Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đặc Điểm Phiêu Sinh Thực Vật Ở Ao Nuôi Cá Sặc Rằn Có Sử Dụng Nước Thải Biogas Ở Mỹ Phụng-Phong Điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.57 MB, 129 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TNTN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG



BÙI VĂN GIÁP

ĐẶC ĐIỂM PHIÊU SINH THỰC VẬT Ở AO NUÔI CÁ SẶC RẶC
CÓ SỬ DỤNG NƢỚC THẢI BIOGAS Ở MỸ PHỤNG-PHONG ĐIỀN
TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN :
Ths. TRẦN CHẤN BẮC

1


LỜI CẢM TẠ

Sau gần 5 tháng nỗ lực thực hiện luận văn nghiên cứu “Đặc điểm phiêu sinh thực
vật ở ao nuôi cá Sặc rằn có sử dụng nước thải Biogas ở ấp Mỹ Phụng – Phong
Điền – TP. Cần Thơ” đã phần nào hoàn thành. Ngoài sự cố gắng hết mình của
bản thân, tôi đã nhận được sự khích lệ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin cám ơn ba mẹ đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt để tôi
học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn thầy cô Bộ môn khoa Môi trường & TNTN trường Đại học Cần


Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng chân thành sâu sắc đến thầy Trần Chấn Bắc, người
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cám ơn tất cả bạn bè lớp Khoa học môi trường khóa 31 đã quan tâm và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn các Chú Bác ở ấp Mỹ Phụng đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày ..….tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

BÙI VĂN GIÁP

2


TÓM LƢỢC

Đề tài: Đặc điểm phiêu sinh thực vật ở ao nuôi cá sặc rằn có sử dụng nước thải
Biogas ở ấp Mỹ Phụng- Phong Đìên – TP. Cần Thơ.
 Nội dung:
 Xác định thành phần thành phần và sinh lượng tảo trong ao để làm thức ăn
cho cá.
 Xác định tảo nào có độc và gây hại cho cá.
 Kết hợp kết hợp mô hình VACB.
 Số lượng tảo cở nào để hấp thu hạn chế ô nhiễm.
Nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng môi trường ở nơi đây thông qua sự biến
động thành phần và sinh lượng phytoplankton kết hợp với kết quả lý hoá, từ đó
đề xuất định hướng quản lý chất lượng nước.
Kết quả nghiên cứu định tính được 74 loài phiêu sinh thực vật thuộc 4 ngành tảo:

Euglenophyta,

Cyanophyta,

Bacillariophyta,

Chlorophyta,

trong

đó

Euglenophyta 34 loài (46.58%) và Cyanophyta19 loài (26.03%), có thành phần
giống loài phong phú nhất như: Euglena, Phacus, Trachelomonas, Pediastrum
biradiatrum, Scenedesmus dimorphus.
Sinh lượng phytoplankton khá cao chủ yếu là tảo mắt, tảo lục như:
Trachelomonas volvocina, Euglena minima, Euglena oblonga, Phacus torta,
Phacus alata, Pediastrum biradiatrum, Scenedesmus dimorphus. Điều này cho
thấy cần có sự lưu ý đến nguồn nước và có khả năng gây hại cho cá ở trong ao.
Thành phần loài tảo không cao, biến động không nhiều từ 5 đến 10 loài giữa các
chu kỳ thu mẫu, số loài phong phú nhất là tảo mắt và tảo lục.
Số lượng PSTV tại khu vực khảo sát tương đối cao, cao nhất lên đến 2.090.000
cá thể/lít. Loài chiếm ưu thế là: Trachelomonas volvocina, Euglena minina,
Euglena oblonga, Pediastrum biradiatum, Senesdesmus dimorphus,...

3


Khu vực khảo sát có chỉ số đa dạng loài tương đối nhưng không cao, trong
khoảng từ (2.66-3.58), chứng tỏ thủy vực đang trong giai đoạn từ sạch chuyển

sang ô nhiễm (Stau et al, 1970).
Điều này cần có sự lưu ý đến nguồn nước để có thể cải tạo tốt cho ao nuôi cá.

4


MỤC LỤC
Mục lục

Trang

Lời cảm tạ ............................................................................................................... 2
Tóm lược ............................................................................................................... 3
Mục lục ... ............................................................................................................... 5
Danh sách bảng ...................................................................................................... 7
Danh sách hình ....................................................................................................... 8
Chƣơng 1. Giới thiệu ............................................................................................ 9
1.1. Giới thiệu ................................................................................................... 9
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 10
Chƣơng 2. Lƣợc khảo tài liệu ............................................................................ 11
2.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu ......................................................... 11
2.2. Tổng quan về phiêu sinh thực vật ............................................................ 12
2.2.1. Các khái niệm ............................................................................... 12
2.2.2. Sơ lược về phiêu sinh thực vật ..................................................... 12
2.2.3. Các hình thái của tản .................................................................... 15
2.2.4. Đặc điểm cấu tạo tế bào ............................................................... 16
2.2.5. Sinh sản ........................................................................................ 17
2.2.6. Môi trường phân bố ...................................................................... 18
2.2.7. Vài nét về Biogas ......................................................................... 18
2.2.8. Đặc điểm môi trường nước .......................................................... 19

2.2.9. Các chương trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài............ 22
2.2.10. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước ........................... 24
Chƣơng 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 27
3.1. Địa điểm và thời gian .............................................................................. 27
3.1.1. Địa điểm thu mẫu .......................................................................... 27
3.1.2. Thời gian ...................................................................................... 27
3.2. Phương tiện nghiên cứu .......................................................................... 27
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 28
3.3.1. Thời gian thu mẫu ......................................................................... 28

5


3.3.2. Phương pháp thu mẫu ................................................................... 28
3.3.3. Phương pháp phân tích mẫu .......................................................... 29
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 29
Chƣơng 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................... 31
4.1. Các yếu tố thủy hóa ................................................................................. 31
4.1.1. Nhiệt độ ....................................................................................... 31
4.1.2. Độ trong ....................................................................................... 32
4.1.3. Độ pH ... ....................................................................................... 32
4.1.4. Oxy hòa tan (DO) ......................................................................... 33
4.1.5. N-NH4- .. ....................................................................................... 35
4.1.6. N-NO3- .. ....................................................................................... 35
4.1.7. P-PO43- .. ....................................................................................... 36
4.2. Phiêu sinh thực vật trong các ao ............................................................. 37
4.2.1. Thành phần giống loài PSTV ........................................................ 37
4.2.2. Thành phần giống loài PSTV trong các ao ................................... 38
4.2.3. Biến động thành phần giống loài .................................................. 38
4.2.4. So sánh thành phần giống loài PSTV............................................ 46

4.2.5. Biến động số lượng PSTV ............................................................ 49
4.2.6. Biến động chỉ số đa dạng của PSTV ............................................. 53
Chƣơng 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................... 55
5.1. Kết luận.................................................................................................... 55
5.2. Kiến nghị ................................................................................................. 55
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 56
Phụ lục .... ............................................................................................................. 58

6


DANH SÁCH BẢNG


Bảng 1: Xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng ...................................... 30
Bảng 2: Thành phần giống loài tảo qua hai chu kỳ thu mẫu ................................ 39
Bảng 3: Số lượng PSTV ở mỗi ao theo thời gian thu mẫu .................................. 50
Bảng 4: Chỉ số đa dạng của PSTV tại các ao ...................................................... 52

7


DANH SÁCH HÌNH


Hình 1: Bản đồ tự nhiên ấp Mỹ Phụng ............................................................... 11
Hình 2: Biến động về nhiệt độ ............................................................................ 31
Hình 3: Biến động về độ trong ............................................................................ 32
Hình 4: Biến động về độ pH ................................................................................ 33
Hình 5: Biến động về DO .................................................................................... 34

Hình 6: Hàm lượng N-NH4+ qua các ngày thu mẫu ........................................... 35
Hình 7: Hàm lượng N-NO3- ở 3 ao ...................................................................... 36
Hình 8: Hàm lượng P-PO43- ở 3 ao ...................................................................... 37
Hình 9: Biến động thành phần giống loài PSTV tại kênh gạch chu kỳ I ............. 39
Hình 10: Biến động thành phần giống loài PSTV tại ao 1 chu kỳ I .................... 40
Hình 11: Biến động thành phần giống loài PSTV tại ao 2 chu kỳ I .................... 41
Hình 12: Biến động thành phần giống loài PSTV tại ao 3 chu kỳ I .................... 42
Hình 13: Biến động thành phần giống loài PSTV tại kênh gạch chu kỳ II.......... 43
Hình 14: Biến động thành phần giống loài PSTV tại ao 1 chu kỳ II ................... 44
Hình 15: Biến động thành phần giống loài PSTV tại ao 2 chu kỳ II ................... 45
Hình 16: Biến động thành phần giống loài PSTV tại ao 3 chu kỳ II ................... 46
Hình 17: Thành phần loài tảo ao 1 qua 2 chu kỳ thu mẫu ................................... 47
Hình 18: Thành phần loài tảo ao 2 qua 2 chu kỳ thu mẫu ................................... 48
Hình 19: Thành phần loài tảo ao 3 qua 2 chu kỳ thu mẫu ................................... 49

8


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu
Trong vài năm gần đây, các hình thức nuôi cá phổ biến ở TP. Cần Thơ chủ yếu là
cá – lúa, cá – mương vườn, mô hình VAC, VACB,… và đã mang lại nguồn thu
nhập đáng kể cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Tuy nhiên cho đến nay, nghề nuôi cá vẫn dựa vào các kinh nghiệm cổ truyền là
chính, còn hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chất lượng môi
trường nước, đặc biệt là các yếu tố sinh học hầu như không được thường xuyên
quan tâm theo dõi. Trong khi đó phiêu sinh thực vật là loại thủy sinh vật có khả
năng sử dụng trực tiếp các chất vô cơ ở môi trường nước để tổng hợp nên chất

hữu cơ cho cơ thể sống thông qua quá trình quang hợp. Ngược lại, động vật đáy
và cá không làm được điều này mà phải sử dụng chất hữu cơ sẵn có để tổng hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Chính vì vậy phiêu sinh vật là mắc
xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, là cơ sở hình thành chất sống trong thủy vực.
Ngoài ra sinh lượng thực vật phù du còn cung cấp lượng ôxy chủ yếu cho môi
trường và không khí. Vì vậy vai trò của phiêu sinh thực vật trong thủy vực càng
trở nên quan trọng hơn. Theo giáo sư G.G .Vinbe (1965) khẳng định: “Không có
tảo sẽ không có nghề cá”. Tuy nhiên trong nghề cá cũng như các lĩnh vực sinh
học khác yếu tố nào phát triển quá mức hoặc kém phát triển đều tạo ra sự biến
động trong quan hệ sinh thái đó. Sự phát triển quá mức của phiêu sinh thực vật
khi chết sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm lượng ôxy hoà tan giảm đi rất nhiều
hay sự nở hoa của tảo cũng sẽ gây hại cho các đối tượng khác bằng chính độc tố
của chúng tiết ra.
Bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thì tảo cũng gây ảnh hưởng đến các sinh vật
khác. Vì thế cần có sự tận dụng hợp lý, theo dõi và xử lý tốt môi trường, hạn chế
những bất lợi, phát huy được ưu thế của thực vật phù du. Từ đó điều khiển chúng
theo hướng có lợi phục vụ cho sản xuất. Muốn đáp ứng được yêu cầu trên thì
việc nghiên cứu phiêu sinh thực vật và những biến đổi của chúng trong môi
9


trường nước là việc làm rất cần thiết. Do đó, đề tài: “Đặc điểm phiêu sinh thực
vật trong các ao nuôi cá Sặc rằn có sử dụng nước thải Biogas ở Mỹ Phụng –
Phong Điền – TP. Cần Thơ ” được thực hiện, với nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát thành phần giống loài và sinh lượng phiêu sinh thực vật ở các ao nuôi
cá Sặc rằn có sử dụng nước thải Biogas ở Mỹ Phụng – Phong Điền – TP. Cần
Thơ .
- Xác định chỉ số đa dạng Shanon H' của phiêu sinh thực vật trong ao để biết
được sự phong phú hay những hạn chế của chúng trong thủy vực.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

 Xác định thành phần giống loài và số lượng tảo trong ao nuôi cá sặc rằn
có sử dụng nước thải Biogas, cho thấy vai trò và sự ảnh hưởng của tảo
trong ao đến cá.

CHƢƠNG 2

10


LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
Ấp Mỹ Phụng thuộc xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ,
được tách ra từ ấp Mỹ Long vào đầu năm 2008.
Vị trí địa lý của ấp Mỹ Phụng (Hình 1):
Phía Đông giáp Rạch Sắn
Phía Tây giáp Rạch Cùng
Phía Nam giáp Kinh Sáu Sáng
Phía Bắc giáp Rạch Ngã Cái (Giai Xuân)

S

Hình 1: Bản đồ tự nhiên ấp Mỹ Phụng - xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ

Mỹ Phụng là một địa phương có :
 Tổng diện tích đất: 160 ha. Trong đó :
- Đất vườn 113 ha chiếm 71% tổng diện tích.

11



- Đất ruộng 33 ha chiếm 21% tổng diện tích đất.
- Đất sử dụng cho mục đích khác: 14 ha chiếm 8% tổng diện tích đất.
 Dân số 1.137 người gồm 172 hộ. Trong đó :
- Hộ vừa có ruộng vừa có vườn: 53 hộ chiếm 19% tổng số hộ.
- Hộ có vườn: 201 hộ chiếm 74% tổng số hộ.
- Hộ không có đất sản xuất: chiếm 7% tổng số hộ.
(Nguồn UBMTTQVN xã Mỹ Khánh ban công tác mặt trận Ấp Mỹ Phụng, 2008).
2.2. Tổng quan về phiêu sinh thực vật (Phytolankton).
2.2.1. Các khái niệm
Phytoplankton (từ gốc Hy Lạp là phyton là thực vật) là những sinh vật nhỏ trôi
nổi hoặc có khả năng bơi một cách yếu ớt trong tầng nước ngọt, Biển, Đại
dương, nhóm này bao gồm nhiều đơn vị phân loại thuộc các giới khác nhau.
Tảo là những thực vật thấp cơ thể chưa phân hoá thành rễ, thân, lá (những dấu
hiệu của thực vật bậc cao) nên cơ thể chúng được gọi chung là tản. Cơ thể chúng
có chứa sắc tố quang hợp, chúng có khả năng quang tự dưỡng sử dụng năng
lượng mặt trời chuyển các chất vô cơ thành dạng đường đơn giản. Tản có cấu
trúc rất đa dạng: đơn bào, tập đoàn hay đa bào.
2.2.2. Sơ lƣợc về phiêu sinh thực vật
Phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) còn được gọi là tảo hay thực vật nổi. Tảo
sống trôi nổi trên mặt nước, một số có thể di chuyển nhờ roi. Tảo có khả năng
quang hợp và có thể sử dụng trực tiếp các chất dinh dưỡng vô cơ (N-NH4+, NNO3-, P-PO43-) và hấp thu CO2 để phát triển cơ thể và tạo ra oxy hòa tan cho thủy
vực
Phiêu sinh thực vật là thức ăn của phiêu sinh động vật (Zooplankton) và là thức
ăn của ấu trùng tôm, cá, …
Sau đây là một số ngành tảo thường gặp :
- Tảo khuê (Bacillariophyta)

12



Tảo khuê gồm những dạng đơn bào có lạp màu vàng nâu, có chứa dịp lục tố a, c
và -Caroten và Xanthophyll. Chất dự trữ là Chrysolaminarin và chất béo. Đặc
trưng của tảo khuê là có vách ngấm silic và tạo ra một vỏ hai mảnh. Trong nước,
tảo khuê phát triển mạnh ở môi trường giàu dinh dưỡng.
Ngành tảo này có ý nghĩa với nuôi trồng thủy sản (Lam Mỹ Lan, 2000)
- Tảo lục (Chlorophyta)
Tảo lục là ngành rộng lớn nhất trong các ngành tảo hiện nay đã biết, chúng thuộc
nhóm có nhân thật. Tảo lục gồm có khoảng 13.000-20.000 loài (Dương Đức
Tiến, 1997). Tảo lục được phân biệt với các ngành tảo khác ở đặc điểm là có màu
lục thuần khiết của cơ thể. Tản có màu lục giống như thực vật bậc cao vì thế tế
bào có chứa dịp lục tố a, b, -Caroten, Xantophyll. Tản rất đa dạng: đơn bào,
sống tự do hay tập đoàn trong khối chất nhầy, tế bào bất động hay di chuyển nhờ
chiên mao.
Lục lạp có nhiều hình dạng: hình sợi xoắn, hình chuông hình phiến quấn tròn,
hình sao, …Các lục lạp đều có chứa hạch lạp với hạch lạp dài và hạch lạp thể.
Trong môi trường giàu dinh dưỡng, tảo lục phát triển mạnh và là thức ăn của
tôm, cá,…(Trần Chấn Bắc, 1998).
- Tảo mắt (Eulenophyta)
Tảo mắt gồm những tảo đơn bào, di động được nhờ có chiên mao. Lạp có màu
xanh lục. Chất dự trữ là Paramilon nằm ngoài lạp, nhân tròn hay bầu dục, dễ thấy
và thường quan sát được hạch nhân dưới kính hiển vi.
Tảo mắt có khoảng 40 giống, 800 loài (Dương Đức Tiến, 1997). Tảo mắt hầu hết
phân bố trong các thủy vực nước ngọt, nước đứng và có nhiều chất hữu cơ, giàu
chất dinh dưỡng. Tảo này không thích hợp làm thức cho thủy sản vì vách tế bào
cứng, hay chứa nhiều chất nhầy (Trần Chấn Bắc, 1998).
- Tảo lam (Cyanophyta) :

13



Tảo lam thuộc nhóm tiền nhân, có cơ cấu ít tiến hóa, hình dạng rất phức tạp. Tảo
lam gồm các loài có đặc điểm không có màng nhân, không có lạp và không có sự
sinh sản hữu tính.
Dưới kính hiển vi quang học, tảo lam rất dễ nhận diện do có màu xanh đặc trưng
vì có diệp lục tố,

-Caroten, Xanthophyll, c-phycoerytryn, c-phycocyanin (Võ

Thị Yến Phi, 1997).
- Tảo giáp (Pyrrophyta)
Tảo giáp gồm những tảo có kích thước hiển vi, đơn bào di chuyển với hai roi. Ở
dạng tập đoàn tảo không chuyển động và có dạng sợi ngắn (Võ Thị Yến Phi,
1997). Tế bào có rảnh dọc và ngang, roi nằm trong rảnh và có chiều dài không
đều nhau.
Tảo giáp có chứa Chorophyll a, b,

-Caroten, Xanthophyll. Lạp có chứa hạch

lạp. Chất dự trữ là lipit và tinh bột. Tảo giáp sống trong môi trường nước mặn,
lợ, chúng tiết chất độc hại cho tôm, cá và các loài thủy sản khác. Tuy nhiên theo
Nguyễn Thị Thủy (2004) tảo giáp kết hợp với tảo khuê là thức ăn „chính‟ cho
phiêu sinh động vật, ấu trùng tôm,…
 Vai trò của phiêu sinh thực vật
- Phiêu sinh thực vật có vai trò quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản. Vì
chúng là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, như tảo khuê, tảo lục là thức ăn
tự nhiên tốt nhất cho phiêu sinh động vật, ấu trùng tôm, cá… Bên cạnh đó tảo
còn là nguồn cung cấp oxy hòa tan trong thủy vực.
Phiêu sinh thực vật là sinh vật chỉ thị môi trường nước, tảo mắt chỉ thị môi
trường giàu chất hữu cơ. Môi trường sạch Melosira.
- Tảo là sinh vật có vai trò quan trọng trong quá trình làm sạch của thủy vực, xử

lý chất thải trong nước: Tảo giáp có vai trò trò tích lũy mùn đáy, xử lý bằng cách
hấp thu hay phân hủy hiếu khí .
- Tảo dùng trong nghiên cứu sinh học: Trong khảo sát hiện tượng quang hợp,
nuôi cấy tảo Chlorella, Senedesmus, Anacystis,…thường được sử dụng trong
nghiên cứu.
14


- Tảo cung cấp chất khoáng: Tảo cung cấp Natri cho sản xuất xà phòng, dụng cụ
thủy tinh. Tảo khuê khi chết làm lắng tụ một lớp silic, con người khai thác và sử
dụng chất làm các lớp cách nhiệt, cách âm…
- Tảo dùng làm chất kháng sinh: Chrorellin được chiết xuất từ tảo Chrorella, tảo
Nitzschia palena có chất kháng sinh rất hữu hiệu đối với vi khuẩn Escherichia
coli.
- Tảo dùng làm phân bón: Một số tảo lam có khả năng cố định đạm và dùng làm
phân bón như: Nostoc, Cylindrospermum, Anabaena, Osillatoria,…
- Tảo làm thức ăn cho người và gia súc: Chủ yếu là các ngành tảo lớn như ngành
tảo nâu, tảo đỏ và một số thuộc ngành tảo lục, tảo lam,... Một số giống loài là
thức ăn như: Chlorella, Senedesmus, Laminaria, Spirulina, Agar-Agar,…
2.2.3. Các hình thái của tản
Tản của tảo có thể có những hình dạng cấu trúc sau đây:
2.2.3.1. Dạng đơn bào


Tế bào hình trái xoan, hình quả lê hay giống như cầu, êlip…… Tản có thể

là đơn bào hay tập đoàn, cấu tạo từ một số hay nhiều tế bào giống nhau về hình
thái và chức năng.



Dạng đơn bào này có thể gặp trong suốt quá trình sống của những tảo đơn

giản hay ở những giai đoạn sinh sản (giao tử hay bào tử) của những tảo có cấu
trúc cao hơn.
2.2.3.2. Dạng hạt


Tế bào không có roi, thường là hình cầu, đôi khi có hình khác, tế bào đơn

độc hay liên kết trong tập đoàn.
2.2.3.3. Dạng sợi


Gồm nhiều tế bào liên kết với nhau thành sợi đơn hay phân nhánh. Các tế

bào trong sợi phần lớn giống nhau hay đôi khi một số tế bào ở gốc hay ở ngọn có
hình dạng và cấu tạo khác biệt.
2.2.3.4. Dạng bản

15




Được hình thành từ dạng sợi trong quá trình cá thể phát sinh của tế bào. Ở

đây các tế bào được phân chia theo cả chiều dọc và chiều ngang, kết quả tạo nên
dạng bản có hình lá rộng hay hẹp, nhiều tản ở biển (như tảo nâu, tảo đỏ) có cấu
trúc này.
2.2.3.5. Dạng ống



Thường gặp ở một số tảo mà cơ thể dinh dưỡng của chúng chỉ là một tế

bào khổng lồ có kích thước tới vài chục centimet thậm chí hàng vài mét chứa
nhiều nhân và không có vách ngăn thành các tế bào riêng rẽ. Dạng ống có thể
đơn hoặc phân nhánh hình cành.
2.2.4. Ðặc điểm cấu tạo tế bào
Vách tế bào của tảo phần lớn được cấu tạo bởi cellulose và pectin, một vài loài
tảo vách có thấm thêm silic (như khuê tảo, tảo vàng ánh) hoặc cacbonat canxi
(tảo vòng). Mỗi tế bào có một nhân hay đôi khi nhiều nhân (ở tảo dạng ống).
Trong chất nguyên sinh có những bản (thylakoids) chứa diệp lục và các sắc tố
khác được bao bọc lại gọi là lạp. Lạp có hình dạng khác nhau, ổn định với từng
giống riêng rẽ hay là với các nhóm phân loại lớn, có thể có dạng bản, dãy xoắn,
hình sao, mạng lưới, đĩa, hạt.
Ở một số tảo như tảo lục, trong lạp có các thể đặc biệt gọi là hạt tạo bột
(pyrenoid), là những thể protein hình cầu hay có góc, xung quanh tập trung các
hạt tinh bột hay hidrat cacbon là chất dự trữ chính của tảo lục, ngoài ra còn có
những giọt lipid ở trong hoặc ngoài lạp (như ở các tảo khác).
Ðối với những tảo có cấu trúc đơn bào, trong tế bào của chúng chứa đầy chất
nguyên sinh và không có không bào với dịch tế bào. Nhưng với những loài sống
ở nước ngọt, trong chất nguyên sinh ở phần đầu tế bào chứa một hay một vài
không bào co bóp, có chức phận thải các sản phẩm thừa trong trao đổi chất ra
ngoài tế bào và điều chỉnh sự thẩm thấu của tế bào.
Nhiều dạng đơn bào còn có roi (2 hoặc 1 roi, ít khi 4 hoặc nhiều hơn) xuất phát
từ gốc ở phía trước của tế bào, làm nhiệm vụ vận chuyển. Quan sát dưới kính
hiển vi điện tử nhận thấy roi là một bó gồm 11 sợi, với 2 sợi ở giữa và 9 sợi ở

16



xung quanh (cấu trúc này giống với cấu trúc roi ở các nhóm sinh vật khác, trừ vi
khuẩn roi chỉ có một sợi đơn). Sau cùng, ở nhiều tảo đơn bào còn có một chấm
đỏ ở đầu cùng tế bào gọi là điểm mắt. Ðiểm mắt có hai phần: phần có màu và
phần không màu. Ðiểm mắt là cơ quan thụ cảm với kích thích của ánh sáng,
trong đó phần không màu có dạng lồi ở 2 phía giữ vai trò một thấu kính tập trung
các tia sáng.
2.2.5. Sinh sản
2.2.5.1. Sinh sản sinh dưỡng: Thực hiện bằng những phần riêng rẽ của cơ thể
thường không chuyên hóa về chức phận sinh sản. Ở các tảo đơn bào sinh sản sinh
dưỡng thực hiện bằng cách phân đôi tế bào; ở các tảo tập đoàn thì tách ra thành
các tập đoàn nhỏ hay hình thành tập đoàn mới ở bên trong tập đoàn (như ở
Volvox); các tảo dạng sợi sinh sản sinh dưỡng bằng cách phát triển một đoạn tản
được tách rời khỏi tản cũ được gọi là tảo đoạn. Một số ít tảo có tạo thành cơ quan
chuyên hóa của sinh sản sinh dưỡng như hình thành chồi ở tảo vòng (Chara).
2.2.5.2. Sinh sản vô tính: Thực hiện bằng sự hình thành các bào tử chuyên hóa,
có roi hoặc không có roi. Các bào tử được hình thành trong bào tử phòng (túi bào
tử). Bào tử nẩy mầm thành tản mới.
2.2.5.3. Sinh sản hữu tính: Thực hiện bằng sự kết hợp của những tế bào chuyên
hóa gọi là giao tử. Tùy theo mức độ giống nhau hay khác nhau của các giao tử
mà phân biệt 3 hình thức sinh sản hữu tính là đẳng giao, dị giao và noãn giao.
Hợp tử được hình thành sau khi kết hợp giao tử hoặc thụ tinh sẽ nẩy mầm trực
tiếp thành tản mới hoặc qua giai đoạn trung gian.
Ở một số tảo chưa tiến hóa (như ở bộ Volvocales) quá trình hữu tính tiến hành
bằng sự kết hợp toàn vẹn của cả cơ thể (gọi là sự toàn giao = hologamy). Ngoài
ra một số tảo khác lại có quá trình sinh sản hữu tính đặc biệt theo lối tiếp hợp
(zygogamy) giữa 2 tế bào sinh dưỡng và không tạo thành giao tử (như ở Rong
nhớt Spirogyra).
Sự xen kẽ thế hệ (hay giao thế hình thái) ở tảo có thể là đồng hình hoặc dị hình.
2.2.6. Môi trƣờng phân bố


17


Ở đâu có nước ở đó có tảo. Tảo thường sống ở trong nước ngọt hay nước mặn,
trôi nổi tự do trong lớp nước ở trên mặt, có trong thành phần của các sinh vật phù
du (plankton), cũng có khi chúng sống bám vào đáy hay các giá thể khác ở dưới
nước hoặc nằm tự do ở dưới đáy, tham gia vào nhóm sinh vật đáy (benthos).
Nhiều tảo còn sống trên cạn (trên đất, đá, thân cây...), sống trên băng tuyết...
2.2.7. Vài nét về Biogas
Biogas (khí sinh học) là một sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí các chất
hữu cơ và đã được coi là một năng lượng để thay thế. Biogas được sử dụng trong
các hộ gia đình để nấu nướng, thắp sáng, sưởi ấm,… Ở quy mô lớn hơn, Biogas
được dùng để chạy máy phát điện. Theo Lê Hoàng Việt (1998) Biogas là nguồn
năng lượng có tiềm năng lớn nhất; Nguyên liệu cho quá trình ủ Biogas là phân
người, phân gia súc hay phế phẩm nông nghiệp,… Ở đồng bằng sông Cửu Long,
nguyên liệu của quá trình ủ Biogas thường là phân heo.
Theo Lăng Ngọc Huỳnh (2000) lượng phân heo mỗi ngày cho ra :
Heo (Kg)

Phân (Kg)

<10
15-45
45-100

0,5-1
1-3
3-5


Nước tiểu
(Kg)
0,3-0,7
0,7-2
2-4

Thông thường với túi ủ 10m thì ta cần khoảng 200kg phân heo để ủ lượng phân
nạp cho túi ủ (Lê Hoàng Việt, 1998).
Sản phẩm của quá trình sinh ra là:
CH4: 55-65%
N2: 35-45%
H2: 0-1%
H2S: 0-1%
Chất Biogas bao gồm cả chất rắn và nước thải vẫn còn chứa lượng hữu cơ khá
cao (BOD=1200-1500ppm) (Lê Hoàng Việt, 1998) và có khả năng gây ô nhiễm

18


môi trường nước. Chất thải Biogas chứa nhiều muối dinh dưỡng vô cơ như đạm,
lân sẽ được sử dụng bón cho ao nuôi thủy sản, ao nuôi tảo, ruộng,…
2.2.8. Đặc điểm môi trƣờng nƣớc
Môi trường nước là một cấu thành của môi trường sống trong thiên nhiên và là
môi trường có diện tích lớn nhất. Thuỷ quyển đến 71% diện tích trái đất, trong đó
biển và đại dương chiếm tới 99,5% còn mặt nước ngọt nội địa chiếm 0,5%.
Trong nghề nuôi thuỷ sản, chất lượng nước được xem là một trong những yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật
(Dương Trí Dũng, 2003). Đặc biệt là mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng nước
và các loài thủy sinh vật đang tồn tại trong thủy vực. Do đó, để đánh giá chất
lượng nước trong nuôi thuỷ sản, ta thường tập trung vào một vài yếu tố lý hoá

sau:
2.2.8.1. Độ pH
Tính acid hay tính kiềm của một dung dịch có thể đặc trưng bằng nồng độ ion
[H+], (Huỳnh Quốc Tịnh, 2003).
pH=-log [H+]
pH có giá trị biến thiên trong khoảng 0-14. Dung dịch có giá trị nhỏ hơn 7 là
dung dịch có tính acid, bằng 7 là dung dịch bảo hòa, lớn hơn 7 là dung dịch kiềm.
pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đối với thủy sinh vật. Thủy sinh vật có mức chịu đựng với pH riêng biệt và với
nhiều ảnh hưởng gián tiếp của nó. Tảo lam Cocochlois peniocystis có thể quang
hợp ở pH 7-10,…(Dương Trí Dũng, 2003). Khi pH quá cao hay quá thấp sẽ làm
thay đổi thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá trình trao đổi muối – nước
giữa cơ thể với môi trường ngoài. Do đó pH là nhân tố quyết định giới hạn phân
bố của loài thủy sinh vật.
2.2.8.2. Nhiệt độ
Nguồn nhiệt làm cho nước ấm của thuỷ vực lên là năng lượng ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra, còn có thể do khả năng sinh ra trong quá trình oxy hóa các hợp chất

19


hữu cơ vô cơ trong nước và nền đáy của thủy vực nhưng không đáng kể so với
năng lượng mặt trời cung cấp.
Do đó, nhiệt độ của nước thay đổi theo vị trí địa lý của thủy vực, theo mùa, theo
thời tiết, theo ngày đêm. Trong đó, nhiệt độ thay đổi theo ngày đêm gắn liền với
nhiệt độ chiếu sáng của mặt trời trong ngày.
Thủy sinh vật thường xuyên chịu đựng ở mức biến động hẹp về nhiệt độ hơn là
động vật trên cạn (Dương Trí Dũng, 2003). Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng rất
mạnh mẽ đến môi trường sống như: sinh dưỡng, sinh sản và di cư của thủy sinh
vật, đặc biệt là đối với cá vì cá là động vật biến nhiệt.

2.2.8.3. Độ kiềm
Độ kiềm của nước là khả năng của nước để trung hòa ion H+ (Quỳnh Quốc Tịnh,
2003).
Nước biển tự nhiên thường có độ kiềm cao cho thấy nguồn cung cấp ion
Carbonat va và ion Bicarbonate dồi dào. Khi trong ao có độ kiềm quá thấp, quá
trình hấp thu hay phóng thích CO2 của thực vật phù du có thể làm cho pH của
nước dao động rất lớn.
2.2.8.4. Độ đục
Độ đục là khả năng ngăn cản ánh sáng xuyên qua của nước (Huỳnh Quốc Tịnh,
2003). Độ đục trong nước là do các hạt rắn lơ lửng, các chất hữu cơ phân rã hoặc
do các động thực vật sống trong môi trường nước gây nên. Độ đục càng lớn thì
khả năng ánh sáng chiếu qua cột nước càng giảm, dẫn đến quá trình quang hợp
trong nước bị yếu đi, nồng độ oxy hòa tan trong nước nhỏ và môi trường trở nên
kỵ khí, ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật thủy sinh.
2.2.8.5. Oxy hòa tan (DO)
DO là hàm lượng oxy có trong một lít dung dich ở nhiệt độ và áp suất xác định.
Oxy là chất khí quan trọng nhất và cần thiết cho thủy sinh vật. Hệ số khuếch tán
của oxy trong không khí là 11, còn trong nước là 34.10 -6. Do đó dễ đưa đến hiện
tương thiếu oxy cục bộ trong thủy vực. Hơn nữa, trong thủy quyển oxy hoà tan

20


chiếm 3,4% thể tích, còn trong khí quyển nó chiếm tới 20,98% (Huỳnh Quốc
Tịnh, 2003).
Trong thủy vực, nguồn cung cấp oxy chủ yếu là do quang hợp của thủy sinh thực
vật và sự khuếch tán từ không khí vào. Nhưng quá trình làm mất oxy trong thủy
vực do sự phân hủy của hợp chất hữu cơ, sự hô hấp của thủy sinh vật,… Vì vậy
lượng oxy hòa tan có liên quan đến nhiều yếu tố cùng tồn tại với nó trong nước.
Ngoài lượng oxy hòa tan vào thủy vực, còn phụ thuộc vào mặt thoáng của thủy

vực, nhiệt độ, không khí,…
Hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu trong nước để đảm bảo cho hoạt động bình
thường của tôm cá là phải từ 3-4mg/l.
2.2.8.6. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá các hợp chất
hữu cơ trong nước thành CO2 và nước. Đây là một chỉ tiêu đánh giá sơ bộ mức
độ nhiễm bẫn của nguồn nước, nó biểu thị cả hàm lượng chất hữu cơ không thể
bị oxy hóa bằng vi khuẩn (Huỳnh Quốc Tịnh, 2003). Hàm lượng COD thích hợp
cho nuôi thủy sản là 15-30ppm, giới hạn tối đa cho phép là 35ppm (TCVN 59431995).
2.2.8.7. Hydrosufua (H2S)
Khí Hydrosufua tích tụ dưới nền đáy các thủy vực, trong thủy vực nước lợ, mặn
như nước biển và đại dương, nơi có nhiều ion SO 42- trong nước, H2S trong nước
hình thành thông qua quá trình phản ứng Sulfat hoá với sự tham gia của các vi
khuẩn yếm khí (Trương Quốc Phú, 2000). Trong điều kiện nhiệt độ cao và trong
thủy vực có nhiều hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh là điều kiện thuận lợi để H 2S
tạo thành.
Đặc tính của khí này có trong nước là làm cho nước có mùi trứng thối. Đây là
một khí cực độc đối với sinh vật. Nồng độ gây độc đối với tôm cá là 0,010,05mg/l, theo (TCVN 594-1995, cột B) thì hàm lương H2S cho phép trong nước
nuôi trồng thuỷ sản không vượt quá 0,005mg/l.
2.2.8.8. Các muối hòa tan trong nước

21


 N-NH4+
NH3 được cung cấp trong thủy vực từ quá trình phân huỷ bình thường của
protein, xác bã của động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật thủy
sinh hay từ phân bón vô cơ cũng như hữu cơ. NH 3 hình thành sẽ hòa tan trong
nước tạo thành NH4+. NH3 là khí rất độc đối với thủy sinh vật, còn NH4+ không
độc đối với sinh vật (Trương Quốc Phú, 2000).

Theo tiêu chuẩn nước biển ven bờ (TCVN 5943-1995), hàm lượng N-NH3 thích
hợp cho nuôi trồng thuỷ sản là 0,5mg/l.
 N-NO3Nitrat là một dạng đạm được thực vật hấp thu dễ dàng nhất và không độc đối với
thủy sinh vật. Hàm lượng NO3- có trong nước biển dao động từ 0,2-0,4mg/l, trong
các thủy vực nước ngọt, hàm lượng của chúng có thể lên đến hàng chục mg/l.
Nồng độ thích hợp cho các ao nuôi thủy sản là từ 2-3mg/l (Trương Quốc Phú,
2000).
 P-PO43Lân là yếu tố gới hạn đối với đời sống của thủy sinh thực vật, sức sản xuất của
thủy vực năng suất tôm, cá nuôi phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng lân trong nước.
Lân là một yếu tố dinh dưỡng hết sức cần thiết, không có nó thì không có thực
vật bậc cao và cả nguyên sinh động vật cũng không thể sống được. Ngoài ra, do
quá trình trao đổi chất, đặc biệt quá trình trao đổi protein chỉ tiến hành được khi
có sự tham gia của H 3PO4 và sự thiếu hụt của nó trong thủy vực còn hạn chế quá
trình phân hủy các chất hữu cơ bởi vi sinh vật (Trương Quốc Phú, 2000).
2.2.9. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài
- Theo Beant (1905) trong nghiên cứu về thủy hóa học biển, liên hệ sự phát triển
của thực vật nổi, động vật nổi.
- Bojsen – Jensen (1919) là người đầu tiên nêu lên nguyên lý tính năng suất sinh
học. Nguyên lý lượng Bojsen – Jensen dựa trên các nguyên lý biến động số
lượng các quần thể và thành phần của chúng.

22


- Barnov (1948), Winberg, Vineska (1956) đã tiến hành nghiên cứu năng suất
sinh học của vùng Leningrat, Beloruxia, lưu vực sông Vônga. -Wright và cộng
tác viên (1954), Haris (1940), Pennak (1949) với các công trình nghiên cứu cho
rằng độ bảo hòa oxy trong nước có quan hệ với sự phát triển của phiêu sinh thực
vật.
- Theo Stecmanm, Nielsien (1951 – 1952) dùng phương pháp đồng vị phóng xạ

xác định quang hợp ở vùng biển Đan Mạch.
- Đoàn Galathea (1957) đã tiến hành nghiên cứu thủy sinh vật ở các vùng sông
phía đông Thái Bình Dương.
- M.Rose (1962) là người đầu tiên công bố danh sách động vật và thực vật nổi ở
Việt Nam. Tổng cộng có 56 loài động vật và 42 loài thực vật phù du, trong đó có
46 loài Copepoda ở vùng biển ven bờ Việt Nam và vịnh Thái Lan.
- Ở Liên Xô (1965) Vinberg và Lrachon Vited U.P… nghiên cứu tác dụng của
phân bón đến thành phần và số lượng thủy sinh vật làm thức ăn cho cá.
- A . Shirota (1966) đã công bố danh sách kèm theo hình vẽ 701 loài sinh vật phù
du nước ngọt và 982 loài nước mặn ở ven bờ Huế trở vào.
- V . I . Uipenskaia (1966) nghiên cứu về sinh thái và sinh lý dinh dưỡng của tảo
nước ngọt,
- Bogrov – Zen Kevits (1971) đã nghiên cứu động vật phù du và động vật đáy
qua đó cho thấy rằng các vùng khác nhau thì sinh khối khác nhau và năng suất
khác nhau.
- W . T . Edmondron và G.G. Vinberg (1971) Richa rd A.Vollon Weider (1994)
đã nghiên cứu và giới thiệu về những phương pháp tính năng suất sinh học khu
vực nước.
- A .Y, Malia Repkaia và các cộng tác viên (1972) nghiên cứu về quan hệ giữa
tảo và trao đổi chất ở cá.
- Gôryurôva, Đêmica (1974) đã thống kê các loài tảo độc đối với cá.

23


- Becđichepsky Veringin, Eôgan sen (1977) đưa ra biện pháp tăng thức ăn tự
nhiên cho cá bằng phân bón (vô cơ hữu cơ và hổn hợp hữu cơ vô cơ).
- I . Sutoxuata (1978) đã nghiên cứu về mối quan hệ thức ăn của các sinh vật ở
dưới nước. - Sui (1980) Wognarovich (1979) Shang và Costapiere (1983), FAO
(1983) cho rằng quan hệ giữa thủy sinh vật với hệ thống nuôi gia súc có hiệu quả

hơn nuôi cá và gia súc độc lập.
2.2.10. Những nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc
Trước 1960 các công trình nghiên cứu về thực vật nổi ở Việt Nam có rất ít và hầu
như chỉ mang tính phân loại.
Từ 1960 đến 1975 ở miền Nam có các công trình nhiên cứu của Phạm Hoàng Hộ,
A.Shirota, Nguyễn Thanh Tùng.
Phạm Hoàng Hộ (1963, 1964) nghiên cứu tảo thủy vực ruộng lúa, kinh ao tỉnh
Cần Thơ, đã đưa ra danh mục 39 loài tảo. Trong đó tảo lam có 30 loài, tảo lục 2
loài, tảo họ characeae 7 loài, đa số loài tảo sống ở đáy, sống bám.
A.Shirota (1963, 1966) trong chương trình nghiên cứu hải ngoại của Nhật đã
công bố một quyển sách về sinh vật nổi nam Việt Nam với 388 taxon loài và
dưới loài. Trong đó tảo mắt 57 loài, tảo lục 152 loài, tảo lam 29 loài, tảo silic 103
loài, tảo roi lệch 4 loài, tảo vàng 4 loài. Tuy nhiên công tác nghiên cứu chưa
được thực hiện ở Tây nguyên và không có dẫn chứng xuất xứ của các taxon.
Trong luận văn bảo vệ tiến sĩ đệ tam cấp của Nguyễn Thanh Tùng (1967, 1970)
đã miêu tả 39 loài tảo sợi thuộc các chi Spirogyra, Zygnema, Zygnemopi,
Mougeotia bắt gặp trong các thủy vực suối, ao và ruộng lúa nam Việt Nam với
những đặc điểm sinh thái của chúng.
Năm 1966 ông A.Shirota cùng giáo sư Phạm Hoàng Hộ, tiến sĩ Hoàng Quốc
Trương nghiên cứu thủy sinh vật vùng Rạch Giá, Cần Thơ, Long Xuyên và nhiều
nơi khác ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ở mức phân loại và phân bố.
Năm 1968 Vũ Quang Nhung đã nêu chu kỳ bón phân vô cơ cho ao ương cá vào
ngày 9, 12, 18 và 21 kể từ sau lần bón đầu tiên. Bón như thế mới tạo được chu kỳ
phát triển đều đặn của thủy sinh vật ở trong ao.
24


Năm 1970 Phạm Văn Trăng với nghiên cứu về việc xử lý tốt dòng nước thải để
làm giàu nguồn thức ăn cho cá.
Ở miền Bắc Việt Nam, trong khoảng thời gian này các công trình nghiên cứu về

thực vật nổi nằm trong các công trình nghiên cứu thủy sinh học các đầm hồ tự
nhiên ở miền Bắc Việt Nam như hồ Tây, hồ Ba Bể, đầm Chính Cuông (từ 1961)
và các hồ chứa nhân tạo (1962) của các cơ quan nghiên cứu như Trạm nghiên
cứu cá nước ngọt Đình Bảng, Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, Trường Đại
Học Nông Nghiệp I Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu đã đóng góp cho sản xuất
thủy sản nước ngọt Bắc Việt Nam. Từ đó nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu tiếp
tục với thủy sinh học các thủy vực nội địa đã được đưa ra. Mặt hạn chế ở thời
điểm này về việc định loại thực vật nổi mới dừng lại ở mức độ chi (genus) và hầu
hết trong các báo cáo nội bộ ít được công bố.
Trong khoảng 3 thập niên gần đây có các công trình nghiên cứu của các nhà tảo
học như Nguyễn Văn Tuyên (1980) trong luận án phó tiến sĩ sinh học đã giám
định được 856 loài thực vật thuộc 7 ngành tảo nổi trong một số các thủy vực Bắc
Việt Nam.
Năm 1977– 1980 Trung tâm nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng đã phối hợp với
trường Đại Học Cần Thơ điều tra thủy lý hóa và thủy sinh vật trên sông Tiền
sông Hậu.
Năm 1979 Nguyễn Viết Trung nghiên cứu và ứng dụng vào việc ương cá bằng
nước thải thành phố Hà Nội.
Năm 1981 Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Trọng Nho nghiên cứu về năng suất
sinh học vực nước và đề ra biện pháp tăng năng suất sinh học thủy vực.
Năm 1982 Dương Đức Tiến trong điều tra sinh thái các thủy vực nước ngọt Việt
Nam công bố 1403 các taxon loài và dưới loài. Trong đó tảo lục 530 loài, tảo
silic 388 loài, tảo lam 344 loài, tảo mắt 78 loài, tảo giáp 30 loài, tảo vàng ánh 14
loài, tảo vòng 9 loài, tảo vàng 5 loài và tảo đỏ 4 loài.

25


×