Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đặc Điểm Phiêu Sinh Động Vật Trong Ao Nuôi Cá Sặc Rằn Có Sử Dụng Nước Thải Biogas Ở Ấp Mỹ Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 46 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN

Hồ Thanh Duy

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trƣờng

Đề tài:

“ĐẶC ĐIỂM PHIÊU SINH ĐỘNG VẬT TRONG
AO NUÔI CÁ SẶC RẰN CÓ SỬ DỤNG NƯỚC
THẢI BIOGAS Ở ẤP MỸ PHỤNG, XÃ MỸ
KHÁNH, HUYỆN PHONG ĐIỀN,TP CẦN THƠ”

Cán bộ hƣớng dẫn:Ths Dƣơng Trí Dũng.

Cần thơ, 05/2010




LỜI CẢM TẠ
Sau 4 tháng thực hiện luận văn tốt nghiệp, dưới sự giúp đỡ của quý thầy
cô nay em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng gởi lời cám ơn đến:
Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báo trong những năm em ngồi trên ghế nhà trường.
Quý thầy cô và các anh chị trong bộ môn MÔI TRƯỜNG & TNTN đã tận
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện đề
tài tốt nghiệp.


Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Dương Trí Dũng, thầy Trần Chấn
Bắc, thầy Nguyễn Văn Công, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, đưa ra ý kiến
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thành viên lớp Khoa học môi trường K32, đã
giúp đở cho tôi trong quá trình làm đề tài.
.


TÓM LƯỢC
Đề tài “đặc điểm phiêu sinh động vật trong ao nuôi cá sặc rằn có sử dụng nước thải
biogas tại ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.” được
thực hiện từ ngày 29/12/2009 - 30/4/2010. nghiên cứu được thực hiện trong ba ao (A1,
A2, A3), tiến hành thu mẫu định tính và định lượng. kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm đã phát hiện được 66 loài gồm 4 nhóm đặc trưng cho thủy vực nước
ngọt với Rotatoria có số loài cao nhất với 33 loài chiếm 50%, thấp nhất là Copepoda (5
loài), chiếm 7,6 %., kế đến là Protozoa với 21 loài chiếm 31,8%, và cuối cùng là
cladocera có loài, chiếm10,6 %.
Trong đó, ao số một ta thu được 57 loài, ao số hai thu được 52 loài, ao số ba thu
được 39 loài.
Kết quả định lượng: tại ao số một mật độ cá thể dao động 284900- 359920 ct/m3. Tại ao
số hai 240570- 302720 ct/m3. Tại ao số một mật độ cá thể dao động 236500- 307560
ct/m3.
Đối với các ao( A1, A2, A3) có bỗ sung nước thải từ túi ủ biogas thì số lượng cá
thể tăng cao, nhưng sự phong phú về loài thì không cao, việc bổ sung nước thải từ túi ủ
biogas trong ao nuôi cá góp phần cung cấp thêm dưỡng chất trong thủy vực làm cho
thủy vực gia tăng về số lượng động vật nổi, nhung không đồng nghĩa với việc gia tăng
thành phần loài phiêu sinh động vật


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2-1. Bản đồ tự nhiên ấp Mỹ Phụng ..............................Error! Bookmark not defined.
Hình 2-2 Một số dạng của Protozoa......................................Error! Bookmark not defined.
Hình 2-3. Một số dạng của Rotatoria .....................................Error! Bookmark not defined.
Hình 2-4. Hình dạng của Cladocera .......................................Error! Bookmark not defined.
Hình 2-6: Cá sặc rằn ..............................................................Error! Bookmark not defined.
Hình 3-1. Sơ đồ minh họa điểm thu mẫu phiêu sinh động vật ao cá sặc rằnError! Bookmark
not defined.
Hình 4-1. Biến động số lượng loài phiêu sinh động vật ở A2 trong chu kỳ thay nước tại ấp Mỹ
Phụng Xã Mỹ Khánh Huyện Phong Điền Thành Phố Cần ThơError! Bookmark not defined.
Hình 4-2. Biến động thành phần loài ở ao ba theo chu kỳ thay nước tại ấp Mỹ Phụng xã Mỹ
Khánh huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ ....................Error! Bookmark not defined.


DANH SÁCH BẢNG.
Bảng 4-1. Thành phần Zooplankton trong khu vực khảo sátError! Bookmark not defined.
Bảng 4-2. Biến động số lượng loài phiêu sinh động vật ở ao 1 trong suốt quá trình nuôiError!
Bookmark not defined.
Bảng 4-3. Thành phần phiêu sinh động vật ở ao 1 trong chu kỳ thay nước tại ấp Mỹ Phụng xã
Mỹ Khánh huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ ...............Error! Bookmark not defined.
Bảng 4-4. Thành phần phiêu sinh động vật ở A2 trong suốt quá trình nuôi tại ấp Mỹ Phụng xã
Mỹ Khánh huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ ...............Error! Bookmark not defined.
Bảng 4-5. Biến động số lượng loài ở ao ba trong suốt quá trình nuối tại ấp Mỹ Phụng xã Mỹ
Khánh huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ ....................Error! Bookmark not defined.
Bảng 4-6. Thành phần phiêu sinh động vật ở kênh dẫn nước tại ấp Mỹ Phụng xã Mỹ Khánh
huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ. ...............................Error! Bookmark not defined.
Bảng 4-7. Biến động số lượng phiêu sinh động vật tại ao một trong suốt quá trình khảo sát tại
ấp Mỹ Phụng xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4-8. Biến động mật số phiêu sinh động vật tại ao 1 trong chu kỳ thay nước tại ấp Mỹ
Phụng xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ.Error! Bookmark not defined.

Bảng 4-9. Số lượng phiêu sinh động vật tại ao hai trong suốt quá trình nuôi tại ấp Mỹ Phụng
xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ. .......Error! Bookmark not defined.
Bảng 4-10. Biến động mật số phiêu sinh động vật ở ao 2 trong chu kỳ thay nước tại ấp Mỹ
Phụng xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ.Error! Bookmark not defined.
Bảng 4-11. Số lượng phiêu sinh động vật tại ao ba trong suốt quá trình nuôi tại ấp Mỹ Phụng
xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ. .......Error! Bookmark not defined.
Bảng 4-12. Biến động mật số phiêu sinh động vật ở ao ba trong chu kỳ thay nước tại ấp Mỹ
Phụng xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ.Error! Bookmark not defined.
Bảng 4-13. Phiêu sinh động vật trên nguồn nước chu kỳ tuần tại ấp Mỹ Phụng xã Mỹ Khánh
huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ. ...............................Error! Bookmark not defined.
Bảng 4-14: Số lượng phiêu sinh động vật ( ct/m3) trên nguồn nước chu kỳ ngày tại ấp Mỹ
Phụng xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ.Error! Bookmark not defined.


CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phát triển, vì thế nhu
cầu thức ăn cho nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng cao. Các loại thức ăn công
nghiệp đem lai hiệu quả nhanh chóng lại ít gây ô nhiểm cho môi trƣờng nƣớc nhƣng
giá thành cao khiến ngƣời nuôi thủy sản quảng canh ít khi sử dụng chúng.
Việc sử dụng thức ăn tự nhiên đã có từ lâu đời nhƣng ít đƣợc chú ý vì đòi
hỏi kỹ thuật và khó đạt năng suất cao. Nguồn thức ăn tự nhên cho thủy sản ở đồng
bằng sông Cửu Long rất phong phú bao gồm tảo, động vật nổi, độn vật đáy.
Ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền là vùng nông nghiệp thuộc
thành phố Cần Thơ, các loại hình canh tác ở đây tuy rất đa dạng, nhƣng chƣa đƣợc
phát triển ổn định và lâu dài,do phần lớn nông hộ còn bị hạn chế bởi qui mô diện
tích, kỹ thuật áp dụng trong canh tác, vốn đầu tƣ cho sản xuất. Chính vì điều này đã
hạn chế sự phát triển kinh tế nông hộ. Do đó để nâng cao đời sống nông hộ và
ngƣời dân đia phƣơng thì phải dựa vào thế mạnh của địa phƣơng, và nguồn tài
nguyên sắn có để mang lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân. Góp phần vào sự phát

triển nông thôn bền vững, ngày 27-3-2009, tại vƣờn du lịch Mỹ Khánh, huyện
Phong Điền, TP.Cần Thơ đã diễn ra Hội thảo Phát triển nông thôn dựa trên cơ chế
sản xuất sạch do Trung tâm Nghiên cứu quốc tế Nhật Bản về Khoa học nông nghiệp
(JIRCAS) và Trƣờng Đại học Cần Thơ (ĐHCT) phối hợp tổ chức. Dự án báo cáo
nghiên cứu tính khả thi của mô hình phát triển nông thôn dựa trên cơ chế phát triển
sạch ở đồng bằng Sông Cửu Long. Theo dự án, trong hầu hết các hệ thống nuôi kết
hợp thì mô hình VACB (vƣờn- ao- chuồng- biogas) là mô hình có tính bền vững
nhất và đáp ứng tiêu chí phát triển sạch hiện đang đƣợc áp dụng rất rộng rãi trong
cả nƣớc vì với hệ thống sản xuất này ta có thể tái sử dụng đƣợc các chất thải.
Để góp phần năng cao sản lƣợng ngành nuôi trồng thủy sản, thì việc tiến
hành khảo sát yếu tố môi trƣờng,cung cấp thức ăn đủ chất và lƣợng đáp ứng nhu
cầu dinh dƣỡng của cá nuôi là việc làm cần thiết nhƣng việc cung cấp các dƣỡng
chất phần nào tác động đến môi trƣờng bên ngoài do đó việc đánh giá môi trƣờng
nuôi là một trong những nhiệm vụ ngành môi trƣờng. Trong các yếu tố đánh giá
môi trƣờng đó, thì phiêu sinh động vật cũng có vai trò quan trọng vì chúng vừa
tham gia vào chuổi thức ăn tự nhiên, nó vừa là sinh vật chỉ thị cho môi trƣờng nƣớc.
Hơn nữa, trong số các loài đó cũng có phiêu sinh động vật gây hại cho cá, ảnh
hƣởng tới năng suất nuôi trồng, do đó các biện pháp cải tạo môi trƣờng, chọn đúng
đối tƣợng nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là yêu cầu của ngành thủy sản.


Với những yêu cầu đó thì đề tài “Đặc điểm phiêu sinh động vật trong ao
nuôi cá sặc rằn có sử dụng biogas tại ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu:Đánh giá môi trƣờng
nƣớc trong quá trình nuôi cá có sử dụng nƣớc thải từ túi ủ biogas
Để đạt đƣợc mục tiêu trên một số nội dung sau đƣợc thực hiện:
Xác định sự biến động thành phần loài phiêu sinh động vật trong quá trình
nuôi cá sặc rằn có sử dụng chất thải từ túi ủ Biogas.
Xác định sự biến động số lƣợng phiêu sinh động vật trong quá trình nuôi cá
sặc rằn có sử dụng chất thải Biogas.


2


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Sơ lƣợc về ấp Mỹ Phụng
Ấp Mỹ Phụng thuộc xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ,
đƣợc tách ra từ ấp Mỹ Long vào đầu năm 2008.
Vị trí địa lý của ấp Mỹ Phụng (Hình 2-1):
Phía Đông giáp Rạch Sắn
Phía Tây giáp Rạch Cùng
Phía Nam giáp Kinh Sáu Sáng
Phía Bắc giáp Rạch Ngã Cái (Giai Xuân)

S

Hình 2-1. Bản đồ tự nhiên ấp Mỹ Phụng
Theo thống kê của UBND xã Mỹ Khánh (năm 2008), Ấp Mỹ Phụng có tổng
diện tích đất là 160 ha. Trong đó:
Đất vƣờn: 113 ha chiếm 71% tổng diện tích đất.
Đất ruộng: 33 ha chiếm 21% tổng diện tích đất.
Đất sử dụng cho các mục đích khác: 14 ha chiếm 8% tổng diện tích đất.
Dân số của ấp Mỹ Phụng là 1.137 ngƣời gồm 272 hộ. Trong đó:

3


Hộ vừa có ruộng vừa có vƣờn: 53 hộ chiếm 19% tổng số hộ.
Hộ chỉ có vƣờn: 201 hộ chiếm 74% tổng số hộ.

Hộ không có đất sản xuất: 18 hộ chiếm 7% tổng số hộ.
Nông hộ sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ
buôn bán nhỏ. Hiện tại ấp có một trƣờng mẫu giáo với số lƣợng các cháu theo học
bình quân từ 14 đến 20 em. Toàn ấp chia thành 07 tổ nhân dân tự quản. Theo tiêu
chí mới có 32 hộ giàu chiếm 12%, 205 hộ khá chiếm 75%, 13 hộ nghèo chiếm 5%,
22 hộ cận nghèo chiếm 8% trong tổng số hộ dân của ấp (Báo cáo của UBMTTQVN
xã Mỹ Khánh ban công tác mặt trận ấp Mỹ Phụng, 2008).
2.2 Tổng quan phiêu sinh động vật
2.2.1 Khái niệm
Động vật nổi (zooplankton) là tập hợp những động vật sống trong môi
trƣờng nƣớc, ở tầng nƣớc trong trạng thái trôi nổi, cơ quan vận động của chúng rất
yếu hoặc không có. Chúng vận động thụ động và có khả năng bơi ngƣợc dòng
nƣớc.
Theo phƣơng thức sống và sự phân chia theo tầng nƣớc, động vật nổi có thể
chia thành các dạng sau:
- Pleuston: là những sinh vật nổi, sống ở màng nƣớc (phần giới hạn giữa
nƣớc và không khí).
- Neuston: là những sinh vật nổi có kích thƣớc hiển vi, sống ở màng nƣớc
(phần giới hạn giữa nƣớc và không khí. Trong nhóm này, nó đƣợc chia thành 2 loại:
+ Epineuston: có phần cơ thể tiếp xúc với không khí nhiều hơn tiếp xúc với
nƣớc.
+ Hyponeuston: có phần cơ thể tiếp xúc với nƣớc nhiều hơn tiếp xúc với
không khí.
- Plankton: là những sinh vật nổi sống trong tầng nƣớc, không có khả năng
bơi ngƣợc dòng nƣớc, di động thụ động là chủ yếu.
Dựa vào tập tính sống, có thể chia động vật nổi thành 2 nhóm sau:
- Sinh vật nổi hoàn toàn (Holoplankton): là những sinh vật trong vòng đời
của nó hoàn toàn sống nổi trong nƣớc chỉ trừ giai đoạn trứng nghỉ (cyst) là ở tầng
đáy nhƣ ở trùng bánh xe, giáp xác râu ngành, chân chèo và một số dạng của nguyên
sinh động vật.


4


- Sinh vật nổi không hoàn toàn (Mesoplankton): là những sinh vật chỉ sống
nổi trong một giai đoạn nào của vòng đời nhƣ là khi ở giai đoạn ấu trùng, phần lớn
cuộc đời còn lại sống đáy hay sống bám nhƣ thuỷ tức, nhuyễn thể,…
Dựa vào sự phân bố theo độ sâu (chủ yếu là sinh vật biển), sinh vật nổi cũng
đƣợc chia thành 2 nhóm chủ yếu:
- Sinh vật nổi tầng mặt (Epiplankton): gồm những sinh vật ở độ sâu từ 0 –
200m. Đây là vùng có sự xâm nhập của ánh sáng, có thực vật và có quá trình tự
dƣỡng.
- Sinh vật nổi ở tầng sâu (Nyctoplankton): gồm những sinh vật sống ở độ sâu
hơn 200 m. Nơi này không có ánh sáng xuyên thấu nên không có thực vật phân bố.
2.2.2 Một số nhóm phiêu sinh động vật chính trong thủy vực
a. Protozoa (nguyên sinh động vật)
Protozoa là những động vật đơn bào, chúng xuất hiện sớm nhất trong giới
động vật có thể sống tự do hay ký sinh. Tuy cơ thể có cấu tạo một tế bào nhƣng sự
phân hóa trong tế bào khá phức tạp. Ngoài thành phần cơ bản là nhân, tế bào chất
của chúng còn có cơ quan đảm nhận chức năng sinh lý nhƣ tiêm mao dùng để di
chuyển, bắt mồi, không bào co bóp để đảm nhận nhiệm vụ hô hấp, bài tiết, không
bào tiêu hóa dùng tiêu hóa thức ăn. Do đó, tuy chỉ có cấu tạo một tế bào nhƣng
chúng có chức năng nhƣ một cơ thể sống.

Hình 2-2 Một số dạng của Protozoa (Nguồn: Dƣơng Trí Dũng, 2009)

5


Chúng phân bố rộng khắp môi trƣờng nƣớc mặn và ngọt, sống đơn độc hoặc

thành tập đoàn, hình thái rất đa dạng nhƣ hình cầu, que, đế giày,… Kích thƣớc cơ
thể khoảng 0,005 – 5 µm, đa số có chiều dài trong khoảng 30 – 300 µm. Có thể di
chuyển bằng tơ roi, chân giả hay nhờ sự co giãn của cơ thể.
Có nhiều hình thức dinh dƣỡng của protozoa, chủ yếu ở các dạng: thực bào,
hấp thu muối dinh dƣỡng hòa tan và dinh dƣỡng hỗn hợp. Protozoa có thể lấy thức
ăn nhƣ tảo, vi khuẩn, kể cả protozoa nhỏ khác, động vật đa bào nhỏ, mảnh vụn hữu
cơ,…
Hầu hết protozoa là sinh vật hiếu khí, chúng có khả năng hấp thụ oxy hòa tan
trong môi trƣờng qua màng tế bào,… Chúng phát triển tốt ở vùng oxy là 10% bão
hòa. Một vài loài khác sống ký sinh ở nhiều vùng nƣớc thải, vùng có hữu cơ, nơi
nuớc tĩnh hay đáy hồ trong lúc thiếu oxy nhƣng khả năng này chỉ tạm thời. Năng
lƣợng hoạt động của chúng lấy từ sự phân giải của quá trình lên men nhƣ nấm, sản
phẩm thải cuối cùng chủ yếu là CO2, nƣớc và các hợp chất có chứa nitơ.
b. Rotatoria (lớp trùng bánh xe)
Rotatoria đƣợc chia làm 2 nhóm dựa vào nguồn dinh dƣỡng: nhóm ăn thực
vật sống bám và sống tự do là những sinh vật ăn lọc, thụ động; nhóm bắt mồi chủ
động. Thức ăn của chúng là sinh vật đa bào nhỏ, các phiêu sinh hay chất lơ lững.
Nhóm sống tự do ăn xác chết của copepoda, cladocera và cả giun ít tơ. Các loài này
có thể sống trong môi trƣờng kỵ khí hay hiếu khí.

Hình 2-3. Một số dạng của Rotatoria (Nguồn: Dƣơng Trí Dũng, 2009)
Sự phát triển và phân bố: Rotatoria phát triển nhanh trong vài giờ sau khi
sinh và sau đó chậm dần. Con trƣởng thành lớn gấp 3 – 10 lần cá thể mới nở. Thời
gian sống của chúng biến động theo loài nhƣng chỉ trong vài ngày. Sự phân bố
rotatoria liên quan đến môi trƣờng sống, nhiệt độ, sinh vật chung quanh, dòng
chảy,… và đặc biệt là pH có liên quan mật thiết đến thành phần loài của trùng bánh
xe. Thông thƣờng nƣớc có pH > 7 có ít loài nhƣng số lƣợng của chúng cao. Khi môi

6



trƣờng chuyển sang acid thì nhiều loài xuất hiện nhƣng số lƣợng không cao. Đôi khi
cũng có loài phân bố ở cả hai môi trƣờng.
c. Cladocera (giáp xác râu ngành)
Đây là nhóm sinh vật phân bố rộng trong tất cả các loại hình thủy vực, dễ
dàng quan sát và phân loại nên là đối tƣợng thích hợp để nghiên cứu của các nhà
thủy sinh học.
Cladocera phân bố rộng ở vùng nhiệt đới, ôn đới và các thủy vực nƣớc ngọt,
nƣớc lợ. Đặc biệt trong thủy vực nƣớc ngọt, cladocera chiếm thành phần chủ yếu
trong quần xã động vật nổi.

Hình 2-4. Hình dạng của Cladocera (Nguồn: Dƣơng Trí Dũng, 2009)
Thức ăn chính của chúng là tảo, nguyên sinh động vật, chất hữu cơ đang
phân hủy. Phần thức ăn có kích cỡ thích hợp sẽ đƣợc đƣa vào ống tiêu hóa mà
không cần có sự lựa chọn nào. Thức ăn có kích thƣớc lớn hơn sẽ bị đẩy ra ngoài.
Cơ thể có phần râu phát triển mạnh. Đó là râu A2, râu này vận động làm con
vật di chuyển. Ngoài ra, cladocera còn có một đôi mắt rất lớn, một số loài có sắc
điểm.
Cladocera là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài cá kinh tế.
d. Copepoda (chân mái chèo)
Phân bố rộng từ biển khơi đến nội địa, cả khe nƣớc ở núi cao và mạch nƣớc ngầm,
là thức ăn của cá non và là thành phần thức ăn cơ bản của cá nổi. Kích thƣớc cơ thể
và hình dạng khá lớn, dài khoảng 1 – 4 mm, có loài dài đến 5,5 mm. Sinh sản hữu
tính.
Dinh dƣỡng: thƣờng ăn tảo, các chất lơ lửng và các sinh vật nhỏ khác nhƣ:
rotatoria, protozoa. Hiện tƣợng ăn lẫn nhau cũng phổ biến ở giai đoạn chƣa thành
thục.

7



Hình 2-5. Hình dạng của Copepoda (Nguồn: Dƣơng Trí Dũng, 2009)
Phát triển và phân bố: phát triển qua nhiều giai đoạn, trứng nở qua nhiều giai
đoạn ấu trùng, sau đó đến giai đoạn trƣởng thành. Copepoda chỉ sống đƣợc trong 3
môi trƣờng: nổi, ven bờ và đáy (Nguyễn Ngọc Cúc Phƣơng, 2009 trích dẫn Đặng
Ngọc Thanh, 2002).
Trong chu kỳ sống của Copepoda thƣờng có dạng hình thái là: trứng, 6 giai
đoạn ấu trùng nauplius, 5 giai đoạn copepodid và trƣởng thành.Trứng của
Copepodanở thành ấu trùng nhỏ, hoạt động gọi là nauplius. Chúng có 3 đôi bộ phụ
để sau đó biến thành râu A1, A2 và hàm dƣới. Khi lột xác sang giai đoạn 2, chúng
chỉ có hàm trên. Có 4 giai đoạn ấu trùng và 5 giai đoạn tiền trƣởng thành khi biến
thành con trƣởng thành có khả năng sinh sản. Sau mỗi lần lột xác, con vật lớn hơn
và dài hơn đồng thời có thêm bộ phụ.
2.3 Vai trò của phiêu sinh động vật
2.3.1 Thành phần của mạng thức ăn, thức ăn tự nhiên trong thủy vực
Mối quan hệ chủ yếu của các sinh vật trong thủy vực là quan hệ thức ăn,
thông qua chu trình vật chất.
2.3.2 Thành phần trong năng suất sinh học của thuỷ vực
Theo quá trình chuyển hóa thì sinh vật trƣớc trong chuỗi thức ăn sẽ là nguồn
cung cấp năng lƣợng cho sinh vật bậc kế tiếp.
Tảo

động vật nổi

động vật
nổi lớn

Cá ăn động
vật nổi


Cá dữ

Theo sơ đồ, sinh vật đứng trƣớc là nguồn thức ăn cho sinh vật phía sau. Nếu
mất đi một mắc xích thì chu trình không hoàn chỉnh và gây tình trạng mất cân bằng
sinh thái.

8


2.3.3 Lọc sạch nước của thuỷ vực
Do đặc tính dinh dƣỡng của từng nhóm sinh vật trong quần xã mà tính chất
này đƣợc xem là ƣu việt nhất của thủy sinh vật. Quá trình lọc sạch đƣợc thể hiện ở
các dạng sau:
Làm giảm nguồn hữu cơ gây ô nhiễm môi trƣờng: đặc tính ăn lọc của các
nhóm sinh vật không xƣơng thủy sinh nhƣ protozoa, rotatoria và cladocera. Ngoài
ra, mollusca cũng sẽ làm giảm đi nguồn vật chất hữu cơ. Sự phân giải vật chất hữu
cơ trong môi trƣờng nƣớc thành vật chất vô cơ của vi sinh vật cũng góp phần quan
trọng trong việc làm sạch môi trƣờng.
Tích lũy chất độc, kim loại nặng: khả năng sinh vật có thể tích lũy một lƣợng
giới hạn chất độc trong thời gian ngắn, nhƣng trong quá trình sinh trƣởng và phát
triển do sự hấp thu lâu dài nên cơ thể có khả năng tích tụ một chất độc đáng kể cao
gấp hàng chục hay hàng trăm lần. Quá trình này đã chuyển hóa chất độc từ môi
trƣờng sang cơ thể sinh vật khiến nguồn nƣớc đƣợc sạch hơn.
2.3.4 Sinh vật chỉ thị
Sự tồn tại và phát triển của một nhóm sinh vật trong một môi trƣờng nào đó
là kết quả của quá trình thích nghi. Sự phát triển của một nhóm sinh vật nào đó sẽ
biểu hiện đƣợc tính chất môi trƣờng ở đó thích hợp cho sự phát triển của quần xã
này. Thí dụ môi trƣờng giàu chất hữu cơ sẽ là môi trƣờng thuận lợi cho nhóm sinh
vật ăn lọc nhƣ protozoa, rotatoria hay cladocera. Tùy theo mức độ ô nhiễm sẽ có
các nhóm sinh vật thích nghi phát triển.

Mặt khác sự không thích ứng hay mất đi một nhóm sinh vật nào đó trong khu
hệ cũng là một dấu hiệu cho thấy khuynh hƣớng diễn biến của môi trƣờng. Thí dụ
trong một thủy vực có hàm lƣợng độc tố nông dƣợc cao sẽ ức chế quá trình phát
triển và có thể tiêu diệt các nhóm sinh vật nhƣ rotatoria, cladocera. Khi môi trƣờng
đƣợc phục hồi lại, hàm lƣợng nông dƣợc giảm đi thì nhóm sinh vật rotatoria phát
triển nhanh chóng và trở lại tình trạng ban đầu. Nếu môi trƣờng hoàn toàn vô độc
thì nhóm cladocera xuất hiện trở lại (Dƣơng Trí Dũng, 2009).
2.4. Biogas
- Biogas (còn gọi là khí đầm lầy) là một loại khí đốt sinh học đƣợc tạo ra khi
phân hủy yếm khí phân thải ra của gia súc. Nguyên liệu cho quá trình sản xuất
biogas là phân ngƣời, phân gia súc, bùn, và các phế phẩm nông nghiệp. Các chất
thải của gia súc đƣợc cho vào hầm kín (hay túi ủ), ở đó các vi sinh vật sẽ phân hủy
chúng thành các chất mùn và khí, khí này đƣợc thu lại qua một hệ thống đƣờng dẫn

9


tới lò để đốt. Mặt dù một số chất thải có thể sử dụng trực tiếp làm phân bón hoặc
làm chất đốt nhƣng có thể sử dụng làm biogas mà vẫn giữ đƣợc phần lớn dƣỡng
chất có trong chất thãi để sản xuất nông nghiệp (Lê Hoàng Viêt, 2004).Các chất thải
ra sau quá trình phân hủy trong hầm kín (hay túi ủ) gần nhƣ sạch và có thể thải ra
môi trƣờng, đặc biệt nƣớc thải của hệ thống Biogas có thể dùng tƣới cho cây trồng,
nuôi cá. Biogas thƣờng đƣợc sử dụng trong các hộ gia đình để nấu nƣớng, thấp
sáng,sƣởi ấm, với quy mô lớn hơn có thể sử dụng để phát điện.
- Thành phần biogas nhƣ sau:
+ Methan (CH4) 55-65%
+ Carbon dioxide (CO2) 35-45%
+ Nitrogen (N2) 0-3%.
+ Hydrogen (H 2) 0-1%
+ Hydrogen sunlphide (H2S) 0-1%

Hiện nay, một số huyện ở Cần thơ, hầu hết các nhà chăn nuôi đều có lắp đặt
hệ thống Biogas và canh tác theo mô hình hình VACB (Vƣờn – Ao – Chuồng –
Biogas) (Lê Hoàng Viêt, 2004)
- Mục đích lợi ích của cộng nghệ sản xuất khí sinh học (biogas).
+ Tạo nguồn năng lƣợng tại chỗ, có thể tái tạo đƣợc và phục vụ cho
vùng nông thôn sâu thay thế một phần cho việc sử dụng năng lƣợng hóa thạch đang
ngày càng khan hiếm.
Cố định các chất thải: các phản ứng sinh hóa diển ra trong quá trình yếm khí
đã cố định khoảng 30-60% chất hữu cơ trong chất thải, và tạo nên bùn ổn định. Bùn
này thích hợp cho làm phân bón và cải tạ đất, không hoặc ít gây ảnh hƣởng cho môi
trƣờng (Lê Hoàng Viêt, 2004)
+ Vô hiệu quá một số mần bệnh: do trong suốt quá trình phân hủy không có
oxy trong vòng 15-50 ngày, những điều kiện này góp phần vô hiệu hóa các vi
khuẩn, vi rút, nguyên sinh động vật và các kí sinh trùng gây bệnh (Lê Hoàng Viêt,
2004).
2.5. Cá săc rằn.
- Tên khoa hoc: Trichogaster Pectorialis Regan, thuộc họ cá Rô
(Anabantidae).
- Tên địa phƣơng: cá sặc rằn, cá bổi, cá lò tho.
- Tên tiếng Anh: Snake Skin Gouramy.

10


Hình 2-6: Cá sặc rằn
2.5.1 Phân bố
- Cá sặc rằn phân bố tại Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đƣợc di giống
sang các nƣớc Mã Lai, Indonesia, Bangladesh. Cá sặc rằn phân bố rộng rãi trong
nhiều thủy vực nhƣ kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ.
- Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Mêkông, cá phân bố tập trung trong

các vùng trũng ngập nƣớc quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ruộng, kinh mƣơng
nơi chúng cƣ trú, đặc biệt là có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Hai
tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung và có sản lƣợng cao hiện nay
ở vùng ĐBSCL. ( )
2.5.2 Đặc điểm sinh trưởng
- Cá sặc rằn có thể sống đƣợc ở những nơi nƣớc lợ, có hàm lƣợng chất hữu cơ
cao, lƣợng oxy hòa tan thấp, pH thấp (pH dao động 4-4,5), chúng có thể sống bình
thƣờng ở nhiệt độ thấp 10-12 oC. Cá sặc rằn sinh trƣởng tốt ở nhiệt độ 25-30 oC và
pH nƣớc trung tính.
- Trong điều kiện tự nhiên, mùa hè cá đẻ là tháng 5-9, trong điều kiện nhân
tạo, cá mẹ đƣợc chăm sóc tốt, có thể kích thích đẻ từ cuối tháng 2. Thông thƣờng
cá có thể đạt trọng lƣợng là 140 gam/ con khoảng 2 năm, quan sát cá đực và cá cái
khi trƣởng thành thì cá đực nhỏ hơn. Trung bình mỗi cá mẹ đẻ khoảng 25.000
trứng/đợt. ()
2.5.3- Dinh dưỡng
- Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại nhƣ phiêu sinh động vật, phiêu sinh
thực vật & thủy thực vật phân hủy. Ở thời kỳ trƣởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa
của cá phù hợp với loài ăn tạp. Những loại thức ăn thƣờng xuyên bắt gặp và chiếm
khối lƣợng lớn trong ruột cá gồm: mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vật
phiêu sinh, mầm non thực vật cũng nhƣ các loại thực vật thủy sinh mềm trong nƣớc.
Cá cũng sử dụng tốt những loại thức ăn do ngƣời cung cấp nhƣ: bột ngũ cốc các
loại, cám tấm, động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của chúng.

11


2.5.4 Đặc điểm sinh sản
Cá sặc rằn thành thục lần đầu sau 7 tháng tuổi. Khi thành thục, có thể phân
biệt dễ dàng cá đực, cá cái bằng các biểu hiện bên ngoài của dấu hiệu sinh dục phụ.
Khi thành thục, ở cá đực phần tia mềm vây lƣng kéo dài tới hoặc vƣợt khỏi gốc vi

đuôi, còn cá cái vi này rất ngắn và không bao giờ chạm tới gốc vi đuôi. Ngoài chỉ
tiêu căn bản này, cũng có thể phân biệt cá đực với các sọc ngang đậm nét chạy từ
lƣng xuống bụng rõ hơn cá cái và miệng của nó cũng lớn hơn.
- Vào khoảng thời điểm giao mùa (khô sang mƣa) là sự chuyển biến rất
nhanh của tuyến sinh dục. Cá sinh sản trong suốt mùa mƣa, nên trong đàn luôn xuất
hiện những cá thể có mức độ thành thục khác nhau.
- Khi sinh sản cá sặc rằn bắt cặp và tìm đến vùng nƣớc ven bờ, nơi có nhiều
cây cỏ thủy sinh để đẻ. Hoạt động sinh sản bắt đầu với việc làm tổ bằng bọt của cá
đực, sau đó cá cái đẻ trứng ra ngoài, trứng đƣợc thụ tinh và cũng chính cá đực dùng
miệng gom trứng lại rồi đặt vào tổ bọt.
Kể từ khi trứng thụ tinh, trong điều kiện nhiệt độ nƣớc 27 – 29 oC cá nở sau
20 – 23 giờ. Trong suốt thời gian này kể từ khi trứng đẻ tới nở và dinh dƣỡng bằng
noãn hoàng, cá đực thƣờng xuyên bơi lội quanh tổ để bảo vệ và dùng vây quạt nƣớc
cung cấp oxy cho trứng (Nguyễn Mạnh Hà,2003).
2.6. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu
Nói đến vai trò của Zooplankton trong một loại hình thủy vực nào đó là nói
đến các mối quan hệ trong hệ thống thuỷ vực đó. Nếu một yếu tố nào đó trong hệ
sinh thái này thay đổi sẽ dẫn đến hàng loạt các thay đổi tiếp theo để tạo nên một cân
bằng mới. Chính vì thế đã có nhiều nghiên cứu đƣợc tiến hành:
Năm 1966, Akihiko Shirota cùng giáo sƣ Phạm Hoàng Hộ, tiến sĩ Hoàng
Quốc Trƣờng nghiên cứu thủy sinh vật vùng Rạch Giá, Cần Thơ, Long Xuyên và
nhiều nơi khác ở ĐBSCL nhƣng chỉ ở mức định danh, phân loại và vẽ hình dạng
của chúng.
Năm 1974, Đặng Ngọc Thanh đã nghiên cứu về đời sống của các thủy sinh
vật sống trong các thủy vực, các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến thủy sinh vật, qui
luật phân bố tổng quát của chúng trong thủy quyển và năng suất sinh học của thủy
vực. Sau cùng là đề cập đến vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi sinh vật thủy vực
và vấn đề nhiễm bẩn và chống nhiễm bẩn các nguồn nƣớc tự nhiên.
Năm 1980, Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên đã mô tả hình
thái, phân loại và xác định sự phân bố của động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt

Bắc Việt Nam, ngoài ra còn xây dựng đƣợc khóa phân loại giúp ngƣời nghiên cứu
xác định đƣợc tên loài, giống, họ, bộ,…
12


Năm 1981, Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Trọng Nho đã nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sinh học vực nƣớc, phƣơng pháp nghiên cứu,
phƣơng pháp tính năng suất sinh học của vực nƣớc và đề ra các biện pháp tăng năng
suất sinh học thủy vực.
1985, Phạm Văn Miên cùng các cộng tác viên nghiên cứu đặc tính thủy sinh
học của các mặt nƣớc vùng Hậu Giang và đề xuất phƣơng pháp qui hoạch nuôi
trồng thủy sản trong báo cáo 60-02.
Năm 2002, Đặng Ngọc Thanh và cộng tác viên đã xuất bản công trình
nghiên cứu “Thủy sinh học các thủy vực nƣớc ngọt nội địa Việt Nam”. Nội dung
nói về điều kiện môi trƣờng sống ở các thủy vực nƣớc ngọt, sự phân bố địa lý, đặc
trƣng sinh thái thủy vực và đa dạng sinh học, các phƣơng pháp sinh học đƣợc phổ
biến trong giám sát môi trƣờng và đề ra ý kiến về khai thác và bảo vệ đa dạng
nguồn lợi sinh vật trong các thủy vực nƣớc ngọt nội địa Việt Nam.

13


CHƢƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật Liệu
3.1.1. Dụng cụ thu mẫu
- Lƣới thu phiêu sinh động vật có mắc lƣới 59 µm.
- Chai nhựa
- Formol thƣơng mại 2- 4%
3.1.2. Dụng cụ phân tích

- Kính hiển vi quang học có độ phóng đại từ 100 – 400 lần.
- Kính lúp
- Lame, lamelle
- Buồng đếm Bogorov
3.2. Phƣơng Pháp Nghiên Cứu
3.2.1.Thí nghiệm và thu mẫu
Mẫu phiêu sinh động vật đƣợc thu trong ba ao nuôi cá sặc rằn của hộ Lê Văn
Năm tổ 44, ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Đây là một hộ nuôi cá trong mô hình VACB với qui mô nhƣ sau:
Một chuồng heo với 4 con heo lớn 45kg, 1 con nái trọng lƣợng 130kg, 10 con
heo con, trọng lƣợng 1,2 kg/con.
Ba ao nuôi cá với qui mô nhƣ sau:
Diện tích ao thứ nhất là 70 m2, nuôi ghép cá sặc rằn với cá rô phi tỉ lệ là 95%
và 5%, mật độ 20 con/ m2. Lúc đầu ao đƣợc cung cấp phân heo trực tiếp làm thức
ăn cho cá, nƣớc thải biogas đƣợc cung cấp sau khi lấp túi đƣợC 1 tuần, túi Ủ biogas
đƣợc lấp vào ngày 24/11
Ao thứ hai có diện tích là 80 m2, mật độ cá nuôi là 20 con/ m2, ao đƣợc sử
dụng nuôi cá sặc rằn xung quanh ao có nhiều cây, ao sử dụng nƣớc thải từ túi ủ
biogas và còn sử dụng nƣớc thải sinh hoạt của gia đình. Ao cũng sử dụng một
lƣợng phân heo trực tiếp nhƣ ao môt do hai ao nối thông nhau qua ống dẫn nƣớc.
Ao thứ ba có diện tích là 70 m2, mật độ cá thả nuôi là 20 con/ m2, và ao nuôi
cá sặc rằn, xung quanh ao có nhiều cây xanh, ao đƣợc thông với ao hai, ao có sử
dụng nƣớc thải từ túi ủ biogas. Ao cũng thông với ao hai nên vẫn có sử dụng một

14


lƣợng nhỏ phân heo trực tiếp. Trong đợt một của chu kỳ thay nƣớc thì nƣớc thải
biogas bỗ sung cho ao thông qua ao số hai do hai ao thông với nhau.
Khi lắp túi ủ biogas 7 ngày thì các ao đƣợc cung cấp nƣớc thải túi ủ biogas

với chu kì 3 ngày/lần. Lƣợng nƣớc thải cho vào ao là 124 lít/ ngày. Trong đợt một
của chu kỳ thay nƣớc thì việc cung cấp biogas mỗi ngày giống nhƣ ao một, trong
đợt hai của chu kỳ thay nƣớc thì nƣớc biogas đƣợc cho vào ao ngày 12/3 và với chu
kỳ là ba ngày lần.
Mực nƣớc trong ao dao động trong khoảng 1,2 – 1,5 m.
Sơ đồ ao nuôi cá và vị trí thu mẫu.
A1

A9

A4

B
A2

A8
A5

A3

A7

D
A6

V

C
N


L

Hình 3-1. Sơ đồ minh họa điểm thu mẫu phiêu sinh động vật ao cá sặc rằn
- A1-A9: là các điểm thu mẫu (thu nhiều điểm trong ao để đặt trƣng, đại diện
đƣợc cho ao, nhƣng sẽ trộn chung thành một mẫu tại mỗi ao).
- V: vƣờn cây ăn trái.
- C: chuồng heo
- B: hệ thống biogas.
- D: mẫu đối chứng
15


- N: nhà ở
- L: lộ giới.
3.2.2. Thời gian thu mẫu
- Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 29/12/2009 - 30/4/2010 với hai chu kỳ thu
mẫu đƣợc sắp xếp nhƣ sau.
a. Thu mẫu theo chu kỳ thay nước
Mẫu đƣợc thu vào ngày bắt đầu thay nƣớc và sau đó cách 2 ngày thu mẫu
một lần cho đến đợt thay nƣớc kế tiếp.
Đợt 1: Từ ngày 11/01/2010 đến 19/01/2010
Đợt 1: Từ ngày 11/03/2010 đến 19/03/2010
b. Thu mẫu định kỳ trong suốt quá trình nuôi
Trong suốt quá trình nuôi cá, mẫu phiêu sinh động vật thu định kỳ một tuần
một lần vào các ngày: lần 1 vào ngày 06/01, lần 2 vào ngày 13/01; lần 3 vào ngày
20/01; lần 4 vào ngày 27/01; lần 5 vào ngày 03/02; lần 6 vào ngày 10/02; lần 7 vào
ngày 17/02; lần 8 vào ngày 24/02; lần 9 vào ngày 03/03; lần 10 vào ngày 10/03; lần
11 vào ngày 17/03; lần 12 vào ngày 24/03.
3.2.3. Phương pháp thu mẫu
Tại mỗi điểm nghiên cứu động vật phiêu sinh, tiến hành thu hai mẫu, một

mẫu định lƣợng và một mẫu định tính.
Thời gian thu mẫu: từ 6 giờ đến 8 giờ,
Mẫu định tính
Dùng lƣới thu phiêu sinh động vật có mắc lƣới 59µm đặt miệng lƣới sâu
xuống mặt nƣớc mặt nƣớc từ 15-20 cm rồi kéo theo dạng số 8 hoặc zichzac, thu
dọc theo bờ ao với thể tích nƣớc qua miệng lƣới càng nhiều càng tốt. Sau đó cho
vào chai nhựa 110 ml và cố định mẫu bằng formol sao cho nồng độ là 2-4%.
Lắc đều và đánh dấu mẫu. Ghi nhật kí thu mẫu.
Mẫu định lƣợng
- Lấy 100L nƣớc tại điểm thu mẫu đổ qua lƣới vớt động vật phiêu sinh có
mắt lƣới có kích thƣớc là 59 µm để lọc mẫu, sau đó chuyển mẫu qua lọ đựng mẫu.
Kế đó cố định ngay tại hiện trƣờng bằng Formalin 2-4 %, lắc đều và đánh dấu mẫu.
- Sau khi thu mẫu xong phải ghi nhật ký thực địa.

16


3.2.4. Phương Pháp Phân Tích
Định tính: Khuấy đều mẫu trong chai nhựa 110ml, dùng ống nhỏ giọt hút 1-2
giọt nhỏ lên lame và lấy lamelle đậy lại, đƣa lên kính hiển vi quan sát và phân loại
theo tài liệu phân loại của Akihiko Shirota, 1966 (The plankton of south Viet
Nam), Nguyễn Văn Khôi, 1994 (lớp phụ chân mái chèo (Copepoda) Vịnh Bắc Bộ.
và Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, 1980 (Định loại động vật
không xƣơng sống bắc Việt Nam).
Định lượng: Đếm toàn bộ số động vật có trong mẫu định lƣợng bằng buồng
đếm Bogorov.
3.2.5. Phương Pháp Xử Lý Kết Quả
Tính số lƣợng động vật nổi theo công thức:

D=


X . V1

x 1.000

V2 . V3

D: mật độ hay số lƣợng cá thể động vật nổi (ct/m3)
X: số lƣợng sinh vật đếm đƣợc trong V2 mẫu
V1: thể tích mẫu sau khi cô đặc (ml)
V2: tổng thể tích mẫu lấy vào buồng qua các lần đếm (ml)
V3: thể tích mẫu thu ngoài thực địa (lít)
1.000: hệ số chuyển đổi thành m3

17


CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Biến Động Thành Phần Loài Phiêu Sinh Động Vật
4.1.1. Đặc Điểm Thành Phần Loài Phiêu Sinh Động Vật
Trong suốt thời gian làm thí nghiệm đã phát hiện đƣợc 66 loài Zooplankton
xuất hiện trong các ao nuôi cá sặc rằn có sử dụng nƣớc thải từ túi ủ biogas làm
nguồn dinh dƣỡng bỗ sung cho cá.
Bảng 4-1. Thành phần Zooplankton trong khu vực khảo sát
Thành phần loài

Số loài

Tỷ lệ ( %)


CLADOCERA

7

10,6

COPEPODA

5

7,6

PROTOZOA

21

31.8

ROTATORIA

33

50,0

TỔNG

66

100


Thành phần loài trong các ao rất đa dạng gồm 4 nhóm đặc trƣng cho thủy vực
nƣớc ngọt với Rotatoria có số loài cao nhất với 33 loài chiếm 50%, thấp nhất là
Copepoda(5 loài), chiếm 7,6 %., kế đến là Protozoa với 21 loài chiếm 31,8%, và
cuối cùng là Cladocera có 7 loài, chiếm 10,6 %
Rototaria là nhóm phân bố hầu hết các thủy vực nƣớc ngọt, đặc biệt là trong
môi trƣờng giàu chất hữu cơ (Trƣơng Sỹ Kỳ, 2000), chất thải ra từ hầm ủ chứa hàm
lƣợng hữu cơ cao rất tốt cho sự phát triển của động vật nổi (Lê Hoàng Việt, 2000)
nên rất thuận lợi cho nhóm trùng bánh xe phát triển. Trong mỗi ao có điều kiện tự
nhiên khác nhau nhƣ độ sâu, đô trong, chế độ thủy học,.. khác nhau làm ảnh hƣởng
đến quá trình vận chuyển, tích lũy chất dinh dƣỡng khả năng ánh sáng lọt vào trong
nƣớc (Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Nho, 2000). Ngoài ra sự tích lũy chất hữu
cơ trong các thủy vực tác động rất lớn đến sự phân bố về thành phần loài và mật độ
phiêu sinh động vật (Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2000). Chính những điều đó
làm cho sự xuất hiện thành phần một số loài tại các ao không giống nhau.
Nhìn chung, thành phần loài Zooplankton xuất hiện trong suốt quá trình thí
nghiệm là các giống loài đặc trƣng cho thủy vực nƣớc ngọt. Kết quả định tính cũng
cho thấy nhóm ấu trùng nauplius xuất hiện nhiều. thành phần loài động vật nỗi tại
các ao nuôi cá sử dụng nƣớc thải từ túi ủ biogas là rất phong phú, đây là cơ sở cho
nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Chúng gián tiếp làm tăng nguồn thức ăn tự

18


×