axit axetic (CH3COOH) và 4
giọt axit H2SO4 đậm đặc trong khoảng 1 phút, thêm vài ml nước lạnh. Nhận
xét mùi đặc trưng của sản phẩm.
6.2. Hiện tượng thí nghiệm:
Ancol isoamylic tan trong axit axetic tạo dung dịch trong suốt. Khi thêm
nước vào, dung dịch tách thành 2 lớp. Lớp trên trắng đục và ngửi có mùi dầu
chuối.
Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

9


Nhóm 1

6.3. Giải thích hiện tượng:
Trong ống nghiệm xảy ra phản ứng este hóa:
H2 SO4đặc, t0

(CH3)2CHCH2CH2OH + CH3COOH →

CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O
Isoamyl axetat

Este tạo thành là Isoamyl axetat có mùi dầu chuối

VII. Thí nghiệm 7: Điều chế hương Sapote:
7.1. Các bước tiến hành:
Cho vào ống nghiệm sạch, khô 1ml acid lactic, 1ml KMnO4 thêm vài

giọt H2SO4. Đun nhẹ ống nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

10


Nhóm 1

7.2. Hiện tượng thí nghiệm:
Ban đầu KMnO4 mất dần màu tím hóa thành màu nâu nhạt

Sau khi đun nhẹ dung dịch tạo thành trong suốt không màu có mùi
Sapote.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

11


Nhóm 1

7.3. Giải thích hiện tượng:
Ban đầu KMnO4 màu tím bị khử thành Mn4+ màu nâu:
CH3CH(OH)COOH + 4KMnO4 → 4MnO2 + 3CO2 + 4KOH + H2O
Màu tím

Màu nâu

Sau khi đun nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn, KMnO4 bị khử thành Mn2+

không màu:
5CH3CH(OH)COOH+ 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5CH3COCOOH + K2SO4
Màu tím

+ 2MnSO4 + 8H2O
Không màu

CH3COCOOH tạo thành có mùi Sapote.

VIII. Thí nghiệm 8: Điều chế hương dầu gió:
8.1. Các bước tiến hành:
Cho vào ống nghiệm khô 0,5g axit salixylic và 1ml CH3OH và 4 giọt axit
H2SO4 đậm đặc. Đun sôi đến khoảng 1 phút. Để nguội. Đổ từ từ vài ml nước
lạnh. Nhận xét mùi đặc trưng của sản phẩm.
8.2. Hiện tượng thí nghiệm:
Hỗn hợp trong ống nghiệm sôi và bay ra mùi dầu gió.
8.3. Giải thích hiện tượng:
Trong ống nghiệm đã xảy ra phản ứng:

Chất tạo thành là metyl salixylate có mùi dầu gió đặc trưng thường được
sử dụng trong bào chế dược phẩm dầu gió, dầu nóng, cồn xoa bóp, miếng dán
salonpas,...

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

12


Nhóm 1


IX. Thí nghiệm 9: Phản ứng của ancol với thuốc thử Lucas:
9.1. Các bước tiến hành:
Cho vào 3 ống nghiệm khô, mỗi ống 0,5ml một trong các ancol sau:
Etanol, ancol isopropylic, ancol tert-butylic. Cho tiếp vào mỗi ống 1 ml thuốc
thử Lucas. Lắc đều hỗn hợp, sau đó để yên trên giá ống nghiệm khoảng 2 ÷ 3
phút. Quan sát hiện tượng (phân lớp, đục...) xảy ra trong 3 ống nghiệm.
9.2. Hiện tượng thí nghiệm:
Ống nghiệm chứa etanol (ancol bậc 1) trong suốt, không có hiện tượng.

Ống nghiệm chứa ancol isopropylic (ancol bậc 2) tách lớp khi cho thuốc
thử vào rồi đun nhẹ.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

13


Nhóm 1

Ống nghiệm chứa ancol tert-butylic (ancol bậc 3) phân lớp ngay lập tức.

9.3. Giải thích hiện tượng:
Do các ancol trên có cấu trúc bậc khác nhau nên dẫn đến hiện tượng phản
ứng khác nhau. Đó là do phản ứng xảy ra theo cơ chế SN1 hoặc SN2: tạo
thành gốc R+. Trong đó tùy thuộc vào bậc rượu mà gốc R+ có độ bền khác
nhau, bậc 3 thường bền hơn bậc 2.
Đây là thuốc thử thường được dùng để nhận biết bậc rượu dựa trên hiện
tượng vẫn đục của dung dịch khi cho thuốc thử vào:
• Rượu bậc 1: không phản ứng thuốc thử
• Rượu bậc 2: dung dịch vẫn đục khi cho thuốc thử vào rồi đun nhẹ

• Rượu bậc 3: hiện tượng vẫn đục xảy ra tức thời

PTHH: thử tert-butylic bằng lucas

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

14


Nhóm 1

X. Thí nghiệm 10: Phản ứng iodoform
10.1. Các bước tiến hành:
Cho 0,5ml C2H5OH vào ống nghiệm. Thêm vào đó 0,5 ml dung dịch
NaOH 5% rồi nhỏ thêm vào từng giọt dung dịch iod-kali iodua 10%. Lắc
mạnh cho tới khi dung dịch trong ống nghiệm sẫm màu. Nếu cần có thể nhúng
ống nghiệm vào nước nóng. Quan sát hiện tượng, màu sắc.
10.2. Hiện tượng thí nghiệm:
Ban đầu ống nghiệm trong suốt không màu. Sau khi đun nóng, trong ống
nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt:

10.3. Giải thích hiện tượng:
Trong ống nghiệm xảy ra phản ứng:
C2H5OH + 4I2 + NaOH → CHI3↓ + 5HI + HCOONa
vàng nhạt

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

15



Nhóm 1

XI. Thí nghiệm 11: Phản ứng của etylen glicol và glyxerol với
Cu(OH)2:
11.1. Các bước tiến hành:
Chuẩn bị 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và
2 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ.
Tiếp tục nhỏ vào:
- Ống I: 2 – 3 giọt etylen glicol.
- Ống II: 2 – 3 giọt glyxerol.
- Ống III: 2 – 3 giọt Etanol (C2H5OH).
Lắc nhẹ cả ba ống nghiệm và quan sát các hiện tượng (màu sắc dung
dịch, kết tủa) xảy ra.
Sau đó thêm vào ba ống nghiệm từng giọt dung dịch HCl 10% và tiếp
tục quan sát các hiện tượng (màu sắc dung dịch...) xảy ra.
11.2. Hiện tượng thí nghiệm:
Cả ba ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa huyền phù màu xanh lơ:

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

16


Nhóm 1

Tiếp tục nhỏ vào:
- Ống I: 2 – 3 giọt etylen glicol. → Tủa tan, tạo phức màu xanh thẳm.

- Ống II: 2 – 3 giọt glyxerol. → Tủa tan, tạo phức màu xanh thẳm.


Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

17


Nhóm 1

- Ống III: 2 – 3 giọt Etanol (C2H5OH). → Tủa không tan.

Thêm vào ba ống nghiệm từng giọt dung dịch HCl 10%:
- Ống I (etylen glicol): dung dịch mất màu xanh thẳm, xuất hiện trở lại kết tủa
xanh lơ.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

18


Nhóm 1

- Ống II (giọt glyxerol): dung dịch mất màu xanh thẳm, xuất hiện trở lại kết tủa
xanh lơ.

- Ống III (C2H5OH): kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lơ.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

19



Nhóm 1

11.3. Giải thích thí nghiệm:
Khi cho vào mỗi ống 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 ml dung dịch
NaOH 10%. xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2 do phản ứng:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Lắc nhẹ, tiếp tục nhỏ vào:
- Ống I: 2 – 3 giọt etylen glicol. → Tủa tan, tạo phức màu xanh thẳm.
2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + 2H2O
- Ống II: 2 – 3 giọt glyxerol. → Tủa tan tạo, phức màu xanh thẳm.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
- Ống III: 2 – 3 giọt Etanol (C2H5OH). → Tủa không tan.
Do etylen glicon và glyceron là ancol đa chức có nhóm –OH liền kề
nên có thể tạo phức với Cu(OH)2. Còn etanol là ancol đơn chức nên không
tạo phức.
Thêm vào ba ống nghiệm từng giọt dung dịch HCl 10%:
- Ống I (etylen glicol) và ống II (glycerol): dung dịch mất màu xanh
thẳm, xuất hiện trở lại kết tủa xanh lơ Cu(OH)2 do phức
[C2H4(OH)O]2Cu và [C3H5(OH)2O]2Cu chỉ bền trong môi trường
kiềm, khi thêm HCl vào, nó đã trung hòa NaOH và tạo môi trường
acid khiến phức kém bền, cấu trúc của phức chất dần biến mất và tạo
lại kết tủa ban đầu.
HCl + NaOH → NaCl + H2O
- Ống III (C2H5OH): kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lơ do phản ứng:
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

20



Nhóm 1

XII. Thí nghiệm 12: Điều chế đietyl ete (ete etylic)
12.1. Các bước tiến hành:
Cho 1ml ancol etylic vào ống nghiệm khô có ống dẫn khí, cho
tiếp từ từ từng giọt H2SO4 đặc (1ml) và lắc đều. Đun cẩn thận hỗn hợp
đến sôi nhẹ. Đưa ống nghiệm ra xa nguồn nhiệt và nhỏ từ từ 5 ÷ 10 giọt
ancol etylic theo thành ống nghiệm vào hỗn hợp đang nóng. Nhận xét
mùi đặc trưng của đietyl ete bay ra. Sau đó, đậy ống nghiệm bằng nút
có ống dẫn khí thẳng được vuốt nhỏ ở đầu phía trên. Tiếp tục đun nóng
cẩn thận hỗn hợp và dùng que diêm cháy để đốt ete thoát ra từ ống dẫn
khí. Nhận xét.
12.2. Hiện tượng thí nghiệm:
Khi nhỏ ancol etylic vào hỗn hợp đang nóng có mùi dung môi đặc
trưng bay ra. Dùng que diêm cháy đốt ete thấy ngọn lửa bùng cháy lên
mãnh liệt:

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

21


Nhóm 1

12.3. Giải thích hiện tượng:
Trong ống nghiệm đã xảy ra phản ứng:
H2 SO4đặc, t0


2C2H5OH →

(C2H5)2O + H2O

Khí tạo thành là đietyl ete một khí được sử dụng trong gây mê, nó còn là
một khí duy trì sự cháy nên làm que diêm bùng cháy mãnh liệt.

XIII. Thí nghiệm 13: phản ứng của phenol với NaOH và muối natri
cacbonat
13.1. Các bước tiến hành:
a) Cho 1ml dung dịch phenol vào ống nghiệm và cho thêm từ từ từng giọt
NaOH 2N cho đến khi dung dịch trong suốt. Chia hỗn hợp thành hai phần để
làm các thí nghiệm sau:
- Cho từ từ từng giọt dung dịch HCl vào phần thứ nhất, lắc nhẹ và quan
sát hiện tượng xảy ra.
- Dẫn luồng khí CO2 dư vào phần thứ hai. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Chú ý: Để tạo khí CO2 ta có thể cho Na2CO3 rắn tác dụng với dd HCl 2M
b) Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1ml dung dịch phenol bão hòa. Trong
khi lắc nhẹ thêm vào ống thứ nhất 1ml dung dịch Na2CO3 2N và vào ống thứ
hai 1ml dung dịch NaHCO3 2N. Theo dõi hiện tượng xảy ra ở cả hai ống
nghiệm.
13.2. Hiện tượng thí nghiệm:
a) Ở thí nghiệm a:
- Ta nhận thấy dung dịch phenol là một hỗn hợp phenol với nước như
những giọt dầu nhỏ lơ lửng tách lớp trong nước, khi cho từ từ NaOH 2N vào
ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch phenol thì tạo thành dung dịch lỏng trong
suốt không màu, không tách lớp.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ


22


Nhóm 1

Chia hỗn hợp thành 2 phần:
- Phần 1: Khi cho từ từ từng giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm thì dung
dịch bị vẫn đục sau đó tách lớp trở lại.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

23


Nhóm 1

- Phần 2: Dẫn luồng khí CO2 dư vào dung dịch ta thấy dung dịch vẩn đục
tách lớp trở lại.

b) Ở thí nghiệm b:
- Khi cho 1ml dung dịch Na2CO3 2N vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch
phenol bão hòa ta nhận thấy dung dịch vẫn đục và tách lớp.

Báo cáo thực hành Hóa học Hữu cơ

24


×