Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.58 KB, 14 trang )

Mục lục
A. MỞ ĐẦU...........................................................................1
B. NỘI DUNG.........................................................................2
1. Khái niệm các thuật ngữ liên quan................................2
2. Nội dung cải cách hành chính về cán bộ, công chức..3
2.1 Mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước nói
chung và cán bộ công chức nói riêng...............................3
2.2 Cải cách đối với cán bộ công chức...........................4
3. Thực trạng của cải cách...............................................7
4. Giải pháp thực hiện chương trình.............................10
C. KẾT LUẬN.......................................................................12
Tài liệu tham khảo................................................................13

0


A. MỞ ĐẦU
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động tổ chức thực hiện qyền hành
pháp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an
ninh – quốc phòng, đối ngoại, chủ yếu do hệ thống cơ wussn hsnhf chính thực
hiện, nhằm phát triển đất nước về mọi mặt và tổ chức đời sống cộng đồng. Cùng
với đó thì quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi phải có sự điều chỉnh năng động,
đảm bảo phù hợp với các yếu tố khách quan và chủ quan. Từ những nguyên
nhân xã hội thì cải cách hành chính ra đời để điều chỉnh, đây là vấn đề thuộc về
nhận thức của con người mong muốn sự thay đổi hiện trạng nền hành chính một
cách có ý thức để khắc phục những vẫn đề nảy sinh trong quá trình quản lý. Cải
cách hành chính là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia, đối với hiện nay còn là
vấn đề mang tính toàn cầu. Việc cải cách hành cách hành chính làm cho hệ
thống hành chính trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Ở Việt
Nam, cải cách hành chính hướng đến xây dựng một nền hành chính phát triển
mang tính chủ động, nhạy bén, thích nghi cao để đáp ứng các yêu cầu quản lý xã


hội. Xu thế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi hoạt động hành chính
nhà nước phải thay đổi toàn diện về hình thức và nội dung, đồng thời tuân theo
quy tắc chung của luật pháp quốc tế trong hoạt động hành chính nhà nước. Theo
xu hướng đó, Việt Nam cải cách hành chính qua từng mặt, từng lĩnh vực qua các
giai đoạn khác nhau và một trong những điều mà nhà nước tập trung nhất đó là
cả cách hành chính về cán bộ, công chức. Đây được coi là lực lượng quan trọng
giúp đất nước phát triển hơn.
B. NỘI DUNG
1. Khái niệm các thuật ngữ liên quan
Cải cách hành chính là một quá trình thay đổi cơ bản, lâu dài, liên tục bao
gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động có ý thức của bộ
1


máy nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các cá nhân vì
mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu lực và
hiệu quả quản lý và chất lượng các sản phẩm (dịch vụ hoặc hàng hoá) phục vụ
nhân dân thông qua các phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực. Hiểu theo
nghĩa này, cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm
cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước
từ việc: lập kế hoạch; định thể chế; tổ chức; công tác cán bộ; tài chính; chỉ huy;
phối hợp; kiểm tra; thông tin; và đánh giá. Cũng có thể hiểu cải cách hành chính
là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải
tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương
thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính nhà nước.
Theo Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước. Cán bộ xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân
Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
2


chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung cải cách hành chính về cán bộ, công chức
2.1Mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước nói chung và cán bộ
công chức nói riêng.
Với mục tiêu chung của việc cải cách hành chính nhà nước là xây dựng
một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại
hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát
triển đất nước. Hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu
cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó mục
tiêu cụ thể đối với cải cách hành chính về cán bộ công chức là xây dựng đội ngũ

cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt
đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công
vụ, tận tuỵ, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân. Xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình
độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Cải cách
thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ,
công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao
chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Đảm bảo tiền lương
của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, trở thành động lực của nền công
vụ, bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình. Bởi ngoài việc yêu
cầu đội ngũ các bộ công chức đạt tiêu chuẩn về chất lượng công việc để phục vụ
cho việc quản lý nhà nước thì nhà nước cũng phải đáp ững được nhu cầu về đời
sống của cán bộ công chức. Khi vấn đề về mưu sinh được đáp ứng thì đương
3


nhiên đội ngũ cán bộ sẽ yên tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là mục tiêu
phù hợp, mang tính tất yếu để đảm bảo thực hiện theo định hướng cải cách hành
chính nhà nước và hoàn thành theo đúng mục tiêu đưa ra.
2.2Cải cách đối với cán bộ công chức
Cải cách cán bộ công chức được triển khai trong chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 căn cứ Nghị quyết số 30c/NQCP ngày 08/11/2011 và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ. Nội
dung thể hiện quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ
cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng tính chất hoạt
động thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của
đất nước. Điển hình trong Luật cán bộ công chức được ban hành năm 2008 quy
định đầy đủ tất cả các lĩnh vực mang tính đặc thù, chuyên nghành. Cải cách đưa
ra phương hướng đến năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu

hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm
chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tuỵ, phục vụ sự nghiệp phát triển
đất nước và phục vụ nhân dân. Căn cứ Điều 4 NGHỊ QUYẾT số 30c/NQ-CP,
NGHỊ QUYẾT Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
quy định về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, chương trình đã đưa ra:
“a) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu
hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ
sự nghiệp phát triển của đất nước;
b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có
bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân
dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;

4


c) Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức
danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ,
công chức lãnh đạo, quản lý;
d) Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây
dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;
đ) Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ
phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển;
thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh
tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương
đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống;
e) Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi
miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với
nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức

tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp
luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên
chức;
g) Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập
sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên
chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng
bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng
năm;
h) Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo
hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ,
công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán
bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.

5


Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc,
theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm,
độc hại.
Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên
chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với cán bộ,
công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ;
i) Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của
cán bộ, công chức, viên chức.”
Việc thực hiện các cải cách trên phải có những giai đoạn cụ thể phù hợp với
từng định hướng mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 1 (2011 - 2015) gồm các mục tiêu sau đây:
+ 50% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức
theo vị trí việc làm; trên 80% công chức cấp xã ở vùng đồng bằng, đô thị

và trên 60% ở vùng miền núi, dân tộc đạt tiêu chuẩn theo chức danh;
+ Tiếp tục đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức. Tập trung nguồn lực ưu tiên cho điều chỉnh mức lương tối thiểu
chung; xây dựng và ban hành cơ chế tiền lương riêng đối với từng khu
vực: Khu vực hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm và tính trong
chi quản lý hành chính nhà nước; khu vực lực lượng vũ trang do ngân
sách nhà nước bảo đảm và tính trong chi ngân sách nhà nước cho quốc
phòng, an ninh; khu vực sự nghiệp công do quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp bảo đảm và được tính trong chi ngân sách nhà nước cho ngành;
-

Giai đoạn 2 (2016 - 2020) gồm các mục tiêu sau đây:
+ Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ
cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và
phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; 100% các cơ quan hành chính
nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm;
6


+ Chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách
cơ bản; thực hiện thang, bảng lương và các chế độ phụ cấp mới; đến năm
2020 đạt được mục tiêu quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều 3 Nghị quyết
này;
Đặt ra mục tiêu phương hướng đi đôi với việc chủ thể thực hiện phải có
trách nhiệm để hoàn thành phương hướng đề ra. Về phía Bộ nội vụ có trách
nhiệm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức chuyên trách thực
hiện công tác cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Về phía Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì cải cách chính sách
tiền lương đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, chính sách

bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai cải
cách chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức. Chế độ tiền lương
đối với cán bộ , công chức luôn là vấn đề được nhà nước quan tâm vì vậy nhà
nước thường xuyên điều chỉnh về mức lương tối thiểu.
3. Thực trạng của cải cách
Hệ thống văn bản pháp luật cụ thể hóa quy định của Luật cán bộ, công chức,
Luật Viên chức tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện. Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 phê duyệt Đề án đẩy mạnh
cải cách chế độ công vụ, công chức nhằm xây dựng một nền công vụ "chuyên
nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả". Trong đó, tiếp tục hoàn
thiện hệ thống thể chế quản lý công chức, viên chức theo quy định của Luật cán
bộ, công chức và Luật Viên chức; triển khai xây dựng cơ cấu công chức, viên
chức theo vị trí việc làm; hệ thống tiêu chuẩn chức danh, công chức, viên chức
tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện; đổi mới phương thức đánh giá công chức,
viên chức và xây dựng một số cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức, viên chức. Bộ Nội vụ đã thành lập Hội đồng thẩm định và phối
hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện Đề án vị trí việc làm trước khi phê
7


duyệt. Có 88 ngạch công chức chuyên ngành thuộc 17 ngành, lĩnh vực đã được
Bộ Nội vụ ban hành và đang được sử dụng trong công tác quản lý công chức.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/ 2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về
đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý quan trọng
để đổi mới phương thức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức dựa
trên kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Công tác thí điểm thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý đã
được một số bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đạt kết quả. Ngày
26/5/2015, Bộ Chính trị đã có Thông báo kết luận số 202-TB/TW về Đề án "Thí
điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng".

Theo đó, Bộ Chính trị đã giao Ban cán sự Đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với
Ban Tổ chức Trung ương và Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ hoàn thiện Đề án để tổ
chức thực hiện. Sau khi Đề án được phê duyệt, việc thi tuyển các chức danh lãnh
đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng sẽ được chính thức triển khai tại tất cả
các bộ, ngành, địa phương. Việc tuyển dụng công chức bằng hình thức thi trên
máy tính trực tuyến và thi nâng ngạch theo hình thức cạnh tranh tiếp tục được
triển khai thực hiện tại một số bộ, ngành, địa phương, tạo sự công khai, minh
bạch, công bằng, hiệu quả trong công tác tuyển dụng công chức, góp phần lựa
chọn đội ngũ công chức có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy hành chính.
Bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Công tác kiểm
tra sau phân cấp chưa thường xuyên. Việc tinh giản biên chế chưa đạt được mục
tiêu, yêu cầu đề ra. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tuy đã được nâng lên
so với trước nhưng chưa đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển. Chưa hoàn thành
việc xây dựng cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm; công tác cải
cách tiền lương triển khai còn chậm, tiền lương chưa thực sự là động lực thúc
đẩy cán bộ, công chức thực thi công vụ.

8


Thủ tục hành chính còn rườm rà, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan
trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như thuế, hải quan, đất đai. Việc thực thi
thủ tục hành chính tại một số cơ quan hành chính nhà nước chưa nghiêm, tình
trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính chưa
được cải thiện, nhiều trường hợp bị dư luận xã hội, báo chí phản ánh. Vẫn còn
một số bộ, cơ quan, địa phương chưa kịp thời công bố và cập nhật thủ tục hành
chính trong các văn bản pháp luật mới ban hành.
Một số nội dung của Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức
còn chậm được triển khai thực hiện, như việc triển khai xác định vị trí việc làm

và cơ cấu công chức, viên chức; xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn
chức danh ngạch công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức;
xây dựng và đưa vào sử dụng thống nhất phần mềm cơ sở dữ liệu đội ngũ cán
bộ, công chức; hình thành hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức trên
phạm vi toàn quốc; triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
thi tuyển, thi nâng ngạch công chức; quy định chính sách thu hút, phát hiện,
trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ...
Cải cách tài chính công thực hiện mới chỉ là bước đầu, kết quả đạt được
còn hạn chế. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý chưa mạnh dạn giao quyền tự
chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, thiếu các giải pháp khuyến khích các đơn
vị sự nghiệp công lập đăng ký thực hiện tự chủ; còn chậm đẩy mạnh xã hội hóa
các hoạt động dịch vụ công.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính ở
một số bộ, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Tỷ lệ cán bộ, công chức được
cung cấp hộp thư điện tử chính thức còn ít, hệ thống thư điện tử và hệ thống
quản lý văn bản và điều hành chưa được kết nối trên diện rộng, chưa thực sự
khai thác hết những tính năng, chức năng của các hệ thống quản lý văn bản và
điều hành. Tuy số lượng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên các
trang/cổng thông tin điện tử ngày càng tăng, nhưng chủ yếu là dịch vụ công trực
tuyến mức độ 1 và 2; còn ít cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến
9


mức độ 3 và 4 trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến. Kết quả áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước còn hạn chế. Việc hiện đại hóa công sở chưa đồng bộ,
dẫn tới manh mún, phân tán. Kết quả đầu tư xây dựng trụ sở xã, ứng dụng công
nghệ thông tin vẫn chưa thực hiện được như mục tiêu đề ra.
Công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin tạo sự đồng thuận trong nhân
dân và xã hội chưa hiệu quả, chưa đạt yêu cầu, do đó trong dư luận vẫn cho rằng

cải cách hành chính còn chậm. Việc huy động sự tham gia, đóng góp ý kiến của
người dân, tổ chức, doanh nghiệp là những đối tượng thụ hưởng thành quả của
cải cách vào quá trình cải cách hành chính còn hạn chế.
4. Giải pháp thực hiện chương trình
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các
hình thức phù hợp, có hiệu quả. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người
đứng đầu. Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức
danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong
từng cơ quan, tổ chức, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, làm cơ sở
cho tinh giản tổ chức và tinh giản biên chế. Tăng cường tính công khai, minh
bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên,
khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ
chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật,
mất uy tín với nhân dân.
Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách
hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền
địa phương các cấp. Đồng thời, có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán
bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính các cấp.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có
những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính. Xây dựng Bộ
chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
10


quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Quy định kết quả thực hiện cải cách hành chính là tiêu chí để đánh giá
công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
Cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công
chức, viên chức thực hiện công vụ có chất lượng và hiệu quả cao.
Một là, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành về cải

cách hành chính, bảo đảm cải cách hành chính có chương trình, kế hoạch, mục
tiêu cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm và phải bố trí nguồn lực thỏa đáng để triển
khai thực hiện. Coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận,
ủng hộ trong xã hội về mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính, hướng tới xây
dựng một nền hành chính phục vụ. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
công tác cải cách hành chính, gắn kết quả cải cách hành chính với trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp; thực hiện tốt công
tác thi đua, khen thưởng trong cải cách hành chính.
Hai là, tăng cường lấy ý kiến người dân đối với việc xây dựng thể chế, đánh
giá tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chất
lượng dịch vụ công; lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng
cung cấp dịch vụ công là thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan
nhà nước.
Ba là, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ cải cách theo
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, bảo
đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng bộ,
ngành, địa phương. Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh
vực trọng tâm như đất đai, đầu tư, kinh doanh, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội...
nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, hoàn thiện các văn
bản quy phạm pháp luật quy định về chức danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc
làm của cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, tổ chức, ngành, lĩnh
11


vực, địa phương, làm cơ sở cho tinh giản tổ chức và tinh giản biên chế. Tăng
cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Có chính
sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành
tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành
nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Nâng cao năng lực, trình độ

đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính ở các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp.
Năm là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan hành chính. Qua đó, giúp cho hoạt động của cơ quan hành chính được hiệu
quả, công khai, minh bạch và nâng cao chất lượng phục vụ người dân và xã hội,
từng bước hình thành chính phủ điện tử nhằm nâng cao chất lượng cung cấp
dịch vụ công, đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và nâng cao chất
lượng, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, hoạt động của các cơ quan nhà nước.
C. KẾT LUẬN
Cải cách hành chính nhà nước đặc biệt là cải cách hành chính cán bộ luôn
là vấn đề được quan tâm bởi lực lượng cán bộ là nòng cốt của việc tham gia
quản lý đất nước. Tuy vẫn còn những hạn chế, thiếu sót nhưng có những thay
đổi rõ rệt về chất lượng làm việc, trình độ, thái độ,.. theo hướng tích cực của cán
bộ.

Tài liệu tham khảo
12


- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 và Nghị quyết số 76/NQCP ngày 13/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết
30c/NQ-CP của Chính phủ
- Kết quả thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2011 - 2020 và phương hướng đẩy mạnh cải cách hành chính
nhà nước trong thời gian tới- Cải cách hành chính.
- Giáo trình luật hành chính nhà nước

13




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×