Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Đặc Điểm Phiêu Sinh Thực Vật Trong Ao Nuôi Cá Sặc Rằn Sử Dụng Phân Heo Trực Tiếp Ở Mỹ Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.96 MB, 196 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TNTN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
. . .0O0. . .

HUỲNH KIỀU LINH

ĐẶC ĐIỂM PHIÊU SINH THỰC VẬT
TRONG AO NUÔI CÁ SẶC RẰN
SỬ DỤNG PHÂN HEO TRỰC TIẾP
Ở MỸ PHỤNG – PHONG ĐIỀN –
TP. CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Cán bộ hướng dẫn:
TRẦN CHẤN BẮC

1


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tại trƣờng Đại học Cần Thơ chúng em xin trân trọng
bày tỏ lòng cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian chúng em học tập và nghiên cứu dƣới mái trƣờng đại học. Qua suốt thời gian
thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành gởi lời biết ơn đến:
Thầy Trần Chấn Bắc – Bộ môn Khoa học môi trƣờng, đã tận tình chỉ dạy và
quan tâm giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy, cô, anh, chị ở Bộ môn Khoa học môi trƣờng, Khoa Môi trƣờng &
TNTN trƣờng Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.


Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những ngƣời thân và tất
cả các bạn bè đã động viên, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập trên giảng đƣờng đại học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trong bài còn nhiều sai sót em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để
bài luận văn hoàn chỉnh hơn.
Cần thơ, ngày 07 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Kiều Linh

i


TÓM LƢỢC
Qua nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm phiêu sinh thực vật trong ao nuôi cá sặc
rằn sử dụng phân heo trực tiếp ở ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TP. Cần Thơ” với
2 chu kỳ thu mẫu, tiến hành thu tại 5 điểm trong ao và 1 điểm đối chứng.
Về thành phần giống loài tôi đã xác định đƣợc 235 loài tảo. Trong đó:
o Tảo khuê có thành phần giống loài phong phú nhất 99 loài và chiếm
42.13% tổng số loài.
o Tảo lục có 76 loài chiếm 32.34% tổng số loài.
o Tảo mắt có 41 loài chiếm 17.45% tổng số loài.
o Tảo lam có 16 loài chiếm 6.80% tổng số loài.
o Tảo giáp có 3 loài chiếm 1.28% tổng số loài.
Về sinh lƣợng tảo tôi đã xác định đƣợc:
o Tảo mắt có số lƣợng chiếm ƣu thế nhất. Mật độ trung bình tảo mắt dao
động trong khoảng 1314 – 12061 cá thể/ml (ct/ml).
o Mật độ trung bình tảo lục dao động trong khoảng 455 – 6855 (ct/ml).
o Mật độ trung bình tảo khuê dao động trong khoảng 362 – 2867 (ct/ml).
o Mật độ trung bình tảo lam dao động trong khoảng 183 – 2029 (ct/ml).

o Mật độ trung bình tảo giáp dao động trong khoảng 0 – 99 (ct/ml).
Chỉ số đa dạng Shannon biến động từ 3.28 đến 2.89. Theo Stau et al., (1970)
– các thủy vực nghiên cứu nƣớc từ sạch đến hơi ô nhiễm. Điều này cần có sự
lƣu ý đến nguồn nƣớc để có thể cải tạo tốt cho ao nuôi.

ii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm tạ ....................................................................................................... i
Tóm lƣợc ........................................................................................................ii
Mục lục .........................................................................................................iii
Danh sách hình ............................................................................................. vi
Danh sách bảng ...........................................................................................viii
Chƣơng 1: Giới thiệu ................................................................................... 1
Chƣơng 2: Lƣợc khảo tài liệu ..................................................................... 3
2.1 Một vài nét sơ lƣợc về địa điểm nghiên cứu.................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lí .................................................................................... 3
2.1.2 Diện tích ....................................................................................... 3
2.1.3 Dân số .......................................................................................... 3
2.2 Lƣợc sử thực vật phù du nƣớc ngọt................................................. 3
2.3 Tổng quan một số loài tảo thƣờng gặp trong thủy vực.................. 6
2.3.1 Tảo khuê (Bacillariophyta) .......................................................... 8
2.3.2 Tảo lục (Chlorophyta) ................................................................ 10
2.3.3 Tảo mắt (Euglenophyta)............................................................. 12
2.3.4 Tảo lam (Cyanophyta) ............................................................... 14

2.3.5 Tảo giáp (Pyrrophyta) ................................................................ 18
2.3.6 Tảo vàng ánh (Chrysophyta) ...................................................... 19
2.3.7 Tảo vàng (Xanthophyta)............................................................. 20
2.3.8 Tảo nâu (Phaeophyta) ................................................................ 20
2.3.9 Tảo đỏ (Rhodophyta) ................................................................ 21
2.3.10 Tảo vòng (Charophyta) ............................................................ 22
2.4 Đặc điểm sinh thái, sinh học của cá sặc rằn .................................. 24
2.4.1 Phân bố ....................................................................................... 24
2.4.2 Sự thích nghi với môi trƣờng ..................................................... 25
iii


2.4.3 Sự sinh trƣởng, phát triển và tính ăn .......................................... 25
2.4.4 Sinh học sinh sản cá ................................................................... 26
2.4.5 Dinh dƣỡng ................................................................................ 26
2.5 Vài nét về phân heo ......................................................................... 27
2.6 Một số yếu tố mt đối với tv thủy sinh ............................................ 28
2.6.1 Ánh sáng .................................................................................... 28
2.6.2 Nhiệt độ ...................................................................................... 29
2.6.3 Chất dinh dƣỡng ......................................................................... 30
2.6.4 Độ đục và độ trong .................................................................... 33
2.6.5 pH ............................................................................................... 34
2.6.6 Oxi hòa tan (DO)........................................................................ 36
2.6.7 Hidrosulfure (H2S) ..................................................................... 37
2.6.8 Màu nƣớc .................................................................................. 38
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 42
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 42
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ................................................................. 42
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu .................................................................. 42
3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................ 42

3.2.1 Phƣơng tiện thu và phân tích mẫu.............................................. 42
3.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................ 43
3.3 Phƣơng pháp xử lí số liệu ............................................................... 44
Chƣơng 4: Kết quả và thảo luận .............................................................. 45
4.1 Sự biến động thành phần giống loài phiêu sinh thực vật ............ 45
4.2 Sự biến độ về mật độ phiêu sinh thực vật ..................................... 58
4.2.1 Sự biến động về số lƣợng phiêu sinh thực vật tại các điểm thu mẫu ở
chu kì 1 65
4.2.2 Sự biến động về số lƣợng phiêu sinh thực vật tại các điểm thu mẫu ở
chu kì 2 70
4.3 Kết quả chỉ số đa dạng giữa các điểm thu mẫu ........................... 76
iv


Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị ............................................................. 78
5.1 Kết luận ........................................................................................... 78
5.2 Kiến nghị .......................................................................................... 80
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Kết quả định tính mẫu phiêu sinh thực vật.
Phụ lục 2: Kết quả định lƣợng mẫu phiêu sinh thực vật
Phụ lục 3: Bảng tổng hợp thành phần giống loài.
Phụ lục 4: Kết quả tổng hợp định lƣợng mẫu phiêu sinh thực vật.
Phụ lục 5: Chỉ số đa dạng tại các điểm thu mẫu.
Phụ lục 6: Kết quả định lƣợng phiêu sinh thực vật tại ao nuôi cá sặc rằn có sử
dụng nƣớc thải từ túi ủ biogas.
Phụ lục 7: Kết quả phân tích thủy hóa trong ao nuôi
Phụ lục 8: Hình nơi thu mẫu và các ngành tảo trong phân tích

v



DANH SÁCH HÌNH
Nội dung

Trang

Hình 1: Quá trình sinh sản của tảo khuê ........................................................ 9
Hình 2: Ảnh hƣởng của pH đến đời sống cá ............................................... 35
Hình 3: Sự tăng và giảm lƣợng DO trong ao cá giàu dinh dƣỡng ............... 37
Hình 4: Các điểm thu mẫu trong ao ............................................................. 43
Hình 5: Sự biến động mật độ tảo ở các điểm theo thời gian thu mẫu trong
chu kì 1 ............................................................................................................. 59
Hình 6: Sự biến động mật độ tảo ở các điểm theo thời gian thu mẫu trong
chu kì 2 ............................................................................................................. 60
Hình 7: Sự biến động mật độ tảo trong từng ngành theo thời gian thu mẫu
ở chu kì 1 .......................................................................................................... 62
Hình 8: Sự biến động mật độ tảo trong từng ngành theo thời gian thu mẫu
ở chu kì 2 ......................................................................................................... 63
Hình 9: Sự biến động mật độ tảo theo thời gian thu mẫu của điểm 1 trong
chu kì 1 ............................................................................................................. 65
Hình 10: Sự biến động mật độ tảo theo thời gian thu mẫu của điểm 2 trong
chu kì 1 ............................................................................................................ 66
Hình 11: Sự biến động mật độ tảo theo thời gian thu mẫu của điểm 3 trong
chu kì 1 ............................................................................................................. 67
Hình 12: Sự biến động mật độ tảo theo thời gian thu mẫu của điểm 4 trong
chu kì 1 ............................................................................................................ 68
Hình 13: Sự biến động mật độ tảo theo thời gian thu mẫu của điểm 5 trong
chu kì 1 ............................................................................................................ 68
Hình14: Sự biến động mật độ tảo theo thời gian thu mẫu của điểm 1 trong
chu kì 2 ............................................................................................................. 70

Hình 15: Sự biến động mật độ tảo theo thời gian thu mẫu của điểm 2 trong
chu kì 2 ............................................................................................................. 71
vi


Hình 16: Sự biến động mật độ tảo theo thời gian thu mẫu của điểm 3 trong
chu kì 2 ............................................................................................................ 72
Hình 17: Sự biến động mật độ tảo theo thời gian thu mẫu của điểm 4 trong
chu kì 2 ............................................................................................................ 74
Hình 18: Sự biến động mật độ tảo theo thời gian thu mẫu của điểm 5 trong
chu kì 2 ............................................................................................................ 74

vii


DANH SÁCH BẢNG
Nội dung

Trang

Bảng 1: Đánh giá chất lƣợng nƣớc theo chỉ số đa dạng ................................ 6
Bảng 2: Số lƣợng các chi, loài, dƣới loài và các dạng tảo nƣớc ngọt Việt Nam
theo các ngành phân loại .................................................................................. 24
Bảng 3: Phân biệt cá đực và cá cái bằng một số chỉ tiêu ............................. 26
Bảng 4: Lƣợng phân heo và nƣớc tiểu mỗi ngày thải ra ............................. 27
Bảng 5: Màu nƣớc ...................................................................................... 40
Bảng 6: Một số tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc trong nuôi trồng thủy sản ...... 41
Bảng 7: Tỷ lệ thành phần loài trong 2 chu kì thu mẫu ................................ 45
Bảng 8: Tỷ lệ thành phần loài ở các điểm thu mẫu trong chu kì 1 .............. 46
Bảng 9: Tỷ lệ thành phần loài ở các điểm thu mẫu trong chu kì 2 .............. 46

Bảng 10: Biến động thành phần loài PSTV ở đối chứng ............................ 49
Bảng 11: Biến động thành phần loài PSTV ở điểm 1 ................................. 51
Bảng 12: Biến động thành phần loài PSTV ở điểm 2.................................. 52
Bảng 13: Biến động thành phần loài PSTV ở điểm 3.................................. 54
Bảng 14: Biến động thành phần loài PSTV ở điểm 4.................................. 55
Bảng 15: Biến động thành phần loài PSTV ở điểm 5.................................. 56
Bảng 16: Trung bình chỉ số đa dạng tại các điểm trong 2 chu kì thu mẫu . 76

viii


ix


Chƣơng 1

GIỚI THIỆU
Hiện nay, ngành nuôi trồng thuỷ sản đang đóng vai trò khá cao trong nền
kinh tế của nƣớc ta. Nuôi trồng thuỷ sản không những đem lại nguồn thực phẩm
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở trong nƣớc mà còn dùng để xuất khẩu. Bên
cạnh đó, vai trò môi trƣờng trong nuôi trồng thuỷ sản đƣợc chú ý nhiều trong những
năm gần đây nhằm hạn chế gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt của môi trƣờng xung
quanh, đó là mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Nuôi trồng thuỷ sản bền vững là
mô hình đƣợc xây dựng hệ thống nuôi gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái và có
hiệu quả kinh tế cao.
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng châu thổ phì nhiêu với sông nƣớc
mênh mông, đƣợc thiên nhiên ban tặng cho một hệ thống sông ngòi chằng chịt, đây
là một điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế rất lớn cả về nông nghiệp,
công nghiệp, du lịch, dịch vụ… và đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản.
Ngày 27/03/2009, tại vƣờn du lịch Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP.Cần

Thơ đã diễn ra Hội thảo Phát triển nông thôn dựa trên cơ chế sản xuất sạch do Trung
tâm Nghiên cứu quốc tế Nhật Bản về Khoa học nông nghiệp (JIRCAS) và Trƣờng
Đại học Cần Thơ (ĐHCT) phối hợp tổ chức. Dự án nghiên cứu tính khả thi của mô
hình phát triển nông thôn dựa trên cơ chế phát triển sạch ở ĐBSCL do Khoa Môi
trƣờng & TNTN (ĐHCT) phối hợp với JIRCAS đồng tổ chức thực hiện từ
01/04/2008 đến 31/03/2011 tại vùng trọng điểm thuộc ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh,
huyện Phong Điền. Mục tiêu nghiên cứu nhằm góp phần vào sự phát triển nông thôn
bền vững bằng cách mở rộng các công nghệ kỹ thuật mới bao gồm việc áp dụng mô
hình VACB (vƣờn - ao - chuồng - biogas) cho ngƣời dân và tiến hành dự án CDM
(cơ chế sản xuất sạch) để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính thông qua mô hình
này (www.tnmthainguyen.gov.vn).

1


Thông qua mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững thì việc sử dụng chất thải
từ chăn nuôi cho ao nuôi cá sẽ giúp hạn chế việc xả thải trực tiếp nguồn nƣớc bẩn ra
sông, đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn cho cá. Hay nói cách khác chất
thải từ chăn nuôi là nguồn cung cấp chất hữu cơ phong phú cho thành phần phiêu
sinh thực vật trong ao nuôi cá. Các loại cá nuôi chủ yếu trong mô hình này là các
loại cá ăn phiêu sinh, mùn bã hữu cơ nhƣ: sặc rằn, điêu hồng, tai tƣợng… Trong đó
với những ƣu thế vƣợt trội của mình thì cá sặc rằn đã đƣợc đông đảo ngƣời dân ở
đây chọn nuôi.
Song song với mặt tích cực là nguồn lợi từ cá mang lại, thì việc thải trực tiếp
chất thải chăn nuôi vào ao nuôi cá có thể gây ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy cần xác
định lƣợng chất thải cho vào ao nuôi thích hợp để đảm bảo tỷ lệ sống và tăng trƣởng
cao cho cá thông qua việc xác định thành phần phiêu sinh thực vật có trong ao. Do
đó, đề tài: “Đặc điểm Phiêu Sinh Thực Vật trong ao nuôi cá sặc rằn sử dụng phân
heo trực tiếp ở Mỹ Phụng – Phong Điền – Tp. Cần Thơ” đƣợc thực hiện.
Mục tiêu tổng quát:

Tìm hiểu sự ảnh hƣởng của môi trƣờng nƣớc khi cho phân heo trực
tiếp vào ao nuôi cá sặc rằn, nhằm tìm điều kiện thích hợp nhất cho sự phát
triển và tăng trƣởng cho cá.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định thành phần, số lƣợng phiêu sinh thực vật trong ao nuôi cá có sử
dụng phân heo trực tiếp. Thông qua kết quả phân tích đƣợc cho biết vai trò và
sự ảnh hƣởng của tảo trong ao đến cá.
Nội dung nghiên cứu:
o Xác định thành phần giống loài và sinh lƣợng phiêu sinh thực vật.
o Đánh giá biến động thành phần loài trong thuỷ vực nghiên cứu.
o Xác định chỉ số đa dạng Shannon H’ của phiêu sinh thực vật trong thủy
vực nghiên cứu để biết đƣợc những hạn chế và ảnh hƣởng của chúng
trong thủy vực.

2


Chƣơng 2

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Một vài nét sơ lƣợc về địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Ấp Mỹ Phụng – Xã Mỹ Khánh - Huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ.
o Phía Bắc giáp xã Giai Xuân.
o Phía Tây giáp xã Nhơn Ái.
o Phía Nam giáp ấp Mỹ Hoà, xã Mỹ Khánh.
o Phía Đông giáp ấp Mỹ Long, xã Mỹ Khánh.
2.1.2 Diện tích
Tổng diện tích đất Mỹ Phụng: 160 ha. Trong đó:
o Đất vƣờn 113 ha chiếm 71% tổng diện tích đất.

o Đất ruộng 33 ha chiếm 21% tổng diện tích đất.
o Đất sử dụng cho mục đích khác: 14 ha chiếm 8% tổng diện tích đất.
2.1.3 Dân số
Dân số: 1.137 ngƣời gồm 272 hộ. Trong đó:
o Hộ vừa có ruộng vừa có vƣờn: 53 hộ chiếm 19% tổng số hộ.
o Hộ chỉ có vƣờn: 201 hộ chiếm 74% tổng số hộ.
o Hộ không có đất sản xuất: 18 hộ chiếm 7% tổng số hộ.
Toàn ấp chia thành 7 tổ nhân dân tự quản, có 32 hộ giàu chiếm 12%, 205 hộ
khá chiếm 75%, 13 hộ nghèo chiếm 5% theo tiêu chí mới, 22 hộ cận nghèo chiếm
8% trong tổng số hộ dân của ấp.
(Nguồn: UBMTTQVN xã Mỹ Khánh ban công tác mặt trận ấp Mỹ Phụng, 2008)
2.2 Lƣợc sử thực vật phù du nƣớc ngọt
Công trình đầu tiên về tảo ở Việt Nam do J. Loureiro viết năm 1973, ông đã
mô tả về tảo lục, Ulva pisum. Ngƣời Việt Nam nghiên cứu và công bố kết quả đầu
tiên chuyên về tảo lam, đó là Cao Ngọc Phƣơng (1964). Bà đã viết về 23 taxon tảo

3


lam sát mặt đất ở Sài Gòn và Đà Lạt, trong đó có 11 chi với 2 chi có tế bào dị hình
và 9 chi không có tế bào dị hình, 1 loài mới đối với khoa học: Phormidium
vietnamense và một thứ mới: Gloeocapsa punctata var. phamhoangii (Dương Đức
Tiến, 1996).
Tháng 01/1966, phân tích nƣớc hồ Hoàn Kiếm vào thời điểm nƣớc nở hoa,
nhà tảo học Hungari T.Hortobagyi (1967, 1968, 1969) đã xác định 24 taxon tảo lam
thuộc về 14 chi (1 chi có tế bào dị hình và 13 chi không có tế bào dị hình) (Dương
Đức Tiến, 1996).
Trong bài báo cáo về “Tảo lam cố định đạm trên đất trồng lúa miền Bắc Việt
Nam” của Dƣơng Đức Tiến (1977) đã công bố 13 loài tảo lam thuộc 6 chi (4 chi có
tế bào dị hình và 2 chi không có tế bào dị hình) với đặc điểm phân loại và khả năng

cố định đạm của chúng (Dương Đức Tiến, 1996).
Trƣớc năm 1960 các công trình nghiên cứu về thực vật nổi ở Việt Nam có rất
ít và hầu nhƣ chỉ mang tính chất phân loại. M.D. Bois, P. Petit (1904) công bố 38
loài tảo silic thu đƣợc trong đáy thuỷ vực nƣớc ngọt ở Nam Việt Nam. P. Fremy
(1927) đã mô tả hai loài tảo lam từ mẫu thu đƣợc của D. Gaumont khi nghiên cứu
tảo nổi ở miền Nam Việt Nam (Petelot, 1944) (Đặng Ngọc Thanh, 2002).
Từ 1960 đến 1975, ở miền Nam Việt Nam có các công trình nghiên cứu của
Phạm Hoàng Hộ, A. Shirota, Nguyễn Thanh Tùng (Đặng Ngọc Thanh, 2002).
Phạm Hoàng Hộ (1963, 1964, 1968) nghiên cứu tảo thuỷ vực ruộng lúa,
kênh, ao tỉnh Cần Thơ, đã đƣa ra danh mục 39 loài tảo, trong đó tảo lam có 30 loài,
tảo lục 2 loài, tảo thuộc họ Characeae 7 loài. Đa số thuộc loài tảo sống ở đáy, sống
bám (Đặng Ngọc Thanh, 2002).
A. Shirota (1963, 1966) trong chƣơng trình nghiên cứu hải ngoại của Nhật
Bản đã công bố một quyển sách về sinh vật nổi Nam Việt Nam với 388 taxon loài và
dƣới loài, trong đó tảo mắt – 57 loài, tảo lục – 152 loài, tảo lam – 29 loài, tảo silic –
103 loài, tảo roi lệch – 4 loài, tảo vàng – 43 loài. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu
chƣa đƣợc thực hiện ở Tây Nguyên và không có dẫn chứng xuất xứ của các taxon
(Đặng Ngọc Thanh, 2002).
4


Trong luận văn bảo vệ tiến sĩ đệ tam cấp của Nguyễn Thanh Tùng (1967,
1970) đã mô tả 39 loài tảo sợi thuộc các chi Spirogyra, Zygnema, Zygnemopis,
Mougetia bắt gặp trong các thuỷ vực suối, ao và ruộng lúa Nam Việt Nam với
những đặc điểm sinh thái của chúng (Đặng Ngọc Thanh, 2002).
Ở miền Bắc Việt Nam, trong khoảng thời gian này, các công trình nghiên cứu
về thực vật nổi nằm trong các công trình nghiên cứu thủy sinh học các đầm hồ tự
nhiên ở miền Bắc Việt Nam nhƣ Hồ Tây, hồ Ba Bể, đầm Chính Cuông (từ 1961) và
các hồ chứa nhân tạo (1962) của các cơ quan nghiên cứu nhƣ Trạm nghiên cứu cá
nƣớc ngọt Đình Bảng, Trƣờng Đại Học Tổng hợp Hà Nội, Trƣờng Đại Học Nông

Nghiệp I Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu đã đóng góp cho sản xuất thủy sản nƣớc
ngọt Bắc Việt Nam và từ đó, nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu tiếp tục với thủy sinh
học các thủy vực nội địa đã đƣợc đƣa ra. Mặt hạn chế ở thời điểm này là việc định
loại thực vật nổi mới dừng lại ở mức độ chi (genus) và hầu hết chỉ trong các báo cáo
nội bộ ít đƣợc công bố (Đặng Ngọc Thanh, 2002).
Trong khoảng ba thập niên gần đây có các công trình nghiên cứu của các nhà
tảo học nhƣ Nguyễn Văn Tuyên (1980) trong luận án phó tiến sĩ sinh học đã giám
định đƣợc 856 loài thực vật thuộc 7 ngành tảo nổi trong một số các thủy vực Bắc
Việt Nam. Năm 1982 Dƣơng Đức Tiến trong điều tra sinh thái các thủy vực nƣớc
ngọt Việt Nam công bố 1403 các taxon loài và dƣới loài trong đó tảo lục - 530 loài,
tảo silic - 388 loài, tảo lam - 344 loài, tảo mắt - 78 loài, tảo giáp - 30 loài, tảo vàng
ánh - 14 loài, tảo vòng - 9 loài, tảo vàng - 5 loài và tảo đỏ - 4 loài (Đặng Ngọc
Thanh, 2002).
Ở khu vực Bắc Trung Bộ có công trình nghiên cứu thực vật nổi ở hồ Kẻ Gỗ
(Hà Tĩnh) của Võ Hành (1983). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Phùng Thị Nguyệt
Hồng (1992) đã công bố 94 taxon tảo lam hầu hết thuộc lớp Hormogoneae và là
những dạng sợi (Đặng Ngọc Thanh, 2002).
Ngoài ra, cần phải kể đến những nghiên cứu về phân loại thực vật nổi ở vùng
nƣớc các cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy của các tác giả Trƣơng Ngọc
An, Hàn Ngọc Lƣơng (1970 – 1971). Kết quả đã giám định đƣợc 115 loài. Nguyễn
5


Văn Điều (1970 – 1971) đã nghiên cứu ở vùng cửa sông Cấm (Hải Phòng); Vũ
Trung Tạng và Đặng Thị Sy (1978, 1981) nghiên cứu ở các đầm phá phía Nam sông
Hƣơng; Vũ Thị Tám và Nguyễn Trọng Nho (1978 – 1980) nghiên cứu ở đầm Thị
Nại - Bình Định, đã giám định 135 loài thực vật nổi và ở đầm Phá - Phú Khánh
(1980), đã giám định đƣợc 116 loài thực vật nổi. Tôn Thất Pháp (1991 – 1993)
nghiên cứu ở đầm phá Tam Giang. Trong công trình nghiên cứu của Đặng Thị Sy
(1994 – 1995) và tảo silic vùng cửa sông ven biển, đã phát hiện đƣợc 307 loài và

dƣới loài (Đặng Ngọc Thanh, 2002).
Bảng 1: Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số đa dạng (Lê Văn Khoa, 2007)
Chỉ số đa dạng

Chất lƣợng nƣớc

<1

Rất ô nhiễm

1–2

Ô nhiễm

>2–3

Hơi ô nhiễm

> 3 – 4.5

Sạch

> 4.5

Rất sạch

(Nguồn : Stau et al., 1970)
2.3 Tổng quan một số loài tảo thƣờng gặp trong thủy vực
Nhóm phiêu sinh thực vật còn gọi là tảo, sống lơ lửng trong nƣớc, không có
khả năng bơi lội tích cực, sống trôi nổi nhờ sự thích ứng tỷ trọng của tảo trong môi

trƣờng hay chúng có những bộ phụ để gia tăng diện tích bề mặt. Tảo là những thực
vật bậc thấp, nghĩa là những thực vật bào tử có tản (cơ thể không phân chia ra thành
thân, lá và rễ), tế bào của chúng chứa diệp lục (Dương Đức Tiến & Võ Văn Chi,
1978).
Tảo phân bố rộng từ ở nơi ẩm ƣớt, nƣớc và thậm chí ở trong môi trƣờng
không khí. Diệp lục tố trong tế bào có khả năng quang hợp để tạo thành chất hữu cơ.
Ngoài diệp lục tố tảo còn có các sắc tố bổ trợ khác, làm cho các ngành tảo có màu
sắc khác nhau (Dương Trí Dũng, 2009).
Các tế bào tảo quang hợp nhỏ và vi khuẩn lam trôi nổi trong nƣớc đƣợc gọi là
thực vật phù du (phytoplankton) là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn của các sinh
6


vật dị dƣỡng ở đại dƣơng cũng nhƣ nƣớc ngọt. Tảo có vai trò quan trọng trong chu
trình cacbon, biến đổi carbon dioxid thành carbonhydrat nhờ quang hợp và thành
canxi carbonat nhờ sự hóa canxi (Nguyễn Bá, 2007).
Tảo phổ biến trong các đại dƣơng, các thủy vực nƣớc ngọt và cả trong đất.
Tảo giữ vai trò trong các hệ sinh thái nhƣ là sinh vật sản xuất. Vai trò của tảo trong
hệ sinh thái cũng giống nhƣ thực vật trên đất liền (Nguyễn Bá, 2007).
Tảo có cấu trúc hết sức đa dạng, bao gồm những đơn bào, tập đoàn đa bào
với những loài có kích thƣớc lớn và cấu tạo khác nhau. Đây là nhóm thực vật thuỷ
sinh phong phú nhất. Kích thƣớc từ vài µ (Chlorella), vài chục mét (Sargassum) đến
vài trăm mét (Macrocystis) (Dương Trí Dũng, 2009).
Tảo có nhiều hình thức sinh sản khác nhau, tuỳ thuộc vào các loài nhƣ: sinh
sản dinh dƣỡng, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
Sinh sản dinh dưỡng: Thực hiện bằng những phần riêng rẽ của cơ thể,
thƣờng không chuyên hoá chức năng sinh sản.
Sinh sản vô tính: Là hình thức sinh sản phổ biến ở tảo. Thực hiện bằng
cách hình thành các bào tử chuyên hoá, hay phân đôi cơ thể.
Sinh sản hữu tính: Thực hiện thông qua tế bào sinh dục gọi là giao tử. Giao

tử đực và giao tử cái phối hợp nhau tạo thành hợp tử và phát triển tạo thành
tảo mới (Dương Trí Dũng, 2009).
Sự hiện diện của loài Phytoplankton là rất quan trọng, đây là hệ thống vi tảo,
là chất chỉ thị môi trƣờng ao nuôi nhạy cảm, nhanh và chính xác nhất (Nguồn:
www.ebook.edu.vn - Kĩ thuật nuôi tảo khuê).
Một số thực vật nổi có khả năng chỉ thị cho nước bị ô nhiễm bởi:
o Ô nhiễm chất hữu cơ (gây suy giảm nồng độ oxi hòa tan).
o Nƣớc bị phú dƣỡng hóa.
o Ô nhiễm do hóa chất độc (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, hydrate
dị vòng).
o Ô nhiễm do dầu mỡ.
(Nguồn: Lê Văn Khoa, 2007)
7


2.3.1 Tảo khuê (Bacillariophyta)
Tảo khuê - tảo silic - là tảo đơn bào hay tập đoàn, giữ vai trò quan trọng trong
nhóm thực vật phù du. Ngƣời ta ƣớc tính đến 25 phần trăm tổng sản phẩm sơ cấp
của cả Trái đất là của tảo khuê phù du và đó là nguồn thức ăn đầu tiên cho động vật
ở nƣớc biển cũng nhƣ nƣớc ngọt. Tảo khuê cung cấp chủ yếu carbonhydrat, acid
béo, sterol và vitamin cho động vật (Nguyễn Bá, 2007).
Sắc thể ngoài diệp lục còn có chất sắc màu vàng là khuê tảo tố
(Diatomin), chất dữ trự là dầu, giữa tế bào có không bào lớn. Khuê tảo di động
đƣợc do tiết chất nhầy qua khe hở của 2 nắp . Ngoài ra, tảo khuê có một hoặc
hai đƣờng sống ở giữa tùy theo loài. Vỏ giáp bên ngoài trơn, có u hay có vân
(Lam Mỹ Lan, 2000).
Khuê tảo có khoảng 250 chi và tới 104.000 loài còn sống và tin rằng số lƣợng
này còn tăng hơn nhiều. Có tới hàng ngàn loài đã tuyệt chủng đƣợc biết qua các vết
tích silicat lƣu trữ trong vách tế bào (Nguyễn Bá, 2007).
Tảo silic không có roi ngoại trừ một số giao tử đực. Tảo silic có vách gồm hai

mảnh vỏ úp chồng lên nhau giống nhƣ cái hộp petri, cấu tạo từ chất trùng hợp opalin
silic (SiO2. nH2O). Dƣới kính hiển vi điện tử có thể thấy trên vỏ có nhiều đƣờng nét,
lỗ, hoa văn mà một số nối với chất nguyên sinh bên trong với môi trƣờng ngoài. Các
loài khác nhau có kiến trúc hoa văn khác nhau và trong phần lớn trƣờng hợp hai
mảnh của vỏ có cùng một kiểu hoa văn, nhƣng cũng có trƣờng hợp có thể khác nhau
(Nguyễn Bá, 2007).
Tảo khuê sống tự dƣỡng là chính, thích ánh sáng yếu. những vùng biển
có độ sâu 350cm, một số loài tảo khuê vẫn sống đƣợc những tảo chuyển sang
dị dƣỡng (Lý Khải Dân & Nông Quang Minh, 2005).
Sinh sản của tảo khuê chủ yếu là dinh dƣỡng bằng cách phân chia tế bào. Khi
phân chia tế bào thì mỗi tế bào con nhận đƣợc một nửa phần vỏ của tế bào mẹ và tạo
nên một nửa mới. Do vậy kết quả là một trong hai tế bào con có kích thƣớc nhỏ hơn
tế bào mẹ và sau những chuỗi phân chia lâu dài, kích thƣớc của quần thể sẽ giảm

8


xuống. Và khi kích thƣớc quần thể đã giảm tới mức báo động thì ở một số tảo sẽ xảy
ra sinh sản hữu tính (Nguyễn Bá, 2007).

Hình 1: Quá trình sinh sản của tảo khuê
(Nguồn: www.ebook.edu.vn - Kĩ thuật nuôi tảo khuê)
Khi gặp điều kiện bất lợi nhƣ thiếu dinh dƣỡng khoáng thì tảo silic biển cũng
nhƣ ở đáy có thể ở trạng thái nghỉ. Lúc đó tế bào có vỏ dày và sẵn sàng rơi xuống
đáy. Khi có đầy đủ thức ăn thì tế bào sẽ nảy mầm. Tảo khuê phát triển phong phú
nhất vào mùa xuân và mùa thu (Nguyễn Bá, 2007).
Một số loài làm thức ăn cho ấu trùng thủy sản và tích lũy vỏ silic dƣới đáy.
Một số có khả năng tiết chất độc hoặc có gai dài làm nghẽn mang cá, khi nở hoa
cạnh tranh O2, gây ô nhiễm môi trƣờng. Tảo khuê sống cả nƣớc mặn lẫn nƣớc ngọt,
trên bờ đá, bề mặt hay trong đất. Chiếm ƣu thế trong thành phần phiêu sinh và bám

đáy (Nguồn: www.ebook.edu.vn - Kĩ thuật nuôi tảo khuê).
Tảo khuê phân bố rộng trong các thủy vực nƣớc ngọt nhƣ ao, hồ, sông,
suối và ở vùng nƣớc mặn. Một số loài tảo sống trong đất hoặc trên cạn, trên
các loài tảo khác hay thực vật thƣợng đẳng. Một số loài sống ở đáy. Tảo khuê
thay đổi hình dạng theo mùa. Một số loài tảo khuê chỉ xuất hiện theo mùa nhất
định nhƣ Coscinodiscus phát triển mạnh vào mùa hè và mùa thu (Lam Mỹ Lan,
2000).
9


Tảo khuê thích nghi với đời sống trôi nổi bằng cách làm nhẹ cơ thể nhờ
các giọt dầu, bọt khí bên trong cơ thể tăng diện tích tiếp xúc bằng cách thành
lập các phụ bộ nhƣ vân, gia hay tiết ra chất nhầy hoặc kết hợp thành quần thể.
Khuê tảo nƣớc ngọt cũng nhƣ ở biển đều là phần quan trọng của thực vật phù
du, giá trị của tảo khuê rất lớn. Tảo khuê là thành phần thức ăn chủ yếu của
động vật phiêu sinh, nhuyễn thể, tôm, cá ăn thực vật và một số cá sống đáy.
Khi chết, tảo khuê không tiêu hủy mà lắng xuống đáy tạo thành Diatomit có
giá trị cao dùng làm đá mài kim loại, dùng trong công nghiệp lọc dầu hoặc làm
nguyên liệu cách âm. Tảo khuê cũng gây hiện tƣợng nở hoa nƣớc làm pH
trong nƣớc thấp nhƣng tảo không gây độc (Lam Mỹ Lan, 2000).
Ngoài ra, tảo khuê còn là những sinh vật chỉ thị môi trƣờng: Cho biết độ
ô nhiễm, độ mặn, pH của nƣớc vì một số loài có thể hiện diện ở khắp nơi, một
số loài khác chỉ sống đƣợc trong môi trƣờng nhất định (Lam Mỹ Lan, 2000).
2.3.2 Tảo lục (Chlorophyta)
Trong tất cả các ngành tảo, ngành tảo lục có vẻ là tổ tiên gần với thực vật bậc
cao nhất. Giống nhƣ thực vật bậc cao, chúng có diệp lục tố a và b, chất dự trữ là tinh
bột. Nhiều tế bào có vách cellulose nhƣ thực vật bậc cao. Chúng gồm khoảng từ
13.000 đến 20.000 loài. Tảo lục phân biệt với các ngành tảo khác ở đặc điểm đầu
tiên là màu lục thuần khiết của cơ thể giống nhƣ màu lục của cây cối cỏ hoa xung
quanh ta (Tiến & Hành, 1998).

Tảo lục gồm cả tảo đơn bào và đa bào. Từ những dạng đơn bào đơn độc, sống
tự do đến những dạng tộc đoàn di động đƣợc hay không. Các loài đa bào có hình
bản, hình sợi có phân nhánh hay không. Tảo lục đƣợc tìm thấy trong nƣớc ngọt và
nƣớc mặn, trong đất, trên cơ thể sinh vật khác và cộng sinh trong cơ thể thực vật
khác (Dương Trí Dũng, 2009). Tế bào tảo có kích thƣớc từ 1 - 2 m cho đến
hàng chục cm. Vách tế bào tảo đƣợc cấu tạo bởi hợp chất pectin ở ngoài, bên
trong là cellulose. Những tế bào tảo dạng nguyên thủy nhất không có màng.
Những tảo sống riêng rẽ, màng tế bào hóa nhầy để bảo vệ tế bào tránh bị khô.

10


Thƣờng tế bào có một nhân, có trƣờng hợp có tế bào có nhiều nhân nhƣ
Hydrodictyon (Lam Mỹ Lan, 2000).
Cho đến nay ngƣời ta tìm thấy trong ngành này có khoảng 360 giống và hơn
5700 loài, phần lớn là những loài sống trong môi trƣờng nƣớc ngọt, chỉ có một số
giống sống trong môi trƣờng biển (Dương Trí Dũng, 2009).
Đặc trƣng nhất của các loài trong ngành này có màu lục, sản phẩm quang hợp
là tinh bột. Chất nguyên sinh tạo thành lớp mỏng ngay sát thành vỏ tế bào, ở giữa tế
bào là một túi lớn chứa đầy dịch bào. Trong nguyên sinh chất còn có những túi nhỏ
chứa sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Hạt màu chủ yếu của tảo lục là
chlorophyll và carotenoid (Dương Trí Dũng, 2009).
Thể màu của tảo có nhiều hình dạng khác nhau chứa diệp lục a và b,
caroten, xanthophin. Trong đó, diệp lục a và b chiếm ƣu thế so với các chất
màu phụ khác nên tảo bao giờ cũng có màu lục giống màu sắc của thực vật bậc
cao. Chất dự trữ là tinh bột tập trung quanh hạch tạo bột nằm trong thể màu,
đôi khi chất dự trữ có thể là những giọt dầu. Một số tảo lục đơn bào hoặc tập
đoàn có thể di động đƣợc ở trạng thái dinh dƣỡng nhờ có roi còn các tảo lục
khác chỉ có bào tử hoặc giao tử mới có roi di động (Hoàng Thị Sản, 2003).
Tảo lục có nhiều hình thức sinh sản khác nhau, sinh sản dinh dƣỡng bằng

cách phân cắt tế bào hay một đoạn thân.
o Sinh sản vô tính: do tế bào sinh dƣỡng tự tạo bào tử động và không động.
Bào tử động có 2, 4 hoặc nhiều tiêm mao để di chuyển, khi gặp môi trƣờng
thuận lợi bào tử ngừng chuyển động, bám vào vật bám và phát triển thành
cá thể mới. Bào tử không động có hoạt động nhƣ sinh vật tiềm sinh.
o Sinh sản hữu tính: có sự thụ tinh giữa phối tử đực và cái, khi hai phối tử
giống nhau về hình dạng thì gọi là đồng phối, khác nhau gọi là dị phối, nếu
tạo tinh tử và trứng thì gọi là noãn phối.
(Nguồn: Dương Trí Dũng, 2009)
Tảo lục phân bố khắp nơi có ánh sáng, 90% giống loài phân bố ở nƣớc
ngọt, trên thân cây vách đá, trên đất ẩm. Đa số tảo lục sống phiêu sinh tự do,
11


một số sống bì sinh, ngoại sinh hoặc ký sinh, khoảng 10% sống ở biển (Lam
Mỹ Lan, 2000).
Tảo lục là nguồn thức ăn, là nguồn cung cấp oxi cho động vật trong
thủy vực nƣớc ngọt, mặn. Tảo lục dể tạo nên hiện tƣợng hoa nƣớc làm cản trở
hoạt động của cá tôm. Tảo phát triển rộng trong ruộng lúa làm hại lúa. Nhiều
loài tảo đƣợc nuôi sinh khối để chiết xuất làm chất kháng sinh, làm thức ăn
cho ngƣời và động vật. Một số loài tảo lục phân bố ở biển chứa muối canxi
đƣợc sử dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất (Lam Mỹ Lan, 2000).
2.3.3 Tảo mắt (Euglenophyta)
Ngành tảo mắt đã đƣợc biết đến với 900 loài (Nguyễn Bá, 2007), gồm những
đại diện nguyên sinh vật với khoảng 40 giống đơn bào hay tộc đoàn, không có vách
cellulose. Là những tảo phiêu sinh và thƣờng làm thành lớp váng trên mặt nƣớc ao
tù, thƣờng gặp Euglena và Phacus. Ngoài đặc điểm có lục lạp, chúng mang nhiều
đặc điểm của động vật nhƣ cách nuốt, tiêu hóa, biến dƣỡng thức ăn. Trong phòng thí
nghiệm nếu loại bỏ lục lạp bằng tia cực tím, nhiệt cao hay cấy trong tối với sự hiện
diện của Streptomycine, các tảo này có thể sống sót bằng nguồn thức ăn khác. Tế

bào có thể sinh sản và tồn tại trong môi trƣờng cấy có chứa các chất hữu cơ phức
tạp. Khi không còn sắc tố khó phân biệt chúng với các động vật nguyên sinh không
màu về cách lấy và hấp thu thức ăn. Không có vách, tế bào đƣợc bao bọc bằng màng
sinh chất. Bên trong màng sinh chất là màng protein có khe mỏng, đàn hồi giúp tế
bào có roi uốn lƣợn quay tròn. Mỗi tế bào có vài lục lạp, chứa diệp lục tố a và b nhƣ
tảo lục nhƣng chất dự trữ là paramylon, một loại đƣờng đa chỉ có ở Euglenophyta
(Dương Trí Dũng, 2009).
Euglenophyta – ngành tảo gồm các sinh vật giống thực vật và cả động vật.
Một số có màu lục và tự dƣỡng, số khác không màu và dị dƣỡng. Các dạng tự dƣỡng
có thể trở thành dị dƣỡng trong một số điều kiện nhất định, đặc biệt nhƣ khi thiếu
ánh sáng. Một số loài nhƣ Trùng roi cũng đƣợc xếp vào động vật nguyên sinh có
tiên mao trong bộ Trùng tiêm mao. Một số loài là sinh vật chỉ thị môi trƣờng. Phân
bố rộng trong nƣớc ngọt, nƣớc biển và đất ẩm. (www.bachkhoatoanthu.gov.vn)
12


Hình dạng cơ thể rất đa dạng, cơ thể có hình thoi, bầu dục hay hình lá tròn.
Tảo mắt sống đơn độc, di chuyển đƣợc nhờ roi, có khả năng tạo tập đoàn khi điều
kiện môi trƣờng bất lợi. Vách tế bào là một lớp chu bì mỏng, có nguồn gốc là chất
nguyên sinh. Những loài có chu bì cứng thì hình dạng không đổi nhƣ Phacus,
Trachelomonas còn chu bì mỏng thì hình dạng rất biến đổi nhƣ Euglena (Dương Trí
Dũng, 2009).
Euglena – cơ thể là tế bào dạng hình thoi, có một điểm mắt màu đỏ, màng tế
bào mềm, dễ biến đổi hình dạng. Mặt ngoài của màng bằng ngoại sinh chất có các
đƣờng vân, lỗ vân. Cơ thể bơi lội tự do, phía trƣớc tế bào có roi nằm trong rãnh
họng, không bào co rút. Chất nguyên sinh ở bên trong tế bào chứa các thể màu hình
que. Những loài này khi phát triển mạnh làm nƣớc có màu xanh bẩn hoặc làm thành
váng xanh trên mặt thủy vực (Dương Đức Tiến & Võ Văn Chi, 1978).
Phacus - tế bào có cấu trúc dẹt, hình dạng nhƣ lá trầu không, màng tế bào
cứng, có đƣờng vân và lỗ vân, có rãnh họng, roi, không bào co rút giống nhƣ

Euglena (Dương Đức Tiến & Võ Văn Chi, 1978).
Trachelomonas - tế bào có dạng thoi hay hình trứng, màu vàng nâu, vỏ cứng,
phía trƣớc tế bào có họng cổ chai hay không. Vỏ màng phủ long hoặc có gai (Dương
Đức Tiến & Võ Văn Chi, 1978).
Tảo mắt sinh sản bằng cách phân đôi theo chiều dọc, sự phân chia xảy ra lúc
tế bào hoạt động và không hoạt động. Tế bào có vỏ cứng khi phân cắt chúng chui ra
khỏi vỏ và tạo vỏ mới. Quá trình phân cắt diễn ra nhanh chóng, khi gặp điều kiện
môi trƣờng bất lợi chúng tạo nang thủng có vỏ dày chịu điều kiện khắc nghiệt của
môi trƣờng (Dương Trí Dũng, 2009).
Tảo mắt dinh dưỡng theo ba cách (Lam Mỹ Lan, 2000):
o Dị dưỡng: gặp ở môi trƣờng thiếu hoặc không có ánh sáng và có
nhiều chất hữu cơ.
o Tự dưỡng: tảo quang hợp nhờ năng lƣợng ánh sáng mặt trời.
o Hỗn dưỡng: kết hợp giữa dị dƣỡng và tự dƣỡng tùy thuộc vào điều
kiện môi trƣờng.
13


Tảo mắt phân bố hầu hết ở các thủy vực nƣớc ngọt. Một vài loài tảo mắt
sống ở núi, trong các thủy vực nƣớc lợ, loài Euglena limosa làm cho nƣớc có
màu xanh lục khi nở hoa. Tảo mắt thƣờng xuất hiện vào mùa ấm, có nhiệt độ
cao, ánh sáng đầy đủ. Một số tảo mắt khác sống kí sinh (Lam Mỹ Lan, 2000).
Tảo mắt ít có giá trị dinh dƣỡng trong việc cung cấp dinh dƣỡng cho
tôm cá do một số loài tảo mắt có vỏ cứng nên cá ăn khó tiêu. Một số loài
thuộc giống Euglena và Astasia đƣợc sử dụng làm đối tƣợng trong các thí
nghiệm sinh hóa, sinh lý. Ngoài ra còn là sinh vật chỉ thi cho môi trƣờng bị ô
nhiễm (Lam Mỹ Lan, 2000).
2.3.4 Tảo lam (Cyanophyta)
Cyanophyta ngành tảo nhân sơ - là thực vật bậc thấp còn nhiều nét giống với
vi khuẩn quang hợp, không có lục lạp và ti thể nên cơ chế quang hợp và hô hấp nằm

ở hệ thống lamen bên trong, chất dự trữ là glycogen và cyanophixin. Tảo lam sinh
sản vô tính và có 12 - 31 bộ. Các loài tảo thuộc chi Nostoc, Oscillatoria có khả năng
cố định nitơ, còn các loài tảo lam khác là thành viên của tổ hợp địa y. Một số tảo
lam có khả năng cố định nitơ tự do, khả năng này có ý nghĩa lớn ở đất trồng lúa
ngập nƣớc. Trƣớc khi đất bị ngập nƣớc, lƣợng nitơ do tảo lam cố định chỉ chiếm
30%, sau thời gian ngập nƣớc, giá trị nâng lên tới 70% so với nitơ tổng số. Năng
suất cố định nitơ của tảo lam cao nhất trong điều kiện đầy đủ ánh sáng. Khả năng cố
định nitơ của tảo lam ở đất lúa vùng nhiệt đới có ý nghĩa lớn; mức độ cố định nitơ
của tảo ở đây cao hơn nhiều so với các vi khuẩn sống tự do. Ở ruộng lúa có tảo lam
và tảo lục phát triển mạnh, lƣợng nitơ do tảo cố định có thể xấp xỉ bằng lƣợng nitơ
mà thực vật hấp thụ. (www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn)
Tảo lam sống dạng đơn bào riêng lẻ hay dạng tập đoàn dạng sợi hay khối.
Tâp đoàn dạng trần hay có bao. Vách tế bào có 3 lớp: lớp chung (vagina), lớp riêng
(locula) và bao vách có chất hemicellulose và pectin. Tế bào không có nhân mà chỉ
có vùng chứa AND gọi là trung bào chất (Dương Trí Dũng, 2009).
Dƣới kính hiển vi thƣờng, vách tế bào tảo lam dày, gồm hai lớp: lớp ngoài là
lớp pectin và trong là lớp cellulose mỏng. Dƣới kính hiển vi điện tử, vách tế bào tảo
14


có cấu trúc phức tạp gồm bốn lớp nằm giữa chất nhầy và màng tế bào chất. Tảo lam
không có sắc lạp mà có phiến thylakoid (Lam Mỹ Lan, 2000).
Tảo lam có thể hình cầu hoặc hình sợi. Tảo hình cầu rời nhau (Chroococcus),
tổ hợp thành khối nổi (Microcystis) hoặc dính trên thực vật khác. Tảo hình sợi có thể
là sợi đơn do tế bào giống nhau làm ra (Oscillatoria, Lyngbya), tảo có thế trần hay ở
trong một bao dầy màu trong hoặc một chất đệm hàn dính chúng lại và tảo do nhiều
sợi dính nhau làm thành lông mịn, miếng hay dề mỏng (Phạm Hoàng Hộ, 1972).
Các thủy vực nƣớc ngọt nhƣ ao, hồ, hồ chứa, kênh rạch… là nguồn cấp nƣớc
và thủy sản quan trọng đối với đời sống con ngƣời và động vật nuôi. Hiện nay do sự
phát triển kinh tế ồ ạt đã tạo ra sự ô nhiễm báo động đối với môi trƣờng nói chung

và các loại hình ao, hồ nói riêng. Ngƣời ta từng cảnh báo nhiều lần về sự đổi màu và
mùi của nƣớc, tiếp theo là các biểu hiện khác nhƣ động vật thủy sinh chết hàng
loạt… Đó là những biểu hiện điển hình của một thủy vực đã bị ô nhiễm. Nguyên
nhân chính là sự phát triển qúa độ của một số loài tảo và tảo lam. Chúng ta có thể
quan sát thấy rõ hiện tƣợng này qua sự phát triển qúa độ của Microcystis. Hơn nữa,
nhiều loài tảo lam còn chứa độc tố gây hại cho sinh vật khác và con ngƣời.
(www.thuviencongdong.org)
Đa số tảo lam có khả năng tổng hợp các chất trên cơ sở sử dụng năng lƣợng
ánh sáng mặt trời. Đối với tảo lam hình thức dinh dƣỡng chủ yếu là quang tự dƣỡng
nhƣng không phải là duy nhất. Ngoài quang hợp chính thức, tảo lam còn có khả
năng quang khử, quang dị dƣỡng, tự dị dƣỡng, và thậm chí hoàn toàn dị dƣỡng.
Chúng sử dụng các chất hữu cơ có trong môi trƣờng dƣới dạng nguồn năng lƣợng bổ
sung. Nhờ có khả năng hỗn dƣỡng, tảo lam có thể tích cực hoạt động trong điều kiện
khó khăn để quang tự dƣỡng. Trong các nơi sống nhƣ vậy hầu nhƣ hoàn toàn không
có sự cạnh tranh, tảo lam chiếm vị trí ƣu thế hơn cả (Dương Đức Tiến, 1996).
Trong điều kiện chiếu sáng yếu (trong hang động, ở những chỗ nƣớc sâu)
thành phần chất màu trong tế bào tảo lam bị thay đổi. Hiện tƣợng này là sự biến đổi
màu sắc của cơ thể dƣới ảnh hƣởng của sự thay đổi thành phần quang phổ ánh sáng.
Sự biến đổi màu sắc của tế bào xảy ra trong trƣờng hợp môi trƣờng sống không đủ
15


×