Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành trong các trường cao đẳng du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.82 KB, 7 trang )

t từ 3,30 đến 4,13; trong đó bước xây dựng các câu hỏi KT, thi
(mean = 4,13, 57,4% ĐG là quan trọng và 29,5% ĐG rất quan trọng) và chấm bài KT, thi
(mean = 3,90, có 48 GV đánh giá ở mức quan trọng và rất quan trọng) là các bước được
nhiều GV cho là quan trọng nhất.
- Trên lớp học NNCNDL, hình thức ĐG thường xuyên (mean = 2,74) và ĐG chuẩn
đoán (mean = 1,84) ít được giáo viên thực hiện;
- Những phương pháp ĐG được GV sử dụng nhiều là vấn đáp (95,1%), đề thi
tổng hợp (98,4%), viết luận (100%). Các phương pháp như SV tự ĐG (16,4%), ĐG bằng
phương pháp dự án (4,9%), qua hồ sơ học tập (3,3%), ĐG đồng đẳng (11,5%), ĐG bằng
máy tính (3,3%) là những phương pháp ít được sử dụng nhất. Các giáo viên đã chú trọng
đến ĐG thực hiện nhưng mới ở mức 63,9% và đã có sự phối hợp nhiều phương pháp ĐG
khác nhau với tỉ lệ sử dụng đạt 44,3
- Đề thi chưa được xác định mục đích cụ thể, chưa xây dựng ma trận đề, chưa có văn
bản hướng dẫn xây dựng đề thi NNCNDL. Đặc biệt vẫn còn những sai sót (mean =3,69)
và tính bảo mật vẫn chưa cao (mean = 3,23) nhất là đề KT, thi vấn đáp;
- Năng lực đo lường ĐG ngoại ngữ chuyên ngành của GV phần lớn chưa được đào
tạo bài bản (18,0 % qua hội thảo, 24,6% qua đào tạo dài hạn, 47,5% qua đào tạo ngắn hạn)
và chủ yếu do tích lũy kinh nghiệm qua sách báo (82,0%), trao đổi kinh nghiệm (100%),
quan sát (96,7%), internet (100%).
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình ĐG kết quả
học tập NNCNDL chưa nhiều và chưa hiệu quả. GV chủ yếu ứng dụng trong soạn đề thi
(100%), quản lí điểm (100%), còn sử dụng máy tính thi trắc nghiệm ít (13,1%), thu thập
minh chứng (6,6%), đặc biệt ít sử dụng phần mềm chuyên dụng để phân tích đề thi (3,3%).

2.5. Một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả
học tập ngoại ngữ chuyên ngành của sinh viên các trường Cao đẳng
Du lịch ở Việt Nam
2.5.1. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp ĐG theo hướng đánh giá năng
lực
- Nội dung đánh giá trọng tâm là năng lực ngoại ngữ du lịch bao gồm năng lực
ngôn ngữ, năng lực chiến lược và năng lực chuyên môn/nghề du lịch. Do đó, cần xây dựng


chuẩn NLNNDL tương thích với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
theo đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020. Bên cạnh đó cần đánh giá cả năng lực tự học, tự
nghiên cứu và năng lực làm việc theo nhóm của sinh viên.
- Áp dụng đồng bộ chuẩn NLNNDL vào các hình thức đánh giá thường xuyên, đối
81


Hoàng Văn Thái

sánh và kết thúc trong qua trình dạy học.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá truyền thống và đánh giá thực (ĐG
sáng tạo) trong quá trình dạy học NNCNDL.
2.5.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình ĐG
- Ứng dụng trong công tác chuẩn bị ĐG.
- Ứng dụng trong công tác biên soạn câu hỏi ĐG.
- Ứng dụng trong tổ chức ĐG.
- Ứng dụng trong việc sử dụng và quản lí kết quả ĐG.
- Ứng dụng trong quản lí điều hành công tác ĐG.
2.5.3. Nâng cao năng lực đo lường và đánh giá ngoại ngữ cho đội ngũ
- Tổ chức các khóa tập huấn về đo lường và đánh giá ngoại ngữ chuyên ngành ngắn
hạn tại chỗ.
- Tăng cường tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước
trong việc đào tạo, tập huấn kĩ năng đánh giá hiện đại.
- Cử người đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ về đo lường và đánh giá .
- Tìm kiếm cơ hội hợp tác song phương, đa phương về nghiên cứu và ứng dụng triển
khai các cách đánh giá về năng lực người học trên thế giới.
2.5.4. Pháp chế hóa hoạt ĐG trong dạy học NNCNDL phù hợp với thực tiễn đào
tạo
- Hoàn thiện quy chế, quy định về hoạt động của hệ thống quản lí ĐGKQHT trong
nhà trường phù hợp với thực tiễn giảng dạy và học tập ngoại ngữ cho các nghề du lịch

theo tiếp cận năng lực thực hiện (học tại hiện trường, học qua tình huống thực tiễn, học
qua mạng, tự đánh giá. . . ).
- Xây dựng và ban hành chuẩn đánh giá năng lực ngoại ngữ cho từng chuyên
ngành/nghề du lịch cụ thể đảm bảo liên thông các trình độ và tương thích với yêu cầu
chuẩn đầu ra theo đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020.
- Hoàn thiện quy định về thực hiện kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo
tiếp cận năng lực (hình thức, phương pháp, cách thức, công cụ,...).
- Xây dựng quy định nhằm đánh giá toàn diện trong quá trình dạy học.
- Xây dựng cơ chế giám sát việc đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành
của các bên liên quan.

3. Kết luận
Tóm lại, ĐG trong dạy học NNCNDL có vai trò quan trọng giúp nắm được trình
độ học tập, phát huy được tính sáng tạo, tích cực và hứng thú của người học. Đảm bảo
chất lượng ĐG KQHT ngoại ngữ chuyên ngành trong các trường Cao đẳng du lịch cần
được tiến hành trên tất cả các yếu tố của công tác ĐG: hệ thống đánh giá, quy trình đánh
giá, giáo viên/người thực hiện đánh giá, hoạt động thu thập minh chứng, việc đưa ra nhận
82


Một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ...

định và tính hữu dụng của công cụ đánh giá. Để đảm bảo chất lượng ĐG KQHT trong dạy
học NNCNDL, tác giả đề xuất các trường Cao đẳng du lịch nên thực hiện đồng bộ các
nhóm giải pháp trên đây, góp phần giúp các nhà trường đào tạo nhân lực du lịch có trình
độ ngoại ngữ vừa đáp ứng được yêu cầu của các chuẩn đầu ra, vừa đáp ứng được nhu cầu
thực tế tại các doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 2013. Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết
số 29-TW ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hà Nội.
[2] Nguyễn Quang Giao, 2010. Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học. Tạp chí
Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng.
[3] Nitko, A.J., 2001. Educational Assessment of Students. Prentice Hall.
[4] Trần Thị Tuyết Oanh, 2007. Đánh giá và đo lường kết quả học tập. Nxb Đại học sư
phạm.
[5] AUN-QA, Internal Quality assurance system: Guidelines for the self-assessment.
(Google search)
[6] Douglas, D., 2000. Assessing Language for Specific Purposes. Cambridge University Press.
[7] Bachman.L & Palmer.A., 1996. Language Testing in Practice: Designing and Developing Useful Language Tests. Oxford University Press.
[8] Nguyễn Đức Chính, 2002. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[9] Phạm Thành Nghị, 2000. Quản lí chất lượng giáo dục đại học. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[10] Hoàng Văn Thái, 2012. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá kết quả học
tập môn tiếng Anh chuyên ngành trong các trường nghề du lịch Việt Nam. Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Vinh, Tập 41, 3B.
ABSTRACT
Solutions for quality assurance in learning outcome assessment of languages for
specific purposes at tourism specialized colleges
This paper focuses on reviewing the main points of quality assurance in education
and in educational assessment. However, quality assurance elements in learning outcome
assessment, and current situations and solutions for assuring the quality of assessing students’ learning outcomes of languages for tourism purposes at Tourism specialized Colleges are mainly discussed in this paper.

83




×