Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Kế hoạch bài phòng chống tai nạn thương tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.29 KB, 8 trang )

Trường: THCS TT Thới Lai
Tổ: Lý – Hóa - Sinh
Ngày: 25/10/2020

Họ và tên giáo viên: Dương Quốc Tiến

TÊN BÀI DẠY: Bài 27. PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH
( 5 tiết)
Môn học/Hoạt động giáo dục: Sinh Học; Lớp: 8AV1,2
Thời gian thực hiện: (5 tiết)
Nội dung kiến thức:
- Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng
ngày.
- Nêu được các nguyên tắc chính trong phòng ngừa từng loại tai nạn, thương tích
gặp phải.
- Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản
thân và những người xung quanh
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành.
- Hình thành kĩ năng làm việc khoa học.
2. Phẩm chất:
- Có ý thức rèn luyện để nâng cao sức khỏe.
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội, năng lực giao tiếp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Tìm hiểu một số tranh ảnh, thông tin liên quan đến bài học
- HS: Sách hương dẫn học KHTN 8
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập
a) Mục tiêu:
- HS thu thập kiến thức kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra


trong cuộc sống hằng ngày.
- Tạo hứng thú cho HS bước vào bài học.
b) Nội dung hoạt động:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi


2
2
- Em hãy kể tên một số tai nạn, thương tích chúng ta có thể gặp trong cuộc sống
hằng ngày.( gãy tay, đuối nước, tai nạn giao thông…)
- Em hãy giải thích câu: “ Nhà có phúc sinh con biết lội, nhà có tội sinh con hay
trèo”
- HS trả lời
- HS bình luận về hình ảnh sau khi quan sát hình 27.2
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Chúng ta cần làm gì để phòng chống tai nạn, thương tích?
+ Các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật và tai nạn, thương
tích cho HS trong trường học ở nước ta đã có từ bao giờ? Gồm những hoạt động
cụ thể nào?
+ HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập:
+ Kể tên được một số tai nạn thương tích xảy ra trong cuộc sống.
+ Tham gia bình luận về tranh ảnh.
+ Đề xuất được một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích.
d) Tổ chức hoạt động:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
- HS bình luận về hình ảnh sau khi quan sát hình 27.2
- GV yêu cầu HS thảo luận.
- Học sinh thảo luận nhóm đề xuất kết quả và nhận xét lẫn nhau giữa các nhóm.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm

vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
2.1. Hoạt động. tìm hiểu một số tai nạn, thương tích
a) Mục tiêu:
- Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng
ngày.
- Phân biệt được tai nạn với thương tích.
b) Nội dung hoạt động:
GV yêu cầu HS thảo luận với các bạn và kể tên một số tai nạn thương tích có thể
xảy ra tại các địa điểm trong bảng 27.1
HS đọc thông tin SGK hoàn thành bảng
STT

Địa điểm

Tai nạn, thương tích có thể xảy


3
3
ra
1

Ở nhà

Bỏng, điện giật…

2

Ở trường


Gãy chân, gãy tay…

3

Hồ bơi

Đuối nước

4

Trên đường

Tai nạn giao thông

5…
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
HS Viết câu trả lời vào vở:
Vậy tai nạn là gì? Thương tích là gì?
Lấy ví dụ trong thực tiễn để phân biệt tai nạn với thương tích
c) Sản phẩm học tập:
- Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài
gây nên các tổn thương
- Thương tích là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi
tiếp xúc đột ngột các nguồn năng lượng quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể.
- Ví dụ về tai nạn thương tích trong cuộc sống.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên đặt câu hỏi, phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn
thành yêu cầu.
Cho đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
Nhận xét chéo giữa các nhóm.

Giáo viên đề xuất giải pháp hợp lí nhất và đề ra định hướng phát triển.
2.2 Hoạt động. Tìm hiểu nguyên tắc phòng ngừa tai nạn, thương tích.
a) Mục tiêu:
- Nêu được các nguyên tắc chính trong phòng ngừa từng loại tai nạn, thương tích
gặp phải.
- Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản
thân và những người xung quanh
b) Nội dung hoạt động:
Em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm để mô tả các nguyên tắc phòng tránh
tai nạn, thương tích trong một số trường hợp sau


4
4
STT

Tình huống

Tai nạn,thương tích có thể gặp phải

1

Ngã

Gãy chân,gãy tay…

2

Bỏng, cháy


Bị tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da
bỏng, chết…

3

Đi bộ

ngã

Đi xe đạp

Ngã

Đi ô tô, xe buýt

Ngã xe

4

Ngộ độc

Là những trường hợp hít phải, ăn phải các loại
độc tố dẫn tới đau đầu,tiêu chảy…

5

Bị vật sắc nhọn đâm

Thủng một số bộ phận


6

Ngạt thở,hóc, nghẹn

Gián đoạn hô hấp,ngừng thở..

7

Động vật cắn

Nhiễm độc,chết người…

8

Đuối nước

Xảy ra khi cơ thể bị chìm trong chất lỏng dẫn
đén gián đoạn hô hấp,ngừng thở..

9

Điện giật,sét đánh

Do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến bị
thương hoặc tử vong

Đại diện các nhóm báo cáo
Các nhóm khác bổ sung.
- Ngoài các tình huống trên trong thực tế chúng ta còn gặp những tình huống
nào khác không?

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để điền tên bên dưới các cảnh báo trong hình
GV gọi HS trả lời (điện áp cao nguy hiểm, đá lở, đường trơn trượt, cẩn thận điện
giật, khu vực hồ nước sâu, chất độc)
c) Sản phẩm học tập:
Nguyên tắc phòng tránh tai nạn, thương tích trong một số trường hợp
-Yêu cầu mọi người thực hiện đúng các nội qui khi tham gia giao thông, nội qui
an toàn lao động
- Lắp đặt các hàng rào chắn quanh các ao hồ, để phích nước nơi an toàn mà trẻ
em không với tay được, sử dụng các thiết bị an toàn khi chơi thể thao…
d) Tổ chức thực hiện:


5
5
Giáo viên đặt câu hỏi, phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn
thành yêu cầu.
Cho đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
Nhận xét chéo giữa các nhóm.
Giáo viên đề xuất giải pháp hợp lí nhất và đề ra một số nguyên tắc chung cần
phải thực hiện.
2.3 Hoạt động. Cách xử lí khi gặp tai nạn, thương tích
a) Mục tiêu: - Biết cách xử lí khi gặp một số tình huống tai nạn, thương tích.
- Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản
thân và những người xung quanh
b) Nội dung hoạt động:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu ra cách xử lí khi gặp một số tình huống
STT Tai nạn

Cách xử lí


1

- Dùng khăn sạch hoặc dùng tay nếu không có khăn ấn
chặt vào vết thương

Đứt tay, chảy
máu

- Buộc garo tay hoặc chân rồi chuyển nạn nhân đến cơ
sở y tế
2

Bị bỏng

Tách đối tượng khỏi nguồn gây bỏng
-Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng
dưới vòi nước đang chảy 20 phút
- Cỏi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên
- Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vải, băng hay gạc sạch.
Không dùng băng dính vết bỏng rồi chuyển đến cơ sở
y tế

3

Hóc xương

- Ngừng nuốt, không nên ăn bất cứ thứ gì nhằm đẩy
xương xuống. Nếu xương nằm ở những vị trí có thể
nhìn được có thể dùng kẹp y khoa gắp ra hoặc nhanh
chóng đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.


4

Tai nạn giao
thông

-- Cho nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân và ủ
ấm buộc garo nếu nạn nhân bị chảy máu. Nếu bị gãy
xương thì cố định tạm thời phần bị gãy

5

Rắn cắn

- Buộc garo trên chỗ cắn
- Rửa vết thương bằng dd KMnO4 hoặc nước sạch rồi


6
6
đến cơ sở y tế gần nhất
6

Chảy máu
cam

Nằm ngửa kê vật mềm vào cổ, thở bằng miệng, dùng
bông sạch bịt lỗ mũi đang chảy máu

Gv gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.GV nhận xét hoạt động và kết quả của các

nhóm.
- Ngoài những tình huống trên em còn gặp tình huống tai nạn gây thương tích
nào khác không?
GV nhận xét các câu trả lời
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu bài tập tình huống trong sách
hướng dẫn để hoàn thành bảng 27.4

STT

Đồ dùng

Mục đích, ý nghĩa

1

Đèn pin

Thuận tiện cho việc đi lại

2

Áo mưa

Giúp cơ thể không bị nhiễm lạnh khi gặp thời
tiết bất lợi.

3

Mũ, ô


Hạn chế sự xâm nhập của côn trùng và bất lợi
của thời tiết

4

Băng gạc urgo

Sơ cứu khi bị thương

5

Kem chống muỗi Chống sự tấn công của côn trùng

6

Thuốc tiêu hóa

Điều trị tạm thời khi cơ thể bị mắc một số bệnh
về đường tiêu hóa

c) Sản phẩm học tập:
Bảng 27.3 hoàn chỉnh: Cách xử lí khi gặp một số tình huống tai nạn
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.
Cho đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
Nhận xét chéo giữa các nhóm.
Giáo viên đề xuất giải pháp hợp lí nhất và đề ra một số nguyên tắc chung cần
phải thực hiện.
GV cung cấp thêm một số thông tin



7
7
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Biết được cách phòng tránh một số tai nạn thương tích có thể xảy ra trong cuộc
sống hằng ngày.
- Xử lí được được khi xảy ra bỏng, đứt tay, tai nạn giao thông,……..
b) Nội dung hoạt động:
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành:
1. Vẽ sơ đồ an toàn từ nhà em đến trường, có mô tả về những nguy hiểm có thể
gặp phải và cách phòng tránh
2. Em hãy điền Đ hay S vào các cách xử lí khi bị bỏng nước sôi trong bảng 27.5
c) Sản phẩm học tập:
- Sơ đồ an toàn từ nhà em đến trường
- Mô tả về những nguy hiểm có thể gặp phải và cách phòng tránh
- Điền Đ hay S vào các cách xử lí khi bị bỏng nước sôi trong bảng 27.5
Các cách xử lí đúng là 2,3,4.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng và sơ đồ.
Cho đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
Nhận xét chéo giữa các nhóm.
Giáo viên đề xuất giải pháp hợp lí nhất và đề ra một số nguyên tắc chung cần
phải thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Thực hành được kĩ thuật tự bơi tại nhà theeo hướng dẫn.
- Vẽ được một số biển báo an toàn ở nhà và nơi cộng cộng.
b) Nội dung:
HS học kĩ thuật “Bơi tự cứu”

- Em cùng các bạn và người thân trong gia đình hãy vẽ một số biển cảnh báo
nguy hiểm và dán tại một số vị trí trong nhà, trong lớp học, trong trường để giúp
các bạn và mọi người phòng tránh các nguy hiểm: Đề phòng điện giật, đường
trơn…
c) Sản phẩm học tập:
Các nhóm trình bày một số biển báo theo đề tài đã được phân công trước lớp.


8
8
d) Tổ chức thực hiện:
HS học kĩ thuật “Bơi tự cứu”
Mỗi học sinh tham gia vẽ biển báo theo đề tài: an toàn giao thông, tai nạn điện,
phòng chống đuôi nước, bỏng.
Trình bày trước lớp vào tiết học.



×