Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

Chính sách của mỹ đối với đồng minh tại đông á trong thời kỳ chính quyền obama trường hợp đối với hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.87 MB, 264 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thu Phương

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒNG MINH
TẠI ĐÔNG Á TRONG THỜI KỲ CHÍNH QUYỀN OBAMA TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI HÀN QUỐC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thu Phương

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒNG MINH
TẠI ĐÔNG Á TRONG THỜI KỲ CHÍNH QUYỀN OBAMA TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI HÀN QUỐC
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 62 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Trần Thị Vinh
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ



Người hướng dẫn khoa học

GS.TS. Hoàng Khắc Nam

GS.TS. Trần Thị Vinh

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ tiêu đề: “CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI
VỚI ĐỒNG MINH TẠI ĐÔNG Á TRONG THỜI KỲ CHÍNH QUYỀN OBAMA TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI HÀN QUỐC” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
và tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin, số liệu đưa ra
trong Luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Thu Phương

1


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành Luận án này là một bước ngoặt quan trọng đối với cá nhân tôi.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng đối với Cô giáo
hướng dẫn, GS.TS. Trần Thị Vinh, người đã dành cho tôi tri thức vàng, tận tâm
giúp đỡ, động viên và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập, triển khai và
nghiên cứu, hoàn thiện Luận án theo đúng yêu cầu đề ra.
Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện, hoàn thiện Luận
án theo tiến độ đề ra của Nhà trường.
Tôi trân trọng cảm ơn GS.TS. Hoàng Khắc Nam và các Thầy Cô tại Khoa
Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ thông tin tư liệu quý giá, kinh nghiệm, hướng dẫn,
đóng góp ý kiến để tôi thực hiện nghiên cứu, bảo vệ các chuyên đề và bảo vệ Luận
án được thuận lợi nhất, thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, các đồng chí
lãnh đạo Ban Biên tập và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về công việc,
thời gian, ủng hộ nhiệt thành và sự khích lệ mạnh mẽ để tôi có động lực phấn đấu
vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, đẩy mạnh công tác nghiên cứu trong suốt
thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn những thành viên thân yêu trong gia đình đã luôn gần gũi,
chia sẻ, cảm thông và động viên kịp thời để tôi có thể tập trung thời gian, có động
lực và quyết tâm thực hiện công trình nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận án
Nguyễn Thu Phương


2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC.................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 9
5. Đóng góp của luận án ................................................................................. 11
6. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 12
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 14
1.1. Những công trình liên quan đến vấn đề lý luận: khái niệm đồng minh và
quan điểm của Mỹ về đồng minh........................................................................... 14
1.2. Những công trình liên quan đến chính sách của Mỹ đối với đồng minh
giai đoạn 2009-2016 .............................................................................................. 20
1.3. Những công trình liên quan trực tiếp đến chính sách đồng minh của Mỹ
đối với Hàn Quốc giai đoạn 2009 - 2016 ............................................................... 35
1.4. Nhận xét về những vấn đề đã được giải quyết, những vấn đề cần đi sâu
nghiên cứu, giải quyết ........................................................................................... 43
1.4.1. Nhận xét ................................................................................................ 43
1.4.2. Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu ................................................ 43
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ........................................... 45
2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 45
2.1.1. Khái niệm đồng minh ............................................................................ 45
2.1.2. Khái niệm đồng minh dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực

và Chủ nghĩa Tự do ........................................................................................ 47
2.1.3. Quan điểm của Mỹ về đồng minh .......................................................... 50
1


2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 55
2.2.1. Chính sách của Mỹ đối với các đồng minh Đông Á trước năm 2009 ........ 55
2.2.2. Những nhân tố tác động đến chính sách của chính quyền Obama
đối với đồng minh tại Đông Á ......................................................................... 74
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 84
Chương 3. CHÍNH SÁCH VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI ĐỒNG MINH TẠI ĐÔNG Á CỦA CHÍNH QUYỀN
BARACK OBAMA ................................................................................................. 86
3.1. Chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Đông Á ........................ 86
3.1.1. Khái quát chính sách đối ngoại của chính quyền Obama ...................... 86
3.1.2. Chính sách đối với Đông Á của chính quyền Obama ............................. 88
3.2. Chính sách của Mỹ đối với các đồng minh tại Đông Á ................................... 92
3.2.1. Nội dung, mục tiêu chính sách đối với đồng minh tại Đông Á ............... 92
3.2.2. Quá trình triển khai chính sách đối với các nước đồng minh
tại Đông Á ...................................................................................................... 94
3.3. Chính sách của Mỹ đối với đồng minh Hàn Quốc......................................... 108
3.3.1. Nền tảng lợi ích ................................................................................... 108
3.3.2. Mục tiêu và nội dung chính sách ......................................................... 115
3.3.3. Quá trình triển khai chính sách đối với Hàn Quốc
giai đoạn 2009-2016 ..................................................................................... 117
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 136
Chương 4. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒNG MINH
TẠI ĐÔNG Á THỜI KỲ CHÍNH QUYỀN BARACK OBAMA ..................... 138
4.1. Kết quả và hạn chế của chính sách đối với đồng minh Đông Á thời kỳ
chính quyền Obama ............................................................................................ 138

4.1.1. Kết quả ............................................................................................... 138
4.1.2. Hạn chế ............................................................................................... 141
4.2. Kết quả, hạn chế và đặc điểm của chính sách đối với đồng minh Hàn Quốc
thời kỳ chính quyền Obama................................................................................. 145
4.2.1. Kết quả và hạn chế .............................................................................. 145
4.2.2. Đặc điểm của chính sách đồng minh của Mỹ đối với Hàn Quốc
dưới thời kỳ chính quyền Obama .................................................................. 150
2


4.3. Sự điều chỉnh chính sách đối với đồng minh tại Đông Á thời kỳ chính quyền
Donald Trump ..................................................................................................... 155
4.3.1. Sự điều chỉnh chính sách đối với đồng minh ở Đông Á nói chung ....... 155
4.3.2. Sự điều chỉnh chính sách đối với đồng minh Hàn Quốc ....................... 165
4.4. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam ............................................................. 167
Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 175
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 176
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 182
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên

AFP

APEC

ASEAN

BMD

Armed Forces of the

Lực lượng Vũ trang

Philippines

Philippines

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu

Cooperation


Á - Thái Bình Dương

Association of South East

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

The Aegis Ballistic Missile

Hệ thống phòng thủ tên lửa

Defense System
ROK/US Combined Forces

Bộ chỉ huy lực lượng phối hợp

command

Mỹ - Hàn

DMZ

Demilitarized zone

Khu vực phi quân sự

EDCA


Enhanced Defense

Thỏa thuận tăng cường hợp tác

Cooperation Agreement

quốc phòng

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FDI

Foreign direct investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FONOP

Freedom of Navigation

Hoạt động tuần tra tự do hàng

Operations

hải


FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

G20

Group of Twenty

Nhóm các nền kinh tế lớn nhất

CFC

thế giới
IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

KAMD

Korea Air and Missile

Hệ thống phòng thủ tên lửa và

Defense


không quân Hàn Quốc

Korea-U.S. Integrated

Đối thoại Quốc phòng Mỹ -

Defense Dialogue

Hàn Quốc

KIDD

4


KORUS FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định tự do thương mại

Between the United States of

Mỹ - Hàn Quốc

America and the Republic of
Korea
NAPCI

NATO


NPT

NSS

Northeast Asia Peace and

Sáng kiến hợp tác và hòa bình

Cooperation Initiative

Đông Bắc Á của Hàn Quốc

North Atlantic Treaty

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại

Organisation

Tây Dương

The Nuclear Non-

Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí

proliferation Treaty

hạt nhân

National Security Strategy


Chiến lược An ninh quốc gia
Mỹ

OPCON

Operational Control Authority Quyền chỉ huy thời chiến

SCM

United States (U.S.)-Republic

Hội nghị Tham vấn An ninh

of Korea (ROK) Security

Mỹ - Hàn Quốc

Consultative Meeting
SEATO

Southeast Asia Treaty

Hiệp ước Đông Nam Á

Organization
THAAD

TPP


Terminal High Altitude Area

Hệ thống phòng thủ tên lửa

Defense

tầm cao giai đoạn cuối

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương

U.S.

United States

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

USFK

United States Forces Korea

Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc

USINDOPACOM United States Indo-Pacific

Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương -

Command


Thái Bình Dương

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỹ là quốc gia có hệ thống đồng minh mang tính toàn cầu lớn nhất trên thế
giới. Trong mạng lưới đồng minh đó, khu vực Đông Á là một mắt xích quan trọng.
Chính sách của Mỹ đối với các đồng minh Đông Á là một hợp phần quan trọng
trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Thực tế cho thấy, chính sách của Mỹ và mối
quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh Đông Á có những thay đổi, điều chỉnh
trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama (2009-2016) và những năm
cầm quyền của Tổng thống Donald Trump. Những vấn đề này rất cần được
nghiên cứu, xem xét một cách thấu đáo. Đây là thời điểm Mỹ nhìn nhận lại vai tr
của khu vực Đông Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung, nhận thức
sự bỏ ngỏ của Mỹ đối với khu vực này khi các chính quyền tiền nhiệm tập trung

vào châu

u và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Chính quyền của Tổng

thống B. Obama đã triển khai chính sách tái cân b ng châu Á - Thái Bình
Dương, trong đó một trong những bước thực thi quan trọng là củng cố và tái
kh ng định quan hệ với các đồng minh ở khu vực, nhất là các đồng minh Đông Á
(bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan). Thực tế cho thấy những
điều chỉnh r n t trong chính sách của Mỹ đối với các đồng minh. Đây là cơ sở để
xem x t, hệ thống hóa quan hệ đồng minh cũng như đánh giá đặc điểm chính sách
đồng minh của Mỹ giai đoạn này.
Trong số các đồng minh Đông Á của Mỹ, quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc
là một mối quan hệ đặc biệt, những biến chuyển của mối quan hệ này có tác động
đáng kể tới hòa bình, an ninh và hợp tác của khu vực. Trong bối cảnh cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, Mỹ đứng trước nhiều thách thức, nhất là
khi lực và thế của Mỹ bị suy yếu do hậu quả từ những chính sách của các chính
quyền tiền nhiệm. Trong khi đó, một Trung Quốc trỗi dậy với Giấc mộng Trung
Hoa , một CHDCND Triều Tiên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, những yếu
tố được Mỹ đánh giá là ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia, cũng như vị
thế của Mỹ tại khu vực. Trong số các đồng minh của Mỹ ở Đông Á, Hàn Quốc là
6


đồng minh điển hình và bền vững - vốn đã từng góp phần bảo đảm hòa bình và an
ninh trong khu vực trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, định hình môi trường thuận lợi
cho sự phát triển vượt bậc về kinh tế của cả khu vực - giờ đây vẫn là cơ sở cho sự
hiện diện của Mỹ, tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, ngay cả khi các
thách thức an ninh đang diễn ra. Với chính sách xoay trục , tái cân b ng , các
cam kết đồng minh như Mỹ - Hàn Quốc đóng vai tr là điểm tựa cho chiến lược
tái can dự vào Đông Á của Mỹ.

Không chỉ có vậy, liên minh Mỹ - Hàn Quốc đang ngày càng mở rộng để trở
thành liên minh chiến lược toàn cầu. Quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc không chỉ
có tác động với hai chủ thể Mỹ và Hàn Quốc mà còn có tác động tới môi trường an
ninh khu vực và thế giới. Chính vì vậy, nghiên cứu về chính sách đồng minh của
Mỹ đối với Hàn Quốc trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B. Obama mang
tính cấp thiết cho việc nhận diện các mối quan hệ quốc tế đương đại, nhất là khi thế
giới sắp đi hết chặng đường của thập niên thứ hai của thế kỷ 21 với những biến
động phức tạp và khó lường và Mỹ - một siêu cường trên thế giới - đang đón nhận
những thay đổi trong chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Donald Trump.
Quan trọng hơn, chính sách của Mỹ đối với Hàn Quốc thể hiện chiều cạnh cơ bản
trong chính sách của Mỹ đối với đồng minh Đông Á.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vấn đề này còn góp phần làm rõ sự vận động
của quan hệ quốc tế tại khu vực Đông Á trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành
hội nhập quốc tế sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh,
kinh tế,… Nắm bắt sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của các nước trong
khu vực như Hàn Quốc và các cường quốc trên thế giới như Mỹ, nhất là hiểu rõ
những mục tiêu liên minh, hợp tác của những nước này giúp Việt Nam bắt kịp xu
hướng hợp tác, cạnh tranh trong khu vực, hoạch định chính sách đối ngoại phù
hợp nh m tăng cường hiệu quả các mối quan hệ đối tác chiến lược vì lợi ích quốc
gia - dân tộc.
Với những lý do nói trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: Chính sách của
Mỹ đối với đồng minh tại Đông Á trong thời kỳ chính quyền Obama - Trường hợp
đối với Hàn Quốc .
7


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục ti u nghi n c u
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ chính sách và sự điều chỉnh chính
sách của Mỹ đối với đồng minh tại Đông Á trong thời kỳ cầm quyền của Tổng

thống Barack Obama (2009-2016), trong đó trọng tâm là chính sách đối với đồng
minh Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra nhận xét về chính sách của Mỹ đối
với đồng minh tại Đông Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên c u
Để đạt được mục tiêu trên, trong phạm vi đề tài, những nhiệm vụ nghiên cứu
được xác định:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết đồng minh và làm r điểm tương đồng trong
các l thuyết đồng minh, quan điểm về đồng minh của Mỹ; cơ sở hình thành quan
hệ đồng minh của Mỹ ở Đông Á và chính sách đối với các đồng minh của Mỹ trước
năm 2009.
- Thực tiễn triển khai chính sách đối với đồng minh Đông Á trong chiến lược tái
cân b ng của Mỹ tại khu vực dưới thời kỳ của chính quyền Tổng thống B. Obama.
- Tập trung làm r nội dung và quá trình triển khai chính sách đối với đồng
minh Hàn Quốc của chính quyền Tổng thống B. Obama, bao gồm xác định nền tảng
lợi ích, mục tiêu, nội dung chính sách và những bước triển khai cụ thể trong giai
đoạn 2009-2012 và 2012-2016.
- Đưa ra nhận xét về những đặc điểm chính sách của Mỹ đối với đồng minh ở
Đông Á nói chung và của Hàn Quốc nói riêng trong giai đoạn cầm quyền của Tổng
thống B. Obama. Từ đó, đối sánh với thời kỳ hậu Obama nh m tìm hiểu những kế
thừa, điều chỉnh trong chính sách đối với đồng minh Đông Á, nhất là với Hàn Quốc
(kênh nghiên cứu điển hình), của chính quyền Tổng thống D. Trump.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên c u
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách của Mỹ đối với đồng minh tại
khu vực Đông Á trong thời kỳ của chính quyền Obama, đi sâu nghiên cứu trường
hợp đối với Hàn Quốc.
8


3.2. Phạm vi nghiên c u

- Phạm vi thời gian: Luận án đi sâu nghiên cứu chính sách đồng minh của Mỹ
đối với các đồng minh Đông Á, tập trung vào Hàn Quốc trong những năm 20092016, trải qua 2 giai đoạn 2009-2012 và 2012-2016, tương ứng với thời gian của hai
nhiệm kỳ Tổng thống B. Obama. Đây là giai đoạn Mỹ có những điều chỉnh chính
sách khi nhìn nhận lại vai trò của khu vực Đông Á trong chiến lược tái kh ng định
sự hiện diện của Mỹ, cũng như có những thay đổi từ chủ thể các nước đồng minh
của Mỹ, trong đó có Hàn Quốc. Để bảo đảm tính logic - lịch sử, tính toàn diện khách quan, luận án cũng nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài trong
khoảng thời gian trước và sau hai giai đoạn chính trên, ở những mức độ khác nhau.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu cụ thể về chính sách đồng minh
của Mỹ đối với Hàn Quốc, và một số nước đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Á
(gồm Nhật Bản, Philippines, Thái Lan) làm cơ sở so sánh, minh chứng chính sách
đồng minh của Mỹ ở khu vực này.
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ trong
lĩnh vực an ninh - quân sự, chính trị đối với các nước đồng minh ở Đông Á nói
chung, vì đây là các lĩnh vực then chốt, chủ yếu trong quan hệ đồng minh của Mỹ ở
khu vực này. Ngoài ra, đối với Hàn Quốc - trường hợp nghiên cứu điển hình - luận
án mở rộng phân tích chính sách của Mỹ trên cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội,… để
có cách tiếp cận toàn diện.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Đề tài nghiên cứu được triển khai dựa trên các cách tiếp cận: Một là, cách tiếp
cận từ lý thuyết quan hệ quốc tế như l thuyết của Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa
Tự do nh m làm rõ khung phân tích việc hoạch định và thực tiễn trong thực hiện và
triển khai chính sách đối với đồng minh của Mỹ. Hai là, cách tiếp cận lịch sử nh m
xuyên suốt diễn biến vận động, thay đổi theo trục thời gian để có những đối sánh,
nhận định, đánh giá về chính sách đối với đồng minh của Mỹ trước và trong thời kỳ
này. Ba là, cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc nh m nghiên cứu những tác động, ảnh
hưởng của bối cảnh khu vực, quốc tế đến đối tượng nghiên cứu và ngược lại, tác
9



động đến hệ thống khu vực. Bốn là, cách tiếp cận đa ngành, liên ngành nh m hiểu
r tác động qua lại lẫn nhau giữa các lĩnh vực chính trị, an ninh cũng như kinh tế
trong so sánh tương quan lực lượng quan hệ quốc tế. Năm là, cách tiếp cận thực
tiễn để có những dữ liệu so sánh, làm r bước triển khai chính sách trên thực tế; từ
đó, đánh giá những kết quả và hạn chế.
4.2. Phương pháp nghi n c u
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử được sử dụng nh m làm sáng
tỏ tác động biện chứng giữa các chủ thể được nghiên cứu trong quan hệ quốc tế; đồng
thời, cho thấy những hệ quả qua tiến trình lịch sử. Luận án vận dụng quan điểm của
Đảng ta về quan hệ quốc tế và đối ngoại làm cơ sở khoa học - chính trị, giúp có
những tham chiếu đối với Việt Nam trong phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài.
Luận án sử dụng phương pháp phân tích chính sách trong quan hệ quốc tế là
phương pháp chủ yếu, đồng thời sử dụng một số lý luận về quan hệ quốc tế làm
khung phân tích lý thuyết để giải quyết những vấn đề đề tài nghiên cứu đặt ra.
Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study),
tập trung phân tích sâu một trường hợp điển hình (Hàn Quốc), có tầm quan trọng
chiến lược, mang tính đặc trưng để kiểm chứng chính sách của Mỹ đối với đồng
minh ở Đông Á.
Luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: phương
pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử. Đặc biệt, phương pháp lịch
sử được sử dụng đồng thời trên cả hai khía cạnh lịch đại và đồng đại. Về lịch đại,
tuân thủ theo nguyên tắc niên biểu, trình bày chính sách, chiến lược theo trật tự thời
gian từ trước tới nay, có phân kỳ r ràng. Điều này nh m kh ng định quá trình phát
triển mỗi giai đoạn tiếp sau đều có những đặc điểm và những yếu tố của giai đoạn
trước để từ đó làm r , so sánh và dự báo xu hướng phát triển của chính sách. Về
đồng đại, trình bày các yếu tố, các sự kiện khác nhau nhưng có liên quan đến nhau
trong cùng một thời điểm để đánh giá về thứ tự ưu tiên lợi ích, cách thức xác định
vai tr và ảnh hưởng của chúng đối với chính sách.
Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu
gốc, các công trình, tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến

10


vấn đề nghiên cứu, các thư viện điện tử lớn của thế giới, các trang mạng của các tổ
chức quốc tế uy tín,… nh m phân tích, tổng hợp, đúc rút các luận cứ, luận chứng
cho các nội dung nghiên cứu xuyên suốt.
Bên cạnh những phương pháp chủ yếu nêu trên, nghiên cứu đồng thời sử dụng
các phương pháp bổ trợ, như: mô hình hóa - khái quát hóa, so sánh - đối chiếu,…
Các phương pháp có sự kết hợp linh hoạt nh m làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận án
Về mặt khoa học, đề tài thể hiện tính mới khi tới nay, chưa có công trình
nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện nào tại Việt Nam tập trung vào chính sách của Mỹ
đối với các đồng minh truyền thống ở Đông Á trong thời kỳ của chính quyền
Obama (đi sâu nghiên cứu trường hợp của Hàn Quốc). Hiện nay, các nghiên cứu về
chính sách đồng minh của Mỹ đối với Hàn Quốc qua hai nhiệm kỳ của Tổng thống
Mỹ B. Obama còn là một khoảng trống. Bởi vậy, nghiên cứu chính sách đồng minh
của Mỹ đối với Hàn Quốc giai đoạn 2009-2016 sẽ góp phần bổ khuyết trong nghiên
cứu về vấn đề này. Những luận giải, phân tích về chính sách đồng minh của Mỹ với
Hàn Quốc giúp làm r bản chất, đặc điểm trong các mối quan hệ đồng minh ở Đông
Á của Mỹ nói chung, với Hàn Quốc nói riêng. Luận án có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học về quan hệ quốc tế và chính
sách đối ngoại của Mỹ. Về thực tiễn, việc dự báo những tác động từ sự thay đổi,
điều chỉnh trong chính sách đồng minh của Mỹ với Hàn Quốc nói riêng và đồng
minh Đông Á nói chung tới quan hệ quốc tế ở khu vực cũng sẽ là những tham khảo
hữu ích góp phần vào việc hoạch định các chính sách quan hệ quốc tế của các cơ
quan ngoại giao và cơ quan có liên quan.
Đối với Việt Nam, nghiên cứu quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc đặt trong
bối cảnh khu vực Đông Á, rộng hơn là châu Á - Thái Bình Dương, sẽ giúp có cái
nhìn về cách ứng xử với các nước lớn như Mỹ và quan hệ hợp tác với các nước
trong khu vực. Ngoài ra, Mỹ là nước đối tác toàn diện của Việt Nam (năm 2013),

Hàn Quốc là nước đối tác hợp tác chiến lược của Việt Nam (năm 2009), do vậy,
việc nghiên cứu về chính sách, quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc càng có
trọng và cấp thiết cả về mặt khoa học và thực tiễn.
11

nghĩa quan


6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của
luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 1 tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về chính sách đối ngoại nói chung và chính sách đối với đồng minh ở Đông Á
của Mỹ nói riêng, từ đó rút ra những mặt đóng góp của các công trình nghiên cứu,
những nội dung có thể kế thừa, tham khảo để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của
đề tài. Trên cơ sở đó, luận án xác định những vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên
cứu, bổ khuyết.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Nội dung của chương làm r l thuyết về khái niệm đồng minh nói chung và
quan niệm của Mỹ về đồng minh nói riêng. Từ đó, rút ra những đặc điểm chung của
các lý thuyết về khái niệm đồng minh, xây dựng khung lý thuyết về đồng minh của
Mỹ nh m làm rõ chiến lược của Mỹ trong việc xây dựng hệ thống đồng minh ở
Đông Á, cũng như các bước triển khai chính sách cụ thể đối với các đồng minh
trước năm 2009 (bao gồm trong và sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh). Bên cạnh đó,
chương này phân tích bối cảnh khu vực Đông Á và bối cảnh nước Mỹ trước khi
Tổng thống B. Obama lên cầm quyền. Đây là căn cứ khoa học cho việc phân tích
chính sách của Mỹ đối với đồng minh Đông Á dưới thời kỳ chính quyền Obama ở
chương tiếp theo.
Chương 3: Chính sách và quá trình triển khai chính sách đối với đồng

minh tại Đông Á của chính quyền Barack Obama
Trên cơ sở phân tích chính sách đối với đồng minh Đông Á (gồm Nhật Bản,
Philippines, Thái Lan) trong thời kỳ Tổng thống B. Obama, luận giải mục tiêu, nội
dung và quá trình triển khai chính sách của Mỹ đối với các nước đồng minh Đông Á
giai đoạn này, cung cấp cái nhìn toàn diện về chiến lược của Mỹ đối với khu vực.
Đặc biệt, chương 3 tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với đồng minh Hàn
Quốc như một trường hợp nghiên cứu điển hình, nh m nêu bật đặc điểm của quan
hệ đồng minh song phương của Mỹ ở khu vực.
12


Chương 4: Đánh giá chính sách của Mỹ đối với đồng minh tại Đông Á
thời kỳ chính quyền Obama
Chương này rút ra một số nhận xét về những kết quả và hạn chế trong quá
trình triển khai chính sách đối với các đồng minh Đông Á của chính quyền Obama.
Đồng thời, rút ra những đặc điểm, tính chất của chính sách của Mỹ đối với các đồng
minh Đông Á của Mỹ trong giai đoạn này. Luận án cũng làm r những điểm kế
thừa, điều chỉnh trong chính sách của Mỹ đối với đồng minh tại Đông Á sau nhiệm
kỳ Tổng thống B. Obama (thời kỳ chính quyền của Tổng thống Donald Trump từ
năm 2017 - 2019).

13


Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và chính sách đối với đồng minh ở
khu vực Đông Á nói riêng là chủ đề được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
quan tâm ở những góc độ khác nhau. Tổng hợp lịch sử nghiên cứu chủ đề được chia
thành các nhóm vấn đề sau đây:
1.1. Những công trình liên quan đến vấn đề lý luận: khái niệm đồng minh và

quan điểm của Mỹ về đồng minh
Cuốn Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế của Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp (đồng
chủ biên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, 2018) đưa ra định nghĩa cụ thể về đồng minh (alliance) trên
cơ sở trình bày khái niệm, những bình luận, phân tích, nhận định, đánh giá khách
quan, khoa học về nguồn gốc, lịch sử phát triển, sự chuyển hóa của khái niệm này
trong tiến trình nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện nay.
Lý thuyết về đồng minh cũng được đề cập đến trong một số công trình nghiên
cứu của các chuyên gia nước ngoài về quan hệ quốc tế, như G. Liska, H.
Morgenthau, Stephen Walt, G. Snyder… Hans J. Morgenthau trong công trình
nghiên cứu The Essay Alliances (“Liên minh nghị luận”, năm 1960) đã xem x t bản
chất của các đồng minh trong mối quan hệ với mục tiêu cân b ng sức mạnh, cho
r ng đồng minh là nh m thao túng trạng thái cân b ng sức mạnh, đồng thời cũng
là nhân tố có thể kết thúc việc duy trì trạng thái cân b ng này. Các đồng minh sẽ có
vai trò khác nhau trong việc thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên, mục tiêu
chính của hầu hết các đồng minh là phối hợp sức mạnh nh m tăng thêm lợi ích quốc
gia của mình. Khi hợp tác có tổ chức, các quan hệ đồng minh có thể ràng buộc lẫn
nhau, có tính thực thi cao hơn so với phần còn lại của các hình thức hợp tác khác.
Điều này là do sự thừa nhận chính thức của quan hệ đồng minh và các điều khoản
được thỏa thuận trước đó. Arnold Wolfers trong cuốn Alliance Policy in the Cold
War (“Chính sách đồng minh trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh”, năm 1960) định
nghĩa đồng minh là cam kết hỗ trợ về mặt quân sự giữa hai hoặc nhiều quốc gia có
chủ quyền . Một liên minh liên quan đến sự hợp tác quân sự khác biệt so với các
14


tổ chức phi quân sự. Trong cuốn Nations in Alliance: The Limits of Interdependence
(“Các quốc gia trong liên minh: Giới hạn của sự phụ thuộc lẫn nhau”, năm 1968),
nhà nghiên cứu George Liska đã nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các
đồng minh, đồng thời phân tích các yếu tố quyết định sự gia nhập hay rút khỏi đồng

minh của các quốc gia. Về vấn đề lựa chọn đồng minh, nhà nghiên cứu Steven
Fiedman trong bài viết Alliance in International Politics (“Liên minh trong chính trị
quốc tế”, năm 1970) phân tích những nhân tố tác động đến sự lựa chọn đồng minh,
mục tiêu của đồng minh, chính sách đối với đồng minh, sự phối hợp giữa các đồng
minh và vai trò của đồng minh trong đời sống chính trị quốc tế. Các đồng minh
được hình thành, theo Stephen Walt (năm 1987), bởi các quốc gia để bảo vệ chính
họ trước các mối đe dọa an ninh có thể xảy ra do các quốc gia khác có nguồn lực
vượt trội. Glenn H. Snyder (năm 1990) lại cho r ng đồng minh là một tập hợp chính
thức. Các đồng minh là hiệp hội chính thức của các quốc gia, trong đó có thỏa thuận
hiệp ước về việc sử dụng hoặc không sử dụng lực lượng quân sự nh m mục đích
bảo đảm an ninh hoặc cho ph p các đồng minh của họ chống lại các quốc gia cụ thể
khác. Các quốc gia yếu hơn thường củng cố liên minh để cân b ng quyền lực và đối
với John J. Mearsheimer (năm 2001), các quốc gia mạnh hơn đôi khi hình thành các
quan hệ đồng minh để tăng cường quyền lực thống trị thế giới của họ.
Cùng chủ đề, cuốn Alliance Politics (“Chính sách đồng minh”) của Glenn H.
Snyder (Cornell University Press, 1997) đưa ra l thuyết về các đồng minh dựa trên
suy luận về hệ thống quốc tế, trên cơ sở tổng hợp

tưởng từ chủ nghĩa mới, sự hình

thành liên minh, sự thương lượng và lý thuyết tr chơi, khái quát hóa từ kinh nghiệm
lịch sử quốc tế. H. Snyder phát triển khái niệm về liên minh an ninh để kiểm chứng
mức độ ảnh hưởng giữa các đồng minh; đánh giá vai tr của các đồng minh trong sự
tương tác lẫn nhau.
Mở rộng hơn khái niệm đồng minh, bài viết “Alignment” not “alliance” the shifting paradigm of international security cooperation: toward a conceptual
taxonomy of alignment” (“Liên kết” không phải là “liên minh”- mô hình chuyển
đổi trong hợp tác an ninh quốc tế: Hướng tới phân loại khái niệm về liên kết”) của
Thomas S. Wilkins (Cambridge University Press, 2011) đề cập đến khái niệm
15



liên kết trong thuật ngữ quan hệ quốc tế, đóng góp vào khoảng trống đối với tài
liệu so sánh giữa khái niệm liên minh và liên kết . Những khái niệm này được
kiểm chứng trong đời sống chính trị quốc tế, ở môi trường an ninh đương đại dưới
nhiều hình thức liên kết, không chỉ là đồng minh. Thuật ngữ liên minh và liên
kết thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trên thực tế hàm chứa một số
nghĩa khác nhau. Khái niệm liên kết được cho là thuật ngữ mang nghĩa rộng
hơn và cơ bản hơn, được định nghĩa là sự kỳ vọng của các quốc gia về việc họ sẽ
được hỗ trợ hay phản đối bởi các quốc gia khác trong quan hệ tương tác. Họ tuân
thủ nghiêm ngặt các lợi ích, hành vi được quan sát bởi các quốc gia khác, bao gồm
cả cam kết đồng minh. Họ có lợi ích trong việc ngăn chặn kẻ thù chung trong cạnh
tranh quyền lực.
Giải đáp các quan hệ đồng minh được hình thành như thế nào, cuốn The
Origins of Alliances (“Nguồn gốc của các liên minh”) của Stephen M. Walt
(Cornell University Press, 1987) của Stephen M. Walt khảo sát các lý thuyết về
nguồn gốc của các liên minh quốc tế và xác định các động cơ quan trọng nhất của
sự hợp tác an ninh giữa các quốc gia. Ngoài ra, Stephen M. Walt đề xuất một sự
thay đổi cơ bản trong các quan niệm hiện tại về các hệ thống đồng minh. Trái ngược
với các lý thuyết cân b ng quyền lực truyền thống, Stephen M. Walt cho thấy các
quốc gia hình thành các liên minh không chỉ đơn thuần là để cân b ng quyền lực mà
còn để cân b ng các mối đe dọa. Stephen M. Walt đã nêu ra năm giả thuyết chung
về động cơ của các liên minh. Dựa trên lịch sử ngoại giao và nghiên cứu chi tiết về
sự hình thành liên minh ở Trung Đông trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm
1979, ông chứng minh r ng, các quốc gia có nhiều khả năng hợp đồng sẽ liên minh
với nhau chống lại các mối đe dọa hơn là liên minh với các quốc gia vốn là mối đe
dọa. Stephen M. Walt cũng xem x t tác động của ý thức hệ đối với các ưu tiên của
đồng minh. Trong kết luận của mình, Stephen M. Walt xem x t động cơ của cân
b ng các mối đe dọa trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Bài viết Alliances (“Đồng minh”) của Christopher Seely (Tạp chí
International Relations, tháng 3/2011) cho r ng, các nhà cai trị và các nhà lãnh đạo

quốc gia đã sử dụng các đồng minh vì nhiều lý do khác nhau. Trong các liên minh
16


quân sự, đồng minh đóng vai tr tăng thêm sức mạnh răn đe đối thủ trước mối đe
dọa từ các cuộc chiến tranh, xung đột. Các quốc gia cùng nhau thành lập mạng lưới
đồng minh đa quốc gia trong các cuộc xung đột vũ trang để chống lại các mối đe
dọa chung về an ninh. Có thể kể đến một số liên minh điển hình như Liên minh
Thần thánh chống lại Napoleon, hai khối Liên minh tay tư và Antana trong Chiến
tranh thế giới thứ nhất, hai phe Đồng minh và phe Trục trong Chiến tranh thế giới
thứ hai. Ngoài ra, theo C. Seely, liên minh cũng có thể phục vụ lợi ích kinh tế, chính
trị hoặc chiến lược. Bên cạnh những lợi ích có được từ đồng minh trong cả thời
chiến và thời bình, các liên minh cũng có những tác động tiêu cực. Một liên minh có
thể hạn chế quyền tự do thực hiện chính sách ngoại giao của một đồng minh đối với
một nước ngoài liên minh. Các đồng minh nhỏ hơn có thể sử dụng liên minh với
nước lớn làm đ n bẩy ngoại giao hoặc là một cái cớ để hành động vô trách nhiệm
trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực hay quốc tế do có sự bảo trợ an
ninh từ các đồng minh mạnh hơn. Các cường quốc cũng có thể sử dụng liên minh
của mình để ép buộc hoặc hạn chế hành động của các đồng minh yếu hơn.
Bài viết Alliances in international politics: a comparative study of Kenneth
Walt’s and Stephen Walt’s theories of alliances (“Đồng minh trong chính trị quốc
tế: Nghiên cứu so sánh các lý thuyết về đồng minh của Kenneth Walt và Stephen
Walt”) của Arshid Iqbal Dar (University of Kashmir, 2018) nhận định đồng minh
chiếm một vị trí rất quan trọng trong nghiên cứu chính trị quốc tế. Đồng minh hình
thành để tăng cường khả năng ph ng thủ của một hay nhiều quốc gia nh m duy trì
an ninh trong hệ thống quốc tế vô chính phủ. Sự hình thành của các đồng minh có
thể dựa trên lý thuyết về cân b ng sức mạnh (BOP), l thuyết chủ đạo trong chính
trị quốc tế. BOP đưa ra một cách giải thích có hệ thống bởi Kenneth Waltz. Tuy
nhiên, điều này gây ra tranh cãi với lý thuyết về cân b ng các mối đe dọa (BOT)
của Stephen M. Walt. Bài viết giải thích các cơ sở hình thành các đồng minh dựa

trên nghiên cứu so sánh hai dòng lý thuyết trên. Bài viết nêu

nghĩa và lợi ích từ

các đồng minh.
Bàn về hệ thống đồng minh của Mỹ, cuốn Alliance Formation and the Balance
of World Power (“Sự hình thành đồng minh và sự cân bằng của quyền lực thế
17


giới”) của Stephen M. Walt (International Security, Vol. 9, No. 4, 1985) đưa ra câu
hỏi điều gì dẫn tới nhu cầu cần liên minh của Mỹ . Đây là chủ đề được tranh luận
khi bàn về chính sách đối ngoại của Mỹ cùng các lựa chọn được đưa ra với việc
nhấn mạnh về những giả thuyết tán thành việc hình thành các quan hệ đồng minh.
Nhìn chung, những người tin r ng an ninh của Mỹ rất mong manh, dễ bị tổn thương
hơn bởi họ cho r ng các đồng minh của Liên Xô là đáng tin cậy; trong khi đó, một
số khác lập luận các đồng minh của Mỹ mạnh hơn và đáng tin cậy hơn so với các
đồng minh của Liên Xô. Dẫn chứng được đưa ra đó là liệu cam kết của Mỹ đối với
đồng minh NATO có thể ngăn chặn Liên Xô phát triển sức mạnh quân sự. Ngoài ra,
Mỹ có nên kỳ vọng vào việc các đồng minh của Mỹ sẽ có sự đóng góp nhiều hơn
hay không? Mỹ có nên phản đối các chế độ cánh tả ở các nước đang phát triển bởi
vì hệ tư tưởng trong nước của họ dẫn đến việc họ sẽ liên minh với Liên Xô? Viện
trợ quân sự của Liên Xô hay Mỹ có thể tạo ra các ủy nhiệm đáng tin cậy đối với thế
giới thứ ba hay không? Mỗi câu hỏi được đặt ra đều mang

nghĩa quan trọng đối

với chính sách an ninh quốc gia của Mỹ và câu trả lời cuối cùng cho thấy giả thuyết
về sự hình thành liên minh được cho là hợp lý nhất.
Phân tích khối đồng minh trong chính sách ngoại giao của Mỹ, Sabrosky Alan

Ned đã chỉ ra trong cuốn “Alliances in U.S foreign policy: issues in the quest for
collective defense” (“Các liên minh trong chính sách đối ngoại của Mỹ: Các vấn đề
trong nhiệm vụ phòng thủ tập thể”, Westview Press, January 4, 1988)

đồ bá

quyền thế giới của Mỹ, theo đó là việc thúc đẩy các quan hệ đồng minh cố kết.
Quan hệ kinh tế của Mỹ với các nước đồng minh, chính sách ngoại giao của Mỹ với
các nước thế giới thứ ba và sự tìm kiếm cho sự ph ng thủ chung là những nội dung
cuốn sách đề cập đến.
Đối với hình thức liên minh của Mỹ, cuốn Strategic partnerships in Asia:
Balancing without alliances (“Quan hệ đối tác chiến lược ở châu Á: Sự cân bằng
không cần liên minh”) của Vidya Nadkarni (Routledge, 2010) nhận định, trong chiến
lược của Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, châu Âu cuối cùng đã đạt được một trật tự an
ninh lâu dài và được thể chế hóa dưới hình thức của liên minh an ninh đa phương
xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, ở châu Á không giống với châu Âu khi mà ở đó,
18


Mỹ không ủng hộ hình thức đồng minh đa phương mà xây dựng các quan hệ đồng
minh song phương quan trọng với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ
Đài Loan (Trung Quốc) nh m duy trì trật tự an ninh do Mỹ tài trợ. Hơn nữa, vì trật tự
an ninh hiện có ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được gắn kết bởi các quan hệ
đồng minh an ninh song phương này, do vậy, Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai tr dẫn dắt khu
vực. Tuy nhiên, mặc dù Mỹ luôn tăng cường mối quan hệ quân sự mạnh mẽ với Nhật
Bản, Hàn Quốc trong các liên minh được củng cố từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một
số học giả vẫn đặt câu hỏi về khả năng duy trì của các đồng minh chính thức này
trong thời gian lâu dài.
Trong bài viết Vai trò hệ thống đồng minh của Mỹ trong bối cảnh quốc tế mới
của tác giả Tôn Như, Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại, Trung Quốc (Tạp

chí Chính trị quốc tế, tháng 10/2011) có nội dung nói về vai trò của hệ thống đồng
minh trong chiến lược của Mỹ, đó là: đồng minh là cơ sở để bảo vệ an ninh quốc gia
của Mỹ, chỗ dựa quan trọng để Mỹ duy trì quyền bá chủ toàn cầu, phục vụ cho hệ
thống quốc tế do Mỹ lập ra và lãnh đạo. Bài viết nêu đặc điểm đồng minh của Mỹ
với đặc điểm điển hình là không cân xứng , không đối đ ng . Ngoài ra, tác giả
đưa ra những giả thuyết về các thách thức để đánh giá liệu hệ thống đồng minh của
Mỹ có thể tồn tại và được duy trì lâu dài hay không.
Bài phân tích America’s alliances for the 21st century (“Các liên minh của Mỹ
trong thế kỷ 21”) của Eric Edelman dựa trên đánh giá cho r ng, kể từ khi kết thúc
Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những nhân tố chính của hệ thống quan hệ
quốc tế là hệ thống đồng minh toàn cầu do Mỹ tạo ra nh m duy trì sự hiện diện tại
các khu vực trên thế giới, cho phép Mỹ thể hiện sức mạnh quân sự để phòng thủ,
ngăn chặn Liên Xô, thống trị khu vực Á - Âu, dẫn dắt trật tự thế giới dựa trên chuẩn
mực của Mỹ. Hệ thống đồng minh đó đã đạt được kết quả đáng kể, là lợi thế chiến
lược so sánh của Mỹ. Bước sang thế kỷ 21, chính quyền Mỹ tái kh ng định hệ thống
đồng minh vẫn là một trong những công cụ quan trọng để các nhà hoạch định chính
sách Mỹ kiểm soát trật tự thế giới trước sự cạnh tranh chiến lược gay gắt của các
cường quốc kinh tế, các cường quốc hạt nhân mới và các chủ thể phi nhà nước bao
gồm các phần tử Hồi giáo cực đoan,...
19


Nhận xét về hệ thống liên minh của Mỹ ở châu Á, nền tảng cho an ninh và
thịnh vượng của khu vực trong bảy thập niên qua, Victor D. Cha trong cuốn
Powerplay: The Origins of the American Alliance System in Asia (“Trò chơi quyền
lực: Nguồn gốc của hệ thống đồng minh Mỹ ở châu Á”, Princeton Studies in
International History and Politics, 2016) cho r ng, hệ thống đồng minh này của Mỹ
hiện đang gặp những thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tác giả rút ra từ các
lý thuyết về đồng minh để kiểm chứng những tiến triển của hệ thống đồng minh của
Mỹ tại châu Á. Victor Cha đi sâu phân tích quan hệ đồng minh của Mỹ với Hàn

Quốc, Mỹ - Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong đó, sự lựa chọn của
Mỹ là thiết lập một bộ nan hoa các nước đồng minh châu Á hoàn toàn khác với hệ
thống được tạo ra ở châu Âu. Victor D. Cha cho r ng, những điều chỉnh của hệ
thống đồng minh của Mỹ trong thế kỷ 21 góp phần phục hồi sức mạnh đồng minh
trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời tăng cường sự ổn định chính trị, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực trong bối cảnh chính trị ngày càng phức tạp. Qua
tham chiếu quan hệ đồng minh song phương của Mỹ ở châu Á sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, cuốn sách cung cấp cái nhìn ban đầu về cách thức đồng minh toàn cầu
đạt được và duy trì.
Nhóm công trình nghiên cứu có giá trị trên cung cấp lý thuyết về đồng minh,
nhấn mạnh vai trò, cấu trúc hình thành, mục tiêu của các đồng minh trong quan hệ
quốc tế, đồng thời đề cập tới quan điểm của chính quyền Mỹ về đồng minh. Qua đó,
giúp luận án có thể tham khảo cơ sở lý thuyết về chính sách đồng minh của Mỹ.
1.2. Những công trình liên quan đến chính sách của Mỹ đối với đồng minh giai
đoạn 2009-2016
Trong số các nghiên cứu về chính sách đồng minh của Mỹ (2009-2016) nói
chung, đáng chú ý có cuốn Nước Mỹ năm đầu thế kỷ 21 của tác giả Nguyễn Thiết
Sơn (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002) đề cập đến tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội, chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong những năm
đầu thế kỷ 21. Những nội dung được trình bày trong cuốn sách cho thấy một trong
những cơ sở quan trọng dẫn đến sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ khi bước

20


vào thế kỷ 21 và cũng là một trong những mục tiêu chiến lược bất biến của Mỹ, đó
là việc duy trì các liên minh quân sự, xây dựng cơ chế an ninh song phương, đa
phương với Mỹ làm trung tâm nh m bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, cũng
như răn đe không để quốc gia nào vượt qua tầm ảnh hưởng của Mỹ.
Bài phát biểu America’s Pacific Century (“Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”)

của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton được đăng trên Tạp chí Foreign Policy ngày
11/10/2011 một lần nữa thể hiện r quan điểm của chính quyền Obama đối với khu
vực. Bài phát biểu kh ng định các hiệp ước đồng minh của Mỹ là điểm tựa cho
chiến lược quay trở lại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, nhấn mạnh
ngay cả khi các liên minh này đã rất thành công thì Mỹ cũng không thể đơn thuần
chỉ duy trì, mà cần điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của thế giới. Trong những nỗ
lực theo định hướng này, chính quyền Tổng thống Obama tuân theo các nguyên tắc
cốt l i. Theo đó, quan hệ đồng minh với Nhật Bản tiếp tục là nền tảng của hòa bình
và ổn định trong khu vực; quan hệ đồng minh với Hàn Quốc trở nên mạnh mẽ và
tích hợp nhiều hoạt động hơn; với Australia, phát triển quan hệ thành đồng minh
mang tính toàn cầu.
Nhấn mạnh vai trò của các đồng minh trong Chiến lược quốc phòng mới của
Mỹ do Tổng thống Mỹ B. Obama công bố ngày 05/1/2012, bài viết Chiến lược
quốc phòng mới của Mỹ dưới góc nhìn quan hệ quốc phòng - quân sự của Trần
Hậu Hùng (Tạp chí Quan hệ quốc phòng, số 18, quý II/2012) cho r ng, chiến lược
này nh m làm sâu sắc hơn thế trận đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Điều này thể hiện qua cách thức ứng xử của Mỹ đối với từng nước
đồng minh.
Bài viết Một số nội dung cơ bản trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại
của Tổng thống Mỹ của tác giả Đỗ Văn Tới (Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện
đại, số 8/2014) thì đưa ra nhận định, Tổng thống B. Obama đã vạch ra một hướng đi
mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đó là từ bỏ chủ nghĩa can thiệp đơn
phương, thay vào đó là đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương dựa trên các hệ thống đồng
minh quân sự tại các khu vực. Tổng thống B. Obama cho r ng, chủ nghĩa thực dụng
hiện đại đ i hỏi phải có quân đội mạnh và các công cụ đối ngoại là các đồng minh.
21


×