Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí qua việc tổ chức dạy học theo góc - Một hiệu quả kép trong quá trình đào tạo sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 12 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 63-74
This paper is available online at

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC
THEO GÓC - MỘT HIỆU QUẢ KÉP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO SINH VIÊN

Phùng Việt Hải1 , Đỗ Hương Trà2
1

Khoa KHTN và CN, Trường Đại học Tây Nguyên
2
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Phương pháp thực nghiệm (PPTN) là một phương pháp rất quan trọng và
được sử dụng phổ biến trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Để vận dụng được
nó một cách hiệu quả, đòi hỏi các sinh viên sư phạm vật lí cần hình thành được
năng lực vận dụng PPTN cho bản thân ngay trong quá trình học tập ở trường đại
học. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học theo
góc để bồi dưỡng năng lực vận dụng PPTN cho sinh viên sư phạm vật lí qua việc
tổ chức dạy học nội dung kiến thức “định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 nâng
cao, thuộc học phần Phương pháp dạy học vật lí. Các kết quả thực nghiệm sư phạm
thu được khẳng định: thông qua tổ chức dạy học theo góc đã nâng cao được năng
lực vận dụng PPTN của sinh viên sư phạm vật lí, đồng thời sinh viên cũng tiếp thu
được chính phương pháp dạy học theo góc - một cách tiếp cận hiệu quả trong quá
trình đào tạo.
Từ khóa: Dạy học theo góc, phương pháp thực nghiệm, bồi dưỡng.

1. Mở đầu
Các kiến thức vật lí ở bậc phổ thông chủ yếu được xây dựng bằng con đường thực


nghiệm, do đó phương pháp thực nghiệm (PPTN) có vai trò quan trọng trong quá trình
xây dựng kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay cho thấy rằng, PPTN
vẫn chưa được các giáo viên (GV) vật lí vận dụng một cách phổ biến hoặc vận dụng chưa
đúng quy trình, làm hạn chế việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,
sáng tạo của học sinh (HS) trong quá trình dạy học. Để có thể vận dụng một cách có hiệu
quả, người GV vật lí cần phải có năng lực tổ chức bài học theo PPTN. Điều đó đòi hỏi
trong quá trình học tập các học phần phương pháp dạy học bộ môn, sinh viên không chỉ
nắm vững, hiểu sâu PPTN về mặt lí thuyết mà còn phải được quan sát, thực hành và trải
nghiệm một cách thấu đáo.
Ngày nhận bài: 09/08/2013. Ngày nhận đăng: 18/01/2014.
Liên hệ: Phùng Việt Hải, e-mail:

63


Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà

Với ưu điểm nổi bật là luôn xem xét vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tạo ra
sự đa dạng trong cách thức thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng sự cá thể hóa trong hoạt động
học tập, góp phần học sâu, dạy học theo góc (DHTG) sẽ là giải pháp hiệu quả cho việc
bồi dưỡng năng lực vận dụng PPTN trong dạy học vật lí của sinh viên.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí
Theo [4], một bài học vật lí theo PPTN gồm các giai đoạn sau:
1. Đề xuất vấn đề nghiên cứu
2. Xây dựng giả thuyết (dự đoán)
3. Rút ra hệ quả
4. Đề xuất và thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra
5. Ứng dụng kiến thức.

Trong quá trình trên, các giai đoạn 1, 2 và 4 đòi hỏi sự sáng tạo của học sinh, do
đó GV có thể bồi dưỡng và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS trong quá trình
dạy học.
2.1.1. Thực trạng việc vận dụng PPTN trong dạy học môn vật lí
- Ở trường sư phạm: PPTN chủ yếu được giới thiệu một cách tổng quát trên phương
diện lí thuyết trong học phần Lí luận dạy học vật lí hoặc Tổ chức các hoạt động nhận thức
trong dạy học vật lí [6]. Trên phương diện thực hành, SV được vận dụng phương pháp trên
trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, nó thường áp dụng cho một bài
học cụ thể và chỉ được GV nhận xét, điều chỉnh khi SV đã thực hiện xong bài dạy. Do đó,
sự điều chỉnh còn chưa mang tính kịp thời, gây tác động không nhỏ đến việc hình thành
kĩ năng vận dụng PPTN một cách chắc chắn ở mỗi sinh viên.
- Ở trường phổ thông: Việc thiếu các thí nghiệm phục vụ dạy học, kĩ năng thí
nghiệm còn hạn chế, tâm lí “ngại” làm thí nghiệm của một số giáo viên làm cho tình trạng
“dạy chay - học chay” trong các tiết học vật lí vẫn còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, việc
dạy học quá “phụ thuộc” vào sách giáo khoa đã làm cho việc sử dụng thí nghiệm đôi khi
chỉ đơn giản là trình diễn thí nghiệm mà chưa thể vận dụng một cách đầy đủ nhất các giai
đoạn của PPTN và các tác dụng của nó đối với HS.
2.1.2. Đề xuất giải pháp bồi dưỡng PPTN cho sinh viên trong dạy học vật lí
Để có thể hình thành cho SV sư phạm vật lí kĩ năng vận dụng PPTN một cách bền
vững, đòi hỏi ngoài việc được trang bị về mặt lí thuyết của PPTN, SV phải được quan sát,
áp dụng và thực hành trải nghiệm. Cụ thể là:
- SV thiết kế kế hoạch bài học cụ thể áp dụng PPTN.
- SV phân tích, đánh giá một kế hoạch bài học cho trước áp dụng PPTN.
- SV dạy một bài học áp dụng PPTN.
- SV quan sát một tiết học vật lí áp dụng PPTN của một giáo viên.
64


Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí...


Ở cuối mỗi hoạt động đó, GV cần góp ý và điều chỉnh cho SV để có thể kiểm soát
được tính làm chủ dần dần kĩ năng vận dụng PPTN của SV.
2.1.3. Dạy học theo góc và việc bồi dưỡng PPTN cho sinh viên trong dạy học vật lí
- Khái niệm về dạy học theo góc
Dạy học theo góc (Working with areas) là một phương pháp dạy học theo đó học
sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học
nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung trong học tập theo các phong cách học
khác nhau [1].
Như vậy, quan trọng nhất trong tổ chức DHTG đối với các GV là lựa chọn được các
nội dung dạy học phù hợp và xây dựng được các nhiệm vụ (các góc học tập) phải đảm
bảo tương đối độc lập nhau, phải đa dạng để cùng hướng tới giải quyết một nhiệm vụ học
tập chung.
- Các giai đoạn dạy học theo góc
Tiến trình dạy học theo góc có thể thực hiện qua các giai đoạn:

Hình 1. Sơ đồ các giai đoạn tổ chức DHTG [1]
- Vận dụng dạy học theo góc để bồi dưỡng PPTN cho sinh viên sư phạm vật lí
Từ ý tưởng trên, quá trình bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho sinh viên sư
phạm vật lí thông qua tổ chức dạy học theo góc được thể hiện qua kiến thức “Định luật
65


Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà

Boyle - Mariotte” - bài 45, Vật lí lớp 10 nâng cao. Các nội dung chính trong các giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Chọn nội dung dạy học, số góc, tên góc
Số góc: 04, gồm góc 1: Phân tích, góc 2: Áp dụng, góc 3: Trải nghiệm, góc 4:
Quan sát.
+ Giai đoạn 2: Thiết kế kế hoạch bài học
* Thiết kế nhiệm vụ mỗi góc

Tên góc
Góc 1: Phân tích

Góc 2: Áp dụng

Nhiệm vụ
- Nghiên cứu một giáo
án (GA) (kế hoạch bài
dạy) bài định luật Boyle Mariotte - Vật lí 10 NC cho
sẵn;
- Thảo luận, nhận xét,
chỉnh sửa cho phù hợp với
yêu cầu một GA dạy học
theo PPTN.

Thiết bị, đồ dùng
- 01 giáo án cho trước bài
45 - “Định luật Boyle Mariotte” - Vật lí 10 NC.
- Phiếu học tập, giấy A0, bút
viết bảng, đế dính có nam
châm từ;
- SGK Vật lí 10 NC, sách
giáo viên; giáo trình lí luận
dạy học vật lí.

Nhóm soạn một GA bài
45 “Định luật Boyle Mariotte” theo phương
pháp thực nghiệm (dựa
trên các giáo án mỗi cá
nhân đã chuẩn bị trước).


- Phiếu học tập, máy vi tính.
- SGK Vật lí 10 NC, sách
giáo viên; giáo trình lí luận
dạy học vật lí.

Góc 3: Trải nghiệm
Dạy mục 1,2, bài 45 “Định
luật Boyle - Mariotte” Vật lí 10 NC theo PPTN.

Góc 4: Quan sát

66

Quan sát một đoạn băng
dạy học mẫu trích đoạn
bài 45 “Định luật Boyle Mariotte” theo PPTN, từ
đó nhận xét, đánh giá về
trích đoạn, đồng thời điều
chỉnh giáo án đã soạn cho
phù hợp.

- Bộ thí nghiệm Định luật
Boyle - Mariotte;
- SGK Vật lí 10 NC, sách
giáo viên;
- Giáo án bài 45 “Định luật
Boyle - Mariotte” của mỗi cá
nhân
- Video dạy bài 45 “Định

luật Boyle - Mariotte” - Vật
lí 10 NC (thuộc chương trình
tập huấn giáo viên THPT
năm 2007 của bộ GD và
ĐT), Tivi + đầu máy chiếu
Video hoặc máy vi tính.
- Phiếu học tập; giấy A0, bút
viết bảng, đế dính có nam
châm từ;


Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí...

* Phiếu học tập tương ứng cho mỗi góc
Nhóm:. . .

PHIẾU HỌC TẬP
Góc 1 - Góc Phân tích (30 phút)

a. Mục tiêu:
Nghiên cứu một GA bài định luật Boyle - Mariotte - Vật lí 10 NC cho sẵn, từ đó thảo
luận, nhận xét, chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu một giáo án theo PPTN.
b. Hình thức làm việc: cá nhân, nhóm.
c. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Trên cơ sở cá nhân nghiên cứu SGK, SGV Vật lí lớp 10 NC bài 45 - Định luật Boyle Mariotte để xác định mục tiêu, nội dung cần dạy.
- Ôn tập lí luận về dạy học một định luật theo PPTN từ giáo trình.
- Nghiên cứu GA được cung cấp, đối chiếu với lí luận (và GA của cá nhân đã chuẩn bị
trước), từ đó nhận xét về GA cho sẵn trong việc áp dụng PPTN về các tiêu chí (tính đầy
đủ của các giai đoạn; mức độ áp dụng trong mỗi giai đoạn; mức độ tham gia của HS
trong các hoạt động; mục tiêu bài học; phân chia hoạt động và thời gian tương ứng).

- Đề xuất những bổ sung cho GA.
d. Sản phẩm và trình bày:
- Các ý kiến nhận xét về GA cho sẵn và những đề xuất bổ sung.
- Trình bày kết quả trước lớp.
Nhóm:. . .

PHIẾU HỌC TẬP
Góc 2 - Góc Áp dụng (30 phút)

a. Mục tiêu:
Soạn một GA bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 NC theo phương pháp thực
nghiệm.
b. Hình thức làm việc: cá nhân, nhóm;
Kĩ thuật dạy học: Khăn phủ bàn
c. Nhiệm vụ:
- Cá nhân nghiên cứu SGK, SGV Vật lí lớp 10 NC bài 45 - Định luật Boyle - Mariotte
để xác định mục tiêu, nội dung cần dạy.
- Ôn tập lí luận về dạy học một định luật theo PPTN từ giáo trình.
- Làm việc nhóm để soạn thảo GA bài “”Định luật Boyle - Mariotte” theo PPTN với các
tiêu chí:
+ Mục tiêu (kiến thức, KN, thái độ)
+ Chuẩn bị (của GV và HS)
+ Phân chia các hoạt động và hình thức, thời gian tổ chức tương ứng
+ PPTN và mức độ vận dụng.
+ Tiến trình dạy học cụ thể.
d. Sản phẩm và trình bày:
- GA bài học của nhóm.
- Trình bày được các kết quả đó trước lớp.
67



Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà

Nhóm:. . .

PHIẾU HỌC TẬP
Góc 3 - Góc trải nghiệm (30 phút)

a. Mục tiêu:
Dạy mục 1,2, bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 NC theo PPTN.
b. Hình thức làm việc: cá nhân, nhóm;
c. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Căn cứ vào GA đã soạn thảo của cá nhân, nhóm cử một đại diện thực hành dạy học
mục 1, 2 bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí lớp 10 NC.
- Các SV khác trong nhóm đóng vai trò học sinh và đóng vai trò người dự giờ để dõi bài
học, ghi chép quá trình tổ chức dạy học về: (nội dung, phương pháp, mức độ vận dụng
PPTN, sử dụng phương tiện (thí nghiệm), tổ chức các hoạt động chủ yếu của GV và HS,
sử dụng câu hỏi, quản lí thời gian...).
- Thảo luận và nhận xét giờ dạy trích đoạn bài học.
- Cá nhân đối chiếu, chỉnh sửa GA cho phù hợp.
d. Sản phẩm và trình bày:
- Nhận xét, góp ý của các thành viên trong nhóm.
- GA trích đoạn của nhóm đã điều chỉnh.
- Trình bày được các kết quả đó trước lớp (nếu là góc ở vòng cuối).
Nhóm:. . .

PHIẾU HỌC TẬP
Góc 4 - Góc quan sát (30 phút)

a. Mục tiêu:

Quan sát một đoạn băng dạy học mẫu trích đoạn bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte”
theo PPTN, từ đó nhận xét về trích đoạn, đồng thời điều chỉnh giáo án cá nhân đã soạn
cho phù hợp.
b. Hình thức làm việc: cá nhân, nhóm
Kĩ thuật dạy học: Khăn phủ bàn
c. Nhiệm vụ của sinh viên:
- SV quan sát một trích đoạn dạy học bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 NC
theo PPTN được GV cung cấp qua máy tính.
- Cá nhân ghi chép quá trình tổ chức dạy học, từ đó nhận xét theo các tiêu chí (nội dung,
phương pháp, mức độ vận dụng PPTN, sử dụng phương tiện (thí nghiệm), tổ chức các
hoạt động chủ yếu của GV và HS, sử dụng câu hỏi, quản lí thời gian..., kết quả học tập
của HS). Mỗi cá nhân ghi vào mép xung quanh giấy A0.
- Thảo luận nhóm để nhận xét giờ dạy, ghi kết quả chung vào phần giữa tờ giấy.
- Cá nhân chỉnh sửa GA của mình (hoặc nhóm mình) cho phù hợp.
d. Sản phẩm và trình bày:
- Bản nhận xét kết quả quan sát trích đoạn bài học của nhóm.
- Những điều chỉnh và GA của mỗi cá nhân (hoặc nhóm) so với GA đã soạn ban đầu.

68


Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí...

2.1.4. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả
- Thời gian, đối tượng, địa điểm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trên sinh viên sư phạm vật lí năm thứ 4, thuộc
học phần Phương pháp dạy học vật lí phổ thông, trường đại học Tây Nguyên.
Thời lượng và thời điểm tiến hành: Giờ học thực nghiệm được tiến hành trong thời
gian 150 phút (3 tiết học) vào tháng 9 năm 2012.
- Cách thức tiến hành

Lớp thực nghiệm (TN) bao gồm 32 SV, chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 góc học
tập. Lớp TN được tổ chức học bằng phương pháp dạy học theo góc.
Lớp đối chứng (ĐC) gồm 32 SV; lớp ĐC được tổ chức học theo phương pháp thông
thường (Soạn giáo án và dạy trước lớp, thảo luận, nhận xét).
Các SV trong hai nhóm được chọn một cách ngẫu nhiên và trình độ tương đương
(thông qua bảng điểm kết quả năm thứ 3). Cả 2 lớp đều do người nghiên cứu trực tiếp
giảng dạy. Các giờ học đều được quan sát và ghi hình. Kết quả về sự hình thành kĩ năng
vận dụng PPTN của SV hai lớp được đánh giá thông qua Bảng đánh giá Kĩ năng thiết kế
bài học (bảng 1) và Bảng đánh giá Kĩ năng tổ chức dạy học (bảng 2).
Tiếp đó, tiến hành thu thập các thông tin phản hồi của lớp TN về các nội dung liên
quan đến các hoạt động mà họ vừa được trải nghiệm (phương pháp DHTG) thông qua
bảng hỏi để bước đầu đánh giá tác dụng kép của tác động sư phạm (bảng 3).
- Kết quả thực nghiệm và đánh giá
Việc đánh giá hiệu quả của tác động đến các nhóm được tiến hành cụ thể như sau:
Kĩ năng thiết kế bài học được đánh giá trên sản phẩm là bản kế hoạch một bài học
cụ thể vận dụng PPTN mà các nhóm sinh viên soạn thảo nộp vào cuối học phần.
Kĩ năng tổ chức dạy học được đánh giá trên bài dạy của đại diện mỗi nhóm (với lớp
TN) và 4 đại diện tốt nhất của lớp ĐC.
Kết quả TNSP của hai lớp được thể hiện cụ thể:
Bảng 1. Điểm đánh giá kĩ năng thiết kế bài học áp dụng PPTN (N: Nhóm)
Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 1. Mục tiêu
Tiêu chí 2. Chuẩn bị phương tiện
gồm: Thí nghiệm, phiếu học
Tiêu chí 3. Vận dụng PPTN
Tiêu chí 4. Mức độ vận dụng PPTN
ở từng giai đoạn
Tiêu chí 5. Phân bố thời gian, đánh
giá, củng cố
TB tổng cộng (TB Tổng)


3

Điểm đánh giá
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
N1 N2 N3 N4 N1’ N2’ N3’ N4’
2,5 2,7 3,0 2,5 2,4 2,6 2,8 2,5

3

2,6

2,3

2,8

2,2

2,4

2,6

2,7

2,4

3

2,8


2,8

3,0

2,6

2

2,4

2,2

1,5

8

6

6,9

7,8

6,6

4,5

3,5

4


4,6

3

2,5

2,6

2,9

2,5

2,5

2,0

2,3

2,2

20

16,4 17,3 19,5 16,4 13,8 13,1 14,0 13,2

Điểm
tối đa

69



Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà

Bảng 2. Điểm đánh giá kĩ năng tổ chức bài học áp dụng PPTN
Tiêu chí đánh giá

4

Điểm đánh giá
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
N1 N2 N3 N4 N1’ N2’ N3’ N4’
3,5 3,3 3,8 3,6 3,4 3,7 3,6 3,2

2

1,6

1,6

2,0

1,2

1,2

0,8

1,2


1,2

10

7,8

7,5

9,5

8,6

6,0

5,5

7,8

6,5

4

3,5

3,0

3,8

3,6


3,0

2,6

2,8

3,3

20

16,4 15,4 19,1 17,0 13,6 12,6 15,4 14,2

Điểm
tối đa

Tiêu chí 1. Sử dụng phương tiện
Tiêu chí 2. Vận dụng đầy đủ các giai
đoạn PPTN
Tiêu chí 3. Mức độ vận dụng PPTN
ở từng giai đoạn
Tiêu chí 4. Thời gian, đánh giá,
củng cố
TB tổng cộng (TB Tong)

Bảng 3. Kết quả phản hồi về phương pháp tổ chức (DHTG) của sinh viên lớp TN
Câu hỏi
1. Bạn đã được học các bài học
theo phương pháp này chưa?

2. Học theo phương pháp này bạn

thấy

Số lựa chọn
(32 SV)
32
0
0
0
26
4
2
0

Tỉ lệ
chọn (%)
100
0
0
0
81,3
12,5
6,2
0

Đúng

30

94


Sai

2

6

20

62,5

30

94

32

100

32

100

Phương án lựa chọn
Chưa bao giờ
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường

Nhàm chán

3. Bạn được trải nghiệm các hoạt
động gì tại mỗi góc? Tác dụng của
nó với việc phát triển năng lực vận
dụng PPTN trong dạy học vật lí?
(nội dung trả lời bạn hãy ghi sang
ô bên cạnh)
4. Việc hình thành và phát triển
năng lực vận dụng PPTN là sâu
sắc, bền vững

5. Để áp dụng được phương pháp
trên, GV cần chuẩn bị gì? (có thể
chọn nhiều phương án)

70

Chọn nội dung kiến thức áp
dụng
Phương tiện, đồ dùng cho
mỗi góc
Soạn các nhiệm vụ riêng
cho mỗi góc
Bố trí không gian các góc
trong lớp học


Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí...


6. Khó khăn, thách thức khi tổ
chức dạy học theo phương pháp
trên? (có thể chọn nhiều phương
án)

Cách thức phân nhóm và
luân chuyển
Cách thức tổ chức giờ dạy
Cách thức thảo luận, trình
bày kết quả
Chọn nội dung không phù
hợp
Không đủ phương tiện, đồ
dùng
Sự chuẩn bị quá công phu,
mất nhiều thời gian
Không đảm bảo thời gian
tiết học quy định
Ồn ào, khó kiểm soát
Dễ làm người học mất tập
trung, không tích cực.
Khó tiếp thu kiến thức, kĩ
năng hơn

32

100

32


100

30

94

21

65,6

30

94

28

87,5

30

94

20

62,5

18

56,3


0

0

Bảng 4. Đánh giá kết quả Kĩ năng thiết kế bài học theo PPTN
Multiple Range Tests for DG Thiet ke bai hoc (Method: 95.0 percent LSD)
Mean
Standard
Homogeneous
Difference
Tiêu
Count
(Trung
deviation (Độ
Groups (Nhóm
(Sự khác
Sig.
chí
bình)
lệch chuẩn)
đồng nhất)
biệt)
Tiêu chí 1
TN
4
2,575
0,236291
X
ĐC
4

2,675
0,170783
X
0,1
Tiêu chí 2
TN
4
2,475
0,275379
X
ĐC
4
2,525
0,15
X
- 0,05
Tiêu chí 3
TN
4
2,8
0,163299
X
0,775
*
ĐC
4
2,025
0,386221
X
Tiêu chí 4

TN
4
6,825
0,75
X
2,325
*
ĐC
4
4,5
1,08012
X
Tiêu chí 5
TN
4
2,625
0,189297
X
0,375
*
ĐC
4
2,25
0,208167
X
Trung bình Tổng
TN
4
17,4
1,46287

X
3,875
*
ĐC
4
13,525
0,442531
X
* Denotes a statistically significant difference (biểu thị một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê).

71


Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà

Từ kết quả bảng số liệu thu được, sử dụng phần mềm thống kê Statgraphics để đánh
giá ý nghĩa sự khác biệt về kết quả thu được của lớp TN và ĐC ở mỗi tiêu chí và điểm
trung bình tổng. Kết quả được trình bày như trong Bảng 4.
Như vậy, với độ tin cậy ở mức 95%, sự khác biệt điểm số trung bình các tiêu chí 1
và 2 (xác định mục tiêu và chuẩn bị phương tiện) giữa hai lớp TN và ĐC là không có ý
nghĩa. Sự khác biệt điểm số trung bình các tiêu chí 3, 4, 5 (vận dụng PPTN; mức độ vận
dụng PPTN ở từng giai đoạn; phân bố thời gian, đánh giá, củng cố) và trung bình tổng
cộng (điểm lớp TN cao hơn lớp ĐC) là có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ phương pháp DHTG
đã cải thiện được kĩ năng thuộc các tiêu chí 3,4,5 của sinh viên, đây cũng là các kĩ năng
quan trọng nhất trong việc vận dụng PPTN. Bên cạnh đó, sự tác động trên không nâng cao
thêm được các kĩ năng thuộc tiêu chí 1, 2. Kết quả trên có thể lí giải vì đây là hai tiêu chí
mang tính chất chung, có trong mọi kế hoạch bài học, qui trình sử dụng một thí nghiệm
trong dạy học đã được thực hành qua học phần Thí nghiệm vật lí phổ thông ở học kì trước
nên SV không gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khi thiết kế bài học SV thường bám quá
sát vào các nội dung và trình tự kiến thức sách giáo khoa nên không thể thể hiện được ý

tưởng vận dụng PPTN vào bài học, làm cho điểm đánh giá các kĩ năng các tiêu chí 3,4,5
của lớp ĐC cho kết quả thấp hơn.
Bảng 5. Đánh giá kết quả Kĩ năng tổ chức bài học theo PPTN

Tiêu
chí

Count

Mean
(Trung
bình)

TN
ĐC

4
4

3,55
3,475

TN
ĐC

4
4

1,6
1,1


TN
ĐC

4
4

8,35
6,45

TN
ĐC

4
4

3,475
2,925

TN
ĐC

4
4

16,975
13,95

Multiple Range Tests for DG To chuc day hoc
Method: 95.0 percent LSD

Standard
Homogeneous
Difference
deviation (Độ
Groups (Nhóm
(Sự khác
Sig.
lệch chuẩn)
đồng nhất)
biệt)
Tiêu chí 1
0,208167
X
0,075
0,221736
X
Tiêu chí 2
0,326599
X
0,2
X
0,5
*
Tiêu chí 3
0,896289
X
1,9
*
0,988264
X

Tiêu chí 4
0,340343
X
0,55
0,298608
X
Trung bình Tổng
1,56285
X
3,025
*
1,17047
X

Thông qua bảng 5 cho thấy rằng: Ở mức tin cậy 95%, trong Kĩ năng tổ chức bài
học, không có sự khác biệt về kết quả tiêu chí 1 (Sử dụng phương tiện) và tiêu chí 4 (Thời
gian, đánh giá, củng cố) giữa hai lớp. Sự khác biệt về điểm số ở các tiêu chí 2 (Vận dụng
72


Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí...

PPTN), tiêu chí 3 (Mức độ vận dụng PPTN ở từng giai đoạn) và điểm trung bình tổng
cộng (TB Tong) giữa hai lớp là có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ phương pháp DHTG đã nâng
cao được khả năng vận dụng và mức độ vận dụng PPTN trong tổ chức bài dạy ở lớp TN.
- Đánh giá sự phản hồi về phương pháp tổ chức (DHTG) của sinh viên lớp TN. Thông
qua kết quả thu được từ bảng 3 cho thấy: 100% tỉ lệ sinh viên lớp TN chưa từng được học
theo phương pháp DHTG; đa phần SV (81,3%) cảm thấy rất hứng thú khi được học theo
phương pháp DHTG mà giáo viên vừa tổ chức (Hình 5).


Hình 5. Biểu đồ mô tả mức độ hứng thú
của SV với DHTG

Hình 6. Trả lời của SV trên bảng hỏi

Ở câu hỏi 3: Bạn được trải nghiệm các hoạt động gì tại mỗi góc? Tác dụng của nó
với việc phát triển năng lực vận dụng PPTN trong dạy học vật lí? Hầu hết SV đều trình bày
được công việc bản thân đã thực hiện tại mỗi góc và xác định được tác dụng của mỗi góc
(hình 6). Ở câu hỏi 4, tỉ lệ sinh viên lựa chọn đúng là rất cao (94%), điều đó cho thấy SV
đã bước đầu xác định được một trong các đặc trưng nổi bật của DHTG là sự học sâu, học
bền vững. Ở câu 5, 6, tỉ lệ lưạ chọn các phương án đã cho là khá cao (từ 56% đến 100%),
chứng tỏ SV đã xác định được những điều kiện mà giáo viên cần phải chuẩn bị và dự kiến
những khó khăn trong việc áp dụng DHTG. Những kết quả đó sẽ là tiền đề thuận lợi để
GV tổ chức cho SV nghiên cứu và bồi dưỡng chính phương pháp DHTG trong những tiết
học sau một cách hiệu quả.

3. Kết luận
Như vậy, việc vận dụng dạy học theo góc đã thiết kế được các nhiệm vụ học tập có
tính chuyên biệt tại mỗi góc, từ đó SV có điều kiện hình thành và hoàn thiện dần năng
lực vận dụng PPTN trong quá trình thực hiện tuần tự các nhiệm vụ đặt ra tại mỗi góc. Kết
quả TNSP cho thấy, ở mức tin cậy 95%, kết quả điểm đánh giá về nhóm kĩ năng thiết kế
bài học, tổ chức bài học và các kĩ năng thành phần của SV lớp TN vượt trội hơn so với
lớp ĐC. Như vậy, việc sử dụng dạy học theo góc như một công cụ để bồi dưỡng đã nâng
cao được năng lực vận dụng PPTN trong dạy học của sinh viên sư phạm vật lí. Mặt khác,
thông qua hoạt động trải nghiệm tại các góc, suy ngẫm về các hoạt động đã trải nghiệm,
SV đồng thời được học về chính phương pháp dạy học theo góc - một cách tiếp cận mới
mẻ và hiệu quả trong quá trình học tập học phần phương pháp dạy học vật lí. Điều đó giúp
cho GV có thể rút ngắn được thời gian giảng dạy, giúp sinh viên có thể tiếp thu một cách
73



Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà

sâu sắc và bền vững trong qúa trình nghiên cứu phương pháp DHTG ở những tiết học tiếp
theo. Từ những kết quả đạt được cho phép khẳng định việc lồng ghép DHTG để bồi dưỡng
cho sinh viên năng lực vận dụng PPTN trong dạy học đã đem lại hiệu quả kép trong quá
trình dạy học học phần Phương pháp dạy học vật lí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, 2010.
Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội, tr. 116.
[2] Nguyễn Thế Khôi (chủ biên), 2012. Vật lí 10 Nâng cao. Nxb Giáo dục Việt Nam,
tr. 223- 225.
[3] Nguyễn Tuyết Nga, 2011. Modul phương pháp học theo góc. Tài liệu tập huấn,
Education for development, (www.vvob.be.vietnam). tr. 40-44.
[4] Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), 2008. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 102-105.
[5] Đỗ Hương Trà, 2011. Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở trường
phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. tr. 224-242.
[6] Trường Đại học Tây Nguyên, 2010. Chương trình chi tiết ngành sư phạm vật lí,
tr. 173-175.

ABSTRACT
Providing work areas to carry out experiments in physics classes
to make teaching more effective
Experiments have been carried out in the high school physics classrooms but it is
thought that for this to be an efficient practice, each physical education student should
equip use skills of this method during their period of study in university. This study
looked at the use of work areas to promote competence applying experiments to lesson
number 45, ‘Boyle-Mariotte’s law’ in advanced 10th grade physics. It was found that

students not only become more competent in conducting experiments, they also learned
that experiments are best conducted in the designated work area.

74



×