Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Liên hệ thực tế việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý ở cơ quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.97 KB, 5 trang )

Quy trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý
ở cơ sở? Liên hệ thực tế việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hoặc cơ sở nơi đồng chí công tác?
GỢI Ý TRẢ LỜI
1. Khái niệm quyết định lãnh đạo, quản lý
Quyết định lãnh đạo, quản lý là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt
động lãnh đạo, quản lý xã hội tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới
những hình thức nhất định, nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người theo định hướng nhất định.
2. Quy trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản
lý ở cơ sở
2.1. Quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý (LĐ,QL) cấp cơ sở.
a. Sáng kiến ban hành quyết định
Đây là giai đoạn đầu của việc ra quyết định. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ
sở, chính quyền cấp xã, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định LĐ,QL căn cứ vào
nhiệm vụ chính trị, yêu cầu quản lý nhà nước để ra quyết định. Đó là các căn cứ sau:
- Thể chế hoá và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của tổ chức Đảng cấp
trên.
- Thi hành hiến pháp, luật, lệnh, nghị quyết, văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tế để chỉ đạo hoặc trực tiếp xử lý
các tình huống cụ thể theo đúng thẩm quyền pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng
quy định.
- Ra quyết định LĐ,QL cấp cơ sở còn căn cứ vào sự tham gia, đóng góp ý kiến
của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, của cử tri.
Trong bước này, sau khi có đủ căn cứ ra quyết định, tổ chức, cơ quan, cá nhân
có thẩm quyền ra quyết định giao cho tổ chức, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm chủ
trì soạn thảo quyết định.
b. Soạn thảo quyết định
Tuỳ loại quyết định LĐ,QL; việc soạn thảo, dự thảo quyết định được tiến hành theo
các bước nhất định. Tuy nhiên về cơ bản, bước soạn thảo dự thảo quyết định LĐ,QL


đều phải tiến hành các việc sau đây:
- Tổng kết, khảo sát, đánh giá tình hình liên quan đến nội dung dự thảo.

1


- Xây dựng dự thảo (bao gồm cả việc nghiên cứu thông tin, tư liệu, chuẩn bị đề
cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo).
- Tổ chức lấy ý kiến tổ chức, cơ quan, cá nhân và các đối tượng chịu sự tác động trực
tiếp của quyết định
- Đối với những quyết định LĐ,QL quan trọng còn phải thực hiện việc thẩm định dự
thảo quyết định trước khi xem xét, thông qua.
c. Xem xét, thông qua dự thảo quyết định
Dự thảo quyết định LĐ,QL cấp cơ sở phải được xem xét thông qua theo đúng thủ tục,
trình tự pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định.
Quyết định LĐ,QL cấp cơ sở chủ yếu được xem xét thông qua theo chế độ tập thể và
quyết định theo đa số. Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay còn
đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong
việc ra những quyết định quản lý được pháp luật quy định.
d. Ra quyết định
Thực hiện bước này cần chú ý tuân thủ đúng nguyên tắc, thể thức, thủ tục ban hành
văn bản. người ký văn bản phảI chịu trách nhiệm về nội dungvà hình thức văn bản.
2.2. Quy trình tổ chức thực hiện quyết định LĐ,QL cấp cơ sở.
Bước 1: Triển khai quyết định. Để quyết định đến được các đối tượng liên
quan. Nhận được quyết định, các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan phải thực
hiện triệt để bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng, đề ra kế hoạch, biện pháp thực hiện cho
phù hợp với điều hiện cụ thể của đơn vị, địa phương mình, đảm bảo việc triển khai
thực hiện không được trái với quyết định LĐQL đã được ban hành. Chú ý khi triển
khai quyết định quản lý ở cơ sở phải trả lời được các câu hỏi:
 Triển khai cho ai?

 Nội dung triển khai?
 Hình thức triển khai?
 Ai triển khai?
Bước 2: Tổ chức thực hiện quyết định
 Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định: Cần bố trí, tổ chức lực lượng cán
bộ phù hợp (giao đúng người, đúng việc) để thực hiện quyết định, đồng thời
đảm bảo những phương tiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện quyết định này.
 Tùy thuộc vào từng loại quyết định các lãnh đạo quản lý có thể lựa chọn các
biện pháp thực hiện khác nhau.
 Xử lý sự cố khi có phát sinh
Bước 3: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định: Một khâu không thể
thiếu được trong hoạt động LĐQL nói chung và LĐQL cấp cơ sở nói riêng là theo
dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định LĐQL. Do đó, việc ra quyết định LĐQL phải
gắn liền với việc kiểm tra thực hiện quyết định.
2


Việc kiểm tra thực hiện quyết định có nhiệm vụ nắm tình hình và kết quả một
cách có hệ thống, có kế hoạch. Việc kiểm tra phải chú ý tới cả hai mặt của việc thực
hiện quyết định. Đó là: tìm ra nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện
không tốt quyết định. Và cũng chú ý tới kết quả tốt, tìm ra những ưu điểm, đúc kết
bài học kinh nghiệm thành công trong việc thực hiện quyết định.
Việc kiểm tra thực hiện quyết định LĐQL cấp cơ sở phải được xây dựng thành
kế hoạch ngay từ giai đoạn nghiên cứu dự thảo quyết định; trong đó xác định rõ cơ
quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra và đối tượng chịu sự kiểm tra. Tiếp
đó, việc kiểm tra phải được tiến hành ngay sau khi ban hành quyết định và trong suốt
thời gian thực hiện quyết định.
 Kiểm tra việc thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý là bước bảo đảm sự
thành công hiệu quả của quyết định và thực hiện quyết định

 Kiểm tra để nắm được tiến độ.
 Kiểm tra để đôn đốc thực hiện.
 Kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp thực tế.
 Kiểm tra để kịp thời khen thưởng động viên, kịp thời xử lý những sai phạm.
 Kiểm tra tổng kết việc thực hiện quyết định.
* Các hình thức kiểm tra có thể áp dụng: (1) Kiểm tra thường xuyên và toàn
diện trong suốt quá trình diễn biến thực hiện quyết định; (2) Kiểm tra đột xuất có
trọng điểm, nhằm vào một số khâu nhất định; (3) Kiểm tra tổng kết việc thựuc hiện
quyết định.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định: Sau quá trình thực hiện phải
tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định, so sánh với mục tiêu để xem
kết quả đạt được như thế nào, mức độ hiệu quả, lý do đạt, lý do chưa đạt, tại sao.
Điều quan trọng là phải đánh giá việc thực hiện quyết định LĐQL một cách chính
xác, khách quan, trung thực, cụ thể kết quả thực hiện quyết định, tuyệt đối tránh bệnh
phô trương, thổi phồng thành tích. Nếu làm tốt công tác này góp phần tăng cường
hiệu lực, hiệu quả công tác LĐQL cấp cơ sở
3. Liên hệ thực tế việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh
đạo, quản lý ở cơ quan hoặc cơ sở nơi công tác
- Giới thiệu khái quát về cơ quan, đơn vị đang công tác.
- Thực trạng việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý
tại cơ quan, đơn vị công tác trong thời gian qua: Căn cứ phần lý luận ở trên để liên hệ
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân (nguyên nhân ưu điểm, nguyên nhân hạn chế).
- Một số giải pháp để việc việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh
đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị công tác được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
3


1) Ưu điểm
- Khi ra quyết định, các lãnh đạo có bám sát chủ trương, đường lối của Đảng,
các chính sách, pháp luật của NN và chỉ đạo của cấp trên.

- Khi ra quyết định, các lãnh đạo có tham mưu ý kiến của các cơ quan chuyên
môn.
- Một số quyết định còn trùng lặp, chồng chéo, không đủ căn cứ pháp lý.
- Các quyết định đặc biệt là quyết định trúng tuyển công chức, viên chức và thi
tuyển có niên yết công khai tại trụ sở; được nhanh chóng chuyển đến các cơ quan,
đơn vị có liên quan.
- Cấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền, mặt trận và các hội, đoàn thể cùng phối
hợp, phổ biến, tuyên truyền nội dung các quyết định đến toàn thể đoàn viên, hội viên
và quần chúng nhân dân; tiếp thu ý kiến phản hồi cua3nha6n dân để tiếp tục đưa ra
những ý kiến chỉn sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Các cấp ủy đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý đã chú trọng nhiều đến việc kiểm
tra thực hiện quyết định. Việc kiểm tra thực hiện quyết định được tiến hành thường
xuyên, liên tục, từ đó kịp thời nắm bắt những thuận lợi cũng như khó khăn, từ đó có
điều chỉnh kịp thời, đảm bảo quyết định phù hợp với tình hình thực tế, đem lại hiệu
quả cao.
- Nhìn chung, nhiều quyết định lãnh đạo, quản lý đã tập trung hướng vào
những vấn đề bức thiết do cuộc sống đặt ra, bước đầu đáp ứng tâm tư nguyện vọng
của nhân dân.
2) Hạn chế
- Đôi khi một số công việc người lãnh đạo tự quyết định mà không trưng cầu ý
kiến của chuyên viên hoặc khi chuyên viên có đề xuất cũng không chấp nhận.
- Việc ra quyết định xử lý kỷ luật những nhân viên, những tổ chức vi phạm
chưa nghiêm khắc, không nêu gương cho những đơn vị khác.
- Khi lãnh đạo lấy ý kiến đóng góp để chuẩn bị ban hành quy định, quyết định,
quy chế thì một số cơ quan , nhân viên không tham gia góp ý, đến khi ban hành thực
hiện thì lại có ý chống đối, không muốn thực hiện.
- Một số quyết định ban hành không phù hợp với thực tế, khó thực hiện, giải
quyết vấn đề một cách chung chung, không đảm bảo khách quan và công bằng, có thể
hiểu và làm khác nhau.
- Vẫn còn tình trạng “lạm phát” các quyết định lãnh đạo, quản lý, các quyết

định còn mang tính dàn trải chưa đi vào vấn đề cấp bách, có tính dột phá của địa
phương.
- Một số nơi còn tình trạng “mô phỏng” nghị quyết của cấp ủy đảng cấp trên,
nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp trên, quyết định của UBND ấp trên mà thiếu
tính sáng tạo, vận dụng phù hợp với thực tiễn của địa phương mình.

4


- Nhiều lãnh dạo còn tình trạng quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không
xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, không lắng nghe hết ý kiến người tham gia, người
phản biện, hay quá tin vào những hiểu biết chủ quan của mình.
- Đôi khi ra quyết định lãnh đạo, quản lý còn nể nang, thỏa hiệp, dựa dẫm cấp
trên một cách thụ động, không tự chịu trách nhiệm.
- Đôi khi, Ra quyết định lãnh đạo, quản lý không đúng thẩm quyền, không đủ
căn cứ pháp lý, quyết định có nội dung trùng lặp, chồng chéo ngày trong bản thân
quyết định hoặc những quyết định đã ra trước đó.
3) Giải pháp
- Phải nắm vững cơ sở pháp lý khi ban hành quyết định, quyết định phải phù
hợp với chủ trương của cấp trên, phải đúng thẩm quyền ban hành.
- Khi ban hành quyết định cần chú trọng công tác lấy ý kiến tập thể, lắng nghe
ý kiến tập thể, xem xét tham mưu của cơ quan chuyên môn, đảm bảo dân chủ, công
bằng, sâu sát nhân dân.
- Khi ban hành quyết định phải nắm vững thông tin, có tầm nhìn chiến lược,
xem xét về nguồn lực thực hiện, tránh việc quá tin tưởng vào cấp trên, tránh chủ
quan, duy ý chí, nóng vội.
- Phải đảm bảo quyết định ban hành có thể thực hiện được trong thực tế.
- Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định, đảm bảo
thực hiện có hiệu quả.
- Công tác soạn thảo quyết định cần chú ý tránh đa nghĩa; tránh hiểu và làm

theo nhiều cách khác nhau; văn phong, ngôn ngữ phải phù hợp; phải đúng hình thức
và thể thức theo quy định.

5



×