Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NẤM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.8 KB, 12 trang )


TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

226

PHẦN III
NẤM (CHÂN KHUẨN HỌC) THÚ Y
Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NẤM
1. Các loại bệnh nấm
Bệnh nấm nói chung (nghĩa rộng) được chia thành ba nhóm lớn: bệnh
cảm nhiễm nấm hay bệnh nấm (mycosis), dị ứng nấm (mycotic allergy) và trúng
độc nấm (mycotoxicosis), nhưng trong thú y chủ yếu là bệnh cảm nhiễm nấm và
trúng độc nấm.
Bệnh nấm (mycosis) hay cảm nhiễm nấm (mycotic infection)
Chỉ trường hợp nấm xâm nhập vào tổ chức động vật, phát triển ở đó mà
cảm nhiễm và phát bệnh. Tính gây bệnh của nấm nói chung là yếu. Những nấm
có tính gây bệnh cho cơ thể động vật có vú và chim phải phát triển được ở nhiệt
độ 35 - 42 °C còn nấm gây bệnh cho các loại động vật máu lạnh thì phát triển ở
nhiệt độ trên dưới 20 °C và đề kháng với các cơ cấu phòng ngự phi đặc hiệu
của ký chủ là tiền đề cần thiết.
Bệnh lý phát sinh bệnh nấm có điểm chung là tế bào nấm nhờ có vách tế
bào cứng chắc của mình mà đề kháng với sự thực bào cũng như tác dụng
kháng khuẩn của miễn dịch thể dịch, cho nên thường diễn ra mãn tính như
chứng trạng viêm mãn tính hay hình thành u thịt. Nói chung, bệnh thể biến hóa
liên quan đến phản ứng quá mãn dạng chậm hay sản sinh ngoại độc tố dạng
enzyme. Ngoài ra, các nấm trong tự nhiên (25 °C) thường có dạng sợi nhưng khi
phát triển trong cơ thể (35 - 42 °C) thì hình thành dạng tế bào nấm men là những
nấm được gọi là nấm nhị hình (dimorphic fungus) có tính gây bệnh mạnh. Các
chi Histoplasma, Coccidioides, Blastomyces, Sporothrix,... là những nấm nhị
hình điển hình, đôi khi Candida cũng có đặc tính này.


Bệnh trúng độc nấm (mycotoxicosis)
Là những bệnh xuất hiện trên cơ sở động vật ăn phải các sản phẩm trao
đổi chất trung gian (thứ sinh) của nấm, có thể phân biệt các nhóm lớn: trúng độc
suy (chướng hạ
i) gan thận, trúng độc chướng hại thần kinh, trúng độc chướng
hại cơ quan tạo máu, bệnh quá mẫn ánh sáng (bệnh sợ ánh sáng), hội chứng
quá phát tình (quá động dục),...
2. Miễn dịch chống bệnh nấm
Sự thực bào có vai trò trọng yếu trong cơ cấu phòng ngự phi đặc hiệu của
ký chủ chống lại cảm nhiễm nấm. Sau khi cảm nhiễm nấm thường xuất hiện
miễn dịch th
ể dịch và miễn dịch tế bào.
Chỉ có miễn dịch thể dịch thì không thể có khả năng phòng ngự chống
cảm nhiễm nấm một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, kháng thể đặc hiệu có biểu hiện
sự trung hòa các phân tử độc tố nấm cao phân tử, có hiệu quả sát khuẩn nhờ
hoạt hóa bổ thể của phức hợp kháng nguyên - kháng thể, có thể ngăn cản sự

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

227
truyền bá, khuyếch tán trong cơ thể ký chủ nhờ gây ngưng kết cơ thể nấm, và
tạo ra hiệu quả opsonin của tổ hợp kháng thể - bổ thể,... Ngoài ra, miễn dịch thể
dịch ở dạng phản ứng quá mẫn type I liên quan đến dị ứng da, dị ứng hệ hô hấp,
hệ tiêu hóa và viêm tiểu cầu thận do phản ứng quá mẫn type III.
Miễn dịch tế bào biểu hiện khả năng phòng ngự mạnh hơn, đặc biệt gây
hoạt hóa đại thực bào, và cùng với nó là gây tăng cường các hoạt động thực
khuẩn - diệt khuẩn. Ngoài ra, miễn dịch tế bào liên quan đến những biến đổi
bệnh lý tổ chức do phản ứng quá mẫn chậm type IV và phản ứng dị ứng có ích
trong chẩn đoán.
3. Phân loại bệnh nấm

Bệnh nấm có thể phân loại dựa trên y
ếu tố nguồn gốc phát sinh bệnh và
vị trí cảm nhiễm.
Cảm nhiễm nấm nội sinh, ngoại sinh và cơ hội
Bệnh nấm nội sinh (endogenous mycosis) là bệnh nấm gây ra bởi các
nấm thường trú ở trong hay trên bề mặt cơ thể động vật. Cảm nhiễm - phát bệnh
các bệnh này thường liên quan đến sự giảm miễn dịch toàn thân hay cục bộ tự
nhiên hoặc do sử dụng các thuốc chố
ng viêm hay thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài
ra, cùng với việc sử dụng thuốc kháng vi khuẩn, bệnh nấm có thể phát ra như là
kết quả của sự loạn khuẩn (superinfection). Bệnh nấm ngoại sinh exogenous
mycosis) là hiện tượng cảm nhiễm - phát bệnh sau khi nấm bệnh nguyên xâm
nhập bên ngoài vào cơ thể.
Những bệnh gây ra bởi nấm có tính gây bệnh tương đối yếu thường
không thể phân biệt được tính nội sinh hay ngoại sinh, cảm nhiễm - phát bệnh
phụ thuộc vào sự suy giảm miễn dịch của cơ thể ký chủ (trở thành ký chủ dễ
cảm nhiễm, compromised host). Những bệnh như vậy thường gọi là bệnh nấm
cơ hội hay bệnh tự phát (opportunistic fungus infection). Những bệnh dạng này
hiện nay có khuynh hướng tăng.
Bệnh nấm nguyên phát và bệnh nấm kế phát
Thông thường các nấm có tính gây bệnh mạnh gây bệnh nguyên phát
trực tiếp không phụ thuộc vào sự tăng giảm của năng lực phòng ngự phi đặc
hiệu của ký chủ. những bệnh như vậy gọi là bệnh nấm nguyên phát (primary
mycosis). Bệnh nấm kế phát hay thứ phát (secondary mycosis) là bệnh nấm
phát triển cơ sở sự đề kháng phi đặc hiệu của ký chủ bị giảm sút dưới ảnh
hưởng của bệnh nguyên phát. Bệnh này thường còn là bệnh nấm c
ơ hội. Bệnh
nấm có thể là cảm nhiễm nấm cuối cùng (terminal fungus infection) là bệnh nấm
xuất hiện vào kỳ cuối.
Bệnh nấm cục bộ và bệnh nấm toàn thân

Phân biệt trên cơ sở sự giới hạn hay không giới hạn vị trí cảm nhiễm trên
cơ thể động vật. Bệnh nấm cục bộ (localized mycosis) thường thấy trong kỳ đầu
của sự cảm nhiễ
m, nếu sử dụng thuốc chống bệnh thường trở thành bệnh nấm
toàn thân (systemic mycosis).
Bệnh nấm bề mặt và bệnh nấm nội tạng
Những bệnh trong đó nấm bệnh nguyên chỉ xâm nhiễm chỉ trên bề mặt da

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

228
hoặc các tổ chức phụ thuộc da như móng, lông hay tầng thượng bì niêm mạc
mà không xâm nhập vào tổ chức dưới da thì gọi là bệnh nấm bề mặt. Các bệnh
nấm nội tạng (deep-seated mycosis) xâm nhập vào các cơ quan nội tạng, hệ
thần kinh, xương tủy, tổ chức dưới da,... là những bệnh thường nặng.
4. Thuốc điều trị bệnh nấm
Nói chung do nấm là sinh vật nhân thật nên thuốc kháng nấm (antifungal
agent) không nhiều, bên cạnh đó, phần nhiều các thuốc có tác dụng phụ đối với
cơ thể động vật. Để điều trị bệnh nấm da ta có thể dùng các tác nhân hóa học
như iodine, acid béo, acid salicylic, muối ammoni, ether, muối đồng, muối thủy
ngân, thuốc nhuộm,... bên cạnh đó có các chất kháng sinh chống nấm được
phân loại theo cơ chế tác động như sau:
- Thuốc gây trở ngại sự tổng hợp vách tế bào: thường do cản trở sự tổng
hợp chitin của vách tế bào như nhóm polyoxin A là các thuốc cạnh tranh UDP-N-
acetyl glucosamin trở ngại tổng hợp chitin, do đó có tác dụng đối với các nấm
gây bệnh thực vật mà không có tác dụng với các nấm gây bệnh động vật.
Haloprogin có tác dụng chống các nấm da và Candida. Aculeacin A và
echinocandin B gây trở ngại phản ứng enzyme tổng hợp beta-glucan của các
nấm men.
- Thuốc gây tổn hại màng tế bào chất: là các thuốc kết hợp trực tiếp với

sterol, phospholipid, protein màng gây tổn hại cơ năng của màng, các chất
kháng sinh hệ polyethylene gây trở ngại tác dụng tương hỗ giữa chuỗi bên acyl
của phospholipid và sterol làm thay đổi tính lưu động của màng. Amphotericin B
có biểu hiện tác động chống Histoplasma, Cryptococcus, Candida, Sporothrix,...
nhưng cũng gây hại thận, phát sốt,... Nystatin là thuốc có tác dụng chống
Candida và các nấm da. Clotrimazol, micomazol, econazol,... nhờ có tác dụng
nguyên phát đối với gốc azol không bão hòa và tác dụng thứ phát trở ngại sự
tổng hợp các hợp chất cao phân tử mà có tác dụng mạnh đối với các nấm da và
nấm chi Candida nhưng nếu dùng đường miệng thì gây hại đối với dạ dày.
Cyclopiroxolamin không gây hại đối với cấu trúc của màng nhưng có tác dụng
chống nấm do tác dụng trực tiếp đến protein ATPase. Ngoài ra, các chất trở ngại
tổng hợp chitin và β-glucan cùng với tác dụng tổn hại màng còn gây phá ho
ại cơ
năng của ATPase.
- Thuốc gây trở ngại sự tổng hợp sterol: các hợp chất hệ acetyl amin, hệ
thiocarbamin và hệ azol, bao gồm cả các imidazol, thông qua con đường acetyl
CoA-mevalonate mà tác động đến hệ tổng hợp sterol, còn các thuốc hệ aryl
amin, (naftifin, terbinafin) và hệ thiocarbamin (tolnaftate, tolciclate) gây trở ngại
một cách đặc hiệu đối với phản ứng squalen epoxidase của các nấm da và
Candida. Các thuốc hệ azol (imidazol, fluconazol, itraconazol) trở ngại tổng hợp
ergosterol và phản ứng loại methyl C-14 c
ủa α-methyl sterol mà có tác dụng
chống nấm và có thể sử dụng bên trong cơ thể. Ngoài ra, các hợp chất hệ acid
béo (acid undecylenic, acid caprylic) gây trở ngại trao đổi chất lipid, càng có
chuỗi C càng dài thì hoạt tính chống nấm càng mạnh và biểu hiện tác dụng
chống các nấm da.
- Thuốc gây trở ngại sự bộ máy truyền điện tử: mặc dù tính độc chọn lọc
yếu vì hệ truyền đạt điện tử phosphoryl hóa ôxy hóa củ
a tế bào nấm và tế bào


TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

229
động vật giống nhau, ta có siccanin gây trở ngại một cách đặc hiệu sự truyền đạt
điện tử từ enzyme dehydrogenza của acid succinic đến hệ ubiquinone,
pyrrolnitrin và một số chất khác gây trở ngại sự truyền đạt điện tử từ enzyme
dehydrogenza của acid succinic đến hệ ubiquinone và từ enzyme dehydrogenza
của NAD đến hệ ubiquinone. Siccanin có tác dụng chống nấm da còn pyrrolnitrin
có tác dụng đối với các nấm da, Aspergillus, Candida. Ngoài ra, các chất kháng
sinh hệ quinone (nanaomycin) gây trở ngại hệ hô hấp của vi khuẩn, nấm, trở
ngại sự tổng hợp DNA-RNA, protein nên hữu hiệu đối với bệnh nấm da ở động
vật.
- Thuốc gây trở ngại tổng hợp protein: Điểm tác dụng chủ yếu của
cycloheximide (actidione) là ribosome 80S nên gây trở ngại việc chuyển dịch
amino từ phức hợp aminoacyl-tRNA đến chuỗi peptide. Do phản ứng không đặc
hiệu nên không thể dùng điều trị bệnh nhưng có thể thêm vào môi trường nuôi
cấy (0,5 mg/l) để ức chế các nấm men, Aspergillus, các nấm họ Mucraceae,...
để phân lập nấm da.
- Thuốc gây trở ngại sự tổng hợp DNA: Variotin gây trở ngại phản ứng
của enzyme DNA-polymerase α, biểu hiện hoạt tính chống các nấm da.
Flucytosine (5-fluorocytosine) là chất cản trở sự chuyển hóa các pyrimidine, sản
phẩm 5-fluoro-2'-deoxyuridilate kết hợp với enzyme tổng hợp thymidine gây trở
ngại hoạt tính enzyme nên có tác dụng mạnh chống các nấm như Candida,
Cryptococcus, các nấm đen và có thể dùng qua đường miệng (cho uống).


TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

230
Chương 2

BỆNH NẤM NỘI TẠNG VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN
Có nhiều loại nấm gây bệnh nội tạng tức là bệnh tích có vị trí sâu trong cơ
thể (bảng III-1).
Bảng III-1. Bệnh cảm nhiễm nấm chủ yếu ở động vật

Bệnh nấm Nấm bệnh nguyên Động vật ký chủ Bệnh trạng chủ yếu
A. Bệnh do nấm roi
Saprolegnia parasitica
Cá hồi, cá chép Cảm nhiễm da, trứng
1. Bệnh nấm nước
Saprolegnia parasitica
Lươn Cảm nhiễm da
2. Bệnh nấm nội
tạng
Saprolegnia diclina
Cá hương họ Hồi Khoang bụng, nội tạng
3. Bênh u thịt do nấm
Aphanomyces piscida
Cá vàng, mương,
diếc
Cảm nhiễm cơ
4. Branchiomycosis
Branchiomyces sanguinis
Cá chép, lươn Cảm nhiễm trong huyết
quản mang
5. Langenidiosis Langenidium spp. Tôm, cua Trứng, ấu sinh, con giống
6. Halithrosis Halithorosis spp. Tôm, cua Trứng, ấu sinh, con giống
7. Atkiniellosis Atkinsiella spp. Tôm, cua Trứng, ấu sinh, con giống
Dermocystidium anguillae
Lươn châu Âu Cảm nhiễm mang

8. Dermocystidiosis
Dermocystidium koi
Cá chép Cảm nhiễm da, cơ
9. Pythiosis
Pythium gracile (P.
insidiosum)
Ngựa, lừa Viêm da dạng hạt
B. Bệnh cảm nhiễm nấm (bào tử) tiếp hợp (trừ tên nấm thông thường dạng chuyển hình vô tính)
10. Bệnh mucor
Mucor rasemosus,
Rhizomucor pusillus,
Absidia corymbifera,
Rhizopus microbifera, R.
oryzae, Mortierella wolfi
Trâu, bò, lợn, ngựa,
dê, cừu, vượn, chó,
mèo, chồn, gà
U thịt phổi, gan, thân,
hạch lympho; loét dạ dày,
dạ cỏ, ruột; cảm nhiễm
da, giác mạc, tai ngoài,
não, thai
11. Entomophthorosis
Basidiobolus haptospora,
Conidiobolus coronatus
Ngựa, vượn
chimpanzy, cá heo
Viêm dạng u thịt mãn tính
niêm mạc mũi và dưới da
12. Ichthiophonosis

Ichthiophonus hoferi
Cá hồi hoa, cá nục Cảm nhiễm nội quan, cơ
C. Bệnh cảm nhiễm nấm bào tử nang (trừ các tên nấm thông thường dạng chuyển hình vô tính)
13. Nấm lông đen
Piedraia hortae
Chó, vượn
chimpanzy
Cảm nhiễm lông
14. Bệnh thối ấu
trùng (ong)
Ascophaera apis
Âu trùng ong mật Khô xác ấu trùng dạng
phấn trắng
D. Bệnh cảm nhiễm nấm bất toàn
15. Bệnh candida (candidosis)
a. Candidosis
(candidamycosis) ở
thú
Candida albicans, C.
tropicalis, C. rugosa, C.
parapsilosis, C. krusei, C.
guilliermondii
Bò, dê, lợn, chó,
mèo, vượn
Viêm miệng, thực quản,
dạ cỏ, dạ dày, viêm buồng
vú, cảm nhiễm da, phổi,
mắt, hoặc toàn thân
b. Candidosis ở chim
C. albicans

Gà tây, gà Cảm nhiễm khoang
miệng, diều
c. Bệnh cổ trướng
C. sake
Các loại cá học Hồi Tăng sinh trong dạ dày
16. Cryptococcosis
Cryptococcosis neoformans
Trâu, bò, ngựa, mèo,
chó, cừu, dê, chồn
Cảm nhiễm não, phổi, da
17. Malasseziosis
Malassezia pachydermatis
Chó, mèo Viêm tai ngoài
18. Sporothricosis
Sporothrix schenckii
Ngựa, lừa, trâu, bò,
chó
Cảm nhiễm da và hệ
lympho
19. Ochroconiosis
Ochroconis humicola
Cá hương các loại cá
phương Bắc
Cảm nhiễm nội quan và
bên ngoài
20. Cảm nhiễm Histoplasma

×