Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Sáng kiến Sử dụng phần mềm Olala pascal thay thế Turbo Pascal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................4
I. Bối cảnh của giải pháp.....................................................................................4
II. Lí do chọn giải pháp........................................................................................4
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.................................................................5
1. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................5
2. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................5
IV. Mục đích nghiên cứu......................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................6
I. Thực trạng của giải pháp đã biết....................................................................6
1. Cách sử dụng phần mềm Turbo Pascal...................................................6
2. Những ưu, nhược điểm phần mềm Turbo Pascal...................................7
2.1. Ưu điểm:............................................................................................7
2.2. Nhược điểm:......................................................................................7
II. Nội dung sáng kiến..........................................................................................7
1. Bản chất của giải pháp mới......................................................................7
1.1. Mô tả giải pháp mới:........................................................................7
1.2. Chuẩn bị:...........................................................................................7
1.3. Các bước thực hiện chi tiết:.............................................................8
2. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:......................................................15
2.1. Ưu điểm:..........................................................................................15
2.2. Nhược điểm:....................................................................................17
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến...............................................................17
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp dụng
giải pháp..............................................................................................................18
1. Hiệu quả kinh tế......................................................................................18
2. Hiệu quả xã hội........................................................................................18
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................19
1. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................19
2. Kiến nghị.........................................................................................................19
3. Cam kết...........................................................................................................20


TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................21


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

THPT

Trung học phổ thông

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

SGK

Sách giáo khoa

PPDH


Phương pháp dạy học

MS

Microsoft


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal
trong giảng dạy Tin học 11
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tin học
3. Tác giả:
Họ và tên: Hà Văn Giáp,

Nam (nữ): Nam

Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THPT Sốp Cộp
Điện thoại: 0978.577.517 Email:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
4. Đồng tác giả: Không có
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Sốp Cộp
Địa chỉ: Trường THPT Sốp Cộp, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Điện thoại: 02123878036
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Ngày 30 tháng 9 năm 2016; Năm học:
2016 - 2017.



Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của giải pháp
Trong những năm gần đây, việc giảng dạy và học tập đang có chủ trương
dần chuyển vai trò của người giáo viên thành người hướng dẫn, định hướng, còn
học sinh đóng vai trò trung tâm tự tìm hiểu, tự học, sáng tạo, phát hiện, giải
quyết vấn đề, làm việc nhóm hoặc yếu tố cá nhân rồi báo cáo kết quả hoặc trình
bày về sản phẩm. Theo xu hướng chung thì cần có các giải pháp mới nhằm giúp
các em tự điều chỉnh việc học tập của mình, các em có điều kiện tiếp thu những
cái mới mang tính khách quan, thực tiễn, có thể vừa học vừa thực hành.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các phần
mềm công cụ hỗ trợ giảng dạy cũ ít nhiều không đáp ứng được so với thực tiễn
hiện tại. Vì vậy, việc ứng dụng các công cụ, phần mềm mới có nhiều chức năng
tiện lợi, giao diện dễ sử dụng là rất cần thiết. Điều này khiến giáo viên cần phải
không ngừng tìm tòi và mở rộng kiến thức, năng lực chuyên môn của mình, giúp
các em học sinh tiếp cận được những cái mới theo nhu cầu thực tế đang diễn ra.
Từ những năm trước việc giảng dạy Tin học 11 ở nhiều trường THPT vẫn
sử dụng phần mềm Turbo Pascal, đây là phần mềm lập trình đã xuất hiện từ rất
lâu với nhiều hạn chế như: Chạy trên nền của hệ điều hành MS-DOS 16 bit,
nhưng các phòng máy tính của một số nhà trường đã cài hệ điều hành Windows
7 64 bit, Windows 8 64 bit,… và không hỗ trợ cho phần mềm 16 bit; giao diện ít
thân thiện, hoàn toàn bằng tiếng Anh gây khó khăn cho học sinh trong việc nhận
biết các lỗi trong quá trình lập trình; chỉ hỗ trợ bảng mã ASCII nên việc sử dụng
các bảng mã khác là không thể; việc phóng to, thu nhỏ đối với hệ điều hành mới
cũng khó thực hiện được; hệ thống phím tắt không giống như trong Windows
khiến học sinh khó thao tác, với thực tế như vậy đã làm cho Pascal trở nên quá
khó khăn và xa lạ đối với người mới sử dụng và đặc biệt là đối với các em học
sinh trường THPT Sốp Cộp - hầu hết ở cấp dưới chưa tiếp xúc về lập trình, lại là
những đối tượng chính đang trực tiếp ứng dụng ngôn ngữ lập trình này.
II. Lí do chọn giải pháp

Thực tế giảng dạy Tin học 11 từ lâu đã có những khó khăn nhất định,
không chỉ ở một địa phương và cũng đã có nhiều sáng kiến nghiên cứu sao cho
việc giảng dạy Tin học ở khối lớp này được đơn giản, dễ hiểu, dễ hình dung với
học sinh. Tuy nhiên, việc đặc thù môn học khá trừu tượng cộng với công cụ
dùng để lập trình trước đây là Turbo Pascal – một phần mềm có nhiều yếu điểm,
khó sử dụng làm cho học sinh có phần chán nản, bỏ bê, đối phó. Xuất phát từ
những điều kiện thực tế trong giảng dạy, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu qua nhiều
kênh thông tin, mong muốn mang đến cho học sinh của mình những bài học dễ
hiểu, những công cụ hỗ trợ tiện lợi, dễ sử dụng.
Nhằm giúp học sinh của chúng ta sẽ học và yêu thích Pascal hơn, tôi đề
xuất sử dụng phần mềm Olala Pascal. Đây là một phần mềm thuần Việt hỗ trợ
4


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
đắc lực cho học sinh, cũng như giáo viên trong quá trình dạy và học môn Pascal
ở Tin học 11, một môn học không hề dễ tiếp thu, nắm bắt.
Trước hết, đây là phần mềm có thể giải quyết được các khó khăn và hạn
chế của Turbo Pascal như ta đã nêu ở trên. Với thời gian nghiên cứu hơn một
năm, tôi cho rằng đây là phần mềm phù hợp để giảng dạy Pascal ở trường phổ
thông, cùng những ưu điểm vốn có của nó, nó xứng đáng để thay thế phần mềm
Turbo Pascal đã lỗi thời. Với những lí do này, tôi đã chọn nghiên cứu Sáng kiến
“Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin
học 11” để áp dụng vào giảng dạy cho học sinh tại trường THPT Sốp Cộp.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu:
Chương trình Tin học lớp 11 THPT học về Pascal.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11 trường THPT Sốp Cộp.
- Phần mềm Olala Pascal.

IV. Mục đích nghiên cứu
- Do Pascal khó hiểu, khô khan, khó tư duy,… nên sử dụng các công cụ,
các phương pháp giảng dạy môn Pascal phù hợp là rất cần thiết.
- Giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp cận nội dung chương trình học một cách
hứng thú, tích cực và chủ động hơn.
- Nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu khảo sát, và thông qua đồng
nghiệp.

5


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của giải pháp đã biết
1. Cách sử dụng phần mềm Turbo Pascal
Theo khuôn khổ sách giáo khoa Tin học 11, phần lớn các nhà trường phổ
thông vẫn cài đặt và sử dụng Turbo Pascal, đặc điểm của chương trình này là
cần có các loại tệp sau: turbo.exe, turbo.tpl, graph.tpu, evga.bgi.
Sau khi khởi động ta có giao diện làm việc của Pascal như dưới đây:
Tên tệp chương trình

Thanh bảng chọn

Màn hình
soạn thảo

Số dòng

Số cột
Chương trình Turbo Pascal


Một số thao tác và phím tắt trong Turbo Pascal thường sử dụng để soạn
thảo và thực hiện chương trình viết bằng Pascal.
- Soạn thảo: Gõ nội dung chương trình vào phần nền màu xanh của Turbo
Pascal. Lưu chương trình lên đĩa nhấn phím F2, nhập tên tệp rồi nhấn phím
Enter.
- Mở chương trình đã lưu nhấn phím F3, trong hộp thoại Open a File chọn
tệp cần mở rồi nháy Open hoặc nhấn Enter.
- Biên dịch chương trình: Nhấn tổ hợp phím Alt + F9.
- Chạy chương trình: Nhấn tổ hợp phím Crtl + F9.
- Đóng cửa sổ chương trình: Nhấn tổ hợp phím Alt + F3.
6


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
- Thoát khỏi phần mềm: Alt + X.
2. Những ưu, nhược điểm phần mềm Turbo Pascal
2.1. Ưu điểm:
Là phần mềm truyền thống đã tồn tại lâu năm, hầu hết các trường phổ
thông đều sử dụng. Nhắc đến Turbo Pascal những ai từng học qua lập trình đều
có thể biết.
2.2. Nhược điểm:
Như chúng ta đã biết chương trình Turbo Pascal có khá nhiều bất cập
trong cách sử dụng. Ta có thể liệt kê như sau:
- Màn hình soạn thảo màu xanh khó nhìn, phông chữ khó thay đổi, không
gian soạn thảo hạn chế.
- Sử dụng một số phím tắt không còn phù hợp với xu hướng chung trong
Windows như: thao tác lưu, thao tác mở tệp, sao chép, cắt, dán, …
- Giao diện quá đơn giản, không hỗ trợ tiếng Việt.
- Không chỉnh được kích thước màn hình, không thể phóng to, thu nhỏ

khi chạy trên Windows mới hiện nay.
- Khó quản lí bằng phần mềm Netop School.
Chính những thực tế bất tiện trong việc giảng dạy và học lập trình trên
Turbo Pascal, chung ta cần có giải pháp mới phù hợp đó là sử dụng phần mềm
Olala Pascal thay thế cho Turbo Pascal truyền thống.
II. Nội dung sáng kiến
1. Bản chất của giải pháp mới
1.1. Mô tả giải pháp mới:
Phần mềm Olala Pascal 1.0 là một phần mềm soạn thảo và biên dịch mã
nguồn Pascal:
- Tương thích với nhiều nền tảng Windows (như Windows XP, Windows
7, Windows 8, Windows 10,…) cả 32 bit lẫn 64 bit.
- Hệ thống thông báo lỗi chi tiết rõ ràng bằng tiếng Việt. Giúp cho học
sinh dễ sửa lỗi.
- Ngoài ngôn ngữ Tiếng Anh, Olala Pascal 1.0 đã hỗ trợ giao diện bằng
Tiếng Việt.
- Giáo viên và học sinh đều dễ tiếp cận và có thể sử dụng thành thạo
nhanh chóng.
1.2. Chuẩn bị:
1.2.1. Phần mềm:
7


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
- Phiên bản phần mềm Olala Pascal 1.0. Phần mềm đã được tích hợp sẵn
hai thành phần: NET Framework 4.0 và Free Pascal Compiler 2.6.4
- Tải về tại: hoặc
/>usp=sharing
1.2.2. Cấu hình máy tính:
- CPU: ≥ Pentium II 400MHz;

- RAM: ≥ 128 MB;
- Ổ cứng trống 250 MB trở lên;
- Hệ điều hành: Windows XP, Windows 7, Windows 8, Windows 10… (32
bit hoặc 64 bit).
1.3. Các bước thực hiện chi tiết:
1.3.1. Cài đặt:
Sau khi đã tải về phần mềm Olala Pascal, chỉ có một tệp duy nhất tên
OlalaPascal-Installer. Chúng ta tiến hành cài đặt phần mềm:
Bước 1: Nháy đúp chuột vào tệp cài đặt OlalaPascal-Installer
Bước 2: Nháy Next ở giao diện này.

Bước 3: Nháy chọn I accept the terms in the License Agreement.

8


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11

Bước 4: Có thể chọn đường dẫn khác để cài hoặc để mặc định, nháy Next.

Bước 5: Nháy Install, chờ chương trình cài đặt trong giây lát. Cuối cùng
nháy nút Finish. Như vậy, ta đã có phần mềm Olala Pascal được cài đặt trên máy
tính.

9


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11

1.3.2. Cách sử dụng phần mềm:

- Khởi động: Nháy đúp vào biểu tượng
làm việc của Olala Pascal như sau:

trên màn hình nền giao diện
Thanh bảng chọn

Thanh công cụ

Vùng
soạn thảo

Ô thông báo lỗi

Thanh trạng thái

- Soạn thảo và lưu trữ chương trình: Nháy nút
(New) hoặc chọn lệnh
Tệp → Tệp mới (Ctrl + N). Trong hộp thoại Save as chúng ta chọn vị trí lưu, gõ
tên tệp cần lưu vào ô File name rồi nháy nút Save. Chúng ta sẽ thấy con trỏ soạn
thảo xuất hiện, đã có thể soạn thảo chương trình.
10


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11

- Mở tệp đã lưu: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O hoặc chọn lệnh Tệp → Mở
tệp. Trong hộp thoại Open chọn tệp cần mở nháy nút Open.
- Biên dịch chương trình: Nhấn phím F9 hoặc nháy nút
(hình hai bánh
răng) trên thanh công cụ. Trong quá trình biên dịch nếu có lỗi chương trình sẽ

dừng lại phát âm thanh báo lỗi, kèm theo thông báo chi tiết (gồm số dòng, số
cột, lỗi tìm thấy và ý nghĩa của nó đặt trong cặp dấu nháy kép) ở trong ô phía
dưới vùng soạn thảo. Chẳng hạn:

Ngược lại, nếu biên dịch thành công thì thông báo như sau:

11


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11

- Chạy chương trình: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9 hoặc nháy nút
trên thanh công cụ.

(Play)

- Cung cấp các công cụ như là máy tính, bảng ASCII…

Hiển thị máy tính và bảng mã ASCII
- Giao diện phần mềm, các thông báo lỗi, các bảng chọn… đều hỗ trợ cả
Tiếng Anh lẫn Tiếng Việt giúp học sinh sử dụng phần mềm và sửa lỗi thành thạo
hơn.
12


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11

Phần mềm hỗ trợ hai ngôn ngữ Anh – Việt
- Phần mềm có nhiều tính năng mới mà Turbo Pascal truyền thống không
có: Đánh số dòng tự động, hiện ý nghĩa từ khoá, tô sáng mã nguồn, tự động thụt

dòng, gấp mã nguồn,…

Tự đánh số dòng, hiện ý nghĩa từ khóa
Chức năng tự đánh số dòng cho chúng ta biết được bài lập trình dài bao
nhiêu, và cũng giúp hiển thị trong thông báo khi gặp lỗi.
Chức năng hiện ý nghĩa từ khóa cho người lập trình hiểu rõ được cấu trúc
của câu lệnh đối với người mới làm quen ngôn ngữ Pascal.

13


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11

Gộp nhóm hay còn gọi là gấp mã nguồn (để thực hiện ta nháy dấu cộng
hoặc dấu trừ), chức năng này làm gọn chương trình nếu chúng ta muốn nhìn
bao quát.

Chức năng đoán từ (Khi rê chuột đến các từ khóa, sẽ có gợi ý về từ khóa đó).
Chức năng này mang lại định hướng, và cũng giúp hoàn thành nhanh
chóng một bài lập trình. Do đó, học sinh có thêm nhiều thời gian để nghiên cứu,
tìm hiểu các bài tập khác.
- Hỗ trợ thông báo bằng âm thanh, làm cho việc học lập trình sinh động
hơn. Để bật tắt chức năng này nháy hình cái loa trên thanh công cụ.
- Các chức năng lưu trữ, phóng to thu nhỏ màn hình soạn thảo, sao chép,
di chuyển… cách sử dụng hoàn toàn giống như trong Windows.
- Tính năng thay đổi màu sắc phông chữ trên trình soạn thảo, màu sắc
trình soạn thảo.

14



Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11

Hộp thoại tùy chỉnh màu sắc và phông chữ
- Chức năng tìm kiếm và thay thế rất hữu ích giống như trong Microsoft
Word;

Và có đầy đủ các tùy chọn bằng tiếng Việt.

- Chức năng tùy chỉnh trình biên dịch.
15


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11

Tùy chỉnh cài đặt trình biên dịch.
2. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:
2.1. Ưu điểm:
Phần mềm Olala Pascal mà chúng ta đang hướng đến khắc phục các
nhược điểm của Turbo Pascal đồng thời tạo ra môi trường lập trình mới lạ, thú
vị, tiện lợi và dễ sử dụng. Phiên bản Olala Pascal 1.0 có rất nhiều tính năng tiêu
biểu như sau:
- Tiếp tục duy trì các chức năng quen thuộc của Turbo Pascal (như soạn
thảo, biên dịch, chạy chương trình…)
- Tạo giao diện mới đẹp mắt, dễ tùy biến theo nhu cầu của người dùng,
giúp cho học sinh thích thú với công cụ lập trình mới.
- Giáo viên dễ kiểm tra, nắm bắt tình hình học tập của học sinh. Đặc biệt
dễ quản lí thông qua màn hình của phần mềm Netop school. Làm cho giáo viên
với học sinh và học sinh với học sinh dễ tương tác qua lại.
- Các phím tắt hoàn toàn giống trong Windows. Việc thao tác trong soạn

thảo nay đã đơn giản hơn.
- Màn hình soạn thảo có thể phóng to, thu nhỏ, phù hợp với cả những học
sinh mắc tật cận thị.
- Tự động thụt lề.
- Tô sáng code trong Olala Pascal 1.0 linh hoạt hơn.
- Olala Pascal 1.0 hỗ trợ nhiều phông chữ.
Ngoài ra, phần mềm còn có thể in mã nguồn, hiển thị các công cụ trợ giúp
khác để tra cứu từ khóa, câu lệnh, kiểu dữ liệu, … Trong quá trình sử dụng
phần mềm bạn có thể khám phá và phát hiện thêm.
16


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
Phần mềm giúp các em học sinh dễ tương tác với nhau bởi các chức năng
mới tiện lợi của phần mềm, tạo điều kiện cho việc học nhóm, làm việc nhóm
hiệu quả hơn. Kết quả học tập thu được bằng minh chứng như sau:
Năm học: 2016 – 2017 có 9 lớp được phân công giảng dạy khối 11, trước khi áp
dụng sáng kiến (Khảo sát chất lượng đầu năm)
Lớp
11B1
11B2
11B3
11B4
11B5
11B6
11B7
11B8
11B9

Tổng

Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
số
Tsố
%
Tsố
% Tsố % Tsố %
HS Tsố %
42
5 11,9
22 52,4
15 35,7
0
0
0
0
41
2
4,9
10 24,4
24 58,5
5 12,2
0
0
44
2
4,5

11 25,0
25 56,8
6 13,6
0
0
42
1
2,4
7 16,7
26 61,9
8 19,0
0
0
45
2
4,4
13 28,9
27 60,0
3
6,7
0
0
43
1
2,3
12 27,9
26 60,5
4
9,3
0

0
43
2
4,7
9 20,9
30 69,8
2
4,7
0
0
44
2
4,5
11 25,0
27 61,4
4
9,1
0
0
43
1
2,3
10 23,3
26 60,5
6 14,0
0
0
Kết quả cuối năm học, sau khi được áp dụng sáng kiến:

Lớp

11B1
11B2
11B3
11B4
11B5
11B6
11B7
11B8
11B9

Tổng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
số
HS Tsố % Tsố % Tsố % Tsố % Tsố %
42
8 19.0 25 59.5
9 21.4
0
0.0
0
0
41
3
7.3 17 41.5 19 46.3
2
4.9

0
0
41
3
7.3 17 41.5 18 43.9
3
7.3
0
0
39
2
5.1 16 17.0 19 48.7
2
5.1
0
0
40
4 10.0 16 40.0 20 50.0
0
0.0
0
0
41
3
7.3 18 43.9 19 46.3
1
2.4
0
0
42

3
7.1 17 40.5 21 50.0
1
2.4
0
0
41
3
7.3 16 39.0 22 53.7
0
0.0
0
0
40
2
5.0 15 37.5 21 52.5
2
5.0
0
0

Năm học: 2017 – 2018 có 2 lớp được phân công giảng dạy khối 11, tôi
tiếp tục áp dụng sáng kiến (Khảo sát chất lượng đầu năm)
Tổng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp

số
HS Tsố % Tsố % Tsố % Tsố % Tsố %
11B1 42
3
7,3 17 41,5 22 52,4
0
0
0
0
11B2 40
2
5,0 14 35,0 24 60,0
0
0
0
0
17


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
Kết quả cuối học kì I
Tổng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp
số
HS Tsố % Tsố % Tsố % Tsố % Tsố %

11B1
42
6 14,3 20 50,0 15 35,7
0
0
0
0
11B2
36
2
5,6 15 41,7 19 52,8
0
0
0
0
Qua sự so sánh trên chúng ta thấy đã có sự thay đổi lớn trong kết quả học
tập, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên, trong khi đó tỉ lệ học sinh trung bình và yếu
kém giảm đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều học sinh
yêu thích môn tin học nói chung, lập trình Pascal nói riêng và lập trình không
còn là nỗi sợ của học sinh phổ thông nữa.
2.2. Nhược điểm:
- Là phần mềm mới chưa phổ biến rộng rãi nên còn ít giáo viên và học
sinh chưa biết đến và sử dụng.
- Nhiều giáo viên và học sinh còn e ngại việc tìm hiểu, chuyển đổi sử
dụng phần mềm mới trong dạy và học.
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến “Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal
trong giảng dạy Tin học 11” đã được tôi tìm hiểu, nghiên cứu và thực nghiệm ở
trường THPT Sốp Cộp từ năm học 2016 - 2017 cho đến nay.
- Để áp dụng sáng kiến này chỉ cần máy tính có cấu hình vừa đủ, có kĩ

năng quản lí tệp trong Windows và các kĩ năng soạn thảo, dịch, thực hiện, hiệu
chỉnh chương trình trong lập trình Pascal là hoàn toàn làm chủ được phần mềm.
- Sáng kiến không những có thể áp dụng để giảng dạy ở trường THPT Sốp
Cộp, mà còn có thể áp dụng cho những trường THPT đang giảng dạy về lập
trình Pascal trong toàn ngành giáo dục.
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp dụng
giải pháp
1. Hiệu quả kinh tế
Sáng kiến này ngoài việc đem lại hiệu quả thiết thực trong giảng dạy và
học tập, nó còn giúp việc dạy học bằng phương pháp mới do giáo viên nghiên
cứu, chắt lọc, thực nghiệm… được trực quan, dễ hiểu tiết kiệm được chi phí cho
việc phải mua những trang thiết bị đắt tiền, chuyên dụng. Hơn nữa, nó cũng
hướng đến những mục tiêu cao hơn giúp học sinh có thể nhận diện yêu thích
môn học, làm nền tảng cho các em lựa chọn nghề nghiệp như lập trình viên hoặc
làm việc trong môi trường công nghệ thông tin trong tương lai.
2. Hiệu quả xã hội
18


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
Hiệu quả của sáng kiến được đánh giá bằng việc mang đến cho học sinh
có những trải nghiệm mới, giúp các em có hứng thú với những khái niệm mới,
kiến thức mới, đưa các em từ thế học hỏi một cách thụ động sang tự tìm tòi,
sáng tạo, vận dụng vào các bài tập thực tế… Cách trình bày đơn giản thân thiện
cũng giúp cho các em dễ tiếp thu, nắm bắt cũng như tự làm chủ được bài học,
bài tập mà không cần đến nhiều sự hướng dẫn, trợ giúp của giáo viên, từ đó có
hướng phấn đấu trong việc học tập của mình.

19



Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Phạm trù Bài toán và thuật toán trong Tin học 10 rất mới mẻ với các em
học sinh, để các em tìm hiểu, học tập và làm chủ được khối kiến thức này cần
nhiều đến sự kết hợp nhuần nhuyễn của các phương pháp truyền thống với
phương pháp đổi mới. Ở đó giáo viên sẽ vừa là người hướng dẫn, cũng là người
trợ giúp khi các em khó khăn. Sau khi được học chủ đề này các em sẽ dần tiếp
cận với lập trình. Đây là khối kiến thức gối trên Bài toán và thuật toán học ở lớp
10 và đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các chương trình ứng
dụng để phục vụ cho cuộc sống. Nhờ sự phát triển của tin học, trong đó các nhà
lập trình chuyên nghiệp đóng vai trò không nhỏ - mà hiện nay hầu hết các lĩnh
vực trong xã hội đã ứng dụng được tin học để giải quyết công việc nhanh, hiệu
quả và chính xác hơn.
Đề tài này mang tính thực tiễn rất cao cụ thể là: Trong tiết học các em học
sinh đã chủ động để tìm tòi, qua đó giải quyết được vấn đề do giáo viên đặt ra.
Để các em có thể chứng tỏ được khả năng, năng lực của mình làm cho học sinh
yêu thích môn học, ham học hỏi, tư duy và sáng tạo, hoạt động và làm việc trong
nhóm. Tính mới, dễ hiểu, trực quan liên quan đến thực tế giúp các em tích cực,
chủ động trong học tập, không lệ thuộc nhiều từ phía giáo viên.
Từ những kết quả tích cực như trên, trong những năm tới tôi sẽ tiếp tục
đưa Sáng kiến áp dụng giảng dạy và ngày càng hoàn thiện, tìm ra nhiều phương
pháp hơn nữa cho phù hợp với thực tế trong các năm học tới.
Dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn sáng kiến còn nhiều thiếu sót, do còn
hạn chế về thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến quí báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
2. Kiến nghị, đề xuất
Thông qua quá trình giảng dạy áp dụng sáng kiến trong thực tiễn giảng

dạy và với những kết quả đã đạt được, tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
*) Đối với Sở GD & ĐT Sơn La:
- Những đề tài khoa học, sáng kiến có tính thực tiễn cao cần được phổ
biến rộng rãi tới các trường để giúp GV có tài liệu tham khảo, học hỏi nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ.
- Các giờ đạt giờ dạy giỏi của hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh cần quay
băng hình giúp GV có tư liệu học tập.
*) Đối với trường THPT Sốp Cộp:
Thứ nhất, môn học với phương pháp giảng dạy này cần nhận được sự
quan tâm của các cấp quản lí để vừa nâng cao hiệu quả giảng dạy vừa khuyến
khích được tinh thần của GV tham gia đổi mới PPDH.
20


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
Thứ hai, có biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần của GV dạy
bộ môn.
Thứ ba, có biện pháp triển khai, áp dụng sáng kiến có chất lượng cao
trong quá trình giảng dạy bộ môn tại nhà trường.
Thứ tư, có kế hoạch sửa chữa kịp thời phòng tin học để giờ dạy học thực
hành được đảm bảo.
3. Cam kết
Sáng kiến không vi phạm bản quyền.
Sơn La, ngày 10 tháng 4 năm 2018
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)


(xác nhận)
(Ký tên, đóng dấu)
Hà Văn Giáp

21


Sử dụng phần mềm Olala Pascal thay thế Turbo Pascal trong giảng dạy Tin học 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa tin học 11

Hồ Sĩ Đàm

chủ biên

2. Sách giáo viên tin học 11

Hồ Sĩ Đàm

chủ biên

3. Công cụ lập trình Turbo Pascal 7.0 của hãng Borland
4. Phần mềm lập trình Olala Pascal 1.0 – Nguyễn Anh Tuấn
5. Một số sáng kiến kinh nghiệm và ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
6. Một số bài viết trên các trang mạng: /> ...

22




×