Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vì sao cần phát hiện bệnh tiểu đường khi mang thai?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.87 KB, 3 trang )

Vì sao cần phát hiện bệnh tiểu đường khi mang thai?
Những phụ nữ mang thai rất dễ bị sang chấn tinh thần (stress) khi được chẩn
đoán mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu các bà mẹ tương lai có những kiến thức cơ
bản về bệnh tiểu đường thai nghén (TĐTN) thì sự tác động tâm lý đối với họ sẽ giảm đi
rất nhiều.

TĐTN là gì?

Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện
trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, TĐTN chính là một thể bệnh tiểu đường (TĐ), chỉ
xuất hiện và tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. Như vậy, TĐTN không
giống bất cứ một thể bệnh TĐ nào khác. TĐTN khởi phát trong khi có thai và tự khỏi
sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ TĐTN chưa khỏi bệnh thì
lúc này họ không được chẩn đoán là TĐTN nữa mà thuộc thể bệnh TĐ khác như: TĐ
týp 1, TĐ týp 2, TĐ do dinh dưỡng, TĐ triệu chứng. Có nghĩa chẩn đoán TĐTN một
cách chắc chắn nhất là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần.

Chẩn đoán TĐTN

Cho tới nay trên thế giới vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa có một sự thống nhất
về tiêu chí này. Đặc biệt, tiêu chí chẩn đoán TĐTN của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
hoàn toàn khác với tiêu chí chẩn đoán của Hiệp hội TĐ Hoa Kỳ. Theo WHO, bệnh nhân
được chẩn đoán TĐTN khi đường huyết lúc đói > 7mmol/l (cũng giống như xét nghiệm
chẩn đoán TĐ ở người không mang thai). Để chẩn đoán TĐTN một cách chắc chắn
hơn, WHO đưa ra khuyến cáo chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose (làm
xét nghiệm đường huyết tương sau 2 giờ uống 75g đường glucose pha với 250ml
nước sạch). Bệnh nhân được chẩn đoán TĐTN khi đường huyết tương sau 2 giờ >7,8
mmol/l (xét nghiệm chẩn đoán TĐ ở người không mang thai > 11,1 mmol/l).TĐTN rất
khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp
glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên
ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc TĐTN. Trước đây,


việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không
chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị TĐTN mà vẫn có đường niệu dương
tính. Mặt khác, những người TĐTN cũng có những lúc không có đường trong nước
tiểu.


Vì sao cần phải phát hiện TĐ khi mang thai?

Rất có thể bạn sẽ đặt ra một câu hỏi cho chúng tôi: TĐTN tự khỏi, vậy có cần
phải phát hiện và can thiệp không? Chúng tôi xin trả lời: rất cần. Nếu không có sự “rất
cần” này thì hậu quả của TĐTN đối với người mẹ và thai nhi sẽ trở nên rất nghiêm
trọng - nghiêm trọng trong quá trình mang thai, lúc sinh và ngay cả cuộc sống sau
này.Tăng đường huyết trong thời kỳ mang thai sẽ làm tổn hại đến thai nhi, gây ra
những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang
thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai và gây
ra tình trạng tăng insulin ở thai. Và sau khi sinh, trẻ không nhận được lượng đường
nhiều như khi còn trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường
máu của trẻ ở dưới mức bình thường. Hạ đường huyết ở trẻ rất dễ gây nguy hiểm cho
trẻ và tổn thương các tế bào thần kinh ở não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai
của những bà mẹ bị TĐ thường có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ
bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc
biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ
gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù) nếu không kiểm soát tốt đường huyết. Tăng
huyết áp ở người mẹ sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và con. TĐTN có thể làm
tăng nồng độ xêtôn máu của người mẹ, nên trẻ cũng bị tăng xêtôn máu, gây hại cho
trẻ.

Can thiệp đối với TĐTN như thế nào?

Nhìn chung, cũng giống như can thiệp cho những người bệnh TĐ không mang

thai, có 3 phương pháp chính: chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc. Việc đầu
tiên là phải thực hiện chế độ ăn. Nhu cầu năng lượng tùy thuộc vào trọng lượng trước
khi có thai, tình trạng tăng cân kể từ lúc bắt đầu mang thai và đánh giá nhu cầu năng
lượng trước đó. Đối với TĐTN thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng. Khi đang tập
luyện cảm thấy mệt thì phải ngừng tập và nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương
trình tập luyện nào, cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân với thầy thuốc để chọn ra
hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất. Người phụ nữ TĐTN có thể tập luyện
ở mức trung bình và tránh một số hoạt động nhất định cho đến sau khi sinh. Trong tập
luyện, nên giữ cho nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút và cũng không nên để tình
trạng nhịp tim nhanh kéo dài. Tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai
khác, người mẹ bị TĐTN nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện. Trong khi bơi, sức
nâng của nước làm giảm áp lực các khớp, không gây chấn thương cho các xương
khớp ở bàn chân và cẳng chân.Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát
được đường huyết thì bắt buộc người bệnh phải dùng thuốc. Người bệnh TĐTN phải
được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định và được theo dõi chặt chẽ
trong quá trình điều trị.


×