Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Cô Lập Sterol Trong Các Cây Rau Má Lá Sen Hydrocotyle Bonariensis L. Và Hydrocotyle Vulgaris L.,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.76 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÔ LẬP STEROL
TRONG CÁC CÂY RAU MÁ LÁ SEN
HYDROCOTYLE BONARIENSIS L.
VÀ HYDROCOTYLE VULGARIS L.,
HỌ NGÒ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Ths. Tôn Nữ Liên Hương

Nguyễn Ngọc Khang
MSSV: 2063966
Ngành: Công Nghệ Hóa Học-Khóa 32

Cần Thơ, tháng 11 năm 2010


Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Công nghệ
Bộ Môn: Công nghệ Hóa học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2010 – 2011
1. Họ và tên của cán bộ hướng dẫn: Ths. Tôn Nữ Liên Hương
2. Tên đề tài: Cô lập sterol trong các cây rau má lá sen Hydrocotyle
bonariensis L. và Hydrocotyle vulgaris L., họ Ngò.
3. Địa điểm thực hiện: Phòng thí nghiệm hóa hữu cơ - khoa Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Cần Thơ.
4. Số lượng sinh viên thực hiện: 01 sinh viên.
5. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Khang

MSSV: 2063966

Lớp: Công Nghệ Hóa Học

Khóa: 32

6. Mục đích của đề tài
Cô lập và định danh sterol có trong cao eter dầu hỏa của 2 cây rau má lá sen
Hydrocotyle bonariensis L. và Hydrocotyle vulgaris L.
7. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài
- Tìm hiểu về 2 loài rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis L. và
Hydrocotyle vulgaris L.
- Cô lập sterol trong 2 loài rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis L. và
Hydrocotyle vulgaris L.
8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài: các hóa chất để thực hiện đề tài.
9. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: 400.000 đồng.
DUYỆT CỦA CB TẠI CƠ SỞ

DUYỆT CỦA CBHD

Ths. Tôn Nữ Liên Hương

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG THI & XÉT TỐT NGHIỆP


Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Công nghệ
Bộ Môn: Công nghệ Hóa học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Tôn Nữ Liên Hương
2. Đề tài: Cô lập sterol trong các cây rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis
L. và Hydrocotyle vulgaris L., họ Ngò.
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Khang
MSSV: 2063966
Lớp Công nghệ Hóa học – Khóa 32
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức LVTN:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN:
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

 Những vấn đề còn hạn chế:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội
dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

Tôn Nữ Liên Hương


Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Công nghệ
Bộ Môn: Công nghệ Hóa học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN
1. Cán bộ chấm phản biện:
2. Đề tài: Cô lập sterol trong các cây rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis
L. và Hydrocotyle vulgaris L., họ Ngò.
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Khang

MSSV: 2063966
Lớp Công nghệ Hóa học – Khóa 32
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng
nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2010
Cán bộ chấm phản biện


LỜI CẢM ƠN

Để đạt được thành quả như ngày hôm nay, em chân thành cám ơn quý thầy cô

trong trường Đại học Cần thơ, đặc biệt là các thầy cô bộ môn Công nghệ Hóa học Khoa Công nghệ, bộ môn Hóa – Khoa Khoa học Tự nhiên đã tận tình giảng dạy cho
em những kiến thức quý báu, không chỉ để phục vụ trong thời gian làm luận văn mà
còn là hành trang vô giá giúp em vững bước vào đời.
Để hoàn thành được cuốn luận văn này, em không có gì hơn ngoài lòng biết ơn
sâu sắc đến cô Th.s Tôn Nữ Liên Hương. Cô đã dìu dắt em từng bước trong suốt
thời gian qua. Có nhiều điều em chưa biết, cô đã giảng dạy cho em hiểu, những lúc
em gặp khó khăn cô động viên, cổ vũ tinh thần cho em và cô đã tạo điều kiện thuận
lợi để em làm tốt công việc của mình. Em chân thành cám ơn cô.
Em xin cám ơn các anh, chị học viên cao học đã giúp đỡ, chỉ bảo nhiều kinh
nghiệm, kiến thức cho em trong quá trình làm luận văn.
Tôi rất may mắn khi có những người bạn tốt đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong
suốt thời gian qua. Tôi xin cám ơn các bạn.
Cuối cùng là lời cám ơn đặc biệt đến gia đình. Ba mẹ là nguồn động viên rất
lớn của con, giúp con vượt qua khó khăn và đã lo lắng cho con rất nhiều. Con sẽ
vững bước đi bất cứ nơi nào vì con đã có ba mẹ bên cạnh.
Một lần nữa em xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình, thầy cô cùng tất
cả các bạn. Kết quả em đạt được ngày hôm nay là sự cố gắng của em cùng với sự
giúp đỡ của mọi người. Em hứa sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa trong tương lai để
không phụ lòng của gia đình, thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cám ơn!
Nguyễn Ngọc Khang

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

i


TÓM TẮT
Phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây cỏ, thảo dược đang là một
lĩnh vực được rất nhiều nhà khoa học chú ý. Cây rau má lá sen Hydrocotyle

bonariensis L. và Hydrocotyle vulgaris L., họ Ngò là một loài rau mới được phát
hiện ở Việt Nam.
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành điều chế cao alcol tổng từ nguyên liệu
bột cây bằng kỹ thuật chiết rắn – lỏng, sử dụng các kỹ thuật chiết lỏng-lỏng để điều
chế các loại cao có mức độ phân cực khác nhau. Chúng tôi tiến hành sắc ký cột trên
cao eter dầu hỏa, cao diclorometan, cao etyl acetat của cây rau má lá sen để cô lập
các hợp chất sterol, xác định cấu trúc hợp chất thu được.
Kết quả chúng tôi đã cô lập được β-sistosterol, stigmasterol, spinasterol.

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ........................................................ ix
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................... x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC................................................................................ xi
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT .......................................................... 1
1.1 Giới thiệu chung về các cây thuộc chi Hydrocotyle ..................................... 1
1.2 Giới thiệu về rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis ................................... 2
1.2.1 Danh pháp và phân loại ........................................................................ 2
1.2.2 Đặc điểm thực vật ................................................................................ 3
1.2.3 Sinh thái và phân bố ............................................................................. 3
1.2.4 Những nghiên cứu hóa học................................................................... 3

1.2.5 Hoạt tính .............................................................................................. 3
1.3 Giới thiệu về cây rau má lá sen Hydrocotyle vulgaris .................................. 3
1.3.1 Danh pháp và phân loại ........................................................................ 4
1.3.2 Đặc điểm thực vật ................................................................................ 4
1.3.3 Sinh thái và phân bố ............................................................................. 5
1.3.4 Những nghiên cứu hóa học................................................................... 5
1.3.5 Hoạt tính .............................................................................................. 5
1.4 So sánh về hình thái của hai loài rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis
và Hydrocotyle vulgaris ................................................................................ 5
CHƯƠNG 2 SƠ LƯỢC VỀ STEROL ..................................................................... 7
2.1 Sterol ........................................................................................................... 7
2.2 Cholesterol .................................................................................................. 7

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

iii


2.3 β-sistosterol ................................................................................................. 8
2.4 Stigmasterol ...............................................................................................10
2.5 Spinasterol .................................................................................................10
2.6 Phương pháp chiết xuất và phân lập sterol ...................................................11
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ THUYẾT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM...13
3.1 Phương pháp tách chiết chất ra khỏi cây .....................................................13
3.1.1 Các kỹ thuật chiết tách hợp chất ra khỏi cây .......................................13
3.1.1.1 Kỹ thuật chiết rắn-lỏng ...............................................................13
3.1.1.2 Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng .............................................................16
3.1.2 Dung môi ...........................................................................................17
3.1.2.1 Dung môi để chiết tách hợp chất ra khỏi mẫu cây .......................17
3.1.2.2 Lựa chọn dung môi để chiết tách ................................................18

3.1.2.3 Một số điều cần biết khi sử dụng dung môi để chiết tách hợp
chất ..............................................................................................18
3.2 Sắc ký cột ...................................................................................................19
3.2.1 Nguyên tắc .........................................................................................19
3.2.2 Kỹ thuật triển khai ..............................................................................20
3.2.2.1 Chuẩn bị cột................................................................................20
3.2.2.2 Đưa mẫu chất cần phân tách vào cột ...........................................21
3.2.2.3 Giải ly cột ..................................................................................22
3.3 Sắc ký lớp mỏng .........................................................................................23
3.3.1 Nguyên tắc .........................................................................................23
3.3.2 Chất hấp phụ dùng trong sắc ký lớp mỏng..........................................24
3.3.3 Dung môi triển khai ...........................................................................25
3.3.4 Các kỹ thuật SKLM ...........................................................................25
3.3.4.1 Kỹ thuật SKLM một chiều ..........................................................25
3.3.4.2 Kỹ thuật SKLM hai chiều ...........................................................25
3.3.4.3 Kỹ thuật SKLM điều chế ............................................................26

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

iv


3.3.5 Ứng dụng của SKLM .........................................................................26
CHƯƠNG 4 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................27
4.1 Địa điểm......................................................................................................27
4.2 Thời gian .....................................................................................................27
4.3 Phương tiện .................................................................................................27
4.3.1 Dụng cụ .............................................................................................27
4.3.2 Hóa chất .............................................................................................27

4.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................28
4.4.1 Phương pháp chiết tách ......................................................................28
4.4.2 Phân lập các hợp chất hữu cơ .............................................................28
CHƯƠNG 5 THỰC NGHIỆM ...............................................................................29
5.1 Nguyên liệu .................................................................................................29
5.2 Điều chế các loại cao ...................................................................................29
5.2.1 Điều chế cao etanol tổng .....................................................................29
5.2.2 Điều chế cao ete dầu hỏa .....................................................................30
5.2.3 Điều chế cao diclorometan ..................................................................30
5.2.4 Điều chế cao etyl acetat .......................................................................30
5.2.5 Điều chế cao n-butanol........................................................................30
5.2.6 Điều chế cao nước...............................................................................30
5.2.7 Tổng quát quá trình điều chế các loại cao ............................................31
5.2.7.1 Sơ đồ điều chế các loại cao và khối lượng các loại cao ...............31
5.2.7.2 Thu suất các loại cao...................................................................33
5.3 Định tính sterol trong rau má lá sen .............................................................34
5.4 Phân lập sterol .............................................................................................35
5.4.1 Phân lập sterol trong cây rau má lá sen Hydrocotyle vulgaris ..............35
5.4.2 Phân lập sterol trong cây rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis .........39
5.4.2.1 Khảo sát cao eter dầu hỏa ...........................................................39

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

v


5.4.2.2 Khảo sát cao diclorometan ..........................................................43
5.4.2.3 Khảo sát cao etyl acetat...............................................................46
5.5 Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất thu được ........................................49
5.5.1 Hợp chất HUONG-PE4.Hv .................................................................49

5.5.1.1 Các đặc tính vật lý của hợp chất HUONG-PE4.Hv .....................49
5.5.1.2 Xác định cấu trúc của hợp chất HUONG-PE4.Hv .......................49
5.5.2 Hợp chất HUONG-PE.H.Bon .............................................................51
5.5.2.1 Các đặc tính vật lý của hợp chất HUONG-PE.H.Bon ..................51
5.5.2.2 Xác định cấu trúc của hợp chất HUONG-PE.H.Bon ...................51
5.5.3 Hợp chất HUONG-Ea1.4 ....................................................................53
5.5.3.1 Các đặc tính vật lý của hợp chất HUONG-Ea1.4........................53
5.5.3.2 Xác định cấu trúc của hợp chất HUONG-Ea1.4 ..........................53
5.5.4 Hợp chất HUONG-C2.1Hb .................................................................55
5.5.4.1 Các đặc tính vật lý của hợp chất HUONG-C2.1Hb ....................55
5.5.4.2 Xác định cấu trúc của hợp chất HUONG-C2.1Hb .......................55
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................57
6.1 Kết luận .......................................................................................................57
6.2 Kiến nghị ....................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................59
PHỤ LỤC...............................................................................................................61

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Hydrocotyle asiatica ................................................................................ 1
Hình 1.2 Hydrocotyle nepalensis Hook ................................................................... 1
Hình 1.3 Rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis .................................................... 2
Hình 1.4 Rau má lá sen Hydrocotyle vulgaris ......................................................... 3
Hình 1.5 Cây và hoa Hydrocotyle bonariensis ........................................................ 6
Hình 1.6 Cây và hoa Hydrocotyle vulgaris ............................................................. 6
Hình 2.1 Công thức chung của sterol ...................................................................... 7

Hình 2.2 Công thức Cholesterol .............................................................................. 8
Hình 2.3 Công thức β-Sistosterol ............................................................................ 9
Hình 2.4 Thuốc ROEX® BETA-SITOSTEROL ...................................................... 9
Hình 2.5 Công thức Stigmasterol ........................................................................... 10
Hình 2.6 Công thức Spinasterol ............................................................................ 11
Hình 3.1 Kỹ thuật chiết ngâm dầm ........................................................................ 14
Hình 3.2 Kỹ thuật chiết bằng máy Soxhlet............................................................. 15
Hình 3.3 Kỹ thuật chiết lỏng–lỏng ......................................................................... 16
Hình 3.4 Cách tính giá trị Rf ................................................................................. 24
Hình 5.1 Lá và thân lá của cây rau má lá sen ......................................................... 29
Hình 5.2 Lá và thân lá cắt nhỏ của cây rau má lá sen ............................................ 29
Hình 5.3 Trích nóng lá và thân lá với etanol ........................................................ 30
Hình 5.4 Định tính sterol trước và sau khi thêm thuốc thử ..................................... 35
Hình 5.5 Cột sắc ký và SKLM của cao eter dầu hỏa .............................................. 37
Hình 5.6 SKLM của phân đoạn E4 ...................................................................... 37
Hình 5.7 Tinh thể và SKLM của hợp chất HUONG-PE4.Hv ................................. 38
Hình 5.8 SKLM cao PE ......................................................................................... 39
Hình 5.9 SKC và SKLM phân đoạn HbPE2 .......................................................... 41
Hình 5.10 SKLM phân đoạn PE22 ........................................................................ 42
Hình 5.11 Tinh thể HUONG-PE.H.Bon ................................................................. 42
SVTH Nguyễn Ngọc Khang

vii


Hình 5.12 SKLM HUONG-PE.H.Bon ................................................................... 43
Hình 5.13 SKC cao C2 .......................................................................................... 43
Hình 5.14 SKLM cao C2 ....................................................................................... 43
Hình 5.15 Tinh thể hợp chất HUONG-C2.1Hb ...................................................... 45
Hình 5.16 SKLM hợp chất HUONG-C2.1Hb ....................................................... 45

Hình.5.17 SKLM cao Ea ....................................................................................... 46
Hình 5.18 SKLM phân đoạn EA5 .......................................................................... 48
Hình 5.19 Tinh thể và SKLM hợp chất HUONG-Ea1.4 ......................................... 49
Hình 5.20 Công thức Stigmasterol ......................................................................... 51
Hình 5.21 Công thức β-Sistosterol ......................................................................... 53
Hình 5.22 Công thức Spinasterol ........................................................................... 55
Hình 5.23 SKLM của HUONG-C2.1Hb và HUONG-PE4.HV .............................. 56

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 5.1: Các phân đoạn của cao ete dầu hỏa (Cao PE) ........................................ 36
Bảng 5.2: Các phân đoạn của phần tinh thể trong phân đoạn E4 ............................ 38
Bảng 5.3 Các phân đoạn của cao ete dầu hỏa (Cao PE).......................................... 40
Bảng 5.4: Các phân đoạn của HbPE2 .................................................................... 41
Bảng 5.5: Kết quả sắc ký cột cao C2...................................................................... 44
Bảng 5.6: Kết quả sắc ký cột cao etyl acetat .......................................................... 47
Bảng 5.7 Các phân đoạn của Ea5 ........................................................................... 48
Bảng 5.8: So sánh số liệu của hợp chất HUONG-PE4.Hv với tài liệu [18]............. 50
Bảng 5.9: So sánh số liệu của hợp chất HUONG-PE.H.Bon với tài liệu [18] ......... 52
Bảng 5.10: So sánh số liệu của hợp chất HUONG-Ea1.4với tài liệu [18] ............... 54

Sơ đồ 2.1: Quy trình tách chiết riêng các sterol ra khỏi cao eter dầu hỏa
chứa nhiều chất béo ................................................................................12
Sơ đồ 5.1: Tổng quát quá trình điều chế các loại cao và khối lượng cao rau
má lá sen Hydrocotyle bonariensis .........................................................31
Sơ đồ 5.2: Tổng quát quá trình điều chế các loại cao và khối lượng cao rau

má lá sen Hydrocotyle vulgaris ..............................................................32

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

ix


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Ac

Aceton

Bu

n-butanol

DC

Diclorometan

Ea

Etyl acetat

H

n-hexan

Me


Metanol

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

PE

ete dầu hỏa

SKC

Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

Rf

Retention factor

W

Nước

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

x



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phổ 1H-NMR của hợp chât HUONG-PE4.HV ........................................61
Phụ lục 2 Phổ 13C-NMR của hợp chất HUONHG-PE4.HV.....................................64
Phụ lục 3 Phổ DEPT-NMR của hợp chất HUONG-PE4.HV ...................................66
Phụ lục 4 Phổ 1H-NMR của hợp chât HUONG-PE.H.Bon ......................................68
Phụ lục 5 Phổ 13C-NMR của hợp chất HUONG-PE.H.Bon.....................................71
Phụ lục 6 Phổ DEPT-NMR của hợp chất HUONG-PE.H.Bon ................................73
Phụ lục 7 Phổ 1H-NMR của hợp chât HUONG-Ea1.4............................................75
Phụ lục 8 Phổ 13C-NMR của hợp chất HUONG-Ea1.4 ...........................................78
Phụ lục 9 Phổ DEPT-NMR của hợp chất HUONG-Ea1.4 .......................................80
Phụ lục 10 Phổ 1H-NMR của hợp chât HUONG-C2.1Hb .......................................82
Phụ lục 11 Phổ 1H-NMR của hợp chất stigmasterol chuẩn......................................85

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

xi


LỜI NÓI ĐẦU


Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu ái, một mảnh đất màu mỡ, khí hậu
ôn hòa và một hệ sinh thái đa dạng. Chính vì thế chúng ta có một nguồn nguyên liệu
thuốc vô cùng quý giá. Từ những cây đại thụ sống trong rừng thẳm đến những cây
thân thảo mọc xung quanh nhà, chúng đều có thể có tác dụng trị bệnh. Một trong số
ấy là cây rau má mà dân gian còn gọi là cây rau thuốc. Rau má thuộc chi
Hydrocotyle , họ Ngò. Nhiều cây trong chi này đã được các nhà khoa học trong
nước và trên thế giới nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như dược tính của
chúng. Rau má là một vị thuốc tốt có khả năng chữa trị khá nhiều bệnh như đau

khớp, lao, sốt, rôm sẩy và đặc biệt chữa bỏng,…
Hiện nay ở Việt Nam, ngoài một số loài rau má cổ điển phổ biến còn xuất hiện
vài loại rau má khác, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng có màu xanh
đậm, vị đắng hơn so với các rau mà thường gặp. Dân gian hay gọi là rau má Thái,
Nhật,...nhưng khoa học ghi nhận chúng là rau má lá sen.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhu cầu về các
hợp chất thiên nhiên dùng làm thuốc ngày càng cấp thiết. Các hợp chất ấy được
chiết xuất từ cây cỏ và rất tốt cho sức khỏe, mặt khác nó là nguồn nguyên liệu
phong phú và đa dạng. Sterol là một trong các hợp chất được chú ý, bởi nó có khả
năng điều trị các bệnh tim mạch, đặc biệt có liên quan đến sự hấp thụ cholesterol
trong cơ thể.
Hai loài rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis và Hydrocotyle vulgaris đều có
sterol nên việc nghiên cứu trên hai loài rau má lá sen này là cần thiết. Đây cũng
chính là lý do mà em chọn đề tài “Cô lập sterol trong các cây rau má lá sen
Hydrocotyle bonariensis L. và Hydrocotyle vulgaris L., họ Ngò”.

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

xii


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT
1.1 Giới thiệu chung về các cây thuộc chi Hydrocotyle [5,6,7,13]
Chi Hydrocotyle, là tập hợp hơn 30 loài, có đặc điểm chung đó là cây thảo,
sống nhiều năm, vùng phân bố rộng. Ở Việt Nam, người dân quen gọi là rau má.
Ở Việt Nam có hơn mười loài rau má, đó là: Hydrocotyle asiatica,
Hydrocotyle chevalieri (Chern) Tard, Hydrocotyle chinensis (Dunn) Craib,
Hydrocotyle nepalensis Hook, Hydrocotyle petelotii Tard, Hydrocotyle
pseudosanicula De Boiss, Hydrocotyle siamica Craib, Hydrocotyle sibthorpioides
Lamk, Hydrocotyle tonkinensis Tard, Hydrocotyle wilfordii Maxim.


Hình 1.1 Hydrocotyle asiatica

Hình 1.2 Hydrocotyle nepalensis Hook

Hiện nay, trong thực tế, các nhà khoa học đã phát hiện thêm vài loài mới xuất
hiện. Dược sĩ Phan Đức Bình (vốn là phó biên tập của Tạp chí Thuốc và sức khỏe,
TP HCM) đã định danh hai loài rau má có hình dạng khác biệt so với rau má thường
là lá giống lá sen, phát hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đó là: Hydrocotyle
bonariensis L. và Hydrocotyle vulgaris L.


Chương 1 Tổng quan về thực vật

1.2 Giới thiệu về rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis [5,6]

Hình 1.3 Rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis

1.2.1 Danh pháp và phân loại
Tên khoa học: Hydrocotyle bonariensis L.
Tên khác: Penywort, large leaf penywort paraguita, rau má lá sen.
Tên thường gọi: rau má lá sen
Phân loại:
Giới: Thực vật
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Thứ: Apiales
Họ: Apiaceae
Chi: Hydrocotyle
Loài: Bonariensis


SVTH Nguyễn Ngọc Khang

2


Chương 1 Tổng quan về thực vật

1.2.2 Đặc điểm thực vật
Là cỏ lưu niên thân nhẵn, dạng rễ, mọc bò, mỗi đốt có nhiều rễ, có 1-2 lá vươn
thẳng, cọng dài 15-35 cm. Lá hình lọng, phiến tròn, mỏng, rộng 3-12 cm, màu xanh
đậm, có khía hình tai bèo, cuống lá mọc ở giữa. Hoa nhỏ, năm cánh có màu trắng
hoặc kem, tán hoa đường kính 1-6 cm gồm nhiều tua tụ tạo thành vòng tròn. Cây ra
hoa từ mùa xuân đến đầu mùa thu.
1.2.3 Sinh thái và phân bố
Cây xuất xứ ở Nam Mỹ, gần đây phát hiện mọc hoang ở Việt Nam. Cây dễ
sống ở đất cát, nước, mương rãnh… nhưng cũng chịu được môi trường khô.
1.2.4 Những nghiên cứu hóa học
Các nghiên cứu hóa học trên cây Hydrocotyle bonariensis L. cho biết khả năng
hấp thụ muối NaCl của lá cây này ở những vùng đất mặn có ảnh hưởng đến hàm
lượng chlorophyl và làm thay đổi hàm lượng protein trong lá. So với cây
Foeniculum vulgare L. thì cây Hydrocotyle bonariensis L. nhận NaCl nhiều hơn.
[5,6]

1.2.5 Hoạt tính
Tinh dầu của rau má lá sen kháng được cả hai chủng vi khuẩn Gram âm:
Escherichia coli, Psendomonas aeruginosa và vi khuẩn Gram dương:
Staphylococcus aureus và một chủng nấm mốc: Fusarium oxysporum. [5,6]

1.3 Giới thiệu về cây rau má lá sen Hydrocotyle vulgaris [5,6,13]


Hình 1.4 Rau má lá sen Hydrocotyle vulgaris

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

3


Chương 1 Tổng quan về thực vật

1.3.1 Danh pháp và phân loại
Tên khoa học: Hydrocotyle vulgaris (L.).
Tên nước ngoài: Marsh pennywort, pennywort.water pennywort, Fairy tables,
Penny rot, (Shrop). Farthing rot, flowkwort, (Norf). Rotgrass, (N'thum). Shilling
rot, (Ayr). Sheep rot, War, Cumb, N'thum…
Tên thường gọi: rau má lá sen
Phân loại:
Giới: Thực vật
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Thứ: Apiales
Họ: Apiaceae
Chi: Hydrocotyle
Loài: Vulgaris
1.3.2 Đặc điểm thực vật
Cỏ lưu niên, nhẵn nhụi, cây mảnh khảnh dạng dây leo, phân nhiều rễ tại các
mấu đốt. Phiến lá hình tròn không bị rạch ở giữa, đường kính từ 0,8-3,5 cm, có thể
phát triển đến 3-6 cm, gân lá nổi rõ ở mặt dưới lá, gân lá tỏa ra từ cuống lá, cuống lá
thẳng mọc ở chính giữa lá dài khoảng 20-40 cm, có lông lơ thơ. Cây ra hoa từ tháng
6 đến tháng 8, hoa nhỏ có màu trắng được nhuốm màu với màu hồng hay màu xanh

lục, đường kính 1 mm, mọc thành tầng, có từ 2-5 cánh, thể lưỡng tính, đài hoa tồn
tại một thời gian ngắn hoặc không có.
1.3.3 Sinh thái và phân bố
Cây phát triển mạnh ở những vũng, đầm lầy, đất sình, dưới nước, có thể sống
được trên cát và ngay cả những vùng nước mặn. Sống ở Bắc Phi, Châu Âu và miền
tây Caspie, hiện nay phát hiện mọc hoang ở Việt Nam.
1.3.4 Những nghiên cứu hóa học
Trên thế giới, cây Hydrocotyle vulgaris đã được nghiên cứu saponin ở Đức từ
năm 1971 đến năm 1981. Ngoài ra, chưa tìm thấy một nghiên cứu nào khác về
thành phần hóa học hay hoạt tính của các chất có trong cây.

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

4


Chương 1 Tổng quan về thực vật

Trong nước, những khảo sát trên cây chưa được một nhóm nghiên cứu nào
khác thực hiện cũng như chưa có một công bố chính thức về thành phần hóa học
của các chất có trong cây (trừ nhóm nghiên cứu của Ths. Tôn Nữ Liên Hương).
1.3.5 Hoạt tính
Trên các thử nghiêm bước đầu cho thấy: cao Bu của cây rau má lá sen
Hydrocotyle vulgaris có khả năng làm lành vết thương, có khả năng tiêu diệt một số
tế bào ung thư và có chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoid. [5,6]

1.4 So sánh về hình thái của hai loài rau má lá sen Hydrocotyle
bonariensis và Hydrocotyle vulgaris
Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện 2 loài rau má mọc hoang ở Việt Nam.
Nhân gian gọi chúng là rau má lá sen vì lá của nó giống lá sen. Hai loài rau má có

cùng tên gọi và hình thái bên ngoài khá giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn trong quá
trình thu hái nguyên liệu, tuy nhiên có thể phân biệt chúng dựa vào màu hoa và cách
mọc của hoa.
Bảng 1.1: So sánh về hình thái của hai loài rau má lá sen Hydrocotyle
bonariensis và Hydrocotyle vulgaris
Hydrocotyle bonariensis
Tên khoa
bonariensis L.

học:

Hydrocotyle

Hydrocotyle vulgaris
Tên khoa
vulgaris L.

học:

Hydrocotyle

Phiến lá tròn, rộng 3-12cm, mép lá
có khía tai bèo

Phiến lá tròn, rộng 3-6cm, mép lá
có khía tai bèo

Cuống ở giữa lá. Cuống dài 1535cm

Cuống ở giữa lá, gân lá nổi rõ ở

mặt dưới lá. Cuống dài khoảng 25cm

Hoa nhỏ, có màu trắng hay vàng
kem, cánh hoa dài khoảng 0,5 mm. Tán
hoa đường kính 1-6cm gồm nhiều tia
tụ lại tạo thành một vòng rộng.

Hoa màu trắng, hồng nhạt hơi
xanh. Có tính lưỡng tính, đường kính
1mm. Có 3-6 hoa đơn trong một cụm
hoa, thường có 1-2 vòng hoa bên
dưới.

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

5


Chương 1 Tổng quan về thực vật

Hình 1.5 Cây và hoa Hydrocotyle bonariensis

Hình 1.6 Cây và hoa Hydrocotyle vulgaris

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

6


CHƯƠNG 2 SƠ LƯỢC VỀ STEROL

2.1 Sterol [1,4]
Sterol là những alcol thể rắn có nguồn gốc động vật hoặc thực vật, có cấu trúc
27-29 nguyên tử C, nhưng đều có chung khung sườn cơ bản là
cycloperhydropentanophenantren và một nhóm thế alkyl mạch nhánh ở C17.
R

OH

Hình 2.1 Công thức chung của sterol
Sterol phân bố rất rộng. Chúng thường có mặt song song với các alkaloid hoặc
saponinsteroid. Chúng được tìm thấy trong động vật có xương sống, không xương
sống và sau đó tìm thấy trong thực vật.
Nhóm sterol động vật (zoosterol): Cholesterol, Cholestan-3β-ol, Coprostan-βol, Deosterol, Coprostanol, Cerebrosterol…
Nhóm sterol của động vật biển không xương sống: Spongesterol, Clionasterol,
Fucosterol…
Nhóm sterol thực vật (phytosterol): Sistosterol (có các đồng phân α, β),
Stigmasterol, Spinasterol, Brassicasterol… Các sterol thực vật có trong tất cả các bộ
phận của cây nhưng nhiều nhất ở các hạt có dầu, dưới dạng tự do hoặc ester. Một số
ít ở dạng glycoside.
Nhóm sterol nấm men: Ergosterol, Zymosterol, Acosterol, Fecosterol (thứ
yếu).

2.2 Cholesterol [1,3,4,15]
Cholesterol là chất béo có phân tử lượng lớn, được cô lập từ phần không bị xà
phòng hóa của chất béo, dầu mỡ. Cholesterol tìm thấy trong cơ thể động vật có
xương sống , có ở tế bào não, tủy sống, thường ở dạng tự do hoặc ester.


Chương 2 Sơ lược về sterol


Công thức phân tử: C27H46O: có 1 nhóm –OH ở C3, một nối đôi giữa C5 và C6,
2 nhóm –CH3 gốc tại C10 và C13, 1 dây hydrocarbon –C8H17 tại C17. Điểm nóng
chảy 1490C (điều kiện thường).
21
12

18

2

9

3
OH

5
4

23

25

17
13

10

8

26


20

19

11
1

24

22

27

16
14

15

7
6

Hình 2.2 Công thức cholesterol
Cholesterol là thành phần cấu trúc của tế bào động vật. Hầu hết các tế bào cơ
thể có thể tổng hợp được cholesterol. [3,15]
Cholesterol tham gia tổng hợp các hormone steroid vỏ thượng thận, tế bào sinh
dục, là tiền chất của Vitamine D ở da, tham gia vận chuyển lipid nhờ sự tạo thành
cholesterol ester và lipoprotein. [3,15]
Gan là cơ quan chính tạo cholesterol và gan cũng là cơ quan duy nhất ester hóa
cholesterol. Gan thoái biến cholesterol thành acid mật đưa vào ruột giúp cho sự tiêu

hóa và hấp thu lipid. [3,15]
Hàm lượng cholesterol trong máu cao có nguy cơ dẫn đến bệnh về tim mạch.[3]

2.3 β-Sistosterol [1,4]
Công thức phân tử: C29H50O: có 1 nhóm –OH ở C3, một nối đôi giữa C5 và C6,
hai nhóm –CH3 gốc tại C10 và C13, 1 dây hydrocarbon –C10H21 tại C17. Điểm nóng
chảy 1430C (điều kiện thường).

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

8


Chương 2 Sơ lược về sterol

29
21

22

19

23

2

13
9

10

3
OH

4

5

8 14

26

25

17

11
18

24

20

12

1

28

27


16
15

7
6

Hình 2.3 Công thức β-sistosterol
Theo bài báo “The importance of sitosterol and sitosterolin in human and
animal nutrition”, sitosterol có trong hầu hết các loại thực vật và cũng được tìm
thấy trong huyết thanh và mô của con người với nồng độ thấp hơn cholesterol
khoảng 800 đến 1000 lần. Chỉ thực vật mới có khả năng tổng hợp nên hợp chất này,
còn động vật và con người có được là từ nguồn thức ăn. Với nồng độ thấp thì
sitosterol và sitosterolin đã có tác dụng lên hệ miễn dịch, chống viêm bỏng, viêm
loét họng, đái tháo đường, ung thư. Đặc biệt sitosterol được sử dụng để giảm lượng
cholesterol trong máu.[19]
β-sistosterol đã được nghiên cứu và là một loại thuốc để điều trị các bệnh liên
quan đến cholesterol.

Hình 2.4 Thuốc ROEX® BETA-SITOSTEROL
Công dụng chính của thuốc ROEX® BETA-SITOSTEROL:
β-sistosterol giúp gan chuyển hóa cholesterol tốt hơn.

SVTH Nguyễn Ngọc Khang

9


×