Tải bản đầy đủ (.ppt) (44 trang)

TUYỂN TẬP NHỮNG DI SẢN VĂ HÓA THẾ GIỚI VÀ NHỮNG DI SẢN VĂ HÓA CỦA VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 44 trang )

TUYỂN TẬP
NHỮNG DI SẢN VĂ HÓA THẾ GIỚI
VÀ NHỮNG DI SẢN VĂ HÓA CỦA VIỆT NAM

WORLD HERITAGE SITES
SƯU TẦM
Click
chuột


Di sản thế giới là một điểm mốc hay khu vực được lựa chọn bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (viết tắt là 
UNESCO) là có giá trị về văn hóa,[1] lịch sử, khoa học hoặc hình thức có ý nghĩa khác và được pháp luật bảo vệ bởi các điều ước quốc tế.
Các địa điểm này được đánh giá là có tầm quan trọng đối với lợi ích tập thể nhân loại.
Một địa điểm có thể là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay
thành phố... do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO
. Sau đó UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung.
Những vị trí được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận tiền từ Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nào đó. Ủy ban
này được thành lập bởi Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước Di sản thế giới, nó được Đại hội
đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11 năm 1972. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá
nhất và lâu đời nhất.[


Để được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO, một tài sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn về văn hoá hoặc thiên nhiên
theo Công ước Di sản thế giới đã được Ủy ban về Di sản thế giới của UNESCO duyệt lại.
Một di tích văn hóa phải xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến
trúc, hoặc di tích đó phải gắn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc là điển hình nổi bật của một lối sống truyền
thống đại diện cho một nền văn hóa nào đó.
Một di chỉ thiên nhiên có thể điển hình cho một giai đoạn, các quá trình tiến hóa địa cầu, hoặc cho những biến đổi sinh thái học,
hoặc bao gồm những vùng cư trú tự nhiên các Loài cực kỳ nguy cấp. Di chỉ thiên nhiên có thể là một khung cảnh đẹp khác thường,
một cảnh quan ngoạn mục, hoặc là một khu bảo tồn số lượng lớn các động vật hoang dã.
Cho đến cuối năm 2004, có 6 tiêu chí cho di sản văn hóa và 4 tiêu chí cho di sản thiên nhiên. Đến năm 2005, điều này đã được sửa


đổi để chỉ có một bộ 10 tiêu chí, trong đó 6 tiêu chí đầu thuộc về di sản văn hóa, còn các tiêu chí 7 đến 10 thuộc về di sản thiên nhiên.


Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới của UNESCO là Công ước quốc tế đầu tiên gắn khái niệm bảo vệ thiên nhiên với bảo
vệ di sản văn hóa, mang đến một cách tiếp cận mới với những cơ sở pháp lý cần thiết, đảm bảo mối quan hệ cân bằng, hài hòa giữa con người với
thiên nhiên, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Công ước giúp các nước thành viên gắn kết việc bảo vệ di sản với chiến lược quy hoạch, phát triển địa
phương; bảo vệ bền vững không chỉ di sản thế giới mà còn bảo vệ các di sản văn hóa của mỗi quốc gia.
Để làm tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững, cần đẩy mạnh các hoạt động giám sát, tăng cường bảo vệ
và bảo đảm an toàn cho các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới và các Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh. phát huy tốt nhất tính
chủ động, khả năng sáng tạo của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và của nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Phát
huy vai trò giám sát của xã hội, của cộng đồng; phát huy giá trị di sản, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân trực tiếp tham gia bảo vệ và phát huy
giá trị di sản, vừa được trực tiếp hưởng thụ thành quả do hoạt động này mang lại cần xử lý hài hòa quan hệ giữa phát triển du lịch với việc bảo tồn,
phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong bảo tồn, quản lý di sản;
khẩn trương số hóa cơ sở dữ liệu về di sản để lưu trữ và khai thác…
Sau đây là tài liệu: TUYỂN TẬP NHỮNG DI SẢN VĂ HÓA THẾ GIỚI
VÀ NHỮNG DI SẢN VĂ HÓA CỦA VIỆT NAM.
Trân trọng được giới thiệu cùng các bạn!


TUYỂN TẬP
NHỮNG DI SẢN VĂ HÓA THẾ GIỚI
VÀ NHỮNG DI SẢN VĂ HÓA CỦA VIỆT NAM

WORLD HERITAGE SITES
SƯU TẦM
Click
chuột


Hang đá Long Môn (Longmen Grottoes), Trung Quốc

Du khách đang ngắm các tượng Phật tại Hang đá Long Môn ở ngoại ô thành Lạc
Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
hợp quốc (UNESCO) ghi nhận, vào năm 2000, Long Môn là một Di sản Thế giới với
nhiều ảnh tượng, đền thờ, và di tích Phật giáo.


Al-Hijr, Saudi Arabia
Một phần của khu khảo cổ Al-Hijr -- gọi là Madain Saleh -- ở miền bắc Saudi Arabia
đã được thêm vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào ngày 6 tháng 7,
2008. Al-Hijr, khu bảo tồn lớn nhất của nền văn minh Nabataeans phía nam Petra ở
Jordan, là Di sản Thế giới đầu tiên của Saudi Arabia.


Kinh Pontcysyllte, Anh quốc
Kinh Pontcysyllte nằm ở đông bắc
Wales, dài 18 km, là một kỳ công xây
dựng thời Cách mạng Kỹ nghệ, hoàn
thành vào đầu thế kỷ 19.
Chạy trên nhiều thế đất khó khăn khác
nhau, việc xây dựng con kinh đòi hỏi
nhiều kỹ thuật xây dựng táo bạo, đặc
biệt là không dùng khóa nối.
Con kinh nhân tạo này là một tác phẩm
kỹ thuật tiền phong vĩ đại và là một
kiến trúc kim khí khổng lồ, do kỹ sư
lừng danh Thomas Telford sáng tạo.
Nhờ sử dụng cả sắt và gang cho con
kinh, ThomasTelford đã kiến tạo được
những vòng cầu nhẹ và mạnh, gây nên
ấn tượng vĩ đại và quí phái.



Thác Họng Quỷ ở Brazil và Argentina
Thác Họng Quỷ (Garganta del Diablo) trong Công viên Quốc gia Iguazu ở thành
phố Misiones, Argentina. Tùy theo mực nước của Sông Iguazu , công viên này
có thể có từ 160 đến 260 thác nước, và hơn 2000 loại cây cỏ cùng 400 loại chim
chóc. Công viên Quốc gia Iguazu được ghi nhận vào danh sách Di sản Thế giới
năm 1984.


Đền Bayon, Cambodia
Đền Bayon, gần Siêm Riệp, Campuchia, nổi tiếng về những khuôn mặt đá khổng
lồ của thần Lokesvara. Hơn 1000 đền thờ trong vùng Angkor, từ những mớ gạch
vụn còn sót rải rác trên các đồng lúa đến đền thờ vĩ đại Angkor Wat, được xem
như là kiến trúc đơn về tôn giáo lớn nhất thế giới. Nhiều đền thờ ở Angkor đã
được tu sửa, và trở thành khu vực với những di tích kiến trúc hùng vĩ nhất của
nền văn minh Khmer. Mỗi năm có hàng triệu khách thập phương đến thăm.


Stonehenge, Amesbury, Anh Quốc
Stonehenge bí ẩn là một quần thể đá tảng lớn gồm 150 tảng đá vĩ đại đứng thành
vòng tròn. Người ta tin rằng tác phẩm cổ đại này được sáng tạo khoảng 3000 năm
trước công nguyên. Stonehenge được ghi nhận vào danh sách Di sản Thế giới
của UNESCO năm 1986.


Cung điện mùa hè, Bắc kinh, Trung quốc
Di Hòa Viên còn gọi là Cung Điện Mùa Hè, được vua Càn Long xây năm 1750, bị
hư hại nặng trong cuộc chiến tranh nha phiến 1860, và được Từ Hi Thái Hậu sửa
lại năm 1886. Di Hòa Viên được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO

năm 1998.


Nữ Thần Tự Do, Mỹ
Tượng Nữ Thần Tự Do trong hoàng hôn New York. “Nữ Thần Tự Do” là
tặng vật của nước Pháp, đứng tại cửa biển vào cảng New York. Tượng Nữ
Thần Tự Do được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm
1984.


Công viên Quốc gia Galapagos, Ecuador
“Solitario George” (Độc Cô George), chú đồi mồi cuối cùng còn sống của chủng
loại này, sinh sản tại đảo Pinta, được chăm sóc tại Công viên Quốc gia
Galapagos, một quần thể nhiều hải đảo lớn nhỏ ở Ecuador. Người ta ước tính Độc
Cô George vào khoảng 60 đến 90 tuổi. Các đảo Galapagos được ghi vào danh
sách Di sản Thế giới của UNESCO lần đầu năm 1978, sau đó đến năm 2007 được
nâng lên danh sách Di sản có cơ nguy diệt chủng.


Khu Vực Tháp Quạt Gió Kinderdijk, Hà Lan
Dân chúng đang trượt băng trên mặt các con kinh đông lạnh của vùng Tháp Quạt
Gió Kinderdijk, một Di sản Thế giới của UNESCO, gần thành phố Rotterdam, Hà
Lan. Kinderdijk có nhiều tháp quạt gió cổ nhất Hà Lan và là nơi có nhiều du khách
thăm viếng nhất ở nam Hà Lan.


Băng Thạch Perito Moreno, Argentina
Ảnh băng thạch Perito Moreno trong Công viên Quốc gia Los Glaciares, một khu
du lịch sinh thái ở Patagonia, Argentina. Công viên này được UNESCO công
nhận là Di sản Thế giới năm 1981. Băng Thạch, thuộc tỉnh Santa Cruz, là cảnh

quan thiên nhiên hấp dẫn nhất Argentina, và là cánh đồng băng lớn thứ 3 trên thế
giới, sau Nam Cực và Greenland.


Phố Cổ Havana, Cuba
Ảnh người Cuba lái chiếc xe cổ trong thành phố bờ biển Malecon, Cuba. UNESCO
chọn Phố Cổ Havana và các Cổ thành của Havana là Di sản Thế giới năm 1982.
Mặc dù Havana đã mở rộng ngổn ngang và có đến hơn 2 triệu dân, khu phố cổ
vẫn còn các kíến trúc barốc và tân cổ điển, và các dãy nhà tư nhân đồng điệu với
các mái vòm, lan can, cổng sắt, và vườn hoa trước sân.


Đền Báb, Do Thái
Những vườn hoa lớn nằm quanh vòm mái của đền Báb thuộc đạo Bahai, tại thành
phố Haifa, phía bắc Do Thái. Đây là một trung tâm tâm linh quốc tế của đạo Bahai,
với gần 6 triệu tín đồ khắp thế giới. Trung tâm này được ghi vào danh sách Di
sản Thế giới của UNESCO ngày 8 tháng 7, 2008.


Vatican
Quảng trường thánh Phê Rô chụp từ trên không. Theo trang web Di sản Quốc tế,
lãnh thổ nhỏ bé này có một bộ sưu tập các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, và mỹ
thuật thật vĩ đại. Vatican được ghi vào danh sách Di sản Quốc tế năm 1984.


Great Barrier Reef
(Mạch chắn vĩ đại), Úc
Great Barrier Reef của
Úc là một quang cảnh
đầy sắc màu dưới

biển.
Hệ sinh thái phong phú
này là một bộ sưu tập
các dãy núi san hô vĩ
đại nhất, với 400 loại
san hô và 1500 loại cá.
Great Barrer Reef đã
được ghi vào danh
sách Di sản Thế giới
năm 1981.


Petra, Jordan
Các chú lạc đà nghỉ ngơi trước đền thờ chính của thành phố cổ Petra của Jordan,
một “Khazneh” (kho tàng) được khắc sâu vào đá cát để làm nhà mồ cho một vị
vua Nabatean. Thành phố này, nằm giửa Biển Đỏ và Biển Chết, là một giao điểm
của các trục giao thông giữa Ả Rập, Ai Cập, và Syria-Phoenicia. Petra đã được ghi
vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1985.


Công Viên Quốc Gia Yellowstone (Đá Vàng), Mỹ
Một đàn sơn dương đang gặm cỏ trên cánh đồng trong Công Viên Quốc Gia
Yellowstone. Phía sau là hai ngọn núi, Mt. Holmes bên trái và Mt. Dome bên phải.
Yellowstone có đến một nửa các hiện tượng địa nhiệt mà người ta biết trên thế
giới, với hơn 10.000 loại hiện tượng. Yellowstone đã được ghi vào danh sách Di
sản Thế giới của UNESCO năm 1978.


Nhà Hát Nhạc Kịch Cổ Điển Sydney, Úc
Căn nhà nổi tiếng này (The Opera House of Sydney) “là một tác phẩm kiến trúc vĩ

đại của thế kỷ 20, đan vào nhau nhiều dòng sáng tạo và phát minh cả về hình thái
kiến trúc cũng như thiết kế cơ cấu”, trang web Di sản Thế giới UNESCO giới
thiệu. The Opera House of Sydney đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của
UNESCO năm 2007.


Rặng Núi Drakensbreg, Nam Phi
Tranh trên vách núi do người San vẽ trong rặng núi Drakensbreg, ở phía đông
Nam Phi. Người San ở trên rặng Drakensberg nhiều ngàn năm, cho đến khi bị tiêu
diệt bởi người Zulu và người da trắng. Họ để lại một bộ sưu tập tranh trên vách
núi phi thường. Các bức tranh này đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới
của UNESCO năm 2000.


Shibam, Yemen
Ảnh toàn cảnh của thành phố Shibam với những tường nhà lịch sử, ở tỉnh
Hadramaut, phía đông Yemen. Shibam nổi tiếng với những tòa cao ốc xây bằng
gạch bùn, và được gọi là “Manhattan của sa mạc” (Manhattan là trung tâm của
New York). Shibam đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm
1982.


×