Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Ảnh Hưởng Của Các Mức Độ Protein Thô Lên Khả Năng Tăng Trọng, Tỷ Lệ Tiêu Hóa Dưỡng Chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VĂN PHÚ VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ PROTEIN THÔ
LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG, TỶ LỆ TIÊU HÓA
DƯỠNG CHẤT VÀ SỰ TÍCH LŨY NITƠ CỦA
GIỐNG THỎ CALIFORNIAN THUẦN

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ PROTEIN THÔ
LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG, TỶ LỆ TIÊU HÓA
DƯỠNG CHẤT VÀ SỰ TÍCH LŨY NITƠ CỦA
GIỐNG THỎ CALIFORNIAN THUẦN


Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS Nguyễn Thị Kim Đông

Sinh viên thực hiện:
Văn Phú Vinh
MSSV: 3060645
Lớp: CNTY K32

Cần Thơ, 2010

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
chương trình luận văn nào trước đây.
Người thực hiện

VĂN PHÚ VINH

i


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi đến gia đình tôi. Cha, mẹ đã cố gắn dưỡng dục, tần
tảo lao động để tạo mọi điều kiện cho con được học tập và có thêm nhiều kiến thức
ở nơi đây. Con cảm ơn Cha, mẹ nhiều lắm !
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Kim Đông. Cô đã tận tình
hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong Bộ môn Chăn nuôi đã truyền đạt nhiều kiến thức
chuyên môn quý báu để giúp tôi bước ra đời sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến kỹ sư Nguyễn Trường Giang, kỹ sư Lâm Phước
Thành và kỹ sư Đặng Hùng Cường đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt
thời gian làm thí nghiệm.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn học cùng lớp, các anh chị em
trong trại thỏ và trong phòng thí nghiệm đã nhiệt tình giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người !

ii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
DM: vật chất khô
OM: vật chất hữu cơ
CP: đạm thô
EE: béo thô
CF: xơ thô
NDF: xơ trung tính
Ash: khoáng tổng số
ME: năng lượng trao đổi
TLĐTN: trọng lượng đầu thí nghiệm
TLCTN: trọng lượng cuối thí nghiệm
FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn

iii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 1: Lượng cỏ đậu và cỏ lông tây tiêu thụ trong thí nghiệm nuôi dưỡng .......... 27
Biểu đồ 2: Lượng dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm nuôi dướng ............... 29
Biểu đồ 3: Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm ...................... 33
Biểu đồ 4: Mối liên quan giữa lượng N ăn vào và N tích lũy của thỏ thí nghiệm ........ 39

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng ...........................................................3
Bảng 2: Nhu cầu đạm và axit amin của thỏ...........................................................................4
Bảng 3: Khối lượng và thể tích các phần đường tiêu hóa ....................................................6
Bảng 4: So sánh tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của các gia súc ...................6
Bảng 5: Thành phần hóa học của phân cứng và mềm .........................................................9
Bảng 6: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây ................................13
Bảng 7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ đậu........................................13
Bảng 8: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành .............................14
Bảng 9: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rau lang ....................................15
Bảng 10: Công thức khẩu phần thức ăn của thí nghiệm....................................................21
Bảng 11: Thành phần hóa học của thực liệu thức ăn dùng trong thí nghiệm nuôi
dưỡng ......................................................................................................................25
Bảng 12: Lượng cỏ đậu và cỏ lông tây tiêu thụ trong thí nghiệm nuôi dưỡng.................26
Bảng 13: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm nuôi dưỡng ..28
Bảng 14: Tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế thỏ thí nghiệm .....30
Bảng 15: Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa ..............34
Bảng 16: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa ......35
Bảng 17: Tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm.................37


v


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Cỏ lông tây ................................................................................................... 19
Hình 2: Bã đậu nành ................................................................................................. 19
Hình 3: Đậu nành ly trích.......................................................................................... 19
Hình 4: Cỏ đậu ......................................................................................................... 19
Hình 5: Thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa ....................................................................... 22

vi


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..............................................................................................................iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. v
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................. vi
TÓM LƯỢC............................................................................................................ x
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 2
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CON THỎ ................................................................................. 2
2.2 .NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA THỎ............................................................. 2
2.2.1. Nhu cầu đạm của thỏ ...................................................................................... 4
2.2.2. Nhu cầu năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển của thỏ .................... 4
2.2.3. Nhu cầu tinh bột ............................................................................................. 4

2.2.4. Nhu cầu chất xơ .............................................................................................. 5
2.2.5. Nhu cầu nước uống ......................................................................................... 5
2.2.6. Nhu cầu vitamin.............................................................................................. 5
2.3. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA THỎ ................................................................. 6
2.3.1. Đặc điểm cẩu tạo cơ quan tiêu hóa ................................................................ 6
2.3.2. Đặc điểm tiêu hóa............................................................................................ 7
2.3.3. Phân mềm và hiện tượng ăn phân của thỏ .................................................... 8
2.4. VÀI NÉT VỀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ ................................. 10
2.4.1. Sự tiêu hóa tinh bột....................................................................................... 10
2.4.2. Sự tiêu hóa protein........................................................................................ 10
2.4.3. Phân mềm và sự tiêu hóa protein................................................................. 11
2.4.4. Sự tiêu hóa chất béo...................................................................................... 12
2.4.5. Xơ và sự biến dưỡng ở manh tràng ............................................................. 12
2.5. MỘT SỐ THỨC ĂN NUÔI THỎ ................................................................... 13
vii


2.5.1. Cỏ lông tây .................................................................................................... 13
2.5.2. Cỏ đậu ........................................................................................................... 13
2.5.3. Bã đậu nành .................................................................................................. 14
2.5.4. Rau lang ........................................................................................................ 14
2.6. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ GIỐNG THỎ .......................................................... 15
2.6.1. Thỏ New Zealand White............................................................................... 15
2.6.2. Thỏ Chinchilla .............................................................................................. 15
2.6.3. Thỏ Californian............................................................................................. 15
2.6.4. Các giống thỏ được nuôi ở Việt Nam ........................................................... 16
2.6.4.1. Giống thỏ trắng Tân Tây Lan Việt Nam................................................... 16
2.6.4.2. Giống thỏ đen Việt Nam ............................................................................ 16
2.6.4.3. Giống thỏ xám Việt Nam ........................................................................... 16


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN & PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......... 18
3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THÒI GIAN NGHIÊN CỨU................................................. 18
3.1.1. Địa điểm ....................................................................................................... 18
3.1.2. Thời gian ...................................................................................................... 18
3.2. PHƯƠNG TIÊN NGHIÊN CỨU .................................................................... 18
3.2.1. Động vật thí nghiệm ..................................................................................... 18
3.2.2. Thức ăn thí nghiệm ...................................................................................... 18
3.2.3. Chuồng trại ................................................................................................... 20
3.2.4. Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm ........................................................................ 20
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ............................................ 20
3.3.1. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 20
3.3.2. Phương pháp tiến hành .............................................................................. 21
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI........................................................................... 23
3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................. 23

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 25
4.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỰC LIỆU THỨC ĂN SỬ DỤNG
TRONG THÍ NGHIỆM NUÔI DƯỠNG ....................................................... 25

viii


4.2. LƯỢNG CỎ ĐẬU VÀ CỎ LÔNG TÂY TIÊU THỤ CỦA THỎ TRONG
THÍ NGHIỆM NUÔI DƯỠNG....................................................................... 26
4.3. LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT ĂN VÀO CỦA THỎ TRONG
GIAI ĐOẠN THÍ NGHIỆM NUÔI DƯỠNG ................................................ 28
4.4. TĂNG TRỌNG, HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ ......................................................................................................... 31
4.5. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỰC LIỆU THỨC ĂN SỬ DỤNG
TRONG GIAI ĐOẠN THÍ NGHIỆM TIÊU HÓA........................................ 34

4.6. LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT TIÊU THỤ CỦA THỎ TRONG
GIAI ĐOẠN THÍ NGHIỆM TIÊU HÓA ....................................................... 35
4.7. TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ NITƠ TÍCH LŨY CỦA THỎ
TRONG THÍ NGHIỆM .................................................................................. 37

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................... 40
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 40
5.2. ĐỀ NGHỊ.......................................................................................................... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 41

ix


TÓM LƯỢC
Đề tài : “Ảnh hưởng của các mức độ protein thô lên khả năng trọng, tỷ lệ tiêu hóa
dưỡng chất và sự tích lũy nitơ của giống thỏ Californian thuần” được tiến hành tại
Trại Chăn Nuôi số 474C/18 Khu vực Bình An-Phường Long Hòa-Quận Bình ThủyThành phố Cần Thơ và phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức
tương ứng với 4 khẩu phần có hàm lượng CP thay đổi từ 11,0; 12,5; 14,0 và
15,5gCP/con/ngày và 3 lần lặp lại tương ứng 3 khối là 3 nhóm thỏ có trọng lượng
khác nhau. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 1 thỏ đực và 1 thỏ cái. Kết quả thí nghiệm
cho thấy lượng vật chất khô, vật chất hữu cơ, protein thô ăn vào tăng khi tăng mức
độ protein thô trong khẩu phần (P<0,001). Lượng xơ trung tính và năng lượng tiêu
thụ có xu hướng tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tăng trọng hàng
ngày cao nhất ở khẩu phần có 14gCP/con/ngày (P<0,001) và hệ số chuyển hóa
thức ăn là thấp nhất (P<0,01). Tỷ lệ tiêu hóa protein thô tăng khi tăng các mức độ
protein trong khẩu phần (P>0,05). Lượng nitơ ăn vào và lượng nitơ tích lũy cũng
tăng khi tăng hàm lượng protein thô trong khẩu phần (P<0,001).

Qua kết quả thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy khẩu phần có 14gCP/con/ngày cho
tăng trọng, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì vậy, trong
thực tế, để đạt hiệu quả cao khi nuôi thỏ tăng trưởng nên sử dụng khẩu phần
14gCP/con/ngày.

x


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Vài năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh trên vật nuôi đã diễn ra khá phức tạp ở
khắp các vùng trên cả nước (như dịch cúm trên gia cầm, dịch tai xanh trên heo hay
là dịch lỡ mồm long móng trên trâu, bò…). Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống kinh tế của những hộ chăn nuôi gia đình, cũng như tác động đến nền
kinh tế của cả nước.
Trước tình hình đó thì có khá nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển sang hướng chăn nuôi
mới, trong đó có chăn nuôi thỏ. Thỏ có ưu điểm là sinh sản nhanh, mau lớn, mắn đẻ,
thời gian sinh trưởng ngắn, thịt thỏ lại có giá trị dinh dưỡng cao (nhiều đạm, ít mỡ)
phù hợp với nhiều lứa tuổi. Thỏ là loài dễ nuôi, thức ăn dễ tìm, chi phí cho chuồng
trại thấp, có thể dùng các vật liệu có sẵn ở địa phương như: tre, nứa… để làm
chuồng. Nuôi thỏ công chăm sóc không cao, không đòi hỏi nhiều công lao động, có
thể tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình, người già và trẻ em đều có thể nuôi
thỏ được.
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long rất dễ dàng để phát triển ngành chăn nuôi thỏ bởi vì`
ở đây có nguồn thức ăn cho thỏ khá phong phú như các loại cỏ (cỏ lông tây, cỏ
mồm, cả sã, cỏ đậu…), các loại phụ phẩm công nghiệp chế biến (bã bia, bã đậu
nành), phụ phẩm nông nghiệp (lá rau muống, lá bông cải, dây lá rau lang),… Tuy
nhiên, người dân thường nuôi những giống thỏ địa phương mà nhu cầu tiêu thụ thịt
thỏ thì ngày càng tăng. Hiện nay, nước ta đang có xu hướng nhập một số giống thỏ
ngoại có năng suất cao để đáp ứng nhu cầu này, đồng thời để cải thiện giống thỏ địa
phương. Tuy nhiên, có rất ít những nghiên cứu trên các giống thỏ ngoại, đặc biệt là

giống thỏ Californian thuần. Từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Ảnh hưởng của các mức độ protein thô lên khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu hóa
dưỡng chất và sự tích lũy nitơ của giống thỏ Californian thuần”.
Mục tiêu của đề tài là:
- Xác định mức độ protein thô tối ưu trong khẩu phần nuôi thỏ tăng trưởng.
- Xác định tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của các khẩu phần thí nghiệm.
- Xác định lượng nitơ tích lũy của thỏ ở các khẩu phần thí nghiệm.
- Tính hiệu quả kinh tế của các khẩu phần.
.

1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CON THỎ
Theo phân loại động vật, thỏ thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ gậm nhấm
(Rodentia), họ Leporidae. Thỏ rừng có nhiều loại khác nhau, hiện nay chỉ có loài
Oryctolagus Cuniculus được thuần hóa thành thỏ nhà. Có nhiều giống thỏ khác
nhau đã được phát triển từ thế kỷ XVIII, thỏ được sử dụng cho sản xuất thịt, lông,
động vật thí nghiệm và được coi như là một loại thú cưng. Thỏ được phân loại dựa
theo kích thước, trọng lượng và bộ lông. Theo trọng lượng cơ thể, giống thỏ nhỏ
con có trọng lượng lúc trưởng thành từ 2-3kg, giống thỏ tầm trung có trọng lượng từ
4-6kg và giống thỏ lớn con có trọng lượng từ 6-9 kg. Hai giống thỏ phổ biến để sản
xuất thịt là thỏ New Zealand and the California vì chúng được kết hợp bởi 2 yếu tố
là lông trắng và tăng trưởng tốt, hai giống phổ biến để sản xuất lông là thỏ Rex và
thỏ Chinchilla của Mỹ (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).
Quần thể thỏ ở Việt Nam được du nhập từ Pháp khoảng 70-80 năm trước đây.
Chúng đã bị lai tạp nhiều giữa các giống khác nhau nên cũng có những biến hóa
khác nhau về ngoại hình, những thỏ nuôi này không có bộ lông thuần nhất về màu
sắc, có con màu trắng tuyền, có con đen hoặc pha giữa hai màu đó, có con màu xám

tro nhạt hoặc sẫm, phần ngực bụng và đuôi màu sáng hơn hoặc trắng, lại có màu
vàng hoặc đốm trắng... Cũng như màu lông, màu mắt thỏ cũng không đồng nhất: có
con mắt đỏ, đen hoặc xám. Khi cho giao phối hai thỏ cùng màu lông và màu mắt ta
được đàn con với nhiều màu lông và màu mắt khác nhau, thể hiện rõ sự phân ly và
tính pha tạp về giống. Nhìn chung những giống thỏ đang nuôi ở Việt Nam đầu to
vừa phải, tai thẳng hơi chữ V, thân hình chắc chắn nhưng cổ không vạm vỡ, lưng
hơi cong hay tròn, bụng to, nuôi con khéo, trong lượng 2,5-3,5 kg. Khả năng sinh
sản tốt, một năm đẻ 5-6 lứa, một lứa 6 con, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện
khí hậu và nuôi dưỡng ở nước ta. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng do bị pha tạp nhiều,
thỏ nuôi ở người dân không được chọn lọc, nên giống đang bị thoái hóa dần
(Nguyễn Ngọc Nam, 2003).
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA THỎ
Thỏ là loài ăn thực vật, có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, cho nên có thể nuôi thỏ
bằng các loại rau, quả, củ và các phế phụ phẩm gia đình. Nhưng muốn tăng năng
suất trong chăn nuôi thỏ thì cần phải bổ sung thêm thức ăn tinh bột, khoáng, đạm,…
điều quan trọng là phải biết bổ sung các dưỡng chất đó ở lứa tuổi và thời kỳ nào để
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của chúng (Nguyễn Văn Thu, 2003).

2


2.2.1. Nhu cầu đạm của thỏ
Tất cả những đặc tính: lông, sinh trưởng, sản xuất và cho sữa của thỏ đều đòi hỏi
hàm lượng cao của protein và chất lượng tốt. Khả năng tăng trọng của thỏ đang sinh
trưởng phụ thuộc rất nhiều vào protein. Vì vậy việc đáp ứng nhu cầu protein cho thỏ
sinh trưởng là rất quan trọng. Thỏ nuôi thâm canh tăng trọng cần 4-5 gam
protein/kg thể trọng/ngày. Nhu cầu protein tiêu hóa của thỏ 6-7 tuần tuổi là 7-9,5
gam/kg thể trọng. Sau 8 tuần tuổi giảm xuống còn 4,5-7 gam/kg thể
trọng/ngày.(Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 1999).
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh trưởng của cơ thể. Nếu

thỏ mẹ trong thời kỳ có chửa và nuôi con mà thiếu đạm thì thỏ con sơ sinh nhỏ, sức
đề kháng kém. Sữa mẹ ít dẫn đến tỷ lệ nuôi sống đàn con thấp. Sau cai sữa cơ thể
thỏ chưa phát triển hoàn hảo, nếu thiếu đạm thì thỏ con sẽ còi cọc, dễ sinh bệnh tật
trong giai đoạn vỗ béo (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 1999).
Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng

Thể trọng

Protein tiêu hóa

Đương lượng tinh bột

Năng lượng

(g)

(g/ngày)

(g/ngày)

(KJ)

Dưới 500

1,5-3,0

8-14

176-308


500

2,5-4,5

15-22

330-484

1000

4,9-9,5

25-35

550-770

2000

7-14

50-80

1100-1760

3000

13-17

80-110


1760-2420

4000

12-16

80-120

2420-2640

5000

15-17

90-140

1980-3080

Nguồn: Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức (2000).

*Nhu cầu axit amin
Theo Lebas (2004) cho rằng, thỏ 18-42 ngày tuổi có nhu cầu đạm trong khẩu phần
là 15-16% thỏ 42-80 ngày tuổi và sinh sản có nhu cầu đạm trong khẩu phần lần lượt
là 16-17% và 18-19%. Những giá trị này hàm ý rằng chất lượng protein trong khẩu
phần phải đủ số lượng các axit amin thiết yếu.

3


Bảng 2: Nhu cầu đạm và axit amin của thỏ


Chỉ tiêu (%)

Thỏ 18-42 ngày

Thỏ 42-80 ngày

Thỏ sinh sản

CP

15,0-16,0

16,0-17,0

18,0-19,0

DCP

11,0-12,0

12,0-13,0

13,0-14,0

Lysine

0,75

0,80


0,85

Methionine

0,55

0,60

0,62

Thronine

0,56

0,58

0,70

Tryptophan

0,12

0,14

0,15

Arginine

0,80


0,90

0,80

Nguồn:Lebas (2004).

2.2.2. Nhu cầu năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển của thỏ
Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu năng lượng cần thiết cho 1kg tăng
trọng thay đổi từ 16-40 MJ. Lúc 3 tuần tuổi là 16 MJ, 20 tuần tuổi là 40 MJ. Nhu
cầu năng lượng của 1kg thỏ hậu bị là 600-700 MJ (140-170 Kcal) tương đương với
25-35 gam tinh bột (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).
Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khí
hậu, tỷ lệ dinh dưỡng (năng lượng, protein, axit amin), xơ, trạng thái sức khỏe…
chất bột đường có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn… những chất này
trong quá trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường cung cấp năng lượng cho cơ
thể. Theo Robert (2001) thì thỏ có khả năng điều chỉnh mức ăn vào cho phù hợp với
nhu cầu năng lượng nhưng cũng đáp ứng đủ nhu cầu protein của chúng. Nếu protein
dư thừa quá mức thì thỏ giảm hoạt động ăn vào giai đoạn này.
2.2.3. Nhu cầu tinh bột
Có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn…những chất này trong quá trình tiêu
hóa sẽ được phân giải thành đường, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đối với thỏ
sau cai sữa trong thời kỳ vỗ béo thì cần tăng dần lượng tinh bột. Đối với thỏ hậu bị
4-6 tháng tuổi và cái giống không sinh đẻ thì phải khống chế lượng tinh bột để tránh
sự vô sinh do quá béo. Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong 20 ngày đầu thì phải tăng
lượng tinh bột gấp 2-3 lần so với khi có men, bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức
khỏe, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Đến khi sức tiết sữa giảm (sau khi đẻ 20
ngày) thì nhu cầu tinh bột cũng cần ít hơn.

4



2.2.4. Nhu cầu chất xơ
Việc xác định mức độ xơ tối ưu trong khẩu phần thỏ là một trong những mục tiêu
chính của việc nghiên cứu về dinh dưỡng thỏ. Thỏ được cho ăn khẩu phần xơ thấp
thì có những biểu hiện xáo trộn trong hệ thống tiêu hóa với những biểu hiện như
tiêu chảy kèm với tỷ lệ chết cao. Điều này có thể giải thích là do khẩu phần có mức
độ xơ thấp sẽ kéo dài thời gian lưu trữ thức ăn trong hệ thống tiêu hóa (Hoover &
Heitmann, 1972). Hơn thế nữa, ở khẩu phần xơ thấp hơn 12% thì sự thay thế chất
chứa trong manh tràng sẽ thấp hơn. Tình trạng này dẫn đến hai trường hợp: sự lên
men không mong muốn trong manh tràng và sự gia tăng của những vi sinh vật gây
bệnh (Carabano, 1988).
Từ đặc điểm sinh lý tiêu hóa của thỏ chúng tôi nhận thấy thức ăn xơ thô vừa là chất
chứa đầy dạ dày và manh tràng vừa có tác dụng chống đói đảm bảo sinh lý tiêu hóa
bình thường. Chất xơ như là nguồn cung cấp năng lượng, tác động tốt cho quá trình
lên men của vi khuẩn manh tràng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu cho thỏ
ăn thức ăn nghèo xơ (dưới 8%) thì thỏ sẽ bị tiêu chảy. Nhu cầu tối thiểu về xơ thô là
12% trong khẩu phần ăn của thỏ, tốt nhất là 13-15%. Thức ăn này sẽ kích thích sự
hoạt động của đường tiêu hóa và nhu động của ruột bình thường. Nhưng nếu tỷ lệ
xơ thô trên 16% thì sẽ gây cản trở tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn của thỏ.
Riêng thỏ trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần có xơ thô trên 16-18%.
Cung cấp xơ thô có thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2-5mm
trộn vào thức ăn hổn hợp để đóng viên hoặc dạng bột (Đinh Văn Bình và Nguyễn
Quang Sức, 2000).
2.2.5. Nhu cầu nước uống
Có thể thỏ sử dụng hai nguồn nước từ nước trong cỏ xanh và nước uống. Nhu cầu
nước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và hàm lượng vật chất khô trong thức ăn
hàng ngày. Mùa hè thỏ ăn nhiều thức ăn thô thì cần lượng nước gấp ba lần so với
nhu cầu bình thường. Nhu cầu nước phụ thuộc vào lứa tuổi và các thời kỳ sản xuất
khác nhau: thỏ vỗ béo, hậu bị giống cần 0,2-0,5 lít/ngày; thỏ mang thai: 0,6-0,8

lít/ngày; khi tiết sữa tối đa: 0,8-1,5 lít/ngày. Nếu cho ăn thức ăn thô xanh, củ quả
nhiều có bổ sung thức ăn tinh thì lượng nước thực vật đáp ứng được 60%-80% nhu
cầu nước tổng số. Nhưng vẫn cần cho uống nước, thỏ thiếu nước nguy hiểm hơn
thiếu thức ăn. Thỏ nhịn khát đến ngày thứ hai là bỏ ăn dẫn đến ngày thứ 10-12 là
chết (Nguyễn Văn Thu, 2004).
2.2.6. Nhu cầu vitamin
Các nhu cầu khoáng và vitamin hiện nay các tài liệu gần như mâu thuẫn nhau.
Trong chăn nuôi thỏ rất cần thiết phải cung cấp vitamin đặc biệt là thỏ nuôi nhốt và
có năng suất cao. Đối với thỏ sinh sản cần thiết phải được cung cấp vitamin A và E,
5


nếu đầy đủ thì tỉ lệ đẻ có thể đạt 70-80%, nếu thiếu tỉ lệ này có thể là 40-50% và tỉ
lệ nuôi sống là 30-40%. Cỏ xanh, cà rốt, bí đỏ và lúa lên mầm là những nguồn cung
cấp vitamin rất tốt cho thỏ. Thỏ có thể tự tổng hợp vitamin nhóm B trong hệ tiêu
hóa. Người ta cũng cung cấp vitamin dạng bột cho thỏ vào trong thức ăn hỗn hợp
(Nguyễn Văn Thu, 2004).
2.3. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA THỎ
2.3.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa
Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa ở thỏ là: dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng co bóp rất
yếu, đường ruột dài 4-6 m, manh tràng lớn hơn dạ dày có khả năng tiêu hóa chất xơ
nhờ hệ vi sinh vật; kết tràng được chia thành 2 phần: phần trên có nhiều lớp vân
cuộn sóng, phần dưới nhãn trơn.
Một số đoạn của đường tiêu hóa của thỏ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Khối lượng và thể tích các phần của đường tiêu hóa

Tên bộ phận

Trọng lượng (g)


Chất chứa (g)

% so với cơ thể

Dạ dày

23,1

94,0

4,2

Manh tràng

37,6

106

4,6

Kết tràng

28,3

39,8

1,3

Nguồn: Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình (2000).


Tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của thỏ cũng khác so với của các gia
súc khác. Dạ dày của bò lớn nhất (71%) so với tổng đường tiêu hóa của nó. Còn ở
thỏ manh tràng lớn nhất (49%), cụ thể ở bảng 3:
Bảng 4: So sánh tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của các gia súc (%)

Tên đoạn đường tiêu hóa

Ngựa



Heo

Thỏ

Dạ dày

9,00

71,0

29,0

34,0

Ruột non

30,0

19,0


33,0

11,0

Manh tràng

16,0

3,00

6,00

49,0

Ruột già

45,0

7,00

32,0

6,00

Tổng số

100

100


100

100

Nguồn: Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình (2000).

6


Độ pH của các phần đường tiêu hoá ở thỏ cũng khác nhau: dạ dày rất chua, pH
trung bình là 2,2. Vật chất khô của chất chứa dạ dày phụ thuộc vào dạng thức ăn,
trung bình 17%. Chất chứa ruột non có pH = 7,2-7,9. Manh tràng có pH = 6, vật
chất khô là 23%. Kết tràng có pH = 6,6. Dịch mật và tuyến tụy có tác dụng cân bằng
độ pH của ruột non. Tổng số vi khuẩn trong manh tràng là cao nhất. Hoạt động lên
men của vi khuẩn trong môi trường hơi chua sẽ tạo nên được nhiều axit béo bay hơi
từ chất cellulose.
2.3.2. Đặc điểm tiêu hóa
Theo Đinh Văn Bình et al. (2000), thỏ gặm thức ăn nhờ răng cửa, rồi đẩy sâu vào
khoang miệng và nghiền bằng răng hàm dưới sự hỗ trợ của cơ hàm dưới rất khoẻ. Ở
miệng thức ăn luôn ngập trong nước bọt. Đó là giai đoạn đầu của sự tiêu hóa. Trước
khi đến xoang bụng nơi chứa các cơ quan tiêu hoá (dạ dày, ruột non, ruột già…)
thực quản đi qua lồng ngực, dọc theo lưng về phía khí quản.
Cấu tạo dạ dày thỏ không thích ứng với tiêu hoá chất xơ. Ở thỏ chất xơ được tiêu
hoá ở manh tràng. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu phần lớn là ở tá
tràng. Dạ dày thỏ chỉ có một ngăn, co giãn tốt nhưng co bóp yếu. Thức ăn được đưa
vào tới dạ dày là nhờ nhu động của hầu và thực quản. Thức ăn không được nhào
trộn mà được xếp từng lớp trước sau rồi cứ thế chuyển dần xuống ruột non, ruột già.
Nếu thức ăn cứng khó tiêu thì dễ gây viêm ruột, viêm dạ dày. Thức ăn trong dạ dày
được phân hoá chất đạm nhờ dịch dạ dày. Nếu thiếu muối trong khẩu phần ăn thì

dịch dạ dày tiết ra ít dẫn đến cơ thể không sử dụng hết nguồn đạm trong thức ăn. Dạ
dày thỏ khoẻ không bao giờ hết thức ăn. Nếu dạ dày lép xẹp ít thức ăn hoặc chứa
tạp chất ở thể lỏng là thỏ bị bệnh và phân thải ra sẽ nhão không thành viên. Thỏ
khoẻ mạnh phân thải ra thành dạng viên. Ở ruột non các chất đạm, đường, mỡ được
phân giải nhờ các men tiêu hoá của dịch ruột. Các dưỡng chất cũng được hấp thu
chủ yếu ở đây. Nếu ruột non bị viêm nhiễm trùng thì không hấp thu được dưỡng
chất từ thức ăn, thỏ sẽ gầy yếu (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000)
Thức ăn từ miệng xuống tới tá tràng mất từ 8-10 giờ. Thức ăn sau khi tiêu hoá ở
ruột non, những phần còn lại được đẩy tiếp xuống ruột già được tiêu hoá nhờ hệ vi
sinh vật cư trú ở đây tác động, phân huỷ. Ở ruột già chủ yếu hấp thu muối và nước.
Manh tràng dự trữ và tiêu hoá chất xơ nhờ hệ vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng và
vitamin cần thiết được tổng hợp ở manh tràng nhưng không hấp thu hết ở đây mà
được tồn tại ở dạng các viên phân mềm, nhỏ mịn, dính kết lại vào nhau và được thỏ
thải ra ban đêm gọi là “phân vitamin”, loại phân này được thỏ ăn trở lại.
(Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000)
Do ruột già nhu động yếu, thời gian thức ăn lưu lại ruột già lâu nên thời gian từ khi
thức ăn vào miệng đến khi chuyển hoá thành phân thải ra ngoài cơ thể ở thỏ lớn cần

7


72 giờ, ở thỏ con cần 60 giờ mới hoàn thành. Thức ăn tồn tại ở ruột già lâu và ở đây
có vi sinh vật giúp quá trình tiêu hóa. Khi vi sinh vật ở ruột già tham gia phân huỷ
chất xơ đồng thời các quá trình thối rửa cũng xảy ra và có chất độc hình thành. Do
đó, nếu cho thỏ ăn thức ăn nghèo chất xơ khó tiêu hoá, thức ăn rau xanh củ quả
chứa nhiều nước, mẫu nát dễ phân huỷ, thức ăn có hàm lượng bột đường nhiều hoặc
thức ăn thiu thì dễ lên men gây rối loạn tiêu hoá như tạo khí nhiều, phân không tạo
viên gây tiêu chảy, chướng hơi, bệnh do cầu trùng, trực trùng… (Nguyễn Chu
Chương, 2003).
2.3.3. Phân mềm và hiện tượng ăn phân của thỏ

Động vật ăn cỏ chỉ có thể tiêu hóa chất xơ từ thức ăn thực vật bằng quá trình lên
men vi khuẩn. Quá trình này ở động vật nhai lại xảy ra ở dạ dày và phần đầu ruột
non, ở thỏ và ngựa thì xảy ra ở manh tràng và ruột già. Trong các quá trình trên sự
tiêu hóa tinh bột thành axit béo và hấp thụ vào đường máu đều thì giống nhau.
Nhưng riêng sự hấp thụ axit amin thì có khác nhau: ở động vật nhai lại, axit amin
phân hủy và hấp thu ngay ở dạ múi khế và ruột non. Đến phần ruột già, từ manh
tràng axit amin không có khả năng hấp thụ được. Thỏ đã bỗ sung khiếm khuyết đó
bằng hiện tượng sinh lý ăn phân mềm (Caecotrophia) (Đinh Văn Bình và Nguyễn
Quang Sức, 2000)
Đặc điểm tiêu hóa của thỏ là ăn phân (Caecotrophia). Trong đường ruột của thỏ
luôn tạo thành hai loại phân: một loại mềm luôn được thỏ ăn lại gọi là phân mềm
hoặc do xuất phát từ manh tràng nên còn gọi là phân manh tràng (Caecotrophia).
Còn lại phân viên tròn, cứng thỏ không ăn được gọi là phân cứng. Phân mềm chứa
rất nhiều vitamin B, nên được gọi là phân vitamin. Phân cứng có vật chất khô cao
hơn (57,2%) so với phân mềm (38,6%) nhưng hàm lượng protein lại nhỏ hơn so với
phân mềm lần lượt là 15,4% và 25,7%. Phân cứng ở dạng viên đơn, phân mềm gồm
5-10 viên nhỏ kết dính thành chùm dài bởi màng mỏng. Phân mềm khi thải ra đến
cuối hậu môn thì thỏ cuối xuống ăn ngay, nuốt vào dạ dày và tan ra ở đó trộn lẫn
với chất chứa dạ dày, đẩy dần vào ruột non, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở đó.
Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng này chỉ bắt đầu khi
thỏ đến ba tuần tuổi, lúc thỏ ăn được thức ăn cứng. Phân cứng còn được gọi là phân
ban ngày, phân mềm là phân ban đêm, nhưng đối với thỏ rừng thì ngược lại. Như
vậy chứng tỏ rằng thỏ ăn phân mềm trong môi trường yên tĩnh (Đinh Văn Bình và
Nguyễn Quang Sức, 2000)
Phân cứng có hàm lượng vật chất khô cao nhưng protein lại thấp hơn phân mềm.
Phân cứng ở dạng viên đơn, phân mềm ở dạng chùm dài gồm 5-10 viên nhỏ kết lại
bởi màng mỏng. Phân mềm khi được thải ra đến cửa hậu môn thì thỏ cúi xuống ăn
ngay, nuốt chửng vào dạ dày, tan ra và trộn lẫn chất chứa dạ dày đưa xuống ruột

8



non. Vì có hiện tượng này nên người ta gọi thỏ là loài “nhai lại giả” (Nguyễn Chu
Chương, 2003).
Thực tế thì tỷ lệ phân mềm trong tổng vật chất khô khẩu phần ăn vào thường cố
định (khoảng 14%). Chỉ khi nào cỏ hoặc những phụ phẩm trồng trọt khó tiêu hiện
diện nhiều trong khẩu phần thì dẫn đến mức độ tiêu thụ cao có thể từ 20-23% phân
mềm trong tổng vật chất khô ăn vào (Carabano et al.,1988).
Bảng 5: Thành phần hóa học của phân cứng và phân mềm

Thành phần hoá học

Phân cứng

Phân mềm

Vật chất khô (%

58,3

27,1

Protein thô (%)

13,1

29,5

Chất béo thô (%)


2,6

2,4

Chất xơ thô (%)

37,8

22,0

8,9

10,8

37,7

35,1

Khoáng tổng số (%)
Chiết chất không đạm (%)
Nguồn: Nguyễn Văn Thu (2004)

2.4. VÀI NÉT VỀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ
2.4.1. Sự tiêu hóa tinh bột
Do nguyên nhân của việc nuôi tập trung, thỏ được cho ăn với dinh dưỡng cao và vì
thế nó bao gồm mức độ cao của hạt ngũ cốc và tinh bột hơn cách nuôi truyền thống.
Những điều này được chứng minh bởi Cheek & Patton (1980) là việc tăng sự thủy
phân nguồn tinh bột trong khẩu phần cùng với khả năng di chuyển nhanh của sự
tiêu hóa thức ăn có thể là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng cho vi sinh vật manh
tràng, gây nên hiện tượng lên men làm tăng nhanh sự xáo trộn tiêu hóa.

Wolter et al. (1980) chỉ ra rằng khoảng 70% tinh bột khẩu phần đến ruột non không
qua sự phân rã. Điều này chỉ ra rằng pH của dạ dày thấp làm cho enzym không ổn
định. Ngoài ra có khoảng 85% tinh bột được tiêu hóa trước manh tràng với khẩu
phần gồm 35% hạt ngũ cốc. Thỏ cai sữa dường như nhạy cảm với tinh bột thoát qua
ruột sau bởi vì hệ thống enzym tuyến tụy vẫn còn non nớt và chỉ phát triển nhanh
lúc thỏ 3-4 tuần tuổi. Theo cách này De Blas (1986) đã chỉ ra rằng ở thỏ 28 ngày
tuổi thì tinh bột ở hồi tràng khoảng 4% với khẩu phần gồm 30% tinh bột. Trong khi
đó ở thỏ trưởng thành, giá trị này thấp hơn 0,5%. Sự quan sát này là một thức tế
quan trọng để hiểu về xáo trộn tiêu hóa trong suốt tuần lễ đầu sau cai sữa (28-40
ngày tuổi).

9


Lee et al. (1985) đã chỉ ra rằng tỉ lệ tiêu hóa của tinh bột lệ thuộc vào nguồn của nó
cũng như cách nuôi dưỡng. Tuy nhiên, Santomas et al. (1987) không thấy về sự
khác nhau giữa tỉ lệ chết, tăng trọng, tỉ lệ chuyển hóa thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa vật chất
khô, vật chất hữu cơ và tiêu hóa protein khi sử dụng khẩu phần lớn hơn 33% của
những hạt ngũ cốc khác nhau (lúa mì, ngô, lúa mạch).
2.4.2. Sự tiêu hóa protein
Theo Henshell (1973) những enzyme phân giải protein của thỏ được hoàn thiện vào
tuần tuổi thứ tư, sự phát triển của enzyme phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của
hệ thống nội tiết và ít nhiều bị ảnh hưởng bởi khẩu phần. Có sự khác biệt rõ rệt về
tỷ lệ tiêu hoá protein giữa các loại thức ăn hỗn hợp (gần 80%), ngũ cốc và cám (6570%) và cỏ (45-65%). Từ đó, tỷ lệ tiêu hóa CP ở các khẩu phần khác nhau phụ
thuộc vào thực liệu hơn là vào thành phần hóa học của chúng. Vì vậy mà tỷ lệ tiêu
hóa protein thô (CPD) có mức độ chính xác cao hơn protein thô (CP) trong đánh giá
protein thức ăn và thực liệu (De Blas et al.,1986).
Số liệu nghiên cứu về mức độ tiêu hóa protein trước manh tràng còn rất hiếm. Gần
đây, Gidenne (1988) đã thực hiện thí nghiệm thông lỗ dò hồi tràng thỏ và những kết
quả bước đầu cho thấy rằng chỉ có 35% tổng số protein tiêu hoá của cỏ Linh lăng

khô xảy ra ở ruột non (protein từ thức ăn hỗn hợp có thể có giá trị cao hơn). Vì vậy,
sự biến dưỡng ở manh tràng dường như có vai trò quan trọng trong tiêu hoá hấp thụ
protein của thỏ, nhất là đối với protein có nguồn gốc từ cỏ (Haresign, 1989).
*Sự biến dưỡng Nitơ trong manh tràng
NH3 là sản phẩm chính cuối cùng của sự biến đổi Nitơ trong manh tràng, như là một
nguồn Nitơ chính cho sự tổng hợp protein của vi sinh vật. Giống như những động
vật nhai lại, NH3 trong manh tràng đến từ sự biến dưỡng của urê máu (khoảng 25%
NH3 trong manh tràng, Forsythe et al., 1985) và đến sự phân hủy thức ăn của khẩu
phần. Ngoài ra Nitơ còn có nguồn gốc từ sự nội sinh của những vi sinh vật manh
tràng, làm gia tăng sự hoạt động phân giải protein (Makkar et al., 1987).
Nồng độ NH3 trong manh tràng từ 6-8,5 mg/100ml chất chứa manh tràng trong
khẩu phần thực tế (Carabano et al., 1988), lượng này dường như đủ cho sự tổng hợp
protein của vi sinh vật khi so sánh với động vật nhai lại và có ý kiến cho rằng năng
lượng thì giới hạn hơn cho sự tăng trưởng tối ưu của vi sinh vật trong manh tràng
(Just, 1983). Trong các trường hợp này mặc dù NH3 trong manh tràng có thể là yếu
tố giới hạn cho sự tăng trưởng của vi sinh vật thì nguồn urê cung cấp không đáp ứng
được nhu cầu (King, 1971) bởi vì urê được thủy phân và hấp thu như NH3 trước khi
đến manh tràng dẫn đến gia tăng Nitơ trong nước tiểu. Hơn thế nữa, sự gia tăng
NH3 trong manh tràng làm pH cao hơn mức tối ưu vì thế làm tăng nhanh sự xáo
trộn tiêu hóa (Lebas, 1986).
10


2.4.3. Phân mềm và sự tiêu hóa protein
Sự đóng góp chủ yếu của sự ăn phân mềm như là một nguồn dưỡng chất cung cấp
quan trọng như protein. Thỏ ăn phân mềm 1 lần một ngày, phân mềm được giữ lại
trong bao tử từ 6-8 giờ phụ thuộc vào màng bao bảo vệ chúng thoát khỏi sự phá vỡ
của quá trình tiêu hóa. Trong khi đó thì vi sinh vật tiếp tục quá trình lên men của
chúng sản xuất ra một lượng lớn axit lactic. Cuối cùng màng bao bị hủy đi và phân
mềm đi vào sự tiêu hóa bình thường (Griff & Davies, 1963).

Protein cung cấp từ phân mềm thay đổi từ 10% (Spreadbury, 1978) đến 55%
(Haresigs, 1989) của tổng protein ăn vào tùy thuộc vào thực liệu thức ăn được sử
dụng. Trong khẩu phần thực tế nguồn protein cung cấp từ phân mềm khoảng 18%
trong tổng protein ăn vào (Harasign, 1989). Một trong những thuận lợi chính của
hiện tượng ăn phân là ảnh hưởng tích cực đến sự tiêu hóa trong khẩu phần. Theo
Fraga et al. (1977) thì tỉ lệ tiêu hóa protein tăng từ 5-20% là kết quả của hiện tượng
ăn phân, sự gia tăng đến giá trị cao nhất khi protein trong thức ăn hỗn hợp thấp.
Mặc dù có một vài số liệu về thành phần của axit amin và sự đóng góp của phân
mềm, nó rõ ràng là một nguồn tốt về lysine và methionin là những axit amin thường
giới hạn trong khẩu phần thỏ. Phân mềm cũng là một nguồn quan trọng cung cấp
vitamin B và có thể tận dụng một số khoáng chất như sắt. Mặc dù vitamin B cung
cấp có thể đủ cho sự sản xuất của thỏ theo cách nuôi truyền thống nhưng cần cung
cấp thêm vitamin tổng hợp và khoáng cho thỏ nuôi tập trung (Harris et al., 1983).
2.4.4. Sự tiêu hóa chất béo
Do khẩu phần của thỏ thường chứa xơ tự nhiên nên các chất béo được xem là nguồn
tiềm năng cho sự gia tăng năng lượng. Dù các thông tin về tỷ lệ tiêu hóa chất béo
của thỏ còn hiếm nhưng kết quả nghiên cứu sự tiêu hóa xác định rằng thỏ cũng
giống như những động vật dạ dày đơn khác. Theo cách này Santoma et al. (1987)
đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa mức độ của axit béo chưa bão hòa và tỉ lệ tiêu
hóa của chúng cũng giống như ở heo và gia cầm. Họ cũng chỉ ra rằng có sự đối lập
giữa mức độ chất béo của khẩu phần và tỉ lệ tiêu hóa chất béo bão hòa.
Santoma (1987) đã phát hiện hiệu quả đặc biệt của chất béo, điều này giống như ở
gia cầm (Mateos & Sell, 1981) và điều này được giải thích là tỉ lệ tiêu hóa của
những thành phần không phải là béo tăng 5,8% khi chất béo được thêm trên 3%.
2.4.5. Xơ và sự biến dưỡng ở manh tràng
Nguồn năng lượng cung cấp từ xơ thường thấp trong khẩu phần (ít hơn 5% tổng
năng lượng tiêu hóa của khẩu phần). Nơi đây xơ trung bình tiêu hóa khoảng 17%
(De Blas et al., 1986). Tuy nhiên, loại xơ đặc biệt và hòa tan trong manh tràng được
lên men chủ yếu bằng vi sinh vật tạo ra axit béo bay hơi (VFA). Theo Carabano
11



(1988) thì năng lượng là một yếu tố giới hạn cho sự tăng trưởng của vi sinh vật
manh tràng. Axit propionic được sản xuất thì rất thấp (8% trong tổng số). Với axit
acetic chiếm số lượng lớn (73%) và cao hơn mức độ của axit butyric (17%). Thành
phần của VFA trong manh tràng thay đổi rất lớn từ 34,5 µmol/gam DM đến 351
µmol/gam DM. Tuy nhiên, cũng có thể kết luận rằng các yếu tố được đề cập ở trên
thích hợp làm gia tăng thời gian lưu giữ thức ăn trong ruột cũng làm gia tăng thành
phần của VFA trong manh tràng, đặc biệt là axit acetic khi tiêu hóa nhiều xơ và axit
butyric khi tiêu hóa nguồn xơ ít trong khẩu phần (nhỏ hơn 14% CF/DM) làm pH
trong manh tràng giảm xuống.
Theo Borriello & Carman (1983) cũng chỉ ra sự biến đổi trong manh tràng và sự
tăng trưởng của những vi sinh vật gây bệnh khác tạo cơ hội cho sự xáo trộn tiêu
hóa. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác rất cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của
khẩu phần về sự biến dưỡng của năng lượng trong manh tràng. Thành phần hóa học
của những thức ăn tiêu hóa nhiều hơn xơ có thể đóng vai trò quan trọng trong sự sản
xuất VFA. Từ những đạt được đầu tiên chỉ ra rằng có một vài sự khác nhau giữa
nguồn năng lượng được cung cấp từ xơ (khoảng 5% năng lượng của khẩu phần) và
năng lượng cung cấp từ VFA thì khoảng 12-40% của nhu cầu năng lượng cho nhu
cầu duy trì ở thỏ trưởng thành (Hoover & Heitmann, 1972).
2.5. MỘT SỐ THỨC ĂN NUÔI THỎ
2.5.1. Cỏ lông tây (Brachiaria mutica)
Loại cỏ thân bò trên mặt đất, rễ nhiều, thân dài 0,6-2,0m, lá to bản, có lông . Giống
cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi. Thuộc giống cỏ đa niên, giàu protein, dễ trồng,
chịu được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây được nhập trồng ở Nam Bộ từ năm
1887 tại các cơ sở nuôi bò sữa, nay đã trở thành cây mọc tự nhiên ở khắp hai miền
Nam Bắc. Sau 1,5-2 tháng trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu. Từ đó cứ khoảng 30
ngày thì thu hoạch được một lần, trừ mùa khô phải hơn hai tháng mới cắt được nên
thu hoạch lúc cỏ cao 50-60cm và khi thu hoạch thì nên cắt cách mặt đất 5-10cm. Cỏ
lông tây rất thích hợp trồng ở các vùng đồng bằng, năng suất cỏ thay đổi nhiều, có

nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt. Có thể sử dụng cỏ lông tây cho gia súc ăn dưới
dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn Thiện, 2003).
Bảng 6: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây (%)

Cỏ lông tây

DM

OM

CP

NDF

ADF

Ash

18,9

90,5

8,6

63,9

35,5

9,5


DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ axit, Ash: khoáng

Nguồn: Phạm Huỳnh Khiết Tâm (2007)

12


2.5.2. Cỏ đậu
Cỏ đậu ở nước ta thường giàu protein thô, vitamin, giàu khoáng Ca, Mg, Zn, Cu, Fe.
Nhưng ít P, K hơn cỏ hòa thảo. Tuy vậy hàm lượng protein thô ở cỏ đậu trung bình
167 gam/kg chất khô, xấp xỉ giá trị trung bình của cỏ đậu nhiệt đới, thấp hơn giá trị
trung bình của cỏ đậu ôn đới (Viện chăn nuôi quốc gia, 1995).
Ưu điểm của cỏ đậu sử dụng làm thức ăn gia súc là khả năng cộng sinh với vi sinh
vật trong nốt sần ở rễ nên có thể sử dụng được Nitơ trong không khí tạo nên thức ăn
giàu protein, vitamin, khoáng đa lượng và khoáng vi lượng mà không cần bón nhiều
phân. Nhược điểm cơ bản của cỏ đậu làm thức ăn gia súc là chứa chất khó tiêu hóa
hay độc tố làm gia súc không ăn được nhiều. Bởi vậy, cần thiết phải sử dụng phối
hợp với cỏ hòa thảo để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn (Viện chăn nuôi quốc
gia, 1995).
Bảng 7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ đậu (%)

Thực liệu

DM

OM

CP

NDF


ADF

Ash

Cỏ đậu

19,5

92,1

14,8

47,4

38,3

7,90

DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ axit, Ash: khoáng

Nguồn: Đặng Hùng Cường (2008)

2.5.3. Bã đậu nành
Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ hoặc
thành sữa đậu nành. Bã đậu nành có mùi thơm vị ngọt, gia súc thích ăn. Hàm lượng
chất béo và protein trong bã đậu nành rất cao (27,61%DM). Bã đậu nành có thể
được coi là loại thức ăn cung cấp protein cho gia súc. Có thể cung cấp cho gia súc
ăn hàng ngày (Lưu Hữu Mãnh, 1999).
Bảng 8: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành


Thực liệu
Bã đậu nành

DM

OM

CP

EE

NDF

ADF

Ash

8,38

95,7

23,8

4,85

32,2

27,1


4,29

DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ axit, Ash:
khoáng tổng số

Nguồn: Nguyen Thi Kim Dong et al., (2005)

2.5.4. Rau lang (Ipomoea batatas)
Trên thế giới khoai lang được trồng ở 111 nước khác nhau. Trong đó có 101 nước là
các nước đang phát triển. Về vị trí kinh tế và giá trị sử dụng của khoai lang các tác
giả đều đánh giá khoai lang là cây lương thực quan trọng của nhiều nước Châu Á,
Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Ngoài ra khoai lang còn được dùng làm nguyên liệu
13


×