Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Căn Cứ Xác Lập Và Biện Pháp Bảo Vệ Quyền Sở Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 33 (2007-2011)

Đề tài:

CĂN CỨ XÁC LẬP VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ
QUYỀN SỞ HỮU

Giảng viên hướng dẫn:
Huỳnh Thị Trúc Giang

Sinh viên thực hiện:
Họ và tên: Võ Trường Giang
MSSV:
5075180
Lớp:
Luật tư pháp 2 - K33

Cần Thơ, Tháng 4 năm 2011


NH ẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
  
...............................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang


SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
NH ẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PH ẢN BIỆN
  
...............................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU
1.1. Một số khái niệm chung.......................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về sở hữu .....................................................................................3
1.1.2. Khái niệm về quyền sở hữu...........................................................................5
1.2. Quan hệ pháp luật về quyền sở hữu....................................................................6
1.2.1. Chủ thể của quyền sở hữu.............................................................................6
1.2.2. Khách thể của quyền sở hữu .........................................................................7
1.2.3. Nội dung của quyền sở hữu.........................................................................16
1.3. Quá trình phát triển của pháp luật về sở hữu ở nước ta..................................22
1.3.1. Giai đoạn 1945-1959 ..................................................................................22

1.3.2. Giai đoạn 1959-1980 ..................................................................................24
1.3.3. Giai đoạn 1980 -1992 .................................................................................26
1.3.4. Giai đoạn 1992 đến nay ..............................................................................27
CHƯƠNG 2
CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
2.1. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu ......................................................................29
2.1.1. Do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp ..............................29
2.1.2. Do chuyển quyền sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ................................................................................................30
2.1.3. Thu từ hoa lợi, lợi tức .................................................................................31
2.1.4. Do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến ...................................................................32
2.1.5. Hưởng thừa kế ............................................................................................34
2.1.6. Chiếm hữu với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, chìm
đắm, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên ...36
2.1.7. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu ...........................................................41
2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu..................................................................45
2.2.1. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu ..................................................................45
2.2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu ............................................................47
CHƯƠNG 3
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUYỀN SỞ HỮU VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Thực trạng xâm phạm và giải quyết tranh chấp quyền sở hữu.......................53
3.2. Đề xuất................................................................................................................58
KẾT LUẬN ...............................................................................................................63


GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề sở hữu, đặc biệt là sở hữu về tư liệu sản xuất là một trong những vấn đề
quan trọng bậc nhất của bất kỳ Nhà nước nào trên thế giới, nó là "vấn đề hàng đầu,
"vấn đề cơ bản" trong các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản, là một trong những vấn
đề cơ bản của hệ thống quan hệ sản xuất trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau.
Quan hệ sở hữu là một quan hệ xã hội, là quan hệ giữa người với người, là một
thể thống nhất mang tính lịch sử và tương ứng với một giai đoạn nhất định của lực
lượng sản xuất. Con người không thể tự do lựa chọn các quan hệ sở hữu một cách chủ
quan duy ý chí. Việc xác định các hình thức sở hữu trong chủ nghĩa xã hội, nhất là
trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cần phải tính đến
những sự thay đổi về trình độ của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động và
đến lợi ích của người lao động nhằm tạo ra động lực cho quá trình phát triển sản xuất,
phát triển xã hội.
Sở hữu đang là một vấn đề nhạy cảm trong công cuộc đổi mới toàn diện ở nước
ta, đang là nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Thực tiễn của công cuộc
đổi mới, đặc biệt là trong đổi mới về kinh tế đã chứng minh tính đúng đắn của Đảng và
Nhà nước ta về nhận thức và xử lý đối với các vấn đề sở hữu. Việc xây dựng một nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang đòi hỏi phải có sự xem xét và giải quyết một
cách đúng đắn những vấn đề sở hữu. Hơn nữa, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng
đòi hỏi phải có những chủ sở hữu thật sự và cụ thể; những chủ sở hữu đó không chỉ là
Nhà nước, tập thể mà còn là cá nhân công dân. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta

là phát triển nền kinh tế thị trường, đặt con người vào vị trí trung tâm, phát huy sức
mạnh của từng cá nhân con người và cũng tất cả vì con người.Do đó, cần phải chú
trọng nghiên cứu xây dựng một hệ thống pháp luật, bảo đảm được sự kết hợp hài hòa
giữa phát triển kinh tế với sự phát triển và thỏa mãn những yêu cầu về mặt xã hội giữa
cá nhân và cộng đồng.
Chế định về tài sản và quyền sở hữu là chế định quan trọng, được xác định như
một chế định nền tảng, trung tâm chi phối các chế định khác của bộ luật dân sự như
hợp đồng, thừa kế... Đây cũng chính là cơ sở để quy định các vấn đề về quyền sở hữu
trong các đạo luật khác của hệ thống pháp luật nước ta như luật đất đai, luật thương
mại... Chính vì tầm quan trọng như vậy nên chúng ta cần phải tìm hiểu rõ hơn để áp
dụng vào thực tiễn cho phù hợp. Người viết chọn đề tài “căn cứ xác lập và biện pháp
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

1

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
bảo vệ quyền sở hữu” với mong muốn làm rõ hơn chế định tài sản và quyền sở hữu
trong hệ thống pháp luật nước ta, giúp chúng ta có cai nhìn cẵn kẽ và thấu đáo hơn về
vấn đề này. Từ đó tìm ra được những giải pháp, khắc phục những hạn chế , vướng
mắc còn tồn tại.
Trên cơ sở đề tài “căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu”, người viết
chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và phân tích khái quát những quy
định của pháp luật xung quanh đề tài, đồng thời so sánh với việc thực hiện pháp luật
trong thực tế để tìm ra những hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật ở nước ta
Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng những phương pháp nghiên cứu
khoa học truyền thống như: phương pháp so sánh, phương pháp suy luận khoa học và
phương pháp nghiên cứu luật viết để tìm hiểu và nắm bắt nội dung của đề tài. Đồng thời,

vận dụng những nội dung và những quy định của pháp luật vào những trường hợp, giả
thuyết khác nhau để tìm hiểu vấn đề. Ngoài ra còn tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu từ sách,
báo, tạp trí để làm sáng tỏ nội dung của đề tài.
Theo hướng dẫn của giảng viên, đề tài được trình bài theo bố cục sau:
Lời nói đầu
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền sở hữu
Chương 2: Các căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sở hữu và đề xuất
Kết luận

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

2

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm về sở hữu
Con người – với tư cách là một thực thể xã hội – chỉ có thể tồn tại và phát triển
khi có những cơ sở vật chất nhất định. Ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, ý
thức về xã hội, về cộng đồng còn hạn chế nhưng người nguyên thủy đã biết chiếm giữ
hoa quả tự nhiên, chim thú săn bắt được, những công cụ lao động đơn giản để phục vụ
cho nhu cầu của mình. Sở hữu được hiểu chính là việc chiếm giữ những sản vât tự
nhiên, những thành quả lao động (ngày nay bao gồm cả những tư liệu sản xuất) của xã
hội loài người. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu lịch sử, xã hội, triết học… đều
đã thống nhất rằng: sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất hiện

và phát triển song song với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên,
ở thời kỳ lúc bấy giờ của xã hội loài người chưa phân biệt rõ khái niệm sở hữu đối với
tư liệu sản xuất và sức lao động
Con người muốn tồn tại phải thông qua các mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ
giữa người với người trong quá trình chiếm hữu và sản xuất ra của cải vật chất là quan
hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu phản ánh sự chiếm hữu các tư liệu sản xuất, các vật phẩm
tiêu dùng giữa người này với người khác, giữa tập đoàn này với tập đoàn khác, giữa
giai cấp này với giai cấp khác trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Trên cơ
sở phân tích các hình thái kinh tế - xã hội, C.Mac đã chỉ ra rằng, bất cứ nền sản xuất
nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong phạm vi
một hình thái xã hội nhất định. Vì vậy, sở hữu là một hình thái kinh tế.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do tính chất cộng đồng xã hội cao nên cuộc
sống của mỗi cá nhân hầu như hoàn toàn hòa tan vào cuộc sống cộng đồng. Vì vậy đã
tồn tại chế độ sở hữu cộng đồng về tư liệu sản xuất. Trong xã hội cổ sơ này, con người
đã bắt đầu chiếm giữ và làm chủ các đối tượng tự nhiên, hoa quả, thú rừng săn bắt
được... Với một nền sản xuất và tổ chức xã hội đơn giản, nên sở hữu trong thời kỳ
nguyên thủy chỉ là một khái niệm để phản ánh mối quan hệ giữa con người với nhau
trong việc chiếm giữ những vật phẩm của tự nhiên mà họ thu được.
Qua quá trình lao động sản xuất với những kinh nghiệm đã tích lũy được, trình
độ lao động của con người dần dần được nâng cao. Cùng với sự phân công lao động xã
hội, chăn nuôi và trồng trọt ngày càng phát triển, năng xuất lao động được nâng lên và
đã xuất hiện sự dư thừa sản phẩm. Do năng xuất lao động ngày càng cao, hàng hóa
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

3

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu

trao đổi ngày càng nhiều đã làm cho lượng của cải trong xã hội tăng nhanh. Trong xã
hội đã bắt đầu có sự tích lũy
Quá trình phân hóa tài sản bắt đầu hình thành và dẫn đến kẻ giàu, người nghèo
trong xã hội. Những người có quyền hành trong thị tộc, bộ lạc chiếm đọat số của cải
dư thừa làm của riêng. Tính chất cộng đồng trong xã hội dần bị phá vỡ. Quan hệ bóc
lột xuất hiện và đã có sự phân chia đẳng cấp.
Mâu thuẫn giữa những người bị bóc lột và những kẻ áp bức bóc lột ngày càng
quyết liệt và không thể điều hòa được. Sự phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc. Nhằm
bảo vệ lợi ích của mình và để duy trì xã hội trong một trật tự có lợi cho mình, giai cấp
bóc lột với tỉ lệ thấp trong xã hội thấy cần có một bộ máy bạo lực để đàn áp sự phản
kháng của giai cấp bị áp bức bóc lột. Từ đây, xã hội phân chia thành các giai cấp đối
lập nhau và Nhà nước xuất hiện.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp thì vấn đề sở hữu có một vai trò quan trọng
trong việc khẳng định địa vị của mỗi giai cấp. Giai cấp nào sở hữu những tư liệu sản
xuất sẽ chiếm địa vị đặc biệt trong xã hội và trở thành những người người có quyền
quyết định vân mệnh của số đông người lao động, tổ chức sản xuất và phân phối các
lợi ích vật chất trong xã hội theo ý trí của mình. Vì vậy giai cấp nắm tư liệu sản xuất
trong tay sẽ là giai cấp quyết định chế độ xã hội, là giai cấp nắm quyền thống trị về
chính trị và tư tưởng đối với xã hội.
Toàn bộ những quan hệ sở hữu trong một xã hội hợp thành chế độ sở hữu của
xã hội đó, mặt khác mỗi một nhóm quan hệ sở hữu có cùng một tính chất lại tạo thành
một hình thức sở hữu. Do vậy, tương ứng với một phương thức sản xuất có một chế độ
sở hữu thích ứng phù hợp với phương thức sản xuất đó và hình thái kinh tế xã hội đó.
Mỗi một chế độ sở hữu có thể tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các hình
thức sở hữu này có vai trò và vị trí khác nhau như thế nào là tùy thuộc vào tính chất
của từng chế độ xã hội.
Tóm lại khái niệm sở hữu vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù pháp lý.
Dưới góc độ là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương
thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Sở hữu là
việc tài sản, tư liệu sản xuất và thành quả lao động thuộc về ai, do đó nó thể hiện quan

hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất.
Với nội dung kinh tế như vậy, sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan. Một khi được
điều chỉnh, nội dung của quá trình xác lập và vận động của các quyền năng kinh tế đối
với tài sản trở thành các quyền năng pháp lý hợp thành phạm trù về quyền sở hữu.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

4

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
1.1.2. Khái niệm về quyền sở hữu
Quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã
hội cũng như trong pháp luật dân sự. Nó là một trong những tiền đề vật chất cho sự
phát triển kinh tế, vì quyền sở hữu chính là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một
chủ thể được thực hiện trong quá trình, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Mức
độ xử sự ấy qui định giới hạn và khả năng thực hiện của họ trong quá trình học tập,
nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất, kinh doanh… Điều đó tác động trực
tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế
Khi các quan hệ sở hữu tồn tại như một yếu tố khách quan và xuất hiện chế độ
tư hữu, thì những người giàu có và quyền thế thấy rằng, nếu chỉ điều hành quan hệ xã
hội bằng phong tục tập quán sẽ không có lợi cho họ. Muốn bảo vệ quyền lợi cho mình,
nhất là việc bảo đảm các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, thì giai cấp thống trị
phải đặt ra cái gì đó khác với tập quán và chỉ giữ lại những gì của tập quán có lợi cho
mình. Mặt khác, những quan hệ phức tạp mới phát sinh trong xã hội có giai cấp đòi hỏi
phải có những phương tiện, công cụ đặc biệt để Nhà nước thực hiện sự thống trị giai
cấp.
Cơ sở kinh tế để bảo đảm cho sự thống trị về chính trị và tư tưởng chính là các
quan hệ sở hữu có lợi cho giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị phải dùng tới một bộ

phận của pháp luật về sở hữu để thể hiện ý chí giai cấp của mình. Là một hình thái của
thượng tầng kiến trúc, pháp luật về sở hữu ghi nhận và củng cố địa vị, ghi nhận lơi ích
của giai cấp thống trị đối với việc đọat giữ các của cải vật chất trước các giai cấp khác
trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông. Do đó, trong bất kỳ một Nhà nước nào,
luật pháp về sở hữu cũng được sử dụng với ý nghĩa là một công cụ có hiệu quả của
giai cấp nắm chính quyền để bảo vệ cơ sở kinh tế của giai cấp đó.
Vì vậy, quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu
trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm
điều chỉnh những quan hệ sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác
nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử
dụng và định đọat tài sản
Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội có sự
phân chia giai cấp và có Nhà nước. Pháp luật về sở hữu và Nhà nước có cùng nguồn
gốc và không thể tồn tại tách rời nhau, do đó nó sẽ mất đi khi không còn Nhà nước.
Pháp luật về sở hữu luôn luôn mang tính chất giai cấp rõ rệt. Vì vậy, pháp luật
về sở hữu bao giờ cũng nhằm mục đích:
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

5

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
- Xác nhận và bảo vệ bằng pháp luật việc chiếm giữ những tư liệu sản xuất chủ
yếu của giai cấp thống trị.
- Bảo vệ những quan hệ sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
- Tạo điều kiện pháp lý cần thiết bảo đảm cho giai cấp thống trị khai thác được
nhiều nhất những tư liệu sản xuất đang chiếm hữu để phục vụ sự thống trị. Đồng thời
xác định mức độ xử sự cà các ranh giới hạn chế cho các chủ sở hữu trong phạm vi các

quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đọat.
Với ý nghĩa này, khái niệm quyền sở hữu có thể được hiểu là luật pháp về sở
hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định. Vì vậy, quyền sở hữu là “tổng hợp một hệ
thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đọat tài sản”1. Đây là khái
niệm quyền sở hữu theo nghĩa rộng. Còn theo nghĩa hẹp, “quyền sở hữu được hiểu là
mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể thực hiện các quyền năng chiếm
hữu, sử dung, định đoạt trong những điều kiện nhất định2. Theo nghĩa này, có thể nói
quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu
nhất định đối với một tài sản cụ thể, được xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm
pháp luật về sở hữu.
Ngoài ra, quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự - quan
hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Vì rằng, bản thân nó chính là hệ quả của sự tác động
của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ xã hội (các quan hệ sở hữu). Vì vậy, theo
nghĩa này quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự: chủ
thể, khách thể, nội dung như mọi quan hệ pháp luật dân sự khác.
1.2. Quan hệ pháp luật về quyền sở hữu
1.2.1. Chủ thể của quyền sở hữu
Chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về
sở hữu. Chủ sở hữu trong luật dân sự rất đa dạng tương ứng với các hình thức sở hữu
được quy định trong điều 172 Bộ luật dân sự 20053. Theo đó, điều 164 Bộ luật dân sự
năm 2005 quy định:
“Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản”.
1

Đinh Trung Tụng - Bình luận những nội dung mới của Bộ luật dân sự năm 2005 – NXB Tư pháp – trang 132
Giáo trình luật dân sự Việt Nam – Trương đại học luật Hà Nội -NXB Công an nhân dân – Trang 151-152.
3
Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà

nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, sở
hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
2

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

6

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Theo quy định trên thì những chủ thể nào có đầy đủ ba quyền là quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và quyền định đọat thì sẽ trở thành chủ sở hữu. Đây là một quy
định mở, chỉ cần thỏa mãn các tiêu chỉ trên thì sẽ trở thành chủ thể của quỳên sở hữu.
Do đó, chủ thể của quyền sở hữu trong xã hội rất đa dạng: cá nhân, pháp nhân, hộ gia
đình, tổ hợp tác, các tổ chức, Nhà nước….
Chủ sở hữu là người có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình, do đó khi xem
xét một tài sản nào đó có phải là tài sản thuộc sở hữu của chủ sở hữu hay không phải
dựa trên các căn cứ xác lập quyền sở hữu do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có thể sở hữu một loại tài sản nhất
đinh. Nếu pháp luật quy định chỉ có những chủ thể nào đó mới có quyền sở hữu một
loại tài sản thì chủ thể đó mới có quyền sở hữu loại tài sản đó. Ví dụ: Chỉ có Nhà nước
mới có quyền sở hữu đất đai, núi, sông hồ…mà không một chủ thể nào khác ngoài
Nhà nước có quyền sở hữu.
Trong một số trường hợp, nếu pháp luật quy định việc xác lập quyền sở hữu của
chủ thể phải thông qua một trình tự, thủ tục nhất định thì việc xác định chủ sở hữu
cũng phải dựa theo trình tự thủ tục này. Ví dụ: đối với một số đối tượng của quyền sở
hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp..), đối tượng của giống cây trồng
thì việc xác định chủ sở hữu các đối tượng này trước hết phải dựa vào các văn bằng

bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó ghi tên chủ sở hữu.
1.2.2. Khách thể của quyền sở hữu
Khách thể là một trong ba yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự về chiếm
hữu. Quyền sở hữu là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối nên chủ sở hữu muốn thỏa
mãn quyền của mình phải bằng hành vi tác động vào tài sản. Khách thể của quyền sở
hữu chính là các lợi ích vật chất, được thể hiện dưới dạng tài sản.
1.2.2.1. Khái niệm tài sản
Tài sản – với tư cách là khách thể quyền sở hữu – đã được điều 172 bộ luật dân
sự xác định: “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.”
Theo ngôn ngữ thông dụng, chúng ta có thể hiểu tài sản là của cải vật chất được
con người tạo ra hoặc sử dụng trong quá trình sống, lao động. Khái niệm của cải luôn
có sự thay đổi và hoàn thiện cùng với sự phát triển của loài người. Theo ngôn ngữ
pháp lý, tài sản với tư cách là đối tượng của sở hữu được đề cập đầu tiên trong các
quy định về tài sản và quyền sở hữu tài sản của Bộ luật dân sự Việt Nam. Bộ luật Dân
sự năm 1995 trước đây cũng như bộ luật Dân sự năm 2005 hiện hành dựa vào tiêu chí
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

7

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
tài sản là đối tượng của quyền sở hữu phải giá trị được bằng tiền và có thể đưa vào
giao lưu dân sự. Trên tinh thần đó, điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đã liệt kê các
loại tài sản là đối tượng của quyền sở hữu bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản.
Vật
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, bao gồm cả động vật, thực vật, vật với
ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí). Vật được coi là tài sản phải là vật hữu

hình, cảm nhận được bởi năm giác quan của con người và chiếm giữ một phần trong
không gian. Vật được coi là tài sản khi vật đó đáp ứng được một nhu cầu nào đó về vật
chất hoặc tinh thần của con người. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của thế giới vật
chất cũng đều được coi là vật. có những bộ phận của thế giới vật chất ở dang này thì
được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật. Ví dụ: oxy là một bộ
phận của thế giới vật chất, đáp ứng được một nhu cầu rất quan trọng của con người là
để thở, nhưng nếu oxy còn ở dạng không khí chung thì chưa thể xem là đối tượng của
quyền sở hữu. Chỉ khi oxy được nén vào bình, tức là con người có thể nắm giữ, quản
lý được thì mới có thể đưa vào giao dịch dân sự và mới có thể trở thành một tài sản
được pháp luật điều chỉnh.
Tuy nhiên, khác với bộ lụât dân sự năm 1995 trước đây, Bộ luật dân sự năm
2005 không chỉ hạn chế vật có thực mới được xem là tài sản là đối tượng của quyền sở
hữu, mà còn mở rộng tài sản là đối tượng của quyền sở hữu còn có thể là vật được
hình thành trong tương lai. Trong các giao dịch dân sự diễn ra trong thực tế, người ta
không chỉ dùng vật có thực mà con người đang có quyền sở hữu là đối tượng của giao
dịch, mà còn có thể dùng chính tài sản hình thành trong tương lai là đối tượng giao
dịch. Điều này thể hiện ở việc các chủ thể dùng chính đối tượng vật sẽ mua được để
thể chấp, cầm cố nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đó. Như vậy, vật
muốn trở thành tài sản phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Là bộ phận của thế giới vật chất
- Con ngừơi có thể chiếm hữu được và phải mang lại lợi ích cho chủ thể
- Có thể tồn tại họăc hình thành trong tương lai
Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc chưa
hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét (thường là thời điểm xác lập nghĩa vụ hoặc
giao dịch được giao kết. ) nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai,
ví dụ: tiền lương sẽ được hưởng, vụ mùa sẽ được thu hoạch, tàu đang đóng…ngoài ra,
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

8


SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
tài sản hình thành trong tương lại còn bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời
điểm giao dịch nhưng sau thời điểm giao kết tài sản đó mới thuộc sở hữu của các bên,
ví dụ tài sản có được do mua bán, trao đổi, tặng cho nhưng chưa hoàn thành thủ tục
chuyển giao.
Còn một vấn đề hiện nay rất được xã hội quan tâm đó là vấn đề về “tài sản ảo”.
Tài sản ảo là các tài sản được hình thành trong các trò game online, hiểu theo nghĩa
rộng hơn thì tài sản ảo bao gồm cả tên miền, địa chỉ mail, các tài khoản…Việc công
nhận tài sản ảo có phải là tài sản hay không hiện nay vẫn còn có nhiều luồn ý kiến
khác nhau. Theo ông Trần Thanh Hải, vụ trưởng Vụ Thương Mại Điện Tử, Bộ Thương
Mại, tài sản ảo là dữ liệu do các chương trình, phần mềm tạo ra (không phải là chính
các chương trình phần mềm đó). Ông Hải đặc biệt chú ý tới những sản phẩm ảo trong
các trò chơi trực tuyến (game online) và cho rằng chúng có những đặc tính của tài sản
như: có thể chiếm hữu; là kết quả của sự đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc; có thể
định giá bằng tiền; có thể chuyển giao được theo thoả thuận. Vì vậy, cần xem tài sản
ảo là một dạng tài sản và pháp luật cần công nhận quyền sở hữu tài sản ảo.
Ngược lại, bà Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên viên Vụ Pháp Luật Dân Sự – Kinh
Tế-bộ Tư Pháp lại cho rằng tài sản ảo không phải là tài sản. Theo Điều 163 của Bộ
luật dân sự, tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. Tài sản ảo không phải
là tiền, không phải là giấy tờ có giá, không phải là vật có thực, cũng không phải là tài
sản vô hình. Theo bà Vân, các tài sản vô hình như sáng chế, tên thương mại, biển hiệu,
tên miền, địa chỉ email, khả năng thu hút khách hàng v.v… tồn tại trong thế giới thực,
không hình ảnh (ý niệm), thuộc sở hữu người bán, người đưa tài sản vào giao dịch.
Trong khi đó, tài sản ảo có hình ảnh, không tồn tại trong thế giới thực, và không thuộc
sở hữu của người bán (game thủ). Tài sản ảo cũng không phải là quyền tài sản. Trong
3 thuộc tính của quyền tài sản là quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng,
thì người chơi không có quyền chiếm hữu (tài sản ảo nằm ở máy chủ của nhà cung

cấp, máy chủ có thể bị hack, bị hỏng, người chơi có thể bị khóa nick nếu vi phạm),
không có quyền định đoạt tài sản ảo (có thể bị khoá nick, tuổi thọ trò chơi không phụ
thuộc người chơi).
Nếu không là tài sản thì tài sản ảo là gì? Bà Vân cho rằng, trong quan hệ giữa
nhà cung cấp với game thủ, thì đó là một loại dịch vụ. Còn khi game thủ bán tài sản
ảo là họ bán quyền sử dụng phần tính năng cao của trò chơi, và đối tượng của hợp
đồng mua bán tài sản ảo giữa 2 người chơi là quyền yêu cầu thực hiện một công việc
(chuyển giao quyền sử dụng dịch vụ trò chơi). Tóm lại, bà Vân nhận xét khái niệm “tài
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

9

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
sản” trong “tài sản ảo” không cùng nội hàm với khái niệm “tài sản” trong bộ luật
dân sự hiện hành4.
Do có nhiều luồn ý kiến khác nhau như vậy nên tài sản ảo hiện nay vẫn chưa
được công nhận là tài sản. Theo ý kiến của người viết thì nên công nhận tài sản ảo là
tài sản, vì để hình thành nên một tài sản người chơi game cũng cần phải bỏ ra công sức
(lao động) và tiền bạc để hình thành nên một tài sản có giá trị. Chơi game tuy có cái
hại của nó nhưng ta phải công nhận nó là một phần của cuộc sống, phục vụ nhu cầu
giải trí của con người. Chính vì vậy, pháp luật cần công nhận và bảo hộ các tài sản đó.
Tiền và giấy tờ có giá
Tiền theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước
đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được xem là tiền hiện nay khi nó đang
có giá trị lưu thông trên thực tế (có nghĩa là còn có giá trị thanh toán, nếu không còn
giá trị thanh toán thì tiền đã hết hạn chỉ được xem là vật chứ không phải là tiền nữa).
Với việc bộ luật dân sự 2005 đã bỏ quy định tiền thanh toán phải là tiền Việt Nam như

quy định tại Bộ luật dân sự 1995 thì về mặt pháp lý tiền có thể được hiểu là nội tệ hoặc
ngoại tệ.
Được xác định là những loại tài sản, thuật ngữ “giấy tờ có trị giá được bằng
tiền” trong bộ luật dân sự năm 1995 đã được thay thế bằng “giấy tờ có giá” trong bộ
luật dân sự năm 2005. Thuật ngữ giấy tờ có giá quy định như vậy là do muốn nhấn
mạnh rằng không phải mọi giấy tờ có giá trị đều được coi là tài sản mà chỉ những giấy
tờ trị giá được bằng tiền mới được coi là tài sản. Bởi vì, chỉ những giấy tờ trị giá được
bằng tiền mới đáp ứng được yêu cầu là đưa được vào giao dịch dân sự. Giấy tờ có giá
là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong
các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. “Giấy tờ có giá là chứng nhận
của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ
một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam
kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua”5. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới
nhiều thức khác nhau như séc, cổ phiếu, tính phiếu, trái phiếu, công trái.. Khác với tiền
chỉ do cơ quan duy nhất là Ngân hàng Nhà nước ban hành thì giấy tờ có giá có thể do
rất nhiều cơ quan ban hành như Chính phủ, ngân hàng, kho bạc, công ty cổ phần... Nếu
tiền luôn có mệnh giá nhất định thể hiện thước đo giá trị của những loại tài sản khác
nhau, luôn lưu hành không có thời hạn, không ghi danh thì giấy tờ có giá có thể có
4

Thụy Anh – Tài sản ảo và phương pháp không hành động
/>5
Khoản 1 điều 4 quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

10

SVTH: Võ Trường Giang



Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn
sử dụng, có thể ghi danh hoặc không ghi danh và việc thực hiện quyền định đoạt về số
phận thực tế đối với giấy tờ có giá cũng không bị hạn chế như việc định đoạt tiền.
Quyền tài sản
Ngoài vật, tiền, giấy tờ có giá thì quyền tài sản cũng được coi là tài sản. Các
quyền tài sản được quy định tại điều 181 Bộ luật dân sự năm 2005: “Quyền tài sản là
những quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể
cả quyền sở hữu trí tuệ”. Đây là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện
những quyền đó chủ sở hữu sẽ có được một tài sản. Đó là quyền chuyển giao tài sản,
quyền đòi nợ, quyền sở hữu đối với phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…
Để đáp ứng yêu cầu của một tài sản, quyền tài sản phải đáp ứng được hai yêu
cầu:
- Quyền tài sản trị giá được bằng tiền
- Có thể chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự.
Giá trị các quyền tài sản có được thông qua các hình thức pháp lý khác nhau
như:
- Thông qua giao kết hợp đồng dân sự như quyền đòi nợ, quyền sử dụng tài sản
thuê..
- Được cơ quan nhà nước giao quyền sử dụng như quyền sử dụng đất, quyền
khai thác khoáng sản…
- Bằng trí tuệ của mình sáng tạo ra tác phẩm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công nhận quyền sở hữu công nghiệp.
Quyền tài sản có thể được phân chia thành hai loại: quyền đối nhân và quyền
đối vật. Quyền đối vật được biểu hiện như quyền cầm cố, quyền thế chấp.. Quyền đối
nhân của một người thường tương ứng với nghĩa vụ tài sản của người khác. Ví dụ:
quyền yêu cầu người khác phải làm một việc hoặc không làm một việc…
Khác với vật – là một tài sản hữu hình, quyền tài sản là một loại tài sản vô hình.
Để tồn tài với ý nghĩa là một tài sản vô hình thì ngoài việc đáp ứng hai điều kiện đựơc

quy định tại điều 181 Bộ luật dân sự năm 2005 thì quyền tài sản cần phải có một số
đặc điểm
- Tài sản vô hình cần phải nhận dạng được. Việc nhận dạng tài sản vô hình có
thể thông qua một số chứng cứ hữu hình để có thể mô tả tài sản vô hình đó. Ví dụ:
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

11

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
quyền sử dụng đất hay quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các quyền tài sản khác như quyền đòi nợ đựơc ghi
trong hợp đồng.
- Cũng như việc người ta có thể nhận biết được điểm bắt đầu sự tồn tại của tài
sản đó, các chủ thể cũng có thể nhận biết được sự kết thúc. Ví dụ: quyền đòi nợ kết
thúc khi người có nghĩa vụ thanh toán xong khoản nợ.
- Chủ sở hữu tài sản vô hình được pháp lụât bảo vệ khi quyền sở hữu bị xâm
phạm, thì ngược lại, chủ sở hữu cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý khi thực hiện
quyền sở hữu các tài sản vô hình này.
Khái niệm quyền tài sản trong bộ luật dân sự năm 1995 cũng như trong bộ luật
dân sự năm 2005 đều không xác định rõ quyền tài sản là bất động sản hay động sản.
Việc xác định quyền tài sản là bất động sản hay là động sản phải dựa vào đặc điểm của
đối tượng mang quyền.
1.2.2.2. Các cách phân loại tài sản.
Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, vô cùng phong phú và đa
dạng. Tuy nhiên, mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt, cần thiết phải có quy
chế pháp lý điều chỉnh riêng. Rõ ràng, ở mỗi góc độ khác nhau, một sự vật hiện tượng,
sẽ được nhìn nhận, đánh giá một cách khác nhau. Do đó, ở mỗi tiêu chí khác nhau, tài

sản cũng sẽ được phân thành các loại cụ thể khác nhau. Mỗi tài sản ở tiêu chí này sẽ
tồn tại ở dạng này nhưng khi phân loại theo tiêu chí khác nó sẽ tồn tại ở dạng khác. Do
đó, khi phân biệt được từng loại tài sản theo từng tiêu chí khác nhau ta sẽ dễ dàng hơn
trong việc xác định quyền sở hữu.
Động sản và bất động sản
Có nhiều cách thức khác nhau để phân loại tài sản, nhưng quan trọng nhất là
cách phân loại truyền thống chia tài sản thành bất động sản và động sản. Theo quy
định tại điều 174 Bộ luật Dân sự 2005 thì phân loại động sản và bất động sản như sau:
“1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Ðất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với
nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

12

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
2. Ðộng sản là những tài sản không phải là bất động sản”
Cũng giống như cách định nghĩa tài sản, Bộ luật dân sự đã sử dụng phương thức
liệt kê để định nghĩa bất động sản. Căn cứ vào quy định đó thì hiện nay đất đai và
những tài sản gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng, cây cối, tài nguyên..sẽ
được coi là bất động sản.
Bộ luật dân sự chỉ liệt kê một số tài sản là bất động sản theo thuộc tính tự nhiên
và dựa trên sự gắn liền của các tài sản này với tài sản trung tâm là đất đai, mà không
liệt kê toàn bộ các tài sản được coi là bất động sản. Quy định tại điểm d khoản 1 điều

174 thực chất là một quy phạm quét, trong đó dự liệu rằng, trong trường hợp có quy
phạm pháp luật khác xác đinh cụ thể một tài sản là bất động sản mà không dựa vào các
điểm nêu trên của khoản 1 điều 174 thì tài sản đó cũng được xem là bất động sản
Từ các tài sản được quy định là bất động sản ta có thể suy ra các tài sản khác là
động sản, tuy nhiên có một số trường hợp tài sản ban đầu là một bất động sản nhưng
lại có thể chuyển thành động sản và ngược lại, có những tài sản là động sản nhưng lại
có thể chuyển thành bất động sản. Ví dụ, các thiết bị trong nhà hay công trình xây
dựng khi được gắn chặt với ngôi nhà thì các thiết bị hay công trình xậy dựng này được
coi là bất động sản. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng, đây là một khối bất động
sản, bởi vì các tài sản này luôn luôn được gắn chặt với đất đai, nhà ở hoặc công trình
xây dựng khác gắn liền với đất đai. Khi tháo rời các thiết bị này ra khỏi ngôi nhà hoặc
công trình xây dựng, chúng mất đi tính chất của một bất động sản là không thể di dời
được, vì vậy chúng lại trở thành động sản.
Hoa lợi, lợi tức
Điều 175 Bộ luật dân sự quy định:
“1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
2. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản”
Việc phân chia hoa lợi, lợi tức dựa trên phương thức có được tài sản. Hoa lợi và
lợi tức đều là những tài sản được sinh ra (hay thu được) từ một tài sản khác (tài sản
gốc). Dựa vào căn cứ khác nhau trong việc gia tăng tài sản mà có thể phân chia thành
hoa lợi hay lợi tức.
Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản đem lại, ví dụ: trứng do gia cầm đẻ ra, hoa
màu có được khi trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, hoa quả có được từ trồng
cây ăn trái.. Ngay sau khi hoa lợi tách khỏi vật gốc, hoa lợi trở thành vật độc lập. Từ
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

13

SVTH: Võ Trường Giang



Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
thời điểm đó, hoa lợi thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu, trừ khi trong giao dịch dân
sự có thỏa thuận khác.
Lợi tức là các khoản thu được từ việc khai thác tài sản. Thông thường, lợi tức
được tính thành một số tiền nhất định. Ví dụ: khoản tiền có được từ cho thuê nhà, lãi
thu được từ cho vay tài sản...
Một số trường hợp, việc phân định tài sàn gốc và hoa lợi, lợi tức không rõ ràng
được bởi một số trường hợp hoa lợi, lợi tức được tiêu dùng, biến mất hoặc được tích
lũy để trở thành tài sản đầu từ và tiếp tục sinh lợi. Như vậy, tài sản gốc được hiểu như
tài sản để bảo tồn và sản xuất ra những lợi ích vật chất.
Vật chính và vật phụ
Điều 176 bộ lụât dân sự 2005 quy định: vật chính là vật độc lập, có thể khai
thác công dụng theo tính năng sử dụng của nó. Vật chính được sử dụng mà không cần
có vật phụ. Vật phụ là vật phục vụ trực tiếp cho việc khai thác công dụng của vật
chính, là một bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời khỏi vật chính. Ví dụ: máy
ảnh là vật chính, vỏ máy ảnh là vật phụ, màn ảnh máy tính là vật chính và lớp kiếng
chống bức xạ là vật phụ.
Với công dụng là phục vụ trực tiếp cho việc khai thác công dụng của vật chính
nên về nguyên tắc, vật chính và vật phụ là đối tượng thống nhất có cùng chủ sở hữu.
Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì vật phụ sẽ đi kèm với vật chính khi thực
hiện nghĩa vụ giao vật chính. Tuy nhiên vì vật chính và vật phụ có thể tồn tại độc lập
với nhau, trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác chỉ giao vật chính mà không
giao vật phụ, thì có thể tuân theo thỏa thuận đó.
Vật chia được và vật không chia đựơc
Điều 177 bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng
sử dụng ban đầu.
2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính
chất và tính năng sử dụng ban đầu”

Cách thức phân chia vật theo điều 177 bộ luật dân sự 2005 là dựa vào tính chất
vật lý và tính năng sử dụng của vật. Vật chia được là vật khi bị phân chia mà vẫn giữ
nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu của vật. Ví dụ: gạo, xăng, dầu là
những vật có thể phân chia thành nhiều phần mà vẫn giữ nguyên được tính chất và tính
năng sử dụng. Còn những vật mà khi phân chia, nó mất đi hoặc không giữ được tính
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
SVTH: Võ Trường Giang
14


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
chất và tính năng sử dụng ban đầu thì gọi là vật không chia được. Ví dụ giường, tủ..là
những vật không chia được.
Việc phân loại này đặc biệt có ý nghĩa khi cần phải phân chia tài sản là vật. Nếu
cần phân chia vật chia được thì người ta sẽ chia luôn bằng hiện vật để tạo thuận tiện và
đảm bảo sự khách quan, công bằng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu chia bằng
hiện vật thì sài sản sẽ mất giá trị và không có khả năng sử dụng. Do đó, đối với vật
không chia được thì phải trị giá thành tiền để phân chia.
Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Dựa vào đặc tính, giá trị của tài sản sau khi sử dụng người ta chia vật ra thành
hai loại là vật tiêu hao và vật không tiêu hao.
Đối với những vật mà qua một lần sử dụng mà mất đi tính chất và tính năng sử
dụng ban đầu (vật có thể giảm về số lượng, chất lượng, trọng lượng hoặc biến đổi sang
vật khác) thì vật đó được gọi là vật tiêu hao. Ví dụ: xà phòng qua một lần sử dụng nó
bị giảm trọng lượng, thực phẩm qua một lần sử dụng sẽ mất đi.
Vật không tiêu hao là vật khi đã qua nhiều lần sử dụng mà cơ bản vẫn giữ được
tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban dầu: Ví dụ: ngôi nhà, xe máy, ô tô...
Về phương diện vật lý, mọi vật khi sử dụng đều bị hao mòn. Chính vì vậy, việc
phân chia vật tiêu hao và vật không tiêu hao chỉ mang tính tương đối.
Đối với vật tiêu hao, chủ sở hữu có thể cho, hoặc bán tài sản này, tức là chuyển

quyền sở hữu cho người khác. Tuy nhiên, vật tiêu hao không thể là đôi tượng của hợp
đồng cho mượn hoặc cho thuê. Bởi vì bản chất của hợp đồng cho thuê hay cho mượn
tài sản thì chủ cho thuê, cho mượn tài sản vẫn là chủ sở hữu đối với tài sản. Người
thuê, mượn tài sản chỉ được quyền sử dụng tài sản trong thời gian thuê, mượn tài sản,
sau khi hết hợp đồng, người thuê, mượn có nghĩa vụ phải trả lại vật đã thuê, mượn
đúng với hình dáng, tính chất và tính năng sử dụng như ban đầu đã thuê mượn.
Vật cùng loại và vật đặc định
Việc phân chia vật cùng loại và vật đặc định dựa vào hình dáng, tính chất, tính
năng sử dụng của vật.
Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và
xác định được bằng những đơn vị đo lường. Ví dụ như gạo, muối, xăng cùng loại..
Vật đặc định là những vật có đặc điểm riêng về kí hiệu, màu sắc, hình dáng,
chất liệu, đặc tính, vị trí và với đặc điểm đó có thể phân biệt với vật khác.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

15

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Có những vật mới đầu là vật cùng loại nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà con
người đã đặc đính hóa nó bằng các ký hiệu, dấu hiệu riêng, làm cho nó có thể phân
biệt được với vật khác. Ví dụ gạo được đóng vào bao rồi đánh số...
Trong giao lưu dân sự, việc phân loại tài sản thành vật cùng loại và vật đặc định
có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định có chuyển giao đúng vật hay không. Nếu vật
cùng loại, có cùng chất lượng thì có thể thay thế cho nhau trong giao lưu dân sự. Còn
đối với vật đặc định có những đặc điểm riêng biệt để có thể phân biệt vật đó với vật
khác, thì khi chuyển giao vật đặc định thì người có nghĩa vụ phải chuyển giao đúng vật
đặc định đó cho người có quyền như đã thỏa thuận

Vật đồng bộ
Trong thực tế cuộc sống, có vật được hợp thành một chỉnh thể bởi nhiều bộ
phận khác nhau, có mối liên hệ và sự ăn khớp với nhau giữa các bộ phận đó tạo thành
một vật có giá trị sử dụng và có giá trị nghệ thuật nhất định. Nếu thiếu một trong các
phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì vật
đó không những bị giảm về giá trị sử dụng mà còn có thể giảm về giá trị văn hóa, nghệ
thuật. Theo điều 180 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Vật đồng bộ là vật gồm các phần
hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một
trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng
loại thì vật không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút". Vật đồng
bộ thường được thể hiện tên gọi dưới dạng bộ, đôi hoặc cặp... Ví dụ như bộ máy vi
tính, đôi giầy, đôi khuyên tai...
Vật đồng bộ chỉ có thể khai thác công dụng một cách toàn diện nhất khi có đầy
đủ các phần, các bộ phận trong một chỉnh thể. Do đó, theo quy định của pháp luật khi
thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần
hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1.2.3. Nội dung của quyền sở hữu
Theo quy định tại 182 Bộ luật dân sự 2005 thì: “Quyền chiếm hữu là quyền
nắm giữ, quản lý tài sản”.
Việc nắm giữ, quản lý tài sản có thể được thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào, có
thể là chủ sở hữu nắm giữ tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền nắm giữ tài sản,
cũng có thể là người được chủ sở hữu chuyển giao tài sản thông qua một giao dịch dân
sự nhưng không được chuyển giao quyền sở hữu hay cũng có thể do chủ thể khác
chiếm hữu mà không theo ý chí của chủ sở hữu (như trong trường hợp chủ sở hữu
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

16

SVTH: Võ Trường Giang



Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
đánh rơi, bỏ quên, thất lạc tài sản mà một chủ thể khác tìm được tài sản mà không trao
lại tài sản cho chủ sở hữu). Đối với các chủ thể này trong một chừng mực nào đó vẫn
được pháp luật công nhận vì sự chiếm hữu này được pháp luật ghi nhận. Còn đối với
sự chiếm hữu bất hợp pháp như trộm, cắp.. thì pháp luật không thừa nhận
Tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể chiếm hữu nếu việc
chiếm hữu đó dựa trên cơ sở pháp lý do pháp luật quy định. Xuất phát từ lý do này, Bộ
luật dân sự 2005 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật và theo nguyên tắc loại
trừ thì những trường hợp chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp lý do pháp luật quy
định sẽ bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm
hữu dựa trên cơ sở pháp lý do pháp luật quy định. Theo quy định tại điều 183 Bộ luật
dân sự năm 2005 thì chiếm hữu có căn cứ pháp luật bao gồm:
+ chủ sở hữu chiếm hữu tài sản:
Chủ sở hữu là người có quyền sở hữu đối với một tài sản đó dựa trên căn cứ xác
lập quyền sở hữu do pháp luật quy định, nên chủ sở hữu có toàn quyền tự mình bằng
các hành vi cụ thể thực hiện quyền chiếm hữu tài sản.
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được hình thành từ hai yếu tố:
Yếu tố khách quan được thể hiện bằng việc chủ sở hữu kiểm soát vật chất đối
với tài sản (thực hiện việc nắm giữ tài sản). Ví dụ: chủ sở hữu cất giữ tài sản, sử dụng
tài sản của mình... Đây là trường hợp chủ sở hữu tự mình sử dụng tài sản, kiểm soát
thực tế tài sản. Trường hợp khác, chủ sở hữu không thực tế kiểm soát tài sản, nhưng
cũng có thể kiểm soát sự tồn tại và việc sử dụng tài sản. Đây là trường hợp chủ sở hữu
giao quyền chiếm hữu thực tế tài sản cho người khác, còn mình thì chỉ thực hiện quyền
quản lý tài sản.
Yếu tố chủ quan được thể hiện bằng thái độ tâm lý của chủ sở hữu đối với tài
sản hoặc thái độ của chủ sở hữu tài sản đối với người không phải là chủ sở hữu chiếm
hữu tài sản (đòi lại tài sản, không cho người khác sử dụng tài sản...)
Thực tế việc xác định chủ sở hữu cũng không hề đơn giản. Đối với trường hợp

tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì có thể xác định chủ sở hữu thông qua các giấy tờ
xác nhận chủ sở hữu, còn đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì việc xác định
chủ sở hữu chỉ thông qua suy đoán: ai là người chiếm hữu thực tế thì người đó được
xem là chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, việc xác lập giao dịch dân sự đối với các loại tài
sản này đòi hỏi các chủ thể xác lập giao dịch phải thận trọng, tránh trường hợp xác lập
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

17

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
giao dịch liên quan đến tài sản không đăng ký quyền sở hữu nhưng lại không do người
có quyền định đoạt tài sản thực hiện.
+ Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản:
Chủ sở hữu có thể trực tiếp chiếm hữu tài sản nhưng cũng có thể ủy quyền cho
người khác chiếm hữu tài sản. Việc ủy quyền chiếm hữu có thể thực hiện thông qua
hợp đồng ủy quyền.
Người được ủy quyền quản lý tài sản của chủ sở hữu chỉ thực hiện việc quản lý
tài sản nhưng có thể thực hiện các hành vi khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
Về phạm vi ủy quyền. Người được ủy quyền quản lý tài sản chỉ được chiếm hữu
thực tế đối với tài sản, chứ không có quyền chiếm hữu pháp lý, và chỉ có quyền sử
dụng, định đoạt tài sản khi được chủ sở hữu đồng ý.
Cách thức quản lý tài sản: Mỗi tài sản có những cách thức quản lý, bảo quản
nhất định. Người được ủy quyền quản lý tài sản có nghĩa vụ phải bảo vệ, giữ gìn tài
sản đã được chủ sở hữu ủy quyền quản lý như đã thỏa thuận với chủ sở hữu.
Thời hạn quản lý tài sản. Thời hạn quản lý do các bên thỏa thuận. Khi hết thời
hạn thỏa thuận trong hợp đồng thì người được ủy quyền giao tài sản lại cho chủ sở hữu
hoặc người mà chủ sở hữu chỉ định và sẽ được hưởng thù lao nếu có thỏa thuận.

+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù
hợp với quy định của pháp luật:
Giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch. Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền chiếm
hữu phải phù hợp với ý chí của chủ sở hữu.
Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều trường hợp chủ sở hữu giao quyền
chiếm hữu tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự. Ví dụ: A gửi B trông
giữ xe đạp, C cho D mượn xe.... Trong các trường hợp này, chủ sở hữu chỉ giao quyền
chiếm hữu thực tế hoặc quyền quyền chiếm hữu và sử dụng đối với tài sản, chứ không
giao quyền sở hữu đối với tài sản.
Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội
dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực
hiện việc chiếm hữu đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

18

SVTH: Võ Trường Giang


Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ
sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều
kiện do pháp luật quy định.
Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời lần đầu tiên quy định một cách cụ thể việc
chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác
định được ai là chủ sở hữu. Trước đây những quy định trên thuộc về phạm trù đạo đức,
phụ thuộc vào ý chí của người phát hiện được tài sản chứ chưa được điều chỉnh bằng
pháp luật. Cho đến nay nội dung chủ yếu của quy định về quyền chiếm hữu tài sản bị

đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ
sở hữu vẫn được bộ luật dân sự năm 2005 kế thừa.
Kể từ khi phát hiện ra tài sản bị đánh đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm
đắm, tài sản không phát hiện được ai là chủ sở hữu, người phát hiện có quyền chiếm
hữu tài sản đó cho đến khi trả lại cho chủ sở hữu hoặc cho đến khi giao nộp cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Người phát hiện tài sản bị đánh đánh rơi, bị bỏ quên, bị
chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không phát hiện được ai là chủ sở hữu phải quản lý,
bảo quản tài sản trong phạm vi quyền chiếm hữu của mình. Trong thời gian chiếm
hữu, người phát hiện tài sản phải thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định
của pháp luật để tìm ra chủ sở hữu của tài sản. Ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn ở phần sau.
+ Người phát hiện vật nuôi dưới nước, gia súc, gia cầm thất lạc phù hợp với quy
định của pháp luật.
Việc quy định về chiếm hữu tài đối với gia súc, gia cầm, vật nuôi là một quy
định mới trong luật dân sự Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cuộc sống ở nông
thôn Việt Nam. Gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước là những động vật được nuôi phổ
biến ở vùng nông thôn nước ta. Ở nhiều địa phương việc nuôi gia súc, gia cầm còn thả
rong. Chính vì vậy việc lẫn lộn giữa gia súc, gia cầm của người dân với nhau là
chuyện có thể xảy ra thường xuyên. Người phát hiện gia súc, gia cầm, vật nuôi của
người khác thì phải trả lại cho chủ sở hữu nếu biết được chủ sở hữu là ai, còn không
biết thì phải thông báo công khai để tìm chủ sở hữu đích thực. Trong thời gian tìm
kiếm chủ sở hữu thì người phát hiện có quyền chiếm hữu đối với những vật nuôi mà
mình phát hiện được
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không
dựa trên các căn cứ pháp lý do pháp luật quy định. Điều 189 Bộ luật dân sự 2005 quy
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

19

SVTH: Võ Trường Giang



Căn cứ xác lập và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
định: “Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại điều 183 của Bộ luật
này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật..”
Căn cứ vào ý thức chủ quan của người chiếm hữu, căn cứ vào quy định của
pháp luật mà chiếm hữu không có căn cứ pháp luật được chia thành hai loại:
+ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: Điều 189 Bộ luật dân
sự 2005 quy định: “... Người chiếm hữu tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản
đó là không có căn cứ pháp luật.”
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm
hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Thông thường, việc chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là do sự chuyển giao đối với tài sản không có đăng
ký quyền sở hữu. Người được chuyển giao tài sản không biết người chuyển giao tài
sản cho mình không có quyền sở hữu đối với tài sản. Ví dụ: A mua chiếc xe đạp mới
trong cửa hàng với đúng giá thị trường. A không biết chiếc xe đó bị ăn trộm và chủ
cửa hàng mua từ người ăn trộm. Trong trường hợp này A là người chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
+ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: Việc chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật không ngay tình là việc người chiếm hữu biết việc chiếm
hữu là bất hợp pháp hoặc không biết việc chiếm hữu là bất hợp pháp nhưng được xác
định là có thể biết việc chiếm hữu là bất hợp pháp (pháp luật buộc phải biết). Ví dụ
như mua tài sản là đồ trộm cắp, mua xe máy không có giấy tờ, mua nhà được xây dựng
trên diện tích đất lấn chiếm.
Về nguyên tắc, pháp luật chỉ bảo vệ việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật theo
quy định tại điều 183 Bộ luật dân sự nhưng trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật
dân sự cũng bảo vệ quyền lợi cho những người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình. Ví dụ khi chủ sở hữu đòi lại vật, người chiếm hữu không có căn cứ

pháp luật nhưng ngay tình có quyền yêu cầu người đã chuyển dịch tài sản trả lại cho
mình những gì họ đã nhận (quy định tại điều 602 Bộ luật dân sự 2005).
1.2.3.2. Quyền sử dụng
Điều 192 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

20

SVTH: Võ Trường Giang


×