Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ trần đăng khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.91 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HOA

TỪ NGỮ CHỈ THIÊN NHIÊN
TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
Ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TÚ QUYÊN

THÁI NGUYÊN- 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Hoa

i


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Tú Quyên, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài trường Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn hữu,
đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Hoa

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
6. Đóng góp mới của luận văn..................................................................................... 4

7. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................. 5
1.1. Khái quát về thiên nhiên....................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................... 5
1.1.2. Phân loại thiên nhiên......................................................................................... 6
1.2. Khái quát về từ loại tiếng Việt.............................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm.......................................................................................................... 9
1.2.2. Hệ thống từ loại tiếng Việt................................................................................. 9
1.3. Vài nét về tác giả Trần Đăng Khoa và “Tuyển thơ Trần Đăng Khoa”................22
1.3.1. Tác giả Trần Đăng Khoa.................................................................................. 22
1.3.2. “Tuyển thơ Trần Đăng Khoa”.......................................................................... 24
1.4. Tiểu kết............................................................................................................... 24
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ CHỈ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ
TRẦN ĐĂNG KHOA.............................................................................................. 26
2.1. Các từ ngữ chỉ thiên nhiên đích thực.................................................................. 27
2.1.1. Các từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên................................................................. 28
2.1.2. Các từ ngữ chỉ động vật................................................................................... 30
2.1.3. Các từ ngữ chỉ thực vật.................................................................................... 35
2.1.4. Các từ ngữ chỉ thời gian.................................................................................. 40

iii


2.1.5. Các từ ngữ chỉ thực thể tự nhiên...................................................................... 43
2.2. Các từ ngữ chỉ thiên nhiên không đích thực trong thơ Trần Đăng Khoa.............49
2.2.1. Đại từ nhân xưng............................................................................................. 49
2.2.2. Danh từ (cụm danh từ)..................................................................................... 51
2.3. Tiểu kết............................................................................................................... 58
Chương 3: VAI TRÒ CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ THIÊN NHIÊN TRONG
THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA.................................................................................... 60

3.1. Vai trò trong việc khắc họa toàn cảnh bức tranh làng quê đồng bằng Bắc bộ
Việt Nam......................................................................................................... 60
3.1.1. Thiên nhiên của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phong phú và đa dạng
.................................................................................................................................. 60
3.1.2. Thiên nhiên của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam đẹp và sinh động.......70
3.2. Vai trò thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên..................................... 72
3.3. Vai trò trong việc góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả.............78
3.3.1. Biện pháp nhân hóa......................................................................................... 78
3.3.2. Biện pháp ẩn dụ, hoán dụ................................................................................ 92
3.4. Tiểu kết............................................................................................................... 96
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 98

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các tiểu loại danh từ............................................................................... 16
Bảng 2.1. Từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa.................................26
Bảng 2.2. Số lượng các từ ngữ chỉ thiên nhiên đích thực trong thơ Trần Đăng Khoa
27
Bảng 2.3: Các từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên........................................................ 28
Bảng 2.4: Số lượng các từ ngữ chỉ động vật........................................................... 31
Bảng 2.5: Tên gọi các loài động vật....................................................................... 31
Bảng 2.6: Tên gọi các bộ phận cơ thể động vật...................................................... 34
Bảng 2.7: Số lượng và tần số xuất hiện của các từ ngữ chỉ thực vật.......................35
Bảng 2.8: Tên các loài thực vật.............................................................................. 36
Bảng 2.9: Tên gọi các bộ phận của thực vật........................................................... 37
Bảng 2.10: Các từ ngữ chỉ thời gian......................................................................... 40
Bảng 2.11: Số lượng và tần số xuất hiện chỉ thực thể tự nhiên trong thơ Trần

Đăng Khoa 43
Bảng 2.12: Các từ ngữ chỉ thực thể tự nhiên gắn liền với bầu trời...........................43
Bảng 2.13: Các từ ngữ chỉ thực thể tự nhiên gắn liền với mặt đất............................45
Bảng 2.14: Các từ ngữ chỉ thiên nhiên không đích thực trong thơ Trần Đăng Khoa 49
Bảng 2.15: Các từ ngữ là đại từ nhân xưng được sử dụng lâm thời để chỉ thiên nhiên
.................................................................................................................................. 49
Bảng 2.16: Các từ ngữ là danh từ (cụm danh từ) được sử dụng lâm thời để chỉ
thiên nhiên

52

Bảng 2.17: Các danh từ thân tộc được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên..................52
Bảng 2.18: Các cụm danh từ hỗn hợp được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên..........55


v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nếu giai điệu âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc, mảng khối là ngôn ngữ của
kiến trúc, màu sắc đường nét là ngôn ngữ của hội hoạ thì ngôn ngữ đích thực là chất liệu
của tác phẩm văn chương. Như Macxi Gorki đã từng nói: Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất
của văn học. Muốn khám giá trị của một tác phẩm văn học, yếu tố đầu tiên và quyết định
chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học là một bức tranh đa màu sắc, chứa nhiều điều bí ẩn
và hấp dẫn luôn thu hút sự khám phá của người đọc, người nghiên cứu. Ngôn ngữ vừa là
chất liệu tạo nên tác phẩm, nhưng cũng vừa là phương tiện để qua đó người đọc cảm
nhận được cái hay, vẻ đẹp của tác phẩm đó. Có lẽ, đó là một trong những lí do khiến xu
hướng dạy theo quan điểm tích hợp ngữ - văn đang được đề cao như hiện nay. Lí thuyết
về ngôn ngữ trong đó có lí thuyết về từ loại càng được quan tâm ứng dụng vào nghiên

cứu tác phẩm, góp phần giải mã tín hiệu ngôn ngữ ở một dạng đặc biệt - ngôn ngữ nghệ
thuật. Chính vì vậy, khi đi nghiên cứu lí thuyết về từ ngữ trong quan hệ với phân tích tác
phẩm văn học cũng nằm trong xu hướng chung đó.

1.2. Thần đồng thơ Trần Đăng Khoa, cái tên không chỉ được nhắc nhiều trên thi
đàn Việt mà còn có sức lay động đến nhiều bạn bè trên thế giới. Từ lâu thơ Trần Đăng
Khoa đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ thiếu nhi. Những vần thơ trong trẻo, hồn
nhiên, ngộ nghĩnh vô cùng tươi vui, gắn bó sâu sắc với con người, cảnh vật, thiên
nhiên, quê hương, đất nước trở thành một dấu ấn khó phai mờ trong tâm hồn tuổi thơ.
Đọc thơ Trần Đăng Khoa, ta như được sống với những hình ảnh dung dị nhất về một
vùng quê yên bình, ấm áp tình người. Tất cả những sự vật, sự việc, con người dưới
con mắt trẻ thơ thông minh đã đi vào thơ một cách sinh động đầy sáng tạo.
1.3. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ ông. Tuy nhiên
về phương diện từ ngữ, một phương diện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, ghi dấu trực
tiếp bút pháp thi ca của nhà thơ thì chưa được chú ý nhiều. Chính vì thế, chúng tôi đã
chọn đề tài “Từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa”. Việc chọn đề tài này
giúp cho chúng ta hiểu biết thêm về cách dùng từ của nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng
như trang bị cho người viết ít nhiều hành trang tiếp cận các tác phẩm khác trong nền
văn học Việt Nam.

1


2. Lịch sử vấn đề
“Đọc thơ Trần Đăng Khoa” Phạm Hổ thấy có cả một thế giới tình cảm
ở đó. Thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu viết bằng tình cảm, bằng lòng yêu thương…Yêu
thương từ cây cỏ đến loài vật, từ người thân trong nhà đến bà con trong làng. Từ Bác
Hồ kính yêu đến các thầy cô giáo, các bạn bè cùng lớp…, các anh bộ đội các cô bác
công nhân đào than…Một trong những yếu tố giúp Trần Đăng Khoa có được cái
riêng, từ những quan sát nhỏ đến những tình cảm, những ý nghĩ lớn, đó là sức liên

tưởng phong phú và mạnh mẽ.
Vân Thanh đã khái quát về nội dung và giá trị của thơ Trần Đăng Khoa, cùng
với tình yêu thơ, khao khát được làm thơ mãi mãi: “Thơ Khoa, những dòng thơ tươi
mát, hồn nhiên, những dòng ấm áp tình người, đã làm tăng lên trong người đọc tình
yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc” [76,tr.126]. Và chính trong cuốn “Văn học
thiếu nhi như tôi đươc biết” Vân Thanh cho rằng Trần Đăng Khoa biết lắng nghe,
quan sát những gì xảy ra xung quanh, làm cho cảnh vật dưới ngòi bút của ông có hình
nét và cả tâm hồn: “Thơ Khoa nắm bắt được nhiều màu sắc âm thanh, hương vị của
thế giới bên ngoài, của thiên nhiên, hoa cỏ, của sinh hoạt quê hương, đồng nội. Em
biết lắng nghe những gì đã xảy ra quanh mình. Cảnh vật dưới ngòi bút của Khoa có
cả hình nét và có cả tâm hồn”[76,tr.126]. Sống gần gũi với thiên nhiên, chan hòa tình
cảm với con người, Trần Đăng Khoa đã góp nhặt những gì quý giá nhất của cuộc
sống vào trong thơ mình. Mỗi bài thơ là một câu chuyện thân thương nhưng mang
nhiều triết lý.
Trần Thị Định, trong khóa luận của mình đã nghiên cứu về “Thế giới nghệ thuật
thơ thời niên thiếu của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua tập Góc sân và khoảng trời”[28].
Khóa luận đã chỉ ra những nét đặc sắc của nhà thơ trong việc sử dụng giọng điệu, trí liên
tưởng tưởng tượng, bên cạnh đó còn là những triết lí, suy tư của tác giả qua tập thơ.

Trần Thị Thùy Linh trong luận văn nghiên cứu Thạc sĩ với đề tài “Thơ Trần
Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật” [53] đã làm nổi bật cái tôi trữu tình
trong thơ Trần Đăng Khoa. Cái tôi trữ tình xưng em - thể hiện tư duy trẻ thơ hồn
nhiên. Cái tôi chiến sĩ - thể hiện yếu tố nội cảm, yếu tố luận lí. Còn tư duy thơ hướng
ngoại lại mang nhiều cái tôi của nhiều nhân vật trữu tình khác nhau.

2


Hay Nguyễn Thị Trang Nhung, lại đề cập đến chủ đề “Biển đảo trong sáng tác
của Trần Đăng Khoa” [62]. Để một lần nữa khẳng định chủ quyền lãnh thổ về biển

đảo. Qua đó, ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam trong thơ
Trần Đăng Khoa.
Nhìn một cách tổng thể, phần lớp các bài nghiên cứu trên có chung một khẳng
định: thơ Trần Đăng Khoa được viết lên bởi tình cảm, biết lắng nghe quan sát, làm
cho cảnh vật trong thơ ông có hình có nét. Tất cả hiện lên trang viết của nhà thơ hết
sức mộc mạc mà gần gũi thân thương. Song ở bình diện ngữ nghĩa học và dụng học
thì chưa có nhiều. Chúng tôi mạnh dạn đưa tìm hiểu đề tài: “Từ ngữ chỉ thiên nhiên
trong thơ Trần Đăng Khoa”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là từ ngữ chỉ thiên nhiên (tức là các từ ngữ có
chức năng định danh). Tuy nhiên, đôi chỗ, những từ ngữ chỉ hoạt động hay đặc điểm
của thiên nhiên cũng sẽ được chúng tôi phân tích để làm nổi bật giá trị của các từ ngữ
chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi khảo sát ở bộ “Tuyển thơ Trần Đăng Khoa”, xuất
bản năm 2016, NXB Văn học.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện đề tài, chúng tôi nhằm mục đích:
- Xác lập và miêu tả được từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa về
phương diện ý nghĩa.
- Phân tích được giá trị của từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những vấn đề lý luận liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Thống kê, xác lập từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa.
- Phân tích giá trị của từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thống kê, phân loại

3


Thống kê, phân loại từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa, từ đó
đưa ra những số liệu cụ thể về các nhóm từ ngữ chỉ thiên nhiên.
5.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được dùng để miêu tả từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần
Đăng Khoa.
6. Đóng góp mới của luận văn
6.1. Về lí luận
Luận văn góp phần khẳng định những vấn đề lí luận cơ bản về từ loại và vai trò
của nó với việc biểu đạt trong tác phẩm văn chương.
6.2. Về thực tiễn
- Những kết quả chúng tôi thu được khi tìm hiểu thiên nhiên trong thơ Trần
Đăng Khoa dựa vào lí thuyết từ loại tiếng Việt là cơ sở cho việc tìm hiểu giá trị nội
dung, nghệ thuật nói chung của thơ Trần Đăng Khoa, mở ra hướng nghiên cứu tích
hợp giữa ngôn ngữ và văn bản.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh nhà trường,
đặc biệt dưới góc nhìn ngôn ngữ học, khi cần đọc - hiểu tác phẩm văn chương.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm của từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa
Chương 3: Vai trò của từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa

4



Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này dành cho việc tìm hiểu những nền tảng lý thuyết làm cơ sở cho
việc nghiên cứu đề tài, đó là các vấn đề lớn như:
- Khái quát về thiên nhiên;
- Khái quát về từ loại
Ngoài ra, chúng tôi có điểm qua về tác giả Trần Đăng Khoa và “Tuyển thơ
Trần Đăng Khoa”.
1.1. Khái quát về thiên nhiên
1.1.1. Khái niệm
Thiên nhiên là một danh từ quen thuộc được chúng ta sử dụng nhiều trong các
hoạt động học tập và lao động hằng ngày.
Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) thì “thiên nhiên hay
còn được gọi là tự nhiên, thế giới vật chất vũ trụ… Nó bao gồm tất cả các dạng vật
chất và năng lượng tồn tại từ cấp độ bé là hạt nguyên tử đến cấp độ to lớn như ngôi
sao, thiên hà, ngân hà…” [58]
Với nhiều cách sử dụng và ý hiểu ngày nay, “tự nhiên cũng nhắc đến địa chất
và thế giới hoang dã. Tự nhiên cũng bao gồm nhiều loại động thực vật sống khác
nhau, và trong một số trường hợp liên quan tới tiến trình của những vật vô tri vô giác
- cách mà những kiểu riêng biệt của sự vật tồn tại và làm biến đổi môi trường quanh
nó, tỉ như thời tiết và hoạt động địa chất của Trái Đất, cũng như vật chất và năng
lượng của tất cả mọi thứ mà chúng cấu thành lên” [58].
Còn nói theo cách hiểu đơn giản, thông dụng thì “thiên nhiên bao gồm tất cả
những gì bao quanh con người mà không do bàn tay con người tạo ra. Thiên nhiên
bao gồm không khí, khí hậu, nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn động
thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình…” [58].
Như vậy, có thể nói, thiên nhiên là cái nôi sản sinh ra sự sống, giúp cân bằng hệ
sinh thái và là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản
xuất sinh hoạt của con người.


5


1.1.2. Phân loại thiên nhiên
Căn cứ vào khái niệm về thiên nhiên ở trên, có thể xác lập các phạm trù thuộc
thiên nhiên như sau:
- Các hiện tượng tự nhiên;
- Động vật;
- Thực vật;
- Thời gian;
- Thực thể tự nhiên.
1.1.2.1. Các hiện tượng tự nhiên
Có thể thấy “Hiện tượng tự nhiên là những hiện tượng khí tượng phức hợp, bao
gồm nhiều yếu tố trong khí quyển gây ra” [58]. Các hiện tượng tự nhiên điển hình mà
chúng ta có thể kể ra đó là: mưa, gió, bão, dông, sấm, sét, tuyết, sóng…
Ở mỗi hiện tượng tự nhiên khác nhau, lại do những yếu tố khác nhau trong hiện
tượng khí tượng gây ra.
VD: dông hay còn được viết là giông được hình thành khi có khối không khí nóng
ẩm chuyển động, là hiện tượng bao gồm chớp kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong
khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả
mưa đá, vòi rồng. Ở những vùng vĩ độ cao, có khi còn có cả tuyết rơi.

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và
đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong
các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát).
Mưa là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu
trời, dưới dạng những đám mây, khi gặp điều kiện lạnh, tạo thành giọt nước, nặng
hơn không khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa.
Nhưng cũng có những hiện tượng tự nhiên xảy ra, mà con người chưa giải thích

được như: ánh sáng lạ xuất hiện trước động đất, sét hình cầu…
Qua những ví dụ trên cho ta thấy, tất cả các hiện tượng tự nhiên kì thú đó đều do
thiên nhiên tạo ra. Mà con người muốn giải thích nó đều phải thông qua các nghiên
cứu của khoa học tự nhiên như: vật lí học, hóa học...
6


1.1.2.2. Động vật
“Động vật là một nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn, được phân loại là giới
động vật trong hệ thống phân loại 5 giới. Cơ thể của chúng lớn lên khi phát triển.
Hầu hết động vật có khả năng di chuyển một cách tự nhiên và độc lập” [59]. Theo
định nghĩa về động vật, ta thấy, động vật được chia thành nhiều nhóm nhỏ, một vài
trong số đó là động vật có xương sống (ví dụ: chim, khỉ, cá sấu, chó, mèo, cá…);
động vật thân mềm ( ví dụ: trai, hàu, bạch tuộc, mực, và ốc sên…); động vật chân
khớp (ví dụ: cuốn chiếu, rết, côn trùng, nhện, bọ cạp, tôm hùm, tôm…); giun đốt (ví
dụ: giun đất, đỉa); bọt biển và sứa.
Thế giới động vật rất phong phú và đa dạng. Chúng xuất hiện ở hầu khắp các
quốc gia, qua vài tỉ năm tiến hóa và có khoảng 7.7 triệu loài đã được phát hiện.
Bên cạnh những động vật đơn bào có kích thước hiểm vi, còn có các động vật
rất lớn như: trai tượng (vỏ dài 1,4 m; nặng 250 kg), voi châu Phi (nặng 4 tấn; cao
3m), cá voi xanh (nặng 150 tấn; dài 33m)…
Một số động vật được con người thuần hóa thành vật nuôi. Từ khi được con
người thuần dưỡng, chúng đã khác nhiều với tổ tiên hoang dại và biến đổi thành
nhiều loại, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người.
Ví dụ: Gà nuôi có tổ tiên là loài gà rừng nhỏ nhắn còn đang sống ở rừng nhiệt
đới. Nhưng gà nuôi đã biến đổi rất nhiều về màu lông, kích thước, về chiều cao và
khác xa với tổ tiên của chúng.
Chính vì vậy, có thể nói các loài động vật sống ở nhiều môi trường khác nhau và
thích nghi với môi trường đó.
1.1.2.3. Thực vật

“Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ
những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá
trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật” (theo Bách khoa toàn thư Wikipedia).
Như vậy, thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Thực vật không có khả năng
chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được.
Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản
ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo
dài.

7


Thực vật là một nhóm chính các sinh vật, bao gồm các sinh vật rất quen thuộc
như: cây, hoa, cây cỏ, dương xỉ, rêu… Vào thời điểm năm 2007, có khoảng 300.000
loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài thực vật có hoa và 15.000 loài rêu.
1.1.2.4. Thời gian
Thời gian là một phần rất quan trọng, là thước đo cho cuộc sống, người ta sử
dụng thời gian để đặt mốc cho mọi sự vật, sự việc. Chính vì vậy, có thể nói thời gian
là một thứ rất khó để định nghĩa. Từ thời gian có trong tất cả các ngôn ngữ của loài
người và có thể có cả ở động vật. Định nghĩa về thời gian là một định nghĩa khó nếu
phải cắt nghĩa chính xác.
Chính vì vậy, chúng tôi thấy định nghĩa của Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở)
là hợp lí, khi nói rằng: “Thời gian là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự
kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng
các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm mốc
gắn với một sự kiện nào đó” [60]. Khái niệm này đã được đông đảo mọi người tán
thành.
Cho đến bây giờ, chúng ta thấy rõ thời gian chỉ có một chiều duy nhất đó là từ
quá khứ đến hiện tại và tương lai. Thời gian được tính bằng ngày, đêm, sáng, tối,
năm…

1.1.2.5. Thực thể tự nhiên
Đây là một khái niệm rất rộng và trừu tượng. “Thực thể là một cái gì đó tồn tại
như tự chính nó, như một chủ thể hoặc như một khách thể, một cách thực sự hay một
cách tiềm năng, một cách cụ thể hay một cách trừu tượng, một cách vật lý hoặc
không. Nó không cần là sự tồn tại vật chất. Nói riêng, vật trừu tượng và trừu tượng
pháp lý được coi như là các thực thể” [61].
Qua đó, chúng ta có thể hình dung thực thể tự nhiên là một cái gì đó tồn tại như
tự chính nó, mà không hề có bàn tay con người tác động vào. Thực thể tự nhiên có
thể gắn liền với bầu trời như: mây, mặt trời, mặt trăng, sao… nhưng cũng có khi thực
thể tự nhiên gắn liền với mặt đất như: núi, sông, đồi, biển, than, đá, cát…
8


1.2. Khái quát về từ loại tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm
Như đã biết, vốn từ của mỗi ngôn ngữ có số lượng vô cùng lớn và không có sự
thuần nhất. Vì vậy, để có thể nắm được và sử dụng các từ một cách tiện lợi, cần tiến
hành phân loại chúng.
Việc phân loại từ có thể được thực hiện dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Căn
cứ vào ý nghĩa, có thể chia từ thành: từ đơn nghĩa, từ đa nghĩa. Căn cứ vào cấu tạo, có
thể từ chia thành: từ đơn, từ phức (gồm từ ghép, từ láy). Căn cứ vào phạm vi sử dụng,
có thể chia từ thành: từ toàn dân, từ địa phương. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể chia từ
thành: từ thuần Việt và từ vay mượn…
Trong ngữ pháp học, còn có cách phân loại từ dựa đồng thời vào ý nghĩa ngữ
pháp và hình thức ngữ pháp (theo nghĩa rộng, được hiểu là toàn bộ đặc điểm hoạt
động ngữ pháp của từ). Cách phân loại này cho ta những phạm trù ngữ pháp hay
những lớp từ được gọi là từ loại…
Vậy “từ loại là những lớp từ được phân định dựa vào những đặc điểm chung về
ý nghĩa và hình thức ngữ pháp” [54].
Theo định nghĩa này, Nguyễn Văn Lộc đã dựa vào sự giống nhau vào đặc điểm

chung về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của các từ để phân tách ra thành từng loại.
1.2.2. Hệ thống từ loại tiếng Việt
Dựa vào tiêu chí xác định từ loại khác nhau mà có nhiều tác giả phân loại thành
các nhóm từ khác nhau. Chúng tôi theo tác giả Lê A [1,tr.25] chia từ thành hai loại lớn
sau:
- Thực từ (bao gồm các từ loại danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ);
- Hư từ (bao gồm các từ loại phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ).
Do đề tài tìm hiểu các từ ngữ chỉ thiên nhiên (tức là các từ ngữ có chức năng
định danh) nên trong chương này, chúng tôi tìm hiểu sâu hai từ loại liên quan đến đối
tượng nghiên cứu của đề tài, đó là danh từ, đại từ và điểm một chút về hai từ loại
động từ và tính từ. Đây là hai từ loại liên quan đến việc mô tả đặc điểm của các từ
ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa.

9


1.2.2.1. Danh từ
a. Về ý nghĩa khái quát
Theo Lê A, “Danh từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật (bao gồm các thực thể như
người, đồ vật, cây cối, các vật thể tự nhiên, các hiện tượng xã hội và các khái niệm
trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần)” [1,tr.26].
VD: người, học sinh, công nhân, tu hú, bàn, ghế, chuối, đồi, chính phủ, công ti,
tình yêu, vấn đề, phương pháp, ý kiến…
b. Về khả năng kết hợp
+ Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số, chỉ lượng ở phía
trước. Ví dụ:
(1) vài suy nghĩ, mấy vấn đề, v.v...
+ Danh từ kết hợp được với các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, đó, nọ… ở phía
sau. Ví dụ:
(2) ba người ấy, những tư tưởng đó, v.v...

c. Về chức năng ngữ pháp
Danh từ có thể đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp sau:
- Làm chủ ngữ.
VD:
(3) Năm nay, vải được mùa quá!
- Làm bổ ngữ.
VD:
(4) Tôi yêu Tổ quốc tôi.
- Làm định ngữ.
VD:
(5) Nhân dân thành phố Thái Nguyên đang mít tinh.
- Làm vị ngữ (nhưng rất ít trường hợp). Khi làm vị ngữ, trước danh từ thường
có thêm từ là, của, bằng.
VD:
(6) Tôi là sinh viên.
(7) Sách của tôi.

10


(8) Bàn bằng gỗ.
Trường hợp đặc biệt, danh từ làm vị ngữ không cần kết hợp với từ là, của, bằng
như trong ví dụ sau:
(9) Tôi người Hà Nội.
(10) Em quê Bắc Giang.
d. Các tiểu loại danh từ
- Danh từ riêng
+ Về ý nghĩa:
Danh từ riêng là lớp danh từ dùng để gọi tên riêng của mỗi cá thể sự vật, như:
tên một người, tên một địa điểm (Trần Vân Hương, Hoàng Linh Trang, Hà Nội,

Trường Sơn, Mê Công, v.v…).
+ Về hoạt động ngữ pháp:
* Danh từ riêng ít có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các
yếu tố phụ ở phía sau để lập thành nhóm vì: nó chỉ cá thể chứ không chỉ toàn bộ.
VD:
(11) Hai Hà Nội (-)
(12) Hà Nội này (-)
Danh từ riêng chỉ kết hợp với từ chỉ số lượng và yếu tố phụ ở phía sau trong
những trường hợp sau:
▪ Khi danh từ riêng được dùng lâm thời với ý nghĩa của danh từ
chung. Ví dụ:
(13) Những Điện Biên Phủ đang gọi chúng ta ở phía trước.
▪ Khi có hiện tượng trùng tên, tức là một tên gọi ứng với nhiều cá thể.
VD:
(14) Ở đây có ba Hương, bạn gặp Hương nào?
▪ Khi người nói muốn nhấn mạnh một đặc điểm vốn có của sự vật để tỏ thái độ,
tình cảm. Trong trường hợp này, định ngữ sau danh từ riêng là định ngữ miêu tả chứ
không phải là định ngữ hạn định.
VD:
(15)

Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

11


▪ Khi sự vật do danh từ riêng biểu thị tuy vẫn chỉ là một nhưng được phân chia
bởi ý thức của người nói.
VD:
(16)


Hà Nội ngày nay đã khác xa Hà Nội những năm trước dưới thời Pháp thuộc.

▪ Danh từ riêng không kết hợp với đại từ chỉ định này, kia, ấy ở phía sau.
Trường hợp sau tên riêng có từ này (kiểu như Hoa này...) là lối gọi tên có tác dụng
dẫn xuất gây sự chú ý trong lời thoại trực tiếp.
* Danh từ riêng thường kết hợp về phía trước với danh từ chung chỉ phạm vi
hoặc loại sự vật của tên riêng.
Ví dụ:
(17)

Đèo Khế
Chị Hương

- Danh từ chung
“Danh từ chung là những danh từ gọi tên chung các cá thể trong cùng một lớp
sự vật” [1,tr.27].
VD: Từ ghế là một tên chung cho tất cả các sự vật do con người tạo ra, có chân,
có mặt phẳng, để con người có thể ngồi lên đó. Các cá thể ghế có thể khác nhau về
các phương diện: hình dáng, kích thước, chất liệu... nhưng đều được con người gọi
tên bằng một tên chung là ghế.
Danh từ chung gồm các tiểu loại sau:
+ Danh từ tổng
hợp * Về ý nghĩa
Là các danh từ không chỉ tên riêng từng sự vật mà chỉ tổng thể nhiều sự vật hoặc

chúng cùng loại với nhau hoặc chúng có chung một số đặc điểm nào đó.
Ví dụ: quần áo, binh lính, bạn bè, máy móc, bếp núc…
* Về khả năng kết hợp
Danh từ tổng hợp không kết hợp trực tiếp với số từ (chính xác), không kết hợp

được với danh từ chỉ đơn vị cá thể (con, cái, chiếc,…) nhưng có thể kết hợp với các
phụ từ chỉ tổng thể (tất cả, cả, toàn thể, hết thảy...) và các danh từ chỉ đơn vị tổng thể
(bộ, đàn, tốp, đống…).

12


VD: Chúng ta không thể nói:
(18)

hai bạn bè (-)

(19)

ba nhà cửa (-)

(20)

chiếc quần áo (-)

(21)

cây tre pheo (-)

(22)

tất cả quần áo

(+) nhưng có thể nói:
(23)


hết thảy bạn bè (+)

(24)

tốp binh lính (+)

(25)

chồng sách vở (+)

* Về cấu tạo
Danh từ tổng hợp có thể có cấu tạo theo kiểu từ ghép đẳng lập (bạn bè, quần
áo…), hoặc từ láy (máy móc, gai góc...).
+ Danh từ không tổng hợp
Danh từ không tổng hợp gồm các tiểu loại sau:
* Danh từ trừu tượng:
▪ Về ý nghĩa:
“Danh từ trừu tượng chỉ các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần (không

thể cảm nhận được bằng các giác quan)” [1,tr.28].
VD:
(26) tư tưởng, thái độ, quan điểm, ý nghĩa, đạo đức, niềm vui, …
▪ Về khả năng kết hợp
Danh từ trừu tượng có thể kết hợp trực tiếp với các từ có ý nghĩa số lượng về phía

trước và đại từ chỉ định về phía sau.
VD:
(27) hai quan điểm, thái độ ấy, quan điểm này...
* Danh từ chỉ sự vật cụ thể:

▪ Danh từ chỉ đơn vị:
٧ Về

ý nghĩa:

Danh từ đơn vị chỉ đơn vị dùng để đo, đếm, tính toán sự vật.
VD:
(28) con, cây, cái, cân, tạ, lít...

13


٧ Về

khả năng kết hợp:

Chúng kết hợp trực tiếp sau số từ, lượng từ và đứng liền trước danh từ chỉ sự vật.

VD:
(29) ba cái bàn, bốn quyển sách, v.v...
٧ Các

tiểu loại của danh từ đơn vị:

▫ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chỉ dạng tồn tại tự nhiên của sự vật. Chúng vừa có ý
nghĩa chỉ đơn vị, vừa có ý nghĩa chỉ loại sự vật. Vì vậy, các danh từ chỉ đơn vị tự
nhiên còn được gọi là loại từ hay danh từ chỉ loại, danh từ loại thể.
VD:
(30) Chỉ người: đứa, thằng, con, người, anh, chị...

(31) Chỉ động vật, thực vật: con, cây, quả, cái, chiếc...
▫ Danh từ chỉ đơn vị đo lường, tính
toán: Về ý nghĩa:
Chúng có ý nghĩa chỉ đơn vị đo lường, tính toán với các sự vật là chất liệu. Các
đơn vị này có tính quy ước chính xác.
VD:
(32) cân, lít, mét, tấn...
Về khả năng kết hợp: Chúng được dùng trực tiếp sau số từ và trước các danh từ
chất liệu.
VD:
(33) hai lít nước, ba cân đường, v.v...
▫ Danh từ chỉ đơn vị tập thể:
VD:
(34) bộ, cặp, bọn, tụi, đàn, đoàn...
Các danh từ này kết hợp trước danh từ tổng hợp và sau các từ chỉ lượng.
Ví dụ:
(35) vài bộ bàn ghế, những đống máy móc...
▫ Danh từ chỉ đơn vị thời gian:
VD:
(36) giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm, quý, mùa...

14


▫ Danh từ chỉ đơn vị tổ chức hành chính:
VD:
(37) xã, làng, huyện, quận...
▫ Danh từ chỉ đơn vị hành động, sự việc:
VD:
(38) lần, lượt, trận, chuyến, phen, cuộc,...

▪ Danh từ chỉ sự vật đơn
thể: Về ý nghĩa:
Danh từ chỉ sự vật đơn thể là các danh từ chỉ người, động vật, thực vật, đồ vật và

cả các hiện tượng tự nhiên hay xã hội.
Ví dụ:
▫ Chỉ người: chú, cô, anh, em, bộ đội, giáo viên, chủ tịch, bác
sĩ… Trong danh từ chỉ người còn có thể chia thành:
Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, như: giáo viên, công nhân, bác sĩ, hiệu
trưởng, giám đốc…
Danh từ chỉ quan hệ thân tộc, như: ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác, anh, chị,
em
, cháu, chắt…
▫ Chỉ động vật: trâu, bò, lợn, gà, bồ câu, cá, cào cào…
▫ Chỉ thực vật: vải, mít, hoa, cỏ, cây, nhãn, sầu riêng…
▫ Chỉ đồ vật: bàn ghế, quạt, bảng, nhà, cửa….
▫ Chỉ hiện tượng tự nhiên hay xã hội: mưa, gió, mây, núi, sông, chính phủ, công
ti, nhà nước…
Về khả năng kết hợp:
Danh từ chỉ sự vật đơn thể thường kết hợp với các từ chỉ số lượng thông qua
một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Vì vậy, chúng được quy vào nhóm danh từ đếm
được, hoặc nhóm các danh từ biệt loại (chỉ các sự vật được phân loại nhờ các danh từ
chỉ các đơn vị tự nhiên).
VD:
(39)

vài quyển sách, bốn cái mũ, năm bác sĩ, v.v...

Trong sử dụng, có những danh từ chỉ sự vật đơn thể chuyển thành danh từ đơn
vị. Khi đó ý nghĩa của chúng thay đổi (nghĩa sự vật đơn thể → nghĩa đơn vị) và cách

dùng cũng thay đổi (kết hợp gián tiếp với số từ → kết hợp trực tiếp với số từ).

15


VD:
(40) một cái cân (danh từ chỉ sự vật đơn thể) → một cân muối (danh từ đơn vị)
(41) hai cái xe (danh từ chỉ sự vật đơn thể) → hai xe gạch (danh từ đơn vị)
▪ Danh từ chỉ chất
liệu ٧ Về ý nghĩa:
Danh từ chỉ chất liệu có ý nghĩa chỉ các chất chứ không phải các vật.
VD:
(42) đá, đất, quặng, đồng, dầu khí, nước khoáng, muối, khói…
٧ Về

khả năng kết hợp:

Chúng là các danh từ không đếm được. Khi cần tính đếm, danh từ chỉ chất liệu
kết hợp với danh từ chỉ đơn vị tính toán, đo lường.
VD:
(43) một lít nước, hai tấn sắt…
Tóm lại, có thể hình dung các tiểu loại danh từ qua bảng sau đây:
Bảng 1.1. Các tiểu loại danh từ
Danh từ riêng

Danh
từ
trong
tiếng
Việt


Danh từ tổng hợp
Danh
từ
chung

Danh từ trừu tượng

Danh từ
không

Danh từ chỉ sự

Danh từ chỉ đơn vị

tổng hợp

vật cụ thể

Danh từ chỉ sự vật đơn thể
Danh từ chỉ chất liệu

1.2.2.2. Đại từ
a. Khái niệm
Đại từ là những từ dùng để xưng hô, thay thế và chỉ trỏ. Đại từ không trực tiếp
biểu thị khái niệm sự vật, hiện tượng hay hành động, trạng thái, tính chất, mà dùng để
thay thế cho những từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất.
Khi thay thế cho từ loại nào, đại từ mang ý nghĩa của từ loại đó.
Ví dụ:
(44) Tôi là sinh viên.

(45) Nó học giỏi. Lan cũng thế.
Trong hai ví dụ trên, tôi, nó và thế là các đại từ. Ở ví dụ (45), từ thế được dùng để
thay cho cụm động từ học giỏi cho nên nó cũng mang ý nghĩa của cụm động từ này.

16


b. Các tiểu loại đại từ
Có nhiều tiêu chí để phân chia đại từ thành các tiểu loại.
- Căn cứ vào chức năng thay thế
Dựa vào tiêu chí này, đại từ được chia thành 3 loại:
+ Đại từ thay thế cho danh từ:
Đó là các đại từ như: tôi, tao, nó, mày, chúng nó, v.v...
Ví dụ:
(46) Tôi rất yêu màu tím.
(47) Nó là bạn học của tôi.
Các đại từ này có đặc điểm ngữ pháp giống như danh từ. Tức là chức năng phổ
biến của nó là làm chủ ngữ.
+ Đại từ thay thế cho động từ, tính từ:
Đó là các đại từ như: thế, vậy, như thế, như vậy, v.v...
Ví dụ:
(48) Nó yêu thơ. Tôi cũng vậy.
Các đại từ này có đặc điểm ngữ pháp giống như động từ, tính từ, cho nên chức
năng phổ biến của chúng là làm vị ngữ.
+ Đại từ thay thế cho số từ:
Đó là các đại từ như: bao nhiêu, bao, bấy nhiêu, v.v...
Các đại từ này có đặc điểm ngữ pháp giống như số từ.
VD:
(49) (Nấu năm bơ gạo cho mười lăm người ăn?) Bấy nhiêu người mà chỉ nấu có


bằng ấy gạo thì làm sao đủ cơm ăn!
- Căn cứ vào mục đích sử dụng:
Dựa vào tiêu chí này, có thể chia đại từ thành 3 loại:
+ Đại từ xưng hô
Đại từ xưng hô thay thế cho danh từ, biểu thị các vai trong hoạt động giao tiếp.
Tiếng Việt có các đại từ xưng hô dùng theo các ngôi như sau:

17


Ngôi

Số
Số ít

Ngôi thứ nhất (tương ứng với
cương vị người nói)

Số nhiều

tôi, tao, tớ, mình…

chúng tôi, chúng tao,
chúng tớ, chúng mình…

Ngôi thứ hai (tương ứng với
cương vị người nghe)

mày, cậu, bay…


chúng mày, chúng
các cậu…

Ngôi thứ 3 (tương ứng với
cương vị người được nói đến)

nó, hắn, thị, y…

chúng nó, họ, chúng…

bay,

Tuy nhiên, nói đến đại từ xưng hô trong tiếng Việt, cần lưu ý một số điểm sau
đây:
Thứ nhất: Trong các đại từ xưng hô của tiếng Việt, có những từ chuyên ngôi và
kiêm ngôi. Những từ chuyên ngôi là những từ chỉ dùng cho một ngôi. Ví dụ như: tôi,
tớ, mày... Còn từ kiêm ngôi là những từ được dùng cho nhiều ngôi. Chẳng hạn:
Từ mình có thể được dùng để chỉ ngôi thứ nhất và cũng có thể được dùng cho
ngôi thứ hai.
Ví dụ:
(50) Hôm qua mình đến chỗ cậu nhưng cậu không có nhà.
Từ mình trong ví dụ (50) được dùng để chỉ ngôi thứ nhất.
(51) Mình đọc hay tôi đọc?

Từ mình trong ví dụ (51) lại được dùng để chỉ ngôi thứ hai.
Thứ hai: Cần phân biệt từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp và từ xưng
hô ngôi thứ nhất số nhiều không bao gộp. Từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp
là từ mang ý nghĩa chỉ một nhóm người, kể cả người nghe và lấy người nói làm trung
tâm (bao gộp vai nói và vai nghe).
Ví dụ:

(52) Hà ơi, chúng mình đi học đi.
Từ chúng mình trong ví dụ (52) là đại từ bao gộp, bao gồm cả ngôi thứ nhất và
ngôi thứ hai.
(53) Hà ơi, chúng mình về đây, chào bạn nhé.
Từ chúng mình trong ví dụ (53) chỉ ngôi thứ nhất, số nhiều, không bao gộp.
18


×