Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CÁC VIRUS DNA MỘT SỢI (KHÔNG CÓ ÁO NGOÀI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.99 KB, 4 trang )


TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

119
Chương 13
CHLAMYDIA (BỘ CHLAMYDIALES)
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỘ CHLAMYDIALES
Bảng I-52. So sánh các tính trạng của tiểu thể cơ bản và thể lưới của các
Chlamydia

Tính trạng Thể cơ bản Thể lưới
Tính cảm nhiễm + -
Năng lực sinh sản trực phân - +
Đường kính (μm) 0,2 - 0,4 0,5 - 1,5
Tỷ trọng (g/cm
3
) 1,21 1,18
Màng ngoại bì
- tính cảm thụ xử lý cơ giới - +
- tính cảm thụ áp suất thẩm thấu - +
- tính cảm thụ trypsin - +
- gai bề mặt ++ +
- cấu tạo hình lục giác trong màng + +
- penicillin ngăn trở tổng hợp - +
- protein màng ngoài chủ yếu (MOMP) + +
- SDS dung giải màng ngoài chủ yếu - +
- protein giàu cysteine ++ ±
Acid nucleic
- nucleotide Ngưng tụ Phân tán
- DNA:RNA 1:1 1:3
- ribosome Ít Nhiều


Hoạt tính trao đổi
- tổng hợp ATP - -
- năng lực vận chuyển ATP/ADP - +
- tổng hợp protein phụ thuộc ATP (in vitro) - +

Các Chlamydia không có hệ thống chuyển hóa năng lượng. Chúng có
vòng đời khép kín. Vòng tuần hoàn sinh sản bắt đầu từ dạng cảm nhiễm đường
kính 0,2 - 0,4 μm ở trong không bào trong tế bào chất của tế bào ký chủ (gọi là
thể cơ bản: elementary body) chuyển hóa qua dạng trung gian phi cảm nhiễm
0,6 - 1,5 μm (gọi là thể lưới: reticulate boby), rồi trở lại dạng thể cơ bản sau quá
trình phân bào. Thể cơ bản và thể lưới có các tính trạng sinh vật học và vật lý
học khác nhau (bảng I-52). Thể cơ bản cấu tạo từ nucleotid đã ngưng tụ, tế bào
chất đầy ribosome và màng ngoại bì bao bọc chúng. Màng ngoại bì cấu tạo từ 2
lớp: màng trong và màng ngoài, không có lớp peptidoglycan và lớp niêm mạc.
Màng ngoài có các gai bề mặt với một đầu liên kết với màng trong, có độ dài 45
nm dạng ống hình trụ đường kính 5 - 6 nm. Protein màng ngoài chủ yếu có phân
tử lượng khoảng 40 kDa, nhờ liên kết disulfide mà có cấu tạo siêu phân tử kiên
cố, mặc dù ở thể lưới thì chúng chỉ tồn tại ở dạng monomer hoặc oligomer. Chất
protein này liên quan đến sự miễn dịch phòng ngự cảm nhiễm.
Để nuôi cấy phân lập Chlamydia người sử dụng trứng gà đang phát dục,
các loại lứa cấy tế bào và động vật thí nghiệm nhỏ. Vi khuẩn này mẫn cảm với
nhiệt và các chất hóa học, bị hủy diệt khá nhanh trong thời gian tương đối ngắn.
Các chất kháng sinh hệ tetracycline có hiệu quả điều trị. Bộ Chlamydiales có 4
loài thuộc 1 tộc 1 họ, các tính trạng như phổ ký chủ, tính kháng nguyên, hóa

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

120
miễn dịch và di truyền học của chúng khác nhau (bảng I-53).
Bảng I-53. So sánh các tính trạng của chi Chlamydia


Tính trạng
C. trachomatis C. pneumoniae C. psittaci C. pecorum
Động vật cảm nhiễm Người Người Chim, người,
động vật có vú
Bò, cừu, lợn, gấu
coala
Tiểu thể cơ bản Hình cầu Hình lê Hình cầu Hình cầu
Dạng thể ấn nhập Hình tròn thô Hình tròn, chắc Chắc, đa hình Chắc, đa hình
Glycogen + - - -
Tổng hợp acid folic + - - -
Dạng huyết thanh học 15 1 ? 3
G+C (mol%) 39,8 40,3 39,6 39,3
Độ tương đồng DNA
-C. trachomatis 92
-C. pneumoniae <7 94 - 96
-C. psittaci <33 <8 94 - 95
-C. pecorum <10 <11 <20 88 - 100
Bệnh Trachoma (bệnh
mắt hột), bệnh tính
dục, viêm phổi, u
thịt lympho
(lymphogranuloma)
Viêm phổi Bệnh sốt vẹt
(psittacosis),
viêm kết mạc,
sẩy thai
Viêm ruột, viêm
não, viêm khớp,
viêm phổi


II. BỆNH CẢM NHIỄM CHLAMYDIA
1. Bệnh sẩy thai lưu hành của bò (epidemic bovine abortion)
Là bệnh do cảm nhiễm C. psittaci, gây ra sẩy thai đột nhiên ở bò khi thai
đạt 6 - 8 tháng tuổi. Thai sẩy chứa nhiều dịch trong ổ bụng, niêm mạc xuất
huyết, xuất huyết điểm ở họng và khí quản, gan sưng với những nốt màu trắng
tro. Ở bò đực thấy viêm tinh hoàn. Bệnh phân bố ở Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng
gần đây, một số nước châu Á đã thông báo có bệnh này.
2. Bệnh viêm não - tủy bò tán phát (sporadic bovine encephalomyelitis)
Đây là bệnh của bê do cảm nhiễm C. pecorum, với các triệu chứng chủ
yếu là đột nhiên phát sốt, sau đó sức khỏe giảm, ít ăn, chảy dịch mũi, ho, chảy
nước dãi, mất nước, tê liệt,... Tỷ lệ chết khoảng 30 - 50%. Ở não và tủy thấy
viêm não không hóa mủ và viêm màng não mềm. Bệnh phân bố ở Bắc Mỹ, châu
Âu, châu Á và Newzealand.
Ở phụ nữ có thai cảm nhiễm vi khuẩn này gây sẩy thai chết.
3. Bệnh sẩy thai cừu do chlamydia (chlamydial abortion in ewes)
Là bệnh do cảm nhiểm C. psittaci, gây ra ở cừu cái có chửa viêm nhau
thai và sẩy thai chết, hoặc sản sinh cừu non yếu ớt. Thai chết đã sẩy thường
thấy phù thũng và sung huyết. Bệnh phát sinh ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và
Newzealand.
Cảm nhiễm vi khuẩn này ở phụ nữ có thai thường gây sẩy thai chết.

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

121
4. Bệnh viêm khớp cừu do chlamydia (chlamydial polyarthritis in sheep)
Là bệnh do cảm nhiễm C. pecorum, với các triệu chứng chủ yếu là phát
sốt, đi khập khễnh, viêm khớp, viêm kết mạc, viêm tương mạc, suy nhược,... Khi
mổ khám thường thấy ở các khớp có viêm màng xương thanh dịch (viêm cata:
catarrhal periosteitis) hoặc tơ huyết (fibrinous periosteitis). Vùng từ chung quanh

khớp đến bao cơ sưng, sung huyết hoặc xuất huyết điểm. Bệnh phát sinh ở bắc
Mỹ và châu Âu và tháng 7 - 11.
5. Bệnh viêm tương mạc truyền nhiễm (transmissible serotitis)
Là bệnh truyền nhiễm lưu hành ở cừu do cảm nhiễm C. pecorum, gây
viêm màng phổi - phổi. Thông thường dù có bị cảm nhiễm bệnh cũng ít xảy ra
nhưng cảm nhiễm hỗn hợp với các vi khuẩn khác hoặc virus hoặc do stress mà
bệnh thể trở nên ác hóa. Cừu ốm biểu hiện phát sốt, giảm ăn uống, chảy nước
mũi, chảy nước mắt, hô hấp dị thường, viêm phế quản và màng phổi. Khi mổ
khám thấy phổi phù thũng, phổi không chứa khí. Bệnh phát sinh ở bắc Mỹ và
châu Âu và Newzealand, nhưng nhiều nơi khác lại có thể phân ly Chlamidia từ
phân cừu nhưng không thấy phát bệnh.
6. Bệnh chlamydia lợn (chlamydial infection in swine)
Là bệnh do cảm nhiễm C. pecorum, gây viêm phổi, viêm não,... ở lợn con
2 - 3 tuần tuổi bị cảm nhiễm thấy phát sốt, ăn giảm dẫn đến phát triển kém. Cũng
thấy viêm bao tim, màng phổi, viêm khớp và tiêu chảy. Ở lợn đực thường thấy
viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo, còn ở lợn cái tơ có chửa thì gây sẩy thai chết.
Bệnh phát sinh có tính phát tán ở Bắc Mỹ và châu Âu, châu Á,...
7. Bệnh viêm phổi mèo do chlamidia (chlamydial pneumonia in cat)
Là bệnh mèo do cảm nhiễm C. psittaci với các triệu chứng chủ yếu là
viêm phổi, viêm kết mạc. Thường thấy mèo bệnh hắt hơi, chảy nước mũi, kết
mạc chảy dịch, ho và sốt nhưng hồi phục sau khoảng 2 tuần. Tuy vậy, cũng có
trường hợp do viêm phổi mèo bệnh bị chết ngạt. Bệnh phân bố rộng rãi trên thế
giới.
8. Bệnh chlamidia ở chim (avian chlamydiosis)
Cho đến nay đã được biết Chlamydia gây cảm nhiễm ở 145 loài thuộc 18
bộ chim kể cả 57 loài thuộc bộ Vẹt. Đặc biệt loài vẹt xanh, gà tây, vịt và bồ câu là
những loài chim ổ chứa quan trọng đối với cảm nhiễm bệnh sốt vẹt
(psittacosis)
BKD79
ở người. Bệnh sốt vẹt ở người biểu hiện các bệnh trạng của

cơ quan hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,... đôi khi tử vong. Ở loài vẹt
xanh sức khỏe giảm sút, bỏ ăn uống, lông cánh xù, giảm thể trọng, từ mắt và
mũi chảy chất bài xuất tương dịch, tiêu chảy phân màu trắng lục. Các trường
hợp cảm nhiễm ẩn tính trở nên phát bệnh thường do điều kiện nuôi dưỡng kém,
do cảm nhiễm hỗn hợp với các vi sinh vật khác, hoặc các yếu tố stress như khí
hậu thay đổi, vận chuyển, nuôi nhốt quá chật. Vịt và ngỗng bệnh biểu hiện
chứng viêm kết mạc cata hoặc mủ. Từ năm 1940 trở đi bệnh này đã xuất hiện ở
toàn thế giới.
9. Những bệnh cảm nhiễm Chlamydia khác
Ở chuột lang cảm nhiễm C. psittaci thường thấy nhiều cá thể 4 - 8 tuần

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

122
tuổi viêm kết mạc. Triệu chứng có thể đa dạng, từ viêm kết mạc sung huyết đến
viêm kết mạc chảy dịch có mủ.

×