Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Tiểu luận "Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.29 KB, 60 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay do tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành chăn nuôi nước ta ngày
càng phát triển mạnh mẽ, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn
nuôi nhằm nâng cao năng xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ trong
nước, giúp nền kinh tế nước ta phát triển. Tuy nhiên cùng với sự phát triển
của ngành chăn nuôi thì bệnh tật ngày càng phát triển ngày càng mạnh, vấn đề
ô nhiễm môi trường, vấn đề đảm bảo sức khỏe của của con người là một bài
toán khó cần có câu trả lời. Do vậy vấn đề làm sao trong chăn nuôi vừa có
năng xuất cao, vừa bảo vệ môi trường, vừa giảm thiểu bệnh tật và nâng cao
chất lượng thịt... Được các nhà khoa học, người chăn nuôi tìm tòi và phát
triển.
Zeolite là một loại khoáng tự nhiên có nguồn gốc từ núi lửa và có cấu
trúc tinh thể dạng khung kiên kết. Từ năm 1956 nhà địa chất Cronstede người
Thuỵ Điển phát hiện ra khoáng chất zeolite tự nhiên là loại khoáng muối
acid Silic chứa kim loại kiềm và kiềm thổ. Hiện nay có trên 40 loại Zeolite tự
nhiên, nhưng sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi là loại có nguồn gốc từ núi
lửa, có tia hổng, xốp, hình thành từ biến đổi nhiệt dịch đá núi lửa.
Trên Thế Giới việc nghiên cứu ứng dụng Zeolite trong các lĩnh vực
như nông nghiệp, y học, bảo vệ môi trường, lọc hoá dầu, đặc biệt trong lĩnh
vực chăn nuôi đã được tiến hành từ những năm 60. Hầu hết các nghiên cứu về
ảnh hưởng của Zeolite trong chăn nuôi đều khẳng định được tác dụng của
Zeolite khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn là giảm hàm lượng N-NH
3
và mùi
thối trong phân (Bernal và Lopez-real, 1993), giảm hàm lượng nguyên tố kim
loại nặng độc hại và làm tăng các nguyên tố vi lượng trong các sản phẩm chăn
nuôi như thịt, trứng, sữa và một chừng mực nào đó làm cải thiện tốc độ sinh
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Ward và cộng tác viên, 1991). Nước đầu
tiên sử dụng Zeolite trong chăn nuôi là Nhật Bản, rồi các nước Liên Xô cũ,
1


Hoa Kỳ. Những năm gần đây thì Trung Quốc sử dụng Zeolite tự nhiên rất phổ
biến trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Ngoài ra cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thì tình
hình dịch bệnh cũng xảy ra đa dạng và phức tạp.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài.
“Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu
chảy của lợn con sau cai sữa, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y của lợn con sau
cai sữa và điều tra một số bệnh thường gặp tại trại lợn của công ty TNHH
Thiên Phúc-Nghĩa Hưng-Nam Định ”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra tình hình chăn nuôi và một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái
và lợn con tại trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc – Nghĩa Trung – Nghĩa
Hưng – Nam Định.
- Bước đầu thử nghiệm chế phẩm Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ
tiêu chảy, quá trình hô hấp của lợn con sau cai sữa và một số chỉ tiêu vệ sinh.
- Biết cách thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHẾ PHẨM KHOÁNG ZEOLITE
2.1.1. Khái niệm
Zeolit là các aluminosilicat tinh thể có cấu trúc không gian 3 chiều với hệ
thống mao quản (pore) đồng đều và rất trật tự. Hệ thống mao quản này có
kích thước cỡ phân tử cho phép phân chia (rây) phân tử theo hình dạng và
kích thước. Vì vậy zeolit còn được gọi là rây phân tử.
2.1.2. Công thức hoá học
MxO.Al
2
O
3

.mSiO
2
.nH
2
O
M là kim loại kiềm (x = 2) hoặc kim loại kiềm thổ (x = 1)
2.1.3. Thành phần hoá học
Thành phần chủ yếu là Silicon Dioxide SiO2, Al
2
O
3
, nước và kim loại
kiềm hoặc kim loại kiềm thổ. Zeolite hàm chứa SiO
2
60 % trở lên (nhiều mỏ ở
Trung Quốc đạt 73 %), hàm chứa hơn 20 loại nguyên tố vi lượng: Cu, Zn, Co,
Ag, Vi, Ni, Se,Cr, Ba, Pb, As, Hg, Cd…
2.1.4. Phân loại
Phân loại Zeolite theo nhiều tiêu chí khác nhau:
 Phân loại theo nguồn gốc: gồm Zeolite tự nhiên và Zeolite tổng hợp
 Theo chiều hướng không gian của các kênh hình thành cấu trúc mao
quản: gồm Zeolite có cấu trúc mao quản 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều.
 Theo tỉ lệ Si/Al: Zeolite hàm lượng Si thấp (Si/Al = 1 – 1.5: A, X), hàm
lượng Si trung bình (Si/Al = 2 – 5: Zeolite Y, chabazit...), hàm lượng Si
cao (ZSM - 5)
3

Zeolite ZSM - 5 Zeolite X
Theo điều kiện hình thành Zeolite được chia làm 2 loại: Zeolite tự nhiên
và Zeolite tổng hợp.

Trong tự nhiên có khoảng 40 loại Zeolite. Zeolite tự nhiên không có độ
tinh khiết cao nên việc ứng dụng chúng còn hạn chế, một số ít được dùng làm
chất độn, chất trao đổi ion trong các chất tẩy rửa, làm chất hấp phụ, chất mang
cho phân bón hoá học...Nếu yêu cầu hàm lượng lớn, độ tinh khiết không cao.
Một số loại Zeolite tự nhiên là lerynit, chabazit, stibit, analcime...
Zeolite tổng hợp đã được nghiên cứu chế biến có cấu trúc giống với cấu
trúc tự nhiên và cũng có nhiều cấu trúc không tồn tại trong tự nhiên. Zeolite
tổng hợp có nhiều tính chất ưu việt hơn: Đồng nhất về thành phần, độ tinh
khiết cao, độ bền cơ học cao... Được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong công
nghiệp như các lĩnh vực hấp phụ, xúc tác, tách lọc các chất lỏng và khí...
Ngày nay có 200 loại Zeolite có cấu trúc khác nhau đã được tổng hợp.
Nếu phân biệt theo thành phần thì có thể chia làm 4 nhóm:
 Zeolite có hàm lượng Silic thấp (R < 4)
 Zeolite có hàm lượng Silic trung bình (4 < R < 20)
 Zeolite có hàm lượng Silic cao (20 < R < 200)
 Zeolite biến tính
Với: R = SiO
2
/Al
2
O
3
và R > = 2
Cách phân loại này rất phù hợp với mục đích nghiên cứu.
4
2.1.5. Cấu trúc
Zeolite được hình thành từ mạng lưới ba chiều của các tứ diện SiO
4
liên
kết trong không gian 3 chiều tạo thành các khối đa diện, trong đó một số

nguyên tố Si được thay thế bằng nguyên tử Al tạo thành khối tứ diện AlO
4
Do Si hoá trị 4 được thay thế bằng Al hoá trị 3 nên để trung hoà điện cần
có sự kết hợp thêm với cation, thường là kim loại kiềm hoặc kiềm thổ.
Các tứ diện SiO
4
và AlO
4
kết hợp với nhau tạo thành đơn vị cấu trúc sơ
cấp (SBU, secondary building unit).
Các SBU kết hợp với nhau tạo thành đơn vị cấu trúc tinh thể và hệ thồng mao
quản khác nhau.
5
2.1.6. Đặc tính và tác dụng của Zeolite
Zeolite làm thức ăn bổ sung, tăng nhanh hiệu quả sinh trưởng phát triển
của động vật; giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, giảm tỉ lệ bệnh trong chăn
nuôi, nâng cao chất lượng thịt, Zeolite có 4 đặc điểm sau:
 Đặc tính vật lý: Có thể dung giải với những nguyên tố hữu ích, hấp phụ
những nguyên tố có hại và ammonium, mùi hôi, đặc biệt có khả năng
khống chế hoạt tính vi khuẩn có hại (khuẩn độc), bảo vệ sức khoẻ động
vật, đồng thời cải thiện, làm sạch môi trường chăn nuôi và sử lý nước
trong nuôi trồng thuỷ sản.
 Về hoá tính: Có khả năng trao đổi và chọn lọc lớn, cũng như có vai trò
chất xúc tác.
 Có tác dụng với các nguyên tố vi lượng hữu ích như trong đường ruột
tăng cường khả năng hấp phụ Ca... Và nhiều loại nguyên tố vi lượng
hữu ích khác trong cơ thể động vật.
 Có tác dụng tăng cường khả năng nghiền, ma sát trong dạ dày động vật,
đặc biệt là đối với gia cầm. Làm giảm tốc độ di chuyển thức ăn trong
đường ống dạ dày và đường ruột do đó tăng khả năng tiêu hoá trong dạ

dày và đường ruột, từ đó tăng hiệu quả hấp phụ, sử dụng thức ăn.
6
2.1.7. Quy trình tổng hợp Zeolite
Quy trình tổng hợp Zeolite thông dụng:
7
Qui trình tổng hợp từ kaolin:
Kaolin trước khi tổng hợp được nung ở 400 – 650
o
C để chuyển thành
dạng metakaolin:
8
2Al
2
Si
2
O
5
(OH)
4
→ 2Al
2
Si
2
O
7
+ 4H
2
O

kaolin metakaolin

Về kaolin:
Kaolin là một loại khoáng sét. Nhóm Kaolin bao gồm kaolinit, dickit,
nacrit. Khoáng kaolin là những nhôm silicat ngậm nước và có thành phần xấp
xỉ 2H
2
O.Al
2
O
3
.2SiO
2
. Kaolinit là khoáng kaolin thông dụng nhất. Cấu trúc
của kaolinit bao gồm một lớp tứ diện SiO4 và một lớp bát diện nhôm oxit kết
hợp với nhau thành một lớp cơ sở của kaolin. Trong kaolinit, có sự hình thành
liên kết hydrogen giữa các lớp đồng thời liên kết bên trong một lớp rất bền
vững do vậy mạng tinh thể rắn chắc và ổn định, kích thước tinh thể tương đối
lớn. Khả năng hấp phụ, độ trương nở, độ dẻo, độ co thấp, khả năng trao đổi
cation khá yếu.
Như vậy cả kaolin và zeolite đều là những aluminosilicat tinh thể ngậm
nước nhưng cấu trúc khác nhau. Vấn đề tổng hợp zeolite từ nguồn kaolin rẻ
tiền là khả thi.
2.1.8. Các nghiên cứu và ứng dụng Zeolite trong nước.
Ở Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên cứu về Zeolite trong
thời gian vừa qua.
Việt Nam cũng có một số mỏ khoáng Zeolite tự nhiên trữ lượng lớn
được các nhà địa chất phát hiện ở nhiều nơi như: Đèo Bảo Lộc, đèo Rù Rì,
dọc duyên hải từ bắc Tuy Hoà đến nam Nha Trang, khu vực An Xuân – cao
nguyên Vân Hoà. Đức Linh – Bình Thuận, Long Phước - Bà Rịa – Vũng
Tàu... Với trữ lượng khác nhau từ 10 – 75%, trữ lượng và chất lượng chưa
được đánh giá kỹ lưỡng (Đỗ Đình Toát, Phạm Văn An, 1995; Lê Thị Nghinh,

Petrova, 1996; Trần Kim Phượng, 2000)
Đặc biệt trong thời gian vừa qua TS Tạ Ngọc Đôn cùng GS.TSKH
Hoàng Trọng Yêm đã nghiên cứu thành công việc biến đất sét thành Zeolite
bằng phương pháp không nung, phương pháp này không chỉ mới ở Việt Nam
9
mà với cả Thế giới. Ngày 30/9/1999 nhóm tác giả đã làm được Zeolite từ
khoáng sét mà không cần dùng phương pháp nung ở nhiệt độ cao.
Đề tài "Chuyển hóa vật liệu Zeolit từ khoáng sét thiên nhiên Việt
Nam" của nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa, Hà Nội, đã làm nên một
bước đột phá với sáu ứng dụng ban đầu, mở ra nhiều hướng đi mới cho phát
triển kinh tế và cải tạo môi trường. Những ứng dụng của vật liệu Zeolite
chuyển hoá từ khoáng sét.
1. Trong nuôi trồng thủy sản: Làm sạch hồ nuôi. Đã xây dựng các nhà máy
ở Quảng Bình,Cần Thơ, Phú Yên.
2. Trong nông nghiệp: Cải tạo đất. Đã thử nghiệm trên vụ lúa hè - thu 2005
tại Thanh Hoá làm lợi khoảng 600 nghìn đồng/ha.
3. Trong chăn nuôi: Tăng sản lượng và chất lượng vật nuôi. Đang thử
nghiệm quy mô chính quy.
4. Trong chế tạo nhiên liệu sạch: Tạo ra ethanol có nồng độ trên 99,5% từ
cồn có nồng độ thấp.
5. Trong bảo vệ môi trường: Xử lý nước và không khí ô nhiễm.
6. Trong lọc - hóa dầu: Chất hấp phụ và chất xúc tác chuyển hóa hóa học.
Ở Việt Nam việc ứng dụng Zeolite chủ yếu được ứng dụng trong ngành lọc
hoá dầu, ngành nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ môi trường, trồng trọt, bước đầu ứng
dụng trong chăn nuôi.
Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng cột hấp phụ bằng Zeolite vào xử lý nước
sinh hoạt nông thôn bị nhiễm bẩn amôni" do sinh viên Đinh Đức Anh và
Nguyễn Thị Thanh Huyền lớp Môi trường 48, Khoa Đất môi trường Trường
Đại học Nông nghiệp I. Kết quả thu được rất khả quan, mẫu nước thu được
cuối cùng có hàm lượng NH4

+
còn lại là 2.25mg/l thấp hơn tiêu chuẩn cho
nước sinh hoạt Việt Nam (3mg/l – TCVN 5502:2003). Tính khả thi của mô
hình này còn ở chỗ cột hấp phụ này thiết kế đơn giản, khoáng dễ kiếm.
Đề tài “Nghiên cứu và chọn lọc các nguồn kaolinite trong nước để
tổng hợp vật liệu chứa zeolite, đồng thời xây dựng qui trình công nghệ bảo
vệ môi trường thủy sản ở VN” do các sinh viên Nguyễn Khánh Diệu Hồng,
10
Phạm Minh Hảo, Nguyễn Xuân Phi sinh viên khoa Công nghệ hóa học
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây là đề tài có tính kế thừa từ những nghiên
cứu của TS Tạ Ngọc Đôn và GS.TSKH Hoàng Trọng Yêm.
Zeolite còn được sử dụng để tách các ion kim loại nặng, amoni, các
hợp chất hữu cơ độc hại trong nước thải và nước sinh hoạt. Sản phẩm đã được
thử nghiệm để làm sạch nước Hồ Văn và cho kết quả tốt. Ngoài ra, đây cũng
là vật liệu dùng trong chế tạo cồn tuyệt đối (do tính chất tách nước chọn lọc
của zeolite), lọc hoá dầu (do tính chất hấp phụ và xúc tác), hoá dược và hoá
chất bảo vệ thực vật.
Trong nuôi tôm cá thâm canh, Zeolite được sử dụng nhằm mục đích
làm giảm TAN (NH
3
và NH
4
+
) trong môi trường. Kết quả cho thấy Zeolite có
tác dụng hấp thụ TAN tốt nhất trong môi trường nước ngọt, 1 g Zeolite có khả
năng làm giảm 0,12 mg TAN. Độ mặn càng cao tác dụng hấp thụ TAN của
Zeolite càng giảm. Zeolite có tác dụng làm tăng hàm lượng Oxy hoà tan. Sau
12 giờ xử lí, Zeolite không còn khả năng hầp thụ TAN [Luận văn cao học của
Nguyễn Lê Hoàng Yến, Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy Sản khoá 9, Trường
Đại Học Cần Thơ].

Trung tâm công nghệ lọc hoá dầu đã nghiên cứu thành công hai loại
phân nhả chậm trên cơ sở Zeolite:
- Phân Urê nhả chậm
Lượng Urê bón trực tiếp xuống đồng ruộng thường bị rửa trôi khoảng
40% còn cây trồng chỉ hấp thụ tối đa 60%. Họ đã tiến hành cho Urê hấp phụ
vào trong khoang của Zeolite . Dưới tác dụng của môi trường bên ngoài Urê
sẽ từ từ giải hấp. Điều này sẽ giúp cho cây trồng hấp thụ được Urê tránh được
sự rửa trôi nhiều Urê như cách bón phân cổ điển. Ngoài ra các nguyên tố vi
lượng cũng cần thiết cho cây trồng. Loại phân bón chứa Zeolite đã được ứng
dụng trong vụ lúa hè thu 2005 trên 3.000m
2
tại 3 huyện của tỉnh Thanh Hoá.
Kết quả cho thấy loại phân này giúp làm lợi 300 - 600 nghìn đồng/ha so với
đối chứng.
11
Các nhà khoa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên
cứu thành công quy trình chế tạo các chất tạo phức có tên thương mại là BK-
DO015 và BK-DO017 từ cao lanh. Đây là những loại hợp chất đáp ứng tốt
cho việc kết tinh tạo ra các hỗn hợp Zeolit X, Y trong dung dịch. Trộn hai
thành phần zeolit X, Y và đất sét (được khai thác tại huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang) vào hợp phần thức ăn chăn nuôi và phân bón sẽ tạo thành các sản
phẩm BK-ZCR2, BK-ZAF2a, BK-ZAF3 sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt và
trồng các cây lúa, lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua thử nghiệm trong
chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại ở huyện Lạng Giang và trồng lúa, lạc tại
huyện Hiệp Hòa từ năm 2007 đến nay cho thấy lạc vụ xuân thu lãi tăng thêm
trên 2,6 triệu đồng/ha, lạc vụ đông thu lãi trên 1,3 triệu đồng/ha, năng suất
thực thu tăng từ 4 - 6%; lúa xuân thu lãi tăng thêm trên 4,7 triệu đồng/ha, lúa
mùa tăng thêm trên 1,4 triệu đồng/ha, năng suất tăng khoảng 2,6% so với khi
chưa sử dụng sản phẩm công nghệ trên. Đối với lợn thịt, sử dụng BK-ZCR2
như một chất phụ gia trong thức ăn đã làm tăng thêm lợi nhuận từ trên

100.000 đồng đến hơn 330.000 đồng/đầu lợn, tiết kiệm được khoảng 4% tổng
lượng thức ăn và điều quan trọng nhất là chất lượng thịt lợn tốt hơn, sạch hơn,
an toàn hơn. Thời gian tới tỉnh Bắc Giang dự kiến sẽ ứng dụng rộng rãi công
nghệ này trong chăn nuôi, trồng trọt bằng việc quy hoạch vùng nguyên liệu
khoáng sét tại chỗ và xây dựng các dây chuyền sản xuất zeolit và các chất phụ
gia chứa zeolit đạt công suất khoảng 3.000 tấn/năm.(Theo tin tức/Việt Nam)
Trong chăn nuôi cũng đã có những nghiên cứu về tác dụng của Zeolite
đối với vật nuôi. Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Zeolite trong khẩu
phần thức ăn đến năng xuất sinh trưởng, chất lượng thịt và một số chỉ tiêu
sinh lý sinh hoá máu của lợn nuôi thịt trong điều kiện thức ăn và nuôi
dưỡng ở Việt Nam” của các tác giả Trần Quốc Việt, Trịnh Vinh Hiển, Ninh
Thị Len và Hoàng Hương Giang ở Bộ môn Nghiên cứu Dinh dưỡng và Thức
ăn Chăn nuôi. Kết quả cho thấy bổ sung Zeolite trong khẩu phần không có
premix khoáng vô cơ cho lợn thịt lai F2 ở mức 3 – 5 % không làm ảnh hưởng
đến khả năng thu nhận thức ăn, tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn,
12
các chỉ tiêu sinh hoá máu, làm giảm hàm lượng tồn dư một số kim loại nặng
trong thịt nạc. Mức sử dụng 3% cho hiệu quả cao nhất.
Theo ông Lê Bá Lịch - Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì Zeolite
vừa dùng làm thức ăn bổ sung khoáng vi lượng nuôi dưỡng gia súc, gia cầm,
nuôi trồng thuỷ sản, vừa làm chất độn chuồng nuôi gia cầm , gia súc, nó hút
mùi hôi thối, diệt khuẩn, vừa làm chất lọc nước, sạch môi trường nuôi trồng
thuỷ sản (Đặc san khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi - số 4/2004).
2.1.9. Các nghiên cứu và ứng dụng Zeolite trên Thế giới
Từ năm 1956 Nhà địa chất Cronstede người Thuỵ Điển phát hiện ra
khoáng chất Zeolite. Hiện nay trên Thế giới có hơn 40 loại Zeolite thiên
nhiên. Nước đầu tiên sử dụng Zeolite trong chăn nuôi là Nhật Bản, rồi đến các
nước Liên Xô cũ, Hoa Kỳ, những năm gần đây Trung Quốc sử dụng Zeolite
tự nhiên rất phổ biến trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Năm 1982 Gevorkyan và cộng tác viên đã đưa ra khuyến cáo nên bổ

sung 3% Zeolite vào khẩu phần ăn. Năm 1984 Shurson và cộng tác viên đã
đưa ra khuyến cáo bổ sung 5% Zeolite vào khẩu phần lợn sinh trưởng.
Năm 1991 Ward và cộng và cộng tác viên đã nghiên cứu và đưa ra kết
luận khi bổ sung Zeolite đã làm giảm hàm lượng các nguyên tố kim loại độc
hại và làm tăng các nguyên tố vi lượng trong các sản phẩm chăn nuôi như thịt,
trứng, sữa và một chừng mực nào đó làm cải thiện tốc độ sinh trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn.
Năm 1993 Bernal và Lopez-real đã nghiên cứu và khẳng định khi bổ
sung Zeolite vào khẩu phần ăn đã làm giảm hàm lượng N-NH
3
và mùi thối
trong phân.
Theo IM, 12/2004 thì quặng zeolit thương mại ở Mỹ chứa 60 - 80%
clipnotilolit (năng lực trao đổi cation, (CEC) là 1,0 - 1,6 mili đương lượng/ g)
và có diện tích bề mặt từ 15 đến 60m
2
/gam.
Zeolit tự nhiên chủ yếu được dùng để cung cấp thức ăn bổ sung cho
gia súc, làm ổ cho súc vật, sử dụng trong thiết bị lọc nước, cải tạo đất và sản
xuất nhiều loại sản phẩm hút ẩm. Công ty Teague Mineral ở phía Nam
13
Oregon còn khai thác zeolite với diện tích bề mặt cao và hàm lượng kali cao
dùng làm phụ gia thủy lực cho xi măng. Ưu điểm chính của chất phụ gia này
là làm giảm lượng xi măng sử dụng và tăng độ rắn chắc của xi măng. Một ứng
dụng quan trọng của khoáng chất zeolit này là kiểm soát mùi.
* Ứng dụng trong thức ăn bổ sung cho gia súc
Ở Mỹ, người ta bổ sung khoảng 1/2 pao zeolit mịn cho một tấn thức ăn
gia súc hoặc 2 aoxơ/ đầu vật/ ngày. Zeolit được bổ sung vào thức ăn để làm
phụ gia thực phẩm theo quy định liên bang.
Các nghiên cứu trong 30 năm gần đây cho thấy, Zeolit có thể giúp

điều tiết hoạt động của dạ dày ở bò sữa và bò thịt, tác động như chất liên kết
các chất độc để vô hiệu hóa những tác động xấu của thức ăn mốc, cải thiện
mức tăng trọng trung bình hàng ngày cho lợn sữa và gia cầm. Zeoltit có thể
cải thiện chất lượng trứng và tuổi thọ của gà đẻ trứng, cải thiện môi trường
bằng cách giảm mùi hôi, giảm sự thất thoát nitơ và tăng tỷ lệ đạm/lân trong
phân bón.
Hiện tại, các cơ quan Chính phủ Mỹ chưa chấp nhận những tuyên bố
về ích lợi của zeolit trong thức ăn gia súc. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất và
các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra các nghiên cứu lớn cho thấy các
lợi ích khác nhau từ liên kết chất độc đến kiểm soát mùi vị.
Theo kết quả điều tra ở Mỹ, ít nhất zeolit cũng phải có mặt trong khẩu
phần thức ăn của vài trăm nghìn bò sữa và bò thịt. 1 - 2% nguyên liệu khô
nguyên chất trong khẩu phần ăn được dùng để kiểm soát mùi vị và ô nhiễm
môi trường khi nuôi động vật trong chuồng trại. Nếu chứng minh được đồng
thời lợi ích về môi trường và hiệu quả chăn nuôi của Zeolit trong thức ăn, thì
có thể dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất và kinh doanh zeolit vài
năm tới.
Ngoài ra họ còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: Ứng dụng trong
lọc nước, ứng dụng trong cải tạo đất….
2.2. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ Ở LỢN CON
14
Ở lợn con, do cấu tạo cũng như chức năng của các cơ quan, bộ phận cơ
thể chưa hoàn chỉnh. Do đó môi trường ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến
cơ thể vật nuôi và vật nuôi chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh
và cùng với các vi sinh vật có trong đường ruột như E.coli, Salmonella,
protozoa, Rotavius,… Nhân cơ hội này đã nhân lên mạnh trong ruột của lợn
con. Vì vậy, làm mất sự cân bằng giữa vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại,
khi sức đề kháng của con vật giảm, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát
triển mạnh mẽ để gây bệnh. Tuy nhiên tự bản thân nó không gây ra được
bệnh, chỉ khi môi trường thay đổi là các vi sinh vật có hại ở đường ruột nhân

cơ hội này phát triển làm con vật ỉa chảy mạnh. Các yếu tố liên quan gián tiếp
là khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn thay đổi đột
ngột làm mất đi sự cân bằng trong cơ thể, quá trình tiêu hoá bị rối loạn dẫn
đến quá trình loạn khuẩn trong đường ruột. Đây là môi trường thuận lợi cho
vi khuẩn có hại phát triển mạnh cả về số lượng và độc lực gây bệnh.
2.2.1. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con
Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn
thiện. Phát triển nhanh thể hiện sự tăng lên về dung tích dạ dày, ruột non và
ruột già. Nhưng cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa được hoàn thiện là do một
số men tiêu hoá thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu.
Lúc đầu ở dạ dày nồng độ ion H
+
rất thấp, thậm chí không có, khả năng
diệt trùng rất thấp, sau một tháng HCl bắt đầu tiết ra sau một thời gian bú sữa
làm nồng độ HCl bắt đầu tăng lên. Các tuyến tiêu hoá dần dần được phát triển
và khả năng tiêu hoá tốt hơn.
Nhìn chung bộ máy tiêu hoá của lợn con biến đổi theo tuổi, còn ở giai
đoạn lợn con theo mẹ độ pH rất thấp ở dạ dày (Trần Cừ 1972)
2 tuần tuổi: pH= 2,82
9 tuần tuổi: pH= 4,96
Theo Đào Trọng Đạt, Lê Ngọc Mỹ, Phan Thanh Phương, Huỳnh Văn
Kháng (1996), lợn con trên 14 - 16 ngày tuổi tình trạng thiếu axit HCl tự do
trong dạ dày không còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa. Do đó
15
việc tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt là việc cai sữa sớm đã rút ngắn được
giai đoạn thiếu HCl, hoạt hoá hoạt động miễn dịch, tạo khả năng xây dựng
nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
2.2.2. Đặc điểm thích nghi của lợn con
Lợn con theo mẹ có những điểm yếu khiến lợn con thích ứng kém với
môi trường: hệ thống enzym tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, hệ thống miễn dịch chưa

phát triển, điều hoà thân nhiệt kém, dự trữ năng lượng cơ thể rất ít, thiếu sắt.
* Hệ thống enzyme tiêu hoá chưa hoàn chỉnh
Ở lợn 15 - 21 ngày hệ thống enzyme chỉ thích ứng cho tiêu hoá sữa
(chimozin, chimotripsin cho tiêu hoá protein sữa, lipaza cho lipid và lactaza
cho lactoz). Bắt đầu từ 3 tuần, hoạt tính enzyme tiêu hoá. Vì vậy, việc cho lợn
con tập ăn sớm sẽ kích thích sự phát triển đầy đủ các loại enzyme tiêu hoá
* Hệ thống miễn dịch chưa phát triển
Lợn con sơ sinh nhận từ sữa đầu một lượng kháng thể đặc hiệu (IgG)
có hiệu quả trong 10 ngày đầu. Nhưng sự hấp thụ Immuglobulin của sữa đầu
cũng giảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Do đó tất cả các tác nhân, yếu tố hạn chế bú sữa đầu đều làm tăng tỷ lệ
nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong sau khi sinh. Miễn dịch chủ động được thực hiện
bắt đầu từ 3 tuần tuổi.
* Điều hoà thân nhiệt kém
Hệ thống thần kinh ở lợn con chưa phát triển, chưa có các phản xạ có
điều kiện, khả năng điều tiết nhiệt ở đại não và các trung khu vỏ não là rất
kém. Thân nhiệt ở gia súc non thường cao hơn ở gia súc trưởng thành và hay
biến động. Khả năng giữ nhiệt ở da kém, thường thay đổi theo ngoại cảnh và
khó thích nghi với điều kiện môi trường cho nên rất dễ bị cảm lạnh về mùa
đông. Thân nhiệt ở lợn con dao động từ 39,5 - 40,5
O
C thường cao, còn ở lợn
trưởng thành ổn định ở mức trung bình 38 - 40
O
C.
* Dự trữ năng lượng cơ thể rất ít
Khi mới sinh, cơ thể lợn con chứa 80% nước và 20% chỉ có lipid, còn
ở 3 tuần có 65% là nước và 12% là lipid. Ngoài chất dự trữ cơ thể là lipid còn
16
có glycogen. Tổng năng lượng dự trữ (lipid + glycogen) khoảng 1000 - 1200

Kcal, chỉ tương đương với 1 lít sữa, năng lượng này chỉ đủ cho lợn con sống
khoảng 2 ngày. Do đó đòi hỏi phải đảm bảo cho lợn con bú sữa sớm và giữ
ấm. Vì năng lượng và các chất dinh dưỡng thu được đều được sử dụng vào
việc cấu tạo cơ thể. Có thể nói con vật giai đoạn này rất dễ bị mắc bệnh.
*Thiếu sắt
Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu do thiếu hàm lượng Hb (Hemoglobin) dẫn
tới hạn chế khả năng sản sinh kháng thể.
Hàm lượng huyết sắc tố trong máu của các loài gia súc khác nhau là
khác nhau, và ngay trong cùng một giống thì hàm lượng cũng dao động lớn.
Ngoài ra gia súc ở độ tuổi khác nhau thì số lượng hemoglobin cũng thay đổi.
Qua nghiên cứu thấy số lượng hồng cầu và hàm lượng Hemoglobin
(Hb) thấp ở lợn sơ sinh, sau đó tăng ở lợn 1 - 2 tháng tuổi, rồi lại giảm dần và
ổn định ở lứa tuổi trưởng thành (Trần Cừ, Cù Xuân Dần 1979). Trong điều
kiện nóng ẩm thì hàm lượng Hemoglobin (Hb) cũng tăng lên điều đó liên
quan đến sự phân bố máu và tác dụng kích thích của nhiệt độ, ánh sáng mặt
trời đến cơ quan tạo máu. Hàm lượng hemoglobin còn phụ thuộc vào chế độ
dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ.
Dự trữ sắt lúc mới sinh rất ít (60 - 70 mg ở gan), trong khi đó nhu cầu
của cơ thể lợn tới 6 - 7 mg/ngày, mà lượng sắt ở sữa chỉ có 1mg/con/ngày.
Điều đó cho thấy lợn con thiếu sắt, nhất là sau khi cai sữa. Do vậy việc bổ
sung sắt là việc làm rất cần thiết trong chăn nuôi lợn nhằm tăng trọng nhanh,
hạn chế bệnh lợn con ỉa phân trắng.
2.2.3. Hệ vi sinh vật đường ruột của lợn
* Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn bao gồm: Eshcherichia coli,
Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus,… trong đó chủ yếu là nhóm vi
khuẩn đường ruột “Enterobacteriaceae”.
Enterobacteriaceae: là một họ vi khuẩn bao gồm các trực khuẩn Gram
âm, sống trong đường tiêu hoá của người và gia súc, tồn tại trong phân rác,
trong đất và thực vật. Enterobacteriaceae đại diện có: E.coli, Samonella,
17

Shigella, Klebsiella, Proteus.
Escherichia (E.coli): vi khuẩn luôn tồn tại trong đường tiêu hoá của
người và gia súc, gia cầm. Đây là loại vi khuẩn phổ biến có mặt ở mọi nơi.
Khi có điều kiện thuận lợi thì trong cơ thể các chủng E.coli trở lên cường độc
gây bệnh cho gia súc, gia cầm.
Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, có đủ ba loại kháng
nguyên. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên người ta xác định được 170 kháng
nguyên: 80 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số quyết định kháng
nguyên F.
Bệnh lợn con ỉa phân trắng do serotype O
78
,

K
88
gây ra ở lợn con
thường làm chết lợn ở 1 tuần tuổi và 2 tuần tuổi, do E.coli vào trong cơ thể
gây tiêu chảy và bại huyết.
- Salmonella (Sal)
Ở điều kiện bình thường Salmonella không gây bệnh mà có vai trò góp
phần giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hoá. Khi sức đề kháng của cơ thể
bị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và gây bệnh.
Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp bao gồm 3 loại:
kháng nguyên O, kháng nguyên H, kháng nguyên K.
Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố.Trong đó nội
độc tố là độc tố nguy hiểm, gây độc thần kinh, hôn mê, co giật, gây phù nề
mảng payer và hoại tử ruột.
- Klebsiella: là vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào,
thường sinh giáp mô và sản sinh niêm dịch. Vi khuẩn Klebsiella có ba loại
kháng nguyên: kháng nguyên K, kháng nguyên O dạng S, kháng nguyên O

dạng R.
- Proteus: thường ký sinh trong đường ruột, bình thường với số lượng ít
không gây bệnh. Nhưng khi có các yếu tố bất lợi tác động vào cơ thể làm cho
sức đề kháng của cơ thể giảm thì vi khuẩn trỗi dậy gây bệnh và gây tổn
thương tại nơi cư trú.
- Shigella: không có khả năng di động, cư trú tại ruột già, là một trong
18
những tác nhân gây nên viêm dạ dày - ruột.
2.2.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch của lợn con
Lợn con mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Lượng
kháng thể tăng nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu. Vì thế khả năng miễn dịch
của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể thu được
nhiều hay ít từ sữa mẹ.
Trong sữa đầu của lợn nái, hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu
mới đẻ hàm lượng protein chiếm tới 18 - 19%, trong đó hàm lượng γ-globulin
chiếm số lượng khá lớn (34 - 35%) có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa
đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Quá trình
hấp thu nguyên vẹn γ-globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian.
Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi lợn con
mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó nếu lợn con không được bú
sữa đầu sớm thì khả năng mắc bệnh rất cao. Đây là điều rất quan trọng, đòi
hỏi người chăn nuôi cần phải biết, hiểu rõ để có phương pháp chăn nuôi tốt,
nhất là chăn nuôi lợn nái sinh sản. (Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn
Sự, Vũ Đình Tôn (2000).
2.3. HIỂU BIẾT VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
* Nguyên nhân gây bệnh
Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở
đường tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng thể hiện tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn
biến, tuỳ theo độ tuổi mắc bệnh.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn, từ sơ sinh cho đến độ tuổi sinh sản

nhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai sữa [Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn
Tạo, Trần thị Hạnh (1998) ].
Sử An Ninh (1993), [Lê Văn Tạo và cộng sự (1993)], [Đào Trọng Đạt,
Phan Thanh Phượng], [Nguyễn Thị Khanh, Nguyễn Thị Vân (1997) ], cho biết ở
nước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào vụ Đông Xuân, khi
thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm.
Thực chất tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên quan đến nhiều yếu tố
là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Việc phân
19
biệt rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy là vấn đề không đơn giản và nó chỉ
mang tính chất tương đối, nhằm mục đích xác định nguyên nhân nào là chính,
xuất hiện trước, nguyên nhân nào là kế phát, xuất hiện sau để có biện pháp
phòng trị hữu hiệu nhất [Nguyễn Bá Hiên (2001)].
Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả cho thấy dù bất cứ
nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó bao giờ cũng gây nên
viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là một "quá
trình nhiễm trùng" là vai trò tác động của vi sinh vật [Đào Trọng Đạt, (1996)],
[Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Chu Đức Thắng,
Phạm Ngọc Thạch, (1997) ].
20
* Do vi khuẩn
Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái, bình
thường thì hệ sinh thái này ở trạng thái cân bằng và có lợi cho cơ thể vật chủ.
Dưới tác động của yếu tố gây bệnh, làm cho trạng thái cân bằng của vi sinh
vật đường ruột bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột và hậu
quả là con vật bị tiêu chảy.
Theo Cù Xuân Dần (1996) cho biết: Khi sức đề kháng của cơ thể bị
giảm sút, vi khuẩn gây thối là nguồn gây bệnh đường ruột. Vi khuẩn gây thối
hoạt động, phân giải các chất đường ruột sinh ra CO
2

, H
2
S, NH
3
, CH
4
... hợp
chất phenol, indol, scatol... làm biểu mô niêm mạc đường tiêu hoá bị tổn
thương, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh.
Nguyễn Thị Nội (1985), đã xác định được các tác nhân gây tiêu chảy cho
lợn ngoài E.coli còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như: E.coli,
Streptococccus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas...Trong đó chủ yếu là E.coli
độc, Salmonella và Streptococ.
Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), còn phát hiện
thêm vai trò của Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn.
+ E.coli
Vi khuẩn E.coli được Escherich phân lập năm 1985 từ phân trẻ em.
E.coli luôn có sẵn trong đường ruột của động vật, nhưng chỉ gây bệnh khi sức
đề kháng của động vật bị giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng kém, cảm lạnh,
cảm nóng...
E.coli là một vi khuẩn chiếm nhiều nhất trong số các vi khuẩn hiếu khí
sống trong đường tiêu hoá động vật.
Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996), nghiên cứu bệnh lợn con phân trắng
cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, E.coli thường xuyên cư trú
trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân
bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
* Sức đề kháng: E.coli bị diệt ở 55
0
C trong vòng 1h, ở 60
0

C trong thời
gian 15 - 30 phút, đun sôi 100
0
C chết ngay. Các chất sát trùng thông thường
21
như axit phenic, biclorua thuỷ ngân, Fomol, hydropexyt 1‰ có thể diệt vi
khuẩn trong 5 phút. Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài, các chủng E.coli độc
có thể tồn tại đến 4 tháng.
* Các yếu tố gây bệnh của E.coli
- Khả năng bám dính: Đây là yếu tố gây bệnh quan trọng, thực hiện bước
đầu tiên của quá trình gây bệnh. Quá trình bám dính thực hiện nhờ một hay
nhiều yếu tố bám dính, các yếu tố bám dính quan trọng là F4 (K88), F5
(K99), F6 (987p) và F41.
- Khả năng xâm nhập: Chính là quá trình mà chúng vượt qua hàng rào
bảo vệ của lớp mucosa trên bề mặt niêm mạc ruột để xâm nhập vào tế bào
epitel, sinh sản và phát triển trong đó, tránh được các đại thực bào của lớp hạ
niêm mạc.
- Khả năng dung huyết: Một số chủng E.coli có khả năng sản sinh ra men
haemolysin có tác dụng dung giải hồng cầu. Khả năng gây dung huyết là yếu
tố độc lực quan trọng của vi khuẩn E.coli gây bệnh đường tiết niệu và E.coli
phân lập từ cơ quan cảm nhiễm ngoài đường ruột thường có khả năng gây
dung huyết cao hơn E.coli phân lập từ phân (49% so với 8 - 18%). Có 4 kiểu
dung huyết nhưng quan trọng nhất là hai kiểu α và β.
- Yếu tố kháng khuẩn (Colicin V): Để tạo thuận lợi cho quá trình phát
triển của mình và trở thành vi khuẩn chiếm ưu thế trong đường ruột, E.coli
thường sản sinh ra một loại chất kháng khuẩn có khả năng ức chế và tiêu diệt
các loại vi khuẩn khác, đó là Colicin V. E.coli sản sinh Colicin V thông qua
plasmid col. Colicin V được coi là bacteriocin, có tác dụng độc đối với các
loại vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacae.
Có khoảng 40% các chủng E.coli của người và động vật có đặc tính sản

sinh Colicingenic hay còn gọi là các E.coli col. Hầu hết các chủng E.coli gây
bệnh đều chứa các gen mã hoá cho Colicin V nằm trên plasmid.
- Độc tố đường ruột: Vi khuẩn E.coli có khả năng sản sinh ra độc tố
đường ruột. Độc tố này gồm độc tố chịu nhiệt và độc tố không chịu nhiệt.
22
+ Độc tố chịu nhiệt ST(Stabile toxin): Độc tố ST chịu nhiệt, chịu được
nhiệt độ 121
0
C/5 phút, dựa vào đặc tính hoà tan trong Methanol và hoạt tính sinh
học chia độc tố ST thành 2 nhóm là STa vá STb. Trong đó STa là một protein
không có tính kháng nguyên, STb là một protein có tính kháng nguyên yếu.
+ Độc tố chịu nhiệt LT(Labile toxin): Độc tố này bị vô hoạt ở nhiệt độ
60
0
C/5 phút. Độc tố LT có phân tử lượng lớn, có hai tiểu phần A và B. Trong
đó tiểu phần B có 5 phần nhỏ, tiểu phần này có khả năng gắn với thụ thể của tế
bào biểu mô ruột. Tiểu phần A mới mang hoạt tính sinh học. Tiểu phần A và B
được tổng hợp trong tế bào, di chuyển đến gần màng tế bào vi khuẩn, chúng
kết hợp với nhau để tạo thành độc tố hoàn chỉnh và được tiết ra bên ngoài.
Khi tác động vào tế bào, tiểu phần B sẽ gắn vào Receptor của tế bào biểu
mô ruột, tiểu phần A sẽ hoạt hoá enzym Adenylate Cyclaza để chuyển ATP
thành cAMP tăng cao sẽ gây hiện tượng tăng bài xuất nước và các chất điện
giải từ mô bào vào xoang ruột, cản trở sự hấp thu nước từ xoang ruột vào mô
bào, làm cho nước trong xoang ruột tăng cao và từ đó gây ỉa chảy.
- Tính kháng kháng sinh của E.coli: [Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và
cộng sự (1996)], nghiên cứu tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli
phân lập được từ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con đã kết luận có 40% đa
kháng với 5 loại thuốc, 10% đa kháng với 4 loại và 6% đa kháng với 3 loại.
Theo Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và cộng sự (1996), khi sử dụng
kháng sinh hay hoá trị liệu điều trị bệnh E.coli trong một thời gian dài thì vi

khuẩn sẽ có tính kháng thuốc, có thể là đa kháng hay đơn kháng, tính kháng
thuốc của E.coli ngày càng tăng.
Bùi Thị Tho (2003), cho biết việc sử dụng thuốc trong điều trị ở các địa
phương khác nhau nên dẫn đến tính kháng thuốc ở các địa phương này cũng
rất khác nhau. Vì vậy, để có kết quả cao trong điều trị bệnh, cần phải làm
kháng sinh đồ. Việc làm kháng sinh đồ cho ta kết luận về tính kháng thuốc
của E.coli và lựa chọn thuốc có tác dụng tốt trong điều trị.
+ Salmonella
Vi khuẩn Salmonella lần đầu tiên được phát hiện bởi D.E Salmon và Smith.
23
Theo Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2003), hiện
nay người ta đã phân lập được trên 2300 chủng Salmonella, nhưng chỉ có
khoảng 5% trong số đó là gây bệnh. Salmonella thường gây bệnh cho lợn lứa
tuổi 45 - 90 ngày tuổi. Lợn ở các lứa tuổi khác cũng mắc nhưng ít hơn.
- Các yếu tố gây bệnh của Salmonella: Quá trình gây bệnh của
Salmonella có sự tham gia của độc tố và các yếu tố không phải là độc tố.
Kháng nguyên O, yếu tố bám dính, Khả năng xâm nhập, được coi là các yếu
tố không phải là độc tố, là yếu tố gây bệnh gián tiếp. Một mặt chúng tác động
gây bất lợi cho vật chủ, một mặt chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn tác động
gây bệnh.
Độc tố của Salmonella gồm nội độc tố và ngoại độc tố, trong đó nội độc
tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh. Nội độc tố (Endotoxin)
thường là Lipoposaccharide (LPS) được giải phóng từ vách tế bào vi khuẩn bị
dung giải.
[Evan D.G, Evan D.J, Gorbach S.L (1973)], khi nghiên cứu về độc tố
đường ruột của Salmonella cho biết, độc tố gồm hai thành phần là độc tố thẩm
xuất nhanh (Rapid permeabity Factor viết tắt là RPF) và độc tố thẩm xuất
chậm (Delaye permeabity Factor viết tắt là DPF). Độc tố RPF giúp
Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột, nó có cấu trúc và thành phần
giống độc tố chịu nhiệt E.coli và được gọi là độc tố chịu nhiệt Salmonella.

Độc tố DPF có thành phần giống độc tố không chịu nhiệt của E.coli, nên gọi
là độc tố không chịu nhiệt của Samonella.
+ Clostridium perfringens
Clostridium perfringens là thành viên điển hình của họ Clostridium, đòi
hỏi điều kiện yếm khí tuyệt đối cho quá trình phát triển. Clostridium
perfringens có khả năng sản sinh nha bào, Gram(+), catalaza (-).
Hiện tại, người ta đã phát hiện Clostridium perfringens có 5 type là A,
B, C, D và E. Chúng được phân chia theo các dạng độc tố gây chết mà chúng
sản sinh (alpha,beta, epsilon, iota).
Clostridium perfringens type A đã được phân lập từ ruột lợn nhiều năm
24
và được xem như một trong những vi sinh vật bình thường trong đường tiêu
hoá của người và động vật.
Nguyễn Như Thanh, Trần Thị Lan Hương (2001), Clostridium
perfringens type A thường gây viêm ruột cho bê, thỏ.
Type D và E gây nhiễm độc cừu ở mọi lứa tuổi. Chúng cũng gây bệnh ở
Dê, trâu bò và có thể ở người. Công thức kháng nguyên của type D là α, β, γ,
δ, ε, θ, κ, λ, µ và ν; type E có công thức kháng nguyên là α, θ, κ, λ, µ và ν.
Trong số 5 type huyết thanh của Clostridium perfringens, type C là type
phân bố rộng rãi và quan trọng nhất, đặc biệt ở lợn. Clostridium perfringens
type C có thể phân lập được trong chất chứa đường ruột của động vật khoẻ.
Viêm ruột hoại tử ở lợn con do Clostridium perfringens type C được coi là
một bệnh ở lợn con từ năm 1995, khi những trường hợp bệnh đầu tiên được
mô tả ở Anh và Hungari [Nguyễn Bá Hiên (2001) ].
Clostridium perfringens sản sinh ra 12 loại độc tố khác nhau, một trong
số các độc đặc biệt quan trọng, gây ra những tình trạng bệnh lý đặc trưng và
gây chết con vật, các độc tố α, β, ε, ι là các độc tố gây chết chủ yếu. mặt
khác, mỗi loại độc tố có vai trò quan trọng trong việc nhận biết các chủng gây
bệnh khác nhau của Clostridium perfringens [Đào trọng Đạt (1996) ].
* Do virus

Nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về vai trò của một số loại
virus trong quá trình gây tiêu chảy như: Rotavius, TGE, Enterovirrus,
Parvovirus, Adenovirus.
Lecce J.M, Kinh M. W, Mock R (1976) , nghiên cứu về virus gây bệnh
đường tiêu hoá đã xác định vai trò của Rotavirus trong hội chứng tiêu chảy ở
lợn. Rotavirus thường gây bệnh tiêu chảy ở lợn, bò và người.
Niconxki. V.V (1986) , đã thống kê được hơn 10 loại virus có tác động
làm tổn thương đường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy.
Theo Lecce J.M, Kinh M. W, Mock R (1976), trong số những mầm bệnh
thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại
virus, 29% phân lợn bị tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus
25

×