Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.97 KB, 9 trang )

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TIÊN YÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI THÀNH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đại Thành, ngày 17 tháng 10 năm 2015

KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG TRƯỜNG TH&THCS
NĂM HỌC 2015 – 2016

- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2015 -2016 và tình hình thực tế của Trường
TH&THCS Đại Thành. Nhà trường xây dựng kế hoạch trường học an toàn và phòng
chống tai nạn thương tích trong trường học như sau:
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
cán bộ học sinh, giáo viên và nhân viên trong trường nên rất chú trọng tạo mọi điều
kiện để công tác y tế học đường được hoạt động tốt.
- Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của trung tâm y tế
huyện, trạm y tế xã, phòng GD& ĐT huyện Tiên Yên. Các đồng chí luôn tạo điều
kiện động viên quan tâm đến phong trào của nhà trường.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh rất quan tam giúp đỡ nhà trường trong việc
chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
- Cơ sở vật chất nhà trường về cơ bản đã đạt được yêu cầu an toàn cho hs.
- Sự quan tâm đó được thể hiện ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập
Ban bảo vệ sức khỏe ổn định đi vào hoạt động. Mua sắm bổ sung trang thiết bị phục


vụ cho học tập và công tác y tế trường học. Điều kiện cơ sở trường lớp khang trang,
môi trường cải thiện xanh sạch đẹp.
b. Khó khăn:
- Là trường tiểu học hầu hết học sinh từ 6 tuổi đến 12 tuổi. Ở độ tuổi này học
sinh rất hiếu động, đùa nghịch, thích khám phá sáng tạo , nên nguy cơ dẫn đến tai
nạn thương tích là rất cao.


II. Mục Tiêu phấn đấu
- 100% học sinh được đảm bảo an toàn tính mạng. Không có tai nạn thương
tích xảy ra trong trường.
- 100 % CBGV, NV và học sinh trong trường được tuyên truyền phổ biến xây
dựng trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích.
- Ban chữ thập đỏ làm công tác y tế trường học nắm vững kiến thức và nội
dung về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
- Tủ thuốc có đầy đủ các loại thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu theo quy
định đảm bảo xử trí kịp thời những trường hợp tai nạn không may xảy ra trong nhà
trường.
- 100% CBGV, NV trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu
tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích, sơ cấp cứu thông thêng đảm
bảo xử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
- Tổ chức học tốt, dạy tốt các chương trình chính khóa về giáo dục sức khỏe
cho HS, quản lý HS tốt trong các hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn,
tránh các vật dụng sắc nhọn...theo đúng quy định của môn học lồng ghép.
- Thường xuyên cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt luôn chú ý đến đường
đi, sân chơi bằng phẳng không trơn trượt.
- 100% đảm bảo học sinh nô đùa không chạy ra đường đảm bảo về an toàn
giao thông.
- 100% hs không mang các vật sắc nhọn, đồ chơi nguy hiểm đến trường như
súng nhụa, kiếm.....

- Hệ thống điện nước có nắp đậy, đảm bảo an toàn cho hs
- 100% hs đến trường đều được chăm sóc sức khỏe tại trường.
- 100% hs được đo chiều cao, cân nặng định kỳ để theo dõi sự phát triển của
hs về cân nặng và chiều cao, khám sức khỏe định kỳ 1 lần/ năm
III. Nhiệm vụ cụ thể
1. Công tác tổ chức:
- Thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn
thương tích trong trường.
- Xây dựng kế hoạch trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích
tại nhà trường.
- Lựa chọn nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích phù hợp để
giáo dục trẻ thông qua các hoạt động.
- Kiện toàn củng cố phòng y tế của nhà trường mua sắm trang thiết bị, thuốc
phục vụ công tác sơ cấp cứu kịp thời.
- Tăng cường công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh, học sinh và giáo
viên về công tác phòng chống tai nạn thương tích.


- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn
thương tích, trường học an toàn trong từng lớp học.
- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn
phòng chống tai nạn thương tích như thông qua góc truyền thông ở lớp và trường,
qua buổi sinh hoạt nói chuyện dưới cờ.
- Phối hợp với trạm y tế xã, giáo viên vận động phụ huynh tham gia tích cực
tháng hành động vì trẻ em, tháng an toàn giao thông.
- Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn phòng chống tai nạn thương
tích:
- Sàn nhà không bị trơn, ướt, sân chơi bằng phẳng.
- Cắt tỉa chặt bớt cành cây xanh trong mùa mưa bão.
- Giáo dục lồng ghép phòng chống say nắng, say nóng, đuối nước trong

trường tiểu học
- Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các
loại thương tích thường gặp: ngã, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ
độc thức ăn, vật sắc nhọn đâm, xô đẩy đánh nhau.
- Có quy định và phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn
2. Nội dung thực hiện
Thời
gian

Nội dung hoạt động

Người thực
hiện

- Thành lập ban chỉ đạo, chăm sóc bảo vệ sức - Hiệu
khỏe
trưởng
- Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an
toàn
- Xây dựng phương án dự phòng cứu nạn khi - Nhân viên
Tháng xảy ra tai nạn thương tích.
y tế
8-9
- Cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ
và cách phòng chống tai nạn thương tích cho
- Toàn thể
toàn thể CBGV, NV
CBGV, NV
- Lựa chọn nội dung giáo dục phòng chống tai HS
nạn thương tích để giáo dục hs.

- Thực hiện đo chiều cao cân nặng học kỳ 1,
khám sức khỏe lần 1 cho học sinh và cán bộ
giáo viên
- Kiểm tra đồ dùng đồ chơi về vệ sinh và an
toàn tại các lớp
- Thường xuyên nhắc nhở phụ huynh cắt móng
tay cho hs.

Ghi chú


- Cắt tỉa chặt cây xanh trong sân trường, khơi
thông cống rãnh
- Lập nội quy về trường học an toàn phong - BGH cùng
chống tai nạn thương tích trong trương mầm ban chỉ đạo
non
chăm sóc và
- Sửa chữa cơ sở vật chất, đường đi sân chơi, bảo vệ SK
không để học sinh leo trèo

- Toàn thể
- Kiểm tra bàn ghế thật vững chắc, mặt bàn cán bộ GV,
NV
Tháng nhẵn, góc cạnh không sắc nhọn
10 -11 - Tuyên truyền bảo đảm tính mạng cho trẻ, chú
ý ra vào đóng cửa lớp, cổng cẩn thận.
- Tuyên truyền về cách băng bó vết thương và
cách xử trí một số tai nạn thường gặp với hs.
- Sửa chữa các đồ dùng vật dụng, đèn, quạt... - Kế toán
cho các phòng học

Tháng - Tuyên truyền nghiêm cấm các trẻ không được - Nhân viên
12- 1 mang các vật sắc nhọn đến trường
y tế, CBGV
- Trong các hoạt động học tập, vui chơi của hs
giáo viên phải luôn có mặt quản hs k để xảy ra
tai nạn thương tích.
- Thường xuyên kiểm tra các đồ chơi ngoài trời.
- Kiểm tra lại hệ thống điện từng lớp học
- Mua sắm trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy - Nhân viên
y tế, CBGV,
Tháng đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng
2- 3 - Tuyên truyền phòng tránh các nguy cơ hs hay Kế toán
gặp trong dịp tết
- Kiểm tra vệ sinh môi trường các nhóm lớp
Tháng - Tuyên truyền phòng chống tai nạn ao hồ, sông - Nhân viên
4- 5 suối, say nắng, say nóng trong những ngày hè.
y tế, CBGV
3. Biện pháp thực hiện:
- Tuyên truyền tới cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường và học sinh thực
hiện trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích bằng hình thức nói
chuyện dưới cờ đầu tuần.
- Dán tranh ảnh, đọc loa phóng thanh về các tai nạn thương tích thường gặp,
tạo góc tuyên truyền ở mỗi lớp học.


- Kiểm tra đồ dùng đồ chơi ngoài trời để kịp thời sửa chữa hạn chế vấp ngã
gây thương tích
- Thường xuyên kiểm kê tủ thuốc đảm bảo thuốc để sơ cấp cứu khi xảy ra tai
nạn thương tích
- Kiểm tra cổng, tường rào xung quanh trường xây mới và sửa chữa để đảm

bảo an toàn
- Kiểm tra thiết bị sử dụng điện đảm bảo về an toàn điện
- Có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện khi sử dụng
- Các cháu làm quen và có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông, đội mũ
bảo hiểm
khi đi xe máy
- CBGV, NV định kỳ báo cáo kết quả hàng tháng trong cuộc họp hội đồng
nhà trường.
Người lập kế hoạch

BGH nhà trường

Nguyễn Thu Hiền

Hoàng Thị Thuỷ


NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN TRƯỜNG HỌC AN TOÀN
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
Các em học sinh luôn hiếu động tinh nghịch đặc biệt là lứa tuổi hs tiểu học, luôn
hiếu động thích khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh nên rất dễ xảy tai nạn
thương tích nếu như không có sự phòng tránh các yếu tố nguy cơ cho hs. Vì vậy
trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích là một nội dung quan trọng
mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên học sinh nhà trường cần thực hiện tốt. Để mỗi ngày
đến trường là một niềm vui, đảm bảo sức khỏe và phát triển trí tuệ cho trẻ.
I. Xây dựng trường học an toàn
1. Hệ thống điện an toàn
- Hệ thống dây dẫn điện, bảng điện, ổ cắm cần được đặt trên cao, xa tầm với của hs
có nắp đậy
- Các bóng điện, quạt điện cần được lắp đặt hợp lý tránh để hs không cho tay hoặc

cây que vào
- Có hệ thống cầu giao ngắt nguồn điện tại mỗi phòng học
- Kiểm tra các đường dây dẫn điện thường xuyên để kịp thời sửa chữa hoặc thay mới
2. Lớp học an toàn
- Sàn nhà khô sạch, nhà vệ sinh tẩy rửa sạch sẽ không ướt, trơn trượt, không ố mốc
- Các cửa ra vào không có góc sắc nhọn.
- Bàn ghế thật vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc cạnh không sác nhọn , đồ chơi, dụng cụ
học tập không có đầu sắc nhọn
- Trang thiết bị treo trên tường cần được kểm tra thương xuyên, đảm bảo độ an toàn
cho trẻ
- Đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm đảm bảo thẩm mỹ khoa học đúng với quy định
3. Sân chơi, đồ chơi ngoài trời an toàn
- Sân mặt sân phẳng không nấp mô, lồi lõm, nước tù đọng để hs tránh vấp ngã, trơn
trượt
- Thường xuyên kiểm tra đồ chơi ngoài trời
- Cắt tỉa cành cây xung quanh sân trường
4. Hệ thống cổng và tường rào an toàn
- Kiểm tra tường rào bao bọc xung quanh sân trường, cổng trường nếu không an
toàn cần sử chữa lại, thay mới
- Kiểm tra môi trường xung quanh nếu có hố sâu cần phải vùi lấp
- Cổng trường quy định nơi phụ huynh để xe không chạy quanh sân
- Tham ra chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, cho trẻ đội mũ bảo hiểm khi đi
xe máy


5. An toàn VSTP
- Tuyên truyền tới giáo viên, hs, phụ huynh về VSATTP
6. Phòng cháy, chữa cháy
- Mua sắm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện và dễ xảy ra
cháy mổ: như bếp ăn, bảng ổ điện ở các hành lang

II. Phòng chống tai nạn thương tích
* Một số tai nạn thương tích thương gặp
- Điện giật
- Đuối nước
- Bỏng
1. Điện giật
a. Cách cấp cứu ban đầu khi bị tai nạn về điện
- Phát hiện nguy hiểm
- Cắt ngay dòng điện:
+ Ngắt phích cắm hoặc cầu giao điện tại nguồn chính
+ Nếu không thể cắt được nguồn điện ta cần làm ( đẩy dây điện ra khỏi nạn nhân:
đứng trên miếng gỗ, tập giấy,đi giầy cao su. Dùng que gỗ khô, cán chổi đẩy dây điện
ra khỏi người nạn nhân
- Đưa xuống phòng y tế trường để sơ cấp cứu xử trí kịp thời
b. Các phương án phòng chống điện giật
- Hệ thống dây dẫn điện, bảng điện, ổ cắm cần được đặt trên cao, xa tầm với của trẻ,
có nắp đậy
- Các bóng điện, quạt điện cần được lắp đặt hợp lý tránh để trẻ cho tay hoặc cây que
vào
- Có hệ thống cầu giao ngắt nguồn điện tại mỗi phòng học
- Kiểm tra các đường dây dẫn điện thường xuyên để kịp thời sửa chữa hoặc thay mới
- Tạo góc tuyên truyền những việc hs không được làm đối với nguồn điện, cảnh báo
nguy hiểm
2. Đuối nước
- Trong những dịp nghỉ lễ hay nghỉ hè hs đi chơi rẽ xảy ra tai nạn đuối nước
a. những việc các em không nên làm:
- Chơi ở những nơi nguy hiểm: bờ ao, giếng nước, miệng bể nước,rãnh cống nước,
sông suối...
- Khi đi tàu, xuồng, đò: mắc áo phao, ngồi tại chỗ của mình trật tự nghiêm
túc( không thò tay, chân, đầu ra ngoài cửa sổ

- Đi học mùa lũ qua khi suối càn có người lớn đi cùng


b. Các phương án phòng chống đuối nước
- Tại trường: Tuyên truyền bằng tranh ảnh những hành động hs được làm và không
làm về phòng chống đuối nước, tuyên truyền lồng ghép vào các buổi chào cờ đầu
tuần.
- Môi trường ở của trẻ:
+ Vận động và hưỡng dẫn phụ huynh làm hàng rào quanh ao, rãnh nước quanh nhà,
làm cổng cửa chắn( đặc biệt khi nhà ở gần sông, suối, hồ..)
+ Luôn đậy giếng, bể, lu chữa nước bằng các nắp đậy an toàn
c. Cách cấp cứu ban đầu với người đuối nước
- Tìm kiếm mối nguy hiểm để loại trừ
- Kéo nạn nhân ra khỏi nước và bế ngang bụng để đầu dốc tới chỗ an toàn, thoáng
khí
- Móc họng lấy dị vật( bèo, bùn)
- Khai thông đường thở
- Kiểm tra hơi thở nạn nhân( nếu thở được đặt ở tư thế nằm sấp, nếu không thở được
làm ngay hô hấp nhân tạo
- Nếu tỉnh dậy nạn nhân có thể nôn ra nước nên luôn ở tư thế nửa sấp để khỏi bị
ngạt nước
3. Bỏng
- Trẻ nhỏ rất dễ bị bỏng trong những sinh hoạt thường ngày nếu không được để ý
tới: bỏng nước sôi, bỏng lửa, bỏng hóa chất
a. Các phương án phòng chống bỏng cho trẻ
- Để trên cao những vật có thể gây bổng cho trẻ: phích nước sôi, chai lọ đựng hóa
chất, ấm điện đun nước..
- Không để trẻ đến gần nồi đun nâu trên bếp, bếp lửa, đống tro, thức ăn canh vừa
nấu chín...
- Cho trẻ xem những tranh ảnh cảnh báo nguy hiểm, những vật có thể gây bỏng,

hưỡng dẫn trẻ những việc không nên làm đối với vật đun nấu trong bếp, đùa nghịch
quanh đống lửa, đống tro khi ở nhà.
b. Sơ cứu khi bị bỏng
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm
- Làm mát ngay chỗ bị bỏng
- Nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật trước khi phần bị bỏng sưng lên
- Phủ kín chỗ bỏng bằng vải sạch
- Chuyển đến y tế gần nhất




×