Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh Giá Chất Lượng Tinh Dịch Và So Sánh Thời Gian Tồn Trữ Tinh Dịch Heo Bằng Hai Loại Môi Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.17 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

ĐINH TẤN ANH

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ SO SÁNH
THỜI GIAN TỒN TRỮ TINH DỊCH HEO BẰNG HAI
LOẠI MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG (BTS, NIAH2) TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM HÒA AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

ĐINH TẤN ANH

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ SO SÁNH
THỜI GIAN TỒN TRỮ TINH DỊCH HEO BẰNG HAI
LOẠI MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG (BTS, NIAH2) TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM HÒA AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo Viên Hướng Dẫn


PHẠM HOÀNG DŨNG

Cần Thơ, 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Đánh giá chất lượng tinh dịch và so sánh thời gian tồn trữ tinh
dịch heo bằng hai loại môi trường pha loãng (BTS, NIAH2) tại trại chăn nuôi
thực nghiệm Hòa An.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tấn Anh, thực hiện tại số 554, ấp Hòa Đức xã Hòa An - huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang từ tháng 08 năm 2010 đến
tháng 10 năm 2010.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
2010

Cần

Duyệt Bộ Môn

Thơ,

ngày….tháng….năm

Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD


i


LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn cha mẹ và anh chị đã tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để tôi
yên tâm học tập đến nay.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
 Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học
Cần Thơ đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
 Thầy Phạm Hoàng Dũng, Người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành báo
cáo luận văn này.
 Thầy Đỗ Võ Anh Khoa trưởng trại Hòa An, cùng các chú, các anh trong trại
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành thực tập ở trại.
 Các bạn lớp Thú Y K32 đã động viên, chia sẽ những kinh nghiệm học tập
với tôi trong những năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
Trang duyệt
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Danh sách chữ viết tắt
Tóm lược
Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của heo đực
2.2 Tinh dịch-thành phần của tinh dịch
2.2.1 Tinh dịch
2.2.2 Thành phần của tinh dịch
2.3 Đặc điểm của tinh trùng
2.3.1 Sơ lược về quá trình sinh tinh
2.3.2 Cấu tạo tinh trùng
2.3.3 Đặc điểm sinh vật học
* Đặc điểm về trao đổi chất của tinh trùng
* Các đặc tính khác
2.4 Đặc tính của tinh thanh
2.4.1 Tác dụng chủ yếu của tinh thanh
2.4.2 Các đặc tính sinh hóa học của tinh thanh
2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của heo đực giống
2.5.1 Giống
2.5.2 Chế độ nuôi dưỡng
2.5.3 Tuổi đực giống
2.5.4 Cường độ sử dụng
2.5.5 Chế độ vận động
2.6 Thụ tinh nhân tạo
2.6.1 Chọn heo để huấn luyện
2.6.2 Tuổi và trọng lượng heo bắt đầu huấn luyện
2.6.3 Phương pháp huấn luyện và mô hình nhảy giá
* Một số phương pháp huấn luyện
* Kiểu giá nhảy
* Phương pháp lấy tinh
* Thời gian và tần xuất lấy tinh

2.7 Kỹ thuật kiểm tra chất lượng tinh dịch
2.7.1 Yêu cầu về chất lượng tinh dịch
2.7.2 Kiểm tra chất lượng tinh dịch

iii

i
ii
iii
v
vi
vii
viii
1
2
2
2
2
2
3
3
4
5
5
6
7
7
7
8
8

8
8
9
9
10
10
10
10
11
12
12
13
13
13
14


* Thể tích tinh dịch (V)
* Màu sắc
* Độ vẩn
* pH
* Hoạt lực tinh trùng
* Nồng độ tinh trùng (C )
* Sức kháng của tinh trùng (R)
* Tinh trùng kỳ hình
* Tinh trùng sống và chết
2.8. Pha loãng tinh dịch dựa theo bội số pha loãng
2.8.1. Môi trường pha loãng tinh
* Mục đích, ý nghĩa
* Nguyên tắc chế môi trường pha loãng tinh

* Các môi trường pha loãng tinh dịch
* Phương pháp pha loãng dựa trên bội số pha loãng
2.9 Bảo tồn và vận chuyển tinh dịch
2.9.1 Bảo tồn tinh dịch
2.9.2 Vận chuyển tinh dịch
Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện
3.1.1 Thời gian và địa điểm
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm
3.1.3 Sơ lược về trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm
3.2 Phương pháp tiến hành
3.2.1 Phương pháp đánh giá chất lượng tinh
* Thể tích (V)
* pH
* Hoạt lực tinh trùng (A)
* Nồng độ tinh trùng (C)
* Sức kháng của tinh trùng
* Tinh trùng kỳ hình (K)
* Tỷ lệ tinh trùng chết
3.2.2 Khảo sát thời gian tồn trữ tinh dịch đến khi hoạt lực còn 50% bằng 2
môi trường pha loãng tinh dịch BTS và NIAH-2
3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Chương 4:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả đánh giá chất lượng tinh dịch của đàn heo giống của trại
4.2 Kết quả khảo sát thời gian tồn trữ tinh
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ


iv

14
15
15
15
16
17
18
18
18
19
19
19
19
22
23
25
25
25
26
26
26
26
26
28
29
29
29

29
29
30
31
32
32
33
34
35
35
37
40


5.1 Kết luận
5.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

40
40
41
42

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của tinh dịch


3

Bảng 2.2 Ảnh hưởng của cường độ lấy tinh đến chất lượng tinh dịch

9

Bảng 2.3 Tuổi và trọng lượng cơ thể bắt đầu huấn luyện

10

Bảng 2.4 Chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch heo đực

14

Bảng 2.5 Thể tích của tinh dịch heo trong 1 lần lấy tinh

14

Bảng 2.6 Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng

16

Bảng 2.7 Nồng độ tinh trùng heo

17

Bảng 2.8 Lượng kháng sinh sử dụng trong môi trường pha loãng tinh dịch heo 22
Bảng 2.9: Nồng độ tinh trùng tiến thẳng và thể tích tinh dịch trong một liều

24


Bảng 3.1 Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng

29

Bảng 4.1 Giá trị trung bình các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch theo tiêu chuẩn
TCVN1859/76 và của từng đực giống của trại.
35
Bảng 4.2 Kết quả thời gian tồn trữ tinh dịch khi sử dụng môi trường BTS

37

Bảng 4.3 Kết quả thời gian tồn trữ tinh dịch khi sử dụng môi trường NIAH-2

38

Bảng 4.4 Kết quả thời gian tồn trữ tinh trung bình của mỗi đực giống và của
từng môi trường pha loãng.
38

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Dãy chuồng nuôi đực giống

42

Hình 2: Giá nhảy dùng để lấy tinh heo


42

Hình 3: Lấy tinh heo

43

Hình 4: Đo thể tích tinh nguyên

43

Hình 5: Kiểm tra hoạt lực tinh trùng ở vật kính X–40

44

Hình 6: Kiểm tra tỷ lệ sống chết của tinh trùng ở vật kính X–40

44

Hình 7: Đếm tinh trùng trong buồng đếm Neubauer ở vật kính X–40

45

Hình 8: Đo pH của tinh dịch

45

Hình 9: Tinh trùng có hai đầu

46


Hình 10: Tinh trùng có giọt bào tương ở xa đầu

46

Hình 11: Môi trường pha loãng tinh dịch BTS

47

Hình 12: Môi trường pha loãng tinh dịch NIAH–2

47

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
AND: acid deoxyribonucleic.
ATP: adenosin triphotphat.
ARN: acid ribonucleic.
BSPL: bội số pha loãng.
ĐPL: độ pha loãng.

viii


TÓM LƯỢC

Đánh giá chất lượng tinh là yêu cầu không thể thiếu trong thụ tinh nhân tạo
và theo dõi thời gian tồn trữ tinh dịch cũng là yếu tố góp phần tạo ra liều tinh có
chất lượng tốt. Qua việc khai thác tinh, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch

và theo dõi thời gian tồn trữ, tôi nhận thấy:
Phẩm chất tinh dịch của đàn heo giống ở trại đều đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn
nhà nước TCVN 1859/76, trong đó thì con Y–P103 có chất lượng tốt nhất, kế đến là
con Y–L101, con L109 và thấp nhất là con Y107.
Thời gian trung bình tồn trữ tinh dịch đến khi hoạt lực còn 50% bằng môi
trường BTS ở trại là 31,61 giờ và bằng môi trường NIAH–2 là 29,50. Qua đó cho
thấy khả năng bảo quản của hai loại môi trường này là tương đương nhau. Trong
đó con L109 có thời gian bảo quản lâu nhất, kế đến là con Y–P103, Y–L101 và thấp
nhất là con Y107.
Qua kết quả ghi nhận được thì sự chênh lệch về thời gian bảo quản tinh dịch
của hai môi trường là không đáng kể nên cho thấy hiệu quả bảo quản của 2 loại môi
trường pha loãng tinh dịch BTS và NIAH-2 là như nhau.
Qua kết quả theo dõi tôi nhận thấy tinh dịch heo của trại sản xuất có thể phục
vụ tốt cho công tác thụ tinh nhân tạo ở trong và ngoài trại.

ix


Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tại Việt Nam phương thức phát triển đàn vật nuôi cao sản chủ yếu
được thực hiện qua công tác thụ tinh nhân tạo và chủ yếu được thực hiện trên hai
đối tượng vật nuôi phổ biến là bò và heo, nó đã mang lại rất nhiều hiệu quả kinh tế
to lớn cho ngành chăn nuôi. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc, gia cầm ra đời là
một bước tiến trong khoa học kỹ thuật hiện đại với những ưu điểm vượt trội, kỹ
thuật thụ tinh nhân tạo vật nuôi giúp chúng ta: khai thác con đực giống không có
khả năng giao phối trực tiếp, tránh được những bệnh lây qua đường sinh dục, tăng
số lượng nái được thụ tinh trên một con đực, có thể vận chuyển tinh đi xa, nó cũng
hạn chế được sự chênh lệch về tầm vóc giữa con đực và cái, nâng cao khả năng cải

tạo đàn gia súc ở địa phương bằng những giống ngoại tốt trong thời gian ngắn….từ
đó làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành. Vì thế, để kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
phát huy tốt vai trò của mình thì chất lượng tinh dịch là một yếu tố phải đặt lên hàng
đầu.
Đánh giá chất lượng tinh dịch là một yêu cầu cần thiết trong công tác thụ tinh
nhân tạo. Việc chọn lọc, đánh giá tinh dịch giúp ta chọn lọc được những con đực
giống tốt, mang lại hiệu quả cao trong công tác chọn giống vật nuôi. Có rất nhiều
chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tinh dịch như sức sống của tinh trùng, kỳ hình, hoạt
lực, nồng độ của tinh trùng trong tinh dịch… Ngoài ra, để liều tinh dịch khi được
gieo mang lại hiệu quả cao thì vai trò của môi trường bảo quản cũng rất quan trọng,
nó góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng của tinh dịch. Do đó, chất lượng
tinh dịch tốt và được bảo quản hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc
phát triển và cải tạo đàn vật nuôi.
Từ tình hình chăn nuôi heo thực tế hiện nay, cùng với yêu cầu của trại, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng tinh dịch và so sánh thời gian
tồn trữ tinh dịch heo bằng hai loại môi trường pha loãng (BTS, NIAH2) tại trại
chăn nuôi thực nghiệm Hòa An”
Mục tiêu của đề tài
-

Đánh giá và so sánh chất lượng tinh dịch của các heo đực giống tại trại.

-

Xác định và so sánh thời gian bảo quản của hai môi trường pha loãng tinh
dịch đến khi hoạt lực tinh trùng còn 50%.

1



Chương 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA HEO ĐỰC
Sự thành thục sinh dục
Theo Nguyễn Thiện (2008), sự thành thục sinh dục được xác định khi tinh
hoàn đủ khả năng sản xuất tinh trùng trưởng thành có hiệu lực thụ tinh.
Sự sinh tinh bắt đầu vào giai đoạn 50 ngày tuổi sau khi đẻ, trong ống sinh
tinh đã xuất hiện các tinh bào sơ cấp và các hormone làm thay đổi hình thái cấu trúc
của tinh hoàn, các ống sinh tinh to lên nhanh chóng làm tăng nhanh khối lượng và
kích thước của tinh hoàn.
Giai đoạn 150 ngày tuổi, đường kính của các ống sinh tinh đã đạt 130–140
m, 240 ngày đạt 210 m. Từ 3 tháng trong ống sinh tinh có tất cả các dạng tế bào
sinh dục từ nguyên bào đến tiền tinh trùng. Tới 4 tháng đã có nhiều tinh trùng, 8
tháng ống sinh tinh đã đạt mức độ ổn định, không thay đổi về kích thước, các tế bào
Sertoli rất dày đặc. Từ 5–6 tháng tuổi các tế bào Leydig đã sản xuất ra hormon
androgen.
Ở các giống heo nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái) sự xuất hiện tinh trùng càng
sớm hơn, 40 ngày tuổi đã có tinh trùng thành thục, hoạt lực 0,6–0,7. Đến 50–55
ngày tuổi đã có thể giao phối thụ thai.
2.2 TINH DỊCH–THÀNH PHẦN CỦA TINH DỊCH
2.2.1 Tinh dịch
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), tinh dịch gồm: tinh trùng chiếm (3–5%)
và tinh thanh chiếm (95–97%). Trong đó tinh trùng được sinh ra từ dịch hoàn, tinh
thanh thì do các tuyến phụ tiết ra như: tinh nang, tuyến tiền liệt, tuyến Cowper, phó
dịch hoàn.
2.2.2 Thành phần của tinh dịch
Tinh dịch có thành phần rất phức tạp, đến nay vẫn chưa thể thống kê đầy đủ
có nhiều chất mới định tính mà chưa định lượng được.


2


Bảng 2.1 Thành phần hóa học của tinh dịch (Trần Tiến Dũng và ctv, 2002).
Chất

Nồng độ (mg/100 ml)

Vật chất khô

4600

Cl

328

Na

464

K

243

Ca

5

Mg


11

Photpho vô cơ

2

Phruetosa

12

Axit lactic

27

Axit citric

141

Photpho tổng số

66

CO2 (ml/100ml)

50

2.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA TINH TRÙNG
2.3.1 Sơ lược về quá trình sinh tinh
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), tinh trùng được hình thành từ tế bào
nuôi và Sertoli. Tế bào sinh dục đực gồm nhiều loại, qua sự phát triển khác nhau sẽ

có tên gọi khác nhau, nhưng có tên chung là Celulo galitinae. Ở giai đoạn đầu tiên
người ta gọi là tế bào sinh dục đực nguyên thủy, sau đó tế bào sinh dục lớn dần lên,
có rất nhiều nhiễm sắc thể và quá trình phân chia nhiều lần hình thành nên tinh bào
I (gọi là Spermatocyte I). Tinh bào I có nhiều nhiễm sắc thể phân chia giảm nhiễm
hình thành nên tinh bào II (Spermatocyte II).
Tinh bào II tiếp tục phát triển, nhưng số nhiễm sắc thể chỉ bằng ½ số nhiễm
sắc thể của tinh bào I và quá trình lớn lên theo sự phân chia đơn giản là chia đều tạo
thành tiền tinh trùng, tiền tinh trùng không phân chia giảm nhiễm mà dần dần hình
thành nên tinh trùng.
Tinh trùng sau khi hình thành được chứa trong kho phụ dịch hoàn và tiếp tục
thành thục từ 40–50 ngày, sau khi thành thục mới có khả năng thụ tinh.

3


2.3.2 Cấu tạo tinh trùng
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), tinh trùng gồm có 3 phần:
+ Phần đầu.
+ Phần cổ–thân.
+ Phần đuôi: đuôi chính, trung đoạn, đuôi phụ.
Tinh trùng chứa khoảng 25% chất khô và 75% nước. Trong chất khô có
85% protit, 13,2% lipit, 1,8% khoáng. Đầu chứa nhiều AND còn đuôi chứa nhiều
lipit. Ngoài ra còn có nhiều enzyme tham gia vào quá trình oxy hóa tinh trùng.
– Đầu tinh trùng: trong màng, trên cùng của đầu là hệ thống Acrosom. Phần
trước của đầu được bao phủ một lớp mũ mỏng, tức bao đầu. Dưới lớp này có cấu
tạo hình dải gọi là thể ngọn. Trong bao đầu tập trung enzyme hyaluronidaz, enzyme
này giúp tinh trùng chui qua màng phóng xạ của trứng.
Sau hệ thống Acrosom là nhân tinh trùng, nhân chiếm hầu hết 76,7–80,3 %,
nó là kho duy nhất chứa các nhân tố di truyền của con đực.
Bản chất hóa học của nhân là Nucleoprotit. Nucleoprotit gồm 2 phần cơ bản

là Histin và Nucleic.
– Phần cổ–thân: cổ rất ngắn, nối vào phía sau của nhân. Là nơi chủ yếu chứa
nguyên sinh chất của tinh trùng. Ở nhân cổ thân còn có chứa các ty thể
(Mitocondrias), chúng có hình bầu dục, từ vỏ có các vách ngăn đi vào trong tạo ra
những túi nhỏ trong ty thể, trong túi có chứa nhiều enzyme giúp cho tinh trùng
trong quá trình oxy photphoryl hóa.
Cổ–thân tinh trùng có nhiều thành phần và nhiều nhất là lipit ở dạng
Lipoprotein. Ngoài ra ở thân còn có chứa các chất ở thể tế bào sắc tố (Sytine
cytocrome), chất này có quan hệ mật thiết với sự hô hấp của tinh trùng. Ở phần cổ
thân còn có chứa một lượng lớn Adenosin triphotphat (ATP), ATP cung cấp năng
lượng cho tinh trùng hoạt động.
– Đuôi tinh trùng: đuôi có nhiều lipit, ngoài gồm 9 đôi sợi, giữa có 2 sợi
trung tâm. Ngoài ra còn có sợi xoắn. Bên ngoài những bó trục là ty thể, chứa
enzyme photphoryl oxy hóa, đoạn giữa đuôi chứa photpholipit, lexitin, đây là chất
giữ trữ năng lượng. Ty thể là nguồn phát năng lượng cho vận động của tinh trùng,
sợi trục là cơ quan vận động của tinh trùng.

4


Kích thước tinh trùng heo:
+ Dài tổng số: 50–60 m.
+ Đầu:
– Dài: 6,5 m.
– Rộng: 4,5 m.
– Dày: 1,5 m.
+ Cổ–thân: 10–12 m.
+ Đuôi: 30–40 m.
2.3.3 Đặc điểm sinh vật học
* Đặc điểm về trao đổi chất của tinh trùng

Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), tinh trùng trao đổi chất thông qua 2 quá
trình cơ bản là:
+ Trao đổi chất thực hiện dưới điều kiện yếm khí gọi là quá trình Fructolis
(quá trình đường phân).
+ Trao đổi chất thực hiện với điều kiện có mặt oxy gọi là quá trình hô hấp
hay oxy hóa.
– Quá trình Fructolis (quá trình đường phân)
Với sự vắng mặt của oxy, nhờ hệ thống enzyme đường được biến đổi và cuối
cùng tạo ra axit lactic và một số năng lượng dự trữ dưới dạng ATP.
Ngoài fructoz, các đường khác như glucoz, manoz, maltoz… cũng được tinh
trùng sử dụng để lấy năng lượng.

– O2

C6H12O6

2C3H6O3 + Q (50Kcal)

Trong quá trình Fructolis, lượng fructoz trong tinh thanh giảm đi rất nhanh
do vậy lượng năng lượng mà tinh trùng thu được cũng tương đối ít. Lượng axit
lactic sinh ra một mặt có lợi cho tinh trùng vì ức chế sự hoạt động tuy nhiên với
nồng độ cao quá mức sẽ gây chết hàng loạt tinh trùng.

5


– Quá trình hô hấp của tinh trùng: quá trình này diễn ra ở tinh trùng của tất
cả tinh dịch gia súc và rất mạnh mẽ ở tinh trùng heo, nó xảy ra trên đường fructoz
trong điều kiện có oxy.
Quá trình hô hấp của tinh trùng chủ yếu là quá trình sử dụng oxy để đốt cháy

cơ chất có sẵn trong bản thân nó hoặc để oxy hóa triệt để hơn đường có trong tinh
dịch. Trong quá trình này đường cũng như các cơ chất khác bị phân giải triệt để
hơn để tạo thành CO2, H2O và năng lượng.
C6H12O6 + 6O2

6CO2 + 6H2O + Q (670 Kcal)

Ở giai đoạn đầu của quá trình này xảy ra như quá trình đường phân, ở giai
đoạn sau axit pyruvic được hoạt hóa và đi vào chu trình Krebs để cuối cùng cho ra
CO2, H2O và tinh trùng thu được năng lượng khá lớn dự trữ dưới dạng ATP.
Khi không có fructoz, nguồn năng lượng chính là do tinh trùng đốt cháy cơ
chất là các chất dự trữ của bản thân nó, tinh trùng có thể sử dụng Choline–
plasmalogen, lipit. Ngoài ra chúng có thể oxy hóa các axit amin tự do trong tinh
thanh (axit Glutamic, Phenylalamin, Triptophan). Tuy nhiên nó sẽ giải phóng H2O2
có thể gây độc cho tinh trùng.
Để bảo tồn tinh dịch được lâu người ta thường hạn chế quá trình hô hấp của
tinh trùng và cố gắng giữ tinh trùng ở trạng thái yếm khí.
* Các đặc tính khác
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), tinh trùng còn có các đặc tính sau:
+ Tính chuyển động về phía trước
Tinh trùng sống thì luôn luôn chuyển động. Tinh trùng chuyển động nhờ cổ
hay thân và đuôi chuyển động quanh trục.
Đuôi ngoằn ngoèo uốn khúc chuyển động gây một xung động để tự tiến tới
trước. Ngoài ra tinh trùng có đầu giống quả lê nên tự nó chuyển động quanh trục
của thân nó. Sự rung động của đuôi kết hợp với sự xoay của trục giữa làm cho tinh
trùng vận động tiến thẳng tới trước.
Tốc độ của tinh trùng thẳng tới trước còn phụ thuộc vào các điều kiện nội tại
và ngoại cảnh như niêm dịch của đường sinh dục cái tiết ra nhiều hay ít, phương
thức phóng tinh của con đực, độ co bóp bộ phận bên trong của con cái mà chủ yếu
là sừng tử cung, ống dẫn trứng, mà tinh trùng chuyển động nhanh hay chậm.

+ Đặc tính lội ngược dòng nước

6


Tinh trùng chuyển động được nhờ đuôi lái, do đó có thể chuyển động ngược
dòng và cũng có xu hướng lội ngược dòng.
Nhờ đặc tính này, khi tinh trùng vào âm đạo gia súc cái gặp dịch nhờn từ
đường sinh dục tiết ra, tinh trùng có thể lội ngược dòng và nhờ lông nhung của tử
cung và ống dẫn trứng làm cho tinh trùng tiến vào trong 1/3 phía trên ống dẫn trứng
để gặp tế bào trứng, tiến hành quá trình thụ thai.
+ Đặc tính tiếp xúc
Đối với vật lạ (hạt bụi, rác, bọt khí…), tinh trùng có đặc tính bao vây xung
quanh vật lạ ấy. Do đó tinh trùng vào đến ống dẫn trứng, gặp tế bào trứng thì tinh
trùng tập trung xung quanh và tìm nơi lõm của tế bào trứng để chui vào.
+ Đặc tính tiếp xúc với hóa chất
Trong ống dẫn trứng tiết ra chất kích thích tinh trùng hưng phấn làm tinh
trùng tập trung lại và tiến đến tế bào trứng, đó là chất Fertilizin.
+ Đặc tính tiếp xúc điện
Trong tử cung và trong ống dẫn trứng có điện thế mà bản thân tinh trùng
cũng có điện thế, đặc tính của dòng điện là chạy từ cao đến thấp (điện thế cao đến
điện thế thấp) cho nên tinh trùng lội có phương nhất định.
2.4 ĐẶC TÍNH CỦA TINH THANH
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002)
2.4.1 Tác dụng chủ yếu của tinh thanh
+ Rửa đường niệu, sinh dục của heo đực.
+ Môi trường để nuôi sống tinh trùng khi ra ngoài cơ thể.
+ Hoạt hóa, làm cho tinh trùng hoạt động, thúc đẩy tinh trùng tiến lên trong
quá trình hoạt động ở đường sinh dục cái.
2.4.2 Các đặc tính sinh hóa học của tinh thanh

Tinh thanh chủ yếu là nước chiếm khoảng (80–93%), còn lại là vật chất khô,
trong đó chủ yếu là protit, một lượng nhỏ là đường, mỡ, chất khoáng, enzyme và
vitamin.
Trong nước tinh còn có nhiều chất choline có khi thuần chất, có khi là tạp
chất. Ngoài ra còn có axit citric, fructoz inositol và nhiều chất ergothinonine.

7


2.5 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
HEO ĐỰC GIỐNG.
2.5.1 Giống
Theo Nguyễn Thiện (2008), giống là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến
phẩm chất tinh dịch, nó tác động vào 2 chỉ tiêu chính đó là thể tích và nồng độ tinh
trùng.
+ Thể tích tinh dịch heo đực nội biến động từ 50–100 ml.
+ Thể tích tinh dịch heo đực ngoại biến động từ 150–300 ml.
+ Mật độ tinh trùng heo nội từ 50–80 ml.
+ Mật độ tinh trùng heo ngoại 170–250 ml.
2.5.2 Chế độ nuôi dưỡng
Theo Nguyễn Thiện (2008), chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất quan trọng đến
sự phát triển và khả năng sản xuất của heo đực giống. Nếu cung cấp cho heo đực
giống thiếu năng lượng và thiếu protein thì heo gầy yếu, giảm tính hăng, nồng độ
tinh trùng loãng, tinh trùng kỳ hình nhiều. Nếu thiếu vitamin A, D, E thì làm tăng
tỷ lệ kỳ hình, tinh trùng có sức kháng thấp.
Nhưng nếu cung cấp cho heo đực quá thừa năng lượng thì heo đực sẽ quá
béo làm giảm tính hăng, ngại giao phối, thời gian nhảy giá không lâu vì cơ thể nặng
và chất lượng tinh dịch cũng kém.
Chất lượng protein cũng ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch. Nếu các axit
amin không thay thế bị thiếu và không cân đối trong khẩu phần thì chất lượng tinh

dịch sẽ kém.
Bên cạnh đó, khi cho heo ăn nhiều thức ăn tinh thì nồng độ tinh trùng đậm
đặc hơn so với khi cho ăn nhiều thức ăn thô xanh.
2.5.3 Tuổi đực giống
Theo Vũ Đình Tôn và ctv (2005), heo đực ở lứa tuổi khác nhau sẽ có sức sản
xuất tinh dịch khác nhau. Ở lứa tuổi còn non (khi mới thành thục sinh dục) lượng
tinh xuất một lần cũng như nồng độ tinh trùng trong tinh dịch thấp.
Heo đực ngoại 8 tháng tuổi thể tích tinh dịch là 70–80 ml, nồng độ tinh trùng
180–200 triệu/ml, tỷ lệ kỳ hình 5–10%. Ở giai đoạn trưởng thành thì thể tích tinh

8


dịch đạt 150–300 ml, nồng độ là 200–300 triệu/ml. Còn ở heo đực già hoạt động
sinh dục kém, mất phản xạ sinh dục và phẩm chất tinh dịch kém, tinh hoàn bị nhỏ
lại, quá trình tạo tinh dịch chậm trễ, con vật không muốn giao phối.
2.5.4 Cường độ sử dụng
Sử dụng heo đực quá ít hay quá nhiều đều ảnh hưởng xấu đến chất lượng
tinh dịch. Nếu sử dụng quá nhiều thì tinh trùng chưa kịp bao bộc bởi lớp
lipoprotein nên sức kháng sẽ thấp, còn sử dụng quá ít thì tinh trùng ở lại lâu quá
trong dịch hoàn phụ sẽ bị mất năng lượng, tinh trùng sẽ già và yếu đi. Do đó đối
với heo chỉ nên khai thác 2 lần/1 tuần nhằm đảm bảo chất lượng tinh dịch và sức
khỏe đực giống (Nguyễn Thiện, 2008).
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của cường độ lấy tinh đến chất lượng tinh dịch (Nguyễn Tấn
Anh, 1997).
Khoảng cách
lấy tinh (giờ)

Lượng tinh xuất
(ml)


Nồng độ tinh trùng
(tỉ/ml)

Tổng số tinh trùng tiến thẳng

24

116

0,125

9,7

48

166

0,145

16,1

72

181

0,150

27,2


96

221

0,220

37

120

256

0,220

45,1

144

251

0,200

38,7

168

239

0,210


38,1

2.5.5 Chế độ vận động
Theo Vũ Đình Tôn và ctv (2005), việc tiến hành cho heo đực vận động là rất
cần thiết để tăng cường trao đổi chất, rèn luyện thể chất và nâng cao phản xạ tính
dục và phẩm chất tinh dịch. Ngoài ra vận động còn giúp con vật thay đổi môi
trường sống, đảm bảo tinh thần linh hoạt, tăng cường hô hấp, phát triển cơ, tăng
cường tạo vitamin D từ ánh sánh mặt trời. Heo đực nếu ít vận động sẽ béo ị, chân
yếu từ đó ảnh hưởng đến tính hăng cũng như khả năng phối giống của con đực.
Phương thức vận động: có thể cho heo vận động tự do và vận động cưỡng
bức 2 lần/tuần. Mỗi lần vận động chia làm 2 buổi sáng và chiều, thời gian vận động
1–2 giờ/ngày trong đó 30 phút là vận động cưỡng bức (3 km/giờ).

9


2.6 THỤ TINH NHÂN TẠO
2.6.1 Chọn heo để huấn luyện
Theo Nguyễn Tấn Anh (2003), heo đực được chọn để huấn luyện cần đạt các
yêu cầu sau:
+ Về ngoại hình
Toàn thân cân đối, thể chất khỏe mạnh, bốn chân thẳng, vững chắc, không đi
chân bàn, hai dịch hoàn to đều, lộ rõ và cân đối, bao dịch hoàn mỏng, đàn hồi tốt,
lông da bóng mượt, không có bệnh ngoài da.
+ Biểu hiện tính dục
Heo đực phải có tính hăng khi nhìn thấy người hoặc heo khác. Khi gặp heo
nái có biểu hiện đòi giao phối, dương vật cương hoặc tiết dịch.
+ Chất lượng tinh dịch
Trước khi sử dụng, heo đực cần được đánh giá chất lượng. Phải đạt loại tốt
theo tiêu chuẩn từng giống.

2.6.2 Tuổi và trọng lượng heo bắt đầu huấn luyện
Tùy theo giống, độ thành thục mà tuổi bắt đầu huấn luyện cho heo đực nhảy
giá sẽ khác nhau.
Bảng 2.3 Tuổi và trọng lượng cơ thể bắt đầu huấn luyện (Nguyễn Tấn Anh, 2003).
Heo đực giống

Tuổi huấn luyện

Khối lượng cơ thể

8–9

70–80

Heo đực lai (nội x ngoại)

6–7

50–60

Heo đực nội

5–6

25–30

Heo ngoại thuần
hoặc lai (ngoại x ngoại)

2.6.3 Phương pháp huấn luyện và mô hình nhảy giá

Theo Nguyễn Tấn Anh (2003), khi huấn luyện heo đực nhảy giá thì ta dựa
trên nguyên lý gây ra phản xạ có điều kiện, tập cho heo đực làm quen với giá nhảy
và phương pháp lấy tinh. Mọi động tác được lặp lại nhiều lần duy trì yếu tố tác
động đồng bộ và ổn định như: thời gian, địa điểm, xoa chải, âm thanh kích thích.
Sau một thời gian thường xuyên lặp lại heo sẽ nhảy giá thành thạo.

10


Việc huấn luyện heo đực rất quan trọng nếu huấn luyện không đúng sẽ không
tạo ra phản xạ nhảy giá mà có thể làm cho con vật trở nên khó tính hoặc hung dữ và
khi nhảy giá dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh dục, làm cho những lần lấy tinh
sau khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch.
* Một số phương pháp huấn luyện
+ Kích thích dục tính
Đưa heo đực vào phòng lấy tinh, đến cạnh giá nhảy, dùng tay kích thích bao
dương vật, để dương vật cương cứng và tiết dịch ở qui đầu. Có thể dùng chất keo
nhầy trong tinh dịch của heo đực khác hoặc dùng dịch nhờn, nước tiểu của heo cái
đang lên giống bôi vào phần sau của giá nhảy, để heo mới được huấn luyện đến
ngửi đồng thời kích thích bao dương vật heo đực.
+ Cưỡng bức kích thích
Đối với heo đực nhút nhát có thể huấn luyện bằng cách: một người ôm hai
bên vai heo đực, giữ cho heo đực ôm ghì vào giá nhảy (tựa tư thế giao phối), một
người khác dùng tay kích thích bao dương vật để heo thò dương vật ra. Sau vài lần
con vật sẽ mạnh dạng hơn và có thể tự nhảy lên giá. Lúc đó cần chuẩn bị sẵn điều
kiện để heo xuất tinh.
+ Tham quan
Cho heo đực mới tập nhảy tham quan các heo đực nhảy giá thành thạo khác.
Sau khi lấy tinh xong, đưa heo đực nhảy giá thành thạo ra khỏi nơi lấy tinh, cho heo
đực đang tập đến nơi giá nhảy, heo đực mới sẽ quan sát và ngửi mùi tinh dịch của

heo vừa nhảy, kết hợp với kích thích bao dương vật để cho heo đực đang huấn
luyện hưng phân và nhảy lên giá, sau vài lần luyện tập thì heo đực có thể nhảy giá
thành thạo.
+ Dùng heo cái
Đây là phương được sử dụng khi không huấn luyện được heo đực nhảy giá
bằng phương pháp khác. Trước tiên ta dùng một con heo cái nhỏ cho vào gầm giá
nhảy (hoặc để trên lưng giá) và ép cho heo đực tiếp cận đến giá nhảy, tìm mọi cách
kích thích nó trèo lên giá nhảy để lấy tinh. Nếu sau vài lần heo vẫn không cho lấy
tinh thì chuyển sang dùng heo cái đang lên giống để kích thích. Khi đó, đưa heo cái
vào gầm giá nhảy, giữ cho heo ổn định. Đưa heo đực đang huấn luyện đến giá
nhảy, thấy heo có biểu hiện đòi bao, ôm. Kết hợp dùng tay kích thích dương vật
heo đực, kích thích dục tính, dương vật cương cứng, heo đực sẽ nhảy lên giá và

11


người huấn luyện sẽ lấy được tinh dịch. Những lần huấn luyện tiếp theo thì chuyển
sang heo cái không động dục. Qua vài lần luyện tập heo sẽ cũng cố được phản xạ
nhảy giá.
* Kiểu giá nhảy
Để lấy được tinh dịch của heo đực cần phải có giá nhảy thích hợp. Tùy theo
dụng cụ lấy tinh, phương pháp lấy tinh, tầm vóc của đực giống mà thiết kế kiểu giá
cho phù hợp. Một giá nhảy phù hợp cần đạt các yêu cầu cơ bản sau:
+ Thân và chân giá nhảy vững chắc, khi huấn luyện cũng như khi heo nhảy
giá, bảo đảm an toàn cho người lấy tinh vào đực giống.
+ Có độ cao phù hợp với heo đực để khi nhảy giá heo có cảm giác thoải
mái, độ cao có thể cố định hoặc tạo thành từng nấc ở chân giá để nâng lên hoặc hạ
xuống dễ dàng (có thể dùng kích để điều chỉnh theo ý muốn).
+ Thân giá có độ dài vừa đủ để heo đực khi nhảy giá xuất tinh, có thể gác
mõm lên đầu thân giá.

+ Hai bên thân giá nhảy có chỗ cho heo đực bám hai chân trước (khi nhảy
giá) giống như bao ôm heo nái. Đồng thời tạo sự vững chắc cho heo khi xuất tinh,
có thể tạo ra vài cái “mấu” ở hai sườn giá, ngang tầm vai giá nhảy, khoảng cách của
mấu xa gần khác nhau sao cho phù hợp với tầm vóc của heo.
+ Vệ sinh dễ dàng sau mỗi lần lấy tinh: dễ rữa, mau khô, không bám mùi
tanh hôi của tinh dịch.
* Phương pháp lấy tinh
Có 2 phương pháp chính để lấy tinh heo đực là dùng âm đạo giả và lấy tinh
bằng tay. Trước đây người ta thường lấy tinh bằng âm đạo giả nhưng ngày nay thì
lấy tinh bằng tay.
• Kỹ thuật lấy tinh bằng tay
Đưa heo đực đến nơi lấy tinh, khi heo nhảy lên giá, một tay nắm bao dương
vật để kích thích. Khi dương vật thò ra thì nhẹ nhàng nắm lấy đầu dương vật (đoạn
xoắn mũi khoan). Hướng đầu dương vật ra ngoài giá nhảy để tránh cho dương vật
chạm phải giá nhảy dễ gây tổn thương. Heo đực được giao cấu trong lòng bàn tay
của người lấy tinh. Khi heo đực xuất tinh ở đầu dương vật sẽ có dịch màu trắng đục
chảy ra. Dùng tay còn lại cầm bình hứng tinh dịch để cho tinh dịch từ từ chảy theo
mép bình, không để tinh dịch chảy ra ngoài và không để đầu dương vật va vào mép
bình hứng tinh.

12


Khi heo xuất tinh dùng các ngón tay ve nhẹ đầu dương vật để tạo áp lực kích
thích. Không nên nắm quá chặt sẽ làm heo đau và sợ hãi, cũng không quá lõng dễ
làm dương vật tuột ra ngoài. Tóm lại, phải nắm với độ vừa phải để tạo khoái cảm
và an toàn khi xuất tinh. Khi heo xuất tinh xong, cần nới nhẹ tay nắm dương vật để
dương vật co lạ và heo rời khỏi giá.
Để đảm bảo vệ sinh cho người lấy tinh và con vật, trước khi lấy tinh cần rữa
tay bằng xà phòng, xoa cồn 75o và lau khô cho hết mùi cồn hoặc dùng găng tay cao

su sạch loại mỏng.
• Những điều cần lưu ý khi lấy tinh
+ Heo đực khi lấy tinh phải sạch sẽ.
+ Trước khi lấy tinh phải được rữa sạch vùng qui đầu và lau khô.
+ Loại bỏ tinh thanh lúc đầu khi con vật mới xuất tinh.
+ Cần giữ yên tĩnh, tránh tiếng động đột ngột khi lấy tinh.
+ Không đối xử thô bạo với con vật khi việc lấy tinh gặp khó khăn.
+ Sau khi lấy tinh xong cần bổ sung cho con vật 1–2 quả trứng gà, 0,2–0,3
kg giá đỗ để cũng cố phản xạ nhảy giá, bồi dưỡng cho con vật.
* Thời gian và tần xuất lấy tinh
Vào mùa hè tinh heo nên lấy xong trước 6 giờ sáng và mùa đông thì trước 7
giờ sáng. Đối với heo nội thì 4–5 ngày sẽ lấy tinh một lần, heo ngoại thì cách 3–4
ngày sẽ lấy tinh một lần (Nguyễn thiện và ctv, 1999).
2.7 KỸ THUẬT KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH
2.7.1 Yêu cầu về chất lượng tinh dịch
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006), chất lượng tinh dịch phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như phẩm chất giống, tuổi, mức độ làm việc, thời tiết, bệnh lý, kỹ thuật lấy
tinh… Khi kiểm tra thấy trên hoặc dưới tiêu chuẩn qui định sử dụng thì cần phải tìm
nguyên nhân để phát huy hoặc khắc phục thậm chí có thể loại thải để đạt hiệu quả
kinh tế. Trong thực tế sản xuất có những chỉ tiêu thường xuyên và cũng có những
chỉ tiêu chỉ kiểm tra theo định kỳ.

13


Bảng 2.4 Chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch heo đực (TCVN 1859/76–1976).
Chỉ tiêu

Heo đực ngoại


Heo đực nội

Màu sắc

Trắng sữa

Trắng sữa hoặc trắng trong

Lượng tinh đã lọc (V)

Không nhỏ hơn 100 ml

Không nhỏ hơn 50 ml

Hoạt lực tinh trùng (A)

Không nhỏ hơn 0,7

Không nhỏ hơn 0,7

Nồng độ tinh trùng (C)
(triệu/ml)

Không nhỏ hơn 80

Không nhỏ hơn 80

Độ pH

Trong khoảng 6,8–8,1


Trong khoảng 6,8–8,1

Tỷ lệ sống (%)

Không nhỏ hơn 70

Không nhỏ hơn 70

Sức kháng của tinh trùng (R)

Không nhỏ hơn 3000

Không nhỏ hơn 2000

Tỷ lệ kỳ hình (K) (%)

Không lớn hơn 15

Không lớn hơn15

Tất cả các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch trên được sử dụng trong thụ tinh nhân
tạo heo. Nếu một chỉ tiêu nào đó dưới chuẩn qui định thì cần phải tìm hiểu nguyên
nhân để có biện pháp khắc phục.
2.7.2 Kiểm tra chất lượng tinh dịch
Kiểm tra chất lượng có tầm quan trọng trong việc sử dụng đực giống. Nhiều
con có ngoại hình đẹp nhưng không có khả năng sinh sản hoặc sinh sản kém (tinh
dịch không có hoặc có ít tinh trùng, hoạt động yếu, nhiều kỳ hình, mang mầm
bệnh…). Vì vậy, cần thông qua đánh giá chất lượng tinh dịch để có biện pháp can
thiệp, xử lý kịp thời. Sau đây là những chỉ tiêu được đánh giá thường xuyên.

* Thể tích tinh dịch (V)
Là thể tích toàn bộ trong một lần xuất tinh của con đực sau khi được loại bỏ
chất keo phèn. Dùng lọ có chia độ chỉ thể tích hoặc ống đong để đo lường.
Thể tích tinh dịch khác nhau giữa các loài gia súc. Gia súc non cho thể tích
thấp hơn gia súc trưởng thành, khi thú đực sử dụng quá mức cũng làm giảm thể tích.
Tuy nhiên sự tăng giảm thể tích thường không ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh của thú
cái (Lê Hoàng Sĩ, 2000).
Bảng 2.5 Thể tích của tinh dịch heo trong 1 lần lấy tinh (Nguyễn Thiện và ctv, 2006).
Đực nội

Đực ngoại, đực lai

Hậu bị

Trưởng thành

Hậu bị

Trưởng thành

50–80

≥100

80–150

250– 400

V (ml)


14


×