Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn đến một số đặc điểm sinh học của ruồi giấm Drosophila melanogaster (Meigen, 1830) nuôi trong phòng thí nghiệm lấy nguyên liệu phục vụ nuôi cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.79 KB, 9 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 123-131
This paper is available online at

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC LOẠI THỨC ĂN ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA RUỒI GIẤM Drosophila melanogaster (MEIGEN, 1830)
NUÔI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM LẤY NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ
NUÔI CÁ CẢNH VÀ CHIM YẾN

Bùi Minh Hồng và Hoàng Thị Hảo
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nuôi ruồi giấm để sử dụng làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi đặc biệt
là trong nuôi cá cảnh và nuôi chim yến là hướng nghiên cứu quan trọng và chưa
được đề cập nhiều tại Việt Nam hiện nay. Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của 4 loại
thức ăn (ổi, dứa, xoài, chuối ) đến một số đặc điểm sinh học của ruồi giấm như kích
thước các pha phát dục, vòng đời, khả năng đẻ trứng, tỉ lệ trứng nở trong điều kiện
nhiệt độ 25 ◦ C và độ ẩm 75%. Trong bốn loại thức ăn nuôi ruồi giấm, thức ăn là
chuối làm cho ruồi giấm có kích thước các pha phát dục lớn nhất; vòng đời ngắn
nhất là 8,61 ngày; khả năng đẻ trứng lớn nhất là 317,48 quả/cặp/vòng đời và tỉ lệ
trứng nở cao nhất là 92,97%.
Từ khóa: Ruồi giấm, thức ăn, khả năng đẻ trứng, vòng đời.

1. Mở đầu
Ruồi giấm (Drosophila melanogaster) là một động vật mô hình được sử dụng rộng
rãi trong nghiên cứu sinh học gen, sinh lí học, bệnh học và tiến hóa lịch sử sự sống. Hiện
nay ruồi giấm là một trong những đối tượng được sử dụng nghiên cứu về các bệnh thần
kinh của người [1-3].
Nghiên cứu về quy trình nhân nuôi ruồi giấm lấy thức ăn bổ sung cho chim yến để
tăng năng suất về nước rãi đã được áp dụng trên một số quốc gia như Indonexia, Ấn Độ,...
Theo Paul Vantomme, một quan chức của Liên Hợp Quốc cho biết việc đầu tư nuôi ruồi
giấm lấy thức ăn đem lại lợi ích lớn cho các nước đang phát triển vì nó có năng suất cao


mà không cần đầu tư lớn [3, 4].
Ở Việt Nam, hiện nay nghiên cứu nuôi ruồi giấm để sử dụng làm thức ăn bổ sung
trong chăn nuôi đặc biệt là trong nuôi cá cảnh và nuôi chim yến đem lại hiệu quả cao,
Ngày nhận bài: 21/4/2014. Ngày nhận đăng: 23/5/2014.
Tác giả liên lạc: Bùi Minh Hồng, địa chỉ e-mail:

123


Bùi Minh Hồng và Hoàng Thị Hảo

không gây ô nhiễm môi trường chưa được nghiên cứu nhiều. Bài báo này trình bày kết
quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn đến một số đặc điểm sinh học của ruồi giấm
Drosophila melanogaster (Meigen, 1830) nuôi trong phòng thí nghiệm, từ đó xác định
được thức ăn nhân nuôi ruồi giấm cho năng suất sinh sản cao để lấy nguyên liệu phục vụ
nuôi cá cảnh và chim yến.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu: Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu từ tháng 05 năm 2013
đến tháng 04 năm 2014.
* Địa điểm nghiên cứu: Việc thu mẫu ruồi giấm được thực hiện tại Bộ môn Động
vật học, khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Quá trình theo dõi một số đặc
điểm sinh học của ruồi giấm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Sinh thái và Môi trường,
khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu: Ruồi giấm được nuôi trên tủ nuôi côn trùng Insect
Growth Chamber (IN024-Darwin Chambers) của Mỹ có nhiệt độ 25 ◦ C và độ ẩm 75%.
Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điếm sinh học của ruồi giấm:
thời gian phát dục của các pha, sức đẻ trứng, tỉ lệ trứng nở được tiến hành theo phương
pháp nhân nuôi cá thể.

* Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu thu được xử lí theo chương trình Excel/Data
Analysis/descriptive statistics

2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1. Kích thước các pha phát dục của ruồi giấm
Thức ăn là điều kiện liên quan đến khả năng sinh trưởng và phát triển của ruồi giấm
khi nuôi trong phòng thí nghiệm, các nghiên cứu trước đây cho thấy các loại thức ăn nhiều
chất hữu cơ làm tăng tuổi thọ, khả năng sinh sản cao và kích thước cơ thể lớn. chính vì
vậy chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi ruồi giấm (D.melanogaster) trên các loại thức ăn
ổi, chuối, xoài, dứa được tiến hành ở phòng Sinh thái và Môi trường trong điều kiện nhiệt
độ 25 ◦ C, độ ẩm 75% ở tủ nuôi côn trùng để tìm hiểu các loại thức ăn có ảnh hưởng đến
kích thước các pha phát dục của ruồi giấm.
Kết quả về kích thước chiều dài và chiều rộng các pha phát dục của ruồi giấm khi
nuôi bằng các loại thức ăn ổi, chuối, xoài, dứa được trình bay ở Bảng 1.
* Nuôi ruồi giấm bằng chuối, các pha phát dục như sau:
Trứng có chiều dài trung bình là 0,51 ± 0,01 mm, chiều rộng trung bình là 0,24 ±
0,003 mm. Ấu trùng tuổi 1 chiều dài trung bình là 1,08 ± 0,03 mm, chiều rộng trung bình
là 0,49 ± 0,008 mm; ấu trùng tuổi 2 chiều dài trung bình là 2,09 ± 0,04 mm, chiều rộng
124


Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn đến một số đặc điểm sinh học của ruồi giấm...

trung bình là 0,59 ± 0,01 mm; ấu trùng tuổi 3 chiều dài trung bình là 4,08 ± 0,005 mm,
chiều rộng trung bình là 1,08 ± 0,04 mm. Nhộng có chiều dài trung bình là 3,16 ± 0,04
mm, chiều rộng trung bình là 1,2 ± 0,04 mm.
Kích thước của con trưởng thành có sự khác biệt rõ rệt giữa ruồi giấm đực và ruồi
giấm cái, chiều dài trung bình của ruồi giấm cái trưởng thành là 3,46 ± 0,02 mm lớn hơn
so với ruồi giấm đực trưởng thành là 2,88 ± 0,04 mm; chiều rộng trung bình của ruồi
giấm cái trưởng thành là 1,39 ± 0,01 mm lớn hơn so với ruồi giấm đực trưởng thành là

1,19 ± 0,03 mm.
* Nuôi ruồi giấm bằng xoài các pha phát dục như sau:
Trứng chiều dài trung bình là 0,5 ± 0,01 mm, chiều rộng trung bình là 0,24 ± 0,005
mm. Ấu trùng tuổi 1 chiều dài trung bình là 1,07 ± 0,03 mm, chiều rộng trung bình là
0,48 ± 0,005 mm; ấu trùng tuổi 2 chiều dài trung bình là 2,04 ± 0,04 mm, chiều rộng
trung bình là 0,58 ± 0,008 mm; ấu trùng tuổi 3 chiều dài trung bình là 4,06 ± 0,05 mm,
chiều rộng trung bình là 0,98 ± 0,02 mm. Nhộng có chiều dài trung bình là 3,13 ± 0,05
mm, chiều rộng trung bình là 1,14 ± 0,03 mm.
Kích thước của con trưởng thành có sự khác biệt rõ rệt giữa ruồi giấm đực và ruồi
giấm cái, chiều dài trung bình của ruồi giấm cái trưởng thành là 3,45 ± 0,02 mm lớn hơn
ruồi giấm đực trưởng thành là 2,77 ± 0,08 mm; chiều rộng trung bình của ruồi giấm cái
trưởng thành là 1,38 ± 0,07 mm lớn hơn ruồi giấm đực trưởng thành là 1,15 ± 0,03 mm.
* Nuôi ruồi giấm bằng dứa các pha phát dục như sau:
Trứng chiều dài trung bình là 0,48 ± 0,01mm, chiều rộng trung bình là 0,22 ±
0,005 mm. Ấu trùng tuổi 1 chiều dài trung bình là 1,04 ± 0,04 mm, chiều rộng trung
bình là 0,45 ± 0,02 mm; ấu trùng tuổi 2 chiều dài trung bình là 1,96 ± 0,04 mm, chiều
rộng trung bình là 0,56 ± 0,01 mm; ấu trùng tuổi 3 chiều dài trung bình là 3,83 ± 0,07
mm, chiều rộng trung bình là 0,89 ± 0,02 mm. Nhộng có chiều dài trung bình là 2,85 ±
0,07mm, chiều rộng trung bình là 1,05 ± 0,03 mm.
Kích thước của con trưởng thành có sự khác biệt rõ rệt giữa ruồi giấm đực và ruồi
giấm cái, chiều dài trung bình của ruồi giấm cái trưởng thành là 3,37 ± 0,03 mm lớn hơn
so với ruồi giấm đực trưởng thành là 2,56 ± 0,2mm; chiều rộng trung bình của ruồi giấm
cái trưởng thành là 1,29 ± 0,02 mm lớn hơn so với ruồi giấm đực trưởng thành là 1,13 ±
0,03 mm.
* Nuôi ruồi giấm bằng ổi các pha phát dục như sau:
Trứng chiều dài trung bình là 0,46 ± 0,01 mm, chiều rộng trung bình là 0,21 ±
0,01 mm. Ấu trùng tuổi 1 chiều dài trung bình là 1,01 ± 0,04 mm, chiều rộng trung bình
là 0,41 ± 0,01 mm; ấu trùng tuổi 2 chiều dài trung bình là 1,96 ± 0,03 mm, chiều rộng
trung bình là 0,52 ± 0,01 mm; ấu trùng tuổi 3 chiều dài trung bình là 3,79 ± 0,06 mm,
chiều rộng trung bình là 0,84 ± 0,02 mm. Nhộng có chiều dài trung bình là 2,79 ± 0,08

mm ngắn hơn so với ấu trùng tuổi 3, chiều rộng trung bình của nhộng là 1,03 ± 0,03 mm
lớn hơn so với ấu trùng tuổi 3.
125


Bùi Minh Hồng và Hoàng Thị Hảo

Bảng 1. Kích thước chiều dài và chiều rộng các pha phát dục của
ruồi giấm (D.melanogaster) nuôi trên các loại thức ăn
Thức
ăn theo
dõi

Chuối

Xoài

Dứa

126

Pha phát
dục
Trứng
Ấu trùng
tuổi 1
Ấu trùng
tuổi 2
Ấu trùng
tuổi 3

Nhộng
Đực trưởng
thành
Cái trưởng
thành
Trứng
Ấu trùng
tuổi 1
Ấu trùng
tuổi 2
Ấu trùng
tuổi 3
Nhộng
Đực trưởng
thành
Cái trưởng
thành
Trứng
Ấu trùng
tuổi 1
Ấu trùng
tuổi 2
Ấu trùng
tuổi 3
Nhộng
Đực trưởng
thành
Cái trưởng
thành


Nhỏ
nhất
0,47

Chiều dài (mm)
Lớn
Trung bình
nhất
0,56
0,51 ± 0,01

Nhỏ
nhất
0,22

Chiều rộng (mm)
Lớn
Trung bình
nhất
0,26
0,24 ± 0,003

0,89

1,23

1,08 ± 0,03

0,45


0,55

0,49 ± 0,008

1,88

2,31

2,09 ± 0,04

0,51

0,64

0,59 ± 0,01

3,87

4,31

4,08 ± 0,05

0,89

1,35

1,08 ± 0,04

2,95


3,32

3,16 ± 0,04

1,00

1,38

1,20 ± 0,04

2,64

3,03

2,88 ± 0,04

1,04

1,40

1,19 ± 0,03

3,38

3,56

3,46 ± 0,02

1,30


1,44

1,39 ± 0,01

0,45

0,55

0,50 ± 0,01

0,20

0,26

0,24 ± 0,005

0,82

1,20

1,07 ± 0,03

0,45

0,51

0,48 ± 0,005

1,79


2,27

2,04 ± 0,04

0,51

0,62

0,58 ± 0,008

3,84

4,25

4,06 ± 0,05

0,89

1,13

0,98 ± 0,02

2,82

3,35

3,13 ± 0,05

1,02


1,28

1,14 ± 0,03

2,31

3,10

2,77 ± 0,08

1,00

1,30

1,15 ± 0,03

3,37

3,52

3,45 ± 0,02

1,28

2,31

1,38 ± 0,07

0,43


0,53

0,48 ± 0,01

0,20

0,24

0,22 ± 0,005

0,88

1,26

1,04 ± 0,04

0,37

0,51

0,45 ± 0,02

1,79

2,20

1,96 ± 0,04

0,49


0,61

0,56 ± 0,01

3,44

4,20

3,83 ± 0,07

0,79

0,97

0,89 ± 0,02

2,53

3,25

2,85 ± 0,07

0,90

1,20

1,05 ± 0,03

2,02


2,98

2,56 ± 0,12

1,00

1,30

1,13 ± 0,03

3,00

3,48

3,37 ± 0,03

1,18

1,41

1,29 ± 0,02


Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn đến một số đặc điểm sinh học của ruồi giấm...

Ổi

Trứng
Ấu trùng
tuổi 1

Ấu trùng
tuổi 2
Ấu trùng
tuổi 3
Nhộng
Đực trưởng
thành
Cái trưởng
thành

0,40

0,52

0,46 ± 0,01

0,19

0,24

0,21 ± 0,01

0,82

1,20

1,01 ± 0,04

0,37


0,47

0,41 ± 0,01

1,81

2,13

1,96 ± 0,03

0,42

0,58

0,52 ± 0,01

3,49

4,12

3,79 ± 0,06

0,76

0,94

0,84 ± 0,02

2,23


3,12

2,79 ± 0,08

0,93

1,25

1,03 ± 0,03

2,00

2,95

2,43 ± 0,09

1,00

1,23

1,08 ± 0,02

3,12

3,46

3,31 ± 0,04

1,13


1,35

1,25 ± 0,02

Ghi chú: số lượng mẫu n = 30

Kích thước của con trưởng thành có sự khác biệt rõ rệt giữa ruồi giấm đực và ruồi
giấm cái, chiều dài trung bình của ruồi giấm cái trưởng thành là 3,31 ± 0,04 mm lớn hơn
so với ruồi giấm đực trưởng thành là 2,43 ± 0,09 mm; chiều rộng trung bình của ruồi
giấm cái trưởng thành là 1,25 ± 0,02 mm lớn hơn so với ruồi giấm đực trưởng thành là
1,08 ± 0,02 mm.
Nhận xét chung: Khi nuôi ruồi giấm bằng 4 loại thức ăn là những nguyên liệu có
sẵn trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam đều cho thấy kích thước tăng dần từ pha trứng
đến pha ấu trùng, từ pha nhộng đến con trưởng thành, trưởng thành đực nhỏ hơn trưởng
thành cái. Với thức ăn là chuối, ruồi giấm có kích thước lớn nhất còn thức ăn là ổi, ruồi
giấm có kích thước nhỏ nhất.
2.2.2. Thời gian phát dục và vòng đời của ruồi giấm
Để tìm hiểu thời gian phát dục các pha của ruồi giấm trên các loại thức ăn, tiến
hành bố trí hộp nuôi ruồi giấm riêng rẽ trong tủ nuôi côn trùng ở nhiệt độ 25 ◦ C và độ ẩm
75%, theo dõi thí nghiệm từng pha phát dục. Kết quả được trình bày ở Bảng 2.
Thức ăn là chuối: Vòng đời của ruồi giấm ngắn nhất là 7,78 ngày, dài nhất là 9,24
ngày, trung bình là 8,61 ± 0,15 ngày.
Pha trứng: Thời gian hoàn thành ngắn nhất là 0,35 ngày, dài nhất là 0,86 ngày, trung
bình là 0,59 ± 0,05 ngày.
Pha ấu trùng: Ấu trùng tuổi 1 thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất 0,60
ngày, dài nhất 1,06 ngày, trung bình 0,81 ± 0,05 ngày. Ấu trùng tuổi 2, thời gian hoàn
thành pha phát dục ngắn nhất 0,60 ngày, dài nhất 1,06 ngày, trung bình 0,85 ± 0,05 ngày.
Ấu trùng tuổi 3, thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất 1,65 ngày, dài nhất 2,03
ngày, trung bình 1,84 ± 0,04 ngày.
Pha nhộng: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất 3,22 ngày, dài nhất 3,94

ngày, trung bình 3,63 ± 0,06 ngày.
127


Bùi Minh Hồng và Hoàng Thị Hảo

Pha trưởng thành: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất 0,63 ngày, dài nhất
1,17 ngày, trung bình 0,91 ± 0,06 ngày.
Thức ăn là xoài: Vòng đời của ruồi giấm ngắn nhất 8,38 ngày, dài nhất 9,55 ngày,
trung bình là 9,03 ± 0,09 ngày.
Pha trứng: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất 0,44 ngày, dài nhất 0,88
ngày, trung bình 0,64 ± 0,04 ngày.
Pha ấu trùng: Ấu trùng tuổi 1 thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,75
ngày, dài nhất là 1,08 ngày, trung bình là 0,92 ± 0,04 ngày, Ấu trùng tuổi 2, thời gian
hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,58 ngày, dài nhất là 1,08 ngày, trung bình là 0,87
± 0,05 ngày, Ấu trùng tuổi 3, thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 1,71 ngày,
dài nhất là 2,09 ngày, trung bình là 1,90 ± 0,04 ngày.
Pha nhộng: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 3,36 ngày, dài nhất là
4,02 ngày, trung bình là 3,69 ± 0,06 ngày.
Pha trưởng thành: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,67 ngày, dài
nhất là 1,38 ngày, trung bình là 1,03 ± 0,07 ngày.
Thức ăn là dứa: Vòng đời của ruồi giấm ngắn nhất là 8,76 ngày, dài nhất là 10,39
ngày, trung bình là 9,42 ± 0,15 ngày.
Pha trứng: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,51 ngày, dài nhất là
0,99 ngày, trung bình là 0,69 ± 0,05 ngày.
Pha ấu trùng: Ấu trùng tuổi 1 thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,79
ngày, dài nhất là 1,03 ngày, trung bình là 0,94 ± 0,05 ngày. Ấu trùng tuổi 2, thời gian
hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,59 ngày, dài nhất là 1,02 ngày, trung bình là 0,93
± 0,05 ngày. Ấu trùng tuổi 3, thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 1,80 ngày,
dài nhất là 2,12 ngày, trung bình là 1,93 ± 0,05 ngày.

Pha nhộng: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 3,39 ngày, dài nhất là
4,08 ngày, trung bình là 3,73 ± 0,07 ngày.
Pha trưởng thành: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,79 ngày, dài
nhất là 1,71 ngày, trung bình là 1,24 ± 0,09 ngày.
Thức ăn là ổi: Vòng đời của ruồi giấm ngắn nhất là 9,17 ngày, dài nhất là 10,81
ngày, trung bình là 10,01 ± 0,16 ngày.
Pha trứng: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,53 ngày, dài nhất là
0,99 ngày, trung bình là 0,73 ± 0,05 ngày.
Pha ấu trùng: Ấu trùng tuổi 1 thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,87
ngày, dài nhất là 1,15 ngày, trung bình là 1,03 ± 0,03 ngày. Ấu trùng tuổi 2, thời gian
hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,87 ngày, dài nhất là 1,21 ngày, trung bình là 1,04
± 0,03 ngày. Ấu trùng tuổi 3, thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 1,88 ngày,
dài nhất là 2,11 ngày, trung bình là 1,95 ± 0,02 ngày.
Pha nhộng: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 3,91 ngày, dài nhất là
4,08 ngày, trung bình là 3,99 ± 0,02 ngày.
128


Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn đến một số đặc điểm sinh học của ruồi giấm...

Pha trưởng thành: Thời gian hoàn thành pha phát dục ngắn nhất là 0,79 ngày,dài
nhất là 2,04 ngày, trung bình là 1,31 ± 0,13 ngày.
Vòng đời của ruồi giấm ngằn nhất khi nuôi với thức ăn là chuối và dài nhất khi nuôi
với thức ăn là ổi.
Bảng 2. Thời gian phát dục và vòng đời của
ruồi giấm (D.melanogaster) nuôi trên các loại thức ăn
Loại
thức
ăn


Thời
gian
(ngày)

Ngắn
nhất
Dài
Chuối nhất
Trung
bình
Ngắn
nhất
Dài
Xoài nhất
Trung
bình
Ngắn
nhất
Dài
Dứa
nhất
Trung
bình
Ngắn
nhất
Dài
nhất
Ổi
Trung
bình


Pha phát dục
Ấu
Ấu
Nhộng
trùng
trùng
tuổi 2
tuổi 3

Trứng

Ấu
trùng
tuổi 1

0,35

0,60

0,60

1,65

0,86

1,06

1,06


0,59 ±
0,05

0,81 ±
0,05

0,44

Trưởng
thành

Vòng
đời

3,22

0,63

7,78

2,03

3,94

1,17

9,24

0,85 ±
0,05


1,84 ±
0,04

3,63 ±
0,06

0,91 ±
0,06

8,61 ±
0,15

0,75

0,58

1,71

3,36

0,67

8,38

0,88

1,08

1,08


2,09

4,02

1,38

9,55

0,64 ±
0,04

0,92 ±
0,04

0,87 ±
0,05

1,90 ±
0,04

3,69 ±
0,06

1,03 ±
0,07

9,03 ±
0,09


0,51

0,79

0,59

1,80

3,39

0,79

8,76

0,99

1,30

1,20

2,12

4,08

1,71

10,29

0,69 ±
0,05


0,94 ±
0,05

0,93 ±
0,05

1,93 ±
0,03

3,73 ±
0,07

1,24 ±
0,09

9,42 ±
0,15

0,53

0,87

0,87

1,88

3,91

0,79


9,17

0,99

1,15

1,21

2,11

4,08

2,04

10,81

0,73 ±
0,05

1,03 ±
0,03

1,04 ±
0,03

1,95 ±
0,02

3,99 ±

1,31 ±
10,01 ±
0,02
0,13
0,16
Ghi chú: số lượng mẫu n = 30

2.2.3. Khả năng đẻ trứng và tỉ lệ trứng nở của ruồi giấm (D.melanogaster)
Khả năng đẻ trứng
Khả năng đẻ trứng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá về đặc điểm
sinh học côn trùng nói chung và của ruồi giấm nói riêng. Để tìm hiểu vấn đề này chúng
tôi tiến hành bố trí thí nghiệm mỗi loại thức ăn theo dõi 10 hộp và một hộp nuôi 6 cặp
ruồi giấm. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.
129


Bùi Minh Hồng và Hoàng Thị Hảo

Bảng 3. Khả năng đẻ trứng của ruồi giấm (D.melanogaster) nuôi trên các loại thức ăn
Loại
Tổng số trứng của một cặp Số trứng đẻ trung bình của
thức ăn
(quả)
một cặp (quả/ngày)
317,48 ± 8,83
10,14 ± 0,36
Chuối
Xoài
311,37 ± 13,43
9,76 ± 0,37

Dứa
244,27 ± 9,81
7,75 ± 0,31
241,78 ± 9,15
7,71 ± 0,35
Ổi
Nuôi ruồi giấm trên 4 loại thức ăn: thức ăn là chuối thì số trứng đẻ trung bình của
một cặp là 10,14 ± 0,36 (quả /ngày) và tổng số trứng đẻ là 317,48 ± 8,83 (quả) đạt hiệu
quả cao nhất, tiếp đến thức ăn là xoài số trứng đẻ trung bình của một cặp là 9,76 ± 0,37
(quả/ngày) và tổng số trứng đẻ là 311,37 ± 13,43 (quả), thức ăn là dứa số trứng đẻ trung
bình của một cặp là 9,76 ± 0,37 (quả/ngày) và tổng số trứng đẻ là 244, 27 ± 9,81 (quả)
và thức ăn là ổi số trứng đẻ trung bình của một cặp là 7,71 ± 0,35 (quả/ngày) và tổng số
trứng đẻ là 241,78 ± 9,15 (quả) là thấp nhất.
Như vậy, với vòng đời của ruồi giấm giao động từ 8,61 đến 10,01 ngày thì hiệu quả
nhân nuôi ruồi giấm rất nhanh và cho số lượng trứng lớn, đáp ứng được lượng thức ăn cho
chim yến và cá cảnh.
Tỉ lệ trứng nở
Khả năng đẻ trứng của ruồi giấm là rất lớn song tỉ lệ trứng nở cũng là một đặc điểm
sinh học cần quan tâm vì nó quyết định các cá thể ruồi giấm được sinh ra, chính vì vậy
chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm theo dõi tỷ lệ trứng nở của ruồi giấm trên 4 loại thức
ăn (chuối, xoài, ổi, dứa), kết quả được thể hiện ở Bảng 4.
Mỗi loại thức ăn bố trí 10 hộp nuôi và một hộp nuôi 6 cặp ruồi giấm, cho thấy tỉ lệ
trứng nở của ruồi giấm là khá cao từ 90,26% đến 92,97%, trong đó tỉ lệ trứng nở cao nhất
khi nuôi ruồi giấm với thức ăn là chuối đạt hiệu quả 92,97% và thấp nhất là khi nuôi ruồi
giấm với thức ăn là ổi 90,26%.
Bảng 4. Tỉ lệ trứng nở của ruồi giấm (D.melanogaster) trên các loại thức ăn
Thức ăn
Số trứng đẻ
Số
trứng nở

Chuối
Tỉ lệ (%)
Số trứng đẻ
Xoài
Số trứng nở
Tỉ lệ (%)
Số trứng đẻ
Dứa Số trứng nở
Tỉ lệ (%)
Số trứng đẻ
Số
trứng nở
Ổi
Tỉ lệ (%)

130

1
1868
1710
91,54
1826
1740
95,29
1465
1364
93,11
1445
1328
91,90


2
1946
1807
92,86
1772
1724
97,29
1482
1389
93,72
1445
1266
87,61

3
1882
1765
93,78
1792
1699
94,81
1337
1234
92,29
1552
1451
93,69

4

1864
1721
92,33
1906
1679
88,09
1530
1310
85,62
1369
1260
92,04

Hộp theo dõi
5
6
7
1956 2006 1896
1845 1866 1707
94,33 93,02 90,03
2146 1877 1942
1830 1728 1688
85,27 92,06 89,92
1514 1553 1468
1402 1436 1351
92,60 97,78 92,03
1452 1481 1429
1353 1377 1328
93,18 92,98 92,93


8
1845
1729
93,71
1827
1692
92,76
1551
1345
86,72
1470
1381
93,95

9
1776
1671
94,09
1824
1715
94,02
1501
1420
94,60
1627
1421
87,34

10
2010

1889
93,98
1770
1647
93,05
1346
1259
93,54
1494
1366
91,43

Tổng
19049
17710
92,97
18682
17142
91,76
14764
13531
91,46
14747
13310
90,26


Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn đến một số đặc điểm sinh học của ruồi giấm...

3. Kết luận

Qua nghiên cứu về ảnh hưởng các loại thức ăn đến một số đặc điểm sinh học của ruồi
giấm Drosophila melanogaster (Meigen, 1830) nuôi trong phòng thí nghiệm lấy nguyên
liệu phục vụ nuôi cá cảnh và chim yến, chúng tôi thu được những kết quả sau:
1-Kích thước các pha phát dục của ruồi giấm lớn nhất khi nuôi với thức ăn là chuối
và nhỏ nhất khi nuôi với thức ăn là ổi.
2-Vòng đời của ruồi giấm mắt đỏ dài nhất là 10,04 ngày (nuôi với thức ăn là ổi),
ngắn nhất là 8,61 ngày (nuôi với thức ăn là chuối).
3-Khả năng đẻ trứng của ruồi giấm mắt đỏ lớn nhất là 317,48 quả/cặp (với thức ăn
là chuối), và nhỏ nhất là 241,78 quả/cặp (với thức ăn là ổi). Khi nuôi ruồi giấm bằng thức
ăn là chuối cho hiệu quả đẻ trứng cao.
4-Tỉ lệ trứng nở của ruồi giấm mắt đỏ cao nhất khi nuôi với thức ăn là chuối
(92,97%), thấp nhất khi nuôi với thức ăn là ổi (90,26%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Nguyễn Thụy An, Đặng Thị Phương Thảo, Trần Linh Phước, 2012. Tạo dòng
ruồi giấm chuyển gen mang phức hợp UAS-DUSH để nghiên cứu vai trò của protein
UCH-L1 đối với bệnh Parkinson. Tạp chí Công nghệ Sinh học, tập 10, số 3/2012.
[2] />[3] Lewis EB,1998. Thomas Hunt Morgan and his legacy. Journal of Genetics, 77,
pp. 47-53.
[4] Marsh JL, Thompson LM, 2006. Drosophila in the study neurodegenrative disease.
Neuron, 52:169-78.
ABSTRACT
The effect of foods on biological properties of the fruit fly
Drosophila melanogaster (Meigen, 1830) for feeding pleasure fishes
and swiftlets aerodramus
The influence that four food items, guava, pineapple, mango and banana, has on the
size of fruit flies at various stage of development as well as their life cycle, fecundity and
hatch ratio at 25 ◦ C and humidity 75% was investigated. Banana was found to have the
most positive influenceon the growth and development of fruit flies. The size of fruit fly
eggs, larvae, pupa and adults were largest when fed banana while their life cycle was the
shortest (8.61 days). The number of eggs and egg hatch ratio were the highest at 317.48

eggs/pair/life cycle and 92.97%, respectively.

131



×